Quyết định 1839/QĐ-BGTVT 2021 Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn COVID-19
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1839/QĐ-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1839/QĐ-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Đông |
Ngày ban hành: | 20/10/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông, COVID-19 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 20/10/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã ra Quyết định 1839/QĐ-BGTVT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, hành khách tham gia giao thông vận tải đường sắt phải đáp ứng các yêu cầu sau: Tuân thủ “Thông điệp 5K”, khai báo y tế theo quy định; Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác, khó thở; Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm khi có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến địa bàn có dịch ở cấp 3, cấp 4; không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
Bên cạnh đó, đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh COVID-19, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế, theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Hành khách đi tàu đến từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 4 được bố trí vận chuyển bằng toa xe riêng; khi xuống tàu, ra ga phải có lối đi riêng hoặc tách nhóm với hành khách đi tàu từ địa phương/khu vực có nguy cơ thấp hơn để hạn chế tiếp xúc.
Ngoài ra, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tổ chức, bố trí bộ phận tiếp nhận thông tin hành khách và thông báo tới đầu mối tiếp nhận tại các địa phương có ga đến.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 21/10/2021.
Xem chi tiết Quyết định1839/QĐ-BGTVT tại đây
tải Quyết định 1839/QĐ-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 1839/QĐ-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
____________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19”;
Căn cứ Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19;
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 (để báo cáo); - Bộ trưởng Bộ GTVT (để báo cáo); - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Ủy ban ATGT Quốc gia; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT, Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu VT, V.Tải (Truong, 5b). |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông |
HƯỚNG DẪN TẠM THỜI
Về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây gọi là Nghị quyết số 128/NQ-CP); căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây gọi là Quyết định số 4800/QĐ-BYT), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 (sau đây gọi là Hướng dẫn tạm thời) như sau:
I. MỤC ĐÍCH
Khôi phục lại hoạt động vận tải đường sắt phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
II. YÊU CẦU
1. Thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT.
2. Chủ động, thống nhất, đồng bộ giữa Bộ GTVT, Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
3. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng
Hướng dẫn tạm thời này áp dụng đối với hoạt động vận tải bằng đường sắt quốc gia trên phạm vi toàn quốc.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát dịch, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng đường sắt.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Phân loại, phạm vi đánh giá cấp độ dịch
Việc phân loại, phạm vi đánh giá cấp độ dịch thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2, Mục III Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ như sau:
a) Phân loại cấp độ dịch
- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh;
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng;
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam;
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
b) Phạm vi đánh giá cấp độ dịch
Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
2. Việc xét nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 mục II Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế như sau:
a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...;
b) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;
- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
c) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh COVID-19, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
d) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh âm tính có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu.
1. Đối với hành khách
Hành khách tham gia giao thông vận tải đường sắt phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
1.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
1.3. Xét nghiệm y tế
1.3.1. Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...;
1.3.2. Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp sau:
a) Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;
b) Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
1.3.3. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh COVID-19: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế, theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
1.4. Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh âm tính có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu;
1.6. Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 4:
Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại mục 1.1; 1.2; 1.3.1; điểm b mục 1.3.2; 1.3.3; 1.4; 1.5 nêu trên, hành khách phải thực hiện các điều kiện sau:
a) Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu;
b) Thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế1;
1.7. Đối với hành khách đi từ địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 3: thực hiện theo mục 1.1; 1.2; 1.3.1; điểm a mục 1.3.2; 1.5 nêu trên.
1.8. Đối với hành khách đi từ các địa phương/khu vực cấp độ dịch là cấp 1, cấp 2: thực hiện theo mục 1.1, mục 1.2, 1.5 nêu trên;
1.9. Khi ở trên tàu:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc;
- Không đi lại từ toa này sang toa khác, hạn chế đi lại trong toa;
- Giữ vệ sinh chung, xả rác đúng nơi quy định.
1.10. Bố trí khách trên tàu:
1.11. Kết thúc chuyến đi:
a) Hành khách xuống tàu phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên phục vụ trên tàu;
b) Trong quá trình di chuyển từ ga về nơi cư trú, lưu trú: tuân thủ “Thông điệp 5K”, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người;
c) Chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú;
d) Tự theo dõi sức khoẻ hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định của Bộ Y tế và của từng địa phương về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 kể từ ngày về địa phương;
đ) Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
2. Yêu cầu đối với Ban lái máy (gồm: lái tàu, phụ lái tàu); tổ tàu (gồm: trưởng tàu và nhân viên công tác trên tàu)
2.1. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch
a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế;
c) Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp;
d) Vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt, khu vực tiếp xúc nhiều của phương tiện (như: buồng lái, khoang hành khách, ghế ngồi, khu vực vệ sinh...), trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tùy tình hình thực tế;
đ) Tổ tàu:
- Kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ hành khách thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với hành khách trước khi lên tàu; thường xuyên yêu cầu hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế;
- Kịp thời bổ sung thông tin cá nhân đối với hành khách chưa có hoặc còn thiếu thông tin cá nhân (thông qua việc kiểm tra trên thiết bị điện tử hoặc điện thoại di động).
2.2. Xét nghiệm y tế:
a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị;
c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với lái tàu, nhân viên phục vụ trên tàu một trong các trường hợp sau:
- Trường hợp có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;
- Đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
(Không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn).
d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh COVID - 19: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa);
đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu.
3. Người làm việc tại ga đường sắt
3.1. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch
3.1.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
3.1.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế;
3.1.3. Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp;
3.1.4. Kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ hành khách thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với hành khách trước khi lên tàu; thường xuyên yêu cầu hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế;
3.2. Xét nghiệm y tế:
3.2.1 Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở.; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
3.2.2 Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị;
3.2.3. Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với người làm việc tại ga đường sắt:
a) Trường hợp có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3;
b) Đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
3.3. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh COVID - 19: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
3.4. Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh âm tính có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm tới trước thời điểm khởi hành chuyến tàu.
4. Phương tiện vận tải đường sắt
a) Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Bố trí khu vực riêng cho hành khách nghi nhiễm để tạm thời cách ly hành khách trên tàu tại một vị trí nhất định phù hợp với tình hình thực tế trên tàu;
c) Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: phải được trang bị nước sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; phải được vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi chuyến tàu.
5. Nhà ga đường sắt
5.1. Xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách, hàng hóa ra vào ga đường sắt bảo đảm an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19;
5.2. Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;
5.3. Bố trí điểm để phục vụ xét nghiệm bằng test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;
5.4. Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ, nơi hành khách lên, xuống tàu, khu vực xếp dỡ hàng hóa bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế và địa phương;
5.5. Trường hợp phát hiện ban lái máy, tổ tàu, nhân viên làm việc tại khu ga, hành khách có biểu hiện sốt, ho, đau họng, mất vị giác và khứu giác, mệt mỏi,khó thở ...phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
5.6. Thực hiện thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;
5.7. Yêu cầu hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID- 19 theo quy định tại khoản 1 mục V của Hướng dẫn này;
5.8. Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
c) Tự tổ chức xét nghiệm SARS CoV-2 ngẫu nhiên cho người thuộc doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao;
d) Tổ chức kiểm tra thân nhiệt, giấy xét nghiệm của hành khách theo quy định trước khi qua cửa kiểm soát vé để lên tàu; trường hợp phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, ho, đau họng, mất vị giác và khứu giác, mệt mỏi, khó thở ...phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
e) Kiểm tra, hướng dẫn hành khách thực hiện khai báo y tế bắt buộc đảm bảo toàn bộ hành khách phải được khai báo y tế trước khi lên tàu (trừ trường hợp hành khách đến ga sát giờ tàu chạy sẽ thực hiện việc khai báo y tế trên tàu);
g) Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn hành khách các biện pháp phòng chống, dịch COVID-19.
6.2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
a) Xây dựng quy trình vận tải bằng đường sắt theo quy định của Bộ GTVT thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định này đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về điều kiện vận chuyển đối với hành khách, hàng hóa nêu tại Hướng dẫn tạm thời này;
c) Ban lái máy và tổ tàu phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 mục V nêu trên;
d) Tự tổ chức xét nghiệm SARS CoV-2 ngẫu nhiên cho người thuộc doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
đ) Thực hiện các yêu cầu khác thuộc trách nhiệm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đối với những người làm việc tại ga đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, nhà ga đường sắt theo nội dung của Hướng dẫn này;
e) Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức vận tải bằng đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19;
g) Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt xây dựng kế hoạch chạy tàu, báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam để theo dõi, giám sát;
h) Trong vòng 05 ngày kể từ ngày Hướng dẫn tạm thời này có hiệu lực, chủ trì đề xuất cần điều chỉnh những nội dung trong quá trình thực hiện nhằm thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để Bộ Giao thông vận tải xem xét điều chỉnh phù hợp.
7. Các quy định khác
a) Thực hiện các qui định, hướng dẫn của Bộ Y tế tại quyết định số 4800/Qđ-ByT ngày 12/10/2021;
b) Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch COVID-19 đối các với đối tượng áp dụng tại Hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới.
8. Kế hoạch vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 từ ngày 21/10/2021
8.1. Vận tải hàng hóa thực hiện theo biểu đồ chạy tàu đã được công bố theo quy định.
8.2. Vận tải hành khách
8.2.1. Trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh:
a) Chạy tối đa không quá 04 đôi tàu/ngày, đêm;
b) Trên khu đoạn Hà Nội - Vinh: chạy 01 đôi tàu/ngày, đêm;
c) Trên khu đoạn Đà Nẵng - Tp Hồ Chí Minh: chạy 01 đôi tàu/ngày, đêm.
Danh sách các ga có tác nghiệp đón/trả khách tại phụ lục số 2 kèm theo
8.2.2. Trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy tối đa 03 đôi tàu/ngày, đêm.
Các ga đón, trả hành khách trên tuyến: Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái và Hải Phòng.
VI. KẾT NỐI VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH ĐẾN, ĐI TẠI GA ĐƯỜNG SẮT THUỘC ĐỊA BÀN CÓ DỊCH Ở CẤP 4
1. Đơn vị quản lý ga đường sắt
a) Bố trí vị trí, khu vực trong ga đường sắt cho phương tiện vận tải đường bộ đón, trả khách; hướng dẫn phương tiện vận tải đường bộ ra, vào ga đường sắt theo đúng vị trí, khu vực đã quy định;
b) Quy định khu vực cho khách chờ để đi lên phương tiện vận tải đường bộ; hướng dẫn, giám sát hành khách trong việc tuân thủ công tác phòng, chống dịch tại ga đường sắt;
c) Phối hợp với Sở GTVT (địa phương có ga đường sắt) để tổ chức việc đưa, đón hành khách thông qua ga đường sắt.
2. Sở GTVT (địa phương ga đường sắt) chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý ga đường sắt tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô kết nối giữa vận tải đường bộ với ga đường sắt.
3. Đơn vị vận tải kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, lái xe: Chấp hành hướng dẫn của Sở GTVT, đơn vị quản lý ga đường sắt khi vận chuyển hành khách đi, đến ga đường sắt.
4. Hành khách chấp hành nghiêm hướng dẫn của ga đường sắt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
a) Cục Đường sắt Việt Nam:
- Chủ trì triển khai tới các cơ quan, đơn vị trong Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức kế hoạch khai thác tại khoản 8 Mục V Hướng dẫn tạm thời này, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị thực hiện Hướng dẫn tạm thời này;
- Tổng hợp báo cáo Bộ GTVT tình hình thực hiện Hướng dẫn tạm thời này hàng tuần.
b) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam:
- Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tổ chức, bố trí bộ phận tiếp nhận thông tin hành khách và thông báo tới đầu mối tiếp nhận tại các địa phương có ga đến;
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Bộ Công an, các địa phương truy tìm những trường hợp hành khách chưa về địa phương như cam kết;
- Tổng hợp báo cáo Cục Đường sắt Việt Nam và Bộ GTVT tình hình thực hiện Hướng dẫn tạm thời này hàng tuần.
2. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của địa phương tổ chức phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hướng dẫn tạm thời này tại địa phương;
- Bố trí đầu mối để tổng hợp, tiếp nhận thông tin hành khách từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt để phối hợp, tổ chức xử lý theo quy định;
- Ủy ban nhân dân các địa phương có nhà ga đường sắt chỉ đạo cơ quan y tế địa phương phối hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tổ chức điểm xét nghiệm SARS-CoV-2 tại ga đường sắt theo Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021;
- Phối hợp Bộ Giao thông vận tải theo dõi tình hình thực hiện Hướng dẫn tạm thời này./.
----------------------
1 Áp dụng theo CV số 8399/BYT-MT ngày 06/10/2021 của Bộ YT; đối với những người tham gia công tác của cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo công văn số 6386/BYT-MT ngày 06/8/2021 của Bộ YT; đối với lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phong, chống dịch covid-19 thực hiện theo công văn số 7316/BYT-MT ngày 03/0/2021 của Bộ Y tế .
Phụ lục 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
BẢN CAM KẾT PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Kính gửi: |
+ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; + Công ty....................................... |
Tên tôi là: ..............................................................................................................
Giới tính: Ngày sinh: ................................ Điện thoại liên hệ: ......................................
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ............ Ngày cấp:..................... Nơi.... cấp:..........................
Hộ khẩu thường trú:...........................................................................................................
Nơi cư trú, lưu trú trước khi đi tàu:
Cấp độ dịch tại địa phương cư trú, lưu trú trước khi đi tàu ( Cấp 1, 2, 3, 4): ....
Tài liệu xác nhận sức khỏe:
a) Chứng nhận tiêm vắc-xin phòng Covid-19 (nếu có):
+ Mũi 1: Loại vắc-xin: ................................. Ngày tiêm: ...............................
+ Mũi 2: Loại vắc-xin: ................................. Ngày tiêm: ...............................
b) Chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 (nếu có): do.............................................................
......................................................................................... cấp. ngày................................
c) Kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (nếu có): do...........................................
....................................................................... cấp lúc...................... ngày....................
Tôi có nguyện vọng tham gia đi tàu từ ............................... đến.................................... số hiệu đoàn tàu.................................................................................................... ngày...
Địa chỉ lưu trú sau chuyến tàu (ghi rõ số nhà xã, phường/quận, huyện, thị xã/tỉnh, thành phố):
Phương tiện di chuyển từ ga đến nơi lưu trú sau chuyến tàu: ...................................
Tôi cam kết:
1. Các tài liệu xác nhận sức khỏe đều đúng sự thật. Nội dung khai báo điện tử trung thực. Khi mua vé phải lựa chọn đúng chỗ ngồi phù hợp với cấp độ dịch địa phương/khu vực nơi cư trú, lưu trú trước khi lên tàu;
2. Thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K tại các ga đi, trên tàu, ga đến và trong hành trình di chuyển từ ga về nơi lưu trú, cư trú; đeo khẩu trang, khử khuẩn, hạn chế tiếp xúc trong suốt thời gian trên tàu;
3. Di chuyển thẳng từ ga về nơi lưu trú, cư trú nêu trên và thông báo ngay với chính quyền địa phương nơi lưu trú, cư trú. Đảm bảo tự theo dõi sức khoẻ hoặc thực hiện cách ly theo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của địa phương và luôn thực hiện 5K; Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... sẽ thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định;
4. Chịu mọi chi phí liên quan đến các biện pháp, yêu cầu phòng chống dịch theo quy định được công bố của địa phương nơi đến.
5. Tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn, quy định tại địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu các nội dung khai báo sai sự thật./.
..........., ngày ....... tháng ...... năm ....
Người cam kết
(ký, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 2: Danh sách các ga đón-tiễn trên tuyến HN-TP HCM
STT |
Ga |
Tỉnh, Thành Phố |
1 |
Hà Nội |
TP Hà Nội |
2 |
Giáp Bát |
TP Hà Nội |
3 |
Phủ Lý |
Thành phố Phủ Lý - Tỉnh Hà Nam |
4 |
Nam Định |
Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Định |
5 |
Ninh Bình |
Thành phố Ninh Bình - Tỉnh Ninh Bình |
6 |
Bỉm Sơn |
Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hoá |
7 |
Thanh Hoá |
Thành phố Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hoá |
8 |
Minh Khôi |
Huyện Nông Cống - Tỉnh Thanh Hoá |
9 |
Chợ Sy |
Huyện Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An |
10 |
Vinh |
Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An |
11 |
Yên Trung |
Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh |
12 |
Hương Phố |
Huyện Hương Khê - Tỉnh Hà Tĩnh |
13 |
Đồng Lê |
Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình |
14 |
Minh Lệ |
Thị xã Ba Đồn - Tỉnh Quảng Bình |
15 |
Đồng Hới |
Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình |
16 |
Đông Hà |
Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị |
17 |
Huế |
Thành phố Huế - Tỉnh Thừa thiên Huế |
18 |
Đà Nẵng |
Thành phố Đà Nẵng |
19 |
Trà Kiệu |
Huyện Duy Xuyên - Tỉnh Quảng Nam |
20 |
Tam Kỳ |
Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam |
21 |
Núi Thành |
Thị trấn Núi Thành - Tỉnh Quảng Nam |
22 |
Quảng Ngãi |
Thành phố Quảng Ngãi - Tỉnh Quảng Ngãi |
23 |
Đức Phổ |
Thị xã Đức Phổ - Tỉnh Quảng Ngãi |
24 |
Bồng Sơn |
Thị xã Hoài Nhơn - Tỉnh Bình Định |
25 |
Diêu Trì |
Thị trấn Diêu Trì - Tỉnh Bình Định |
26 |
La Hai |
Huyện Đồng Xuân - Tỉnh Phú Yên |
27 |
Tuy Hoà |
Thị xã Tuy Hoà - Tỉnh Phú Yên |
28 |
Giã |
Huyện Vạn Ninh - Tỉnh Khánh Hòa |
29 |
Ninh Hòa |
Thị xã Ninh Hòa - Tỉnh Khánh Hòa |
30 |
Nha Trang |
Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hoà |
31 |
Tháp Chàm |
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận |
32 |
Sông Mao |
Huyện Bắc Bình - Tỉnh Bình Thuận |
33 |
Bình Thuận |
Xã Mương Mán - Tỉnh Bình Thuận |
34 |
Suối Kiết |
Xã Suối Kiết - Tỉnh Bình Thuận |
35 |
Long Khánh |
Thành phố Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai |
36 |
Biên Hòa |
Thành phố Biên Hoà - Tỉnh Đồng Nai |
37 |
Dĩ An |
Thành phố Dĩ An - Tỉnh Bình Dương |
38 |
Sài Gòn |
Thành phố Hồ Chí Minh |
THE MINISTRY OF TRANSPORT No. 1839/QD-BGTVT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, October 20, 2021 |
DECISION
On promulgating the Interim Guidance on rail transport activities for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic
_____________
THE MINISTER OF TRANSPORT
Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”;
Pursuant to the Government's Resolution No. 78/NQ-CP dated July 20, 2021 on COVID-19 prevention and control;
Pursuant to the Government's Resolution No. 86/NQ-CP dated August 06, 2021 on urgent COVID-19 pandemic prevention and control measures to implement the Resolution No. 30/2021/QH15 dated July 28, 2021 of the 15th National Assembly;
Pursuant to the Ministry of Health’s Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021 on the implementation of the Government’s Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 promulgating the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”;
At the proposal of the Director of the Department of Transportation and the Director of the Vietnam Railway Authority,
DECIDES:
Article 1. Promulgating together with this Decision the Interim Guidance on rail transport activities for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic.
Article 2. Effect
1. This Decision takes effect on October 21, 2021;
2. To repeal Section VI Part 2 of the Interim Guidance on passenger transport activities in 5 sectors (roadway, railway, inland waterway, maritime, aviation) for safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic promulgated together with the Minister of Transport’s Decision No. 1740/QD-BGTVT dated September 30, 2021.
Article 3. The Chief of Ministry Office, Chief of Ministry Inspectorate, Directors of Departments, Director of the Vietnam Railway Authority, Directors of Departments of Transport, Departments of Transport and Construction of provinces and centrally-run cities, Vietnam Railways, rail transport business enterprises, heads of agencies, units; and organizations, individuals related to rail transport activities shall be responsible for the implementation of this Decision./.
|
FOR THE MINISTER THE DEPUTY MINISTER
Nguyen Ngoc Dong |
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây