Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy chế tổ chức và hoạt động trường tiểu học, THCS, THPT và phổ thông có nhiều cấp học

thuộc tính Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT

Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:40/2021/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành:30/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy chế tổ chức trường có nhiều cấp học loại hình tư thục

Ngày 30/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

Theo đó, cơ cấu trường phổ thông tư thục gồm: hội đồng trường; ban kiểm soát; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;…

Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỉ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông công lập ở cấp học tương ứng như sau: cấp tiểu học có ít nhất 90% giáo viên cơ hữu; cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu.

Ngoài ra, trường phổ thông tư thục có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và các quy định về thiết bị giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 14/02/2022.

Xem chi tiết Thông tư40/2021/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________

Số: 40/2021/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC LOẠI HÌNH TƯ THỤC

___________

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.
Thông tư này thay thế Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.
Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- C
ông báo;
- Bộ trưởng;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- C
ng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Hữu Độ

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC LOẠI HÌNH TƯ THỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 40/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục, bao gồm: tổ chức và quản lý nhà trường; giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên, học sinh; cơ sở vật chất, tài chính và tài sản; thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, khen thưởng và xử lý vi phạm.
2. Quy chế này áp dụng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục (sau đây gọi chung là trường phổ thông tư thục), tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Vị trí của trường phổ thông tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Trường phổ thông tư thục là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động giáo dục.
2. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường phổ thông tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
3. Trường phổ thông tư thục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông tư thục
1. Trường phổ thông tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường phổ thông công lập theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường phổ thông) và các quy định tại Quy chế này.
2. Trường phổ thông tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển; xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
3. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
4. Trường phổ thông tư thục thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chính sách ưu đãi
Trường phổ thông tư thục được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Phân cấp quản lý
1. Trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung phối hợp quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục có liên quan của trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông trên địa bàn.
3. Việc phân cấp quản lý đối với trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
Điều 6. Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục gồm: hội đồng trường; ban kiểm soát; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt và hoạt động cần thiết khác theo yêu cầu nhiệm vụ của trường phổ thông tư thục.
Điều 7. Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.
2. Thành phần của hội đồng trường
a) Thành phần của hội đồng trường của trường phổ thông tư thục gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
b) Thành phần của hội đồng trường của trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thành viên bầu là đại diện giáo viên, nhân viên do hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể của trường bầu. Thành viên ngoài trường là đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể của trường bầu.
c) Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và ủy viên. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là 05 người, nhiều nhất là 15 người.
3. Thủ tục thành lập hội đồng trường
a) Căn cứ vào thành phần của hội đồng trường quy định tại khoản 2 Điều này, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu quyết định số lượng thành viên hội đồng trường; cử hoặc bầu đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường; bầu chủ tịch hội đồng trường; làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này ra quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông. Thư kí hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường chỉ định.
Hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường của trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư do cấp có thẩm quyền cho phép thành lập trường quyết định công nhận.
c) Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
d) Trường phổ thông tư thục đã có hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện việc chuyển đổi hội đồng quản trị sang hội đồng trường theo quy định tại khoản này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường
a) Quyết nghị về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch phát triển của nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua;
b) Quyết nghị về quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua;
c) Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của nhà trường trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng; kiến nghị việc bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường; đề nghị công nhận, miễn nhiệm, bãi nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận;
d) Phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường;
đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc quản lý tài chính, tài sản của nhà trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
5. Hoạt động của hội đồng trường
a) Hội đồng trường hợp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm.
b) Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) số thành viên của hội đồng trở lên trong đó có chủ tịch hội đồng trường.
c) Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc trên 1/2 (một phần hai) số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường triệu tập phiên họp đột xuất để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền của nhà trường. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản. Hội đồng trường được mời đại diện các thành phần khác tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết.
d) Nghị quyết của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn trường.
Điều 8. Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát của trường phổ thông tư thục do hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu bầu. Ban kiểm soát có trưởng ban và các thành viên. Số lượng thành viên ban kiểm soát từ 03 đến 05 người, trong đó có đại diện nhà đầu tư, đại diện giáo viên, nhân viên, đại diện cha mẹ học sinh. Ban kiểm soát phải có ít nhất 01 thành viên có chuyên môn nghiệp vụ kế toán.
2. Thành viên ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng; không phải là cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của thành viên hội đồng trường, hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường.
3. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của hội đồng trường.
4. Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, của hội đồng trường, lãnh đạo và các tổ chức trong trường.
b) Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và thực hiện chế độ tài chính công khai của trường.
c) Định kỳ thông báo với hội đồng trường về kết quả hoạt động của mình và nội dung các báo cáo, kết luận, kiến nghị của ban kiểm soát trước khi chính thức thông qua hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
d) Báo cáo hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường tại các kỳ họp của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu.
đ) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
Điều 9. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
b) Hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là người đáp ứng các tiêu chuẩn của hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông, khi được đề cử không quá 70 tuổi và không là công chức, viên chức nhà nước.
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm; đối với trường phổ thông tư thục có hiệu trưởng là người nước ngoài thì nhiệm kỳ của hiệu trưởng theo thời hạn của giấy phép lao động và không quá 05 năm.
Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm hiệu trưởng của một trường phổ thông tư thục.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Tổ chức triển khai hoạt động dạy học và các hoạt động khác của trường theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được hội đồng trường phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường; tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng giáo dục và hoạt động của nhà trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;
- Ký hợp đồng lao động đối với giáo viên, nhân viên khi được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu ủy quyền; bổ nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, tổ phó, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên, học sinh theo quy định của pháp luật sau khi được hội đồng trường thông qua;
- Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định; báo cáo định kỳ với hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu, hội đồng trường và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường;
- Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong trường;
- Được tham dự các cuộc họp của hội đồng trường nhưng không được biểu quyết nếu không phải là thành viên của hội đồng trường; có trách nhiệm báo cáo trước hội đồng trường, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu về các hoạt động dạy học của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của hội đồng trường và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Phó hiệu trưởng
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
b) Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
c) Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục là 05 năm.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng
- Điều hành công việc được hiệu trưởng phân công phụ trách hoặc ủy quyền;
- Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý.
3. Thẩm quyền công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông.
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư do cấp có thẩm quyền cho phép thành lập trường công nhận.
Điều 10. Chương trình giáo dục
1. Trường phổ thông tư thục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của pháp luật.
2. Trường phổ thông tư thục thực hiện khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đối với cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm học so với trường phổ thông công lập nhưng không thu thêm học phí cho thời gian học bổ sung.
Chương III
GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH
Điều 11. Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên
1. Giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên trường phổ thông tư thục phải có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và các quy định khác của pháp luật.
2. Giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với nhà trường; có nhiệm vụ và quyền theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Yêu cầu về tỷ lệ giáo viên cơ hữu và định mức giáo viên, nhân viên
1. Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỷ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông công lập ở cấp học tương ứng như sau: cấp tiểu học có ít nhất 90% giáo viên cơ hữu; cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu.
2. Số giáo viên và nhân viên của trường phổ thông tư thục phải bảo đảm không thấp hơn quy định của Nhà nước về định mức giáo viên, nhân viên đối với từng cấp học.
Điều 13. Tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên
1. Cán bộ quản lý, giáo viên cơ hữu, nhân viên của trường phổ thông tư thục là những người lao động không phải công chức, viên chức nhà nước; được nhà trường tuyển dụng và áp dụng các chế độ làm việc và thực hiện chính sách theo quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường phổ thông và các quy định khác của pháp luật.
2. Giáo viên cơ hữu là giáo viên được nhà trường tuyển dụng, ký hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động; không đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
Điều 14. Quyền và nhiệm vụ của học sinh
Học sinh trường phổ thông tư thục có quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.
Chương IV
CƠ SỞ VẬT CHẤT, TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Điều 15. Cơ sở vật chất
Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và các quy định về thiết bị giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 16. Tài chính và tài sản
1. Chế độ tài chính: Trường phổ thông tư thục hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thuế, định giá tài sản và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn tài chính của trường phổ thông tư thục bao gồm:
a) Vốn góp của các tổ chức, cá nhân thành lập trường và các nguồn huy động hợp pháp khác;
b) Nguồn thu học phí theo quy định tại Luật Giáo dục và các quy định của pháp luật;
c) Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng;
d) Các khoản đầu tư, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, cho, tặng của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định;
đ) Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cá nhân;
e) Hỗ trợ từ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao;
g) Các khoản thu hợp pháp khác.
3. Nội dung chi:
a) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; các khoản chi phí cho hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường;
b) Quản lý hành chính;
c) Đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; chi trả tiền thuê cơ sở vật chất (nếu có); mua sắm tài liệu, trang thiết bị đồ dùng dạy học;
d) Khấu hao tài sản cố định;
đ) Trả lãi vốn vay, vốn góp;
e) Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước;
g) Chi phúc lợi tập thể, khen thưởng; các hoạt động nhân đạo, từ thiện;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của trường đã được nhà đầu tư phê duyệt không trái với quy định của pháp luật;
4. Tài sản của trường phổ thông tư thục gồm:
a) Tài sản ban đầu của các thành viên góp vốn;
b) Tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của trường;
c) Tài sản do hiến, tặng, cho hoặc tài trợ, hỗ trợ, viện trợ không hoàn lại.
5. Quản lý tài chính và tài sản:
a) Trường phổ thông tư thục thực hiện thu học phí và các khoản thu khác theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; tổ chức quản lý tài chính, công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Tài chính và tài sản của trường phổ thông tư thục được hình thành từ các nguồn tài chính theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. Tài chính, tài sản được các tổ chức, cá nhân hiến, tặng, cho hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động không được chia cho các cá nhân, chỉ sử dụng cho lợi ích chung của trường;
c) Nhà trường phải xây dựng quy chế tài chính và được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua trước khi chủ tịch hội đồng trường phê duyệt để làm cơ sở pháp lý điều hành tài chính của trường;
d) Dự toán và quyết toán hàng năm của trường do hiệu trưởng trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu phê duyệt;
đ) Xây dựng quy chế sử dụng tài sản, định kỳ hàng năm nhà trường thành lập hội đồng kiểm kê định giá trị tài sản và tái đầu tư, bổ sung tài sản. Trường hợp chuyển đổi tài sản, chuyển nhượng tài sản hoặc ngừng hoạt động dạy học, nhà trường thành lập ban thanh lý tài sản, tổ chức kiểm kê toàn bộ tài sản trình hội nghị nhà đầu tư thông qua, thực hiện việc hoàn vốn cho các thành viên góp vốn theo quy định;
e) Nhà trường có trách nhiệm chấp hành đúng quy định của Nhà nước về huy động và sử dụng vốn, thu chi, phân phối kết quả tài chính; chấp hành việc kiểm tra của cơ quan tài chính về việc sử dụng kinh phí, tăng, giảm nguồn vốn của trường và đăng ký việc tăng, giảm nguồn vốn theo đúng quy định pháp luật. Việc rút vốn và chuyển nhượng vốn thực hiện theo quy định của pháp luật về góp vốn, đầu tư và phải bảo đảm sự phát triển, ổn định của nhà trường;
g) Khoản thu của trường phổ thông tư thục được dùng để chi cho các hoạt động của cơ sở giáo dục, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, thiết lập quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác của cơ sở giáo dục, phần còn lại được phân chia cho nhà đầu tư theo tỷ lệ vốn góp, trừ cơ sở giáo dục hoạt động không vì lợi nhuận;
h) Hằng năm, trường phổ thông tư thục thực hiện chế độ công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai tài chính và lập báo cáo tài chính gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo chế độ kế toán hiện hành; tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
i) Trường phổ thông tư thục không được cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa, sử dụng cơ sở của trường để tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, thực hiện các hành vi vụ lợi không đúng với hoạt động giáo dục của trường.
Chương V
THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÍ VI PHẠM
Điều 17. Kiểm tra, thanh tra và kiểm định chất lượng giáo dục
1. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động của trường theo quy định hiện hành.
2. Trường phổ thông tư thục chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật pháp.
3. Trường phổ thông tư thục có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 18. Khen thưởng
Các tập thể, cá nhân của trường phổ thông tư thục có thành tích đối với phát triển sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 19. Xử lý vi phạm
Trường phổ thông tư thục vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế về tổ chức và hoạt động; không bảo đảm chất lượng giáo dục, không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập, điều kiện vệ sinh và an toàn thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
___________

No. 40/2021/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

____________________

Hanoi, December 30, 2021

CIRCULAR

On promulgation of the regulations on organization and operations of private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level general education schools

___________

 

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 46/2017/ND-CP dated April 21, 2017 prescribing the conditions for investment and operations in education;

Pursuant to the Government’s Decree No. 127/2018/ND-CP dated September 21, 2018 prescribing the responsibilities for State governance over education;

At the proposal of the Director of the Primary Education Department and the Director of the Secondary Education Department,

The Minister of Education and Training hereby promulgates a Circular on promulgation of the Regulations on organization and operations of private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level high schools.

 

Article 1. To promulgate under this Circular the Regulations on organization and operations of private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level general education schools.

Article 2. This Circular takes effect from February 14, 2022.

The Circular supersedes Circular No. 13/2011/TT-BGDDT dated March 28, 2011 of the Minister of Education and Training on promulgation of the Regulations on organization and operations of private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level general education schools.

Article 3. Chairpersons of the People’s Committees of provinces and municipalities, the Directors of provincial-level Departments of Education and Training, the Heads of district-level Divisions of Education and Training, the heads of private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level general education schools as well as relevant organizations and individuals shall be responsible for implementation of this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER



Nguyen Huu Do

 

 

REGULATIONS

On organization and operations of private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level general education schools

(Promulgated under Circular No. 40/2021/TT-BGDDT dated December 30, 2021 of the Minister of Education and Training)

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. The Regulations prescribe the organization and operations of private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level general education schools, including regulations on school organization and management; teachers, administrators, staff, and students; facilities, finances and assets; inspection, examination, and accreditation of education quality, commendation, and handling of violations.

2. The Regulations apply to private primary schools, private lower secondary schools, private upper secondary schools, and private multi-level general education schools (hereinafter collectively referred to as private general education schools), as well as relevant organizations and individuals.

Article 2. Position of private general education schools within the national education system

1. Private general education school means an educational institution within the national education system, invested by domestic or foreign investors who ensure the necessary conditions for its operation and permitted to be established and to conduct educational activities by a competent State authority.

2. The investment in construction of facilities and the operating expenses of the private general education schools shall not be covered by the State Budget.

3. Private general education schools are legal entities which have their own bank accounts and seals.

Article 3. Duties and powers of private general education schools

1. Private general education schools shall have the same duties and powers as those of public general education schools as prescribed in the Charter for primary schools; the Charter for lower secondary schools, upper secondary schools, and multi-level general education schools (hereinafter collectively referred to as the Charter for general education schools) and the Regulations herein.

2. Private general education schools shall be autonomous and assumes responsibility for the implementation of their development master plans and strategies; the recruitment and development of their teaching staff; and the mobilization, utilization, and management of resources to achieve the goals of general education.

3. Private general education schools shall send periodic and ad-hoc reports in accordance with the regulations and upon request of the competent regulatory authorities.

4. Private general education schools shall fulfill other duties and exercise other rights as prescribed by the law regulations.

Article 4. Incentive policies

Private general education schools shall be allocated or leased land or facilities, or provided with budgetary support by the Sate when they perform the tasks assigned by the State; and benefited from tax and credit incentive policies and other incentive policies as prescribed by the law regulations.

Article 5. Decentralization of management

1. Primary schools, lower secondary schools, and multi-level general education schools, of which the highest level of education is lower secondary, shall be established under decisions of the Chairpersons of the district-level People's Committees and managed by the district-level People's Committees.

2. Upper secondary schools and multi-level general education schools, of which the highest level of education is upper secondary, shall be established under decisions of the Chairpersons of the provincial-level People's Committees and managed by the provincial-level Departments of Education and Training. The provincial-level Departments of Education and Training shall coordinate with the district-level People's Committees to develop plans for cooperative management and organization of relevant educational activities of multi-level general education schools, of which the highest level of education is upper secondary, in their respective localities.

3. The management of private general education schools invested by foreign investors shall be decentralized in accordance with the law regulations.

 

Chapter II

ORGANIZATION AND ADMINISTRATION OF THE SCHOOLS

 

Article 6. Organizational structure of private general education schools

The organizational structure of a private general education school shall be constituted by the School Board; the Supervisory Board; the Head of School and Deputy Head(s) of School; the Council for Emulation and Commendation; the Disciplinary Committee; the Advisory Board; the chapter of the Communist Party of Vietnam; the chapter of the Trade Union; the chapter of the Ho Chi Minh Communist Youth Union; the chapter of the Ho Chi Minh Young Pioneer Organization; teams of professional staff; clerical division; classes; teams of support staff in charge of specialized educational activities (if the school is a specialized school) and other necessary activities required for the private general education school to implement its tasks.

Article 7. School Board

1. School Board of a private general education school means the governing body of the school, representing the investors and interested parties and being responsible for implementing decisions of the investors.

2. Composition of a School Board

a) The composition of the School Board of a private general education school shall include investor representative(s), internal and external member(s) elected by the investor meeting, which shall be decided based on capital contribution ratios.

b) The composition of the School Board of a non-profit private general education school shall include investor representative(s) elected by investors, which shall be decided based on capital contribution ratios; internal and external member(s). Internal members shall include compulsory members who are the Party Committee Secretary, the Head of School, the Trade Union President, and the Ho Chi Minh Communist Youth Union Secretary, and elected members who are representatives of teachers and staff elected by a congress of delegates or a plenum of the school. External members shall include representatives of leaders, administrators, educators, businesspersons and alumni, who are elected by a congress of delegates or a plenum of the school.

c) The School Board shall include a chairperson, a secretary and board members. The term of office of the School Board is 05 years. The number of members on the School Board shall be an odd number, with a minimum of 5 and a maximum of 15.

3. Procedures for establishing a School Board

a) Based on the composition of a School Board prescribed in Clause 2 of this Article, the investor conference or the owner shall decide on the number of members of the School Board; appoint or elect investor representatives, internal and external members; elect the chairperson of the School Board; send a written request to the competent authority prescribed at Point b of this Clause for issuance of a decision on recognition of the School Board and its chairperson.

b) The Chairpersons of district-level People's Committees shall decide on recognition of School Boards and chairpersons of School Boards of primary schools, lower secondary schools, and multi-level general education schools, of which the highest level of education is lower secondary. The Directors of the provincial-level Departments of Education and Training shall decide on recognition of the School Boards and chairpersons of School Boards of secondary schools and multi-level general education schools, of which the highest level of education is upper secondary. The secretary of a School Board shall be appointed by the chairperson of such School Board.

School Boards and chairpersons of School Boards of private general education schools invested by foreign investors shall be recognized under decisions of the competent authorities that have permitted the establishment of such schools.

c) On an annual basis, upon any personnel change, the investor conference or the owner shall send a written request to the competent authority for recognition of additional appointment to the School Board.

d) Private general education schools with existing Boards of Directors shall transform them into School Boards as prescribed in this Clause within 06 months from the effective date of this Circular.

4. Duties and powers of the School Board

a) To resolve on development strategies, visions, and plans of the school and put forward such resolutions to the investor conference or the owner for adoption;

b) To resolve on the organizational and operational regulations of the school and put forward them to the investor conference or the owner for adoption;

c) To approve organizational plans and issues regarding the organization and personnel of the school at the proposal of the Head of School; recommend the addition, removal, or dismissal of members of the School Board; propose the recognition, removal, or dismissal of the Head and Deputy Head(s) of the School; submit such proposals to the investor conference or the owner for approval and then escalate the approved proposals to the competent authority for consideration and decision on recognition;

d) To approve the educational plans of the school; supervise admissions and organization of activities under the educational plans of the school;

dd) To supervise the implementation of the School Board’s resolutions, the management of finance and assets of the school, and the democratic practice in activities of the school.

5. Operations of the School Board

a) The School Board shall convene 03 regular meetings per year.

b) A meeting of the School Board is considered valid when at least 3/4 (three-fourths) of the board members are present, including the chairperson of the School Board.

c) In case of necessity and upon the request of the Head of School or more than 1/2 (half) of the members of the School Board, the chairperson of the School Board shall convene an extraordinary meeting to address issues that arise during the execution of the duties and powers of the school. A meeting of the School Board may be convened in the form of written consultation. The School Board may invite representatives of related parties to its meeting in case of necessity.

d) A resolution of the School Board is adopted and takes effect when at least 2/3 (two-thirds) of the members present agree. Resolutions off the School Board shall be publicly disclosed to the whole school.

Article 8. Supervisory Board

1. The Supervisory Board of a private general education school shall be elected by the investor conference or the owner. The Supervisory Board shall be composed of the head and other members. The Supervisory Board shall consist of between 03 and 05 members, including the representatives of the investors, the teachers, the staff and the parents of the students. The Supervisory Board must consist of at least 01 member with accounting expertise.

2. A member of the Supervisory Board must not simultaneously be a member of the School Board, the Head of School, or the Chief Accountant; nor should he/she be a parent, spouse, or child of a School Board member, the Head of School, or the Chief Accountant of the school.

3. The term of office of the Supervisory Board is the same as that of the School Board.

4. The Supervisory Board has the following rights and obligations:

a) To inspect and supervise the operations of the school, the School Board, the leaders and organizations within the school.

b) To inspect and supervise all financial activities, and ensure financial transparency of the school.

c) To notify, on a periodic basis, the School Board of their performance and reports, decisions, recommendations before officially putting forward them to the investor conference or the owner.

d) To report their inspection and supervision of operations of the school to the investor conference or the owner at respective meetings thereof.

dd) To exercise other rights and fulfill other obligations as prescribed in the regulations on organization and operations of the school.

Article 9. Head and Deputy Head of School

1. Head of School

a) Head of a private general education school means a person responsible for the management, day-to-day running, and educational quality of such school.

b) The Head of a private general education school must meet the qualifications for a school head as prescribed in the Charter for general education schools, be no older than 70 years of age at the time of nomination, and not be a civil servant or public employee.

c) The term of office of the Head of School

The term of office of the Head of School is 05 years. In cases where the Head of a private general education school is a foreigner, his/her term of office shall comply with the work permit and not exceed 05 years.

At any given time, a person may only serve as the Head of one private general education school.

d) Duties and powers of the Head of School

- To formulate the development strategies of the school; the organizational and operational regulations of the school; and the annual educational plans of the school, and put forward them to the School Board for adoption and implementation;

- To organize and implement teaching activities and other operations of the school in accordance with regulations, ensuring quality and compliance with the law regulations and the plans approved by the School Board to achieve development goals of the school;

- To implement the resolutions of the School Board; organize and manage professional and operational activities, ensuring the educational quality and operations of the school within the ambit of duties and powers assigned to him/her;

- To sign employment contracts with teachers and staff if he/she is authorized to do so by the investor conference or the owner; appoint and dismiss team leaders and deputy team leaders, commend and take disciplinary actions against teachers, staff, and students in accordance with the law regulations after obtaining approval of the School Board;

- To prepare annual budget estimates and final accounts, put forward them to the investor conference or the owner for approval, and organize their implementation in accordance with regulations; provide periodic reports to the investor conference or the owner, the School Board, and relevant management levels on financial matters and operations of the school;

- To ensure order, security, environmental protection, and safety within the school;

- To attend meetings the School Board without voting rights if not a member of the School Board; report to the School Board, the investor conference, or the owner on teaching activities of the school; and reserve the right to disagree with decisions of the School Board and report such disagreements to the educational authority directly managing them for consideration and resolution.

- To perform other tasks and exercise other rights as prescribed by law.

2. Deputy Head of School

a) Be responsible for the tasks assigned by the Head of School; in charge of day-to-day running of the school under authorization by the Head of School.

b) A person appointed or recognized as the Deputy Head of a private general education school must meet the qualifications prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.

c) The term of office of the Deputy Head of a private general education school is 05 years.

d) Duties and powers of the Deputy Head of School

- To manage the tasks assigned or authorized by the Head of School;

- To participate in activities of teams of professional staff; engage in self-study and self-development to enhance professional skills and administrative capabilities.

3. The competence to recognize the Head and Deputy Head of school

a) The Chairpersons of district-level People's Committees shall decide on recognition of Heads and Deputy Heads of School of primary schools, lower secondary schools, and multi-level general education schools, of which the highest level of education is lower secondary. The Directors of the provincial-level Departments of Education and Training shall decide on recognition of the Heads and Deputy Heads of School of secondary schools and multi-level general education schools, of which the highest level of education is upper secondary.

b) Heads and Deputy Heads of private general education schools invested by foreign investors shall be recognized by the competent authorities that have permitted the establishment of such schools.

Article 10. Educational programs

1. A private general education school must implement the General Education Program as prescribed by law.

2. A private general education school must follow the academic calendar framework set by the Ministry of Education and Training. For lower and upper secondary school levels, the school may extend learning time by up to 4 weeks per academic year compared to public general education schools without charging additional tuition fees for the extra time.

 

Chapter III

TEACHERS, ADMINISTRATORS, STAFF AND STUDENTS

 

Article 11. Standards, rights and duties of teachers, administrators, and staff

1. Teachers, administrators, and staff of private general education schools must meet the required qualifications and professional standards as prescribed by the Law on Education and the Charter for general education schools, and other relevant law regulations.

2. Teachers, administrators, and staff shall be responsible for fulfilling the duties outlined in their employment contracts with the schools; and have the rights and responsibilities as defined by the Law on Education, the Charter for general education schools, and other rights as prescribed by law.

Article 12. Required tenured teacher percentage and staffing norms for teachers and staff

1. A private general education school must ensure that from the first academic year, the percentage of tenured teachers to the total number of teachers meets the standard set for public general education schools at the respective educational level: at least 90% of them are tenured teachers for the primary level, and at least 40% of them are tenured teachers for the lower and upper secondary levels.

2. The number of teachers and staff of a private general education school shall not be lower than the staffing norms for teachers and staff set by the State for each educational level.

Article 13. Recruitment of administrators, tenured teachers, and staff

1. Administrators, tenured teachers, and employees of private general education schools are employees who are civil servants. They are recruited by the schools and subject to working conditions and policies in accordance with the Law on Education, the Charter for general education schools, and other relevant law regulations.

2. Tenured teacher means a teacher recruited by the school under a employment contract with a tenure of 36 months or an indefinite employment contract as prescribed by the Labor Code, who must not be working under a employment contract with a tenure of 03 months or more with another employer.

Article 14. Rights and obligations of students

Students at a private general education school shall have the rights and responsibilities as outlined in the Charter for general education schools and be entitled to benefits and policies provided by the State.

 

Chapter IV

FACILITIES, FINANCE AND ASSETS

 

Article 15. Facilities

A private general education school shall be responsible for ensuring that its facilities and equipment meet the requirements set by the Charter for general education schools and the regulations on educational equipment issued by the Ministry of Education and Training.

Article 16. Finance and assets

1. Financial management: A private general education school operates on the principle of financial autonomy, adhering to accounting, auditing, taxation, asset valuation, and financial transparency requirements as prescribed by law.

2. Financial sources of a private general education school include:

a) Capital contributed by organizations and individuals who establish the school and other lawful fundraising sources;

b) Tuition fees in accordance with the Law on Education and other relevant law regulations;

c) Interest income from deposits with banks, the State Treasury, and financial institutions;

d) Investments, sponsorships, aids, grants, donations, and gifts from domestic and foreign organizations and individuals in accordance with regulations;

dd) Loans from banks, financial institutions, and individuals;

e) Budgetary support for fulfilling tasks assigned by the State;

g) Other lawful revenues.

3. Expenditures:

a) Salaries, allowances, wages, bonuses and contributions of social insurance, health insurance and unemployment insurance for employees; expenses for professional activities and refresher courses for teaching staff, administrators and staff of the school;

b) Financial management;

c) Investments in construction and repair of facilities; rentals for facilities (if any); purchases of teaching materials, equipment, and supplies;

d) Depreciation of fixed assets;

dd) Interests on loans and capital contributions;

e) Tax obligations toward the State authorities;

g) Expenditures for the common good, commendation; humanitarian and charitable activities;

h) Other expenditures as prescribed by law and the regulations on finance of the school, which shall be approved by the investors in accordance with the law regulations;

4. The assets of a private general education school include:

a) Initial assets contributed by the capital-contributing members;

b) Assets acquired during the operations of the school;

c) Assets donated, gifted, or received through sponsorship, support, or non-refundable aid.

5. Management of finance and assets:

a) A private general education school must collect tuition fees and other charges in accordance with the Law on Education and relevant law regulations; manage finances, accounting, taxes, and fulfill other financial obligations as prescribed by law;

b) The finances and assets of a private general education school are formed from the financial sources prescribed in Clause 2 and Clause 4 of this Article. The finances and assets donated, gifted, or provided as non-repayable aid by organizations or individuals during its operations may not be distributed to individuals and must be used solely for the common benefit of the school;

c) The school must set forth financial regulations, which must be approved by the investor conference or the owner before being endorsed by the chairperson of the School Board, to serve as the legal basis for managing finances of the school;

d) The annual budget statements and final accounts must be put forward by the Head of School to the investor conference or the owner for approval;

dd) The school must set forth asset utilization regulations and, on an annual basis, establish a committee to inventory and assess the value of assets, reinvest in and augment assets. In case of asset conversion, asset transfer, or cessation of teaching activities, the school must establish an asset disposition committee to conduct a full inventory of all assets, present the findings to the investor conference for approval, and refund the paid-in capital to the capital-contributing members in accordance with regulations;

e) The school shall comply with regulations of the State regarding fundraising and use of capital, revenues and expenditures, and distribution of financial results; adhere to inspections by financial authorities concerning the use of funds and the capital increase or decrease of the school, and register any increases or decreases in capital in accordance with the law regulations. The withdrawal and transfer of capital must comply with the law regulations on capital and investment, and must ensure the development and stability of the school;

g) The revenues of a private general education school shall be used to cover the operating expenses of such educational institution, fulfill obligations to the State Budget, establish a development investment fund and other funds of such educational institution, with any remaining balance distributed to investors in commensurate with their respective capital contribution ratios, unless the school is a non-profit educational institution;

h) On an annual basis, private general education schools shall publicly disclose the quality assurance conditions as prescribed by the regulations; disclose financial information and send financial statements to the relevant regulatory authority, financial authority, and tax office at the same level in accordance with the applicable accounting standards; and organize accounting and statistics in accordance with the law regulations.

i) A private general education school shall not allow any individual or organization to exploit its name or facilities for illegal activities or for personal gain, contrary to the educational operations of the school.

 

Chapter V

INSPECTION AND ACCREDITATION OF EDUCATION QUALITY, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

 

Article 17. Inspection and accreditation of education quality

1. Private general education schools shall conduct self-assessments and evaluations of their operations in accordance with the applicable regulations.

2. Private general education schools shall be subject to examinations and inspections by competent State authorities in accordance with the law regulations.

3. Private general education schools shall conduct educational quality accreditation in accordance with the regulations of the Minister of Education and Training.

Article 18. Commendation

Organizations and individuals within a private general education school, who have made achievements in advancing education, shall be commended and rewarded in accordance with the regulations of the State.

Article 19. Handling of violations

Private general education schools that violate the law, breach the regulations on organization and operations, fail to ensure educational quality, or do not meet the conditions regarding facilities, teaching and learning equipment, hygiene, and safety, shall be subject to penalties as prescribed by law, depending on the severity of the violation./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 40/2021/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 40/2021/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất