Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

thuộc tính Nghị quyết 40/2000/NQ-QH10

Nghị quyết 40/2000/NQ-QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:40/2000/NQ-QH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:09/12/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 40/2000/NQ-QH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUỐC HỘI
********

Số: 40/2000/NQ-QH10

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2000

 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỔI MỚI  CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

----------------------------------

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Luật giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ

Tán thành đề nghị của Chính phủ về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau:

I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.

Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.

II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, triển khai thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm phải chu đáo, khẩn trương để đạt được các mục tiêu nêu trên; lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002-2003, bắt đầu ở lớp 10 từ năm học 2004-2005; đến năm học 2006-2007 tất cả các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

1- Giao Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; hàng năm báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả và tiến độ thực hiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm huy động, tập hợp các nhà khoa học, các nhà sư phạm, các cán bộ quản lý giáo dục an hiểu, có kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và các giáo viên giỏi tham gia biên soạn, thí điểm, thẩm định chương trình, sách giáo khoa mới và hướng dẫn áp dụng đối với các địa bàn khác nhau; xây dựng đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ, tin học ở nhà trường phổ thông; đổi mới chương trình đào tạo ở các trường, các khoa sư phạm; tổ chức bồi dưỡng để giáo viên có đủ khả năng giảng dạy theo chương trình, sách giáo khoa mới; chỉ đạo địa phương xây dựng, phát triển các trường trung học phổ thông kỹ thuật bảo đảm để học sinh vừa có trình độ trung học phổ thông, vừa có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, biên chế, xây dựng chính sách đối với giáo viên để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở địa phương; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật giáo dục; tiến hành nâng cấp và xây dựng trường, lớp, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

2- Giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000.

 

 

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

 

RESOLVES:
To approve the proposal of the Government on the policy of renovating the program of general education, at the same time lay stress on some following questions:
I. OBJECTIVE OF THE RENOVATION OF THE PROGRAM OF GENERAL EDUCATION
The objective of the renovation of the program of general education is to elaborate the contents of a new program and method of education and text-books of general education aimed at raising the quality of all-round education for the young generation, meeting the requirements of developing the human resources in service of the national industrialization and modernization, in conformity with the realities and traditions of Vietnam and attaining the general education level of the developed countries in the region and the world.
The renovation of the program of general education must reflect the objective and requirements in terms of contents and method of education of the various grades and levels of education prescribed in the Education Law; overcoming the limitations of the existing program and text-books; increasing the practicability, the practical skills, the capabilities for self-study; attaching importance to social sciences
To ensure the unity, inheritance and development of the program of education; to strengthen the continuity between general education, vocational education and higher education; to achieve the diversification in the national education system in order to create the balance in structure of the human resources; to ensure the unity in the standard knowledge and skills, and to set up a plan on applying the program and text-books suitable to the circumstances and conditions of different regions in the country.
To renovate the contents of the program and text-books; to ensure that the method of teaching and learning must be conducted synchronically with the upgrading and renovation of the teaching equipment; to organize appreciation and examination, standardization of the school buildings, the training and fostering of teachers and the management of education.
II. TIME SCHEDULE FOR THE RENOVATION OF THE PROGRAM OF GENERAL EDUCATION
The elaboration of the program, compilation of text-books, experimentation, review and drawing of experiences must be made seriously but urgently in order to achieve the objectives mentioned above with a view to gradually applying on a wide scale the new program and text-books beginning at the 1st and 6th grades as from the school-year 2002-2003, then from the 10th grade in the school year 2004-2005, so that all the last grades of all levels will study according to the new program and the new text- books in the school year 2006-2007.
III. ORGANIZATION OF THE RENOVATION OF THE PROGRAM OF GENERAL EDUCATION
1. The Government is entrusted with directing the renovation of the program of general education. Yearly it shall have to report to the Standing Committee of the National Assembly on the results and the tempo of implementation.
The Ministry of Education and Training shall have to mobilize and rally scientists, pedagogists and managers of education with profound knowledge and good experiences in general education and competent teachers to take part in the compilation, experimentation and examination of the new program and text books and guide their application in different regions; to compile programs of teaching and learning foreign languages and informatics at the general education schools; to renovate the training programs at the teachers schools and pedagogic departments; to organize refresher courses so that the teachers have the capability to teach according to the new program and text-books; to guide the localities in building and developing technical general secondary schools so that the students can master both the level of general secondary education and have the knowledge and vocational know-how to be assigned to different branches after basic secondary education.
The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Government’s Commission for Organization and Personnel and the related ministries and branches together with the Ministry of Education and Training shall have to assure the funding, material bases, personnel and build policies with regard to the teachers in order to effectively carry out the renovation of the program of general education.
The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to guide the implementation of the renovation of the program of general education in the localities; to train a contingent of teachers with the necessary number, synchronous composition and up to the required standard in training as prescribed by the Education Law; to upgrade and build schools, classrooms and equipment as required by the standard.
The Vietnam Fatherland Front Committee and its member organizations shall supervise the implementation of the renovation of the general education program.
2. The Standing Committee of the National Assembly, the Commission for Culture, Education, Youth, Youngsters and Children of the National Assembly are entrusted with supervising the implementation of the renovation of the program of general education. The Nationalities Council, the other Commissions of the National Assembly, the delegations of the National Assembly and the National Assembly members, the People’s Councils at all levels and their members shall have to supervise the renovation of the program of general education within the scope of their responsibilities.
This Resolution was passed by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session on December 9, 2000.
 

 
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 40/2000/NQ-QH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất