Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT chuẩn chương trình đào tạo giáo dục đại học

thuộc tính Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT

Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:17/2021/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành:22/06/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chương trình chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 đào tạo tối thiểu 150 tín chỉ

Ngày 22/06/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Cụ thể, đối với chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ giữ nguyên khối lượng tín chỉ tối thiểu lần lượt là 120 tín chỉ, 60 tín chỉ; chương trình đào tạo tiến sĩ tối thiểu 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành. Đồng thời, bổ sung quy định về khối lượng tín chỉ tối thiểu đối với chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 là 150 tín chỉ.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù bậc 7 yêu cầu khối lượng thực tập 8 tín chỉ; giáo dục đại cương bắt buộc bao gồm các môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành.

Ngoài ra, chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành được xây dựng cho từng trình độ và theo từng lĩnh vực hoặc theo một số nhóm ngành phải đáp ứng yêu cầu sau đây: Phải căn cứ yêu cầu chung về công việc, vị trí việc làm tương lai của người tốt nghiệp các ngành đào tạo thuộc khối ngành; Có tham khảo, đối sánh với mô hình, chuẩn hoặc tiêu chuẩn đối với các chương trình đào tạo của các nước hoặc các tổ chức quốc tế liên quan;…

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 07/08/2021.

Xem chi tiết Thông tư17/2021/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
___________

Số: 17/2021/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học

______________________

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính ph quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sa đi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các lĩnh vực và ngành đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thông tư này không quy định đối với các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, bao gồm cả chương trình liên kết với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
4. Các chương trình đào tạo thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải đáp ứng các quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
2. Chuẩn chương trình đào tạo của một trình độ giáo dục đại học là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của các ngành (các nhóm ngành, lĩnh vực) ở trình độ đó; bao gồm yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra (hay yêu cầu đầu ra), chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập, các điều kiện thực hiện chương trình để bảo đảm chất lượng đào tạo.
3. Chuẩn chương trình đào tạo của một ngành (hoặc của một nhóm ngành, một lĩnh vực) ở một trình độ là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của ngành đó (hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đó), phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng.
4. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp.
5. Chuẩn đầu vào (hay yêu cầu đầu vào) của một chương trình đào tạo là những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm mà người học cần có để theo học chương trình đào tạo.
6. Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam; chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 8 là chương trình đào tạo của một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
7. Chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
8. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng có mục tiêu và nội dung theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
9. Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp có mục tiêu và nội dung theo hướng trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, phát triển năng lực làm việc gắn với một nhóm chức danh nghề nghiệp cụ thể.
10. Lĩnh vực đào tạo là tập hợp một số nhóm ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn hoặc nghề nghiệp, tương ứng với Danh mục giáo dục đào, tạo cấp II thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Nhóm ngành đào tạo là tập hợp một số ngành đào tạo có những đặc điểm chung về chuyên môn, tương ứng với Danh mục giáo dục, đào tạo cấp III thuộc Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.
12. Môn học, học phần (sau đây gọi chung là học phần) là một tập hợp hoạt động giảng dạy và học tập được thiết kế nhằm thực hiện một số mục tiêu học tập cụ thể, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng thuộc một phạm vi chuyên môn hẹp trong chương trình đào tạo. Một học phần thông thường được tổ chức giảng dạy, học tập trong một học kỳ.
13. Thành phần của một chương trình đào tạo là một nhóm học phần và các hoạt động học tập, nghiên cứu khác có đặc điểm chung về chuyên môn; có vai trò rõ nét trong thực hiện một nhóm mục tiêu và yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo. Các thành phần được sử dụng để thiết kế cấu trúc tổng thể của chương trình đào tạo, như giáo dục đại cương, khoa học cơ bản, cơ sở và cốt lõi ngành, thực tập và trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và các thành phần khác.
Điều 3. Mục đích ban hành chuẩn chương trình đào tạo
1. Chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ để:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;
b) Cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành, thực hiện, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng chương trình đào tạo;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo.
2. Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ. Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực ở mỗi trình độ có thể quy định cao hơn hoặc mở rộng hơn so với các quy định chung trong chuẩn chương trình đào tạo của trình độ đó.
Chương II
CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC TRÌNH ĐỘ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 4. Mục tiêu của chương trình đào tạo
1. Phải nêu rõ kỳ vọng của cơ sở đào tạo về năng lực và triển vọng nghề nghiệp của người tốt nghiệp chương trình đào tạo.
2. Phải thể hiện được định hướng đào tạo: định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hoặc định hướng nghề nghiệp; đáp ứng nhu cầu của giới tuyển dụng và các bên liên quan.
3. Phải phù hợp và gắn kết với sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược phát triển của cơ sở đào tạo, nhu cầu của xã hội; phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và mô tả trình độ theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Điều 5. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
1. Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh vực, ngành đào tạo.
2. Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng cho người học.
3. Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển dụng và các bên liên quan khác.
4. Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
5. Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo, nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.
6. Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.
7. Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong thời gian tiêu chuẩn.
Điều 6. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo
1. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo phải xác định rõ những yêu cầu tối thiểu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng trình độ, ngành và định hướng đào tạo mà người học cần đáp ứng để có thể học tập thành công và hoàn thành tốt chương trình đào tạo.
2. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: Người học phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trình độ tương đương.
3. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ: Người học phải tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.
4. Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ: Người học phải tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc trình độ tương đương trở lên); có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu.
Điều 7. Khối lượng học tập
1. Khối lượng học tập của chương trình đào tạo, của mỗi thành phần hoặc của mỗi học phần trong chương trình đào tạo được xác định bằng số tín chỉ.
a) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
b) Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
2. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:
a) Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;
b) Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
c) Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;
d) Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.
3. Khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.
Điều 8. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo
1. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo:
a) Phải thể hiện rõ vai trò của từng thành phần, học phần, sự liên kết logic và bổ trợ lẫn nhau giữa các thành phần, học phần đảm bảo thực hiện mục tiêu, yêu cầu tổng thể của chương trình đào tạo;
b) Phải thể hiện rõ đặc điểm và yêu cầu chung về chuyên môn, nghề nghiệp trong lĩnh vực, nhóm ngành ở trình độ đào tạo, tạo điều kiện thực hiện liên thông giữa các ngành và trình độ đào tạo; đồng thời thể hiện những đặc điểm và yêu cầu riêng của ngành đào tạo;
c) Phải quy định rõ những thành phần chính yếu, bắt buộc đối với tất cả người học; đồng thời đưa ra các thành phần bổ trợ, tự chọn để người học lựa chọn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân;
d) Phải định hướng được cho người học đồng thời đảm bảo tính mềm dẻo, tạo điều kiện cho người học xây dựng kế hoạch học tập cá nhân theo tiến độ và trình tự phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân.
2. Mỗi thành phần, học phần của chương trình đào tạo phải quy định mục tiêu, yêu cầu đầu vào và đầu ra, số tín chỉ và nội dung, đặc điểm chuyên môn; đóng góp rõ nét trong thực hiện mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
a) Giáo dục đại cương bắt buộc bao gồm các môn lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành;
b) Đối với các chương trình đào tạo song ngành, ngành chính - ngành phụ, chương trình đào tạo cần được cấu trúc để thể hiện rõ những thành phần chung và những phần riêng theo từng ngành;
c) Đối với chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, yêu cầu khối lượng thực tập tối thiểu 8 tín chỉ.
4. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ:
a) Định hướng nghiên cứu: khối lượng nghiên cứu khoa học từ 24 đến 30 tín chỉ, bao gồm 12 đến 15 tín chỉ cho luận văn, 12 đến 15 tín chỉ cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác;
b) Định hướng ứng dụng: thực tập từ 6 đến 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án.
5. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ:
a) Tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ;
b) Tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ;
c) Tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học.
Điều 9. Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập
1. Phương pháp giảng dạy phải được thiết kế theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập; định hướng hiệu quả để người học đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo.
2. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên chuẩn đầu ra, phải làm rõ mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo.
3. Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập, thúc đẩy nỗ lực và hỗ trợ tiến bộ của người học, cải tiến chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
Điều 10. Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ
1. Chuẩn chương trình phải quy định những yêu cầu tối thiểu về số lượng, cơ cấu, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ để tổ chức giảng dạy và hỗ trợ người học nhằm đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
2. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:
a) Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên;
b) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
c) Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;
d) Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.
3. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình thạc sĩ:
a) Giảng viên có trình độ tiến sĩ;
b) Có ít nhất 05 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, trong đó có một giáo sư hoặc phó giáo sư chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
c) Có giảng viên cơ hữu với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy đối với từng môn học, học phần của chương trình;
d) Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 05 học viên trên một người hướng dẫn.
4. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình tiến sĩ:
a) Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư; hoặc có trình độ tiến sĩ với năng lực nghiên cứu tốt;
b) Có ít nhất 01 giáo sư (hoặc 02 phó giáo sư) ngành phù hợp và 03 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu;
c) Có đủ người hướng dẫn để đảm bảo tỉ lệ tối đa 07 nghiên cứu sinh/giáo sư, 05 nghiên cứu sinh/phó giáo sư và 03 nghiên cứu sinh/tiến sĩ.
5. Chuẩn chương trình cho các ngành, nhóm ngành quy định yêu cầu cụ thể về đội ngũ giảng viên không thấp hơn quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này; yêu cầu cụ thể về tỉ lệ người học trên giảng viên; yêu cầu về đội ngũ nhân lực hỗ trợ đào tạo (nếu cần thiết), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo.
Điều 11. Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu
Chuẩn chương trình cho các ngành, nhóm ngành quy định những yêu cầu tối thiểu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm, công nghệ thông tin, thư viện, học liệu, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo, để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực đào tạo.
Chương III
XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH CHO CÁC LĨNH VỰC VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO
Điều 12. Xây dựng chuẩn chương trình cho các lĩnh vực và ngành đào tạo
1. Chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành được xây dựng cho từng trình độ và theo từng lĩnh vực hoặc theo một số nhóm ngành trong trường hợp cần thiết (sau đây gọi chung là “khối ngành”), đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đáp ứng các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng theo quy định tại Chương II của Thông tư này;
b) Phải có phần quy định chung để áp dụng cho tất cả ngành đào tạo thuộc khối ngành và có phần quy định riêng cho từng ngành liên quan (nếu cần);
c) Phải căn cứ yêu cầu chung về công việc, vị trí việc làm tương lai của người tốt nghiệp các ngành đào tạo thuộc khối ngành;
d) Phải có sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả của các bên liên quan, trong đó có đại diện các cơ sở đào tạo, giới sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn;
đ) Có tham khảo, đối sánh với mô hình, chuẩn hoặc tiêu chuẩn đối với các chương trình đào tạo của các nước hoặc các tổ chức quốc tế liên quan;
e) Bảo đảm quyền tự chủ về xây dựng chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo; đưa ra các yêu cầu nhưng không quy định cấu trúc cụ thể của chương trình đào tạo, không quy định chi tiết các học phần của chương trình đào tạo trừ những học phần được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 8 của Thông tư này.
2. Quy trình xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của lĩnh vực đào tạo thực hiện theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Hội đồng tư vấn khối ngành
1. Hội đồng tư vấn khối ngành do các Bộ thành lập theo phân công tại Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Bộ chủ quản), thực hiện chức năng giúp Bộ chủ quản triển khai nhiệm vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho khối ngành tương ứng.
2. Hội đồng tư vấn khối ngành được phép sử dụng con dấu của cơ quan, đơn vị được Bộ chủ quản giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành (sau đây gọi là cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo).
3. Hội đồng tư vấn khối ngành hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tư vấn khối ngành
a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong lĩnh vực, nhóm ngành, ngành cần xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng;
b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo;
c) Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ chủ quản quyết định;
d) Các Ban chuyên môn của Hội đồng giúp Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Thành viên của mỗi Ban chuyên môn bao gồm một số thành viên Hội đồng và các chuyên gia khác có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Ban.
5. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn khối ngành
a) Xác định việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo khối ngành theo từng lĩnh vực hay nhóm ngành và danh mục các ngành liên quan; sự cần thiết phải quy định các yêu cầu cụ thể cho từng ngành;
b) Xây dựng và cập nhật chuẩn chương trình đào tạo khối ngành đảm bảo phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo đối với trình độ tương ứng theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và ban hành;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ chuẩn chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan chủ trì xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giao theo quy định của pháp luật.
6. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn khối ngành
a) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành; tính phù hợp với thực tế; tính phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; tính phù hợp với các quy định hiện hành và đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo;
b) Thực hiện trách nhiệm giải trình trước các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan khác về các vấn đề liên quan đến chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành;
c) Xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ các thành viên của Hội đồng tư vấn khối ngành; kiến nghị với Bộ chủ quản thay đổi các thành viên và kiện toàn Hội đồng tư vấn khối ngành (nếu cần thiết);
d) Phối hợp với cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ chủ quản về kế hoạch, tiến độ, kết quả xây dựng chuẩn chương trình đào tạo.
Điều 14. Cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo
1. Bộ chủ quản chịu trách nhiệm lựa chọn cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc có uy tín, ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực đào tạo liên quan, có năng lực và kinh nghiệm trong phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo để giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành.
2. Nhiệm vụ của cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo:
a) Phối hợp với Hội đồng tư vấn khối ngành lập kế hoạch, đảm bảo kinh phí, nhân lực và tiến độ triển khai xây dựng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Phục vụ hoạt động của các Hội đồng tư vấn khối ngành, tổ chức các hoạt động khác phục vụ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành;
c) Thực hiện trách nhiệm giải trình trước các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về các vấn đề liên quan đến tổ chức các hoạt động xây dựng chuẩn chương trình đào tạo các khối ngành.
Điều 15. Thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo của từng khối ngành. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau:
a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong đúng lĩnh vực, ngành cần thẩm định chuẩn chương trình đào tạo, có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định;
b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo;
c) Thành viên Hội đồng thẩm định không là thành viên của Hội đồng tư vấn khối ngành.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo
a) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành nhằm đánh giá chất lượng, tư vấn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định ban hành chuẩn chương trình đào tạo;
b) Hội đồng thẩm định căn cứ vào các quy định của Thông tư này, quy chế tuyển sinh, tổ chức đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình; các quy định liên quan khác về chương trình đào tạo; yêu cầu, tiêu chuẩn của ngành đào tạo để thẩm định chuẩn chương trình đào tạo;
c) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua chuẩn chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung; hoặc Hội đồng thông qua chuẩn chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung; hoặc Hội đồng không thông qua chuẩn chương trình đào tạo và nêu lý do không thông qua;
d) Hội đồng chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về kết quả làm việc của mình; có trách nhiệm giải trình khi được yêu cầu.
3. Tổ chức họp Hội đồng thẩm định
a) Hội đồng thực hiện thẩm định chuẩn chương trình đào tạo theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Các cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được ghi thành biên bản chi tiết; trong đó có kết quả biểu quyết về kết luận của Hội đồng thẩm định, có chữ ký của các thành viên Hội đồng thẩm định.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực đối với các trình độ của giáo dục đại học căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định.
Điều 16. Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo
1. Chuẩn chương trình đào tạo phải được rà soát, chỉnh sửa, cập nhật định kỳ ít nhất một lần trong 05 năm. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu thay đổi của khoa học, công nghệ và xu thế phát triển ngành đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Bộ chủ quản quyết định việc kiện toàn hoặc thành lập mới các Hội đồng tư vấn khối ngành để tổ chức rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chuẩn chương trình đào tạo của khối ngành theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Thông tư này.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cập nhật theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
Chương IV
XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 17. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
1. Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quyết định thành lập Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo. Yêu cầu về thành phần của Hội đồng:
a) Đại diện tiêu biểu cho giảng viên am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, trực tiếp tham gia giảng dạy hoặc quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo, có năng lực xây dựng và phát triển chương trình đào tạo;
b) Chuyên gia phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;
c) Đại diện giới tuyển dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, có am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành đào tạo.
2. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định tiêu chuẩn, số lượng, thành phần, cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
3. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo:
a) Đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này, chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có) và Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
b) Thể hiện rõ khả năng góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực theo kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, quốc gia và nhu cầu của thị trường lao động;
c) Phản ánh yêu cầu của các bên liên quan, trong đó có đại diện giảng viên tại các đơn vị chuyên môn, đại diện các đơn vị sử dụng lao động và hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo đang làm việc đúng chuyên môn;
d) Được tham khảo, đối sánh với chương trình đào tạo cùng trình độ, cùng ngành đã được kiểm định của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong nước và nước ngoài;
đ) Được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; phải tích hợp giảng dạy kỹ năng với kiến thức; phải có ma trận các môn học hoặc học phần với chuẩn đầu ra, bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được phân bổ và truyền tải đầy đủ thành chuẩn đầu ra của các môn học hoặc học phần;
e) Các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá phải được lập kế hoạch và thiết kế dựa vào chuẩn đầu ra của môn học hoặc học phần, bảo đảm cung cấp những hoạt động giảng dạy thúc đẩy việc học tập đáp ứng chuẩn đầu ra;
g) Có quy định, hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo;
h) Được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo có ý kiến thông qua trước khi ban hành.
Điều 18. Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo
1. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo. Tiêu chuẩn và cơ cấu Hội đồng thẩm định được quy định như sau:
a) Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đúng ngành hoặc ngành gần đối với chương trình đào tạo thuộc ngành mới, các chuyên gia am hiểu về ngành, chuyên ngành đào tạo, có năng lực xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Thành viên Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo không là thành viên Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo;
b) Hội đồng thẩm định có số thành viên là số lẻ, gồm Chủ tịch, Thư ký, tối thiểu 02 ủy viên phản biện thuộc hai cơ sở đào tạo khác nhau và các ủy viên Hội đồng; trong đó có ít nhất 01 thành viên là người đại diện cho đơn vị sử dụng lao động;
c) Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định cụ thể tiêu chuẩn, số lượng, thành phần, cơ cấu và thành viên tham gia Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo phù hợp với quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.
2. Yêu cầu thẩm định chương trình đào tạo:
a) Đánh giá được mức độ đáp ứng các quy định của chuẩn chương trình đào tạo, quy chế tổ chức đào tạo hiện hành đối với các trình độ tương ứng; các quy định liên quan khác về chương trình đào tạo; yêu cầu của ngành đào tạo và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định;
b) Kết luận rõ một trong các nội dung sau: Hội đồng thông qua chương trình đào tạo, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng thông qua chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu nội dung cụ thể cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc Hội đồng không thông qua chương trình đào tạo và nêu lý do không thông qua.
3. Sau khi có kết luận của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ký quyết định ban hành và áp dụng chương trình đào tạo.
4. Chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoái trước khi được sử dụng theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018) phải được thẩm định theo quy định tại Điều này.
Điều 19. Đánh giá, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo phải thường xuyên được rà soát, đánh giá, cập nhật; kết quả rà soát, đánh giá phải được cơ sở đào tạo áp dụng để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Đánh giá chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Việc đánh giá phải đáp ứng các yêu cầu theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định tại Chương II của Thông tư này và chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, khối ngành (nếu có);
b) Việc đánh giá phải dựa trên kết quả đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đối với mỗi khóa học và phản hồi của các bên liên quan (giới sử dụng lao động, người học, giảng viên, tổ chức nghề nghiệp...). Mỗi chuẩn đầu ra phải được đánh giá tối thiểu hai lần trong chu kỳ đánh giá chương trình đào tạo;
c) Việc đánh giá phải phải làm rõ tính hiệu quả của chương trình đào tạo đang thực hiện (đáp ứng so với chuẩn đầu ra và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất và gắn kết giữa nội dung chương trình, phương pháp kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu phục vụ học tập và giảng dạy);
d) Việc đánh giá phải đưa ra đề xuất cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và dự kiến tác động của việc thay đổi, cập nhật chương trình đào tạo; kết quả đánh giá, cải tiến phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
3. Chu kỳ đánh giá tổng thể chương trình đào tạo tối đa là 05 năm; quy trình đánh giá tổng thể tương tự với quy trình xây dựng mới chương trình đào tạo. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo công bố chương trình đào tạo dưới dạng chương trình đào tạo mới hoặc chương trình đào tạo sửa đổi, bổ sung sau khi được đánh giá và cập nhật.
4. Việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp theo quy định về mở ngành đào tạo tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Hội đồng tư vấn khối ngành xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, nhóm ngành cụ thể.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định, ban hành và thực hiện chương trình đào tạo, công khai thông tin của tất cả các chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo trên cổng thông tin điện tử theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan.
3. Các cơ sở đào tạo quy định cụ thể việc xây dựng, thẩm định, ban hành, áp dụng chương trình đào tạo mới; rà soát, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.
4. Đối với các các ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực chưa ban hành chuẩn chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo thực hiện quy định tại Chương II của Thông tư này và tham khảo tiêu chuẩn nghề nghiệp trong nước và quốc tế cho ngành, nhóm ngành hoặc lĩnh vực tương ứng để xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo.
Điều 21. Chế độ báo cáo và công khai thông tin về chương trình đào tạo
1. Hằng năm, cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo các yêu cầu sau:
a) Thông tin chung về chương trình đào tạo bao gồm: tên chương trình đào tạo, địa điểm thực hiện chương trình đào tạo, yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo, tình trạng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo;
b) Tác động đánh giá chương trình và đánh giá chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo đến cải tiến chất lượng của các chương trình đào tạo;
c) Nguồn lực thực hiện chương trình bao gồm; phân tích số lượng và phân bổ giảng viên, giảng viên có trình độ chuyên môn liên quan đến ngành; ngân sách và nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và thiết bị hỗ trợ đào tạo.
2. Báo cáo về chương trình đào tạo theo các quy định tại Thông tư này thực hiện theo hình thức văn bản và cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo, Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm về thời gian báo cáo, tính chính xác và chất lượng báo cáo.
4. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo các yêu cầu sau:
a) Thông tin chung về chương trình gồm chương trình áp dụng đối với khóa tuyển sinh cụ thể; hình thức, phương thức và thời gian đào tạo; các thông tin theo các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo;
b) Kết quả đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, những cải tiến chương trình đào tạo đã thực hiện trong vòng 5 năm liền trước để nâng cao chất lượng đào tạo;
c) Tình trạng kiểm định của các chương trình đào tạo đang thực hiện tại cơ sở đào tạo.
Điều 22. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
3. Các cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện cho các khóa đã tuyển sinh và nhập học trước ngày 01 tháng 01 năm 2022. Đối với các khóa tuyển sinh sau ngày 01 tháng 01 năm 2022, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4. Việc mở các chương trình đào tạo mới tại các cơ sở đào tạo phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này kể từ thời điểm Thông tư có hiệu lực thi hành.
5. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Ch
ính ph;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng (để b
áo cáo);
- Ki
m toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- C
ông báo;
- Như khoản 5 Điều 22;
- C
ng Thông tin điện t của Chính ph;
- C
ng Thông tin điện t của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC
, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
TH TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

PHỤ LỤC

(Kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 6 năm 2021 của B trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Bước 1: Thu thập, biên dịch, so sánh, phân tích các tài liệu mô t các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo:

Thu thập, rà soát, biên dịch, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo của một số quốc gia trên thế giới;

Thu thập, rà soát, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan tới nghề nghiệp ngành đào tạo;

Đối chiếu với kết quả phân tích tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, so sánh đim giống và khác nhau.

Bước 2: Khảo sát, xây dựng danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực dựa trên kết quả phân tích d liệu thứ cấp; Tng hợp và thống nhất danh mục các nhóm dịch vụ, hoạt động, công việc của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 3: Kho sát, thu thập ý kiến, quan điểm của các bên liên quan (nhà qun lý, gii chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động) đối với danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực ngành đào tạo;

Viết dự tho báo cáo kết quả danh mục các nhóm công việc và nhu cầu năng lực (các năng lực cần thiết đ thực hiện các nhóm công việc) của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 4: Xây dựng dự thảo chuẩn chương trình đào tạo (dựa trên quy định chuẩn chương trình đào tạo các ngành, khối ngành theo trình độ và các năng lực nghề nghiệp theo ngành đào tạo);

Xây dựng phiếu kho sát về chuẩn chương trình đào tạo và tính khả thi áp dụng chuẩn chương trình đào tạo phát triển chương trình cho loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa trên kết qu điều tra, kho sát, phng vấn.

Bước 5: Khảo sát ý kiến của các bên liên quan (nhà qun lý, giới chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị s dụng và bn thân loại nhân lực ngành đào tạo) về dự thảo chun chương trình đào tạo và kh năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam.

Bước 6: Hoàn thiện dự tho chuẩn chương trình đào tạo và kh năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa vào kết quả kho sát.

Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và báo cáo kết quả rà soát, nghiên cứu, phân tích nhu cầu năng lực loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
___________

No. 17/2021/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, June 22, 2021

CIRCULAR

Prescribing educational program standards; formulation, appraisal, and issuance of educational programs of higher education qualifications

______________________

 

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Higher Education;

Pursuant to the Government's Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education;

At the proposal of the Director of the Higher Education Department,

The Minister of Education and Training hereby promulgates the Circular prescribing educational program standards; formulation, appraisal, and issuance of educational programs of higher education qualifications.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular prescribes educational program standards of higher education qualifications; formulation, appraisal, and issuance of educational program standards for disciplines and majors; formulation, appraisal, and issuance of educational programs of higher education qualifications.

2. This Circular applies to higher education institutions, other educational institutions permitted to provide higher education programs; academies and institutes established by the Prime Minister in accordance with the Law on Science and Technology, which are licensed for doctoral training (hereinafter referred to as “educational institutions”), and relevant organizations and individuals.

3. This Circular does not apply to educational programs with degrees granted by foreign educational institutions, including joint programs with foreign institutions in accordance with regulations on foreign investment and cooperation in education.

4. Educational programs implemented under Point c, Clause 1, Article 36 of the Law on Higher Education (which was amended and supplemented in 2018) must comply with this Circular.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Educational program means a system of education and training activities, designed and implemented to achieve educational objectives and aimed at granting higher education diplomas to learners. An educational program shall encompass its objectives, volume of knowledge, structure, content, methodology and forms of evaluating subjects, major, training qualification, and learning outcome standards in compliance with the Vietnamese Qualifications Framework.

2. Educational program standards of a higher education qualification means general and minimum requirements to all educational programs of majors (or groups of majors, or disciplines) of such qualification; including requirements regarding objectives, learning outcome standards (or learning outcome requirements), admission standards (or admission requirements), minimum volume of knowledge, structure and content, teaching methods and learning outcome evaluation, and requirements regarding program implementation conditions to ensure the education quality.

3. Educational program standards of a major (or a group of majors, a discipline) at a particular qualification means general and minimum requirements to all educational programs of such major (or group of major, or discipline) in compliance with educational program standards of the respective qualification.

4. Learning outcome standards mean requirements for qualities and competencies of a learner upon the completion of an educational program, including requirements for minimum knowledge, skills, autonomous development and accountability of such learner upon graduation.

5. Admission standards (or admission requirements) of an educational program mean minimum requirements for the qualification, competency, and experience of a learner in order for him/her to attend the educational program.

6. Level-7 intensive special educational programs mean educational programs of some special, intensive majors prescribed by the Government with the requirements that graduates achieve level-7 qualification as prescribed in the Vietnamese Qualifications Framework. Level-8 intensive special educational programs mean educational programs of some special, intensive majors prescribed by the Government with the requirements that graduates achieve level-8 qualification as prescribed in the Vietnamese Qualifications Framework.

7. Research-oriented educational programs mean those with the objectives and content focusing more deeply on principles and fundamental theories in scientific disciplines and development of sources technologies as a foundation for the development of applied science and technology.

8. Application-oriented educational programs mean those with objectives and content focusing more on further application of fundamental research results and application of source technologies into technological solutions, management procedures, and designing of finished instruments to meet diverse human demands.

9. Profession-oriented educational programs mean those with the objectives and content towards equipping learners with in-depth knowledge and skills, and developing their occupational competence associated with a specific group of job titles.

10. Discipline means a collection of groups of majors that share common characteristics in terms of specialization or profession, respective to the level-2 Education and Training Category in the National Education System Classification of Education and Training.

11. Group of majors means a collection of majors that share common characteristics in terms of specialization, respective to the level-3 Education and Training Category in the National Education System Classification of Education and Training.

12. Subject or course (hereafter collectively referred to as course) means a collection of teaching and learning activities designed to achieve specific learning objectives, and provide the learners with knowledge and skills of a narrow specialization in an educational program. A course is usually delivered in a semester.

13. Module of an educational program means a group of courses and other learning and research activities that share characteristics in terms of specialization; and have visible roles in achieving a group of objectives and learning outcome standards of such educational program. Modules shall be used to design the overall structure of an educational program, such as general education, basic science, foundations and fundamentals of majors, internship and practicing, scientific research, and other modules.

Article 3. Purpose of promulgating educational program standards

1. Educational program standards shall serve as the basis for:

a) The Ministry of Education and Training to promulgate regulations on opening of new majors, determination of admission quota and student enrollment, organization and management of training and articulation in education, and criteria for evaluation and accreditation of educational programs;

b) Higher education institutions to formulate, appraise, issue, implement, evaluate and improve educational programs; adopt regulations on enrollment, organization and management of training; recognition and transfer of credits for learners, recognition of educational programs delivered by other educational institutions; take accountability for the quality of their educational programs;

c) Competent regulatory authorities to inspect and examine educational programs and quality assurance thereof; stakeholders and the whole society to monitor the operations and training results of educational institutions.

2. Educational program standards of higher education qualifications serve as the basis for formulating, appraising, and issuing the educational program standards of majors or groups of majors of each discipline of each qualification. Educational program standards of majors or groups of majors of each discipline of a qualification may be set higher or broader than the general educational program standards of such qualification.

 

Chapter II

EDUCATIONAL PROGRAM STANDARDS OF HIGHER EDUCATION QUALIFICATIONS

 

Article 4. Objectives of an educational program

1. It must clearly outline the educational institution's expectations regarding graduates’ competencies and future career prospects.

2. It must clearly indicate whether it is research-oriented, application-oriented, or profession-oriented, and must align with the demands of employers and stakeholders.

3. It must be aligned and associated with the educational institution’s missions, visions, and development strategies, and address societal needs; comply with the goals of higher education as prescribed in the Law on Higher Education, and adhere to the qualification descriptions prescribed in the Vietnamese Qualifications Framework.

Article 5. Learning outcome standards of an educational program

1. They must be clear and practical, and demonstrate the learning outcomes that graduates shall achieve in terms of the general knowledge and core competencies of such qualification, and specific requirements of such discipline and major.

2. They must be measurable and evaluable at different levels of thinking, serving as a basis for formulation, delivery, and improvement of teaching content and methods, evaluation of learning outcomes, and conferment of diplomas to learners.

3. They must be aligned with the educational program's objectives and clearly demonstrate its significant contribution while reflecting the highly representative demands of the employers and other stakeholders.

4. They must clearly indicate the specific level of qualification and ensure the learning outcome standards in terms of knowledge and skills, autonomous development and accountability, and required competencies for the respective qualification prescribed in the Vietnamese Qualifications Framework.

5. They must be compatible with the admission standards of higher-qualification programs (if applicable) and, at the same time, facilitate horizontal articulation among programs of the same qualification, particularly among programs within the same group of majors or the same discipline.

6. They must be fully and clearly prescribed in the learning outcome standards of courses and modules of the educational program, and at the same time must be delivered in a systematic way through the connection of courses and modules.

7. They must ensure the feasibility and relevance to the volume of knowledge of the educational program so that the majority of learners that meet the admission standards can complete the educational program within a standardized length of time.

Article 6. Admission standards of an educational program

1. Admission standards of an educational program must define the minimum requirements for qualifications, as well as the competence and experience suitable for each qualification, major, and orientation that a learner must meet to achieve success in learning and successfully complete the educational program.

2. Admission standards of bachelor's programs and level-7 intensive special educational programs: Learners must hold high school diplomas or an equivalent qualification.

3. Admission standards for master’s programs: Learners must hold a university degree (or an equivalent or higher qualification) in a relevant major and have level-3 foreign language proficiency as prescribed in the 6-level Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam, or an equivalent standard. For research-oriented master’s programs, learners must hold a bachelor's degree classified as “Good” or higher, or have scientific publications related to the respective discipline.

4. Admission standards of doctoral programs: Learners must hold a master’s degree or complete the level-7 intensive special educational program in a relevant major or hold a bachelor’s degree classified as “Very Good” (or an equivalent or higher qualification) in a relevant major; have level-4 foreign language proficiency as prescribed in the 6-level Foreign Language Proficiency Framework for Vietnam (or an equivalent or higher qualification); and have the competency and experience in research.

Article 7. Volume of knowledge

1. The volume of knowledge of an educational program, or a module or a course within an educational program shall be determined by the number of credits.

a) One credit is equivalent to 50 hours of standard study of a learner, including instructional time in classroom, guided study, self-study, research, practice, testing and evaluation;

b) For classroom teaching, one credit requires a minimum of 15 instructional hours and 30 hours of practice, experiment, or discussion, of which one hour in classroom is equal to 50 minutes.

2. Minimum volume of knowledge of an educational program shall be aligned with the requirements of the Vietnamese Qualifications Framework, specifically as follows:

a) Bachelor's programs: 120 credits, plus the load of physical education and national defense - security education in accordance with the applicable regulations;

b) Level-7 intensive special educational programs: 150 credits, plus the load of physical education and national defense - security education in accordance with the applicable regulations; or 30 credits for learners who hold a bachelor’s degree in the same group of majors;

c) Master's programs: 60 credits for learners who hold a bachelor’s degree in the same group of majors;

d) Doctoral programs: 90 credits for learners who hold a master’s degree, 120 credits for learners who hold a bachelor’s degree in the same group of majors.

3. The minimum volume of knowledge must include 30 additional credits for double major programs, and 15 additional credits for major - minor educational programs, other than those of the respective single-major programs.

Article 8. Structure and content of an educational program

1. The structure and content of an educational program:

a) Must clearly define the role of each module and course, the logical connections and mutual support between the modules and courses to ensure the achievement of the overall objectives and requirements of the educational program;

b) Must clearly outline the general characteristics and requirements in terms of specialization and profession in the discipline or group of majors at the training qualification, facilitating articulation among different disciplines and qualifications of education; while reflecting the specific characteristics and requirements of the particular discipline;

c) Must clearly define the core modules that are mandatory to all learners; and provide complimentary, elective modules so that learners can opt for those relevant to their career orientations;

d) Must provide orientation to the learners while ensuring flexibility, allowing them to create personalized learning plans that align with their individual pace, competencies, and circumstances.

2. Each module and course of the educational program must specify goals, admission requirements and learning outcome requirements, number of credits, content and characteristics of specialization; its significant contribution to the achievement of the program’s objectives and learning outcome standards.

3. Required structure and content of a bachelor's program or level-7 intensive special educational program:

a) Compulsory general education, including political theory, law, physical education, and national defense - security education in accordance with the applicable regulations;

b) If it is a double major program or a major - minor educational program, it shall be structured to clearly show the common modules and specific modules of each major;

c) If it is a level-7 intensive special educational program, the minimum number of credits required for internship is 8.

4. Required structure and content of a master’s program:

a) Research-oriented: 24 to 30 credits for scientific research, including 12 to 15 credits for the dissertation and another 12 to 15 credits for other research projects, assignments, or specialized studies;

b) Application-oriented: 6 to 9 credits for internship; 6 to 9 credits for graduation courses in the form of projects, assignments, or capstone projects.

5. Requirements for doctoral programs:

a) At least 80% for scientific research and doctoral dissertation;

b) A maximum of 16 credits for mandatory or elective courses or subjects, if admission requires a master’s degree;

c) A minimum of 30 credits for mandatory or elective courses or subjects if admission requires a bachelor’s degree.

Article 9. Teaching methods and evaluation of learning outcomes

1. The teaching methods must be designed with a learner-centered approach, making learners the primary focus of the educational process, encouraging them to actively engage and effortfully participate in learning activities; effectively guide learners to achieve the learning outcome standards of each course, module, and the whole educational program.

2. Evaluation of learning outcomes of learners must be based on the learning outcome standards, specify the extent to which learners shall achieve at different levels of thinking as prescribed in the learning outcome standards of each course, each module, and the educational program.

3. Evaluation of learning outcomes of learners must be based on both formative and summative evaluation, serving as a basis for timely adjustment of teaching and learning activities, thereby promoting learners’ efforts, supporting learners’ progress, improving educational programs, and organizing the delivery of educational programs.

Article 10. Academic staff and support staff

1. The program standards must outline the minimum requirements regarding the quantity, composition, structure, qualifications, competencies, and experience of the academic staff and support staff needed for teaching and assisting learners in achieving the program's learners to achieve the program expected learning outcome standards.

2. Requirements for the academic staff teaching bachelor’s programs and level-7 intensive special educational programs:

a) The academic staff must hold a master’s degree or higher and the assisting academic staff must hold a bachelor's degree or higher;

b) There must be at least 01 tenured academic staff member holding a doctoral degree in the relevant discipline to lead the formulation and delivery of the educational program;

c) There must be at least 05 tenured academic staff members holding doctoral degrees in relevant disciplines to lead the teaching of the program, of which the teaching of each module of the program shall be led by an academic staff member with appropriate expertise;

d) There must be sufficient academic staff to ensure that the ratio of teachers to learners does not exceed the prescribed limit for each discipline, group of majors, or major.

3. Requirements for the academic staff teaching master’s programs:

a) The academic staff must hold a doctoral degree;

b) There must be at least 05 tenured academic staff members holding doctoral degrees in relevant disciplines, including one professor or associate professor leading the formulation and delivery of the educational program;

c) There must be tenured academic staff members with appropriate expertise to lead the teaching of each subject and course of the educational program;

d) There must be enough supervisors to ensure the ratio of maximum 05 learners per supervisor.

4. Requirements for the academic staff teaching doctoral programs:

a) The academic staff must be professors or associate professors, or hold a doctoral degree with strong research competence;

b) There must be at least 01 tenured academic staff member who is a professor (or 02 tenured academic staff members who are associate professors) in the relevant major and 03 tenured academic staff members holding doctoral degrees in relevant disciplines;

c) There must be enough supervisors to ensure the ratio of maximum 07 pre-doctoral fellows per professor, 05 pre-doctoral fellows per associate professor, and 03 pre-doctoral fellows per PhD.

5. Program standards for majors and groups of majors shall outline specific requirements for the academic staff, which must not be lesser than those prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article; specific requirements for the ratio of teachers to learners; requirements for support staff (if necessary), which must be aligned with the characteristics of each discipline, group of majors or each major.

Article 11. Facilities, technologies and learning materials

Program standards for majors and groups of majors shall outline minimum requirements regarding facilities, equipment for practice and experiment, information technology, libraries, learning materials, and learning management and assistance systems, and training management system so as to support learners to achieve the educational program’s learning outcome standards, which must be aligned with the characteristics of each major, group of majors, or discipline.

 

Chapter III

FORMULATION, APPRAISAL, AND ISSUANCE OF EDUCATIONAL PROGRAM STANDARDS FOR DISCIPLINES AND MAJORS

 

Article 12. Formulation of educational program standards for disciplines and majors

1. Educational program standards for majors shall be formulated for each qualification, each discipline or for several groups of majors in case of necessity (hereinafter collectively referred to as “major cluster”), provided that they must:

a) Meet the requirements of the educational program standards for the respective qualification as prescribed in Chapter II of this Circular;

b) Contain a part of general rules applicable to all majors within such major cluster and a part of specific rules applicable to each relevant major (if necessary);

c) Be based on the general requirements of the future careers and job positions of graduates from majors of such major cluster;

d) Ensure active participation and effective contributions from stakeholders, including representatives of educational institutions, employers, professional associations, and experts with relevant expertise;

dd) Be developed with reference to and benchmarked against models, standards, or criteria for educational programs from relevant countries or international organizations;

e) Ensure autonomy in the formulation of educational programs by educational institutions; provide requirements instead of mandatory detailed structure of any educational program or its courses, except for the courses prescribed in Clauses 3, 4, and 5, Article 8 of this Circular.

2. The process of formulating educational program standards for majors and major clusters of a discipline is prescribed in the Appendix to this Circular.

Article 13. Major Cluster Advisory Councils

1. Major Cluster Advisory Councils shall be established by the ministries as assigned under Decision No. 436/QD-TTg dated March 30, 2020 by the Prime Minister (hereinafter referred to as the managing ministries) to assist the respective managing ministries in fulfilling the task of developing educational program standards for the respective major clusters.

2. Major Cluster Advisory Councils can use the seals of the authorities assigned by the managing ministries to be in charge of the formulation of educational program standards for the respective major clusters (hereinafter referred to as the authorities in charge of formulating educational program standards).

3. Major Cluster Advisory Councils shall operate in accordance with the guidelines of the Ministry of Education and Training.

4. The organizational structure of a Major Cluster Advisory Council

a) The Council shall consist of the Chairperson, Vice Chairpersons, Members, and Secretary, all of whom are experts in the discipline, group of majors, or major for which the educational program standards are formulated, and who have a good reputation, experiences, and professional qualifications aligned with the functions, tasks, and expertise of the Council;

b) The Council shall consist of at least 09 members, including a representative of the Ministry of Education and Training; a representative of the managing ministry; a representatives of the authority in charge of formulating educational program standards; representatives of several higher education institutions; representatives of enterprises, associations, professional organizations, and human resources management authorities; experts in educational program formulation, development, and quality assurance;

c) The quantity, structure, specific composition, and standards of the Major Cluster Advisory Council’s members and its Chairperson shall be decided by the managing ministry;

d) The specialized committees of the Council shall assist the Council in performing the tasks in each specific specialization. Each specialized committee shall consist of members of the Council and other experts who have experiences and professional qualifications aligned with the respective specialization.

5. The Major Cluster Advisory Council shall be tasked with

a) Determining the formulation of educational program standards for the respective major cluster based on the discipline or group of majors and list of relevant majors; and the necessity for providing specific requirements for each major;

b) Formulating and updating educational program standards for the respective major cluster to ensure compliance with the educational program standards for the respective qualification as prescribed in Article 12 of this Circular and submitting them to the Minister of Education and Training for issuance;

c) Participating in the inspection, supervision, and evaluation of the compliance with the educational program standards of educational institutions in accordance with the law regulations;

d) Other tasks as assigned by the authority in charge of formulating educational program standards in accordance with the law regulations.

6. The Major Cluster Advisory Council shall be responsible for

a) The content and quality of the educational program standards within the major cluster; their relevance to practical needs; their alignment with training program standards for the respective higher education qualification; their compliance with applicable regulations, and the autonomy of the educational institution;

b) Providing accountability to the relevant regulatory authorities, the educational institution, and other stakeholders regarding issues related to the training program standards of the major cluster;

c) Developing working regulations and assigning tasks to members of the Major Cluster Advisory Council; recommending to the managing ministry any necessary changes to the members and reshuffle of the Major Cluster Advisory Council (if necessary);

d) Cooperating with the authority in charge of formulating educational program standards in reporting to the Ministry of Education and Training on the plan, progress, and results of the formulation of the educational program standards.

Article 14. Authorities in charge of formulating educational program standards

1. A managing ministry shall be responsible for selecting and assigning a reputable and influential affiliated or subordinate authority in the relevant training discipline, which is able of and experienced in formulation and quality assurance of the educational program, to be in charge of organizing activities related to the formulation of educational program standards for the major cluster.

2. An authority in charge of formulating educational program standards shall:

a) Coordinate with the Major Cluster Advisory Council to make plans, ensure funds and human resources, and the progress in the formulation of educational program standards in accordance with the law regulations and the guidelines of the Ministry of Education and Training;

b) Support the operations of the Major Cluster Advisory Council, and organize other activities for the purpose of formulating educational program standards of the major cluster;

c) Be accountable to regulatory authorities and the society for issues regarding the organization of activities related to the formulation of educational program standards of the major cluster.

Article 15. Appraisal and issuance of educational program standards

1. The Minister of Education and Training shall decide to establish an Educational Program Standard Appraisal Council for each major cluster. The criteria for and composition of the Appraisal Council are prescribed as follows:

a) The Council shall consist of the Chairperson, Vice Chairpersons, Members, and Secretary, all of whom are experts in the discipline or major for which the educational program standards are appraised, and who have a good reputation, experiences, and professional qualifications aligned with the functions, tasks, and expertise of the Council. Special cases shall be decided by the Minister of Education and Training;

b) The Council shall consist of at least 09 members, including a representative of the Ministry of Education and Training; a representative of the managing ministry; representatives of several higher education institutions; representatives of enterprises, associations, professional organizations, and human resources management authorities; experts in educational program formulation, development, and quality assurance;

c) Members of the Appraisal Council shall not be members of the Major Cluster Advisory Council.

2. Responsibilities and rights of the Educational Program Standard Appraisal Council

a) The Appraisal Council shall be responsible for appraising the educational program standards of the respective major cluster so as to evaluate their quality, and advice the Ministry of Education and Training to issue the decision on promulgation of such educational program standards;

b) To appraise the educational program standards, the Appraisal Council shall take this Circular and applicable regulations on student enrollment and education for the respective qualification; minimum conditions for offering educational programs; other relevant regulations on educational programs; requirements and standards of the major into consideration;

c) The Appraisal Council must make a clear conclusion that: The Council adopts the educational program standards as is without any amendment or supplementation; or the Council adopts the educational program standards but requires amendment or supplementation, and specifies the required amendments or supplements; or the Council disapproves the educational program standards and specifies the justification for such disapproval;

d) The Council shall be accountable to regulatory authorities and the society for the performance of its tasks; and provide explanations upon request.

3. Commencement of Appraisal Council's meetings

a) The Council shall appraise educational program standards in accordance with the plan of the Ministry of Education and Training;

b) Meetings of the Appraisal Council must be documented in detailed minutes; including voting results on the conclusions of the Appraisal Council, signed by the Appraisal Council’s members.

4. The Minister of Education and Training shall decide to adopt the educational program standards by majors or major clusters of each discipline of higher education qualifications based on the conclusion of the Appraisal Council.

Article 16. Review, adjustment, and updating of educational program standards

1. Educational program standards must be reviewed, adjusted, and updated at least once every 05 years. In case of necessity, the Ministry of Education and Training shall decide to review, adjust, and update the educational program standards by majors or major clusters of each discipline to meet the changing requirements of science and technology and the development trends of the majors.

2. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the managing ministries in deciding to perfect or establish new Major Cluster Advisory Councils to review, adjust and update educational program standards for the respective major clusters as prescribed in Article 12 and Article 13 of this Circular.

3. The Minister of Education and Training shall arrange the appraisal and issuance of educational program standards in accordance with Article 15 of this Circular.

 

Chapter IV

FORMULATION, APPRAISAL AND ISSUANCE OF EDUCATIONAL PROGRAMS

 

Article 17. Formulation of educational programs

1. The Head or Director of the educational institution (hereafter collectively referred to as Head of the educational institution) shall decide to establish an Educational Program Formulation Council to formulate educational programs. Required composition of the Council:

a) At-large representatives of lecturers knowledgeable about the major or specialty to be taught, who directly participate in teaching or managing training activities of the educational institution and are capable of formulating and developing educational programs;

b) Experts in developing educational programs and higher education quality assurance;

c) Representatives of the employers in the relevant professional disciplines, who are knowledgeable about professional competency requirements and job positions in the major to be taught.

2. The Head of the educational institution shall decide on criteria, quantity, structure, composition, and members of the Educational Program Formulation Council; and define the responsibilities and rights of the Council and its members.

3. An educational program is required to:

a) Meet the educational program standards for higher education qualifications as prescribed in Chapter II of this Circular, and the educational program standards for the respective major or major cluster (if any), and the Vietnamese Qualifications Framework;

b) Clearly demonstrate its possible contribution to meeting the demand for human resources in line with the socio-economic development plans and strategies of the sector, locality, and the country, as well as the demands of the labor market;

c) Reflect the requirements of stakeholders, including representatives of the academic staff from specialized agencies, representatives of the employers and professional associations, experts in the relevant discipline, and graduates from the educational program who work in the respective discipline;

d) Be benchmarked against accredited educational programs of the same qualification and major from reputable domestic and foreign educational institutions;

dd) Be designed based on the learning outcome standards of the educational program; integrate both skills and knowledge; include a matrix of subjects or courses with specific learning outcome standards to ensure that the learning outcome standards of the educational program are fully allocated and conveyed in each subject or course;

e) Ensure that teaching and learning activities, as well as examination and evaluation, are planned and designed based on the learning outcome standards of each subject or course, and offer teaching activities that promote learning to meet the learning outcome standards;

g) Provide regulations and guidelines on the delivery and quality assurance of the educational program;

h) Be commented and approved by the Science and Education Council of the educational institution before its official issuance.

Article 18. Appraisal and issuance of an educational program

1. The Head of the educational institution shall issue a decision to establish an Educational Program Appraisal Council. The criteria for and composition of the Appraisal Council are prescribed as follows:

a) Members of an Educational Program Appraisal Council shall include professors, associate professors, and PhDs in the respective major or a major closely related to the educational program, if it is a new major, and experts who are knowledgeable about the major as well as competent to formulate educational programs and assure the education quality. Members of the Educational Program Appraisal Council shall not concurrently be members of the Educational Program Formulation Council;

b) The quantity of an Appraisal Council’s members shall be an odd number, including the Chairperson, Secretary, at least 02 examiners from two different educational institutions and other members; among whom there shall be at least 01 member who is the representative of the employers;

c) The Head of the educational institution shall decide on specific criteria, quantity, structure, composition, and members of the Educational Program Appraisal Council in accordance with Points a and b, Clause 1 of this Article.

2. The appraisal of an educational program is required to:

a) Evaluate the extent to which an educational program meets the educational program standards, the applicable regulations on education organization and delivery of the respective qualifications; other relevant regulations on educational programs; requirements of the major and the identified objectives and learning outcome standards thereof;

b) Result in a clear conclusion that: The Council adopts the educational program as is without any amendment or supplementation; or the Council adopts the educational program but requires amendment or supplementation, and specifies the required amendments or supplements; or the Council disapproves the educational program and specifies the justification for such disapproval.

3. Upon the conclusion of the Educational Program Appraisal Council, based on the comments of the Science and Education Council of the educational institution, the Head of the educational institution shall sign a decision to issue and apply such educational program.

4. A educational program of a foreign higher education institution, before being used in accordance with Point c, Clause 1, Article 36 of the Law on Higher Education (which is amended and supplemented in 2018), shall be appraised in accordance with this Article.

Article 19. Evaluation and improvement of quality of educational programs

1. The educational programs must be periodically reviewed, evaluated, and updated. The review and evaluation results must be leveraged by educational institutions to improve and enhance the education quality.

2. The evaluation of an educational program must meet the following requirements:

a) The evaluation shall meet the requirements prescribed in the Vietnamese Qualifications Framework, the educational program standards of higher education qualifications as prescribed in Chapter II of this Circular, and the educational program standards for the majors or major clusters (if applicable);

b) The evaluation shall be based on the evaluation of the extent to which the educational program’s learning outcome standards for each course are achieved and the feedback of stakeholders (the employers, learners, academic staff, professional organizations, etc.). Each learning outcome standard must be evaluated at least twice during the evaluation cycle of the educational program;

c) The evaluation must clarify the effectiveness of the ongoing educational program (the achievement of learning outcome standards and defined objectives; the consistency and relevance between the program’s content, the examination and evaluation methods, and the resources for learning and teaching);

d) The evaluation must provide recommendations for the improvement of the educational program’s quality and the expected impact of changing or updating the educational program. The results of such evaluation and improvement must be publicly disclosed on the educational institution’s website.

3. The overall evaluation cycle lasts maximum 05 years. The overall evaluation process is similar to the process of developing a new educational program. The Head of an educational institution shall publicly disclose the educational program as a new one or a revised program after it is evaluated and updated.

4. Evaluation of educational programs before the first graduating class in accordance with the regulations on opening of new majors in Clause 18, Article 1 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Higher Education must meet the requirements prescribed in this Article.

 

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

 

Article 20. Responsibilities for implementation

1. The Ministry of Education and Training shall provide guidance to the Major Cluster Advisory Councils for them to develop educational program standards for specific majors and major clusters.

2. The Ministry of Education and Training shall instruct educational institutions to formulate, appraise, issue, and deliver educational programs and disclose information about all their educational programs on their web portals in accordance with this Circular and relevant law regulations.

3. Educational institutions shall have specific regulations on the formulation, appraisal, issuance and application of new educational programs; review, evaluation, and improvement of existing educational programs in accordance with Article 19 of this Circular.

4. For majors, groups of majors, or disciplines of which educational program standards have yet to be issued, educational institutions follow regulations in Chapter II of this Circular and refer to national and international occupational standards for such majors, groups of majors, or disciplines to formulate, appraise, and issue respective educational programs.

Article 21. Educational program reporting and information disclosure

1. On an annual basis, educational institutions shall report to the Ministry of Education and Training the following required information:

a) General information about the educational program, including: name of the educational program, location of delivery of the educational program, minimum requirements for delivering the educational program, quality accreditation status of the educational program;

b) The impact of the evaluation of program and its learning outcome standards on the quality improvement of the educational program;

c) Resources to deliver the educational program; analysis of the quantity and distribution of academic staff, academic staff members with appropriate expertise; budgets and funding sources, training assistance facilities and equipment.

2. Reporting on educational programs in accordance with this Circular may be in writing and by updating data into the national database following the guidance of the Ministry of Education and Training.

3. Heads of educational institutions and Directors of education quality accreditation organizations shall be responsible for the reporting time, the accuracy and quality of the reports.

4. The educational institution shall disclose on its website the following required information:

a) General information about the program applicable to specific enrollments; forms, methods, and duration of training; information required for the educational program standards;

b) Results of evaluation of learning outcome standards and improvements to the educational program made in 5 immediately preceding years to enhance the education quality;

c) Accreditation status of educational programs currently in progress at the educational institution.

Article 22. Implementation provisions

1. This Circular takes effect on August 07, 2021.

2. This Circular supersedes Circular No. 07/2015/TT-BGDDT dated April 16, 2015 of the Minister of Education and Training on promulgation of the Circular prescribing the minimum volume of knowledge and competency requirements that learners need to achieve upon graduation for each qualification of higher education and the process of formulating, appraising and adopting undergraduate, master and doctoral educational programs.

3. Higher education institutions that are offering educational programs formulated in accordance with Circular No. 07/2015/TT-BGDDT dated April 16, 2015 of the Minister of Education and Training shall continue to do so regarding training courses starting before January 01, 2022. For the courses enrolling after January 1, 2022, the educational institutions must comply with this Circular.

4. The opening of new educational programs by educational institutions must comply with this Circular from its effective date.

5. The Chief of Ministry Office, Director of the Higher Education Department, heads of relevant units under the Ministry of Education and Training; heads of educational institutions and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER



Hoang Minh Son

* All Appendices are not translated herein.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 17/2021/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 17/2021/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất