Quyết định 13/2004/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lụt trong ngành Hàng không

thuộc tính Quyết định 13/2004/QĐ-BGTVT

Quyết định 13/2004/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy chế phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lụt trong ngành Hàng không
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:13/2004/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Ngô Thịnh Đức
Ngày ban hành:10/09/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

- Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống bão lụt của Chủ tịch nước ban hành ngày 22/3/1994 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh phòng, chống bão, lụt được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/8/2000;

- Căn cứ vào Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

- Căn cứ Nghị định số 32/CP ngày 20/5/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phòng, chống bão, lụt;

- Căn cứ quyết định số 581/TTg ngày 25/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế báo bão, lũ;

- Xét đề nghị của Trưởng ban chỉ huy phòng, chống bão lụt Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

 

 

QUYẾT ĐỊNH

 

 

ĐIỀU 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lụt trong ngành hàng không.

ĐIỀU 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các quy định trước đây về phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lụt trong ngành Hàng không trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

ĐIỀU 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng thuộc Bộ, Trưởng ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết này.

 

 

 

QUY CHẾ

PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BàO, LỤT TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG

(Ban hành theo Quyết định số 13/2004/QĐ-GTVT

ngày 10  tháng  9  năm 2004 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

 

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

ĐIỀU 1

Quy chế phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lụt trong ngành hàng không (sau đây gọi tắt là Quy chế) quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt đối với kết cấu hạ tầng ngành hàng không và các phương tiện khác thuộc ngành hàng không nhằm giảm nhẹ thiệt hại do bão, lụt gây ra, nhanh chóng ổn định hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

ĐIỀU 2

Giải thích thuật ngữ:

2.1 Kết cấu hạ tầng ngành hàng không bao gồm các công trình, trang thiết bị thuộc các Cụm cảng Hàng không khu vực và Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam, và các doanh nghiệp khác hoạt động trên địa bàn quản lý của các Cảng Hàng không, sân bay.

2.2 Phương tiện khác thuộc ngành hàng không bao gồm tầu bay và các phương tiện hàng không khác.

2.3 Bão, lụt trong Quy chế này bao gồm lũ quét, ngập lụt, nước biển dâng, bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sạt lở đất (do mưa, lũ, bão và sóng biển gây ra) đe dọa hoặc gây tác hại cho kết cấu hạ tầng ngành hàng không và các phương tiện khác thuộc ngành hàng không.

ĐIỀU 3

Các tổ chức, cá nhân (kế cả tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoạt động trong lĩnh vực hàng không phải thực hiện các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt tại Quy chế này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

ĐIỀU 4

Ban chỉ huy phòng, chống bão, lụt Cục Hàng không Việt Nam do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thành lập, giao cho một Phó Cục trưởng phụ trách nhằm giúp Cục trưởng tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ của Ban chỉ huy phòng, chống bão, lụt Bộ Giao thông vận tải.

ĐIỀU 5

Ban chỉ đạo phòng chống bão, lụt Cục Hàng không Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

5.1 Lập kế hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành của Cục Hàng không Việt Nam.

5.2 Chỉ đạo lập, phê duyệt, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp hàng không thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt của các đơn vị trực thuộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

5.3 Phối hợp với các Ban phòng, chống bão, lụt các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt nhằm đảm bảo việc xây dựng, tu bổ, bảo vệ và quản lý các công trình phòng, chống bão, lụt trong ngành hàng không theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Phối hợp với Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn Hàng không và các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn kịp thời khi có tình huống xảy ra.

5.4 Tổ chức thường trực, phòng, chống bão, lụt theo quy định để kịp thời thu thập, phổ biến các thông tin, triển khai biện pháp thực hiện các chỉ thị và hướng dẫn của cấp trên về phòng, chống và khắc phục hậu qủa bão, lụt.

5.5 Thực hiện đúng các quy định về báo cáo trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.

5.6 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt về công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành chế độ, chính sách và quy định của Nhà nước về phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.

5.7 Hàng năm Ban chỉ huy phòng, chống bão, lụt xây dựng dự toán kinh phí hoạt động, trình lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và sử dụng kinh phí được duyệt theo đúng chế độ tài chính.

5.8 Tổng kết và phổ biến các kinh nghiệm phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.

5.9 Tham gia các đề án nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong việc phòng chống bão, lụt của ngành hàng không.

ĐIỀU 6

Ban phòng, chống bão, lụt của các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp hàng không do Thủ trưởng, Giám đốc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó thành lập (sau đây gọi tắt là Ban PCBL cơ sở) và do một Phó thủ trưởng hoặc phó giám đốc phụ trách.

ĐIỀU 7

Ban phòng, chống bão, lụt cơ sở quy định tại điều 6 của Quy chế này có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

7.1 Xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống bão, lụt cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh của cơ quan đơn vị mình trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt nhằm chủ động phòng ngừa và ứng phó với các tình huống phát sinh trong bão, lụt.

7.2 Thường xuyên duy trì tình trạng sẵn sàng các trang thiết bị, vật tư dự phòng cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt của đơn vị và tuân thủ công tác hậu cần tại chỗ.

7.3 Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống bão, lụt được phê duyệt, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không và các cơ quan hữu quan tại địa phương trong phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.

7.4 Tổ chức lực lượng xung kích và duy trì chế độ trực canh 24/24 trong mùa mưa bão để thường xuyên thu nhận tin tức, diễn biến của bão, lụt nhằm kịp thời triển khai các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.

7.5 Chủ động triển khai các phương án ứng phó khi có tình huống xảy ra và kịp thời báo cáo các cơ quan hữu quan để có sự hỗ trợ cần thiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của bão, lụt.

7.6 Bằng mọi biện pháp nhanh chóng khắc phục hậu quả bão, lụt đảm bảo khôi phục một cách sớm nhất các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và khi có yêu cầu hỗ trợ một cách có hiệu quả với các cơ quan đơn vị ban.

7.7 Kịp thời bổ sung trang thiết bị vật tư dự phòng đã được sử dụng.

7.8 Kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm về công tác ứng cứu sau mỗi vụ việc nhằm nâng cao về chất các kế hoạch, phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt.

7.9 Báo cáo thường kỳ và đột xuất về hoạt động phòng, chống bão, lụt của đơn vị lên Cục Hàng không Việt Nam.

CHƯƠNG II

PHÒNG, CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BàO, LỤT

MỤC I

PHÒNG CHỐNG BàO LỤT

ĐIỀU 8

Công tác phòng ngừa bão, lụt hàng năm.

Công tác phòng ngừa bão, lụt hàng năm là nhiêm vụ thường xuyên của tất cả các đơn vị trong ngành hàng không, bao gồm:

8.1 Quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng hàng không và các phương tiện hàng không khác có liên quan đến phòng, chống bão, lụt. Ngăn chặn các hành vi có nguy cơ gây hư hại hoặc hủy hoại các công trình đó.

8.2 Thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của các công trình cần được bảo vệ. Nếu phát hiện có hư hỏng hoặc suy yếu phải kịp thời có biện pháp xử lý. Trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý của mình, cấp kiểm tra phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết trước mùa mưa bão.

8.3. Xây dựng kế hoạch phòng, chống bão lụt của đơn vị và phối hợp với các đơn vị khác trên cùng địa bàn. Kế hoạch phải dự kiến các sự cố có thể xảy ra trong bão, lụt, xác định mức độ ảnh hưởng đến công trình, lập phương án và biện pháp xử lý phù hợp cụ thể như sau:

a. Phải có các biện pháp neo, buộc, chống, đỡ, chêm, chèn để bảo vệ các công trình chính, các công trình bảo vệ, các thiết bị thi công, nhà xưởng, kho tàng, lán trại và phương tiện hàng không khác của ngành hàng không...

b. Phải có kế hoạch sơ tán các phương tiện, trang thiết bị máy móc, người và tài sản trong trường hợp bão, lũ lớn xảy ra.

c. Phải có các biện pháp chống vật trôi va vào công trình khi nước lũ.

d. Phải xây dựng quy trình cụ thể theo dõi dự báo diễn biến của bão lũ, quan trắc tình hình thực tế của bão lũ trên khu vực công trình, theo dõi mức độ chịu bão lũ của công trình và của các trang thiết bị. Phải có quy định về phương án, phương thức và chế độ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong thời gian xảy ra bão, lũ; dự kiến trước những tình huống rủi ro như mất điện, mất liên lạc... để chủ động khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả.

e. Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão cơ sở, Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão của Cục Hàng không Việt Nam  phải kiểm tra kế hoạch phòng, chống bão, lụt của đơn vị nhất là đối với các công trình trọng điểm, quan trọng. Phải thực hiện đúng quy trình kiểm tra: Kiểm tra cả khối lượng và chất lượng, các biên bản kiểm tra phải đúng mẫu và có đầy đủ chữ ký. Các đề nghị của đoàn thanh tra phải được thực hiện và khi cần phải tổ chức phúc tra.

8.4 Các ban phòng, chống bão, lụt của các đơn vị trực tiếp mua sắm, tập kết, bảo quản và cất giữ các vật tư, phương tiện dự phòng cho công tác phòng, chống bão, lụt. Khi cần thiết chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền trong công tác hiệp đồng với các đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khi có bão, lụt xảy ra.

8.5 Dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, thuốc chữa bệnh tại những nơi xung yếu, hiểm trở để sử dụng khi cần thiết.

8.6.Tổ chức lực lượng và huấn luyện nghiệp vụ về thu thập thông tin liên quan đến dự báo, phòng, chống bão, lụt. Các lực lượng phòng, chống bão, lụt phải được tổ chức chu đáo, có người chịu trách nhiệm chính, được phân công nhiệm vụ rõ ràng trong kế hoạch phòng, chống bão, lụt của đơn vị.

ĐIỀU 9

Phòng ngừa bão lụt đối với các công trình mới xây dựng.

Tất cả các công trình hàng không đều phải có khả năng chịu đựng được tác động của bão, lũ. Ngay từ giai đoạn thiết kế cần phải xem xét tới những nguyên tắc cơ bản sau:

9.1 Phải thực hiện công tác nghiên cứu chu đáo về địa hình, địa mạo của khu vực xây dựng công trình thu thập đầy đủ các số liệu thống kê nhiều năm về lượng mưa, lưu lượng dòng chảy, mực nước dâng, áp lực gió, mức độ ăn mòn của nước biển, môi trường, quan tâm đến tình hình bão lụt của khu vực, chú ý đến các số liệu lịch sử, khoan thăm dò địa chất khu vực xây dựng công trình để làm cơ sở cho công tác thiết kế.

9.2 Lựa chọn địa điểm công trình, vật liệu, loại kết cấu thích hợp để chống được gió, bão.

9.3 Tính toán thiết kế theo quy trình, quy phạm đồng thời phải quan tâm đến sự ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và khu vực, ảnh hưởng của các công trình thủy lợi, thủy điện, nông ngư nghiệp cùng các tác động xấu do môi trường sinh thái đang bị xâm phạm như chặt phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi, có thể gây ra sự thay đổi đột biến các dữ kiện tính toán dẫn tới những hậu quả khó lường được trong quá trình quản lý khai thác sau khi xây dựng.

9.4 Trong thiết kế kết cấu cần chú ý đảm bảo tính ổn định chống gió bão, thuỷ triều, xói lở của tổng thể công trình cũng như của từng kết cấu và sự liên kết giữa chúng, tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy phạm hiện hành.

9.5 Sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc bảo vệ các công trình dưới tác động của bão, lụt.

ĐIỀU 10

Phòng ngừa bão, lụt đối với các công trình đang xây dựng.

Đối với các công trình hàng không đang được xây dựng có thời gian thi công kéo dài qua mùa bão, lụt phải xem xét đến các ảnh hưởng của bão, lụt gây ra cho công trình đang thi công dở dang, công trình phụ trợ, các trang thiết bị thi công đảm bảo an toàn cho các kho bãi chứa vật liệu, nhà xưởng và lán trại.

10.1 Phòng ngừa bão, lụt trong giai đoạn thiết kế tổ chức thi công:

a. Phải tuân thủ đúng trình tự xây dựng cơ bản, đảm bảo thiết kế đi trước một bước, tránh vừa thiết kế vừa thi công không chủ động phòng, chống bão, lụt. Trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công và tổng tiến độ do cơ quan thiết kế lập, đơn vị thi công phải xuất phát từ các số liệu điều tra khảo sát của khu vực, từ khả năng thực tế của đơn vị về trang thiết bị kỹ thuật, về lực lượng lao động, về khả năng cung cấp vật tư, về khả năng chi viện của cấp trên, về mối quan hệ hợp tác liên kết với các đơn vị khác, căn cứ vào thời điểm bắt đầu thi công công trình để lập phương án tổ chức thi công và tổng tiến độ sát thực của đơn vị.

Phương án này phải chú ý đến các hạng mục chống bão, lụt nhất là đối với các công trình quan trọng, xung yếu nằm trong vùng thường xuyên có bão, lụt và phải được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

b. Phải xây dựng được một tổng thể tiến độ thi công hợp lý, tránh thi công nhiều công trình một lúc, tránh dàn trải quá nhiều hạng mục song song dẫn đến không đủ khả năng ứng phó khi có bão, lũ xảy ra. Phải xây dựng tiến độ cụ thể cho các hạng mục quan trọng của công trình sao cho có thể kết thúc hoặc đạt tới điểm dừng trước mùa mưa bão.

c. Thiết kế tổ chức thi công phải có phương án phòng chống lụt từ khi triển khai công trường đến khi hoàn thành công trình.

d. Khi chuẩn bị công trường, phải bố trí được mặt bằng thi công có mức độ an toàn cao nhất về khả năng phòng, chống bão, lụt. Kho tàng nhà xưởng quan trọng của công trình phải được bố trí ở nơi khuất gió và cao ráo để không bị ngập lụt. Nếu các công trình có nguy cơ bị tác động mạnh của gió bão thì chúng phải được thiết kế bằng vật liệu và sử dụng các loại kết cấu có khả năng chống gió, bão. Trong trường hợp nền của các công trình bị đe doạ bởi úng lụt thì phải xây dựng thêm các công trình bảo vệ như đê chắn, mương dẫn, hố tụ và trạm bơm tiêu nước để đảm bảo an toàn cho cơ sở vật chất của công trường.

e. Các trang thiết bị thi công lớn của công trường như giá búa, cần cẩu... phải được quan tâm bảo vệ chu đáo. Phải dự kiến khu vực sơ tán, neo giữ các phương tiện khi bão, lụt. Các trang thiết bị khác cũng phải có các biện pháp xử lý thích hợp. Kho tàng, lán trại phải được chằng, buộc trước mùa mưa bão.

g. Trong thiết kế tổ chức thi công phải có kế hoạch phòng, chống bão, lụt cụ thể để có thể đề phòng các trận bão, lụt đến bất ngờ. Kế hoạch phải tính đến các biện pháp bảo vệ các trang thiết bị thi công, máy móc, vật tư, nhà xưởng, kho tàng, lán trại, có kế hoạch sơ tán người, tài sản, tổ chức lực lượng ứng cứu như cần cẩu, xe tải, máy bơm, máy phát điện, vô tuyến... kế hoạch phòng chống bão, lụt của đơn vị phải có sự bàn bạc thống nhất với chính quyền địa phương, tuyệt đối không được gây cản trở đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương.

h. Đối với một số công trình cần đảm bảo thi công liên tục cũng có thể xem xét thi công ngay trong mùa mưa bão nhưng phải đảm bảo chất lượng và được thiết kế đặc biệt. Phải có thiết kế tổ chức thi công chi tiết cụ thể đối với các hạng mục công trình được thi công trong mùa mưa bão với ý thức phòng tránh cao nhất. Đối với các phương tiện thi công cần phải sắp xếp thật cơ động để sơ tán, chằng, buộc được nhanh chóng. Khi dự trù phương tiện thiết bị  dự phòng cần đặc biệt chú ý đến các trường hợp mất điện phải có máy phát điện thay thế, có các cần cẩu để sơ tán máy móc, các phương tiện để có thể hoạt động lúc gió to, nước lên, có các máy bơm công suất lớn và các phương tiện thông tin liên lạc.

i. Phải dự kiến việc thu gom, phân loại, xử lý rác và phế thải trong quá trình thi công công trình. Khi hoàn thành công trình phải dọn dẹp công trường để trả lại môi trường sạch đẹp cho khu vực.

10.2 Phòng ngừa bão, lụt trong quá trình thi công và hoàn thành công trình: Thi công công trình phải tuân theo thiết kế tổ chức thi công và tổng tiến độ do đơn vị thi công lập có xét tới công tác phòng chống bão, lụt. Trong quá trình thi công cho tới khi hoàn thành công trình cần chú ý tới những vấn đề sau đây:

a. Khi có dự báo về bão, lụt sắp xảy ra trong khu vực công trình phải nhanh chóng kiểm tra trạng thái thực tế của công trình cũng như các phương tiện, trang thiết bị thi công và khả năng chịu đựng bão, lụt của chúng. Nếu các vấn đề này chưa được xem xét trong khâu thiết kế tổ chức thi công thi phải kiểm tra tính ổn định của chúng và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời.

b. Đối với các phương tiện có chiều cao lớn như cần cẩu, giá búa,.. đang phục vụ thi công phải kiểm tra tính ổn định của chúng và nhanh chóng xử lý bằng cách hạ thấp trọng tâm các thiết bị.

ĐIỀU 11

Phòng ngừa bão, lụt đối với các công trình hàng không đang sử dụng.

Đối với các công trình đang sử dụng công tác phòng ngừa bão, lụt là một nội dung bắt buộc trong khi tiến hành các công tác kiểm tra, duy tu, sửa chữa theo các chế độ thường xuyên, định kỳ và đặc biệt.

ĐIỀU 12

Phòng chống bão lụt đối với tầu bay và các phương tiện hàng không khác.

Công tác phòng ngừa bão lụt đối với tầu bay, các phương tiện hàng không khác bao gồm:

12.1 Xây dựng  và kiểm tra các vị trí chằng, néo tầu bay cũng như các phương tiện hàng không khác trên sân đỗ tàu bay đầy đủ và đúng quy định kỹ thuật, phù hợp với các chủng loại tầu bay, phương tiện hàng không được khai thác tại các cảng hàng không, sân bay.

12.2 Bố trí các vị trí tiếp đất trên sân đỗ đối với các loại tầu bay đang khai thác nếu cần thiết.

12.3 Kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các loại dây chằng, néo, các vật cần thiết để chằng, giữ tầu bay trong các trường hợp bão, lụt, lốc. Khi có tin bão gần cần tiến hành và kiểm tra các công tác chuẩn bị lần cuối, bao gồm:

a. Tầu bay phải được đậu đúng chỗ quy định đã được trang bị móc néo tàu bay trên sân đỗ.

b. Chằng, néo, giữ và nối dây tiếp đất tầu bay theo quy định kỹ thuật.

c. Nạp thêm nhiên liệu cho tầu bay theo đúng quy định kỹ thuật.

d. Căn cứ vào các tình huống, diễn biến cụ thể của bão, lụt để kịp thời sơ tán tầu bay đến vị trí an toàn.

12.4 Đưa các trang thiết bị hàng không khác về nơi tập kết theo quy định, chằng néo cẩn thận.

ĐIỀU 13

Những nhiệm vụ chính về phòng chống bão, lụt của các cơ quan đơn vị và doanh nghiệp hàng không:

13.1 Đối với các cụm cảng Hàng không khu vực:

a. Cụm cảng Hàng không khu vực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt và thiên tai giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hàng không trên địa bàn quản lý của Cụm cảng.

b. Thiết lập và công bố các vị trí neo đậu tầu bay theo đúng quy định. Sẵn sàng các phương án huy động các phương tiện có khả năng tham gia tìm kiếm cứu nạn.

c. Căn cứ các tình huống diễn biến cụ thể của bão, lụt để kịp thời sơ tán hoặc điều động tầu bay, các phương tiện hàng không khác ra các vị trí đỗ để chống bão, lũ.

d. Kịp thời công bố cho cơ quan không báo về thay đổi các đặc tính kỹ thuật của các hệ thống đèn hiệu, đài trạm thông tin dẫn đường do ảnh hưởng của bão, lụt.

e. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về phòng, chống bão lụt.

g. Tổ chức bảo vệ hệ thống cung cấp điện, hệ thống thoát nước, kho tàng, nhà xưởng, phương tiện, trang thiết bị tại các Cảng Hàng không trực thuộc.

h. Có phương án dự phòng cho các hệ thống thông tin liên lạc với tầu bay khi bị hư hỏng thiết bị.

13.2 Đối với Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam:

a. Hướng dẫn thực hiện các chỉ thị của cấp trên về phòng chống bão, lụt đối với công trình, trang thiết bị hiện đang quản lý.

b. Xây dựng phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành hàng không liên quan tới các công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lụt và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp.

c. Tổ chức trực, canh, thu nhận và truyền phát theo chế độ quy định các thông tin về áp thấp nhiệt đới, báo bão.

d. Tổ chức thu nhận, truyền phát kịp thời các tín hiệu cấp cứu, yêu cầu hỗ trợ, cứu hộ, cứu nạn.

e. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về phòng, chống bão, lụt.

g. Cung ứng các dịch vụ điều hành bay theo yêu cầu để bảo đảm sơ tán tầu bay, tránh ách tắc tại các Cảng Hàng không, sân bay trong khu vực bão, lụt.

13.3 Đối với các doanh nghiệp vận tải hàng không

a. Hướng dẫn, triển khai thực hiện các chỉ thị của cấp trên về phòng chống bão, lụt đối với công trình, trang thiết bị, phương tiện hàng không hiện đang quản lý.

b. Phối hợp chặt chẽ với các Cụm cảng Hàng không khu vực, Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam trong việc sơ tán tầu bay và các phương tiện ra khỏi khu vực bão, lụt.

c. Sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia.

d. Chấp hành nghiêm chỉnh việc chằng, néo tầu bay theo quy định của nhà chế tạo và sơ tán, điều động tầu bay đến vị trí an toàn theo quy định của Cụm cảng Hàng không khu vực khi xảy ra bão, lốc.

e. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo về phòng, chống bão, lụt.

MỤC II

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BàO, LỤT

ĐIỀU 14

Khắc phục hậu quả bão, lụt trong ngành hàng không bao gồm:

14.1 Cứu người, tài sản.

14.2 Khắc phục ách tắc vận tải hàng không:

Cụm cảng Hàng không khu vực là cơ quan chủ trì phối hợp mọi hoạt động nhằm sớm khắc phục sự cố gây ách tắc vận tải hàng không. Các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp Hàng không hoạt động trên địa bàn cụm cảng có nghĩa vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu về nhân lực, trang thiết bị và phương tiện để khắc phục sự cố gây ách tắc vận tải hàng không.

Công việc khắc phục sự cố gây ách tắc vận tải hàng không có các nội dung chính như sau:

a. Triển khai các biện pháp khẩn cấp đảm bảo sử dụng một cách an toàn kết cấu hạ tầng ngành hàng không;

b. Khảo sát, công bố cho cơ quan không báo phù hợp với thực trạng kết cấu hạ tầng và các hệ thống trang thiết bị hàng không;

14.3 Khôi phục các công trình và các trang thiết bị hàng không sau bão, lụt:

a. Nhanh chóng phục hồi các đặc tính khai thác và điều kiện đảm bảo an toàn của kết cấu hạ tầng ngành hàng không, các hệ thống trang thiết bị phương tiện hàng không theo thiết kế được duyệt như trước khi bị ảnh hưởng bão, lụt.

b. Khắc phục triệt để ảnh hưởng của bão, lụt đối với kết cấu hạ tầng như đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà xưởng, kho tàng... nhằm sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành hàng không.

14.4 Thực hiện vệ sinh môi trường sinh thái, chống ô nhiễm dịch bệnh và tham gia hỗ trợ, ổn định đời sống nhân dân vùng bị bão, lụt.

14.5 Điều tra, thống kê thiệt hại.

CHƯƠNG III

NGUỒN TÀI CHÍNH PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BàO, LỤT

ĐIỀU 15

Nguồn tài chính phòng, chống bão, lụt gồm:

15.1 Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp.

15.2 Nguồn vốn dự phòng phòng, chống bão, lụt của đơn vị.

15.3 Khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do bão, lụt xảy ra.

15.4. Nguồn lao động công ích hoặc tự nguyện tham gia theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 16

Nguồn tài chính phòng, chống bão, lụt được sử dụng trong các công việc sau đây:

16.1 Sửa chữa, xây dựng, nâng cấp công trình, trang thiết bị kỹ thuật cho công tác dự báo và chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống bão, lụt.

16.2 Cứu hộ người và tài sản, cứu hộ công trình bị sự cố do bão, lụt gây ra.

16.3 Khắc phục hậu quả thiên tai.

16.4 Duy trì tổ chức, hoạt động của ban phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả thiên tai.

ĐIỀU 17

Nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hàng không được trích sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 18

Chế độ bồi dưỡng cho người lao động trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lụt:

18.1 Trong cứu chữa khắc phục hậu quả bão, lụt không tính thời gian chuyển quân, mỗi người làm việc tại công trường cứu chữa đủ 06 giờ được phép tính là 01 ngày công lao động, không bố trí ngày làm việc liên tục quá 12 giờ (trừ trường hợp đặc biệt).

18.2. Những đối tượng sau được tính là trực tiếp tham gia cứu chữa, khắc phục hậu quả bão, lụt:

- Lực lượng trực tiếp lao động (kể cả lực lượng cứu viện).

- Lực lượng phục vụ trên công trường.

- Ban chỉ huy và các lực lượng giúp việc.

18.3 Trong thời gian cứu chữa, tiền lương của các đối tượng trên được trả gấp hai lần so với ngày công bình thường bao gồm lương chức danh, cấp bậc và các khoản phụ cấp khác nếu có, nếu làm ca đêm dược thêm 30% tiền lương ngày công bình thường.

18.4 Trong thời gian cứu chữa, các đối tượng được tính là trực tiếp tham gia cứu chữa, khắc phục hậu quả bão, lụt được bố trí ăn giữa ca và hai bữa chính không phải trả tiền.

CHƯƠNG IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

ĐIỀU 19

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc dự báo phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão: ngăn chặn các hành vi gây hư hại các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải ngành Hàng không các công trình phòng, chống lụt, bão thì được khen thưởng theo chế độ của nhà nước và của ngành Hàng không.

ĐIỀU 20

Người nào có hành vi phá hoại, gây tổn hại hoặc cản trở việc phòng, chống lụt, bão không tuân theo sự huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có lụt, bão xảy ra: lợi dụng lụt, bão để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của tập thể, của cá nhân hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về phòng, chống lụt, bão, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị sử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

ĐIỀU 21

Người nào thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác dự báo, quyết định cảnh báo, báo động, báo động: bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ trực ban theo quy định về công tác phòng, chống lụt bão: lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng quyền hạn chiếm dụng kinh phí, vật tư, tiền, hàng cứu trợ về phòng chống và khắc phục hậu quả lụt, bão: bao che cho người vi phạm pháp luật về phòng chống lụt, bão hoặc vi phạm những quy định của quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra sẽ bị xử lý kỷ luật, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

ĐIỀU 22

Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống lụt, bão mà gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại điều 19 và điều 20 của quy chế này, còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

ĐIỀU 23

Quy chế này áp dụng về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão và các thiên tai khác (nếu có) cho ngành Hành không.

ĐIỀU 24

Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành Hàng không trái với quy chế này đềi bị bãi bỏ.

Trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc cần kịp thời báo cáo về Ban chỉ huy phòng chống lụt, bão Bộ Giao thông vận tải để sửa đổi, bổ xung cho phù hợp.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất