Thông tư 50/2012/TT-BGTVT về chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam

thuộc tính Thông tư 50/2012/TT-BGTVT

Thông tư 50/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:50/2012/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:19/12/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
Số: 50/2012/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
 
 
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Phụ lục I của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973, được sửa đổi bằng Nghị định thư 1978 (Công ước Marpol 73/78);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về Quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam,
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam.
2. Việc quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển phải tuân thủ theo quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Thông tư này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên biển.
2. Chất thải lỏng có dầu từ tàu biển là chất thải lỏng có lẫn dầu tiếp nhận từ hệ thống la canh buồng máy, nước vệ sinh hầm hàng của tàu dầu, nước vệ sinh két dầu nhiên liệu, dầu thải, cặn dầu thải, dầu rò rỉ, nước từ két dằn lẫn dầu, nước la canh hầm hàng có lẫn dầu.
3. Phương tiện tiếp nhận là các phương tiện chuyên dùng để tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu, bao gồm phương tiện thủy, xe ô tô bồn hoặc két chứa có thể tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu, hệ thống đường ống có mặt bích nối tiêu chuẩn phù hợp theo mục 2.2.3 Chương 2 Phần 3 Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu (QCVN 26:2010/BGTVT) và phù hợp quy định 13 Phụ lục I của Công ước Marpol 73/78.
4. Xử lý chất thải lỏng có dầu là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu hủy hoặc phá hủy tính chất, thành phần nguy hại của chất thải lỏng có dầu (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.
5. Quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển là các hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận, lưu giữ tạm thời, vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải lỏng có dầu từ hoạt động tàu biển tại cảng biển Việt Nam:
6. Hoạt động hàng/dằn là các hoạt động của tàu chở dầu khi chở hàng, hoặc khi chạy dằn tàu.
7. Dầu là dầu mỏ dưới bất kỳ dạng nào, kể cả dầu thô, dầu đốt, dầu cặn, dầu thải và các sản phẩm dầu mỏ đã được lọc và bao gồm cả các chất được hiện tại Phụ lục I của Thông tư này.
Chương 2.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG VÀ DẦU TỪ TÀU BIỂN
Điều 4. Yêu cầu đối với cảng biển và bến cảng
1. Cảng biển, bến cảng phải trang bị phương tiện tiếp nhận hoặc trạm xử lý chất thải lỏng có dầu nếu có các hoạt động như sau:
a) Tiếp nhận tàu nhận dầu thô mà ngay trước khi cập cảng đã thực hiện chuyến đi chạy dằn không quá 72 giờ hoặc không quá 1.200 hải lý;
b) Tiếp nhận tàu nhận dầu không phải dầu thô dạng xô với số lượng trung bình lớn hơn 1.000 tấn trong một ngày;
c) Có các xưởng sửa chữa tàu hoặc có thiết bị vệ sinh két;
d) Tiếp nhận các tàu biển có két dầu cặn;
e) Tiếp nhận các tàu biển khác có nước la canh lẫn dầu và cặn khác không được phép thải ra biển;
g) Nhận hàng dạng xô mà những cặn dầu từ các tàu chở hàng hỗn hợp không thể thải ra biển.
2. Đối với cảng biển, bến cảng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chưa trang bị phương tiện tiếp nhận hoặc trạm xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển, phải có danh mục các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu do Cảng vụ hàng hải tại khu vực cung cấp.
Điều 5. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển
1. Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển phải được cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 và Điều 14 của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 (sau đây gọi là Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT) của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
2. Sau mỗi lần thực hiện giao nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu:
a) Đối với tổ chức, cá nhân có phương tiện tiếp nhận và hệ thống xử lý chất thải lỏng có đầu tại khu vực cảng: có trách nhiệm báo cáo kết quả giao nhận và xử lý tới Cảng vụ hàng hải tại khu vực theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này;
b) Đối với tổ chức, cá nhân không có hệ thống xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng biển, có trách nhiệm báo cáo kết quả giao nhận chất thải lỏng có dầu tới Cảng vụ hàng hải tại khu vực theo Mẫu số 02 kèm theo chứng từ chất thải nguy hại.
Điều 6. Đăng ký hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển, bến cảng
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển, bến cảng Việt Nam nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu chính tới Cảng vụ hàng hải khu vực. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển theo Mẫu số 03 kèm theo Thông tư này;
b) Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp phép (bản sao có chứng thực);
c) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan có thẩm quyền cấp phép (bản sao có chứng thực).
2. Trình tự tiếp nhận và xử lý:
Cảng vụ hàng hải tại khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, thành phần hồ sơ, cấp giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả theo quy định:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Cảng vụ hàng hải tại khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cảng vụ hàng hải tại khu vực có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển Việt Nam theo Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Yêu cầu đối với tàu biển
1. Tàu biển vào cập cảng phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại các Điều 49, 50, 51, 52, 54 của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải (sau đây gọi là Nghị định số 21/2012/NĐ-CP).
2. Tàu biển vào cảng biển phải khai báo về lượng chất thải lỏng có dầu hiện có trên tàu vào mục 16 của Bản khai chung theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 21/2012/NĐ-CP, việc khai báo này được thức hiện đồng thời với quá trình làm thủ tục cho tàu thuyền vào cảng biển.
3. Tàu biển có yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu phải khai báo với Cảng vụ hàng hải tại khu vực tại Bản khai chung - Mẫu số 03, mục 21, Nghị định số 21/2012/NĐ-CP.
4. Kế hoạch giao nhận chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng biển, bến cảng nơi tàu đến phải được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính cho Cảng vụ hàng hải tại khu vực theo Mẫu số 27, Nghị định số 21/2012/NĐ-CP.
5. Đối với tàu dầu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên và tàu bất kỳ khác có tổng dung tích từ 400 GT trở lên đều phải trang bị Nhật ký dầu phần I - hoạt động buồng máy; tàu dầu có tổng dung tích từ 150 GT trở lên phải trang bị Nhật ký dầu phần II - hoạt động hàng/dằn (theo quy định tại Phụ lục I của Công ước Marpol 73/78). Nhật ký này phải được ghi chép đầy đủ và trình cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
6. Nghiêm cấm việc chuyển giao chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tới phương tiện tiếp nhận khi chưa được đồng ý của Cảng vụ hàng hải tại khu vực.
7. Đối với tàu biển đến các cảng biển mà tại đó không có phương tiện tiếp nhận chất thải lỏng có dầu và không có danh mục đơn vị được phép thực hiện hoạt động tiếp nhận chất thải lỏng có dầu, phải giữ lại chất thải lỏng có dầu trên tàu và thực hiện theo hướng dẫn của Cảng vụ hàng hải tại khu vực.
Chương 3..
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA QUẢN LÝ TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
1. Chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải tại khu vực tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát công tác quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển.
2. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
3. Tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường định kỳ một lần một năm. Thời gian báo cáo trước ngày 31 tháng 12 hàng năm theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải tại khu vực
1. Kiểm tra, giám sát trực tiếp việc tiếp nhận, xử lý chất thải lỏng có dầu đối với các cảng biển được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Thông báo và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, tàu biển đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tại Điều 5, Điều 7 của Thông tư này tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển.
3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương kiểm tra, giám sát theo chuyên ngành của mình việc thực hiện quy định trong Thông tư này đối với hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển.
4. Tạo điều kiện cho các tàu biển có nhu cầu thải chất thải lỏng có dầu tiến hành xả thải theo quy định.
5. Lập Sổ theo dõi và hồ sơ lưu về tình hình quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu hàng năm. Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ thông tin về thời gian, số lần tiếp nhận xử lý chất thải lỏng có dầu, khối lượng chất thải lỏng có dầu đã xử lý. Sổ theo dõi hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu hàng năm thực hiện theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này.
a) Đối với cảng biển có hệ thống xử lý chất thải lỏng có dầu, hồ sơ lưu phải có hồ sơ quan trắc, hoặc phiếu phân tích chất lượng môi trường của cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành của Luật Bảo vệ môi trường;
b) Đối với cảng biển không có hệ thống xử lý chất thải lỏng có dầu, hồ sơ lưu phải có chứng từ chất thải nguy hại phù hợp theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.
6. Sổ theo dõi tình hình quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại cảng biển phải trình cho các cơ quan quản lý khi kiểm tra và được lưu giữ tại Cảng vụ hàng hải tại khu vực tối thiểu 5 năm kể từ khi kết thúc vào sổ.
7. Tổng hợp và cập nhật danh mục các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có đầu từ tàu biển; cung cấp danh mục này cho các cảng biển, bến cảng và tàu biển lần đầu đến cảng.
8. Thông báo và hướng dẫn việc thải chất thải lỏng có dầu cho tàu biển đến cảng nêu tại khoản 7 Điều 7 của Thông tư này.
9. Báo cáo tình hình quản lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển thuộc khu vực mình quản lý tới Cục Hàng hải Việt Nam 6 tháng một lần. Thời gian báo cáo trước ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hàng năm theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2013
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục Hàng hải Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 
 Nơi nhận:
- Như Điều 11;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT; Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, MT.
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng
PHỤ LỤC I
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Danh mục dầu:
Dung dịch Asphalt: cấu tử pha trộn, nhựa đường sản phẩm, cặn dư sau chưng cất.
Xăng cấu tử pha trộn: nhiên liệu alkylates, reformates, nhiên liệu polimes.
Dầu: dầu được lọc, dầu thô, hỗn hợp chứa dầu thô, dầu diesel, dầu đốt N°4, dầu đốt N°5, dầu đốt N°6, dầu đốt nặng, dầu rải đường, dầu biến thế, dầu thơm (trừ dầu thực vật), dầu bôi trơn và các cấu tử pha trộn, dầu khoáng chất, dầu mô tơ, dầu thẩm thấu, dầu trục quay, dầu tua bin.
Xăng: phần ngưng tụ tự nhiên, xăng ô tô, xăng máy bay, xăng chưng cất trực tiếp, dầu đốt N°1, dầu đốt N°1-D, dầu đốt N°2, dầu đốt N°2-D.
Nhiên liệu: JP-1, JP-3, JP-4, JP-5, nhiên liệu tuabin, dầu hỏa, spirit khoáng chất.
Sản phẩm chưng cất: sản phẩm chưng cất trực tiếp, sản phẩm cracking nhiệt.
Naphtha: dung môi nhẹ, dung môi nặng, dầu cất trung bình.
 
Mẫu số 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên cơ quan quản lý)
 
 
 
 
 
 
 
 
SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU
CỦA (1)
NĂM: (2)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Địa danh, tháng … năm …
 
(1). Đơn vị quản lý     (2). Năm báo cáo
 
MẪU CÁC TRANG BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN
TT
Thời gian
Tiếp nhận từ tàu
Quốc tịch của tàu
Khối lượng, m3
Đơn vị tiếp nhận và xử lý
Kết quả xử lý
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1.
 
 
 
 
 
 
 
2.
 
 
 
 
 
 
 
Trong đó:
(1). Thứ tự các lần tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu biển
(2). Ngày tháng năm thực hiện tiếp nhận
(3). Tên và số hiệu của tàu biển có nhu cầu xử lý chất thải lỏng có dầu
(4). Quốc tịch của tàu
(5). Khối lượng xử lý, tính bằng m3
(6). Đơn vị tiếp nhận và xử lý
(7). Kết quả xử lý: đạt hay không đạt
(8). Ghi chú: có hồ sơ kèm theo hay không (các mẫu văn bản khai báo chất thải lỏng có dầu, bản đăng ký xử lý, bản đồng ý giao nhận/xử lý chất thải lỏng có dầu của Cảng vụ hàng hải khu vực, bản báo cáo quá trình giao nhận chất thải lỏng có dầu, các kết quả xử lý kèm theo)
 
Mẫu số 02
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU
REPORT OF OIL-WASTE WATER DELIVERY
- Tên cơ quan báo cáo (Name of office): ...
- Địa chỉ liên hệ (Address): ...
- Điện thoại (Tel): ……….; Fax:………; E-mail...
Tiếp nhận từ tàu (Name of ship): ……………………………..
Quốc tịch của tàu (Flag State of ship): …………………………………….
Tổng khối lượng nước thải lẫn dầu đã tiếp nhận (Total amount of received oil waste water): ... m3
Thời gian giao nhận (Time of delivery oil waste water):
Hình thức giao nhận (Term of Delivery):
Giao nhận và xử lý tại khu vực cảng
(Delivery and treatment at port area)
Chỉ thực hiện quá trình giao nhận chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng
(Only delivery at port area)
 

Thuyền trưởng (Đại lý hoặc sỹ quan được ủy quyền)
Master (Authorized agent or officer)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
Head of office
(Sign, write full name and seal)
 
Mẫu số 03
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
………….(1)…………
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
 
(Địa danh), ngày …. tháng … năm ….
 
THÔNG BÁO THAM GIA HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU
Kính gửi: ………………(2)…………………
Tên tổ chức, cá nhân:
Địa chỉ văn phòng:
Điện thoại:                     Fax:                         E-mail:
Để được tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng (3), chúng tôi xin gửi tới (2) 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- (liệt kê các giấy tờ của tổ chức, cá nhân)
Kính đề nghị (2) tổng hợp, thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trân trọng cảm ơn.
 
 
……….(4)………..
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Trong đó:
(1). Tên tổ chức, cá nhân
(2). Cảng vụ hàng hải tại khu vực nơi thông báo
(3). Tên cảng nơi thông báo
(4). Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân
 
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
………….(1)…………
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số:
V/v thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu
(Địa danh), ngày …. tháng … năm ….
 
Kính gửi: ………………(2)…………………
(1) đã nhận được hồ sơ thông báo thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu của (2). Sau khi xem xét hồ sơ, (1) thông báo cho (2) được hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng (3).
Thời hạn hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng: (5)
Khi hoạt động tại cảng (3), yêu cầu (2) thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan.
(1) thông báo để (2) được biết và thực hiện.
 
 
Nơi nhận:
- Như điều 1;
- Cảng (3);
- Lưu: VT.
……….(4)………..
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Trong đó:
(1). Tên Cảng vụ hàng hải tại khu vực
(2). Tên tổ chức, cá nhân thông báo tham gia hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có đầu
(3). Tên cảng nơi tổ chức, cá nhân thông báo
(4). Người có thẩm quyền ký của Cảng vụ hàng hải tại khu vực
(5). Thời hạn hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng: Cùng thời hạn với giấy phép hành nghề QLCTNH
 
Mẫu số 05
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
TỪ THÁNG ….. ĐẾN THÁNG …. NĂM …….
- Tên cơ quan báo cáo: ...
- Địa chỉ liên hệ: ...
- Điện thoại:……; Fax:……; E-mail ...
Tổng khối lượng nước thải lẫn dầu đã tiếp nhận: .... m3
Trong đó:
- Xử lý tại khu vực cảng: …….m3
- Chỉ thực hiện quá trình tiếp nhận chất thải lỏng có dầu: .....m3
Chi tiết quá trình quản lý, tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển như sau:
TT
Ngày tháng năm
Tiếp nhận từ tàu
Quốc tịch của tàu
Tổng khối lượng nước thải xử lý, m3
Xử lý tại khu vực cảng, m3
Xử lý tại các đơn vị có chức năng xử lý CTNH, m3
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1.
 
 
 
 
 
 
2.
 
 
 
 
 
 
 
 
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
____________
(1). Thứ tự các lần tiếp nhận chất thải lỏng có dầu từ tàu biển
(2). Ngày tháng năm thực hiện tiếp nhận
(3). Tên và số hiệu của tàu biển có nhu cầu xử lý chất thải lỏng có dầu
(4). Quốc tịch của tàu
(5). Tổng khối lượng nước thải cần xử lý, tính bằng m3
(6). Khối lượng xử lý tại cảng
(7) Đơn vị tiếp nhận và xử lý bên ngoài
 
Mẫu số 06
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TIẾP NHẬN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI LỎNG CÓ DẦU TỪ TÀU BIỂN TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: ....
V/v: Kết quả kiểm tra hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam năm…..
(Địa danh), ngày …. tháng … năm ….
 
Kính gửi: ………………………(1)
Thực hiện Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải, và Thông tư số       /2012/TT-BGTVT ngày     tháng     năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam xin báo cáo Bộ Giao thông vận tải về hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu năm (2) như sau:
1. Tổng hợp thông tin, số liệu về hoạt động quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển tại cảng biển Việt Nam
2. Những khó khăn, vướng mắc (nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện).
Trên đây là báo cáo của Cục HHVN xin được gửi đến Bộ Giao thông vận tải để xem xét, chỉ đạo./.
 
 
Nơi nhận:
- Như trên;
- …….
- Lưu: VT.
(3)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)
Ghi chú:
(1) Quy định tại khoản 3 Điều 8;
(2) Năm báo cáo;
(2) Người đại diện của Cục HHVN có thẩm quyền ký văn bản.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

No.: 50/2012/TT-BGTVT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

Hanoi, December 19, 2012

 

 

CIRCULAR

PROVISIONS ON MANAGEMENT OF RECEPTION AND TREATMENT OF OILY LIQUID WASTE FROM SEAGOING SHIPS AT VIETNAMESE PORTS

 

 

Pursuant to theMaritime CodeofVietnam datedJune 14, 2005 and other guiding documents;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 29, 2005 and other guiding documents;

Pursuant to Decree No. 51/2008/ND-CP dated April 22, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to Decree No. 21/2012/ND-CP dated March 21, 2012 of the Government on management of sea ports and maritime channels;

Pursuant to Annex I of theInternational Conventionfor thepreventionand control of pollution fromShips,1973as amended by the 1978 Protocol (Marpol Convention 73/78);

At the request of the Director of the Vietnam Maritime Department and the Director of Department of Environment;

The Minister of Transport issues Circular regulating the management of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships at Vietnamese ports;

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

1. This Circular regulates the management of reception  and treatment of oily liquid waste from seagoing ships at Vietnamese ports;

2. The management of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships must comply with the provisions of this Circular and other relevant legal documents. Where the international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from the provisions of this Circular, the provisions of that international treaty shall apply.

Article 2. Subject of application

This Circular applies to Vietnamese and foreign organizations or individuals related to the management of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships at Vietnamese ports

Article 3. Explanation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Seagoing ship is the ship or other specialized mobile floating structure on sea.

2. Oily liquid waste from seagoing ships is the liquid waste mixed with oil from the bilge system of engine room, water for cleaning of cargo hold of the oil ship, water for cleaning oil and fuel tank, waste oil, waste oil sludge, leaking oil, water mixed with oil from ballast tank, bilge water mixed with water from cargo hold.

3. Reception facilities are specialized facilities for reception of oily liquid waste from ships, including water vehicles, tank cars or tanks that can receive oily liquid waste from ships, pipelines system with connection flange with standards in accordance with Section 2.2.3, Chapter 2, Part 3 of Regulations on marine pollution prevention system of ships (QCVN 26:2010 / BGTVT) and provision 13, Annex I of Marpol Convention 73/78.

4. Treating oily liquid waste is the process of using technological and technical solutions to change, remove, quarantine, destroy or damage the hazardous nature and composition of oily liquid waste (including the recycling, recovery, incineration, treatment, isolation and burial) with the ultimate purpose of not causing adverse impact of the environment and human health.

5. Management of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships is the activities related to the reception, temporary storage, transportation, treatment and disposal of oily liquid waste from ship operation at Vietnamese sea ports:

6. Activities of cargo/ ballast are activities of oil tanker, or ballast trip.

7. Oil is the mineral oil in any form, including crude oil, fuel oil, sludge, waste oil and oil products which have been filtered including substances referred in Annex I of this Circular.

Chapter 2.

REGULATIONS ON MANAGEMENT OF RECEPTION OF TREATMENT OF WASTE LIQUID AND OIL FROM SEAGOING SHIPS

Article 4. Requirements for sea port and harbor

1. Sea port and harbor must be equipped with means of reception or oily liquid waste treatment station if having the following activities:

a) Receiving of crude oil tanker just before the port landing had made​​the ballast trip less than 72 hours or no more than 1,200 nautical miles;

b) Receiving tanker of oil not as bucket crude oil with the quantity greater than 1,000 tons per day;

c) Having ship repair workshops or tank sanitation facilities;

d) Receiving seagoing ships with sludge tanks;

e) Receiving other seagoing ships with bilge water mixed with oil and sludge not permitted to be discharged into sea.

g) Receiving cargo in the form of buckets but the oil sludge from mixed cargo ships cannot be discharged into sea.

2. For sea port and harbor subject to the provisions of Clause 1 of this Article have not been equipped with the reception facilities or oily liquid waste treatment station from seagoing ships, there must be a list of organizations or individuals providing services of reception and treatment of oily liquid waste provided by the area port authorities.

Article 5. Requirements for organizations or individuals performing activities of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships.

1. Organizations or individuals conducting activities of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships must be licensed to practice management of hazardous waste in accordance with the provisions of Articles 9, 10, 11, 12, 13 and Article 14 of Circular No. 12/2011/TT-BTNMT dated April 14, 2011 (hereinafter known as Circular No. 12/2011/TT-BTNMT) of the Ministry of Natural Resources and Environment regulating management of hazardous waste.

2. After each delivery and reception and treatment of oily liquid waste:

a) For organizations or individuals with reception facilities and liquid waste treatment system at sea port area: Make report on the result of delivery and treatment to the area port authorities in Form 02 together with this Circular;

b) For organizations or individuals do not have oily liquid waste treatment system at sea port area: Make report on the result of delivery and treatment to the area port authorities in Form 02 together with document of hazardous waste.

Article 6. Registration of activities of reception and treatment of oily liquid waste at port and harbor.

1. Organizations or individuals wishing to carry out activities of reception and treatment of oily liquid waste at Vietnamese sea port and harbor shall submit directly 01 (one) dossier or sent by post to the area port authorities. The dossier includes:

a) Notice of implementation of activities of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships in accordance with Form No. 03 attached to this Circular;

b) Permits for hazardous waste management practice issued by the licensing authority (certified copy);

c) Permits for discharge of wastewater into water sources by the licensing authority (certified copy).

2. Process of reception and treatment

The area port authorities shall receive dossier, check the quantity and components of the dossier, issue receipt and receiving date of result as prescribed:

a) In case of direct submission, if the dossier is incomplete as prescribed, it shall be returned and organizations or individuals shall be guided for completion of dossier as specified in Clause 1 of this Article;

b) In case of submission via post, if the dossier is incomplete as prescribed in Clause 1 of this Article, the area port authorities shall guide the completion of dossier in writing within 01 working day from the date of receiving dossier.

c) Within 02 (two) working days from the date of receiving dossier as prescribed in Clause 1 of this Article, the area port authorities shall notify in writing organizations or individuals performing activities of reception and treatment of oily liquid waste at Vietnamese sea ports in Form No.04 attached to this Circular.

Article 7. Requirements for seagoing ships

1. Ships landing at the ports must meet all the requirements as prescribed in Articles 49, 50, 51,​​52, and 54 of Decree No. 21/2012/ND-CP of March 21, 2012 of the Government on management of sea ports and maritime channels (hereinafter referred to as Decree No. 21/2012/ND-CP).

2. Ships landing at the ports must report the amount of oily waste liquid on board in section 16 of the joint Declaration in Form No. 03 issued with Decree No. 21/2012/ND-CP This declaration is done simultaneously with the procedures for ships to land at sea port.

3. Ships with requirements for facilities to receive and treat oily liquid waste must be declared with the area port authorities in the joint Declaration - Form No. 03, Section 21 of Decree No. 21/2012/ND-CP.

4. Plan for delivery and reception of oily liquid waste at port and harbor where ships land shall be submitted directly or via post to the area port authorities in Form No. 27 of Decree No. 21/2012/ND-CP.

5. For oil tankers with a total tonnage of 150 GT or more and any other ships with a total tonnage of 400 GT or more must be equipped with oil Diary Part I - Engine room operation; Oil tankers with a total capacity of 150GT or more must be equipped with oil Diary part II – operation of cargo/ ballast (as specified in Annex I of Convention Marpol 73/78). This diary must be fully documented and submitted to the authorities upon request.

6. Strictly prohibiting the transfer of oily liquid waste from seagoing ships to reception facilities without consent of the area port authorities.

7. For seagoing ships landing at sea ports where there is no reception facilities of oily liquid waste and no list of units permitted to carry out activities of oily liquid waste reception, the oily liquid waste must be retained on board and the guidance of the area port authorities shall be made.

Chapter 3.

RESPONSIBILITIES OF MANAGEMENT AUTHRITIES, ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS INVOLVED IN MANAGEMENT OF RECEPTION AND TREATMENT OF OILY LIQUID WASTE FROM SEAGOING SHIPS

Article 8. Responsibilities of the Vietnam Maritime Administration

1. Directing the area port authority in the implementation, inspection and supervision of the management of reception and treatment of oily liquid waste from seagoing ships at sea ports.

2. Assuming the prime responsibility and coordinating with the General Department of Environment, Ministry of Natural Resources and Environment in the implementation,  inspection and supervision of implementation of this Circular.

3. Reviewing and making report to the Ministry of Transport, Ministry of Natural Resources and Environment periodically once a year. The reporting time is prior to December 31 annually in Form No. 06 attached to this Circular.

Article 9. Responsibilities of area port authorities

1. Directly inspecting and supervising the reception and treatment of oily liquid waste for sea ports specified in Article 4 of this Circular.

2. Informing and creating favorable conditions for organizations or individuals and ships to fully meet the requirements of Article 5, Article 7 of this Circular and carry out activities of reception and treatment of oily liquid waste from ships.

3. Coordinating with the local Services of Natural Resources and Environment in inspection and monitoring under their specialty of the implementation of the provisions in this Circular for the management of reception and treatment of oily liquid waste from ships.

4. Creating conditions for ships wishing to discharge oily liquid waste as prescribed.

5. Making monitoring Book and records on management of reception and treatment of oily liquid waste annually. The records shall show full information about time, the number of times to receive and treat the oily liquid waste, the volume of oily liquid waste having been treated. The monitoring Book of the management of reception and treatment of oily liquid waste annually shall comply with Form 01 attached to this Circular.

a) For ports with the treatment system of oily liquid waste, the records must have records of observation, or sheet of environmental quality analysis of the competent authority under the current provisions of the Law on Environmental Protection;

b) For ports without treatment system of oily liquid waste, the records must have document of hazardous waste in accordance with the provisions in Circular No. 12/2011/TT-BTNMT.

6. The monitoring Book of the management of reception and treatment of oily liquid waste at sea ports must be submitted to the management authorities upon inspection and kept at the area port authority for at least 5 years after the end of the book entry.

7. Reviewing and updating the list of organizations and individuals eligible for reception and treatment of oily liquid waste from ships; providing this list for ports, harbors and ships first land at ports.

8. Informing and guiding the discharge of oily liquid waste to ships landing at ports, specified in Clause 7, Article 7 of this Circular.

9. Making report on management of oily liquid waste from ships under their management area to the Vietnam Maritime Administration once for every 6 months. The reporting time is prior to June 20 and December 20 annually in accordance with Form No. 05 attached to this Circular.

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 10. Effect

This Circular takes effect from February 15, 2013

Article 11. Responsibility for implementation

Head of the Ministry Office, Chief Inspector, Directors of Departments, Directors of the Vietnam Maritime Administrations, Vietnam Register, Chairman of People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities and organizations and individuals concerned are liable to execute this Circular. /.

 

 

MINISTER




Dinh La Thang

 

ANNEX I

(Issued together with Circular No. 50/2012/TT-BGTVT dated December 9, 2012 of the Minister of Transport)

List of oil:

Asphalt solution: mixing components, asphalt products, residue after distillation.

Gasoline of mixing components: alkylates fuel, reformat, polymer fuel.

Oil: filtered oil, crude oil, mixture of crude oil, diesel oil, fuel oil N ° 4, N ° 5 and N ° 6 , heavy fuel oil, paving oil, transformer oil, fragrant oil (excluding vegetable oil), lubricating oil and mixing components, mineral oil, motor oil, absorption oil, spindle oil and turbine oil.

Gasoline: part of natural condensation, automotive gasoline, aviation gasoline, gasoline of direct distillation, fuel oil N ° 1, N ° 1-D, N ° 2, N ° 2-D.

Fuel: JP-1, JP-3, JP-4, JP-5, turbine fuel, kerosene, mineral spirit.

Distillate: Direct distillate thermal cracking products.

Naphtha: mild solvent, heavy solvent, average distilled oil.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 50/2012/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất