Thông tư 03-BNV(C26) của Bộ Nội vụ về việc bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát giao thông trên các quốc lộ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 03-BNV(C26)
Cơ quan ban hành: | Bộ Nội vụ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 03-BNV(C26) |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Tâm Long |
Ngày ban hành: | 12/06/1990 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 03-BNV(C26)
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
NỘI VỤ SỐ 03-BNV(C26) NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 1990
BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG TUẦN TRA KIỂM SOÁT GIAO
THÔNG
TRÊN CÁC QUỐC LỘ
Gần đây, việc tuần tra kiểm soát giao thông trên các quốc lộ vừa thiếu chặt chẽ, vừa có nhiều hiện tượng lợi dụng sách nhiễu. Có nơi, các lực lượng công an huyện cũng bố trí lực lượng cảnh sát ra quốc lộ để kiểm soát.
Để chấn chỉnh tình trạng trên Bộ quyết định bố trí lại lực lượng làm công tác tuần tra giao thông trên các quốc lộ như sau:
1- Về các đội tuần tra kiểm soát giao thông.
- Trên 16 quốc lộ sau đây phải thành lập các đội hoặc tổ tuần tra kiểm soát giao thông trực thuộc phòng cảnh sát giao thông - trật tự các tỉnh, thành, chuyên trách hoạt động trên đoạn đường theo địa giới của tỉnh, thành:
+ Quốc lộ 1: Từ Lạng Sơn đến Minh Hải.
+ Quốc lộ 2: Từ Hà Nội đến biên giới Việt - Trung.
+ Quốc lộ 3: Từ Hà Nội đến biên giới Việt - Trung.
+ Quốc lộ 5: Từ Hà Nội đến Hải Phòng.
+ Quốc lộ 6: Từ Hà Nội đến Lai Châu.
+ Quốc lộ 7: Từ Diễn Châu (Nghệ Tĩnh) đến biên giới Việt - Lào.
+ Quốc lộ 8: Từ Đức Thọ (Nghệ Tĩnh) đến biên giới Việt - Lào.
+ Quốc lộ 9: Từ Đông Hà (Quảng Trị) đến biên giới Việt - Lào.
+ Quốc lộ 10: Từ Hà Nam Ninh đến Quảng Ninh.
+ Quốc lộ 11: Từ Tháp Chàm (Thuận Hải) đến Đà Lạt (Lâm Đồng).
+ Quốc lộ 13: Từ thành phố Hồ Chí Minh đến biên giới Việt Nam - Cămpuchia.
+ Quốc lộ 15: Từ đồng Nai đến Vũng Tàu.
+ Quốc lộ 18: Từ Hà Bắc đến Quảng Ninh.
+ Quốc lộ 19: Từ Bình Định đến biên giới Việt Nam - Cămpuchia.
+ Quốc lộ 20: Từ Đồng Nai đến Lâm Đồng.
+ Quốc lộ 22: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đến biên giới Việt Nam - Cămpuchia.
- Các lực lượng cảnh sát nhân dân khác, kể cả cảnh sát giao thông thuộc các quận, huyện, thị xã không được ra các quốc lộ nói trên để ách xe kiểm soát phương tiện, hàng hoá. Khi có nhiệm vụ khẩn cấp phải kiểm soát một phương tiện cụ thể nào theo lệnh của cấp có thẩm quyền, thì phải phối hợp với cảnh sát giao thông để thực hiện.
- Các quốc lộ, các tỉnh lộ, huyện lộ còn lại khi cần thiết phải có lực lượng tuần tra giao thông thì phòng cảnh sát giao thông trật tự báo cáo Ban chỉ huy cảnh sát nhân dân quyết định.
- Các trạm cửa ô thuộc thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu được thành lập theo Quyết định số 440 ngày 7 tháng 6 năm 1984 của Bộ vẫn hoạt động theo quyết định hiện hành.
2- Nhiệm vụ của đội tuần tra kiểm soát giao thông.
- Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông là: Đảm bảo giao thông trật tự, thông suốt và an toàn trong mọi tình huống. Kịp thời phát hiện các biểu hiện gây ách tắc giao thông hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn giao thông để hướng dẫn sắp xếp lại trật tự, đồng thời xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm luật lệ giao thông.
- Thông qua công tác tuần tra giao thông phát hiện các hoạt động của bọn tội phạm hình sự, truy bắt kẻ phạm pháp đang lợi dụng phương tiện giao thông để hoạt động. Phối hợp với công an các quận, huyện, thị xã 2 bên đường để tuyên truyền phổ biến luật lệ giao thông trong quần chúng nhân dân.
3- Phương thức hoạt động của đội tuần tra kiểm soát giao thông.
- Phương thức hoạt động của đội tuần tra giao thông là: Tuần tra cơ động bằng các phương tiện mô tô, ô tô, xe đạp hoặc đi bộ trên đoạn đường được giao phụ trách, đảm bảo khi có việc xẩy ra phải có mặt kịp thời của cảnh sát giao thông. Nghiêm cấm việc tự động mang bàn ghế lập các trạm cố định để kiểm tra. Trên các đoạn đường dài, được tổ chức trạm nghỉ chân, nhưng không được biến chỗ đó thành nơi cố định để dừng xe cộ kiểm soát.
- Chỉ được dừng các phương tiện để kiểm tra khi các phương tiện đó có dấu hiệu vi phạm luật lệ giao thông hoặc phạm pháp hình sự.
- Cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ phải trang phục đúng điều lệnh cảnh sát nhân dân, mỗi tổ kiểm tra phải có ít nhất 2 cảnh sát. Khi dừng xe để kiểm soát phải chào người được kiểm soát, khi xử lý phải đứng công khai trước đầu xe, trước người vi phạm và những người đi trên phương tiện. Phải công bố công khai cho mọi người biết lỗi của lái xe, mức độ xử lý cụ thể. Nếu phạt tiền thì phạt bao nhiêu, căn cứ vào điều nào của luật và phải xé đủ số biên lai giao cho người vi phạm.
4- Bố trí lực lượng.
- Nếu quốc lộ đi qua địa phương có chiều dài trên 50 km thì được thành lập đội tuần tra kiểm soát giao thông, mỗi đội tuần tra kiểm soát giao thông có 1 đội trưởng và 1 đội phó.
- Nếu quốc lộ đi qua địa phương có chiều dài dưới 50 km thì được thành lập 1 tổ tuần tra giao thông có 1 tổ trưởng (danh sách các đội các tổ trên từng quốc lộ có phụ lục kèm theo).
- Quân số của đội, tổ tuần tra kiểm soát giao thông do Bộ Chỉ huy, Ban chỉ huy cảnh sát địa phương quyết định, trên cơ sở số km đường, số giờ cần thiết hoạt động trong 1 ngày và phải đạt được mục tiêu đảm bảo trật tự, thông suốt và an toàn trong mọi tình huống.
5- Tổ chức thực hiện.
Thông tư này có hiệu lưc từ ngày ký. Các tổng cục II, III, IV và V22, V13, giám đốc công an các tỉnh, thành phố, đặc khu, cục cảnh sát giao thông - trật tự phối hợp tổ chức triển khai thực hiện ngay. Cục cảnh sát giao thông - trật tự chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và báo cáo kết quả cho lãnh đạo bộ.
KÝ HIỆU CÁC ĐỘI TUẦN TRA VÀ CÁC TỔ TUẦN TRA
KIỂM SOÁT GIAO THÔNG
(kèm theo Thông tư số 03/BNV
ngày 12 tháng 6 năm 1990)
- Các đội được xếp theo thứ tự bắt đầu từ gốc đường (km 0).
- Ký hiệu đội, tổ có 2 nhóm số, nhóm số đầu là tên đội, nhóm số sau là tên đường.
Ví dụ: 1 - 5 (Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 1, trên đường 5).
3 -6 (Đội tuần tra kiểm soát giao thông số 3, trên đường 6).
1- Các đội tuần tra kiểm soát giao thông:
Quốc lộ |
Tên địa phương |
Số lượng đội |
Ký hiệu đội TTKSGT |
|
|
|
|
1A |
Lạng Sơn |
1 |
1-1 |
|
Hà Bắc |
1 |
2-1 |
|
Hà Nam Ninh |
1 |
3-1 |
|
Thanh Hoá |
1 |
4-1 |
|
Nghệ Tĩnh |
2 |
5-1 |
|
|
|
6-1 |
|
Quảng Bình |
1 |
7-1 |
|
Quảng Trị |
1 |
8-1 |
|
Thừa Thiên - Huế |
1 |
9-1 |
|
Quảng Nam - Đà Nẵng |
1 |
10-1 |
|
Quảng Ngãi |
1 |
11-1 |
|
Bình Định |
1 |
12-1 |
|
Phú Yên |
1 |
13-1 |
|
Khánh Hoà |
1 |
14-1 |
|
Thuận Hải |
2 |
15-1 |
|
|
|
16-1 |
|
Đồng Nai |
1 |
17-1 |
|
Tiền Giang |
1 |
18-1 |
|
Cửu Long |
1 |
19-1 |
1A |
Hậu Giang |
1 |
20-1 |
|
Minh Hải |
1 |
21-1 |
2A |
Vĩnh Phú |
1 |
1-2 |
|
Hà Tuyên |
2 |
2-2 3-2 |
3A |
Bắc Thái |
1 |
1-3 |
|
Cao Bằng |
1 |
2-3 |
5A |
Hải Hưng |
1 |
1-5 |
6A |
Hà Sơn Bình |
1 |
1-6 |
|
Sơn La |
2 |
2-6 |
|
|
|
3-6 |
|
Lai Châu |
1 |
4-6 |
7 |
Nghệ Tĩnh |
1 |
1-7 |
8 |
Nghệ Tĩnh |
1 |
1-8 |
9 |
Quảng Trị |
1 |
1-9 |
10 |
Thái Bình |
1 |
1-10 |
11 |
Thuận Hải |
1 |
1-11 |
12 |
Sông Bé |
1 |
1-13 |
15 |
Đồng Nai |
1 |
1-15 |
18 |
Quảng Ninh |
1 |
1-18 |
19 |
Bình Định |
1 |
1-19 |
|
Gia Lai - Kon Tum |
1 |
2-19 |
20 |
Đồng Nai |
1 |
1-20 |
|
Lâm Đồng |
1 |
2-20 |
22 |
Tây Ninh |
1 |
1-22 |
2- |
Các tổ tuần tra kiểm soát giao thông: |
|
|
1A |
Hà Sơn Bình |
1 |
22-1 |
|
Long An |
1 |
23-1 |
10 |
Quảng Ninh |
1 |
2-10 |
11 |
Lâm Đồng |
1 |
2-11 |
3- Mẫu biển treo ở trụ sở đội, tổ tuần tra kiểm soát giao thông:
CA tỉnh Phòng CSGT Tổ tuần tra kiểm soát GT Số: CA tỉnh Phòng CSGT Đội tuần tra KSGT Số:
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây