Nghị định 80/2012/NĐ-CP quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

thuộc tính Nghị định 80/2012/NĐ-CP

Nghị định 80/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:80/2012/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:08/10/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tàu cá nước ngoài muốn vào cảng cá phải thông báo trước 24 giờ
Ngày 08/10/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2012/NĐ-CP quy định về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Theo quy định tại Nghị định này, tàu cá nước ngoài chỉ được vào các cảng cá đã quy định trong giấy phép hoạt động thủy sản, đồng thời, trước khi vào cảng cá, trừ trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng tàu cá phải thông báo bằng vô tuyến điện hoặc các loại phương tiện thông tin khác trước ít nhất 24 giờ cho Ban quản lý (BQL) cảng cá về tên tàu, số hiệu, số đăng ký tàu, cỡ loại tàu, các yêu cầu về dịch vụ và yêu cầu khác. Tương tự, trước khi rời cảng cá, thuyền trưởng tàu cá nước ngoài phải thông báo thời gian rời cảng cho BQL biết trước ít nhất 24 giờ. Riêng đối với tàu cá Việt Nam, thuyền trưởng hoặc người lái tàu phải thông báo trước ít nhất 01 giờ khi vào cảng và chỉ phải thông báo cho BQL biết trước khi rời cảng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định chi tiết về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công bố mở, và đóng cảng cá; trong đó, cơ quan có thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cá là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNT) đối với cảng cá loại I, UBND cấp tỉnh đối với cảng cá loại II.
Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu BNNPTNT công bố Danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trước ngày 01/04 hàng năm. Trong thời gian được sử dụng làm nơi tránh bão, tàu cá và các loại tàu thuyền khác vào tránh trú bão không phải nộp phí nhưng phải chấp hành sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đang quản lý khu neo đậu tránh trú bão đó.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2012.

Xem chi tiết Nghị định80/2012/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

Số: 80/2012/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ CẢNG CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân hoạt động tại cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 2. Nguyên tắc xây dựng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
1. Việc xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của từng vùng, từng địa phương; bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đồng thời tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và quản lý cảng cá theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3. Các hành vi bị cấm trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
1. Phá hủy, tháo gỡ gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, rác sinh hoạt, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định.
4. Thực hiện các hành vi gây cản trở cho việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
5. Điều khiển tàu cá và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
6. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG CÁ
Điều 4. Phân loại cảng cá
Cảng cá được phân loại như sau:
1. Cảng cá loại I: Là cảng cá có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vị trí: Cảng cá xây dựng tại các cửa sông lớn, vùng vịnh hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của nhiều địa phương, kể cả tàu cá nước ngoài, đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực hoặc gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, chợ cá của địa phương;
b) Các trang thiết bị chủ yếu, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa 100%;
c) Có diện tích vùng đất cảng cá từ 04 ha trở lên (đối với cảng cá tại đảo có diện tích từ 01 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm tại cảng, phòng chống cháy nổ;
d) Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 15.000 tấn/năm trở lên (đối với cảng cá tại đảo từ 3.000 tấn/năm trở lên).
2. Cảng cá loại II: Là cảng cá có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vị trí: Cảng cá xây dựng tại các cửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven biển hoặc hải đảo; thu hút tàu cá của địa phương và một số tỉnh lân cận đến bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối tập trung hàng thủy sản, gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của địa phương;
b) Một số trang thiết bị, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng đã được cơ giới hóa;
c) Có diện tích vùng đất cảng cá từ 2,5 ha trở lên (đối với cảng cá ở đảo có diện tích từ 0,5 ha trở lên); có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà làm việc và các công trình phụ trợ đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ tại cảng;
d) Lượng hàng thủy sản qua cảng thiết kế từ 7.000 tấn/năm trở lên (đối với cảng cá tại đảo từ 1.000 tấn/năm trở lên).
Điều 5. Tổ chức quản lý cảng cá
1. Tại các cảng cá do Nhà nước đầu tư hoặc có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Ban quản lý cảng cá là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ban quản lý cảng cá, Giám đốc cảng cá do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
2. Tại các cảng cá do các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, Ban quản lý cảng cá là doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Ban quản lý cảng cá, Giám đốc cảng cá do chủ đầu tư quyết định.
Điều 6. Điều kiện mở, đóng cảng cá
1. Điều kiện mở cảng cá:
a) Cảng cá, luồng vào cảng đã được nghiệm thu để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, giao thông vận tải;
b) Ban quản lý cảng cá đã được thành lập;
c) Có phương án khai thác, sử dụng cảng cá đã được cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh phê duyệt.
2. Điều kiện đóng cảng cá:
Việc quyết định đóng cảng cá khi xảy ra một trong những trường hợp sau:
a) Điều kiện về địa hình, thủy văn biến động không bảo đảm an toàn cho hoạt động của cảng cá;
b) Công trình cảng cá xuống cấp nghiêm trọng không bảo đảm điều kiện an toàn theo quy định;
c) Ban quản lý cảng cá bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trình tự, thủ tục công bố mở cảng cá
1. Sau khi hoàn thành việc xây dựng hoặc nâng cấp cảng cá, Ban quản lý cảng cá gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá.
Hồ sơ một (01) bộ gồm:
a) Đơn đề nghị công bố mở cảng cá (theo mẫu quy định tại Phụ lục I);
b) Văn bản cho phép đầu tư xây dựng cảng cá (bản sao chứng thực);
c) Nội quy, phương án khai thác cảng cá của cảng cá (bản sao chụp);
d) Quyết định thành lập Ban quản lý cảng cá (bản sao chụp);
đ) Biên bản nghiệm thu công trình cảng cá đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công (bản sao chứng thực);
e) Thông báo hàng hải về luồng của cảng và vùng nước trước cầu cảng (bản sao chứng thực);
g) Văn bản kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (bản sao chứng thực);
h) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (bản sao chứng thực).
2. Trong thời hạn (07) bảy ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định công bố mở cảng cá. Trường hợp không công bố mở cảng cá, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá có trách nhiệm thông báo về nội dung quyết định công bố mở cảng cá trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.
Điều 8. Trình tự, thủ tục công bố đóng cảng cá
1. Giám đốc cảng cá hoặc chủ đầu tư cảng cá có đơn đề nghị đóng cảng cá (theo mẫu Phụ lục II) hoặc văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân có liên quan gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn (07) bảy ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền xem xét và trả lời bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân đề nghị.
3. Cơ quan có thẩm quyền công bố đóng cảng cá có trách nhiệm thông báo về nội dung quyết định công bố đóng cảng cá trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.
Điều 9. Cơ quan thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cá
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mở cảng cá loại I.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở cảng cá loại II.
3. Cơ quan có thẩm quyền công bố mở cảng cá đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố đóng cảng cá.
Điều 10. Nội dung công bố mở cảng cá
1. Tên cảng, loại cảng cá;
2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá;
3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng;
4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng;
5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng;
6. Năng lực bốc dỡ hàng hóa và các dịch vụ nghề cá của cảng cá;
7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động.
Điều 11. Nội dung công bố đóng cảng cá
1. Tên, loại cảng cá;
2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá;
3. Lý do đóng cảng cá;
4. Thời gian bắt đầu đóng cảng cá.
Điều 12. Quy định đối với tàu cá Việt Nam vào và rời cảng cá
1. Trước khi vào cảng cá, thuyền trưởng hoặc người lái tàu cá phải thông báo trước ít nhất 01 giờ cho Ban quản lý cảng cá về số đăng ký của tàu, cỡ loại tàu, các yêu cầu về dịch vụ và yêu cầu khác (nếu có).
2. Khi vào cảng cá, thuyền trưởng hoặc người lái tàu cá phải tuân thủ sự điều động tàu của Ban quản lý cảng cá và nội quy của cảng cá.
3. Khi rời cảng, thuyền trưởng hoặc người lái tàu cá phải thông báo cho Ban quản lý cảng cá biết trước khi rời cảng.
Điều 13. Quy định đối với tàu cá nước ngoài vào và rời cảng cá
1. Tàu cá nước ngoài chỉ được vào các cảng cá đã quy định trong giấy phép hoạt động thủy sản.
2. Trước khi vào cảng cá, thuyền trưởng tàu cá phải thông báo bằng vô tuyến điện (hoặc các loại phương tiện thông tin khác) trước ít nhất 24 giờ cho Ban quản lý cảng cá về tên tàu, hô hiệu, số đăng ký tàu, cỡ loại tàu, các yêu cầu về dịch vụ và yêu cầu khác (nếu có).
3. Khi vào cảng, thuyền trưởng tàu cá phải tuân thủ sự điều động tàu của Ban quản lý cảng cá, nội quy của cảng cá; khai báo số lượng thủy sản có trên tàu và xuất trình các giấy tờ sau:
a) Sổ danh bạ thuyền viên và hộ chiếu của người đi trên tàu;
b) Giấy phép hoạt động thủy sản;
c) Nhật ký khai thác hoặc báo cáo hoạt động của tàu cá theo quy định.
4. Thuyền trưởng và người trên tàu cá phải thực hiện các quy định pháp luật Việt Nam về xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch và các quy định khác có liên quan.
5. Trước khi rời cảng cá, thuyền trưởng tàu cá phải thông báo về thời gian rời cảng cho Ban quản lý cảng cá biết trước ít nhất 24 giờ.
6. Đối với tàu vào cảng cá trong trường hợp bất khả kháng, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu ngay khi cập cảng phải:
a) Thông báo với Ban quản lý cảng cá về tình trạng của tàu và người trên tàu; chứng minh về tình trạng bất khả kháng của tàu; nêu rõ các yêu cầu cần giúp đỡ;
b) Thực hiện các quy định tại các Khoản 3, 4, 5 Điều này.
Điều 14. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban quản lý cảng cá
1. Ban hành nội quy của cảng cá và thông báo công khai tại cảng cá.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc duy trì điều kiện an toàn công trình cảng cá, đảm bảo phù hợp với nội dung công bố mở cảng cá.
3. Tổ chức lực lượng nhân viên của cảng đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá; thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thời tiết trên hệ thống truyền thanh của cảng; chủ động khắc phục, giải quyết tại chỗ hậu quả tai nạn, ô nhiễm môi trường; xác nhận nguồn gốc, xuất xứ thủy sản khai thác cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
4. Thực hiện chế độ, nội dung báo cáo theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền.
5. Phối hợp với cơ quan Đảm bảo an toàn hàng hải thông báo tình hình luồng lạch, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho các tàu cá ra vào cảng cá. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành trong quản lý cảng và phối hợp với các cơ quan của Nhà nước khi có yêu cầu.
6. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới:
a) Tổ chức trực ban và treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới theo quy định.
b) Thông báo diễn biến thời tiết qua hệ thống truyền thanh của cảng cho mọi người biết để chủ động phòng tránh.
c) Thông báo danh sách tàu cá và số người trên tàu đang neo đậu tại vùng nước cảng cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương.
7. Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý của các cơ quan có thẩm quyền về an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá và các lĩnh vực khác có liên quan.
8. Trường hợp tàu nước ngoài cập cảng, Ban quản lý cảng cá phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng của địa phương để phối hợp quản lý.
9. Ban quản lý cảng cá có quyền:
a) Cho các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất kinh doanh, dịch vụ nghề cá tại vùng đất cảng, theo phương án khai thác cảng cá đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
b) Không cho vào cảng hoặc bắt buộc rời cảng đối với người và tàu cá không tuân thủ nội quy của cảng cá;
c) Không cho thuê hoặc bắt buộc rời khỏi vùng đất cảng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ tại vùng đất cảng không tuân thủ nội quy của cảng cá, hợp đồng đã ký kết;
d) Thu phí các hoạt động dịch vụ tại cảng theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý hoặc đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương giải quyết các vụ việc để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá.
Điều 15. Hoạt động dich vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá phải ký hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng tại vùng đất cảng với Ban quản lý cảng cá; nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật; tuân thủ nội quy của cảng cá, quy định pháp luật có liên quan và sự điều động của Ban quản lý cảng cá trong các trường hợp cần thiết.
2. Tùy theo từng loại dịch vụ, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá phải đảm bảo các điều kiện về sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý cảng cá trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá.
Điều 16. Phí sử dụng cảng cá
1. Thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.
2. Đối tượng thu, khung mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí cảng cá do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chương 3.
KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ
Điều 17. Tổ chức quản lý khu neo đậu tránh trú bão
1. Trong thời gian sử dụng làm nơi tàu cá vào tránh bão, khu neo đậu tránh trú bão do Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương quản lý, điều hành.
2. Trong thời gian không sử dụng làm nơi tránh trú bão, tùy theo điều kiện cụ thể, việc quản lý, sử dụng khu trú bão làm cảng cá theo quy định sau:
a) Khu neo đậu tránh trú bão nằm trong vùng nước quản lý của cảng cá giao Ban quản lý cảng cá quản lý, sử dụng;
b) Khu neo đậu tránh trú bão khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho một đơn vị hoặc một tổ chức phù hợp quản lý, khai thác;
c) Được thu phí theo quy định của Điều 16 của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng khu tránh trú bão cho tàu cá có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình.
Điều 18. Quy định đối với tàu cá trong khu neo đậu tránh trú bão
1. Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu cá và các loại tàu thuyền khác được vào tránh trú bão không phải nộp phí.
2. Thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá khi vào khu neo đậu tránh trú bão phải chấp hành sự điều hành và hướng dẫn của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
3. Khi đã neo đậu an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều khiển tàu cá phải thông báo cho Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn về tên, số đăng ký, tình trạng của tàu, số người trên tàu và các yêu cầu khác (nếu có).
4. Tàu cá chỉ được rời khu neo đậu tránh trú bão khi có thông báo bão, áp thấp nhiệt đới đã tan hoặc có lệnh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
Điều 19. Công bố Danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
1. Thẩm quyền và thời điểm công bố
Trước ngày 01 tháng 4 hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh sách các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi cả nước.
2. Nội dung công bố
a) Tên, loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
b) Địa chỉ, vị trí tọa độ của khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
c) Độ sâu vùng nước đậu tàu;
d) Sức chứa tàu cá tại vùng nước đậu tàu;
đ) Cỡ, loại tàu cá được vào khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
e) Vị trí bắt đầu vào luồng, hướng của luồng, chiều dài luồng;
g) Số điện thoại, tần số liên lạc của thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn của địa phương tại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Hình thức công bố:
a) Gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển;
b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước cảng cá và khu trú bão
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Công bố mở, đóng cảng cá; công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy chế mẫu quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
4. Kiểm tra, thanh tra cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong việc thực hiện các quy định pháp luật đảm bảo an toàn của các công trình, đảm bảo đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn về công tác quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu cá, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên và ngư dân các địa phương ven biển.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thống nhất quản lý cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong toàn quốc.
2. Tổ chức công bố mở, đóng cảng cá theo thẩm quyền; công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên phạm vi toàn quốc.
3. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong phạm vi toàn quốc.
4. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong toàn quốc.
5. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và kiến thức đảm bảo an toàn cho ngư dân các địa phương ven biển.
6. Ban hành quy chế mẫu về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; biểu mẫu giấy tờ sử dụng trong quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức quản lý, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn của địa phương.
2. Tổ chức việc công bố mở cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo thẩm quyền.
3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về các quy đinh của pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý hoạt động, khai thác cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xây dựng kế hoạch bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão; xây dựng nội quy hoạt động của cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan tại địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
5. Hướng dẫn cụ thể đối tượng thu, mức thu và trích nộp đối với cảng cá và từng loại hoạt động dịch vụ tại cảng cá; bố trí ngân sách của địa phương để xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình được đầu tư từ ngân sách nhà nước và kinh phí hoạt động của Ban quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là các đơn vị sự nghiệp; bố trí đất xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch.
6. Căn cứ quy định tại Nghị định này và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương ban hành quy chế xây dựng và quản lý các bến cá tại địa phương, bảo đảm huy động vốn đầu tư, sự tham gia quản lý của các thành phần kinh tế và của cộng đồng.
Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
Các Bộ: Giao thông vận tải, Công an, Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an toàn giao thông đường thủy, an ninh, trật tự tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chức năng trực thuộc phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các địa phương xây dựng mức thu và chế độ quản lý, sử dụng phí, lệ phí của cảng cá.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2012.
2. Đối với các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đã hoạt động trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì không phải thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục công bố mở cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Nghị định số 80/2012/NĐ-CP tháng 10 năm 2012 của Chính phủ)



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

……., ngày…..tháng.....năm……..


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ MỞ CẢNG CÁ

Kính gửi:………………………….

Ban quản lý cảng cá: ..............................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .........................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………. Số Fax....................................................

Đề nghị được công bố mở cảng cá: ......................................................................

Thuộc xã (phường): ………………….. huyện (quận): ...........................................

Tỉnh (thành phố): ....................................................................................................

1. Tên cảng, loại cảng cá: ......................................................................................

2. Địa chỉ, vị trí tọa độ của cảng cá: .......................................................................

3. Vị trí điểm đầu của luồng, độ sâu, chiều rộng luồng vào cảng: ..........................

4. Độ sâu vùng nước đậu tàu, chiều dài cầu cảng: ................................................

5. Cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng: ...........................................................

6. Năng lực bốc dỡ hàng hóa và các dịch vụ nghề cá của cảng cá: ......................

7. Thời gian cảng cá bắt đầu hoạt động: ................................................................

Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đưng thủy nội địa và pháp luật khác có liên quan./.

 

GIÁM ĐC CẢNG CÁ
(Ký tên, đóng dấu)


 

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Nghị định số 80/2012/NĐ-CP tháng 10 năm 2012 của Chính phủ)



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

….., ngày…..tháng.....năm…..


ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÓNG CẢNG CÁ

Kính gửi:……………………………..
 

Ban quản lý/Chủ đầu tư cảng cá: ............................................................................

Địa chỉ: ....................................................................................................................

Số điện thoại liên hệ: ..............................................................................................

Đề nghị quý cơ quan xem xét việc đóng cảng cá, cụ thể như sau:

1. Tên cảng cá: ........................................................................................................

2. Địa chỉ, vị trí tọa độ cảng cá: ...............................................................................

3. Lý do đóng cảng cá: ............................................................................................

4. Thi gian bắt đầu đóng cảng cá: ........................................................................

Kính đề nghị quý cơ quan xem xét, giải quyết./.

 

TM. BAN QUẢN LÝ GIÁM ĐC
(hoặc chủ đầu tư)
(K
ý, ghi rõ họ tên, đóng du)

 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
--------

No.80/2012/ND-CP

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Hanoi,October 08,2012

 

 

DECREE

ON THE MANAGEMENT OF FISHING PORTS AND SHELTERING HARBORS FOR FISHING VESSELS

 

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law onAquatic productsdated December 25, 2001;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural development,

The Government promulgates a Decreeon the management of fishing portsand sheltering harbors for fishing vessels.

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree prescribes the management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels; responsibilities of agencies, organizations, and individuals working in fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

2. This Decree is applicable to Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals doing activities related to fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels in Vietnam. In case an International Agreement to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory prescribes otherwise, such International Agreement shall apply.

Article 2. Principles of buildingfishing ports and sheltering harbors for fishing vessels

1. The building of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels in Vietnam must in conformity with the development plannings of the fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels in Vietnam that have been approved by the Prime Minister; suitable for the natural and geographical conditions of each region; satisfy the technical regulations and standards of building fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels in Vietnam, consider the impact of climate change and sea level rise.

2.Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individualsinvesting in the construction and engaged in the management offishing portsas prescribed in this Decree and relevant law provisions.

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 3.Prohibited acts infishing ports and sheltering harbors for fishing vessels

1. Destructing, dismantling and damaging the constructions and equipment offishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

2. Infringing the safety perimeter of constructionsin fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

3. Discharging waste oils, contaminants, toxicants, sewage, garbage, and waste at the wrong place.

4. Obstructing the management, use, and security offishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

5. Controlling fishing vessels and other vehicles incorrectly that affects the constructions infishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

6. Other acts as prescribed by law.

Chapter 2.

THE MANAGEMENT AND USE OF FISHING PORTS

Article 4. Classification of fishing ports

Fishing ports are classified as follows:

1. Fishing ports in class I: are fishing ports that satisfy the following conditions:

a) The fishing port is built at big estuaries, gulfs, or islands; approached by fishing vessels from many regions, including foreign fishing vessels, to load and unload aquatic products, and do other fishing activities; a distribution base of aquatic products in the area, or attached to a local fishing logistics center or a local fish market;

b) The primary cargo-handling equipment of the port is completely mechanized;

c) The land area of the fishing port must be at least 04 hectares (or 01 hectare, applicable to fishing ports on islands); having fishing logistics centers, working buildings, and ancillary constructions that comply with provisions on environment protection, food safety, fire and explosion prevention in the port;

d) The designed quantity of aquatic goods passing the port is at least 15,000 tons per year (or 3,000 tons per year, applicable to fishing ports on islands).

2.Fishing ports in class II: are fishing ports that satisfy the following conditions:

a) The fishing port is built at estuaries, mouths of coastal channels, straits, and lagoons; approached by local fishing vessels, and fishing vessels from adjacent provinces, to load and unload aquatic products, and do other fishing activities; a distribution base of aquatic products, attached to a local fishing logistics center;

b) Some of the cargo-handling equipment of the port is mechanized;

c) The land area of the fishing port must be at least 2,5 hectares(or 0,5 hectare, applicable to fishing ports on islands); having fishing logistics centers, working buildings, and ancillary constructions that comply with provisions on environment protection, food safety, fire and explosion prevention in the port;

d) The designed quantity of aquatic goods passing the port is at least 7,000 tons per year(or 1,000 tons per year, applicable to fishing ports on islands).

Article 5. The management of fishing ports

1. The management boards of fishing ports invested by the State or the State budget Article public non-business units or enterprises as prescribed by law. The management board and the Director of a fishing port is appointed by a competent agency.

2. The management boards of fishing ports invested by organizations and individuals are enterprises as prescribed by law.The management board and the Director of a fishing port is appointed bythe investor.

Article 6.Condition for opening and closing fishing ports

1.Condition for opening fishing ports:

a) The fishing port and navigable channels have been accepted and put into use as prescribed by law provisions on construction and transportation;

b) The Management board of the fishing port is established;

c) The plan for using the fishing port has been approved by a provincial agency in charge of aquatic product management.

2.Condition for closing fishing ports:

The fishing port is closed in one of the following cases:

a) The topographical or hydrographical conditions are fluctuating and not safe for the activities of the fishing port;

b) Constructions in the fishing port deteriorate that do not ensure the safety conditions as prescribed;

c) The operation of the management board of the fishing port is suspended or terminated as prescribed by law.

Article 7. Procedures for announcing the opening of a fishing port

1. After completing the construction of upgrade of the fishing port, the management board of the fishing port shall send a dossier to request competent agencies to announce the opening of the fishing port.

A dossier include:

a) The application for announcing the opening of the fishing port (under the form in Annex I);

b) The written permission to invest in building the fishing port (authenticated copy);

c) The regulation on and plan for using the fishing port (photocopy);

d) The Decision on establishing the Management board of the fishing port (photocopy);

dd) The written acceptance of the completed and operating fishing port constructions, enclosed with the as-built drawing (authenticated copy);

e) The nautical notification of the channels of the port and the water area in front of the wharf;

g) The written certification of the implementation of the contents in the report and the requirements of the decision on approving the report on impacts on the environment (authenticated copy);

h) The written acceptance about fire prevention and fighting (authenticated copy).

2. Within 07 working days as from receiving the complete dossier as prescribed, the competent agency must consider and announce the opening of the fishing port. The refusal to announce the opening of the fishing port must be notified and explained in writing.

3. The agency competent to announce the opening of the fishing port is responsible for announcing the decision on opening the fishing port on central and local means of mass media.

Article 8. Procedures for announcing theclosingof a fishing port

1. The Director of the fishing port or its investor applies for closing the fishing port (under the form in Annex II), or relevant organizations and individuals send written requests to competent State agencies.

2.Within 07 working days as from receiving therequest, the competent agency must consider andreply the requester in writing.

3. The agency competent to announce the opening of the fishing port is responsible for announcing the decision on opening the fishing port on central and local means of mass media.

Article 9.Agencies competent to announce theopening and closingoffishing ports

1. TheMinister of Agriculture and Rural developmentshall announce the opening of fishing ports in class I.

2. Provincial People’s Committees shall announce the opening of fishing ports in class II.

3. The agency competent to announce the opening of a fishing port is also competent to announce its closing.

Article 10.Content of the announcement about theopeningof afishing port

1. Name and kinds of the fishing port;

2. The address and coordinates of the fishing port;

3. The entrance of the channel, the depth and with of the navigable channel;

4. The depth of the anchorage area, the length of the wharf;

5. The size of the biggest ship that may enter the port;

6. The loading capacity and fishing services of the fishing port;

7. The commencement date of the fishing port.

Article 11. Content of the announcement abouttheclosingof afishing port

1.Name and kinds of the fishing port;

2.The address and coordinates of the fishing port;

3. The reasonsfor closingthefishing port;

4.Theclosingdate of the fishing port.

Article 12. Provisions on Vietnamese fishing vessels entering and leaving fishing ports

1. Before entering a fishing port, the captain or helmsman of the fishing vessel must notify the management board of the fishing port at least 01 year in advance of the size and kind of the vessel, the services needed, and other requirements (if any).

2. When entering a fishing port, the captain of helmsman of the fishing vessel must comply with the control of the management board and regulation of the fishing port.

3. When leaving, the captain or helmsman must notify the management board of the fishing port in advance.

Article 13. Provisions onforeignfishing vessels entering and leaving fishing ports

1. Foreign fishing vessels may only enter the fishing ports stated in the fishing license.

2.Before entering a fishing port, the captain of the fishing vessel must notify the management board of the fishing portby radio (or by other means of communication)at least 24 year in advance of thename, call sign, registration number,size and kind of the vessel, the services needed, and other requirements (if any).

3.When entering a fishing port, the captain of the fishing vessel must comply with the control of the management board and regulation of the fishing port; declare the number of sailors on the vessel, and present the following papers:

a) The crew directory and passports of people aboard;

b) The fishing license;

c) The journal of the use, or the report on the operation of the fishing vessel as prescribed.

4. The captain and other people aboard must comply with Vietnam’s law provisions on immigration, customs, quarantine, and other relevant provisions.

5. Before leaving, the captain of the fishing vessel must notify the leaving time to the management board of the fishing port at least 24 hours in advance.

6. For vessels entering fishing vessels inevitably, right after docking, the captain or the helmsman must:

a) Notify the management board of the fishing port of the status of the vessel and people aboard; prove the inevitable incident, and specify the request for help;

b) Comply with Clause 3, 4, and 5 this Article.

Article 14. Responsibility and authority of the management board of a fishing port

1. Making and posting the regulation of the fishing port.

2. Planning and organizing the maintenance of the safety conditions of constructions in the fishing port in accordance with the announcement about its opening.

3. Organizing the staff to take care of the security, environment protection, and fire prevention and fighting within the fishing port; regularly providing information about the weather on the radio system of the port; resolving the consequences of accidents and environment pollution on the post, finding the origins of extracted aquatic products upon the request of organizations and individuals.

4. Complying with the reporting regime as prescribed by competent agencies.

5. Cooperating with the Nautical safety agency in notifying the status of channels, marking buoys, and the safety of wharves and docks for fishing vessels to enter and leave the fishing port. Cooperating with specialized inspectors in the port management, and cooperating with State agencies at their request.

6. Upon the occurrence of storms and tropical depressions:

a) Organize watches and put up the signs warning the storm or tropical depression as prescribed.

b) Notify the weather progress via the radio system of the port so that everyone can actively protect themselves.

c) Notify the list of fishing vessels and the number of people on the vessels anchoring in the port area to the local Committee of storm and flood prevention and rescue.

7. Comply with the inspection, supervision, and settlement of competent agencies in charge of security, food safety, and environment protection within the fishing port and other relevant sectors.

8. When a foreign vessel enters, the management board of the fishing port must immediately notify the local functional agency to manage in cooperation.

9. The management board of a fishing portis entitled to:

a) Leasing the infrastructures to other organizations and individuals to produce or provide fishing services, in accordance with the approved plan for using the fishing port and law provisions;

b) Refuse or compel the people and fishing vessels that do not comply with the regulation of the fishing port to leave;

c) Refuse the lease, or compel the organizations and individuals producing or providing services within the port land that do not comply with the regulation of the fishing port or the concluded contracts to leave;

d) Charge the services in the port as prescribed by law.

dd) Handle, or request local functional agencies to handle the cases in order to ensure thesecurity, food safety, and environment protection within the fising portarea.

Article 15. Fishing logistics services in fishing ports

1. The organizations and individuals providing fishing logistics services must sign contracts to rent infrastructures on the port land with the management board of the fishing port; pay fees and charges as prescribed by law; comply with the regulation of the fishing port, relevant law provisions, and the control of the management board when necessary.

2. Depending on each service, the fishing logistics service provider must satisfy the production and business conditions as prescribed by law, and satisfies the requirements for environment protection, food safety, and fire and explosion prevention.

3. The organizations and individuals providing fishing logistics services must cooperate with the management board of the fishing port in ensuring the social security and order, environment protection, and fire and explosion prevention in the fishing port area.

Article 16.Charges for using the fishing port

1. Complying with current law provisions on fees and charges.

2. The charged subjects, charge bracket, the regime for collecting, paying, and managing the fishing port charge are decided by People’s Councils of central-affiliated cities and provinces, in accordance with the guidance from the Ministry of Finance.

Chapter 3.

SHELTERING HARBORS FOR FISHING VESSELS

Article 17.The management ofsheltering harbors

1. While being used as a shelter from the storm for fishing vessels, the harbor is managed by the local Committee of storm and flood prevention and rescue.

2. While not being used as a shelter from the storm, depending on the particular situation, the management and use of the sheltering harbor as a fishing port are prescribed as follows:

a) The sheltering harbors that fall within the water area under the management of the fishing port shall be managed and used by the management board of the fishing port;

b) The provincial People’s Committee shall appoint a suitable organization to manage and use other sheltering harbor;

c) The fees may be charged as prescribed in Article 16 of this Decree.

3. The organizations and individuals appointed to manage and use the sheltering harbor for fishing vessels must plan and use the State budget to manage and maintain the constructions.

Article 18.Provisions on fishing vessels anchoring in the sheltering harbor

1. During a storm or tropical depression, fishing vessels and other kinds of vessels may take shelter without being charged.

2. When entering the harbor, the captain or the helmsman of the fishing vessel must comply with the control and instruction of the Committee of storm and flooding prevention and rescue.

3. When the fishing vessel is safely anchored, its captain or helmsman must notify the Committee of the name, registration number, status of the ship, the number of people aboard, and other requirements (if any).

4. The fishing vessel may only leave the shelter after the storm or tropical depression is declared over, or under the order fromthe Committee of storm and flooding prevention and rescue.

Article 19. Announcing the List of sheltering harborsfor fishing vessels

1. Authority to announce and time of announcement

Before April 01 every year, the Minister of Agriculture and Rural development shall announce thelist of sheltering harbors for fishing vessels nationwide.

2. Content of announcement

a) Name and kind of sheltering harbors for fishing vessels;

b) Addresses and coordinates of sheltering harbors for fishing vessels;

c) The depth of the anchoring water;

d) The capacity of the anchoring water;

dd)The size and kinds of fishing vessels allowed to entersheltering harbors for fishing vessels;

e) The entrance, direction, and length of the channel;

g) The phone number and frequency of local the Standing Committee of flood and storm prevention and rescue.

3. Forms of announcement:

a) Sent in writing to People’s Committees of coastal provinces and cities;

b) Announced on means of mass media.

Chapter 4.

RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES

Article 20. TheStatemanagement offishing ports and sheltering harbors

1. Formulating and implementing the plans and policies on the development offishing ports and habors for fishing vessels.

2.Announcing the openingand closing of fishing ports, announcing the listof sheltering hatbors for fishing vessels.

3. Promulgating technical regulations and standards of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels; the sample regulation on the management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

4. Inspecting the adherence to law provisions on the safety of constructions, environment protection, food safety, fire and explosion prevention, and relevant law provisions, of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels

5. Disseminating and providing training in the management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels, professional skills and knowledge about safety for managers, employees, and fishermen in coastal localities.

Article 21. Responsibilities ofthe Minister of Agriculture and Rural development

1. Unifying the management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels nationwide.

2. Organizing the announcement of the opening and closing of fishing ports under their management; announcing the list of sheltering harbors for fishing vessels nationwide.

3. Guiding and inspecting the operation offishing ports and sheltering harbors for fishing vessels nationwide.

4.Promulgatingtechnical regulations and standards of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels;building the system of database and info aboutthe management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vesselsnationwide.

5.Disseminating and providing training in themanagerial skills for managersof fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels, professional skills and knowledgeaboutsafety for fishermen in coastal localities.

6.Promulgatingthe sample regulation on the management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels, the forms of papers used in the management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels as prescribed.

Article 22. Responsibilities ofPeople’s Committees of coastalcentral-affiliated cities and provinces

1. Directing functional agencies to manage, instruct, and inspect the operation of local fishing ports and sheltering harbors.

2.Announcing the opening and closing of fishing ports, announcing the list of sheltering harbors for fishing vesselsunder their management.

3. Instructing the law provisions on investment and management of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels; formulating a plan for protecting, maintaining, and upgrading the infrastructure of fishing ports and sheltering harbors; formulating regulations on the operation of fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

4. Directing functional agencies to formulate a cooperating mechanism among the relevant sectors and level in the locality in ensuringthe security, food safety, and environment protection, and fire and explosion preventionwithin thefishing ports and sheltering harbors for fishing vessels.

5. Specifying the charged subjects, rate of charge and payment fishing ports and services therein; allocating local budget to build and maintain the constructions invested by the State budget and the management board of the fishing port or sheltering harbor for fishing vessels being non-business units; allocating land for building fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels under the planning.

6. Based on this Decree and the particular situation, People’s Committees of coastal central-affiliated cities and provinces shall promulgate regulations on building and managing local fishing ports, ensuring the capital mobilization and participation in the management from  economic sectors and the community.

Article 23. Responsibilities of relevant Ministries and sectors

The Ministry of Transport, the Ministry of Public Security, the Ministry of Construction, and relevant Ministries and sectors, within their delegated duties and functions, must cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural development and People’s Committees of coastal central-affiliated cities and provinces in guiding the nautical safety, waterway traffic, security and order in fishing ports and sheltering harbors for fishing vessels; directing and guiding affiliated functional agencies to cooperate in inspecting and handling acts of violations as prescribed by law; guiding localities to set the fees and charges, and the regime for collecting, managing, and using fees and charges of the fishing ports.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 24. Effects

1. This Decree takes effect on December 01, 2012.

2. For fishing ports and sheltering harbors that started before this Circular takes effect are exempted from carrying out the procedures for announcing the opening of fishing ports and sheltering harbors.

Article 25.Implementation responsibilities

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of coastal central-affiliated cities and provinces are responsible for implementing this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 80/2012/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2022/TT-BGTVT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa

Giao thông, Hàng hải

văn bản mới nhất