Chỉ thị 30/1998/CT-BDGĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học - Trung học chuyên ban.
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 30/1998/CT-BDGĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 30/1998/CT-BDGĐT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 20/05/1998 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 30/1998/CT-BDGĐT
CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 30/1998/CT-BDG&ĐT NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 1998 VỀ VIỆC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, PHỔ THÔNG TRUNG HỌC - TRUNG HỌC CHUYÊN BAN
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khoá 8) của Đảng về mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000 là "thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành..." nhằm "giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung và phương pháp giáo dục - đào tạo", góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức - nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại.
Công tác đào tạo - bồi dưỡng giáo viên môn Giáo dục công dân Trung học phổ thông trong những năm qua, tuy có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả, song còn bộc lộ nhiều tồn tại; đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn hiện còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ và thiếu nghiêm trọng về số lượng. Đứng trước những nhiệm vụ nặng nề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành giáo dục và đào tạo phải thực sự ưu tiên chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên giáo dục công dân bao gồm cả ba mặt đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, năm 1998 và những năm tiếp theo công tác đào tạo - bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân cần phải phấn đấu thực hiện có chất lượng và hiệu quả cao nhất các nhiệm vụ sau đây:
I. YÊU CẦU:
1. Phát huy những thành tích đã đạt được những năm qua về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân, khắc phục những thiếu sót tồn tại; củng cố và tăng cường công tác quản lý; mở rộng quy mô đào tạo từng bước khẩn trương khắc phục cơ bản tình trạng thiếu giáo viên giáo dục công dân các trường Trung học phổ thông; thực hiện có chất lượng và hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2000 cho giáo viên môn Giáo dục công dân và môn Triết học trong các trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học - Trung học chuyên ban.
2. Các cấp quản lý Giáo dục - Đào tạo từ Bộ đến địa phương cần có nhận thức đúng vai trò vị trí và mục tiêu đào tạo của bộ môn giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông, có kế hoạch và các giải pháp tích cực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng giáo viên, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo bảo đảm chất lượng giảng dạy, giáo dục đạo đức và pháp luật trong các trường Trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu "dạy người và dạy chữ, dạy nghề, trong đó mục tiêu dạy người là quan trọng nhất" nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. NHIỆM VỤ:
1. Nhiệm vụ của các trường (khoa) Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên giáo dục công dân:
a. Các trường Đại học sư phạm thuộc các Đại học quốc gia và khu vực, Đại học sư phạm Vinh, Đại học sư phạm Quy Nhơn khẩn trương củng cố các khoa Giáo dục chính trị về các mặt cơ sở vật chất, thiết bị, đặc biệt củng cố - bổ sung cán bộ giảng dạy có chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo - bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân - Triết cho các trường Phổ thông trung học - Trung học chuyên ban và cung cấp cán bộ giảng dạy cho các trường Cao đẳng sư phạm, tiến hành nghiên cứu góp phần đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông.
Phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các khoa Triết trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khoa Giáo dục chính trị tại trường Đại học sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội tổ chức đào tạo cán bộ giảng dạy Mác - Lênin có trình độ trên đại học cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, đặc biệt cán bộ giảng dạy cho các khoa Giáo dục chính trị - giáo dục công dân ở Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm.
Phối hợp với Bộ Tư pháp, trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đào tạo cán bộ giảng dạy pháp luật có bằng đại học thứ 2 (cử nhân Luật) cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm và cấp chứng chỉ cho giáo viên dạy pháp luật cho các trường Trung học phổ thông.
b. Xây dựng củng cố khoa đào tạo giáo viên Giáo dục công dân các trường Cao đẳng sư phạm để thực hiện có chất lượng nhiệm vụ đào tạo - bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở cho các tỉnh - thành phố theo chương trình đã ban hành tại Quyết định 3637/QĐ ngày 30/8/1996 của Bộ về việc ban hành kế hoạch và chương trình các môn học đào tạo giáo viên Trung học cơ sở có trình độ Cao đẳng sư phạm. Đối với những tỉnh chưa có trường Cao đẳng sư phạm đa hệ thì cần liên kết với các trường (khoa) Đại học sư phạm hoặc các trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh khác để đảm bảo thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở.
c. Mở rộng quy mô đào tạo một cách hợp lý của các khoa Giáo dục công dân (trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm) tương ứng với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ.
d. Các khoa Giáo dục công dân của các trường Cao đẳng sư phạm tổ chức lực lượng cán bộ giảng dạy để thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Giáo dục công dân các trường Trung học cơ sở theo sự chỉ đạo của Bộ và kế hoạch của các Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh và thành phố có các nhiệm vụ sau:
a. Tiến hành khảo sát phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục công dân các trường Trung học cơ sở, Phổ thông trung học trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể về đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giáo dục công dân của địa phương.
b. Phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học sư phạm, chỉ đạo trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh từng bước đáp ứng đủ số lượng và bảo đảm chất lượng giáo viên giáo dục công dân, đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học bộ môn.
Lập kế hoạch tuyển sinh bổ sung ngay từ năm 1998-1999 để đến năm 2005 bảo đảm có đủ giáo viên bộ môn giáo dục công dân ở tất cả các trường Trung học cơ sở. Chọn cử một số giáo viên Trung học cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm đào tạo theo kế hoạch của Bộ để dạy giáo dục công dân ở Trung học phổ thông.
c. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục - Đào tạo quận, huyện, thị xã các trường Phổ thông trung học và Trung học cơ sở, tổ chức bảo đảm chất lượng và hiệu quả các khoá học theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên môn Giáo dục công dân. Bảo đảm nghiêm túc, khách quan, công bằng trong thi, kiểm tra đánh giá chất lượng bồi dưỡng, tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn và đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên giáo dục công dân các trường phổ thông.
d. Có sự đầu tư kinh phí, có các biện pháp khuyến khích, khen thưởng nhằm khích lệ giáo viên giáo dục công dân và tập thể sư phạm, đạt kết quả tốt trong dạy và học, trong công tác bồi dưỡng thường xuyên.
3. Các cơ quan chức năng của Bộ:
a. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các Vụ giáo viên, Vụ đại học lập khoa Giáo dục công dân, có kế hoạch trong năm 1998-1999 củng cố, bổ sung đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng cho các khoa Giáo dục chính trị các trường Đại học sư phạm, đồng thời xây dựng chính sách nhằm thu hút sinh viên vào học các khoa đào tạo giáo viên Giáo dục công dân.
b. Vụ Kế hoạch Tài chính cùng Vụ Giáo viên xây dựng chỉ tiêu đào tạo chính quy, tại chức đảm bảo yêu cầu về số lượng cho giáo viên giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu phổ thông, có kế hoạch tăng cường thiết bị, cơ sở vật chất để các khoa Giáo dục công dân có đủ sức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học đạt kết quả tốt.
c. Vụ Trung học phổ thông có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đa dạng, phong phú nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn giáo dục công dân. Tích cực chuẩn bị các điều kiện để đưa Giáo dục công dân là môn thi tốt nghiệp Trung học cơ sở, Phổ thông trung học - Trung học chuyên ban.
d. Viện Khoa học Giáo dục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm, đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân trường Trung học phổ thông.
đ. Vụ Giáo viên đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp giáo viên nâng cao trình độ và cập nhập kiến thức khoa học và nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời là cơ quan đầu mối giúp Bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai đào tạo bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân các trường Trung học phổ thông. Hướng dẫn kiểm tra việc đào tạo giáo viên giáo dục công dân tại các trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm đào tạo theo chương trình đã ban hành của Bộ.
e. Vụ Đại học phối hợp với Vụ Giáo viên trong việc mở mã ngành đào tạo đào tạo giáo viên giáo dục công dân cho các trường Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm.
Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân trường Trung học cơ sở, giáo viên Giáo dục công dân - Triết trường Phổ thông trung học - Trung học chuyên ban, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu:
- Các ông (bà) Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo các tỉnh, thành phố, các ông (bà) Hiệu trưởng các trường Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm thực hiện tốt những nội dung trong Chỉ thị.
- Các ông (bà) Vụ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn đôn đốc thực hiện Chỉ thị có kết quả tốt.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây