Quyết định 47/2015/QĐ-TTg khuyến khích phát triển giao thông vận tải thủy nội địa

thuộc tính Quyết định 47/2015/QĐ-TTg

Quyết định 47/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:47/2015/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:05/10/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Miễn lệ phí trước bạ với tàu, thuyền chở khách tốc độ cao

Ngày 05/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, có hiệu lực từ ngày 01/12/2015; trong đó phương tiện thủy nội địa được hiểu là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
Theo Quyết định này, phương tiện thủy nội địa chở khách tốc độ cao và phương tiện thủy nội địa vận tải công-ten-nơ sẽ được miễn lệ phí trước bạ. Bên cạnh đó, hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với việc đóng mới phương tiện thủy chở khách ngang sông tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa có điều kiện phát triển hình thức giao thông khác. Tương tự, các dự án đầu đóng mới phương tiện thủy nội địa đẩy, kéo có trọng tải 1.500 tấn và công suất máy 250 sức ngựa trở lên; phương tiện thủy nội địa tự hành và phương tiện thủy nội địa chuyên dụng có trọng tải 800 tấn trở lên vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa cũng sẽ được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Về việc hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa, Quyết định này yêu cầu các UBND cấp tỉnh thực hiện trợ giá hoặc hỗ trợ chi phí cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa; miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 06 tuổi; giảm giá vé đối với người có công với cách mạng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam.
Đối với người lái phương tiện thủy nội địa, Quyết định cũng chỉ rõ, hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, hướng dẫn người điều khiển phương tiện thủy nội địa thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem chi tiết Quyết định47/2015/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 47/2015/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN

GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, đào tạo, quản lý, khai thác trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm đường thủy nội địa; hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng; kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy nội địa và các công trình phụ trợ khác.
2. Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải.
3. Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
4. Tàu khách cao tốc là tàu, thuyền có tốc độ lớn nhất được tính bằng mét/giây (m/s) hoặc hải lý/giờ (kt) bằng hoặc lớn hơn trị số tính theo công thức sau đây:
V ³ 3,7 Δ0,1667 (m/s)
hoặc V ³ 7,1992 Δ0,1667 (kt)
Trong đó:
Δ: Thể tích lượng chiếm nước tương ứng với đường nước thiết kế cao nhất (m3).
5. Hoạt động vận tải công-ten-nơ trên đường thủy nội địa là việc sử dụng phương tiện thủy nội địa để chở công-ten-nơ trên các tuyến đường thủy nội địa.
6. Hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa là việc sử dụng phương tiện thủy nội địa để chở khách trên các tuyến đường thủy nội địa.
7. Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu là các xã có tiêu chí được quy định tại Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và có hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 4. Cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, gồm:
a) Ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước;
b) Ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi: Vốn vay viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách, vận tải công-ten-nơ;
c) Đối với thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ việc thực hiện các dự án đầu tư mới kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được áp dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Căn cứ nguồn lực địa phương ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư kết cấu hạ tầng bến khách ngang sông tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa được đầu tư kết cấu hạ tầng bến khách ngang sông và chưa có điều kiện phát triển các loại hình giao thông khác;
b) Căn cứ vào quy định hiện hành xem xét miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với đầu tư xây dựng mới cảng thủy nội địa, cải tạo hệ thống kho, bãi, cầu tàu, hệ thống thoát nước và đường nội bộ của cảng thủy nội địa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền;
c) Căn cứ vào nguồn lực địa phương xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
3. Về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với mức tăng tối thiểu hàng năm bằng 1,3 lần so với nguồn vốn đã bố trí cho năm trước đó để đảm bảo duy trì kết cấu hạ tầng và tăng cường công tác bảo đảm an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Khuyến khích áp dụng hình thức xã hội hóa thực hiện các dự án nạo vét các tuyến đường thủy nội địa không sử dụng ngân sách nhà nước; việc kết hợp tận thu sản phẩm nạo vét được thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Thí điểm thực hiện cơ chế quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trong khoảng thời gian 03 (ba) năm, từ năm 2016 đến hết năm 2018; kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường thủy nội địa quốc gia theo định mức kinh tế - kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Áp dụng phương thức đấu thầu hạn chế để lựa chọn nhà thầu thực hiện quản lý, bảo trì đường thủy nội địa trên các tuyến lòng hồ Sơn La (dài 175 km) từ thượng lưu đập thủy điện Sơn La đến hạ lưu đập thủy điện Lai Châu, tuyến sông Vàm Cỏ Đông (dài 131 km) từ ngã ba sông Vàm Cỏ Đông - Tây đến cảng Bến Kéo và tuyến sông Hồng từ Ba Lạt (phao số 0) đến ngã ba Việt Trì (dài 253 km); trong đó, mỗi tuyến luồng gồm có 01 (một) gói thầu;
b) Áp dụng phương thức đặt hàng và lập phương án, thiết kế bản vẽ thi công khi triển khai công trình nạo vét đảm bảo giao thông luồng đường thủy nội địa trên các sông: Sông Đào Hạ Lý, sông Nghèn, sông Lèn, sông Lam, tuyến Cửa Đại - Cù Lao Chàm; trong đó, việc đánh giá tác động môi trường chỉ thực hiện 01 (một) lần trên 01 (một) tuyến luồng;
c) Áp dụng phương thức đặt hàng chống va trôi các cầu: Cầu Đuống, cầu Bình, cầu Hồ, cầu Việt Trì, cầu Hàm Rồng, cầu Yên Xuân, cầu đường sắt Kỳ Lam trong mùa lũ và điều tiết khống chế đảm bảo giao thông tại các vị trí: Km 19 sông Kinh Thầy, cầu Ghềnh sông Đồng Nai, cầu Hồng Ngự kênh Hồng Ngự, cầu An Long kênh Tháp Mười số 1, khu vực bãi cạn Đông Lạnh sông Hiếu, kênh Quần Liêu, sông Đào Hạ Lý, sông Móng Cái, Thác Đền Hàn sông Lèn;
d) Áp dụng phương thức đấu thầu theo quy định hiện hành để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa đối với các tuyến luồng đường thủy nội địa quốc gia còn lại.
Điều 5. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện thủy nội địa
1. Miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện thủy nội địa chở khách tốc độ cao và phương tiện thủy nội địa vận tải công-ten-nơ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương:
a) Hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu đóng mới phương tiện thủy nội địa đẩy, kéo có trọng tải 1.500 tấn và công suất máy 250 sức ngựa trở lên; phương tiện thủy nội địa tự hành và phương tiện thủy nội địa chuyên dụng có trọng tải 800 tấn trở lên vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa, phù hợp với điều kiện khai thác của tuyến đường thủy nội địa;
b) Hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với việc đóng mới phương tiện thủy chở khách ngang sông tại những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, chưa có điều kiện phát triển hình thức giao thông khác.
Điều 6. Cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải và dịch vụ vận tải thủy nội địa
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nguồn lực địa phương:
1. Trợ giá hoặc hỗ trợ chi phí cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy nội địa.
2. Miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi.
3. Giảm giá vé đối với người có công với cách mạng, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên là công dân Việt Nam.
Điều 7. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo người lái phương tiện thủy nội địa
Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, hướng dẫn người điều khiển phương tiện thủy nội địa thuộc các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 8. Điều kiện được hưởng cơ chế, chính sách
1. Các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
2. Các dự án về đầu tư phương tiện thủy nội địa, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải có quy hoạch được duyệt.
3. Trong trường hợp cùng thời gian, một số nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có lợi nhất.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì đánh giá việc thực hiện Quyết định này và hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện;
b) Chủ trì triển khai thực hiện việc thí điểm quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quyết định này đảm bảo thủ tục đơn giản, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước; tổ chức sơ kết đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục khuyến khích thực hiện xã hội hóa nạo vét luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí ngân sách hàng năm thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa;
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa quy định tại Quyết định này.
2. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan hướng dẫn việc miễn lệ phí trước bạ đối với phương tiện thủy nội địa chở khách tốc độ cao và phương tiện thủy nội địa vận tải công-ten-nơ;
b) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng mới cảng thủy nội địa, cải tạo hệ thống kho, bãi, cầu tàu, hệ thống thoát nước và đường nội bộ của cảng thủy nội địa;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thu nhập của doanh nghiệp phát sinh từ thực hiện các dự án đầu tư mới kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được áp dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì đường thủy nội địa giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 theo quy định tại Quyết định này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải cân đối ngân sách nhà nước ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa cho đến năm 2020.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho các dự án đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hướng dẫn hồ sơ đăng ký khối lượng cát thu hồi trong quá trình thực hiện dự án nạo vét theo hình thức tận thu sản phẩm;
b) Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nạo vét luồng đường thủy nội địa.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư phương tiện, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Tổ chức thực hiện đúng quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đã được duyệt;
b) Ban hành cụ thể mức hỗ trợ lãi suất vay vốn tại tổ chức tín dụng để đầu tư phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và mức hỗ trợ giá vé cho người sử dụng trên địa bàn;
c) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường bố trí quỹ đất cho các dự án đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương;
d) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải cân đối ngân sách hàng năm để phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2015.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.47/2015/QD-TTg dated October 05, 2015 of the Prime Minister on mechanism and policies on encouraging and developing the inland waterway transportation

Pursuant to the Law on organization of Government dated 25/12/2001;

Pursuant to the Law on inland waterway transportation dated 15/6/2004 and the Law amending and supplementing some articles of Law on inland waterway transportation dated 17/6/2004;

Pursuant to the Law on state budget dated 16/12/2002;

Pursuant to the Enterprise Law dated 26/11/2014;

Pursuant to the Investment Law dated 26/11/2014;

Pursuant to the Public Investment Law dated 18/6/2014;

At the request of the Minister of Transport,

The Prime Minister issues the Decision on mechanisms and policies on encouragement of development of inland waterway transportation.

Article 1. Scope of adjustment

This Decision provides for the mechanisms and policies on encouragement of development of inland waterway transportation in Vietnam;

Article 2. Subject of application

This Decision applies to organizations, organs and individuals related to the activities of investment, training, management and operation in the field of inland waterway transportation in Vietnam;

Article 3. Interpretation of term

In this Decision, the following terms are construed as follows:

1. Inland waterway transportation infrastructure includes the inland waterway, passage protection corridor; port, inland waterway landing stage, anchoring area outside the port area; embankments, dams, inland waterway signals and other ancillary works.

2. Inland waterways are passages, dry lock and works helping waterways vehicles pass dams, waterfalls on river, canals, ditches or passages on lakes, ponds, lagoons, bays, coast, to the islands, connecting islands within internal waters of the Socialist Republic of Vietnam under the management and operation for transportation.

3. The inland waterway vehicles are boats, ships and other floating structures with without engine always operating on the inland waterway.

4. High-speed crafts are ships and boats with highest speed calculated by meter/second (m/s) or knot equal or greater than values calculated by the following formula:

V ³ 3,7 Δ0,1667(m/s)

or V ³ 7,1992 Δ0,1667(kt)

In which:

Δ: Volume of displacement corresponding to the highest design waterline (m3).

5. Container transportation on inland waterway is the use of inland waterway vehicles to transport containers on inland waterway routes.

6. Passenger transportation on inland waterway is the use of inland waterway vehicles to transport passengers on inland waterway routes.

7. Particularly poor communes, frontier communes, security area communes are the communes with criteria specified in Decision No. 2405/QD-TTg dated 10/12/2013 of the Prime Minister and have activities of inland waterway transportation.

Article 4. Mechanisms and policies in managing the development investment and maintenance of inland waterway transportation infrastructure

1. The mechanisms and policies on development investment and maintenance of inland waterway transportation infrastructure are as follows:

a) Prioritizing the allocation of fund from the state budget to the adjustment and implementation of planning of inland waterway transportation development approved by the competent authority level in accordance with the balancing capacity of the state budget;

b) Prioritizing the access to the preferential loans: ODA loan and preferential capital for investment in inland waterway transportation infrastructure for passenger and container transportation;

c) For the income of businesses generated from the implementation of new investment projects of inland waterway transportation infrastructure, apply the provisions of Points b, Clause 1, Article 15 of Decree No. 218/2013/ND-CP dated 26/12/2013 of the Government defining and guiding the implementation of the Law on enterprise income tax.

2.The People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall:

a) Based on the local resources, prioritize the allocation of fund for investment in infrastructure of river-crossing passenger landing stage in places with difficult economic conditions without investment in infrastructure of river-crossing passenger landing stage and conditions for development of other types of transportation;

b) Based on the current regulations, consider the exemption and reduction in land leasing rent or water surface leasing rent for investment in new building of inland waterway port, renovation of warehouse, open storage and pier system, water drainage and internal road system of inland waterway port; report to the Prime Minister on issues beyond their authorities;

c) Based on the local resources, considers the assistance of interest of capital loan at credit institutions for investment projects of inland waterway transportation infrastructure.

3. With respect to the management and maintenance of inland waterway: For the period from 2016 to 2020, prioritizing the allocation of economic non-business capital for the maintenance of inland waterway under the plan approved by the competent state organs with a annual minimum increase by 1.3 times compared to the funds allocated for the previous year to ensure the maintenance of infrastructure and improve the safety and reduce accidents of inland waterway transportation.

Encouraging the application of socialized implementation of dredging projects of inland waterway routes without using the state budget; the combined gathering of all dredged products shall comply with current regulations;

4. Piloting the implementation of mechanisms of management and maintenance of inland waterway within a period of 03 (three) years, from 2016 to the end of 2018. The fund for implementation is from the economic non-business capital of national inland waterway under the technical –economic norms approved by the competent state organs, particularly as follows:

a) Applying the method of limited bidding to select contractors to manage and maintain the inland waterway on the routes of Son La lake (length: 175km) from the upstream of Son La hydropower dam to the downstream of Lai Chau hydropower dam, Vam Co Dong river route (length: 131 km) from the intersection of Vam Co Dong – Vam Co Tay rivers to Ben Keo port and Hong river route from Ba Lat ( float No. 0) to Viet Tri intersection (length: 253 km). Each route/passage has 01 (one) package;

b) Applying the method of order, plan preparation, design of working drawing upon implementation of dredging project to ensure the transportation of inland waterway on the rivers: Dao Ha Ly river, Nghen river, Len river, Lam river, Cua Dai – Cu Lao Cham route. The assessment of environmental impact is done 01 (one) time on 01 (one) route/passage.

c) Applying the method of order to prevent collision for bridges: Duong, Binh, Ho, Viet Tri, Ham Rong, Yen Xuan, Ky Lam railway bridge during flood season and regulation and control to ensure the transportation at the location: Km 19 of Kinh Thay river, Ghenh bridge of Dong Nai River, Hong Ngu bridge on Hong Ngu canal, An Long bridge on Thap Muoi No.1, Dong Lanh shoal area of Hieu river, Quan Lieu canal, Dao Ha Ly river, Mong Cai river, Den Han waterfall on Len river.

d)Applyingthe method of bidding under current regulations to carry out the management and maintenance of inland waterways for the national remaining inland waterway routes;

Article 5. Mechanism and policies in encouraging the investment in inland waterway vehicles

1. Exemption from registration fees for inland waterway vehicles such as high-speed crafts and inland waterway container transportation vehicles.

2.The People’s Committee of provinces and centrally-run cities shall base themselves on the local resources to:

a) Provide assistance of loan interest at credit institutions to the investment projects in new building of pulling and pushing inland waterway vehicles with load of 1,500 tons and engine capacity of 250 HP or more; the self-propelled inland waterway vehicles and the special-use inland waterway vehicles with load of 800 tons or more for transporting goods by inland waterway in accordance with the operation conditions of inland waterway routes;

b) Provide assistance of loan interest at credit institutions to the new building of inland waterway vehicles to transport passengers across rivers at the areas with difficult economic conditions without conditions to develop the other types of transportation.

Article 6. Mechanisms and policies on assisting the activities of transportation operation and services of inland waterway transportation

The People’s Committee of provinces and centrally-run cities shall base themselves on the local resources to:

1. Provide price support or expense support for public transportation of passenger by inland waterway.

2. Give exemption from fare to children under 6 years old.

3. Reduce fare to people with meritorious services to the revolution, people with severe disability and particularly severe disability, the elderly, students as Vietnamese citizens.

Article 7. Mechanisms and policies on assistance and training to the inland waterway vehicle operators

Providing 100% of training and instruction fund assistance for the inland waterway vehicle operators in particularly poor communes, frontier communes and security area communes of provinces and centrally­run cities.

Article 8. Conditions to receive the mechanisms and policies

1. All businesses must ensure the operational conditions in the field of inland waterway as prescribed by law.

2. The projects of investment in inland waterway vehicles and projects of inland waterway infrastructure must have their approved planning.

3. In case of the same time, some contents have some assistance policies from various programs or projects, the beneficiaries may choose the most profitable policy.

Article 9.Implementation organization

1. The Ministry of Transport

a) Assesses the implementation of this Decision and makes annual report to the Prime Minister on implementation result.

b) Implements the pilot management and maintenance of inland waterway specified in Clause 4, Article 4 of this Decision to ensure simple procedures to suit the actual requirements and strengthen the role, responsibilities and effective state management; organizes preliminary assessment and reports to the Prime Minister on implementation results;

c) Coordinates with the relevant Ministries, sectors and organs in providing instructions on order and procedures for encouraging the socialized dredging of inland waterway passages with combined gathering of all dredged products without use of state budget;

d) Coordinates with the Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment to allocate annual budget for implementation of policies on development of inland waterway transportation;

dd) Coordinates with the Ministry of Finance in providing instructions on development of inland waterway transportation provided for in this Decision.

2. The Ministry of Finance

a) Coordinates with the relevant Ministries in providing instructions on exemption of registration fees for inland waterway vehicles such as high-speed crafts and inland waterway container transportation vehicles

b) Coordinates with the State Bank of Vietnam in providing instructions on assistance of loan interest at financial institutions for investment projects in inland waterway vehicles and transportation infrastructure.

c) Coordinates with the Ministries, sectors, People’s Committee of provinces and centrally-run cities in providing instructions on implementation of policies on exemption and reduction in land leasing rent or water surface leasing rent in the field of investment in new building of inland waterway port, renovation of system of warehouse, open storage, pier, water drainage and internal road system of inland waterway ports.

d) Coordinates with the relevant Ministries and sectors in providing instructions on income of businesses generated from the implementation of new investment projects in inland waterway transportation infrastructure as stipulated under Point b, Clause 1, Article 15 of Decree No. 218/2013/ND-CP dated 26/12/2013 of the Government detailing and guiding the implementation of Law on enterprise income tax.

dd) Coordinates with the Ministry of Transport in allocating economic non-business capital to the maintenance of inland waterway for the period from 2016 to 2020 as stipulated by this Decree.

3. The Ministry of Planning and Investment

Coordinates the Ministry of Finance and the Ministry of Transport in balancing the state budget, prioritizing the allocation of capital for development of inland waterway transportation infrastructure by 2020.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment

a) Provides instructions on allocation of land fund to the construction investment projects in inland waterway ports under the land use planning and land; on dossier to register the sand volume recovered during the implementation of dredging project in the form of gathering of all dredged products;

b) Provides instructions for the relevant organs and units on implementation of regulations on environmental protection concerning the dredging of inland waterway passages.

5. The State Bank of Viet Nam

Coordinates with the Ministry of Finance and Ministry of Transport in providing instructions on assistance of capital loan at financial institutions for investment projects in inland waterway vehicles and transportation infrastructure.

6.People s Committees of provinces and centrally-run cities

a) Comply with the approved planning of inland waterway transportation development;

b) Issue the assistance rate of loan interest at financial institutions for investment in inland waterway vehicles and transportation infrastructure and assistance rate of fare for the users in their areas.

c) Coordinate with the Ministry of Transport and the Ministry of Natural Resources and Environment in allocation of land for construction projects of inland waterway ports under the planning of land use of the localities;

d) Coordinate with the Ministry of Transport and the Ministry of Transport in balancing the annual budget to develop the inland waterway transportation.

Article 10.Implementation effect

This Decision takes effect on December 01, 2015.

Article 11.Implementation responsibilities

The Ministers, Heads of ministerial-level organs, Heads of governmental organs and Chairman of People s Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decision. /.

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 47/2015/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất