Nghị định 173/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải

thuộc tính Nghị định 173/2007/NĐ-CP

Nghị định 173/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:173/2007/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/11/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 173/2007/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 11 NĂM 2007

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HOA TIÊU HÀNG HẢI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức hoa tiêu hàng hải (gọi tắt là công ty hoa tiêu), người thực hiện nhiệm vụ hoa tiêu hàng hải (gọi tắt là hoa tiêu) và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (gọi tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi và ngược lại mà tàu biển khi di chuyển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Một vùng hoa tiêu bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
2. Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc (gọi tắt là vùng hoa tiêu không bắt buộc) là vùng nước không phải vùng hoa tiêu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Vùng đón trả hoa tiêu là phần giới hạn trong vùng hoa tiêu bắt buộc để tàu thuyền neo đậu đón trả hoa tiêu.
4. Tuyến dẫn tàu là tuyến hành trình của tàu thuyền do hoa tiêu dẫn từ vùng đón trả hoa tiêu vào cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển của một cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi thuộc vùng hoa tiêu bắt buộc.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HOA TIÊU HÀNG HẢI
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải
1. Dịch vụ hoa tiêu hàng hải là dịch vụ công ích và dịch vụ kinh doanh có điều kiện thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Một công ty hoa tiêu chỉ hoạt động tại một vùng hoa tiêu bắt buộc. 
3. Trong một vùng hoa tiêu bắt buộc có thể có một hoặc nhiều công ty hoa tiêu hoạt động căn cứ vào số tuyến dẫn tàu của vùng hoa tiêu bắt buộc đó.
4. Một tuyến dẫn tàu chỉ do một công ty hoa tiêu đảm nhận cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
5. Nhà nước thống nhất quản lý tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Điều 4. Điều kiện tổ chức và hoạt động của công ty hoa tiêu
1. Công ty hoa tiêu là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
2. Có đủ số lượng hoa tiêu các hạng và phương tiện đưa, đón hoa tiêu theo quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Được giao kế hoạch hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ dẫn tàu thuyền trong vùng hoa tiêu bắt buộc hoặc trên tuyến dẫn tàu cụ thể.
Điều 5. Thành lập và đăng ký kinh doanh công ty hoa tiêu
Việc thành lập và đăng ký kinh doanh của công ty hoa tiêu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Điều 6. Thủ tục giao vùng hoạt động hoa tiêu hoặc tuyến dẫn tàu
1. Hồ sơ đề nghị giao vùng hoạt động hoa tiêu hoặc tuyến dẫn tàu:
a) Văn bản đề nghị;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty;
c) Danh sách hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và bản sao Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải của từng hoa tiêu;
d) Bản kê khai phương tiện đưa, đón hoa tiêu kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký của phương tiện đó.
2. Trình tự giao vùng hoạt động hoa tiêu hoặc tuyến dẫn tàu:
a) Công ty hoa tiêu gửi Cục Hàng hải Việt Nam hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định giao vùng hoạt động hoa tiêu hoặc tuyến dẫn tàu cho công ty trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 7. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty hoa tiêu
1. Tổ chức cung cấp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu bắt buộc hoặc tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng kế hoạch để cơ quan có thẩm quyền xem xét giao kế hoạch hoặc đặt hàng và tổ chức thực hiện.
3. Lập kế hoạch bố trí hoa tiêu dẫn tàu hàng ngày, thông báo với cảng vụ hàng hải để thống nhất thực hiện; trường hợp có thay đổi phải kịp thời thông báo và nêu rõ lý do. Nếu hoa tiêu được chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu có yêu cầu đích danh thì Giám đốc công ty hoa tiêu phải đáp ứng, trường hợp không đáp ứng phải nêu rõ lý do và bố trí hoa tiêu khác thay thế.
4. Phối hợp với tổ chức bảo đảm an toàn hàng hải, doanh nghiệp cảng, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ chức liên quan tại khu vực để tổ chức cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải an toàn, hiệu quả.
5. Quản lý hoạt động của hoa tiêu bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải và sự mẫn cán của hoa tiêu trong khi thực hiện nhiệm vụ.
6. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm khác của công ty hoa tiêu theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Địa vị pháp lý của hoa tiêu
1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho Thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của Thuyền trưởng.
2. Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của Thuyền trưởng tàu được dẫn.
3. Thuyền trưởng tàu được dẫn có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải trong trường hợp hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đình chỉ hoặc thay thế hoa tiêu hàng hải thì Thuyền trưởng tàu được dẫn phải kịp thời thông báo cho Giám đốc công ty hoa tiêu và Giám đốc Cảng vụ hàng hải liên quan.
Điều 9. Trách nhiệm của hoa tiêu
1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại các Điều 172, 173, 175 và quy định có liên quan của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh việc bố trí dẫn tàu của giám đốc công ty hoa tiêu trên cơ sở đề nghị của Thuyền trưởng. Trường hợp từ chối dẫn tàu vì lý do chính đáng, phải báo ngay cho Giám đốc công ty hoa tiêu và Giám đốc Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết kịp thời.
3. Sử dụng trang phục theo quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
4. Nghiêm cấm việc gây khó khăn, sách nhiễu hoặc các hành vi tiêu cực khác đối với doanh nghiệp, tàu thuyền có yêu cầu cung cấp hoa tiêu.
Điều 10. Các trường hợp miễn trừ và được phép tự dẫn tàu trong vùng hoa tiêu bắt buộc
1. Tàu thuyền nước ngoài có tổng dung tích dưới 100 GT, tàu thuyền Việt Nam chở khách, chở dầu, chở khí hóa lỏng có tổng dung tích dưới 1.000 GT và tàu thuyền Việt Nam khác có tổng dung tích dưới 2.000 GT được miễn hoa tiêu hàng hải.
2. Tàu thuyền có thuyền trưởng là công dân Việt Nam đã được cấp chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải, giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải phù hợp với loại tàu và vùng hoa tiêu hàng hải mà tàu đang hoạt động được phép tự dẫn tàu nhưng phải báo trước cho Cảng vụ hàng hải liên quan biết.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo hoa tiêu để tự dẫn tàu theo quy định.
Điều 11. Cơ chế tài chính đối với hoạt động của công ty hoa tiêu
1. Phí hoa tiêu là nguồn thu thuộc ngân sách nhà nước. Cảng vụ hàng hải thu và nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Bộ Giao thông vận tải ban hành định mức dịch vụ công ích hoa tiêu.
3. Bộ Tài chính ban hành đơn giá sản phẩm dịch vụ công ích hoa tiêu trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cơ chế tài chính đối với hoạt động dịch vụ hoa tiêu.
Điều 12. Trách nhiệm quản lý hoạt động hoa tiêu hàng hải 
1. Bộ Giao thông vận tải thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam thông qua Cục Hàng hải Việt Nam.
2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm:
a) Công bố tuyến dẫn tàu trong vùng hoa tiêu bắt buộc;
b) Quy định số lượng tối thiểu hoa tiêu các hạng và phương tiện đưa, đón hoa tiêu trên từng tuyến dẫn tàu;
c) Quyết định giao vùng hoạt động hoa tiêu hoặc tuyến dẫn tàu cho công ty hoa tiêu.
3. Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hoa tiêu hàng hải tại khu vực theo quy định của Nghị định này và quy định khác của pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Tổ chức lại hoa tiêu hàng hải hiện có trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc tách, sáp nhập các tổ chức hoa tiêu hàng hải hiện có thuộc Cục Hàng hải Việt Nam thành công ty hoa tiêu độc lập.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 15. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 173/2007/ND-CP

Hanoi, November 28, 2007

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF MARITIME PILOTAGE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14. 2005 Vietnam Maritime Code;

Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law:

At the proposal of the Minister of Transport.

DECREES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree provides for the organization and operation of maritime pilotage.

2. This Decree applies to maritime pilotage organizations (referred to as pilotage companies), persons performing maritime pilotage tasks (referred to as pilots) and agencies, organizations and individuals related to the organization and operation of maritime pilotage in Vietnam.

Article 2. Interpretation of terms

1. Areas where maritime pilotage is compulsory (referred to as compulsory pilotage areas) are areas within seaports water areas or offshore oilfields stretching from the areas where pilots board or leave vessels to wharves, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repairing plants, offshore petroleum depots and vice versa where vessels must be steered by pilots in accordance with the Vietnam Maritime Code. A compulsory pilotage area has one or several vessel-steering channels.

2. Areas where maritime pilotage is not compulsory (referred to as non-compulsory pilotage areas) are water areas outside compulsory pilotage areas defined in Clause I of this Article.

3. Areas where pilots board or leave vessels are areas within the compulsory pilotage areas where vessels anchor 10 receive or return pilots.

4. Vessel-steering channels are navigable channels of vessels steered by pilots from pilot-receiving areas to wharves, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repairing plants of a seaport or offshore oil depot within a compulsory pilotage area.

Chapter 2

ORGANIZATION AND OPERATION OF MARITIME PILOTAGE

Article 3. Principles on organization and operation of maritime pilotage

1. Maritime pilotage services are public-utility services subject to conditional business which comply with Article 4 of this Decree.

2. A pilotage company may operate within a compulsory pilotage area only.

3. One or several pilotage companies may operate within a compulsory pilotage area, depending on the number of vessel-steering channels of this compulsory pilotage area.

4. Maritime pilotage services in a vessel-steering channel may be provided by only one pilotage company.

5. The State shall perform the uniform management of maritime pilotage organizations and operation in order to ensure maritime navigation safety and security and prevention of environmental pollution.

Article 4. Conditions for organization and operation of pilotage companies

1. Pilotage companies are enterprises with 100% state capital.

2. Pilotage companies must have pilots of all ranks and vessels for transporting pilots in accordance with regulations of the director of the Vietnam Maritime Administration.

3. Pilotage companies shall be assigned plans on, or ordered for, the provision of vessel-steering services in compulsory pilotage areas or specific vessel-steering channels.

Article 5. Establishment and business registration of pilotage companies

The establishment and business registration of pilotage companies comply with the Enterprise Law.

Article 6. Procedures for allocation of pilotage areas or vessel-steering channels

1. A dossier of application for allocation of a pilotage area or vessel-steering channel comprises:

a/ A written request;

b/ A copy of the business registration certificate of the company;

c/ A list of pilots, enclosed with copies of the maritime pilotage competence certificate and the maritime pilotage area certificate of each pilot;

d/ A list of pilot-transporting vessels, enclosed with copies of registration certificates of these vessels.

2. Order of allocation of pilotage areas or vessel- steering channels:

a/ The pilotage company shall send to the Vietnam Maritime Administration a dossier defined in Clause I of this Article:

b/ The director of the Vietnam Maritime Administration shall decide on the allocation of a pilotage area or vessel-steering channel to the company within 15 working days after receiving a valid and complete dossier; in case of refusal, he/she shall issue a written reply clearly stating the reasons.

Article 7. Rights, obligations and responsibilities of pilotage companies

1. To provide and satisfy the demands for maritime pilotage services in the allocated compulsory pilotage areas or vessel-steering channels, ensuring service quality, maritime navigation safety and, security and prevention of environmental pollution in accordance with law.

2. To formulate plans on the provision of pilotage services for submission to competent agencies for the latter to consider and assign plans on or place orders for services and organize the implementation of these plans.

3. To make daily plans on arrangement of pilots to steer vessels and notify these plans to port authorities lor uniform implementation; in case of changes, to promptly notify these changes and clearly state the reasons. Directors of pilotage companies must satisfy shipowners or their representatives request for a specific pilot; if not, they must clearly state the reasons and arrange another pilot for substitution.

4. To coordinate with maritime navigation safety assurance organizations, port enterprises, shipowners agents and concerned agencies and organizations in the areas in organizing the provision of maritime pilotage services in a safe and efficient manner.

5. To manage operations of pilots, ensuring timely satisfaction of requirements for the provision of maritime pilotage services and the diligence of pilots while performing their tasks.

6. To exercise other rights and perform other obligations and responsibilities of pilotage companies as prescribed by law.

Article 8. Legal status of pilots

1. The maritime pilot shall advise the shipmaster on navigating the vessel in accordance with navigational conditions in the areas where the maritime pilot steers the vessel. The employment of maritime pilots shall not relieve the shipmaster of the responsibility to command the vessel.

2. While steering the vessel, the maritime pilot is under the command of the shipmaster of the steered vessel.

3.The shipmaster of the steered vessel may choose a maritime pilot or suspend the maritime pilots service and request his/her substitution in case the maritime pilot fails to satisfy professional requirements or law-established conditions. If suspending the operation of or replacing a maritime pilot, the shipmaster of the steered vessel shall promptly notify such to the director of the pilotage company and the director of the concerned port authority.

Article 9. Responsibilities of pilots

1. To exercise rights and perform obligations in accordance with Articles 172, 173 and 175 and relevant provisions of the Vietnam Maritime Code.

2. To strictly observe the assignment by directors of pilotage companies at the request of the shipmaster. In case of refusing to steer a vessel for a plausible reason, to report the reason to the director of the pilotage company and the director of the port authority for timely settlement.

3. To wear uniforms prescribed by the director of the Vietnam Maritime Administration.

4. To be prohibited from causing difficulties, harassing or committing other negative acts towards enterprises or vessels requiring pilots.

Article 10. Cases of exemption from employment of pilots and permission for self-steering of vessels in compulsory pilotage areas

1. Foreign vessels of a total tonnage of under 100 GT, Vietnamese vessels carrying passengers, oils or liquefied gas of a total tonnage of under 1,000 GT and other Vietnamese vessels of a total tonnage of under 2,000 GT are exempt from employment of maritime pilots.

2. Shipmasters of vessels who are Vietnamese citizens and possess a maritime pilotage competence certificate and a maritime pilotage area certificate in conformity with the type of their vessels and maritime pilotage areas where their vessels are operating may steer their vessels by themselves, but shall notify such in advance to the concerned port authority.

3. To encourage enterprises to train pilots to steer vessels in accordance with regulations.

Article 11. Financial mechanisms for operation of pilotage companies

1. Pilotage fees constitute a state budget revenue. Port authorities shall collect and remit pilotage fees into the state budget.

2. The Ministry of Transport shall specify norms of public pilotage services.

3. The Ministry of Finance shall specify unit prices for pilotage services at the proposal of the Ministry of Transport; and coordinate with the Ministry of Transport in specifying financial mechanisms for pilotage services.

Article 12. Responsibilities for management of maritime pilotage activities

1. The Ministry of Transport shall perform the uniform state management of maritime pilotage activities in Vietnam through the Vietnam Maritime Administration.

2. The director of the Vietnam Maritime Administration shall:

a/ Announce vessel-steering channels in compulsory pilotage areas;

b/ Provide for the minimum number of pilots of all ranks and pilot-transporting vessels on each vessel-steering channel;

c/ Decide on the allocation of pilotage areas or vessel-steering channels to pilotage companies.

3. Port authorities shall manage maritime pilotage activities in their areas in accordance with this Decree and relevant legal provisions.

Chapter 3

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 13. Reorganization of the existing maritime pilotage under the Vietnam Maritime Administration

The Minister of Transport shall decide on the merger and consolidation of existing maritime pilotage organizations under the Vietnam Maritime Administration into independent pilotage companies.

Article 14. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. Previous regulations contrary to this Decree are annulled.

Article 15. Implementation responsibilities

1. The Ministry of Transport shall guide and organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal Peoples Committees, the director of the Vietnam Maritime Administration, and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 173/2007/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2022/TT-BGTVT ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa

Giao thông, Hàng hải

văn bản mới nhất