Nghị định 101/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục

thuộc tính Nghị định 101/2002/NĐ-CP

Nghị định 101/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:101/2002/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:10/12/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 101/2002/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 101/2002/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2002
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA GIÁO DỤC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Thanh tra giáo dục

Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục, nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

 

Điều 2. Đối tượng của Thanh tra giáo dục

1. Các cơ sở giáo dục của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, của lực lượng vũ trang nhân dân, của tổ chức kinh tế và của cá nhân.

2. Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài về giáo dục hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân hoạt động đưa người đi đào tạo ở nước ngoài theo chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và sau đại học, giáo dục nghề nghiệp cho công dân Việt Nam.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động giảng dạy, giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học thực hiện ngoài các cơ sở giáo dục nói tại các khoản 1 và 2 Điều này (sau đây gọi tắt là hoạt động giảng dạy, giáo dục thực hiện ngoài cơ sở giáo dục).

 

Điều 3. Nội dung hoạt động của Thanh tra giáo dục

1. Thanh tra việc thi hành pháp luật về giáo dục của các đối tượng được quy định tại Điều 2 của Nghị định này.

2. Thanh tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của các đối tượng được quy định tại Điều 2 của Nghị định này về việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn; quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục.

3. Xác minh, kết luận, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

4. Hướng dẫn nội dung, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra giáo dục cấp dưới.

5. Kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chính sách và văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý giáo dục.

 

Điều 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục đối với Thanh tra giáo dục cùng cấp

1. Xây dựng tổ chức bộ máy Thanh tra giáo dục và tạo điều kiện, phương tiện để Thanh tra giáo dục, Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Chỉ đạo Thanh tra giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra, thanh tra, chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên về công tác thanh tra.

3. Xem xét, xử lý kiến nghị của Thanh tra giáo dục, bảo đảm hiệu lực của hoạt động thanh tra.

4. Sử dụng kết quả thanh tra để xem xét việc khen thưởng, kỷ luật, sắp xếp bố trí sử dụng, xét công nhận và bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư, phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, giáo viên, giảng viên, nhân viên và quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi văn bằng, chứng chỉ được cấp phát, sử dụng không hợp pháp; đình chỉ, giải thể hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục thành lập trái phép hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.

 

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra giáo dục

Hoạt động của Thanh tra giáo dục chỉ tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật và hiệu lực của công tác quản lý giáo dục. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra giáo dục.

 

CHƯƠNG II. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA GIÁO DỤC

 

Điều 6. Hệ thống tổ chức của Thanh tra giáo dục

1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (dưới đây gọi tắt là Thanh tra Bộ).

2. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Thanh tra Sở).

Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo trực tiếp phụ trách và theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của Thanh tra Sở.

 

MỤC I. THANH TRA BỘ

 

Điều 7. Tổ chức Thanh tra Bộ

Thanh tra Bộ là tổ chức Thanh tra Nhà nước có chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.

Thanh tra Bộ thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý công tác thanh tra đối với cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng và chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở.

Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Thanh tra, Nghị định số 244/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra Bộ do Bộ trưởng quyết định, sau khi thống nhất ý kiến với Tổng Thanh tra Nhà nước.

Thanh tra Bộ có con dấu riêng.

 

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ

1. Thanh tra việc thực hiện Luật Giáo dục và quy định khác của pháp luật về giáo dục đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 của Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của cơ sở giáo dục, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 99 của Luật Giáo dục theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện quyền hạn được quy định tại Điều 100 và trách nhiệm được quy định tại Điều 101 của Luật Giáo dục.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 14 của Pháp lệnh Thanh tra.

6. Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

7. Tổng kết thực tiễn về thanh tra giáo dục; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục.

 

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ

1. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra, lập các đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, Cộng tác viên thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật.

2. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc giải thể cơ sở giáo dục nếu có đủ căn cứ kết luận cơ sở đó vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ thực hiện hoặc bãi bỏ các quyết định liên quan đến quyền lợi của người học trong các cơ sở giáo dục, nếu có đủ căn cứ kết luận các quyết định đó trái với pháp luật.

4. Thực hiện các quyền được quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh Thanh tra.

5. Căn cứ kết luận thanh tra, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

6. Tạm đình chỉ các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

7. Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

 

MỤC II. THANH TRA SỞ

 

Điều 10. Tổ chức Thanh tra Sở

Thanh tra Sở là tổ chức Thanh tra Nhà nước có chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục, do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, đồng thời chịu sự chỉ đạo công tác, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ; sự chỉ đạo công tác tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thanh tra Sở thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo; chỉ đạo nghiệp vụ hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện.

Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và sắp xếp bộ máy Thanh tra Sở thực hiện theo quy định tại Nghị định số 244/HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Thanh tra Sở có con dấu riêng.

 

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở

1. Thanh tra việc thi hành Luật Giáo dục và quy định khác của pháp luật về giáo dục đối các đối với tượng được quy định tại Điều 2 của Nghị định này theo phạm vi thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện và của cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo, quản lý công tác thanh tra đối với hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp công lập, ngoài công lập và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục do tổ chức, cá nhân thực hiện ngoài cơ sở giáo dục theo thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 99 của Luật Giáo dục theo thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo.

4. Thực hiện quyền hạn được quy định tại Điều 100 và trách nhiệm được quy định tại Điều 101 của Luật Giáo dục.

5. Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

 

Điều 12. Quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở

Chánh Thanh tra Sở có các quyền hạn được quy định tại Điều 9 của Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

MỤC III. THANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA

 

Điều 13. Thanh tra viên

Thanh tra viên là người được phân công làm công tác thanh tra tại tổ chức Thanh tra giáo dục, được bổ nhiệm theo Quy chế Thanh tra viên ban hành theo Nghị định số 191/HĐBT ngày 18 tháng 6 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

1. Khi thanh tra, Thanh tra viên có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quyền hạn được quy định tại khoản 3 Điều 24 của Pháp lệnh Thanh tra và Điều 100 của Luật Giáo dục.

b) Xử phạt hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

c) Thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 101 của Luật Giáo dục.

2. Thanh tra viên, sau khi được bổ nhiệm, được hưởng lương ngạch thanh tra và các chính sách đối với Thanh tra viên.

 

Điều 14. Cộng tác viên thanh tra

Các tổ chức Thanh tra giáo dục sử dụng Cộng tác viên thanh tra theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Khi được cấp có thẩm quyền huy động tham gia công tác thanh tra, Cộng tác viên thanh tra được tạo điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, quy định chế độ công tác và đãi ngộ đối với Cộng tác viên thanh tra.

 

 

CHƯƠNG III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 15. Chế độ khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động thanh tra giáo dục được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

 

Điều 16. Xử lý vi phạm

Người cản trở, đưa hối lộ, trả thù người làm nhiệm vụ thanh tra, vi phạm pháp luật về thanh tra; người lợi dụng quyền hạn thanh tra, vì động cơ cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm mà kết luận thanh tra không đúng, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 17. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Nghị định này thay thế Nghị định số 358/HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 18. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 101/2002/ND-CP

Hanoi, December 10, 2002

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE EDUCATIONAL INSPECTORATE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;

Pursuant to the Inspection Ordinance of April 1, 1990;

At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-Educational Inspectorate

Educational Inspectorate is specialized inspectorate in education. The Educational Inspectorate exercises the right to inspection within the scope of State management over education in order to ensure the law observance, bring into play the positive factors, prevent and handle violations, and protect the States interests as well as legitimate rights and interests of organizations and individuals in the educational domain.

Article 2.-Subject to educational inspection

1. Educational establishments of State agencies, political organizations, socio-political organizations, peoples armed forces, economic organizations, and individuals.

2. Foreign-invested educational establishments, establishments cooperating with foreign organizations and/or individuals in education and operating in the Vietnamese territory.

3. Organizations and individuals engaged in sending persons abroad for training under general, tertiary and/or postgraduate education, as well as vocational training programs for Vietnamese citizens.

4. Organizations and individuals engaged in teaching and educational activities under pre-school, general, vocational, tertiary and postgraduate education programs implemented outside the educational establishments mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article (hereafter called the teaching and educational activities conducted outside the educational establishments for short.)

Article 3.-Contents of operation of Educational Inspectorate

1. Inspecting the observance of the legislation on education by the subjects defined in Article 2 of this Decree.

2. Inspecting teaching and educational activities of the subjects prescribed in Article 2 of this Decree regarding the realization of the educational objectives, plans, programs, contents and methods, professional regulations; the examinations regulations, the issuance of diplomas and certificates; the implementation of the prescriptions on the necessary conditions to ensure the educational quality at the educational establishments.

3. Verifying, concluding and proposing to the competent agencies to settle complaints and denunciations according to law provisions.

4. Guiding inspection contents and fostering inspection and educational inspection operations for the subordinate educational inspectorates.

5. Proposing the competent State agencies to amend, supplement or promulgate policies and legal documents in conformity with the requirements of educational management.

Article 4.-Responsibilities of leaders of the education-managing agencies towards Educational Inspectorate of the same level

1. To build up the organizational apparatus of the Educational Inspectorate and create conditions and facilities for the Educational Inspectorate, inspectors and inspection collaborators to fulfill their assigned tasks.

2. To direct the Educational Inspectorate in drawing up and realizing examination and inspection plans, and abide by the superiors direction over the inspection work.

3. To consider and handle petitions of the Educational Inspectorate, ensuring the effectiveness of the inspection activities.

4. To use inspection results for considering the commendation, discipline, employment, recognition, appointment or dismissal of professors and associate professors, the conferment of Peoples Teacher and Meritorious Teacher titles, the implementation of preferential treatment regimes for officials, public servants, teachers, lecturers and employees, for deciding or proposing competent agencies to decide on the withdrawal of diplomas and certificates which had been illegally issued or used; for suspending, dissolving or proposing competent authorities to dissolve the educational establishments which were illegally set up or have seriously violated law provisions.

Article 5.-Principles of operation of the Educational Inspectorate

The Educational Inspectorate only abides by law and takes responsibility before law for its operation, in order to ensure the observance of law and the effectiveness of educational management. Neither organization nor individual may illegally interfere into the operation of the Educational Inspectorate.

Chapter II

ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF THE EDUCATIONAL INSPECTORATE

Article 6.-Organizational system of the Educational Inspectorate

1. The Inspectorate of the Ministry of Education and Training (hereafter called the Ministrys Inspectorate for short).

2. The Inspectorates of the Education and Training Services of the provinces and centrally-run cities (hereafter called the provincial/municipal Education and Training Services Inspectorates for short).

The educational inspection activities at the district level shall be directly managed by the heads of the district Education and Training Sections and carried out under the professional direction of the provincial/municipal Education and Training Services Inspectorates.

Section I. THE MINISTRYS INSPECTORATE

Article 7.-Organization of the Ministrys Inspectorate

The Ministrys Inspectorate is a State inspectorate functioning to conduct specialized educational inspection, which shall be directly managed by the Minister of Education and Training and at the same time subject to the State Inspectorates direction in inspection organization and operations.

The Ministrys Inspectorate shall exercise the right to inspection within the State management scope of the Ministry of Education and Training; manage the inspection of educational agencies, units and establishments under the Ministers direct management, and provide specialized inspection direction and guidance to the provincial/municipal Education and Training Services Inspectorates.

The Ministrys Inspectorate is composed of chief inspector, deputy-chief inspectors and inspectors. The appointment and dismissal of the chief inspector and deputy-chief inspectors shall comply with the provisions in the Inspection Ordinance, Decree No. 244/HDBT of June 30, 1990 of the Council of Ministers (now the Government), and law provisions on officials and public servants.

The organizational structure and payroll of the Ministrys Inspectorate shall be decided by the Minister after reaching agreement thereon with the State Inspector General.

The Ministrys Inspectorate shall have its own seal.

Article 8.-Tasks and powers of the Ministrys Inspectorate

1. To inspect the observance of the Education Law and other provisions of the legislation on education by the subjects prescribed in Article 2 of this Decree according to the State management competence of the Ministry of Education and Training.

2. To inspect the implementation of policies, law and assigned tasks by educational establishments, organizations and individuals under the direct management of the Ministry of Education and Training.

3. To perform the tasks prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 99 of the Education Law according to the State management competence of the Ministry of Education and Training.

4. To exercise the powers prescribed in Article 100 and the responsibilities prescribed in Article 101 of the Education Law.

5. To perform the tasks and exercise the powers prescribed in Clauses 3, 4 and 5, Article 14 of the Inspection Ordinance.

6. To sanction or propose to the competent agencies to sanction administrative violations according to law provisions.

7. To make final reviews of actual educational inspection; propose measures to ensure the observance of the legislation on education; propose the competent authorities to amend, supplement or promulgate legal documents on education.

Article 9.-Tasks and powers of the Ministrys chief inspector

1. To propose the Minister of Education and Training to decide on the inspection, set up inspection teams, send inspectors or inspection collaborators to conduct inspection according to law provisions.

2. To propose competent agencies to suspend the operation or dissolve educational establishments if there are enough grounds to conclude that such establishments seriously violate law.

3. To propose competent agencies to suspend the implementation or annul the decisions relating to the learners interests in educational establishments if there are enough grounds to conclude that such decisions are contrary to law.

4. To exercise the rights prescribed in Article 15 of the Inspection Ordinance.

5. To base him/herself on the inspection conclusions to propose the competent agencies to handle violations committed by organizations and individuals according to law provisions.

6. To temporarily suspend acts of law violation in the educational domain and propose competent agencies to handle them according to law provisions.

7. To sanction or propose competent agencies to sanction administrative violations according to law provisions.

Section II. PROVINCIAL/MUNICIPAL EDUCATION AND TRAINING SERVICESINSPECTORATES

Article 10.-Organization of the provincial/municipal Education and Training Services Inspectorates

The provincial/municipal Education and Training Services Inspectorates are State inspectorates functioning to conduct specialized educational inspection, which shall be directly managed by the directors of the provincial/municipal Education and Training Services and at the same time be subject to the working direction and specialized inspection guidance of the Ministrys Inspectorate; the organizational and professional direction of the Inspectorates of the provinces and centrally-run cities.

The provincial/municipal Education and Training Services Inspectorates shall exercise the right to inspection within the State management scope of the provincial/municipal Education and Training Services; and direct the educational inspection operations at district level.

A provincial/municipal Education and Training Services Inspectorate is composed of chief inspector, deputy-chief inspectors and inspectors. The appointment and dismissal of chief inspector and deputy-chief inspectors as well as the arrangement of the organizational apparatus of the provincial/municipal Education and Training Services Inspectorate shall comply with the provisions in Decree No. 244/HDBT of June 30, 1990 of the Council of Ministers (now the Government) and law provisions on officials and public servants.

The Education and Training Services Inspectorate shall have its own seal.

Article 11.-Tasks and powers of the provincial/municipal Education and Training Services Inspectorates

1. To inspect the implementation of the Education Law and other law provisions on education by the subjects prescribed in Article 2 of this Decree within the scope of management competence of the provincial/municipal Education and Training Services.

2. To inspect the implementation of policies, law and assigned tasks by the district-level Education and Training Sections as well as educational establishments, organizations and individuals under the direct management of the provincial/municipal Education and Training Services. To direct and manage the inspection of teaching and educational activities of teachers at public and non-public pre-school, general and vocational education establishments, and activities in the education domain carried out by organizations and individuals outside the educational establishments according to the management competence of the provincial/municipal Education and Training Services.

3. To perform the tasks prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 99 of the Education Law according to the management competence of the provincial/municipal Education and Training Services.

4. To exercise the powers prescribed in Article 100 and the responsibilities prescribed in Article 101 of the Education Law.

5. To sanction or propose to the competent agencies to sanction administrative violations according to law provisions.

Article 12.-Powers of the chief inspectors of the provincial/municipal Education and Training Services

The chief inspectors of the provincial/municipal Education and Training Services shall have the powers prescribed in Article 9 of this Decree according to the State management competence of the provincial/municipal Education and Training Services.

Section III. INSPECTORS AND INSPECTION COLLABORATORS

Article 13.-Inspectors

Inspectors are persons assigned to conduct the inspection work at educational inspectorates, and appointed according to the Inspector Regulation issued together with Decree No. 191/HDBT of June 18, 1991 of the Council of Ministers (now the Government).

1. When conducting the inspection, the inspectors shall have the following powers and responsibilities:

a/ To exercise the powers prescribed in Clause 3, Article 24 of the Inspection Ordinance and Article 100 of the Education Law.

b/ To sanction or propose to the competent agencies to sanction administrative violations according to law provisions.

c/ To perform the responsibilities prescribed in Article 101 of the Education Law.

2. The inspectors, after being appointed, shall enjoy wages under the inspectors wage scale and other regimes towards inspectors.

Article 14.-Inspection collaborators

Educational inspectorates shall employ inspection collaborators according to the provisions of the Inspection Ordinance. When being mobilized by competent authorities for participation in the inspection work, the inspection collaborators shall be created necessary conditions to fulfil their tasks.

The Minister of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with relevant agencies in prescribing the working and preferential treatment regimes towards inspection collaborators.

Chapter III

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 15.-Commendation regime

Organizations and individuals that have recorded achievements in educational inspection activities shall be commended and/or rewarded according to the States regulations.

Article 16.-Handling of violations

Those who obstruct, bribe or retaliate persons performing the inspection tasks, or breach the legislation on inspection; those who abuse the inspection powers, or for personal benefits or due to irresponsibility, make incorrect inspection conclusions, or infringe upon the legitimate rights and interests of organizations and individuals, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability according to law provisions; if causing damage, they shall have to pay compensation therefor as prescribed by law.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.-This Decree takes implementation effect 15 days after its signing.

This Decree replaces Decree No. 358/HDBT of September 28, 1992 of the Council of Ministers (now the Government) on organization and operation of the Educational Inspectorate. All previous stipulations contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 18.-The Minister of Education and Training shall guide the implementation of this Decree according to its competence of State management over education.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 101/2002/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 45/2002/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình môn Triết học Mác-Lênin dùng cho các khối ngành khoa học xã hội, nhân văn, tự nhiên, kỹ thuật; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin dùng cho khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Chương trình môn Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin dùng cho các ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

văn bản mới nhất