Quyết định 236/QĐ-TTg 2018 điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 236/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 236/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 23/02/2018 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018.
Với mục tiêu đưa thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển, Quy hoạch này đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đạt sản lượng vận chuyển khoảng 64 triệu hành khách và đến năm 2030, con số này tăng lên 131 triệu hành khách…
Về quy hoạch phát triển mạng cảng hàng không, đến năm 2020, sẽ khai thác hệ thống 23 cảng hàng không, gồm 13 cảng hàng không quốc nội và 10 cảng hàng không quốc tế, trong đó cảng hàng không Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất và Cam Ranh là cửa ngõ quốc tế.
Về quy hoạch mạng đường bay quốc tế, sẽ tăng tần suất, tăng điểm khai thác, tăng cường khai thác nối chuyến, kết hợp khai thác giữa các điểm ở Việt Nam với các điểm trong các mạng đường bay khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á… Với mạng đường bay nội địa, mở mới các đường bay liên vùng, đặc biệt là các đường bay liên vùng không trung chuyển qua các cảng hàng không tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; nghiên cứu mở các đường bay ra vùng biển đảo của Việt Nam…
Quyết này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định236/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 236/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 236/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
--------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không phù hợp với chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển các lĩnh vực giao thông vận tải khác và các quy hoạch có liên quan; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
2. Phát triển bền vững, đồng bộ ngành hàng không dân dụng Việt Nam; đảm bảo an toàn hàng không, an ninh hàng không, gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời quốc gia; từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực và quốc tế; gắn kết chặt chẽ, hợp lý với các phương thức vận tải khác; bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
3. Phát triển kết cấu hạ tầng hệ thống cảng hàng không và hệ thống quản lý bảo đảm hoạt động bay tiên tiến, hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng không Việt Nam; phát triển vận tải đa phương thức và các trung tâm dịch vụ logistic tại các cảng hàng không có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn, đặc biệt là các cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Huy động tối đa mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong việc đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không và cung cấp dịch vụ hàng không.
4. Phát triển thị trường vận tải hàng không Việt Nam gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới; đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các hãng hàng không. Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình tự do hóa vận tải hàng không trên cơ sở song phương, đa phương; chủ động hội nhập, tham gia tích cực vào thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM).
5. Phát triển đội tàu bay Việt Nam hiện đại với cơ cấu hợp lý, phù hợp với quy hoạch, dự báo phát triển thị trường, kế hoạch phát triển mạng đường bay, năng lực của hãng hàng không và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng không.
6. Từng bước phát triển công nghiệp hàng không gắn với sự phát triển kỹ thuật công nghệ hàng không tiên tiến của thế giới; đáp ứng nhu cầu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực nghiên cứu, ứng dụng chuyên ngành hàng không, góp phần phát triển nền công nghiệp quốc gia.
7. Tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030:
Thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm 4 quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển. Phát triển đội tàu bay theo định hướng áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Phát triển hệ thống cảng hàng không với công suất thiết kế đáp ứng nhu cầu vận chuyển và năng lực chuyên chở. Hình thành và phát triển 3 trung tâm vận chuyển hành khách, hàng hóa ngang tầm khu vực ASEAN. Phát triển hệ thống quản lý, bảo đảm hoạt động bay hiện đại, tiên tiến trong khu vực Châu Á. Phát triển các loại hình hàng không chung đáp ứng được nhu cầu kinh tế - xã hội. Từng bước phát triển trình độ khoa học công nghệ hàng không ngang tầm khu vực ASEAN.
2. Mục tiêu cụ thể cho các giai đoạn
a) Tổng thị trường vận chuyển hành khách tăng trung bình 16%/năm giai đoạn 2015 - 2020 và 8%/năm giai đoạn 2020 - 2030; tổng thị trường vận chuyển hàng hóa tăng trung bình 18%/năm giai đoạn 2015 - 2020 và 12%/năm giai đoạn 2020 - 2030.
b) Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 64 triệu hành khách và 71 tỷ Hành khách.Km, 570 nghìn tấn hàng hóa và 5,2 tỷ Tấn.Km; đến năm 2030 đạt khoảng 131 triệu hành khách và 125 tỷ Hành khách.Km; 1,7 triệu tấn hàng hóa và 17 tỷ Tấn.Km.
c) Đến năm 2020: Sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng 131 triệu hành khách/năm và 2,2 triệu tấn hàng hóa/năm, công suất thiết kế của các cảng hàng không đạt khoảng 144 triệu hành khách/năm và 2,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Đến năm 2030: Sản lượng thông qua các cảng hàng không đạt khoảng 280 triệu hành khách/năm và 6,8 triệu tấn hàng hóa/năm, công suất thiết kế của các cảng hàng không đạt khoảng 308 triệu hành khách/năm và 7,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
d) Năng lực điều hành bay của toàn hệ thống đến năm 2020 đạt khoảng 1,5 triệu lần chuyến, đến năm 2030 đạt khoảng 2,5 triệu lần chuyến.
đ) Hệ thống đào tạo chuyên ngành hàng không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực chuyên ngành và tham gia đào tạo quốc tế. Hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành hàng không.
e) Đến năm 2030 thiết kế, chế tạo các cấu kiện, thiết bị tàu bay và các trang thiết bị chuyên ngành hàng không.
1. Mạng cảng hàng không:
a) Đến năm 2020:
- Khai thác hệ thống 23 cảng hàng không (CHK) gồm 13 CHK quốc nội và 10 CHK quốc tế, trong đó 4 CHK Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh là cửa ngõ quốc tế; được phân bổ theo khu vực quản lý chuyên ngành như sau:
+ Khu vực miền Bắc: 7 CHK gồm 4 CHK quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Vinh) và 3 CHK quốc nội (Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới);
+ Khu vực miền Trung: 7 CHK gồm 03 CHK quốc tế (Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh) và 4 CHK quốc nội (Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa);
+ Khu vực miền Nam: 9 CHK gồm 3 CHK quốc tế (Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc) và 6 CHK quốc nội (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau).
- Tổng diện tích đất tại 23 CHK khoảng 13.321 ha.
- Tập trung nghiên cứu, triển khai một số dự án trọng điểm:
+ Tiến hành nâng cấp, mở rộng 21 CHK hiện hữu (Nội Bài, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Điện Biên, Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau) để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không;
+ Triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 1 CHK quốc tế Long Thành; đầu tư xây dựng mới các CHK Vân Đồn, Phan Thiết, Sa Pa và các CHK khác theo quy hoạch.
- Phát triển, mở rộng đồng bộ các công trình cung cấp dịch vụ tại CHK theo quy hoạch trong đó ưu tiên phát triển 3 Trung tâm Logistic chuyên dụng hàng không phục vụ các CHK quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
- Khuyến khích phát triển hoạt động hàng không chung kết hợp với hoạt động vận chuyển hàng không thường lệ tại các CHK, đặc biệt là các CHK có tiềm năng phát triển du lịch như Sa Pa, Vân Đồn, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo.
(Chi tiết tại Phụ lục I - Bảng tổng hợp các chỉ tiêu của hệ thống Cảng hàng không giai đoạn đến năm 2020 kèm theo).
b) Đến năm 2030:
- Khai thác hệ thống 28 CHK gồm 15 CHK quốc nội và 13 CHK quốc tế, trong đó 5 CHK Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là cửa ngõ quốc tế, được phân bổ theo khu vực quản lý như sau:
+ Khu vực miền Bắc: 10 CHK gồm 5 CHK quốc tế (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh) và 5 CHK quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới);
+ Khu vực miền Trung: 8 CHK gồm 4 CHK quốc tế (Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai) và 4 CHK quốc nội (Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa);
+ Khu vực miền Nam: 10 CHK gồm 4 CHK quốc tế (Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Long Thành) và 6 CHK quốc nội (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Phan Thiết, Côn Đảo, Rạch Giá, Cà Mau).
- Tổng diện tích đất tại 28 CHK khoảng 20.751 ha.
- Tập trung đầu tư cho các dự án trọng điểm, trong đó ưu tiên các cửa ngõ quốc tế:
+ Đầu tư xây dựng giai đoạn 2 CHK quốc tế Long Thành theo quy hoạch;
+ Đầu tư xây dựng mở rộng CHK quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng theo quy hoạch.
+ Đầu tư hạ tầng CHK quốc tế Chu Lai thành trung tâm vận chuyển hàng hóa quốc tế.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển các CHK khác được tiếp tục đầu tư, phát triển đảm bảo và các công trình cung cấp dịch vụ đồng bộ của hệ thống CHK theo quy hoạch được duyệt và đáp ứng các yêu cầu phát triển mới.
- Tiếp tục hoàn thiện, phát triển 3 trung tâm Logistic chuyên dụng hàng không phục vụ các CHK quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, kết hợp đầu tư mới các trung tâm logistics tại Vân Đồn, Chu Lai, Long Thành và các CHK khác có nhu cầu hàng hóa lớn.
- Tiếp tục phát triển hoạt động hàng không chung kết hợp với vận chuyển hàng không thường lệ tại các CHK vừa và nhỏ.
- Phát triển CHK quốc tế mới phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ của toàn hệ thống cảng hàng không và đáp ứng các tiêu chí: Đặt tại trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, du lịch quốc gia; có nguồn khách quốc tế lớn; có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng, địa phương, khi mở trực tiếp các chuyến bay quốc tế.
(Chi tiết tại Phụ lục II - Bảng tổng hợp các chỉ tiêu của hệ thống Cảng hàng không giai đoạn đến năm 2030 kèm theo).
2. Mạng đường bay:
a) Đến năm 2020:
Xây dựng mạng đường bay quốc tế, quốc nội chủ yếu theo mô hình “trục - nan” thông qua các CHK cửa ngõ quốc tế, kết hợp mô hình “điểm - điểm” theo nhu cầu của thị trường.
- Mạng đường bay quốc tế: Tăng tần suất, tăng điểm khai thác, tăng cường khai thác nối chuyến, kết hợp khai thác giữa các điểm ở Việt Nam với các điểm trong các mạng đường bay khu vực, bao gồm:
+ Khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc bao gồm Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao.
+ Khu vực Đông Nam Á: Căm-pu-chia, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Mi-an-ma, Lào, Xin-ga-po và Thái Lan; nghiên cứu mở mới đường bay đến Phi-líp-pin.
+ Khu vực Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Trung Đông: Úc, Ấn Độ, Niu Di-lân, Trung Đông (UAE, Ca-ta).
+ Đường bay liên lục địa: Pháp, Đức, Anh, Nga, Hoa Kỳ và các điểm khác tại Châu Âu.
- Mạng đường bay nội địa: Mở mới các đường bay liên vùng, đặc biệt là các đường bay liên vùng không trung chuyển qua các CHK tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu tiếp tục mở các đường bay ra vùng biển đảo của Việt Nam.
- Khai thác các đường bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng trên các đường bay từ Việt Nam đến các điểm tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á và hợp tác với các đối tác để vận chuyển hàng hóa đi Châu Âu, Bắc Mỹ.
- Tiếp tục phát triển các loại hình hoạt động hàng không chung.
b) Đến năm 2030:
- Phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, thiết lập sự liên kết giữa các loại hình vận tải khác nhau.
- Tăng cường và mở rộng mạng đường bay quốc tế, đặc biệt là các tuyến bay xuyên lục địa đến Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Chu Lai; mở các đường bay quốc tế đến các điểm mới tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Khuyến khích việc mở các đường bay quốc tế đến các trung tâm du lịch quốc gia.
- Tiếp tục tăng cường, mở rộng mạng đường bay nội địa.
- Phát triển rộng rãi các loại hình hoạt động hàng không chung.
3. Đội tàu bay Việt Nam:
- Tập trung phát triển và khai thác đội tàu bay gồm các loại tàu bay mới, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA) cấp Chứng chỉ loại tàu bay (Type Certificate), phù hợp với tiêu chuẩn và năng lực của kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
- Hình thành và phát triển đội tàu bay chuyên vận chuyển hàng hóa, phục vụ hàng không chung.
- Số lượng tàu bay khai thác: Đến năm 2020 đạt trên 220 chiếc và đến năm 2030 đạt trên 400 chiếc.
4. Quản lý, bảo đảm hoạt động bay:
a) Đến năm 2020:
Thiết lập hệ thống quản lý và bảo đảm hoạt động bay đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn của ICAO và phù hợp với kế hoạch không vận khu vực; triển khai thực hiện Kế hoạch các hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) mới, Giai đoạn ban đầu (Block 0) và một phần Giai đoạn 1 (Block 1) của Chương trình nâng cấp các khối hệ thống hàng không (ASBU), trong đó có xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng vùng trời linh hoạt cho hàng không dân dụng và quân sự:
- Tổ chức hệ thống quản lý, bảo đảm hoạt động bay (ATM) với đầy đủ 3 thành phần: Dịch vụ không lưu (ATS), quản lý vùng trời dân dụng (ASM), quản lý luồng không lưu (ATFM); thiết lập và vận hành cơ chế quản lý, sử dụng vùng trời linh hoạt; triển khai đầu tư, tổ chức quản lý luồng không lưu (ATFM); đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; nghiên cứu áp dụng giảm tiêu chuẩn phân cách giám sát ATS, thiết lập cơ sở kiểm soát tiếp cận cho các sân bay có mật độ bay cao và phát triển các trạm thông báo bay trên vùng biển đảo của Việt Nam; hoàn thành cơ bản việc thiết kế và áp dụng phương thức bay theo dẫn đường theo tính năng (PBN);
- Triển khai đầu tư cơ sở dự phòng tại chỗ cho Trung tâm kiểm soát không lưu (ACC) Hà Nội, ACC Hồ Chí Minh và cơ sở điều hành bay tại các CHK cửa ngõ quốc tế bảo đảm hoạt động bay tin cậy, liên tục trong mọi tình huống;
- Hoàn thiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho hàng không chung;
- Trang bị các hệ thống thiết bị trên tàu bay đáp ứng các yêu cầu về khai thác trong môi trường CNS/ATM mới;
- Nâng cấp, hiện đại hóa, tăng cường tầm phủ và độ tin cậy của hệ thống thiết bị thông tin - dẫn đường, giám sát (CNS) phù hợp với công nghệ mới theo Kế hoạch không vận toàn cầu; từng bước đầu tư mở rộng, dự phòng tầm phủ sóng liên lạc và giám sát các đường bay, vùng trời có kiểm soát;
- Xây dựng và áp dụng mô hình dự báo; hệ thống trao đổi thông tin khí tượng theo lộ trình của ICAO; hợp nhất, nâng cấp mạng cơ sở dữ liệu khí tượng hàng không; nâng cấp, hiện đại hóa kết hợp đầu tư mới các trạm radar thời tiết, các hệ thống cảnh báo gió đứt, các hệ thống quan trắc khí tượng và các trang thiết bị khí tượng hàng không khác tại các CHK có mật độ bay cao;
- Thực hiện chuyển tiếp từ dịch vụ Thông báo tin tức hàng không (AIS) sang Quản lý tin tức hàng không (AIM) theo lộ trình của ICAO. Triển khai xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu số địa hình hàng không (eTOD);
- Hoàn thành sắp xếp tổ chức, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và nhân lực để nâng cao năng lực của hệ thống tìm kiếm - cứu nạn trên đất liền và trên biển;
- Đầu tư tàu bay và thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn, đánh giá phương thức bay trong môi trường CNS/ATM mới, trong đó có dẫn đường theo tính năng (PBN); mở rộng dịch vụ bay hiệu chuẩn thiết bị cho các nước trong khu vực.
b) Đến năm 2030:
Tiếp tục đầu tư để duy trì năng lực nâng cao độ tin cậy và hiện đại hóa các cơ sở vật chất - kỹ thuật điều hành bay ở mức độ hàng đầu trong khu vực Châu Á. Tiếp tục triển khai giai đoạn Một (Block 1), giai đoạn Hai (Block 2) và một phần của giai đoạn Ba (Block 3) của Chương trình ASBU:
- Hoàn thiện hệ thống ATM trên cả 3 lĩnh vực: ATS, ASM, ATFM; tổ chức vùng trời, đường hàng không áp dụng công nghệ CNS/ATM mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vùng trời linh hoạt; hoàn thành chương trình tự động hóa công tác quản lý điều hành bay và áp dụng ATFM; nghiên cứu thực hiện quản lý không lưu tự động tiến tới áp dụng hình thức tàu bay tự phân cách phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO và công nghệ của thế giới; áp dụng chủ yếu phương thức bay PBN;
- Tiếp tục đầu tư cơ sở dự phòng tại chỗ cho các cơ sở điều hành bay trọng yếu trong hai vùng thông báo bay bảo đảm hoạt động bay tin cậy, liên tục trong mọi tình huống;
- Hoàn thành việc mở rộng tầm phủ, nâng cao khả năng dự phòng của hệ thống CNS trong các vùng trời có kiểm soát; tiếp tục đầu tư nâng cấp các hệ thống CNS theo kế hoạch của ICAO; đầu tư mở rộng tầm phủ sóng liên lạc và giám sát ở tầm bay thấp cho hoạt động hàng không chung;
- Hoàn thành việc kết nối hệ thống thông tin và trao đổi dữ liệu khí tượng hàng không toàn cầu. Nâng cao chất lượng các sản phẩm khí tượng đáp ứng yêu cầu của công tác ATM mới;
- Hoàn thành việc chuyển đổi từ dịch vụ Thông báo tin tức hàng không (AIS) sang Quản lý tin tức hàng không (AIM). Hoàn thiện xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu số địa hình hàng không (eTOD);
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp tàu bay, thiết bị và nhân lực đảm bảo đầy đủ khả năng bay kiểm tra, hiệu chuẩn, đánh giá phương thức bay tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ bay hiệu chuẩn thiết bị cho các nước trong khu vực;
- Xây dựng cơ chế quản lý, bảo đảm hoạt động bay cho các phương tiện bay không có người lái (UAV).
5. Doanh nghiệp hàng không:
a) Đến năm 2020:
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia, hoạt động trong lĩnh vực hàng không theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó:
- Lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng không: Tiếp tục phát triển hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines là lực lượng vận tải hàng không nòng cốt, có năng lực cạnh tranh quốc tế thuộc nhóm hàng đầu ASEAN; tạo điều kiện cho các hãng hàng không Việt Nam cùng phát triển, đẩy mạnh khai thác thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa nội địa và quốc tế. Phát triển doanh nghiệp vận chuyển hàng không đáp ứng nhu cầu của thị trường, điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và phù hợp với năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không.
- Lĩnh vực hàng không chung: Phát triển Tổng công ty trực thăng Việt Nam và các doanh nghiệp bay phục vụ kinh tế quốc dân, du lịch, hàng không chung.
- Lĩnh vực khai thác cảng hàng không, sân bay: Đảm bảo nguyên tắc mỗi cảng hàng không, sân bay có một người khai thác cảng hàng không, sân bay; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực khai thác cảng hàng không; dịch vụ kỹ thuật thương mại tại các cảng hàng không được cung cấp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khai thác vận chuyển hàng không; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng kết cấu hạ tầng, đất đai CHK bình đẳng, với chi phí hợp lý.
- Lĩnh vực quản lý bay: Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đảm bảo quản lý, cung cấp dịch vụ điều hành bay trong 2 Vùng thông báo bay Hà Nội và Hồ Chí Minh theo tiêu chuẩn ICAO; thiết lập doanh nghiệp bay kiểm tra, hiệu chuẩn; các lĩnh vực thủ tục bay, kiểm soát tàu bay tại khu bay, khí tượng hàng không tại cảng hàng không, sân bay do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thực hiện.
b) Đến năm 2030:
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo các chương trình, kế hoạch của Chính phủ.
- Tiếp tục phát triển doanh nghiệp vận chuyển hàng không, hàng không chung đáp ứng nhu cầu của thị trường, điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và phù hợp với năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không. Phát triển hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa.
- Phát triển doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ hàng không nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển như chế tạo vật tư, phụ tùng, cấu kiện tàu bay thương mại, lắp ráp và chế tạo máy bay nhỏ, linh kiện trang thiết bị hàng không.
6. Nguồn nhân lực và cơ sở đào tạo:
a) Đến năm 2020:
- Tiếp tục tăng năng suất lao động, duy trì tăng trưởng lao động ở mức thấp hơn tăng trưởng sản lượng; xây dựng đội ngũ giám sát viên an toàn hàng không, an ninh hàng không đủ về số lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của ICAO; xây dựng đội ngũ chuyên gia chuyên ngành bậc cao có năng lực nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ kỹ thuật hướng tới nền công nghiệp 4.0; xã hội hóa việc phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không.
- Xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo, huấn luyện về hàng không tương thích với trình độ đào tạo quốc tế; tăng cường hợp tác quốc tế, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo chuyên ngành; tăng cường mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp hàng không. Phát triển Học viện Hàng không Việt Nam thành cơ sở đào tạo chuyên ngành các cấp hàng đầu ở trong nước và mở rộng đào tạo ra các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Phát triển các trung tâm đào tạo và huấn luyện bay tại một số cảng hàng không có điều kiện (như Chu Lai, Phú Bài, Đồng Hới, Rạch Giá,...), thiết lập trung tâm đào tạo phi công cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn của trung tâm đào tạo ở cả 3 cấp.
b) Đến năm 2030:
- Tiếp tục tăng năng suất lao động, duy trì tăng trưởng lao động ở mức thấp hơn tăng trưởng sản lượng; đảm bảo đáp ứng nhu cầu của ngành về thành viên tổ lái, nhân viên không lưu, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa và thiết bị tàu bay và nhân viên an ninh hàng không.
- Phát triển đội ngũ chuyên gia chuyên ngành bậc cao có năng lực nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp 4.0.
7. Công nghiệp hàng không
a) Đến năm 2020:
- Tập trung phát triển hệ thống bảo dưỡng tàu bay, thiết bị tàu bay làm nòng cốt cho việc phát triển công nghiệp hàng không; ưu tiên quỹ đất tại các CHK Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ để xây dựng các xưởng bảo dưỡng tàu bay đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Phát triển sản xuất các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao như công nghệ thông tin, tự động, điều khiển kết hợp với các sản phẩm cơ khí chế tạo; thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất các trang thiết bị kỹ thuật hàng không.
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, quản lý bay, cảng hàng không đảm bảo nền công nghệ kỹ thuật chuyên ngành hàng không đạt trình độ tiên tiến của khu vực.
- Sản xuất được một số cấu kiện thuộc nội thất trên tàu bay.
- Nghiên cứu thành lập một trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành hàng không đáp ứng nhu cầu phát triển của nền công nghệ 4.0.
b) Đến năm 2030:
- Hình thành các trung tâm có tầm cỡ khu vực về bảo dưỡng, đại tu động cơ và các thiết bị hàng không. Khuyến khích hợp tác, liên doanh, thực hiện gia công và sản xuất các cấu kiện, vật tư - phụ tùng tàu bay tại Việt Nam.
- Từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, công nghiệp hàng không toàn cầu.
8. Bảo vệ môi trường
a) Đến năm 2020: Triển khai các quy định của ICAO, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong ngành hàng không; lập bản đồ tiếng ồn của một số CHK nằm gần các thành phố hoặc khu dân cư đông đúc; xây dựng chính sách quản lý tiếng ồn tại CHK; xây dựng các tiêu chí CHK sinh thái (Eco-airport).
b) Đến năm 2030: Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong ngành hàng không; triển khai áp dụng các tiêu chí CHK sinh thái (Eco-airport) tại các CHK quốc tế.
1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kết hợp với việc tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính. Hoàn thiện, nâng cao năng lực, mô hình tổ chức của Nhà chức trách hàng không Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.
2. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không, Chương trình an toàn hàng không quốc gia, Kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng không (ASBU), Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống CNS/ATM.
3. Ban hành cơ chế, chính sách, huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng, công nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ, cơ sở đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không; đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ hàng không có tính chất thương mại, có khả năng thu hồi vốn. Nguồn vốn nhà nước tập trung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không mang tính chất quốc phòng an ninh, tìm kiếm - cứu nạn và khẩn nguy quốc gia, phát triển các đường bay đến vùng sâu, vùng xa, biển đảo, trong đó giành ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng khu bay và quản lý bay.
4. Hoàn thiện cơ chế quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng thuộc hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; cơ chế nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay.
5. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đảm bảo kết nối giao thông thuận tiện đến các cảng hàng không, đặc biệt là với các trung tâm logistic; đảm bảo cơ chế, pháp lý cho việc phát triển mạng lưới logistic, loại hình vận tải đa phương thức nội địa, quốc tế, kinh doanh hàng không chung.
6. Ưu tiên quỹ đất cảng hàng không cho phát triển hoạt động hàng không dân dụng.
7. Chủ động tham gia quá trình mở cửa bầu trời của khu vực và thế giới trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia; có chính sách tổng thể phối hợp phát triển hai ngành Hàng không và Du lịch.
8. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Đảm bảo quyền lợi của nhà nước trong việc khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước.
9. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Loại bỏ hàng rào kỹ thuật bất hợp lý đối với sự tham gia đấu thầu bình đẳng của sản phẩm sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện việc liên doanh, liên kết quốc tế hoặc đầu tư 100% vốn nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất các trang thiết bị kỹ thuật hàng không, thiết bị, phụ tùng tàu bay, bảo dưỡng, đại tu tàu bay, động cơ tàu bay tại Việt Nam. Gắn các chương trình đầu tư tàu bay dài hạn với việc hợp tác về bảo dưỡng, đại tu động cơ tàu bay, sản xuất phụ tùng, cấu kiện tàu bay.
10. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế các lĩnh vực chuyên ngành hàng không khi ban hành, áp dụng các cơ chế, chính sách, đặc biệt trong đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế và giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không phù hợp với quy định của ICAO.
11. Xã hội hóa đào tạo nhân viên hàng không chuyên môn sâu (phi công, kỹ thuật tàu bay, quản lý bay, an ninh hàng không) thông qua các doanh nghiệp sử dụng lao động, gắn với sự quản lý của Nhà nước; xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng, cập nhật tiêu chuẩn chức danh nhân viên hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế.
b) Trên cơ sở Quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lập, trình và phê duyệt các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm, hàng năm, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu các đề án và đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch phát triển này, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
đ) Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hàng không chung; quy chế tổ chức, quản lý, khai thác tàu bay hoạt động hàng không chung theo tiêu chuẩn ICAO.
e) Chủ trì xây dựng lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
g) Chuyển giao cho Bộ Quốc phòng các sân bay đã hoặc đang được quy hoạch nhưng không còn nằm trong hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc theo quy hoạch này để Bộ Quốc phòng quản lý theo tính chất là sân bay chuyên dùng, bao gồm các sân bay Kon Tum, An Giang, Vũng Tàu.
h) Thực hiện các thủ tục bãi bỏ quy hoạch tổng thể CHK Gia Lâm đã duyệt để Bộ Quốc phòng quản lý theo hiện trạng.
a) Triển khai quy hoạch hệ thống sân bay chuyên dùng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận và quản lý các sân bay Kon Tum, An Giang, Vũng Tàu theo tính chất là sân bay chuyên dùng.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc quy hoạch, quản lý bảo vệ vùng trời; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an xây dựng, ban hành quy chế quản lý phương tiện bay không có người lái (UAV).
d) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc quy hoạch tổ chức vùng trời hàng không dân dụng, vùng thông báo bay (FIR) và phát triển hệ thống quản lý, bảo đảm hoạt động bay dân dụng; quản lý, khai thác sân bay dùng chung dân dụng và quân sự,
3. Bộ Công an:
a) Chủ trì trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia đối với hoạt động hàng không dân dụng.
b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng, đào tạo lực lượng kiểm soát an ninh hàng không.
c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng, ban hành quy chế quản lý phương tiện bay không có người lái (UAV).
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Đề xuất bố trí nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không; nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển ngành hàng không.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng đất giành cho phát triển kết cấu hạ tầng hàng không.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng không dân dụng.
6. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện pháp luật về hoạt động dịch vụ logistics chuyên dụng hàng không; việc nhập khẩu phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không; xây dựng cơ chế chính sách về khu ngoại quan hàng không dân dụng.
7. Các bộ, ngành khác:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện Quy hoạch.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không:
a) Chủ động giành quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng hàng không theo chiến lược, quy hoạch.
b) Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hàng không dân dụng.
c) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan để thực hiện việc quản lý quy hoạch, đất đai và tĩnh không sân bay theo quy định.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC I
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CỦA HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên CHK |
Quy mô, cấp sân bay |
Tỉnh, thành phố |
Vị trí vai trò |
Công suất thiết kế hành khách dự kiến (Triệu HK/năm) |
Diện tích đất dự kiến (ha) |
Ước tính chi phí đầu tư tại thời điểm trình duyệt (Tỷ đồng) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
I |
Cảng hàng không quốc tế |
121,5 |
6.467 |
59.200 |
|||
1 |
CHKQT Nội Bài |
4E |
Hà Nội |
MCA, MGW |
30,0 |
697 |
9.000 |
2 |
CHKQT Vân Đồn |
4E |
Quảng Ninh |
MCA |
2,5 |
327 |
7.500 |
3 |
CHKQT Cát Bi |
4E |
Hải Phòng |
MCA, M1 |
8,0 |
502 |
7.300 |
4 |
CHKQT Vinh |
4D |
Nghệ An |
MCA, M1 |
3,0 |
603 |
1.300 |
5 |
CHKQT Phú Bài |
4E |
Thừa Thiên Huế |
MCA |
5,0 |
527 |
7.400 |
6 |
CHKQT Đà Nẵng |
4E |
Đà Nẵng |
MCA, MGW, M1 |
13,0 |
856 |
7.500 |
7 |
CHKQT Cam Ranh |
4E |
Khánh Hòa |
MCA, MGW, M1 |
8,0 |
660 |
4.500 |
8 |
CHKQT Tân Sơn Nhất |
4E |
Hồ Chí Minh |
MCA, MGW |
45,0 |
1.122 |
13.000 |
9 |
CHKQT Cần Thơ |
4E |
Cần Thơ |
MCA, M2 |
3,0 |
268 |
200 |
10 |
CHKQT Phú Quốc |
4E |
Kiên Giang |
MCA |
4,0 |
905 |
1.500 |
II |
Cảng hàng không quốc nội |
22,5 |
6.855 |
25.200 |
|||
1 |
CHK Điện Biên |
3C |
Điện Biên |
MCA |
0,3 |
201 |
2.500 |
2 |
CHK Thọ Xuân |
4E |
Thanh Hóa |
MCA |
1,5 |
655 |
700 |
3 |
CHK Đồng Hới |
4C |
Quảng Bình |
MCA, M2 |
2,0 |
190 |
2.000 |
4 |
CHK Chu Lai |
4E |
Quảng Nam |
MCA, M1 |
5,0 |
2.006 |
10.000 |
5 |
CHK Pleiku |
4C |
Gia Lai |
MCA, M2 |
2,0 |
464 |
600 |
6 |
CHK Phù Cát |
4C |
Bình Định |
MCA, M1 |
2,0 |
862 |
700 |
7 |
CHK Tuy Hòa |
4C |
Phú Yên |
MCA, M1 |
0,6 |
697 |
400 |
8 |
CHK Buôn Ma Thuột |
4D |
Đắc Lắc |
MCA, M1 |
2,0 |
464 |
700 |
9 |
CHK Liên Khương |
4D |
Lâm Đồng |
MCA |
4,0 |
340 |
1.000 |
10 |
CHK Phan Thiết |
4E |
Bình Thuận |
MCA, M1 |
2,0 |
543 |
5.600 |
11 |
CHK Rạch Giá |
3C |
Kiên Giang |
MCA, M2 |
0,3 |
200 |
200 |
12 |
CHK Cà Mau |
3C |
Cà Mau |
MCA, M2 |
0,3 |
92 |
300 |
13 |
CHK Côn Đảo |
3C |
Bà Rịa Vũng Tàu |
MCA, M2 |
0,5 |
141 |
500 |
|
Tổng |
|
|
|
144,0 |
13.321 |
84.400 |
Chú thích: 1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự: MCA 2. Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế: MGW 3. Sân bay quân sự cấp I: M1 4. Sân bay quân sự cấp II: M2 |
5. Công suất các CHK được xác định trên cơ sở dự báo mức trung bình thời điểm hiện tại. Khi tiến hành lập quy hoạch chi tiết các CHK sẽ tiến hành rà soát, cập nhật lại số liệu dự báo và lựa chọn công suất thiết kế phù hợp đối với CHK. |
PHỤ LỤC II
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU CỦA HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên cảng hàng không |
Quy mô, cấp sân bay |
Tỉnh, thành phố |
Vị trí vai trò |
Công suất thiết kế hành khách dự kiến (Triệu HK/năm) |
Diện tích đất dự kiến (ha) |
Ước tính chi phí đầu tư tại thời điểm trình duyệt (Tỷ đồng) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
I |
Cảng hàng không quốc tế |
266,0 |
15.006 |
214.700 |
|||
1 |
CHKQT Nội Bài |
4F |
Hà Nội |
MCA, MGW |
60,0 |
1.353 |
33.000 |
2 |
CHKQT Vân Đồn |
4E |
Quảng Ninh |
MCA, M2 |
5,0 |
327 |
2.900 |
3 |
CHKQT Cát Bi |
4E |
Hải Phòng |
MCA, M1 |
13,0 |
502 |
8.300 |
4 |
CHKQT Thọ Xuân |
4E |
Thanh Hóa |
MCA, M1 |
5,0 |
655 |
4.000 |
5 |
CHKQT Vinh |
4E |
Nghệ An |
MCA, M1 |
8,0 |
603 |
8.000 |
6 |
CHKQT Phú Bài |
4E |
Thừa Thiên Huế |
MCA, M2 |
9,0 |
527 |
7.600 |
7 |
CHKQT Đà Nẵng |
4E |
Đà Nẵng |
MCA, M1, MGW |
28,0 |
856 |
10.500 |
8 |
CHKQT Chu Lai |
4F |
Quảng Nam |
MCA, M1 |
5,0 |
2.006 |
5.000 |
9 |
CHKQT Cam Ranh |
4E |
Khánh Hòa |
MCA, M1, MGW |
25,0 |
760 |
15.300 |
10 |
CHKQT Long Thành |
4F |
Đồng Nai |
MCA, M1, MGW |
50,0 |
5.000 |
110.000 |
11 |
CHKQT Tân Sơn Nhất |
4E |
Hồ Chí Minh |
MCA, MGW |
45,0 |
1.122 |
2.500 |
12 |
CHKQT Cần Thơ |
4E |
Cần Thơ |
MCA, M2 |
3,0 |
390 |
600 |
13 |
CHKQT Phú Quốc |
4E |
Kiên Giang |
MCA |
10,0 |
905 |
7.000 |
II |
Cảng hàng không quốc nội |
42,0 |
5.745 |
51.400 |
|||
1 |
CHK Lai Châu |
3C |
Lai Châu |
MCA, M3 |
0,5 |
167 |
8.000 |
2 |
CHK Điện Biên |
3C |
Điện Biên |
MCA, M2 |
2,0 |
201 |
2.300 |
3 |
CHK Sapa |
4C |
Lào Cai |
MCA, M2 |
3,0 |
371 |
5.700 |
4 |
CHK Nà Sản |
4C |
Sơn La |
MCA, M1 |
1,0 |
499 |
3.000 |
5 |
CHK Đồng Hới |
4C |
Quảng Bình |
MCA, M2 |
3,0 |
190 |
2.000 |
6 |
CHK Quảng Trị |
4C |
Quảng Trị |
MCA, M2 |
1,0 |
312 |
4.400 |
7 |
CHK Pleiku |
4D |
Gia Lai |
MCA, M2 |
4,0 |
464 |
3.000 |
8 |
CHK Phù Cát |
4E |
Bình Định |
MCA, M1 |
7,0 |
862 |
5.000 |
9 |
CHK Tuy Hòa |
4D |
Phú Yên |
MCA, M1 |
3,0 |
697 |
3.300 |
10 |
CHK Buôn Ma Thuột |
4D |
Đắc Lắc |
MCA, M1 |
5,0 |
464 |
3.600 |
11 |
CHK Liên Khương |
4E |
Lâm Đồng |
MCA |
7,0 |
340 |
3.900 |
12 |
CHK Phan Thiết |
4E |
Bình Thuận |
MCA, M1 |
2,0 |
543 |
1.000 |
13 |
CHK Rạch Giá |
4C |
Kiên Giang |
MCA, M2 |
0,5 |
250 |
1.800 |
14 |
CHK Cà Mau |
4C |
Cà Mau |
MCA, M2 |
1,0 |
245 |
2.100 |
15 |
CHK Côn Đảo |
4C |
Bà Rịa Vũng Tàu |
MCA, M2 |
2,0 |
141 |
2.300 |
|
Tổng |
|
|
|
308,0 |
20.751 |
266.100 |
Chú thích: 1. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự: MCA 2. Cảng hàng không cửa ngõ quốc tế: MGW 3. Sân bay quân sự cấp I: M1 4. Sân bay quân sự cấp II: M2 5. Sân bay quân sự cấp III: M3 |
6. Công suất các CHK được xác định trên cơ sở dự báo mức trung bình thời điểm hiện tại. Khi tiến hành lập quy hoạch chi tiết các CHK sẽ tiến hành rà soát, cập nhật lại số liệu dự báo và lựa chọn công suất thiết kế phù hợp đối với CHK. |
THE PRIME MINISTER
Decision No.236/QD-TTg dated February 23, 2018 of the Prime Minister on approving the adjusted planning for development of air transport by 2020 and the orientation towards 2030
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Vietnam Civil Aviation dated June 29, 2006 and the Law on amendments to some articles of the Law on Vietnam Civil Aviation dated November 21, 2014;
At the request of the Minister of Transport,
DECIDES:
Article 1. To approve the adjusted planning for development of air transport by 2020 and the orientation towards 2030. To be specific:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS
1. Plan the development of air transport in line with Vietnam s air transport development strategy; closely combine the air transport development planning with the planning for development of other types of transport and relevant planning; contribute to boosting national socio-economic development and international integration.
2. Develop Vietnam’s civil aviation sector in a sustainable and uniform manner; ensure aviation security in association with national defense and security assurance, sovereignty defense and national airspace guard; gradually improve competitiveness and service quality on a par with the region and the world; closely and appropriately connect air transport to other modes of transport; protect the environment and respond to climate change.
3. Develop airport infrastructure and air traffic management system in a modern and uniform manner according to standards of the International Civil Aviation Organization (ICAO) to serve Vietnam’s aviation market development; develop multimodal transport and establish logistics service centers at airports in high demand for cargo transport, especially major international airports. Encourage domestic and foreign organizations and individuals to invest in aviation infrastructure; ensure harmony of the State interests and interests of enterprises and the people in investment in, management and use of aviation infrastructure and provision of aviation services.
4. Develop Vietnam’s air transport market in association with regional and international air transport; ensure a healthy and fair competition between airlines. Boost the implementation of the roadmap for air transport liberalization on a bilateral and multilateral basis; integrate into and participate in the ASEAN Single Aviation Market (ASAM).
5. Develop Vietnamese modern aircraft fleet in a coherent structure, in conformity with the market development planning and forecast, route network development plan and aviation infrastructure development plan, and within airlines’ capacity.
6. Gradually develop airline industry in association with the world development of advanced aviation technology; serve development demands, increase competitiveness and capability of conducting researches, apply aviation technologies, contribute to development of national industry.
7. Improve state management of aviation according to international standards.
II. DEVELOPMENT TARGETS
1. General targets by 2030:
Vietnam’s air transport market is expected to be among the top 4 ASEAN countries in terms of transport volume. Apply modern technology to development of aircraft fleet. Improve capacity of the airport system to meet transport demands. Establish and develop air passenger and cargo transport centers on a par with the ASEAN region. Develop a modern air traffic management system in Asia. Develop general aviation to meet socio-economic demands. Gradually develop aviation technologies on a par with the ASEAN region.
2. Specific targets in periods
a) The total passenger transport market is expected to increase by an average of 16% per year during 2015 - 2020 period and 8% per year during 2020-2030 period. The total air cargo transport market is expected to increase by an average of 18% per year during 2015 - 2020 period and 12% per year during 2020-2030 period.
b) By 2020, the transport capacity of Vietnamese airlines by 2020 is set to reach 64 million passengers and 71 billion passenger-kilometers, 570 thousand tons of cargo and 5.2 billion ton-kilometers; rising to around 131 million passengers and 125 billion passenger-kilometers; 1.7 million tons of cargo and 17 billion ton-kilometers by 2030.
c) By 2020, the transport volume via the airports is expected to hit roughly 131 million passengers and 2.2 million tons of cargo per year, while the combined designed capacity of airports is expected to reach 144 million passengers and 2.5 million tons of cargo per year. By 2030, the transport volume via the airports is expected to hit roughly 280 million passengers and 6.8 million tons of cargo per year, while the combined designed capacity of airports is expected to reach 308 million passengers and 7.5 million tons of cargo per year.
d) Air navigation capacity of the entire system is expected to reach 1.5 million flights by 2020 and 2.5 million flights by 2030.
dd) The aviation training system is expected to serve aviation resource demand and international training. Establish and develop an aviation technology application, development and research center.
e) By 2030, aircraft parts and equipment, and aviation equipment is expected to be designed and fabricated.
III. DEVELOPMENT PLANNING BY 2020 AND THE ORIENTATION TOWARDS 2030
1. Airport network:
a) By 2020:
- There will be 23 airports, including 13 domestic airports and 10 international airports. Among which, airports of Noi Bai, Da Nang, Tan Son Nhat and Cam Ranh are major international airports. To be specific:
+ In northern region: 7 airports including 4 international airports (Noi Bai, Van Don, Cat Bi, Vinh) and 3 domestic airports (Dien Bien, Tho Xuan, Dong Hoi);
+ In central region: 7 airports including 03 international airports (Phu Bai, Da Nang, Cam Ranh) and 4 domestic airports (Chu Lai, Pleiku, Phu Cat, Tuy Hoa);
+ In southern region: 9 airports including 3 international airports (Tan Son Nhat, Can Tho, Phu Quoc) and 6 domestic airports (Buon Ma Thuot, Lien Khuong, Phan Thiet, Con Dao, Rach Gia, Ca Mau).
- 23 airports cover a total area of around 13,321 hectares.
- Considering carrying out some key projects:
+ Improve and expand 21 existing airports (Noi Bai, Cat Bi, Vinh, Phu Bai, Da Nang, Cam Ranh, Tan Son Nhat, Can Tho, Phu Quoc, Dien Bien, Tho Xuan, Dong Hoi, Chu Lai, Pleiku, Phu Cat, Tuy Hoa, Buon Ma Thuot, Lien Khuong, Con Dao, Rach Gia, Ca Mau) to serve air transport demand;
+ Start the first phase of Long Thanh International Airport project; construct Van Don, Phan Thiet and Sapa airports and others according to the planning.
- Uniformly develop and expand facilities for provision of services at airports according to the planning, especially 3 aviation logistics centers in Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat international airports.
- Encourage development of general aviation in association with normal air transport at airports, especially the airports in areas having potential for tourism development such as Sa Pa, Van Don, Dong Hoi, Chu Lai, Phu Cat, Tuy Hoa, Lien Khuong, Phan Thiet and Con Dao.
(See the Appendix I).
b) By 2030:
- There will be 28 domestic airports including 15 domestic airports and 13 international airports. Among which, Noi Bai, Da Nang, Cam Ranh, Tan Son Nhat and Long Thanh are major international airports. To be specific:
+ In northern region: 10 airports including 5 international airports (Noi Bai, Van Don, Cat Bi, Tho Xuan, Vinh) and 5 domestic airports (Lai Chau, Dien Bien, Sa Pa, Na San, Dong Hoi);
+ In the central region: 8 airports including 4 international airports (Phu Bai, Da Nang, Cam Ranh) and 4 domestic airports (Quang Tri, Pleiku, Phu Cat, Tuy Hoa);
+ In southern region: 10 airports including 4 international airports (Tan Son Nhat, Can Tho, Phu Quoc, Long Thanh) and 6 domestic airports (Buon Ma Thuot, Lien Khuong, Phan Thiet, Con Dao, Rach Gia, Ca Mau).
- 28 airports cover a total area of around 20,751 hectares.
- Focus on key projects, especially major international airports:
+ Start the second phase of Long Thanh International Airport project according to the planning;
+ Invest in and expand Noi Bai international airport and Da Nang international airports according to the planning.
+ Invest in infrastructure of Chu Lai international airport to make it become an international cargo transport center.
- Continue to invest in and develop other airports and uniform facilities for provision of services at airports according to the approved planning and in service of development demands.
- Continue to complete and develop 3 aviation logistics centers in Noi Bai, Da Nang and Tan Son Nhat international airports and construct logistics centers in Van Don, Chu Lai and Long Thanh airports and others in high demand for cargo transport.
- Continue to develop general aviation in association with normal air transport at small and medium-sized airports.
- Develop a new international airport in a manner that ensures uniform development of the entire airport system and satisfies the criteria: the new airport is located in the national economic, political, cultural and tourist center; there is a large number of international passenger arrivals at the new airport; the new airport shall play an important role in regional and local socio-economic and cultural development if direct international flights are open.
(See the Appendix II).
2. Route network:
a) By 2020:
Establish international and domestic route network using the “hub-and-spoke” model through major international airports together with the “point-to-point” model in service of market demand.
- International route network: increase frequency and expand to more destinations, operate more transit flights, operate flights from Vietnam to destinations in regional route networks, including:
+ In Northeast Asia: Japan, Korea, China including Taiwan, Hong Kong, Macau.
+ In Southeast Asia: Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Laos, Singapore and Thailand; consider opening new flights to the Philippines.
+ In South Asia, South Pacific and Middle East: Australia, India, New Zealand, Middle East (UAE, Qatar).
+ Intercontinental routes: France, Germany, the UK, Russia, the US and other destinations in Europe.
- Domestic route network: open new inter-regional routes, especially the inter-regional routes without transit through the airports in Ha Noi, Da Nang and Ho Chi Minh city; consider opening flights to Vietnamese islands.
- Operate special purpose aircraft cargo flights from Vietnam to destinations in Southeast Asia and Northeast Asia, and cooperate with partners in transporting cargoes to Europe and North America.
- Continue to develop general aviation.
b) By 2030:
- Develop route network according to multi-modal transport network model, ensure balanced development and establish a connection between various modes of transport.
- Improve and expand international route network, especially intercontinental flights to Noi Bai, Da Nang, Cam Ranh, Long Thanh, Tan Son Nhat, Chu Lai; open international flights to new destinations in Europe, North America, Middle East, Africa and South America. Encourage the opening of international flights to national tourism centers.
- Continue to improve and expand domestic route network.
- Develop general aviation widely.
3. Vietnamese aircraft fleet:
- Focus on developing and operating a fleet of new aircrafts with modern equipment and technology, which are issued with the Type Certificate by the Federal Aviation Administration (FAA) or the European Aviation Safety Agency (EASA), conform to standards and be within capacity of the airport/aerodrome infrastructure.
- Establish and develop an aircraft fleet specializing in transporting cargoes and serving general aviation.
- The number of aircrafts in operation: 220 aircrafts by 2020 and 400 aircrafts by 2030.
4. Air traffic management:
a) By 2020:
Establish an air traffic management system according to ICAO’s requirements and standards and in conformity with the regional air navigation plan; implement the planning for implementation of new communications, navigation and surveillance/air traffic management (CNS/ATM) systems, Block 0 and part of Block 1 included in the Aviation System Block Upgrades (ASBU), including establishment and implementation of flexible use of airspace by both civil and military air traffic:
- Organize the air traffic management system covering 3 elements: air traffic services (ATS), airspace management (ASM) and air traffic flow management (AFTM); establish and implement flexible use of airspace; invest in and perform air traffic flow management (AFTM); invest in, improve and modernize facilities for provision of air traffic management services; consider applying reduced vertical separation minimum (RVSM), provide approach control facilities for busy aerodromes and develop flight information centers on Vietnamese islands; basically complete the design and application of the performance-based navigation (PBN) method;
- Construct on-site backup facilities in Hanoi Area Control Center (ACC) and Ho Chi Minh city ACC and flight navigation facilities at major international airports to ensure air traffic reliability and continuity in any situation;
- Complete provision of air traffic management services for general aviation;
- Install aircraft equipment to satisfy requirements for operations in a new CNS/ATM environment;
- Improve coverage and reliability of the CNS system, ensuring compatibility with new technology according to the global air navigation plan; gradually expand and implement a contingency plan for coverage of communications and surveillance of controlled routes and airspace;
- Construct and use forecasting model and meteorological information exchange system according to the ICAO’s roadmap; unify and upgrade aeronautical meteorological information database network; upgrade, modernize and construct new weather radar stations, wind shear alert systems, meteorological monitoring systems and other aeronautical meteorological equipment in busy airports;
- Make the transition from aeronautical information services (AIS) to aeronautical information management (AIM) according to the ICAO’s roadmap. Create, manage and use electronic terrain and obstacle data (eTOD);
- Complete organizational structure, invest in infrastructure, vehicles and equipment and provide human resources to improve the capacity of land and sea-based search and rescue system;
- Invest in aircrafts and flight equipment for inspecting, calibrating and validating flight procedure in the new CNS/ATM environment, including performance based navigation (PBN); expand flight calibration services to countries in the region.
b) By 2030:
Continue to increase reliability and modernize air navigation infrastructure on the top level in Asia. Continue to implement Block 1, Block 2 and part of Block 3 included in the ASBU program.
- Complete the ATM system covering 3 areas: ATS, ASM and ATFM; organize airspace and air route using new CNS/ATM systems and complete flexible use of airspace; complete automated air traffic management system and apply AFTM; consider performing automatic air traffic management towards application of aircraft self-separation algorithm according to ICAO’s standards and the world technology; mainly apply PBN;
- Continue to construct on-site backup facilities in key air navigation facilities of the two flight information regions (FIR) to ensure air traffic reliability and continuity in any situation;
- Complete expansion of coverage and improvement of backup capacity of CNS system in controlled airspace; continue to upgrade CNS systems according to the ICAO s plan; expand low flying communications and surveillance coverage to general aviation.
- Complete information connection and global aeronautical meteorological information exchange. Improve quality of meteorological products to satisfy new ATM requirements;
- Complete the transition from AIS to AIM. Complete creation, management and use of eTOD;
- Continue to invest in and upgrade aircrafts, equipment and provide human resources capable of inspecting, calibrating and validating flight procedure in Vietnam and providing flight calibration services for countries in the region;
- Make regulations on air traffic management of unmanned aerial vehicle (UAV).
5. Aviation enterprises:
a) By 2020:
Continue to boost restructuring of state-owned enterprises, enable enterprises to engage in aviation through the socialist-oriented market mechanism. To be specific:
- Air transport services: continue to develop Vietnam Airlines into a key air transport service provider having its global competitiveness among the leading groups of the ASEAN region; enable Vietnamese airlines to develop and boost the provision of domestic and international passenger and cargo services. Develop air transport service provider to meet market demand and conditions for provision of air transport services, and to be within the capacity of aviation infrastructure.
- General aviation: develop the Vietnam Helicopter Corporation and airlines serving the national economy, tourism and general aviation.
- Airport/aerodrome operation: ensure that each airport/aerodrome has one airport/aerodrome operator; continue to renovate and improve efficiency of the Airports Corporation of Vietnam (ACV) to enhance its key roles in airport operation; provide commercial and technical services at the airports in a uniform manner to meet air transport demand; enable enterprises to fairly access and use airport infrastructure and land at a reasonable cost.
- Air traffic management: continue to renovate and improve efficiency of Vietnam Air Traffic Management Corporation to manage and provide air navigation services in Hanoi and Ho Chi Minh city FIRs according to ICAO standards; establish flight calibration and inspection service providers; the air traffic management service provider shall be responsible for flight procedures, control of aircraft in the movement area and provision of aviation meteorological services at airports/aerodromes.
b) By 2030:
- Continue to renovate and improve the efficiency of state-owned enterprises, facilitate development of the private sector in civil aviation according to the Government’s programs and plans.
- Continue to develop air transport service providers and general aviation to meet market demand and conditions for provision of air transport services, and to be within the capacity of aviation infrastructure. Develop cargo airlines.
- Develop aviation supporting enterprises to meet development demand, such as production of commercial aircraft materials, accessories and parts, assembly and production of small planes and aviation equipment parts.
6. Human resources and training institutions:
a) By 2020:
- Continue to increase labor productivity, maintain labor growth at a rate lower than output growth; recruit aviation security inspectors according to ICAO standards; recruit experts capable of conducting researches, developing and applying technology towards industry 4.0; increase private sector involvement in development of aviation human resources.
- Establish a network of aviation training institutions according to international standards; promote international cooperation, mobilize social resources to invest in and develop professional training institutions; promote the connection between training institutions and aviation enterprises. Develop Vietnam Aviation Academy into a national leading professional training institution at all levels and expand training to countries in Southeast Asia.
- Establish training center and flight training center in some conditional airports (such as Chu Lai, Phu Bai, Dong Hoi, Rach Gia, etc.), establish pilot cadet training centers satisfying standards of the training center at all three levels.
b) By 2030:
- Continue to increase labor productivity, maintain labor growth at a rate lower than output growth; serve the airline industry’s demand for pilots, air traffic controllers, aircraft maintenance staff and aviation security staff.
- Recruit experts capable of conducting researches, developing and applying technology to serve industry 4.0 demands.
7. Aviation industry
a) By 2020:
- Develop the aircraft and aircraft equipment system maintenance system which is expected to serve as a key role in development of aviation industry; prioritize the use of land in Noi Bai, Tan Son Nhat, Da Nang, Chu Lai, Cam Ranh, Phu Quoc and Can Tho airports for construction of aircraft maintenance workshops satisfying international standards.
- Produce high-tech equipment such as information technology, automation and control equipment in combination with mechanical products; execute aviation equipment production projects.
- Establish technical standards in aircraft and aircraft operation, air traffic and airport management to ensure that aviation technology reaches regional advanced level.
- Produce some aircraft interior parts.
- Consider establishing an aviation technology application, development and research center to serve industry 4.0 demands.
b) By 2030:
- Establish regional centers for aviation engine and equipment maintenance. Encourage cooperation and joint venture in processing and production of aircraft parts, materials and accessories in Vietnam.
- Gradually participate in the global supply chain.
8. Environmental protection
a) By 2020: implement ICAO’s regulations, promote international cooperation in implementing the action plan to reduce CO2emissions from the aviation sector; create a noise map of some airports located near cities or densely populated residential areas; formulate airport noise management policies; establish eco-airport criteria.
b) By 2030: continue to implement the action plan to reduce CO2 emissions from the aviation sector; apply eco-airport criteria to international airports.
IV. POLICIES AND PRIMARY SOLUTIONS
1. Complete the system of legal documents in combination with administrative reform, especially administrative procedures. Complete and increase the capacity and organizational structure of Vietnam’s aviation authorities according to international standards.
2. Continue to complete and implement the aviation security assistance and capacity building strategy, national aviation safety program, aviation system block upgrades (ASBU) plan and master plan for CNS/ATM systems development.
3. Promulgate policies and mobilize social resources to invest in aviation infrastructure, industry and service providers, aviation staff training institutions; promote PPP investment to execute commercial aviation infrastructure and service projects that are able to recover capital. Mainly use state funding for investment in aviation infrastructure constructed for the purposes of national defense and security and national search and rescue and emergency, opening of flights to remote and isolated areas, and islands, especially investment in movement area and air traffic management infrastructure.
4. Complete regulations on management, use and maintenance of national airport/aerodrome infrastructure and regulations on granting franchise for airport/aerodrome operation.
5. Effectively implement logistics center development planning nationwide by 2020 and the orientation towards 2030; ensure convenient transport to airports, especially logistic centers; introduce polices and a legal framework for development of logistics network, domestic and international multimodal transport and general aviation business.
6. Prioritize use of airport land for development of civil aviation.
7. Participate in implementing regional and international open skies policy on the basis of national interest protection; formulate an overall policy for development of aviation and tourism.
8. Adopt solutions for removing difficulties faced by enterprises; ensure a fair business environment and promote healthy competition. Continue to renovate and improve efficiency of state-owned enterprises. Protect State’s interests in operation of state-funded airport infrastructure.
9. Boost research, development, application and transfer of technology towards modernization and international integration. Remove unreasonable technical barriers to fair bidding for domestic products reaching international standards. Establish international joint ventures or association or seek 100% foreign investment in execution of projects on production of aviation equipment, aircraft accessories, and aircraft and aircraft engine maintenance in Vietnam. Combine long-term aircraft investment programs with cooperation in aircraft engine maintenance and production of aircraft accessories and parts.
10. Promote international cooperation in aviation when unveiling and adopting policies, especially on provision of training for aviation staff according to international standards and reduction of CO2emissions from aviation sector in accordance with ICAO’s regulations.
11. Increase private sector involvement in provision of training for aviation staff (pilot, aircraft technicians, air traffic manager, aviation security staff) through enterprises and in combination with state management; establish aviation staff training centers according to international standards; establish and update standards to be satisfied by aviation staff according to international standards.
V. IMPLEMENTATIONORGANIZATION
1. The Ministry of Transport shall:
a) organize and manage implementation of the planning; carry out periodic inspection and supervision of implementation of the planning. Take charge and cooperate with the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Natural Resources and Environment and relevant authorities in implementation of the planning.
b) according to the planning, direct the Civil Aviation Authority of Vietnam and relevant units in formulating, submitting and approving detailed planning every five years and annually in conformity with national socio-economic development; provide guidance on implementation of the planning; consider projects and offer necessary solutions for implementing the planning to the Government, which will submit them to the Prime Minister for consideration; carry out periodic review and assessment of implementation of the planning.
c) approve detailed planning of airports.
d) formulate and approve planning for organization of civil aviation airspace and FIR.
dd) formulate a comprehensive plan for general aviation development, and regulations on organization, management and operation general aviation aircraft according to ICAO’s standards.
e) take charge of forming aviation security control forces.
g) transfer the Kon Tum, An Giang and Vung Tau aerodromes which are no longer included in the system of national airports/aerodromes to the Ministry of National Defense.
h) complete procedures for removing the approved comprehensive planning for Gia Lam airport, which will be managed by the Ministry of National Defense.
2. The Ministry of National Defense shall:
a) implement the dedicated aerodrome planning.
b) take charge and cooperate with the Ministry of Transport in receiving and managing Kon Tum, An Giang and Vung Tau aerodromes which serve as dedicated aerodromes.
c) take charge and cooperate with the Ministry of Transport in planning, managing and guarding airspace; take charge and cooperate with the Ministry of Transport and the Ministry of Public Security in making and promulgating regulations on management of UAV.
d) cooperate with the Ministry of Transport in formulating planning for organization of civil aviation airspace and FIR, and development of the civil air traffic management system; manage and operate civil and military aerodromes.
3. The Ministry of Public Security shall:
a) ensure national security in civil aviation.
b) cooperate with the Ministry of Transport in forming and training aviation security control forces.
c) cooperate with the Ministry of National Defense in making and promulgating regulations on air traffic management of UAV.
4. The Ministry of Planning and Investment shall request funding for construction of aviation infrastructure; consider promulgating regulations and offering incentives to effectively raise and use capital for aviation development.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) cooperate with the Ministry of Transport in making regulations on management and use of land for development of aviation infrastructure.
b) take charge and cooperate with the Ministry of Transport in adopting solutions for environmental protection and response to climate change during civil aviation.
6. The Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Transport in completing regulations on provision of aviation logistics services, import of aviation equipment and vehicle and make regulations on bonded warehouses serving civil aviation.
7. Other ministries shall, within their competence, implement the planning.
8. The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities having the aviation infrastructure shall:
a) provide land for construction of aviation infrastructure according to strategy and planning on their own initiative.
b) ensure security and air traffic order and safety, disseminate the law on civil aviation.
c) cooperate with the Ministry of Transport and relevant ministries in managing planning, land and vertical clearance of aerodromes in accordance with regulations.
Article 2.This Decision takes effect on the signing date and replaces the Decision No. 21/QD-TTg dated January 08, 2009 of the Prime Minister on approval for planning for air transport development by 2020 and the orientation towards 2030.
Article 3.Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, People s Committees of relevant provinces and cities shall implement this Decision./.
For the Prime Minister
The Deputy Prime Minister
Trinh Dinh Dung
APPENDIX I
SUMMARY OF CRITERIA APPLIED TO AIRPORTS BY 2020
(To attach with the Decision No. 236/QD-TTg dated February 23, 2018 of the Prime Minister)
No. | Name of airport | Scope and level of airport | Province or city | Role | Expected capacity (million passengers/year) | Expected land area (ha) | Expected investment costs at the time of submission for approval (billion dong) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
I | International airports | 121.5 | 6,467 | 59,200 | |||
1 | Noi Bai International Airport | 4E | Hanoi | MCA, MGW | 30.0 | 697 | 9,000 |
2 | Van Don International Airport | 4E | Quang Ninh | MCA | 2.5 | 327 | 7,500 |
3 | Cat Bi International Airport | 4E | Hai Phong | MCA, M1 | 8.0 | 502 | 7,300 |
4 | Vinh International Airport | 4D | Nghe An | MCA, M1 | 3.0 | 603 | 1,300 |
5 | Phu Bai International Airport | 4E | Thua Thien Hue | MCA | 5.0 | 527 | 7,400 |
6 | Da Nang International Airport | 4E | Da Nang | MCA, MGW, M1 | 13.0 | 856 | 7,500 |
7 | Cam Ranh International Airport | 4E | Khanh Hoa | MCA, MGW, M1 | 8.0 | 660 | 4,500 |
8 | Tan Son Nhat International Airport | 4E | Ho Chi Minh | MCA, MGW | 45.0 | 1,122 | 13,000 |
9 | Can Tho International Airport | 4E | Can Tho | MCA, M2 | 3.0 | 268 | 200 |
10 | Phu Quoc International Airport | 4E | Kien Giang | MCA | 4.0 | 905 | 1,500 |
II | Domestic airports | 22.5 | 6,855 | 25,200 | |||
1 | Dien Bien Airport | 3C | Dien Bien | MCA | 0.3 | 201 | 2,500 |
2 | Tho Xuan Airport | 4E | Thanh Hoa | MCA | 1.5 | 655 | 700 |
3 | Dong Hoi Airport | 4C | Quang Binh | MCA, M2 | 2.0 | 190 | 2,000 |
4 | Chu Lai Airport | 4E | Quang Nam | MCA, M1 | 5.0 | 2,006 | 10,000 |
5 | Pleiku Airport | 4C | Gia Lai | MCA, M2 | 2.0 | 464 | 600 |
6 | Phu Cat Airport | 4C | Binh Dinh | MCA, M1 | 2.0 | 862 | 700 |
7 | Tuy Hoa Airport | 4C | Phu Yen | MCA, M1 | 0.6 | 697 | 400 |
8 | Buon Ma Thuot Airport | 4D | Dac Lac | MCA, M1 | 2.0 | 464 | 700 |
9 | Lien Khuong Airport | 4D | Lam Dong | MCA | 4.0 | 340 | 1,000 |
10 | Phan Thiet Airport | 4E | Binh Thuan | MCA, M1 | 2.0 | 543 | 5,600 |
11 | Rach Gia Airport | 3C | Kien Giang | MCA, M2 | 0.3 | 200 | 200 |
12 | Ca Mau Airport | 3C | Ca Mau | MCA, M2 | 0.3 | 92 | 300 |
13 | Con Dao Airport | 3C | Ba Ria Vung Tau | MCA, M2 | 0.5 | 141 | 500 |
| Total |
|
|
| 144.0 | 13,321 | 84,400 |
Note: 1. Military and civil aerodrome:MCA 2. Major international airport:MGW 3. Level I military aerodrome:M1 4. Level II military aerodrome:M2 | 5. The capacity of the airport is determined according to the current average forecast. When formulating the detailed planning, airports shall review and update forecasting data and select a design capacity suitable for the airport. |
APPENDIX II
SUMMARY OF CRITERIA APPLIED TO AIRPORTS BY 2030
(To attach with the Decision No. 236/QD-TTg dated February 23, 2018 of the Prime Minister)
No. | Name of airport | Scope and level of airport | Province or city | Role | Expected capacity (million passengers/year) | Expected land area (ha) | Expected investment costs at the time of submission for approval (billion dong) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
I | International airports | 266.0 | 15,006 | 214,700 | |||
1 | Noi Bai International Airport | 4F | Ha Noi | MCA, MGW | 60.0 | 1,353 | 33,000 |
2 | Van Don International Airport | 4E | Quang Ninh | MCA, M2 | 5.0 | 327 | 2,900 |
3 | Cat Bi International Airport | 4E | Hai Phong | MCA, M1 | 13.0 | 502 | 8,300 |
4 | Tho Xuan International Airport | 4E | Thanh Hoa | MCA, M1 | 5.0 | 655 | 4,000 |
5 | Vinh International Airport | 4E | Nghe An | MCA, M1 | 8.0 | 603 | 8,000 |
6 | Phu Bai International Airport | 4E | Thua Thien Hue | MCA, M2 | 9.0 | 527 | 7,600 |
7 | Da Nang International Airport | 4E | Da Nang | MCA, M1, MGW | 28.0 | 856 | 10,500 |
8 | Chu Lai International Airport | 4F | Quang Nam | MCA, M1 | 5.0 | 2,006 | 5,000 |
9 | Cam Ranh International Airport | 4E | Khanh Hoa | MCA, M1, MGW | 25.0 | 760 | 15,300 |
10 | Long Thanh International Airport | 4F | Dong Nai | MCA, M1, MGW | 50.0 | 5,000 | 110,000 |
11 | Tan Son Nhat International Airport | 4E | Ho Chi Minh | MCA, MGW | 45.0 | 1,122 | 2,500 |
12 | Can Tho International Airport | 4E | Can Tho | MCA, M2 | 3.0 | 390 | 600 |
13 | Phu Quoc International Airport | 4E | Kien Giang | MCA | 10.0 | 905 | 7,000 |
II | Domestic airports | 42.0 | 5,745 | 51,400 | |||
1 | Lai Chau Airport | 3C | Lai Chau | MCA, M3 | 0.5 | 167 | 8,000 |
2 | Dien Bien Airport | 3C | Dien Bien | MCA, M2 | 2.0 | 201 | 2,300 |
3 | Sapa Airport | 4C | Lao Cai | MCA, M2 | 3.0 | 371 | 5,700 |
4 | Na San Airport | 4C | Son La | MCA, M1 | 1.0 | 499 | 3,000 |
5 | Dong Hoi Airport | 4C | Quang Binh | MCA, M2 | 3.0 | 190 | 2,000 |
6 | Quang Tri Airport | 4C | Quang Tri | MCA, M2 | 1.0 | 312 | 4,400 |
7 | Pleiku Airport | 4D | Gia Lai | MCA, M2 | 4.0 | 464 | 3,000 |
8 | Phu Cat Airport | 4E | Binh Dinh | MCA, M1 | 7.0 | 862 | 5,000 |
9 | Tuy Hoa Airport | 4D | Phu Yen | MCA, M1 | 3.0 | 697 | 3,300 |
10 | Buon Ma Thuot Airport | 4D | Dac Lac | MCA, M1 | 5.0 | 464 | 3,600 |
11 | Lien Khuong Airport | 4E | Lam Dong | MCA | 7.0 | 340 | 3,900 |
12 | Phan Thiet Airport | 4E | Binh Thuan | MCA, M1 | 2.0 | 543 | 1,000 |
13 | Rach Gia Airport | 4C | Kien Giang | MCA, M2 | 0.5 | 250 | 1,800 |
14 | Ca Mau Airport | 4C | Ca Mau | MCA, M2 | 1.0 | 245 | 2,100 |
15 | Con Dao Airport | 4C | Ba Ria Vung Tau | MCA, M2 | 2.0 | 141 | 2,300 |
| Total |
|
|
| 308.0 | 20,751 | 266,100 |
Note: 1. Military and civil aerodrome:MCA 2. Major international airport:MGW 3. Level I military aerodrome:M1 4. Level II military aerodrome:M2 5. Level III military aerodrome:M3 | 6. The capacity of the airport is determined according to the current average forecast. When formulating the detailed planning, airports shall review and update forecasting data and select a design capacity suitable for the airport. |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây