Quyết định 3655/QĐ-BGTVT 2018 duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ

thuộc tính Quyết định 3655/QĐ-BGTVT

Quyết định 3655/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:3655/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Văn Thể
Ngày ban hành:27/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ưu tiên đầu tư, triển khai ngay dự án luồng Cái Mép - Thị Vải

Nhằm phân bổ, điều tiết hợp lý luồng hàng hóa nhằm giảm tải lưu lượng giao thông đô thị, giải tỏa ùn tắc tại khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, ngày 27/12/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 3655/QĐ-BGTVT.

Dự kiến vào năm 2020, đến 238,5 triệu tấn hàng hóa và 343,9 nghìn lượt khách được thông qua mỗi năm tại nhóm cảng biển này; Tiếp nhận được các tàu bách hóa, tàu hàng rời có trọng tải đến 10.000 tấn và lớn hơn, tàu chuyên dùng chở dầu thô đến 300.000 tấn và tàu khách có sức chở đến 6.000 hành khách.

Để đảm bảo mục tiêu trên, trong giai đoạn đến năm 2020 luồng Cái Mép - Thị Vải là dự án quan trọng, cấp bách, cần triển khai ngay; Quy hoạch cũng ưu tiên đầu tư các dự án: Các tuyến giao thông từ khu bến cảng Cát Lái ra đường vành đai 2, nút giao thông Mỹ Thủy; Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; Đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước…

Các chế độ, chính sách về kinh phí thuê đất, thuế, sử dụng vốn tín dụng ưu đãi… cho các doanh nghiệp di dời thực hiện theo quy định hiện hành; trường hợp cần thiết, báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son để giải quyết.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định3655/QĐ-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 3655/QĐ-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2017

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ (NHÓM 5) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

-------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ văn bản số 1178/TTg-KTN ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các cảng biển thuộc Nhóm cảng biển số 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải;

Xét tờ trình 1990/TTr-CHHVN ngày 24 tháng 5 năm 2017, văn bản số 5218/CHHVN-KHĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Cục Hàng hải Việt Nam và hồ sơ cập nhật hoàn thiện Quy hoạch; Biên bản Hội đồng thẩm định ngày 21 tháng 11 năm 2017 tại cuộc họp thẩm định điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Phạm vi quy hoạch

Nhóm 5 bao gồm các cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và các bến cảng trên sông Soài Rạp thuộc tỉnh Long An.

II. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

- Tận dụng và phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực để phát triển cảng, khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thúc đy tiềm năng trung chuyn quốc tế của cảng biển Nhóm 5.

- Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển phù hợp các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa trên quan điểm không làm ảnh hưởng đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí vận tải đường biển, góp phần giảm áp lực vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên đường bộ.

- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển, không làm cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và vào, rời cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn đều được cấp phép vào, rời cảng.

- Đầu tư có chiều sâu để nâng cao năng lực khai thác, sử dụng hiệu quả hạ tầng cầu cảng, bến cảng hiện có; tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng trong quản lý, khai thác cảng biển; khuyến khích các bến cảng cũ, có năng suất bốc dỡ thấp nâng cấp, đổi mới công nghệ, tăng năng suất bốc dỡ, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển của khu vực nói riêng và toàn bộ miền Nam nói chung.

- Phát triển cảng biển Nhóm 5 gắn với việc kết nối đồng bộ hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, tạo động lực thúc đẩy phát triển các khu kinh tế, đô thị ven biển và các khu công nghiệp lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và các tỉnh lân cận.

- Kết hợp phát triển hài hòa các bến cảng chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng, hàng nông sản... để đáp ứng thông qua các loại hàng hóa của toàn khu vực.

- Tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, đặc biệt từ khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển cảng biển và cơ sở hạ tầng công cộng cảng biển theo quy định.

- Phát triển cảng biển cần đảm bảo yếu tố bền vững, gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Gành Rái, khu sinh thái ngập mặn Cần Giờ và rng ngập mặn dọc sông Thị Vải; đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành phố trong khu vực; đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Phát triển cảng biển gắn liền với yêu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh.

2. Mục tiêu, định hướng phát triển

a) Mục tiêu chung

- Bố trí hợp lý các cảng biển trong Nhóm 5 với mục đích phát huy được hiệu quả tổng hợp; đồng thời tạo sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên quan với vùng hấp dẫn của cảng, kết hợp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ làm động lực phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Phân bổ, điều tiết hợp lý luồng hàng hóa nhằm giảm tải lưu lượng giao thông đô thị, giải tỏa ùn tắc tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

- Hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, của khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Hình thành và phát triển cảng cửa ngõ quốc tế, cảng đầu mối khu vực hiện đại nhằm đáp ứng xu thế phát triển của vận tải biển Việt Nam và thế giới, thu hút một phần lượng hàng hóa trung chuyển trong khu vực.

b) Mục tiêu cụ thể

Bảo đảm thông qua lượng hàng hóa, hành khách các giai đoạn quy hoạch như sau:

- Dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 228,2 đến 238,5 triệu tấn/năm, trong đó lượng hàng công ten nơ khoảng từ 10,58 đến 11,08 triệu TEU/năm; năm khoảng từ 291,8 đến 317,7 triệu tn/năm, trong đó lượng hàng công ten nơ khoảng từ 14,40 đến 15,75 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 358,5 đến 411,5 triệu tấn/năm, trong đó lượng hàng công ten nơ khoảng từ 18,95 đến 21,48 triệu TEU/năm.

- Dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 281,9 đến 343,9 nghìn lượt khách/năm; năm 2025 khoảng từ 294,4 đến 478,4 nghìn lượt khách/năm; năm 2030 khoảng từ 307,5 đến 705,8 nghìn lượt khách/năm.

- Tiếp nhận được các tàu bách hóa, tàu hàng rời có trọng tải đến 10.000 tấn và lớn hơn, tàu chở hàng công ten nơ có trọng tải tương đương từ 10.000 tấn đến 200.000 tn, tàu chuyên dùng chở dầu thô đến 300.000 tấn, tàu chở sản phẩm dầu có trọng tải từ 10.000 tấn đến trên 50.000 tấn, tàu khách có sức chở đến 6.000 hành khách.

III. Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm

Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) có 04 cảng biển: Cảng thành phố Hồ Chí Minh, cảng Đồng Nai, cng Vũng Tàu (bao gồm cả Côn Đảo) và cảng Bình Dương.

a) Cảng biển thành phố Hồ Chí Minh: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến chính: Khu bến trên sông Sài Gòn, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 112,67 đến 116,94 triệu tấn/năm, trong đó, riêng hàng công ten nơ khoảng từ 6,56 đến 6,82 triệu TEU/năm; năm 2025 khoảng từ 133,03 đến 141,48 triệu tấn/năm, trong đó riêng lượng hàng công ten nơ khoảng từ 7,72 đến 8,18 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 145,47 đến 159,98 triệu tấn/năm, trong đó riêng lượng hàng công ten nơ khoảng từ 8,44 đến 9,07 triệu TEU/năm.

Lượng hành khách thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 26,49 đến 48,67 nghìn lượt khách/năm; năm 2025 khoảng từ 27,67 đến 108,76 nghìn lượt khách/năm; năm 2030 khoảng từ 28,9 đến 243,0 nghìn lượt khách/năm.

Quy hoạch chi tiết cho các khu bến chức năng chính như sau:

+ Khu bến cảng trên sông Sài Gòn: Là khu bến cảng, cầu cảng cho tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Khu bến này thực hiện di dời, chuyển đổi công năng theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ; chuyển đổi một phần bến cảng Khánh Hội làm bến cảng khách nội địa và trung tâm dịch vụ hàng hải. Di dời bến cảng Tân Thuận (thuộc Cảng Sài Gòn) ra Hiệp Phước phù hợp với tiến độ xây dựng cầu Thủ Thiêm 4. Những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng; nghiên cứu di dời sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn thuê đất.

+ Khu bến cảng Cát Lái (sông Đồng Nai): Là khu bến cảng, cầu cảng cho tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Hạn chế đầu tư thêm bến cảng; thực hiện các giải pháp khai thác để giảm áp lực vận tải lên tuyến đường bộ hiện hu; chỉ xem xét đầu tư thêm bến cảng khi hạ tầng kết nối cảng và hạ tầng giao thông của khu vực cơ bản được đầu tư hoàn chỉnh, đảm bảo năng lực vận tải, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa.

+ Khu bến cảng Nhà Bè (sông Nhà Bè): Là khu bến cảng cho tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Cải tạo nâng cấp (không mở rộng) các bến trên sông Nhà Bè. Xây dựng mới bến cảng khách cho tàu 60.000 GT tại Phú Thuận (hạ lưu cầu Phú Mỹ).

+ Khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp): Là khu bến cảng chính của cảng biển thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai, chủ yếu làm hàng tổng hợp, công ten nơ; tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải đến 50.000 tấn và tàu công ten nơ đến 4.000 TEU; có một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.

+ Khu bến cảng Cần Giuộc - Long An (trên sông Soài Rạp): Là khu bến cảng tổng hợp, chuyên dùng (bao gồm bến phục vụ Trung tâm Điện lực Long An) tiếp nhận tàu có trọng tải từ 20.000 đến 50.000 tấn qua cửa Soài Rạp.

b) Cảng biển Đồng Nai: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), gồm khu bến cảng Long Bình Tân (sông Đồng Nai); khu bến cảng Phú Hữu (đoạn sông Đồng Nai và đoạn sông Lòng Tàu - Nhà Bè), khu bến cảng Ông Kèo (sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh); khu bến cảng Gò Dầu, khu bến cảng Phước An (sông Thị Vải).

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 17,72 đến 18,79 triệu tấn/năm, trong đó hàng công ten nơ khoảng từ 0,66 đến 0,71 triu TEU/năm; năm 2025 khoảng từ 29,20 đến 32,96 triệu tấn/năm, trong đó lượng hàng công ten nơ khoảng từ 1,30 đến 1,51 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 44,48 đến 51,69 triệu tấn/năm, trong đó lượng hàng công ten nơ khoảng t2,27 đến 2,65 triệu TEU/năm.

Quy hoạch chi tiết cho các khu bến cảng chức năng chính như sau:

+ Khu bến cảng Phước An, Gò Dầu (trên sông Thị Vải): Là khu bến chính của cảng Đồng Nai, chủ yếu tiếp nhận tàu tổng hợp, công ten nơ cho tàu có trọng tải đến 60.000 tấn (Phước An) và 30.000 tấn (Gò Dầu); có một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp liền kề.

+ Khu bến cảng Phú Hữu, Nhơn Trạch, Ông Kèo (trên sông Đồng Nai, Nhà Bè, Lòng Tàu): Bao gồm khu bến cảng chuyên dùng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 10.000 đến 30.000 tấn và khu bến tổng hợp cho tàu có trọng tải đến 30.000 tấn.

+ Khu bến cảng trên sông Đồng Nai: Bao gồm bến cảng cho tàu tổng hợp, công ten nơ và có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải đến 5.000 tấn tại khu vực Long Bình Tân (Đồng Nai).

c) Cảng biển Bình Dương: Là cảng tổng hợp địa phương (Loại II), trên sông Đồng Nai, có 01 bến cho tàu có trọng tải đến 5.000 tấn, bốc xếp hàng tổng hợp, công ten nơ.

Lượng hàng thông qua dự kiến đến năm 2020 khoảng từ 1,8 đến 2,0 triệu tấn/năm; không phát triển thêm trong giai đoạn năm 2025 - 2030.

d) Cảng biển Vũng Tàu: Là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), đảm nhận vai trò là cảng trung chuyển quốc tế, gồm các khu bến chức năng chính: Khu bến cảng Gò Dầu, Tắc Cá Trung; khu bến cảng Phú Mỹ, Mỹ Xuân; khu bến cảng Cái Mép, Sao Mai - Bến Đình; khu bến cảng Long Sơn; khu bến cảng sông Dinh và khu bến cảng Côn Đảo.

Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 96,06 đến 100,85 triệu tấn/năm, trong đó hàng công ten nơ khoảng t3,14 đến 3,30 triệu TEU/năm; năm 2025 khoảng từ 127,88 đến 141,28 triệu tấn/năm, trong đó hàng công ten nơ khoảng từ 5,16 đến 5,82 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 166,81 đến 197,93 hiệu tấn/năm, trong đó hàng công ten nơ khoảng t8,02 đến 9,51 triệu TEU/năm.

Lượng hành khách thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng t255,39 đến 295,25 nghìn lượt khách/năm; năm 2025 khoảng từ 266,75 đến 369,65 nghìn lượt khách/năm; năm 2030 khoảng từ 278,60 đến 462,80 nghìn lượt khách/năm.

Quy hoạch chi tiết cho các khu bến cảng chức năng chính như sau:

+ Khu bến cảng Gò Dầu, Tắc Cá Trung: Khu bến cho tàu tổng hợp, công ten nơ có bến chuyên dùng cho hàng ri, hàng lỏng, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 tấn.

+ Khu bến cảng Phú Mỹ, Mỹ Xuân (sông Thị Vải): Chủ yếu làm hàng tổng hợp cho tàu có trọng tải từ 50.000 đến 80.000 tấn, tàu công ten nơ có sức chở từ 4.000 đến 6.000 TEU, có một số bến chuyên dùng phục vụ cơ sở công nghiệp, dịch vụ.

+ Khu bến cảng Cái Mép, Sao Mai - Bến Đình: Là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng công ten nơ xuất khẩu, nhập khẩu trên tuyến biển xa và công ten nơ trung chuyển quốc tế; trong đó, khu vực Cái Mép tiếp nhận tàu trọng tải 80.000 đến 200.000 tấn (sức chở 6.000 đến trên 18.000 TEU); khu vực Sao Mai - Bến Đình tiếp nhận tàu công ten nơ trọng tải từ 80.000 tấn (sức chở 6.000 TEU) đến trên 100.000 tấn và có bến cảng khách du lịch quốc tế cho tàu đến 225.000 GT.

+ Khu bến cảng Long Sơn: Chức năng chính là chuyên dùng của khu liên hợp lọc hóa dầu, có bến nhập dầu thô cho tàu trọng tải đến 300.000 tấn, bến tàu trọng tải từ 30.000 đến 100.000 tấn nhập nguyên liệu khác và xuất sản phẩm; phần đường bờ phía Đông Nam dành để xây dựng bến tổng hợp phục vụ cho phát triển lâu dài của khu vực.

+ Khu bến cảng Vũng Tàu - Sông Dinh tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải đến 10.000 tấn (khu công nghiệp Đông Xuyên).

+ Khu bến cảng Côn Đảo với chức năng chính là bến tổng hợp và hành khách phục vụ cho Côn Đảo, cỡ tàu trọng tải từ 2.000 đến 5.000 tấn; bố trí bến dịch vụ hàng hải và dầu khí cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn.

2. Định hướng đối với quy hoạch di dời giai đoạn kế tiếp

- Các bến cảng trên sông Sài Gòn: Di dời bến cảng Tân Thuận (thuộc Cảng Sài Gòn) ra khu vực Hiệp Phước phù hợp với tiến trình xây dựng cầu Thủ Thiêm 4; những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng và nghiên cu di dời sau năm 2020 hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn.

- Các bến phao trên sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè di dời phù hợp với tiến trình đầu tư các công trình vượt sông và các bến cảng cứng trong khu vực.

(Danh mục chi tiết về quy mô, chức năng từng cảng trong Nhóm được nêu cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

3. Quy hoạch cải tạo, nâng cấp luồng tàu

- Luồng Sài Gòn - Vũng Tàu: Tiếp tục nghiên cứu cải tạo một số đoạn cong gấp, duy trì độ sâu và hệ thống báo hiệu hàng hải luồng Lòng Tàu cho tàu trọng ti 30.000 tấn hành hải 24/24 giờ trong ngày.

- Luồng Soài Rạp: Thực hiện nạo vét duy tu các đoạn cạn, nghiên cứu áp dụng các biện pháp chnh trị dòng sông (đê, kè...) để đảm bảo độ sâu luồng -9,5 m (hệ Hải đồ), tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 tấn đầy tải và 50.000 tấn giảm tải.

- Luồng sông Đồng Nai: Duy trì hiện trạng khai thác cho tàu trọng tải 30.000 tấn đến khu bến Cát Lái, tàu trọng tải đến 5.000 tấn đến hạ lưu cầu Đồng Nai.

- Luồng Cái Mép - Thị Vải: Triển khai công tác phân luồng chạy tàu khu vực Vịnh Gành Rái nhằm đảm bảo an toàn hành hải trong khu vực; nghiên cứu đầu tư nạo vét đoạn luồng từ phao số “0” vào đến bến cảng CMIT đạt cao độ -15,5 m để phục vụ các tàu trọng tải lớn hành hải, thúc đẩy hoạt động trung chuyển tại khu vực Cái Mép. Từng bước cải tạo nâng cấp tuyến luồng đảm bảo khả năng tiếp nhận tàu đến 200.000 tấn, tàu công ten nơ sức chở đến 18.000 TEU vào, rời các bến cảng khu vực Cái Mép; tiếp nhận tàu trọng ti đến 100.000 tấn, tàu công ten nơ sức chở 8.000 TEU vào, rời khu vực Phú Mỹ (Thị Vải); đáp ứng cho tàu trọng tải đến 60.000 tấn vào, rời khu vực Phước An, Mỹ Xuân và tàu trọng tải đến 30.000 tn vào, rời khu vực Gò Dầu.

- Luồng Đồng Tranh: Khai thác cho cỡ tàu 3.000 tấn đầy tải và 5.000 tấn giảm tải.

- Luồng sông Dinh: Duy trì điều kiện khai thác ổn định cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn.

4. Quy hoạch hạ tầng phục vụ quản lý, khai thác cảng biển

a) Phát triển bến sà lan phục vụ hoạt động của cảng biển

Tận dụng hệ thống sông, kênh rạch tự nhiên để nghiên cứu phát triển các bến tiếp nhận tàu nhỏ, sà lan phục vụ kết nối đường thủy nội địa tới các khu vực. Cụ thể:

- Cảng biển thành phố Hồ Chí Minh: các bến sà lan tại Cát Lái, các bến trên rạch Rộp, Mương Lớn, Sóc Vàm... tại Hiệp Phước.

- Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu: Các bến sà lan quanh Trung tâm logistics Cái Mép Hạ, trên Vàm Treo Gũi, rạch Ngã Tư, rạch Bàn Thạch...

- Cảng biển Đồng Nai: Các bến sà lan trên Tắc Hông, sông Quán Chim....

b) Khu neo đậu, vùng đón trả hoa tiêu

- Bổ sung các điểm neo đậu tàu tại khu vực Vịnh Gành Rái để phục vụ mở rộng, phân luồng chạy tàu luồng Cái Mép - Thị Vải; bổ sung các điểm neo đậu phục vụ tránh trú bão cho giàn khoan, tàu trọng tải lớn tại khu vực tiếp giáp khu neo đậu ngoài phao số “0” luồng Sài Gòn - Vũng Tàu; bổ sung trên sông Gò Gia khu neo chờ cho đội sà lan vào, rời các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải; bổ sung khu neo đậu, tránh trú bão khu vực sông Đồng Nai đáp ứng nhu cầu neo chờ của tàu thuyền vào, rời các bến cảng tại khu vực.

- Điều chỉnh khu vực đón trả hoa tiêu trong Vịnh Gành Rái, dọc hai bên luồng Cái Mép - Thị Vải để thực hiện phân luồng chạy tàu.

c) Phát triển các cảng cạn và công trình phụ trợ hoạt động cảng biển

- Phát triển các cảng cạn kết hợp thực hiện dịch vụ logistics theo Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Phát triển hệ thống công trình phụ trợ (kho, bãi, bãi đậu xe...) tại các khu công nghiệp, trung tâm logistics phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông các địa phương trong Nhóm cảng biển số 5.

5. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020

a) Luồng hàng hải: Báo cáo Chính phủ cho phép xác định Dự án đầu tư luồng Cái Mép - Thị Vải là dự án quan trọng, cấp bách, cần triển khai ngay, đặc biệt là đoạn luồng từ phao số “0” đến bến cảng CMIT đạt bề rộng B = 350 m, cao độ đáy -15,5 m đảm bảo khai thác tàu trọng tải từ 80.000 tấn đến 160.000 tấn.

b) Đường bộ:

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến giao thông từ khu bến cảng Cát Lái ra đường vành đai 2, nút giao thông Mỹ Thủy và các nút giao thông kết nối với khu bến cảng Cát Lái.

- Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Tập trung triển khai đầu tư xây dựng trước đoạn Biên Hòa - Cái Mép, tăng cường khả năng kết nối khu cảng Cái Mép - Thị Vải.

- Các tuyến đường liên cảng, các tuyến kết nối tới các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải.

- Đường vào các bến cảng khu vực Hiệp Phước: Đầu tư hoàn thiện tuyến trục Bắc - Nam vào khu Hiệp Phước, các tuyến chính kết nối với khu vực cảng trong Khu công nghiệp.

c) Đường sắt: Nghiên cứu khả thi kết ni đường sắt tới các bến cảng khu vực Cái Mép.

d) Đưng thủy nội địa: Báo cáo chủ trương đầu tư Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam bằng nguồn vốn vay ODA.

IV. Các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện

1. Về đầu tư phát triển cảng nói chung

- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển. Tăng cường xúc tiến đầu tư phát triển cảng biển. Nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng dùng chung...) của các cảng biển, bến cảng biển đặc biệt quan trọng.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác cảng biển, bến cảng biển theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế; tạo điều kiện bố trí cơ sở làm việc của Cảng vụ hàng hải, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các bến cảng mới; tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển trong nhóm, đảm bảo sự phối hợp, gắn kết đồng bộ với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, quy hoạch xây dựng và quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có cảng biển.

- Khuyến khích xây dựng bến cảng, khu bến cảng phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư bến cảng và hiệu quả sử dụng đường bờ làm cảng. Quỹ đất dành cho phát triển cảng đảm bảo chiều rộng từ 500 - 700 m dọc các sông lớn có tiềm năng phát triển cảng (Cái Mép - Thị Vải, Soài Rạp, Lòng Tàu, Nhà Bè, Đồng Nai...); dành quỹ đất thích hợp cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối dịch vụ logistics; tăng cường kết nối vận tải thủy nội địa, giảm chi phí logistics.

2. Cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch di di cảng

- Các cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2005 và các văn bản chỉ đạo liên quan của Thủ tướng Chính phủ.

- Nguồn vốn được tạo thành từ chuyển đổi công năng, chuyển quyền sử dụng đất, bán nhà xưởng và các công trình khác, thực hiện theo Quyết định số 46/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tài chính phục vụ di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son và các quy định pháp luật liên quan.

- Các chế độ chính sách khác (kinh phí thuê đất, thuế, sử dụng vốn tín dụng ưu đãi...) cho các doanh nghiệp di dời thực hiện theo quy định hiện hành; trường hợp cần thiết, báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son để giải quyết hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

3. Chính sách phân luồng hàng hóa

- Phân luồng điều tiết hàng hóa giữa bến cảng Cát Lái và các bến cảng khác trong khu vực như Cái Mép - Thị Vải, Hiệp Phước, Long An... theo hướng phân bổ lượng hàng công ten nơ xuất khẩu, nhập khẩu từ Cái Mép - Thị Vải chia sẻ cho các khu cảng Đồng Nai, Hiệp Phước, Long An thay vì tập trung mật độ quá lớn tại khu bến cảng Cát Lái như hiện nay.

- Nghiên cứu thực hiện giải pháp hạn chế vận chuyển hàng hóa bằng đường b thông qua bến cảng tại khu vực Cát Lái; tăng cường sử dụng phương thức vận tải đường thủy nội địa kết nối tới các khu bến cảng biển.

- Thiết lập đầy đủ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động hàng hải, cảng biển tại khu bến cảng Cái Mép, Hiệp Phước; nâng cao năng lực khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải, Hiệp Phước; tăng cường hải quan điện tử, từng bước tiến ti loại bỏ thủ tục nộp hồ sơ giấy nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thông qua hàng hóa.

4. Cơ chế khuyến khích hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế

- Đẩy mạnh việc áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế; hình thành những điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý, khai thác, dịch vụ tài chính, ngân hàng; các dịch vụ chuyên ngành cần thiết khác để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút, thông qua lượng hàng trung chuyển quốc tế của khu vực.

- Các địa phương trong Nhóm cảng biển số 5 cần quy hoạch quỹ đất và thúc đẩy đầu tư các cảng cạn, trung tâm logistics phục vụ hoạt động của các bến cảng; thúc đẩy đầu tư các cơ sở công nghiệp tại các khu bến cảng có sản lượng hàng hóa còn thấp.

5. Giải pháp đối với các bến phao, khu chuyển tải

- Các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa theo quy hoạch: Được quy hoạch, tổ chức quản lý quy hoạch và được khuyến khích đầu tư, khai thác ổn định, lâu dài, phù hợp quy hoạch chung của cảng như đối với các cầu cảng, bến cảng. Việc đầu tư xây dựng và khai thác bến phao (kể cả các bến phao chuyển tải phục vụ các trung tâm nhiệt điện khi chưa có cảng trung chuyển nếu có) phải được nghiên cứu kỹ, đảm bảo các yếu tố bảo vệ môi trường.

- Các bến phao, điểm chuyển tải tạm thời: Không được quy hoạch, chỉ được cấp phép hoạt động trong thời gian nhất định, tối đa không quá 5 năm và chỉ khi các cầu, bến cảng, bến phao, điểm chuyển tải theo quy hoạch tại khu vực chưa đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa thực tế. Chủ đầu tư các bến phao phải dng hoạt động và thu hi các bến phao khi hết thời hạn hoạt động.

- Trong giai đoạn trước năm 2020, di dời các bến phao trên sông Sài Gòn. Từng bước di dời các bến phao trên sông Đồng Nai, sông Nhà Bè phù hợp với tiến trình đầu tư các bến cứng. Nghiên cứu phát triển bến phao, khu chuyển tải trên sông Gò Gia, Thiềng Liềng, Soài Rạp, Vịnh Gành Rái cho cỡ tàu phù hợp, góp phần thông qua hàng hóa khu vực, giảm chi phí vận tải.

6. Giải pháp đối với bến cảng xăng dầu

- Quy hoạch các bến xăng dầu tại những vị trí phù hợp, đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố tràn dầu.

- Kiểm tra, rà soát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật tăng cường an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các bến cảng xăng dầu trong Nhóm trong trường hợp cần thiết, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Cục Hàng hải Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các địa phương và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các địa phương và các cơ quan liên quan tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải trong việc thỏa thuận đầu tư dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng.

- Chủ trì thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.

- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: Căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các địa phương, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ tổng kết tình hình triển khai thực hiện quy hoạch.

- Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, kết hợp chặt chẽ với quá trình thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển, bến cảng được ban hành tại Quyết định số 3304/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đầu tư bến tổng hợp, công ten nơ tại các khu bến cảng với điều kiện không ảnh hưởng tiêu cực đến lượng hàng thông qua các bến cảng khác trong khu vực; có điều kiện giao thông kết nối thuận lợi, không gây ách tắc giao thông đô thị, góp phần giảm chi phí vận tải.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Chỉ đạo việc lập các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển được duyệt; tổ chức quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất theo quy hoạch để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển.

- Trước khi cấp vùng đất, vùng nước khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng cảng, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải để Bộ tham gia ý kiến về các nội dung liên quan đến quy hoạch cảng (công năng, quy mô, thời điểm, tiến độ đầu tư) theo quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong quá trình lập, thẩm định, trình duyệt quy hoạch chi tiết các khu bến cảng; báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng biển, bến cảng theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an, TN&MT, NN&PTNT;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành ph
: Hồ Chí Minh, Bà Ra - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang;
- Các Thứ trưởng;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục, Vụ thuộc Bộ GTVT;
- Công báo, Website Chính phủ;

- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (05).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thể

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất