Quyết định 08/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề

thuộc tính Quyết định 08/2008/QĐ-BLĐTBXH

Quyết định 08/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2008/QĐ-BLĐTBXH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành:25/03/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - TH­ƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 08/2008/QĐ-BLĐTBXH
NGÀY 25 THÁNG 03 NĂM 2008
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
 
 
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
 
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trư­ởng Tổng cục Dạy nghề,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Người đứng đầu cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề trực thuộc; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Giám đốc Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Thủ tr­ưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
KT.BỘ TRƯ­ỞNG
 THỨ TRƯỞNG
    Đàm Hữu Đắc
 
 

                
QUY ĐỊNH VỀ
QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BLĐTBXH
ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
 
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về tự kiểm định chất lượng dạy nghề; đăng ký kiểm định chất lượng; kiểm định chất lượng dạy nghề; công nhận kết quả kiểm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề; khen thưởng, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Quy định này áp dụng đối với trư­ờng cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; chương trình dạy nghề của trư­ờng cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; chương trình dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) thuộc các loại hình công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 2. Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề
Quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề gồm bốn bước sau:
1. Tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề;
2. Đăng ký kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề;
3. Kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức thực hiện;
4. Công nhận kết quả kiểm định chất lượng dạy nghề và cấp giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 3. Mục đích của kiểm định chất lượng dạy nghề
Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của cơ sở dạy nghề trong từng giai đoạn nhất định, giúp cơ sở dạy nghề tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tự kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động tự đánh giá của chính cơ sở dạy nghề căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội ban hành để chỉ ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó xây dựng kế hoạch và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu dạy nghề đã đề ra.
2. Kiểm định chất lượng dạy nghề là hoạt động đánh giá của đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề thành lập nhằm xác định điều kiện đảm bảo mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề của cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề, căn cứ vào hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội ban hành.
3. Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề là hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
4. Kiểm định chất lượng chương trình dạy nghề hoạt động đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu, nội dung dạy nghề của chương trình đào tạo một nghề cụ thể.
Điều 5. Nguyên tắc kiểm định chất lượng dạy nghề
Việc kiểm định chất lượng dạy nghề phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
2. Trung thực, công khai và minh bạch.
 
Chương II
TỰ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
 
Điều 6. Quy trình tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở dạy nghề
Quy trình tự kiểm định của cơ sở dạy nghề gồm các bước sau:
1. Thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề;
2. Xác định mục đích, phạm vi tự kiểm định;
3. Xây dựng kế hoạch tự kiểm định;
4. Thu thập thông tin và những chứng cứ để minh chứng;
5. Xử lý phân tích các thông tin và những chứng cứ thu được để minh chứng;
6. Đánh giá mức độ mà cơ sở dạy nghề đã đạt được theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;
7. Viết báo cáo kết quả tự kiểm định;
8. Công bố công khai kết quả tự kiểm định trong nội bộ cơ sở dạy nghề.
Điều 7. Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề
1. Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề do hiệu trưởng, giám đốc cơ sở dạy nghề (sau đây gọi là Người đứng đầu) quyết định thành lập.
2. Hội đồng kiểm định chất lượng có ít nhất 9 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Người đứng đầu hoặc cấp phó phụ trách công tác đào tạo được Người đứng đầu cơ sở dạy nghề uỷ quyền;
b) Thư ký Hội đồng kiểm định chất lượng là Người đứng đầu đơn vị phụ trách công tác kiểm định (phòng hoặc trung tâm hoặc bộ phận) hoặc Trưởng phòng Đào tạo của cơ sở dạy nghề;
c) Các thành viên Hội đồng là đại diện hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị; các trưởng phòng, ban, khoa, bộ môn có liên quan; đại diện các tổ chức đoàn thể thuộc cơ sở dạy nghề; giảng viên, giáo viên có uy tín.
3. Các thành viên Hội đồng phải có thẻ kiểm định viên hoặc có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 8. Trách nhiệm của Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề
1. Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề giúp Người đứng đầu cơ sở dạy nghề thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở mình và tư vấn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề. Hội đồng có trách nhiệm sau:
a) Hướng dẫn các đơn vị của cơ sở dạy nghề tiến hành tự đánh giá;
b) Thu thập tài liệu, thông tin, rà soát các hoạt động của cơ sở dạy nghề, đối chiếu các kết quả đạt được với mục tiêu đề ra;
c) Đối chiếu, so sánh với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thư­ơng binh và Xã hội ban hành, xác định mức độ đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo các cấp độ;
d) Viết báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ sở hoặc chương trình dạy nghề trình Người đứng đầu cơ sở dạy nghề;
đ) Tư vấn giúp Người đứng đầu cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dạy nghề;
e) Tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng của cơ sở dạy nghề, bao gồm: thông tin chung về cơ sở; kết quả điều tra tình hình dạy nghề; tình hình người tốt nghiệp có việc làm và các vấn đề khác hỗ trợ cho việc duy trì và nâng cao chất lượng dạy nghề.
2. Chủ tịch Hội đồng kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hội đồng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng.
 
Chương III
ĐĂNG KÝ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
 
Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm định
Hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề gồm:
1.      Đơn đăng ký kiểm định chất lượng theo Mẫu số 1;
2. Báo cáo kết quả tự kiểm định của cơ sở dạy nghề và các văn bản, tài liệu minh chứng kèm theo.
Điều 10. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký kiểm định
1. Tổng cục Dạy nghề tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề (trong đó xác định thời gian kiểm định) và thông báo cho cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định biết.
 
Chương IV
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ
 
Điều 11. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề có từ 5 đến 7 thành viên, gồm trưởng đoàn, thư ký và các thành viên. Các thành viên Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề là những người đã được cấp thẻ kiểm định viên chất lượng dạy nghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc những người đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên chất lượng giáo dục dạy nghề của nước ngoài.
2. Trưởng đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề là người có kinh nghiệm triển khai các hoạt động kiểm định. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Đoàn.
Thư ký Đoàn là người am hiểu về kiểm định chất lượng dạy nghề có nhiệm vụ giúp Trưởng đoàn triển khai các hoạt động và chuẩn bị các báo cáo của Đoàn. Các thành viên Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề làm việc theo sự phân công của Trưởng đoàn.
3. Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Tổng cục Dạy nghề.
Các thành viên Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung công việc và các kết quả kiểm định của Đoàn trước khi Đoàn thông báo kết quả cho cơ sở dạy nghề, trừ trường hợp cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 12. Quy trình, nhiệm vụ kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề
Quy trình và nhiệm vụ của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề được quy định như sau:
1. Xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề và thông báo cho cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định;
2. Nghiên cứu báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng của cơ sở dạy nghề đăng ký kiểm định và các văn bản, tài liệu minh chứng kèm theo;
3. Thu thập thêm tài liệu, thông tin, rà soát các hoạt động của cơ sở dạy nghề được kiểm định và những chứng cứ để minh chứng;
4. Tiến hành khảo sát thực tế và thảo luận với các đơn vị thuộc cơ sở dạy nghề, các giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người học;
5. Đối chiếu, so sánh với hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, đánh giá mức độ mà cơ sở dạy nghề đã đạt được theo từng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề;
6. Viết báo cáo kết luận kiểm định gửi Tổng cục Dạy nghề, trong đó có đề xuất về việc công nhận hoặc không công nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 13. Thông báo kết quả kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề
Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề gửi dự thảo báo cáo kết luận kiểm định cho cơ sở dạy nghề để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo kết luận kiểm định, nếu cơ sở dạy nghề không có ý kiến phản hồi, coi như đồng ý. Sau khi có ý kiến phản hồi của cơ sở dạy nghề, Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề hoàn thiện báo cáo, ký gửi cho cơ sở dạy nghề và trình Tổng cục Dạy nghề. Báo cáo này phải được 2/3 trở lên số thành viên của Đoàn nhất trí thông qua.
Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề tổ chức cuộc họp với Ban lãnh đạo (Ban giám hiệu) cơ sở dạy nghề để thông báo kết quả kiểm định.
 
Chương V
CÔNG NHẬN KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ VÀ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
 
Điều 14. Các cấp độ của kết quả kiểm định
Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề được chia theo ba cấp độ sau:
1. Cấp độ 1: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt dưới 50% hoặc từ 50 đến dưới 80% nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 2;
2. Cấp độ 2: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 50% đến dưới 80% và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa hoặc 80% trở lên nhưng không đủ điều kiện để xếp ở cấp độ 3;
3. Cấp độ 3: Cơ sở dạy nghề có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80% trở lên và các điểm đánh giá của từng tiêu chí phải đạt từ 50% trở lên số điểm tối đa, trong đó ba tiêu chí sau: giáo viên và cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phải đạt từ 80% trở lên số điểm tối đa của từng tiêu chí.
Điều 15. Công nhận kết quả kiểm định
1. Căn cứ báo cáo kết quả tự kiểm định và hồ sơ đăng ký kiểm định của cơ sở dạy nghề cùng với báo cáo kết luận kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề xem xét trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định công nhận cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề ở cấp độ 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy định này.
2. Trường hợp cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở cấp độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Quy định này thì thời hạn tối thiểu sau một năm được phép đăng ký kiểm định lại.
3. Trường hợp cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở cấp độ 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Quy định này thì thời hạn tối thiểu sau hai năm được phép đăng ký kiểm định lại.
Điều 16. Chứng nhận cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
1. Cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đã được kiểm định chất lượng nếu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở cấp độ 3 theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy định này thì được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Giấy chứng nhận có giá trị trong thời hạn nămnăm kể từ ngày cấp.
3. Kết quả kiểm định được công bố công khai trên website của Tổng cục Dạy nghề để người học nghề, xã hội biết và giám sát.
Điều 17. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
1. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề có kích thước 21cm x 29 cm, có nền màu trắng, hoa văn trống đồng màu vàng nhạt, ở  giữa có hình Quốc huy in chìm. Ở bên phải viết nội dung bằng tiếng Việt và bên trái viết nội dung bằng tiếng Anh. Dòng chữ tiếng Việt “GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DẠY NGHỀ” và dòng chữ tiếng Anh “CERTIFICATE OF VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION” in màu đỏ tươi. Các nội dung khác in màu đen.
Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo Mẫu số 2. Giấy chứng nhận chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo Mẫu số 3.
2. Các nội dung ghi vào giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề được viết bằng loại mực màu đen, chữ viết rõ ràng, tên cơ sở dạy nghề được cấp viết kiểu chữ in hoa.
Điều 18. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cấp cho cơ sở dạy nghề hoặc chương trình dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy định này.
Điều 19. Thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề
Trường hợp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng dạy nghề còn trong thời hạn mà cơ sở dạy nghề vi phạm pháp luật hoặc không còn đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề xem xét trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
 
Chương VI
KHEN THƯỞNG, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
 
Điều 20. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Điều 21.Khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền về kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.
Điều 22.Khiếu nại kết luận kiểm định và trách nhiệm giải quyết khiếu nại
1. Trường hợp không đồng ý với kết luận kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thì cơ sở dạy nghề có quyền khiếu nại với Tổng cục Dạy nghề.
2. Tổng cục Dạy nghề chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 23.Xử lý vi phạm
1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức có hành vi vi phạm các quy định của Quy định này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
 
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 24. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề
1. Quản lý và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề.
2. Biên soạn tài liệu hướng dẫn tự kiểm định cho các cơ sở dạy nghề.
3. Tổ chức triển khai hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề theo hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội ban hành.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề.
5. Công bố kết quả công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề trên website của Tổng cục Dạy nghề, website của Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội và trên các phương tiên thông tin đại chúng khác.
6. Thẩm định và giải quyết khiếu nại của cơ sở dạy nghề về kết luận kiểm định chất lượng dạy nghề.
7. Định kỳ hàng năm, Tổng cục Dạy nghề tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội về tình hình kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ sở dạy nghề được kiểm định
1. Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn, tổ chức tự kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng theo các tiêu chí, tiêu chuẩn.
2. Đăng ký kiểm định theo hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề.
3. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện kiểm định tại cơ sở mình.
4. Phân công một lãnh đạo và cán bộ chuyên trách làm đầu mối làm việc với Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề.
5. Lập kế hoạch và bố trí các bộ phận, đơn vị làm việc với Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề.
6. Hợp tác, trao đổi, thảo luận công khai với Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề về kết quả nghiên cứu báo cáo tự kiểm định và kết quả kiểm định của Đoàn kiểm định chất lượng dạy nghề tại cơ sở dạy nghề.
7. Duy trì và nâng cao chất lượng dạy nghề của cơ sở mình.
8. Hàng năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề, cơ sở dạy nghề tổ chức tự kiểm định và gửi báo cáo kết quả tự kiểm định của cơ sở dạy nghề về Tổng cục Dạy nghề.
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội có cơ sở dạy nghề trực thuộc; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Sở Lao động - Th­ương binh và Xã hội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thuộc quyền quản lý thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề và phối hợp với Tổng cục Dạy nghề trong hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề.
Điều 27. Lập kế hoạch thực hiện
1. Bộ Lao động - Th­ương binh và Xã hội lập kế hoạch kiểm định chất lượng dạy nghề theo kế hoạch chung của ngành lao động – thương binh và xã hội.
2. Các cơ sở dạy nghề lập kế hoạch phấn đấu đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cho từng giai đoạn.
Điều 28. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề của các cơ sở dạy nghề công lập được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương theo phân cấp quản lý nhà nước hiện hành và nguồn thu hợp pháp của cơ sở dạy nghề. Việc lập dự toán, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật hiện hành.
2. Đối với các cơ sở dạy nghề tư thục: Kinh phí hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề được tính vào chi phí hợp lý của đơn vị.
3. Các cơ sở dạy nghề được phép nhận các tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ các hoạt động liên quan đến đảm bảo và kiểm định chất lượng dạy nghề./.
 
KT.BỘ TRƯ­ỞNG
 THỨ TRƯỞNG
    Đàm Hữu Đắc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 08/2008/QD-BLDTBXH

Hanoi, March 25, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION PROCESS

THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Pursuant to the November 29, 2006 Law on Vocational Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 186/2007/ND-CP of December 25, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

At the proposal of the General Director of the General Department of Vocational Training,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on the vocational training accreditation process.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "Cong Bao."

Article3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, heads of central agencies of socio-political organizations with attached vocational training institutions; presidents of People's Committees of provinces and centrally-run cities; directors of provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services, the director of the Ministry's Office, the General Director of the General Department of Vocational Training, and heads of concerned agencies and units shall implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Dam Huu Dac

 

REGULATION

ON THE VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION PROCESS
(Promulgated together with the Labor, War Invalids and Social Affairs Minister's Decision No. 08/2008/QD-BLDTBXH of March 25, 2008)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope and subjects of application

1. This Regulation provides for vocational training self-accreditation; accreditation registration; vocational training accreditation; recognition of accreditation results and grant of certificates of vocational training accreditation to vocational training institutions; commendation, complaint, denunciation and handling of violations in vocational training accreditation.

2. This Regulation applies to public, private and foreign-invested vocational training colleges, schools and centers, and their vocational training programs; vocational training programs of enterprises, cooperatives, production or business or service establishments, other intermediate-level professional schools, colleges, universities and educational institutions which register vocational training (below collectively referred to as vocational training institutions).

Article 2.- Vocational training accreditation process

The vocational training accreditation process involves the following four steps:

1. Vocational training self-accreditation by vocational training institutions.

2. Registration of vocational training accreditation by vocational training institutions.

3. Vocational training accreditation by the General Department of Vocational Training.

4. Recognition of vocational training accreditation results and grant of certificates of vocational training accreditation to vocational training institutions.

Article 3.- Purposes of vocational training accreditation

Vocational training accreditation is aimed at assessing and determining the extent of achievement of vocational training objectives, programs and contents of vocational training institutions in each period, helping them further improve training quality and efficiency.

Article 4.- Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Vocational training self-accreditation means that a vocational training institution assesses its operation by itself based on the system of accreditation criteria and standards promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in order to identify its strengths and weaknesses and elaborate plans and measures to achieve the set vocational training objectives.

2. Vocational training accreditation means assessment activities of vocational training accreditation teams set up by the General Department of Vocational Training in order to identify conditions of vocational training institutions or vocational training programs to ensure the fulfillment of their vocational training objectives, programs and contents based on the system of accreditation criteria and standards promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3. Accreditation of vocational training institutions means vocational training accreditation of vocational training colleges, schools and centers.

4. Accreditation of vocational training programs means assessment of the fulfillment of vocational training objectives and contents of a specific vocational training program.

Article 5.- Vocational training accreditation principles

Vocational training accreditation must ensure the following principles:

1. Independence, objectivity and conformity with law.

2. Honesty, publicity and transparency.

Chapter II

VOCATIONAL TRAINING SELF-ACCREDITATION

Article 6.- Process of vocational training self-accreditation by vocational training institutions

The vocational training self-accreditation process involves the following steps:

1. Setting up a vocational training council of a vocational training institution.

2. Identifying the purpose and scope of self-accreditation.

3. Making a self-accreditation plan.

4. Gathering information and proofs.

5. Processing and analyzing gathered information and proofs.

6. Assessing the performance of the vocational training institution according to each vocational training accreditation criterion and standard.

7. Writing a report on self-accreditation results.

8. Publicizing self-accreditation results within the vocational training institution.

Article 7.- Accreditation councils of vocational training institutions

1. The accreditation council of a vocational training institution is set up under a decision of the rector or director of that institution (below referred to as the head).

2. An accreditation council has at least 9 members, including:

a/The chairman, being the vocational training institution's head or deputy head in charge of training, who is authorized by the head;

b/ The secretary, being the head of the unit in charge of accreditation (a division, center or section) or the head of the training division of the vocational training institution;

c/ Members, being representatives of the school council or administration council; heads of related divisions, departments or disciplines; representatives of mass organizations of the vocational training institution; prestigious lecturers and trainers.

3. The council's members must possess accreditation officer's cards or certificates of professional training or retraining in vocational training accreditation.

Article 8.- Responsibilities of vocational training accreditation councils of vocational training institutions

1. The vocational training accreditation council of a vocational training institution shall assist the head of the institution in self-accreditation and advise on measures to improve vocational training quality. The council has the following responsibilities:

a/ To guide units of the vocational training institution to conduct self-accreditation:

b/ To collect documentation and information, review the operation of the institution, compare its achievements against the set objectives;

c/ To make comparison based on the system of vocational training accreditation criteria and standards promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, and identify the extent of attainment of vocational training accreditation standards, based on the set grades;

d/ Writing a report on results of self-accreditation of vocational training or vocational training programs of the institution, to be submitted to the head of the institution;

e/ Advising and assisting the head of the institution in making a plan to improve vocational training quality;

f/ Maintaining a database on the quality of the institution, including general information on the institution; results of investigation of its vocational training situation, its graduates who have been employed and other issues necessary for the maintenance and improvement of vocational training quality.

2. The chairman of the accreditation council of a vocational training institution is held responsible for activities of the council and assigns specific tasks to the council's members.

Chapter III

REGISTRATION OF VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION

Article 9.- Accreditation registration dossier

An accreditation registration dossier of a vocational training institution comprises:

1. An application of accreditation registration, made according to a set form (not printed herein).

2. A self-accreditation report and enclosed documents and proofs.

Article 10.- Receipt and examination of accreditation registration dossiers

1. The General Department of Vocational Training shall receive dossiers for registration of vocational training accreditation.

2. Within 20 working days after receiving a valid dossier, the General Director of the General Department of Vocational Training shall issue a decision to set up a vocational training accreditation team (indicating the time for accreditation) and notify such to the accreditation-registering institution.

Chapter IV

VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION

Article 11.- Vocational training accreditation team

1. A vocational training accreditation team is set up under a decision of the General Director of the General Department of Vocational Training. The team has between 5 and 7 members, including the team leader, secretary and other members. Team members must possess vocational training accreditation officer's cards according to regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs or must possess vocational training accreditation officer's certificates granted by foreign countries.

2. A vocational training accreditation team leader must be experienced in organizing accreditation activities. He/she shall administer the team's activities.

The team secretary must be knowledgeable about vocational training accreditation and has the task of assisting the team leader in conducting activities and preparing reports of the team. Team members shall work under the team leaders' assignment.

3. Vocational training accreditation teams are subject to the guidance, inspection and supervision by the General Department of Vocational Training.

Members of a vocational training accreditation team shall keep secret information relating to their jobs and accreditation results before the team notifies those results to the vocational training institution, unless otherwise consented by the institution or provided for by law.

Article 12.- Accreditation process and tasks of vocational training accreditation teams

The accreditation process and tasks of a vocational training accreditation team are as follows:

1. Making a specific plan, assigning tasks to team members and notifying such to the vocational training institution which registers for accreditation.

2. Scrutinizing the report on self-accreditation results of the vocational training institution which registers for accreditation, and accompanying documents and proofs.

3. Collecting documentation and information, reviewing activities of the vocational training institution subject to accreditation and relevant proofs.

4. Conducting field surveys and discussing with units of the vocational training institution, trainers, lecturers, administrators and trainees.

5. Making comparison based on the system of vocational training accreditation criteria and standards promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, assessing the performance of the vocational training institution according to each of these criteria and standards.

6. Writing an accreditation conclusion report to be sent to the General Department of Vocational Training, stating the proposal on recognition or non-recognition of accredited vocational training institution.

Article 13.- Notification of accreditation results by vocational training accreditation teams

Vocational training accreditation teams shall send draft accreditation conclusion reports to vocational training institutions for comment. Within 10 working days after receiving such a draft report, if the concerned vocational training institution gives no comments, it shall be considered having agreed to the report. After receiving comments from the vocational training institution, the team shall finalize the report, have it signed, send it to the vocational training institution and submit it to the General Department of Vocational Training. This report must be approved by at least two thirds of the team members.

The vocational training accreditation team shall organize meetings with the leadership (management board) of the vocational training institution to notify accreditation results.

Chapter V

RECOGNITION OF VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION RESULTS AND GRANT OF CERTIFICATES

Article 14.- Accreditation degrees

Results of accreditation of vocational training institutions or programs are classified into three levels as follows:

1. Level 1: A vocational training institution receives a total of scores of under 50% or between 50% and under 80% for all criteria but do not have enough conditions for being classified at level 2.

2. Level 2: A vocational training institution receives a total of scores of between 50% and under 80% for all criteria with 50% or higher of the maximum score for each criterion, or of 80% or higher for all criteria out do not have enough conditions for being classified at level 3.

3. Level 3: A vocational training institution receives a total of scores of 80% or higher for all criteria with 50% or higher of the maximum score for each criterion, including three criteria on trainers and administrators; programs and textbooks; material foundations, equipment and teaching aids, for each of which it must gain 80% or higher of the maximum score.

Article 15.- Recognition of accreditation results

1. Based on reports on self-accreditation results and accreditation registration dossiers of vocational training institutions as well as accreditation conclusion reports of vocational training accreditation teams, the General Department of Vocational Training shall consider and submit to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs decisions to recognize accredited vocational training institutions of level 3 under Clause 3. Article 14 of this Regulation.

2. Vocational training institutions or programs accredited as level- 2 ones under Clause 2. Article 14 of this Regulation may be registered for re-accreditation after at least 1 year.

3. Vocational training institutions or programs accredited as level-1 ones under Clause 1. Article 14 of this Regulation may be registered for re-accreditation after at least 1 year.

Article 16.- Certification of accredited vocational training institutions or programs

1. Vocational training institutions or programs accredited as level- 3 ones under Clause 3. Article 14 of this Regulation are granted certificates of vocational training accreditation.

2. A certificate is valid for 5 years from the date of its issue.

3. Accreditation results shall be publicized on the website of the General Department of Vocational Training for information and supervision by trainees and society.

Article 17.- Certificates of vocational training accreditation

1. A certificate of vocational training accreditation has a size of 21 cm x 29 cm, with white background and brass-drum patterns of light yellow color and a national emblem in the middle. The Vietnamese title of the certificate which is "GIAY CHUNG NHAN DAT TIEU CHUAN KIEM DINH CHAT LUONG DAY NGHE" is printed on the right while its English title CERTIFICATE OF VOCATIONAL TRAINING ACCREDITATION is on the left, in red. Other details of the certificate are printed in black.

Certificates of vocational training accreditation for vocational training institutions are made according to Form 2 (not printed herein) while those for vocational training programs are made according to Form 3 (not printed herein).

2. Details of a certificate of vocational training accreditation are written legibly in black ink and the name of the vocational training institution is in block capital letters.

Article 18.- Competence to grant certificates of vocational training accreditation

Certificates of vocational training accreditation are granted under decisions of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs to vocational training institutions or programs which satisfy vocational training accreditation standards under Clause 3. Article 1- of this Regulation.

Article 19.- Withdrawal of certificates of vocational training accreditation

If a vocational training institution breaches law or no longer meets the vocational training accreditation requirements, the General Director of the General Department of Vocational Training shall consider and submit to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for decision the withdrawal of its certificate, even if it remains valid.

Chapter VI

COMMENDATION. COMPLAINT, DENUNCIATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 20.- Commendation

Organizations and individuals that record outstanding achievements in vocational training accreditation will be commended or rewarded in accordance with the law on emulation and commendation.

Article 21.- Complaint and denunciation

1. Organizations and individuals may lodge complaints about illegal acts or decisions of competent persons regarding vocational training accreditation.

2. Citizens may denounce violations of the law on vocational training accreditation and take responsibility before law for their denunciations.

Article 22.- Complaint about accreditation conclusions and responsibility to settle complaints

1. If disagreeing with accreditation conclusions of vocational training accreditation teams, vocational training institutions may lodge complaints with the General Department of Vocational Training

2. The General Department of Vocational Training shall settle complaints in accordance with law.

Article 23.- Handling of violations

1. Individuals violating this Regulation shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; and shall, if causing damage, pay compensation in accordance with law.

2. Organizations violating this Regulation shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned, and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.

Chapter VII

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 24.- Responsibility of the General Department of Vocational Training

1. To manage and organize vocational training accreditation.

2. To compile documents guiding vocational training institutions to conduct self-accreditation.

3. To organize vocational training accreditation of vocational training institutions according to the system of criteria and standards promulgated by the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

4. To submit to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs the grant or withdrawal of certificates of vocational training accreditation.

5. To publicize vocational training accreditation results on the website of the General Department of Vocational Training, the website of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and on other mass media.

6. To assess and settle complaints of vocational training institutions regarding vocational training accreditation conclusions.

7. To send annual review reports on vocational training accreditation to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 25.- Responsibility of an accredited vocational training institution

1. To study instructions, organize self-accreditation of quality conditions according to the set criteria and standards.

2. To register accreditation under the guidance of the General Department of Vocational Training.

3. To prepare sufficient dossiers, supply information and documents for the vocational training accreditation team to conduct accreditation at the institution.

4. To assign a full-time leader or official to work with the vocational training accreditation team.

5. To make a plan and arrange sections, units to work with the vocational training accreditation team.

6. To cooperate, exchange opinions and discuss openly with the vocational training accreditation team on the team's accreditation results.

7. To maintain and improve its vocational training quality.

8. To organize annual self-accreditation from the date of being granted a certificate of vocational training accreditation, and send reports thereon to the General Department of Vocational Training.

Article 26.- Responsibilities of ministries, branches and localities

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, central agencies of socio-political organizations with attached vocational training institutions; People's Committees of provinces and centrally run cities; and provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall direct vocational training institutions under their management to conduct vocational training accreditation and coordinate with the General Department of Vocational Training in these activities.

Article 27.- Elaboration of implementation plans

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall elaborate vocational training accreditation plans according to the general plan of the labor, war invalids and social affairs service.

2. Vocational training institutions shall elaborate plans to attain vocational training accreditation standards for each period.

Article 28.- Funding for operation

1. Funding for vocational training accreditation of public vocational training institutions shall be arranged in regular budget expenditure estimates of ministries, ministerial-level agencies and localities according to the current decentralization of state management and lawful revenue sources of vocational training institutions. The estimation, management, settlement and finalization of state budget funds for vocational training accreditation comply with the State Budget Law and current legal documents guiding this law.

2. For private vocational training institutions: Their operation funds shall be accounted as reasonable expend

3. Vocational training institutions may receive lawful financial supports from domestic or foreign organizations and individuals for ensuring vocational training quality and vocational training accreditation.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 08/2008/QD-BLDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất