Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020

thuộc tính Quyết định 32/2010/QĐ-TTg

Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2010/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:25/03/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phát triển nghề công tác xã hội - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Các hoạt động chủ yếu của Đề án là: xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội; củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, giáo trình đào tạo cử nhân, sau đại học về công tác xã hội. Giai đoạn từ 2010-2015 sẽ xây dựng tối thiểu 10 mô hình điểm trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các khu vực, vùng, miền trong phạm vi toàn quốc. Một trong những giải pháp thực hiện Đề án này là điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội, các đối tượng và dịch vụ công tác xã hội để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về công tác xã hội; đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ về cả 3 lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát triển nghề công tác xã hội. Bộ Nội vụ có trách nhiệm ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội; nghiên cứu áp dụng ngạch, bậc lương, các chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với viên chức công tác xã hội; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng các trung tâm tư vấn và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/5/2010.

Xem chi tiết Quyết định32/2010/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------

Số: 32/2010/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

----------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 2009 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
A. Mục tiêu chung
Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.
B. Mục tiêu cụ thể
1. Giai đoạn 2010 - 2015
a) Xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội; tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội: áp dụng ngạch, bậc lương đối với các ngạch viên chức công tác xã hội;
b) Xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội;
c) Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định;
d) Xây dựng tối thiểu 10 mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các khu vực, vùng, miền trong phạm vi toàn quốc;
đ) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp;
e) Xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, nội dung nội dung đào tạo và dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học công tác xã hội; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội;
g) Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội.
2. Giai đoạn 2016 - 2020
a) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng; xây dựng, ban hành mới và tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản pháp luật có liên quan để tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất để phát triển nghề công tác xã hội;
b) Phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%; hỗ trợ nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp;
d) Xã hội hóa các hoạt động công tác xã hội theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
đ) Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội
a) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội và thủ tục giải quyết việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình, nhóm hoặc cộng đồng, tước quyền chăm sóc của các đối tượng trong trường hợp phụ nữ, trẻ em và đối tượng khác bị xâm hại, bị bạo hành gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Ban hành mã số ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội;
c) Ban hành tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội;
d) Ban hành tiêu chuẩn, qui trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
đ) Nghiên cứu, áp dụng ngạch, bậc lương viên chức công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, bảo đảm tương quan giữa các ngành nghề;
e) Ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, bao gồm: cơ sở bảo trợ xã hội; trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội; trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; cơ sở tham vấn, tư vấn theo nhóm đối tượng của công tác xã hội là người già, người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS, người tâm thần, người nghiện ma túy và các đối tượng khác;
g) Nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách mở rộng các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp các đối tượng theo hướng linh hoạt và gia tăng mức trợ giúp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.
2. Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.
a) Nghiên cứu, quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng gắn kết giữa các cơ sở bảo trợ xã hội do Nhà nước thành lập với các cơ sở bảo trợ xã hội do tổ chức, cá nhân được phép thành lập; giữa trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội với hệ thống bảo trợ xã hội;
b) Giai đoạn 2010 - 2015, hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; giai đoạn 2016 - 2020, hỗ trợ nhân rộng mô hình Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, thành phố; trường đại học, trường nghề để cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có vấn đề xã hội.
Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội là mô hình mới, do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho phép thành lập trên cơ sở đề xuất của các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức chính trị - xã hội và cử cán bộ quản lý, điều hành.
Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm: ngân sách nhà nước hỗ trợ, nguồn thu từ hợp đồng cung cấp dịch vụ cho chương trình, dự án trong nước và quốc tế; đóng góp tự nguyện của đối tượng; hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sách trung ương hỗ trợ xây dựng, trang bị ban đầu cho Trung tâm trong thời gian triển khai thí điểm.
c) Tăng số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cấp xã, các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các trường đại học có đào tạo về công tác xã hội và cán bộ nhân viên công tác xã hội hoạt động độc lập;
d) Trong giai đoạn 2010 - 2020, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, gồm:
- Đào tạo, đào tạo lại cho 35.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học (bình quân 3.500 người/năm);
- Tập huấn kỹ năng cho 25.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 2.500 người/năm).
3. Xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, nội dung đào tạo và dạy nghề công tác xã hội
a) Xây dựng và ban hành chương trình khung, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề công tác xã hội bảo đảm liên thông với đào tạo đại học nghề công tác xã hội;
b) Xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, giáo trình đào tạo cử nhân, sau đại học về công tác xã hội;
c) Hỗ trợ các khoa có đào tạo công tác xã hội tại các cơ sở đào tạo;
d) Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội.
4. Tuyên truyền, thông tin nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nghề công tác xã hội.
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. Rà soát các quy định của văn bản quy phạm pháp luật để xem xét sửa đổi, bổ sung ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành để tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất nhằm phát triển nghề công tác xã hội.
2. Điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; các đối tượng và dịch vụ công tác xã hội để lập kế hoạch đào tạo, đào tạo lại về công tác xã hội. Nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về nghề công tác xã hội, phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý.
3. Tăng cường giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và các chính sách, pháp luật về công tác xã hội.
4. Thực hiện nghiên cứu khoa học kết hợp với tổng kết, đánh giá thực tiễn để hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội và các dịch vụ xã hội.
5. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức đa phương, song phương và các tổ chức phi Chính phủ về cả 3 lĩnh vực kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát triển nghề công tác xã hội.
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 2.347,4 tỷ đồng, gồm:
1. Ngân sách Nhà nước:
a) Ngân sách Trung ương bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 590,4 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ địa phương 180 tỷ đồng.
b) Ngân sách địa phương: 1.715 tỷ đồng.
2. Vốn ODA và các nguồn viện trợ quốc tế khoảng 42 tỷ đồng.
Điều 2. Phân công trách nhiệm các Bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội; điều phối các hoạt động của Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo hoạt động xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, cộng tác viên; quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề công tác xã hội; xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo nghề công tác xã hội đến trình độ cao đẳng; nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; giám sát các hoạt động của Đề án.
2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội; nghiên cứu áp dụng ngạch, bậc lương, các chế độ phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với viên chức công tác xã hội; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng các Trung tâm tư vấn và cung cấp các dịch vụ công tác xã hội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ công tác xã hội; nghiên cứu hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên công tác xã hội và thiết lập mạng lưới viên chức công tác xã hội trong các trường học.
4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất kế hoạch xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để phát triển nghề công tác xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan Trung ương và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển nghề công tác xã hội.
7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án; nghiên cứu, xây dựng ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để phát triển nghề công tác xã hội.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhằm cụ thể hóa Đề án phát triển nghề công tác xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố;
c) Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện Đề án.
9. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên về nghề công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tham gia công tác xã hội, tham gia triển khai thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2010.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

No.: 32/2010/QD-TTg

Hanoi, March 25, 2010

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON THE DEVELOPMENT OF THE SOCIAL WORK PROFESSION DURING 2010-2020

 

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government's Resolution No. 22/NQ-CP of May 28, 2009, promulgating the Government's plan of action to implement the


Resolution of the 9'1' Plenum of the Party Central Committee, Xth Congress, on a number of major tasks and solutions aiming to continue the successful implementation of the Resolution of the Xth National Party Congress,

Considering the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Scheme on the development of the social work profession during 2010-2020 with the following principal contents:

I. OBJECTIVES

A. General objectives

To develop social work into a profession in Vietnam. To raise public awareness about the social work profession; to build up a contingent of social work cadres, employees, workers and collaborators sufficient in quantity and satisfactory in quality in association with developing a system of social work service establishments at all levels, contributing to building up an advanced social security system.

B. Specific objectives:

1. The 2010-2015 period

a/ To formulate and promulgate rank codes and titles and professional standards of social work public employee ranks; ethical standards of social work cadres, public employees and workers, standards and process of providing social work services; and apply salary ranks and grades to social work public employee ranks;

b/ To formulate and promulgate new legal documents or amend and supplement relevant ones in order to create a complete and uniform legal environment conducive to the development of the social work profession;

c/ To develop the contingent of social work cadres, public employees, workers and collaborators nationwide, striving to increase this contingent around 10% by 2015. Each commune, ward or township will have at least 1-2 part-time social work cadres, public employees and workers or social work collaborators enjoying a monthly allowance equal to the common minimum wage level stipulated by the Government.

d/ To build at least 10 pilot models of social work service center in a number of districts, towns and provincial cities of provinces and centrally run cities representing different regions and areas nationwide;

e/To provide training, retraining and refresher training to raise professional qualifications and skills for 50% of social work cadres, public employees, workers and collaborators currently working in communes, wards and townships, social work service establishments and Labor, War Invalids and Social Affairs offices at all levels;

f/ To develop and complete programs and contents of education and vocational training in social work at basic, intermediate, collegial, tertiary and postgraduate levels; to improve the quality of social work lecturers;

g/ To raise public awareness about the social work profession.

2. The 2016-2020 period

a/ To formulate and promulgate professional standards of social work cadres, public employees, workers and collaborators based on types of social work service establishments and groups of beneficiaries; to formulate and promulgate legal documents and further complete relevant ones in order to create a complete and uniform legal environment conducive to the development of the social work profession;

b/ To develop the contingent of social work cadres, public employees, workers and collaborators at all levels, striving to increase this contingent by 50%; to support the wide application of the model of social work service provision in districts, towns and provincial cities;

c/ To further provide training, retraining and refresher training to raise professional qualifications and skills for 50% of social work cadres, public employees, workers and collaborators currently working in communes, wards and townships, social work service establishments and Labor, War Invalids and Social Affairs offices at all levels;

d/To socialize social work in the direction of encouraging domestic and overseas organizations and individuals to participate in the training, retraining and refresher training to raise professional qualifications and skills and to provide social work services;

e/To further raise public awareness about the social work profession.

II. MAJOR ACTIVITIES OF THE SCHEME

1. Formulating and promulgating legal documents on social work

a/ To amend and supplement legal documents concerning the role and tasks of social work cadres, public employees and workers and procedures for providing social work services for individuals, families, groups or communities, and deprive the caretaking right of those infringing upon or using violence against women, children and others, causing serious consequences;

b/To promulgate rank codes and titles of and professional criteria for social work public employee ranks;

c/ To promulgate ethical standards of social work cadres, public employees and workers;

d/ To promulgate standards and process of providing social work services;

e/ To study and apply the ranks and wage grades of social work public employees suitable to their professional characteristics, ensuring balance with other professions;

f/ To promulgate professional standards of social work cadres, public employees and workers of social work service establishments, including social security establishments, medical treatment, education and social labor centers, social work service establishments and establishments providing consultation and counseling for different target groups of social work, namely the old, persons with disabilities, orphans, persons with HIV/AIDS, mental patients, drug addicts and others;

g/ To study and complete mechanisms and policies for expanding social work services for beneficiaries toward flexibility and higher support levels suitable to socio-economic conditions in each period.

2. Consolidating and developing the network of social work service establishments and the contingent of social work cadres, public employees, workers and collaborators.

a/ To study, plan and develop the network of social work service establishments along the line of closely associating state social security establishments with those founded by organizations and individuals under permits and social work service centers with the social security network;

b/ During 2010-2015, to support the formulation of pilot models of social work service centers. During 2016-2020. to support the wide application of the model of social work service centers in districts, towns and provincial cities; universities and vocational schools to provide social work services for individuals, groups, families and communities facing social problems.

The establishment of social work service centers, as a new model, is subject to permission of People's Committees of districts, towns and provincial cities at the proposal of functional agencies or socio-political organizations. Their managerial and executive officials shall be appointed by these People's Committees.

Funding sources for the centers include state budgets, revenues from contracts to provide services for domestic and international programs and projects; voluntary contributions of beneficiaries; and supports of domestic and international organizations and individuals. Central budget supports shall be provided for the construction of and purchase of initial equipment for the centers in the period of pilot implementation.

c/ To increase the number of social work cadres, public employees, workers and collaborators working in state management agencies at central, provincial, district and communal levels, non-business organizations providing social work services and universities providing social work training, and independent social workers;

d/ During 2010-2020, to conduct training, retraining and refresher training to raise professional qualifications and skills and build capacity for 60.000 social work cadres, workers and collaborators, including:

- Training and retraining at basic, intermediate, collegial and tertiary levels for 35,000 social work cadres, public employees, workers and collaborators (an annual average of 3,500);

- Skill training for 25,000 social work cadres, employees, workers and collaborators (an annual average of 2,500).

3. Developing and completing a framework program and contents of social work profession training

a/ To develop and promulgate a framework program and textbooks of training in the social work profession at intermediate and collegial levels, ensuring transferability with the tertiary level;

b/ To develop and complete the framework program and textbooks of training in social work at tertiary and postgraduate levels;

c/To support training institutions' social work training faculties;

d/ To build capacity for social work lecturers.

4. Propaganda and public information work to raise the awareness of cadres, civil servants
and public employees about the social work profession.

III. SOLUTIONS

1. To review, amend and supplement existing legal documents or promulgate new ones according to competence or submit them to competent agencies for promulgation so as to form a complete and uniform legal corridor conducive to the development of the social work profession.

2. To investigate, scrutinize and classify social work cadres, public employees, workers and collaborators; social work beneficiaries and services for planning social work training and retraining. To raise the capacity of collecting and processing information on social work to meet direction and management requirements.

3. To increase supervision and evaluation of social work cadres, public employees, workers and collaborators to ensure their observance of professional ethics and social work policies and laws.

4. To carry out scientific research in combination with reviewing and evaluating practical work in order to improve development mechanisms and policies on social work, the contingent of social work cadres, employees, workers and collaborators, and social services.

5. To promote cooperation with international organizations, multilateral, bilateral and non-
governmental, in all three areas of technology, experience and finance, to develop the social
work profession.

IV. FUNDING SOURCES FOR THE SCHEME'S IMPLEMENTATION

The total fund for the Scheme is VND 2,347.4 billion, including:

1. State budget:

a/ Central budget allocations, which shall be included in annual budget estimates of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs: VND 590.4 billion, including VND 180 billion to support localities.

b/ Local budget: VND 1.715 billion.

2. ODA capital and international donations: about VND 42 billion.

Article 2. Assignment of responsibilities to ministries and branches

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, preparing plans to implement the Scheme; coordinate activities of the Scheme; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, directing the building of the network of social work service establishments and the network of social workers and collaborators; build the capacity of social workers and collaborators; plan the network of social work schools; formulate and promulgate programs and textbooks of training in the social work profession up to collegial level; study and promulgate standards and process of providing social work services, and ethic standards of social work cadres, public employees, workers and collaborators; and monitor activities of the Scheme.

2. The Ministry of Home Affairs shall promulgate titles and codes of social work public employee ranks; study and apply salary ranks and grades and salary allowances and salary and income management mechanisms applicable to social work public employees; and coordinate with the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs in directing and guiding localities in building social work counseling and service centers.

3. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, planning the network of universities and colleges which train social work bachelors, masters and doctors; study and improve training programs, textbooks and methods toward international integration; improve the quality of social work lecturers and form the network of social work public employees in schools.


4. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, reviewing and proposing plans to formulate legal documents and amend relevant ones according to its assigned functions and tasks for developing the social work profession.

5. The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall allocate funds for the Scheme to annual budget estimates of central agencies and localities under the law on the state budget.

6. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, stepping up public information work on the development of the social work profession.

7. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, according to their assigned functions and tasks, implement the Scheme; study and formulate legal documents and amend and supplement relevant ones and promulgate them according to their competence or submit them to competent agencies for promulgation to develop the social work profession.

8. Provincial-level People's Committees shall:

a/ Formulate programs, plans and objectives for incorporating the Scheme in local socio­economic development plans;

b/ Direct the implementation of the Scheme in their provinces or cities;

c/ Arrange budgets, human resources and physical foundations for the Scheme's implementation.

9. The Vietnam Fatherland Front Central Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with its member organizations in, promoting public information work to change awareness of their members about the social work profession; and rally and mobilize their members to voluntarily participate in social work and implementing this Scheme.

Article 3. This Decision takes effect on May 10, 2010.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-

 

FOR THE PRIME MINISTER

DEPUTY PRIME MINISTER

NGUYEN SINH HUNG

 

 

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 32/2010/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất