Thông tư 10/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư

thuộc tính Thông tư 10/2009/TT-BKHCN

Thông tư 10/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/2009/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Quân
Ngày ban hành:24/04/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 10/2009/TT-BKHCN

NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 2009

HƯỚNG DẪN THẨM TRA CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

             

 

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư ở giai đoạn xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Phạm vi điều chỉnh

  

Thông tư này hướng dẫn việc thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; các dự án do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

 

2. Đối tượng áp dụng

 

§èi t­îng ¸p dông cña Th«ng t­ nµy bao gåm:

a) Các c¬ quan tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư theo quy định tại Phần IV Thông tư này.

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm tra công nghệ dự án đầu tư.

 

II. NỘI DUNG THẨM TRA CÔNG NGHỆ

 

Trong hồ sơ dự án đầu tư, cần thẩm tra những nội dung sau: 

 

1. Công nghệ của dự án

 

a) Xem xét công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.  

b) Xem xét sự hoàn thiện của công nghệ: Tùy loại sản phẩm và phương pháp sản xuất, sơ đồ công nghệ có thể khác nhau, nhưng phải thể hiện đầy đủ các công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng.

c) Xem xét mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ: Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến là dây chuyền sản xuất chuyên môn hoá, được tổ chức theo phương pháp cơ khí - tự động hóa, trong đó có ứng dụng kỹ thuật số và ít nhất phải có 1/3 (một phần ba) tính theo giá trị các thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình; trên dây chuyền sản xuất không có các khâu lao động thủ công nặng nhọc; dây chuyền sản xuất được bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

d) Lựa chọn công nghệ: Qua các phương án công nghệ nêu trong dự án đầu tư, cần phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng phương án và trên cơ sở xem xét tính hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính thích hợp của công nghệ để nhận xét về phương án công nghệ được chọn.

đ) Đối với dự án đầu tư vào khu công nghệ cao, ngoài các quy định nêu tại Thông tư này, cần phải đáp ứng các tiêu chí nêu tại Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao ban hành kèm theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

 

2. Các sản phẩm do công nghệ tạo ra, thị trường sản phẩm

 

a) Dự báo nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) có tính đến các sản phẩm cùng loại, độ tin cậy của dự báo.

b) Dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu.

c) Tính hợp lý về quy mô công nghệ.

d) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được áp dụng.

đ) Khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra.

 

3. Thiết bị trong dây chuyền công nghệ

 

a) Thiết bị trong dây chuyền công nghệ được xem xét trên cơ sở thiết bị đó có tính năng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự kiến.

b) Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ (danh mục các thiết bị của dự án đầu tư phải thể hiện khả năng thực hiện các công đoạn trong dây chuyền công nghệ, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng các sản phẩm). Đặc biệt đối với những dự án mà bên nước ngoài tham gia góp vốn bằng thiết bị, cần lưu ý không để xảy ra trường hợp đưa vào danh mục các thiết bị không cần thiết . 

c) Trên cơ sở danh mục các thiết bị của dự án đầu tư, cần xem xét cụ thể:

-   Xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất, hãng sản xuất).

-   Ký mã hiệu, các đặc tính, tính năng kỹ thuật của thiết bị.

-   Công suất của thiết bị.

-   Năm chế tạo của thiết bị.

-   Tình trạng thiết bị (mới hay cũ).

-   Thời gian bảo hành.

 

d) Phương thức mua sắm thiết bị: Có đấu thầu hay không ? Lý do?

 

đ) Trong các dự án đầu tư, khuyến khích sử dụng thiết bị mới. Trường hợp nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng thì phải tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

4.  Nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất

a) Xem xét khả năng khai thác, cung ứng, vận chuyển, lưu giữ nguyên vật liệu để cung cấp cho dự án.

b) Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm phải nhập ngoại để gia công, lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm.

c) Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị nguyên, nhiên, vật liệu phải nhập ngoại, khả năng sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu tại địa phương và trong nước, khả năng sử dụng nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

 

5. Hiệu quả của dự án

 

Khi đánh giá hiệu quả của dự án, trong đó có sự đóng góp của công nghệ, cần xem xét các khía cạnh sau:

a) Các lợi ích kinh tế - xã hội do dự án mang lại (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, mở rộng thị trường, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, lợi ích kinh tế của chủ dự án, v.v...).

b) Hiệu quả của công nghệ đối với địa phương, ngành (nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành, góp phần đổi mới công nghệ sản xuất của địa phương, góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo ra sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của địa phương).

6. Những vấn đề khác có liên quan (nếu có)

 

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC THẨM TRA CÔNG NGHỆ

 

1. Hồ sơ đề nghị thẩm tra công nghệ   

Hồ sơ đề nghị thẩm tra công nghệ bao gồm:

a) Công văn đề nghị thẩm tra công nghệ dự án đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư gửi.

b) Các tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư.  

c) Giải trình kinh tế - kỹ thuật, trong đó nêu rõ giải pháp về công nghệ bao gồm: quy trình công nghệ; phân tích và lựa chọn phương án công nghệ; danh mục máy móc, trang thiết bị; dây chuyền công nghệ; đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội.

d) Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu dự án đầu tư có nội dung góp vốn bằng công nghệ).

 

2. Trình tự thẩm tra công nghệ  

 

a) Trong thêi gian 15 ngµy lµm viÖc kÓ tõ ngµy nhËn ®­îc hå s¬ đề nghị thẩm tra công nghệ, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ nghiên cứu và có ý kiến thẩm tra về công nghệ göi c¬ quan có thầm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

b) Đối với dự án có nội dung công nghệ rõ ràng, thuộc chuyên môn mà cán bộ cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ nắm vững, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ trực tiếp xử lý và có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư để tổng hợp trong quá trình xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Phiếu thẩm tra công nghệ dự án đầu tư và nội dung của văn bản thẩm tra công nghệ dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục I và II của Thông tư này.

c) Đối với những dự án có nội dung công nghệ phức tạp, có tính liên ngành hoặc có phạm vi ảnh hưởng rộng, đòi hỏi phải có ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan chuyên ngành, tuỳ theo mức độ phức tạp về công nghệ của dự án đầu tư, thủ trưởng cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia, ý kiến phản biện của cá nhân hoặc tổ chức chuyên ngành, tổ chức hội nghị tư vấn hoặc thành lập hội đồng thẩm định để xem xét. 

- Đối với những dự án cần phải lấy ý kiến của chuyên gia, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ gửi hồ sơ dự án đến chuyên gia để lấy ý kiến góp ý. Chuyên gia được gửi lấy ý kiến phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành cần thẩm tra. Phiếu đánh giá của chuyên gia đối với công nghệ của dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.

- Đối với những dự án cần phải tổ chức hội nghị tư vấn, thành phần được mời phải là những chuyên gia chuyên ngành, cú ớt nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cần thẩm tra và đại diện các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan. Biên bản hội nghị tư vấn phải thể hiện đầy đủ các ý kiến thảo luận, kết luận của người chủ trì hội nghị và có danh sách đại biểu tham dự kèm theo. Biên bản hội nghị tư vấn thẩm tra công nghệ của dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.

- Đối với những dự án cần phải tổ chức hội đồng thẩm định, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định công nghệ của dự án đầu tư. Hội đồng thẩm định phải có tối thiểu 07 thành viên, trong đó 2/3 là các chuyên gia chuyên ngành, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực cần thẩm tra, chủ tịch hội đồng phải là chuyên gia đầu ngành, có uy tín trong lĩnh vực cần thẩm tra. Kết luận của hội đồng là cơ sở để cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ có ý kiến về công nghệ của dự án đầu tư.

Phiếu đánh giá của thành viên hội đồng thẩm định công nghệ của dự án đầu tư và Biên bản hội đồng thẩm định công nghệ của dự án đầu tư theo mẫu quy định tại Phụ lục V và VI của Thông tư này.   

 

3. Kinh phí hỗ trợ công tác thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư

 

a) Nguồn kinh phí: Hằng năm, cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác thẩm tra công nghệ, bố trí trong dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, tổ chức thẩm tra công nghệ. Ngân sách trung ương thực hiện chi cho nhiệm vụ thẩm tra công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện; ngân sách địa phương chi cho các nhiệm vụ thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư do địa phương giao cho Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện.

b) Nội dung chi:

 -  Chi cho chuyên gia tư vấn, đánh giá;

 -  Chi tổ chức hội nghị tư vấn;

 -  Chi tổ chức hội đồng thẩm định;

 -  Chi phí ăn, ở, đi lại cho các chuyên gia, thành viên hội đồng ở xa;

 -  Chi phí in ấn tài liệu, nước uống phục vụ hội nghị.

 

c) Mức chi:

 

Áp dụng mức chi nêu tại tiết a khoản 4 Phần II Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính,  Bộ Khoa học và Công nghệ và trên cơ sở phù hợp với mức dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm được giao, cụ thể:

- Đối với hội nghị tư vấn:

+ Chủ trì hội nghị: 300.000 đồng.

+ Thư ký hội nghị: 200.000 đồng.

+ Ý kiến chuyên gia: Tối đa không quá 300.000 đồng/chuyên gia.

+ Đại biểu tham dự: 70.000 đồng/đại biểu. 

- Đối với hội đồng thẩm định công nghệ:

+ Chủ tịch hội đồng: 300.000 đồng.

+ Thành viên, thư ký khoa học: 200.000 đồng/thành viên.

+ Phản biện: Tuỳ theo nội dung công nghệ và mức độ phức tạp của dự án, mức chi tối đa không quá 450.000 đồng/uỷ viên phản biện.

+ Thư ký hành chính: 150.000 đồng/đại biểu.

+ Đại biểu tham dự: 70.000 đồng/đại biểu.

- Về chi phí đi lại, ăn, ở cho chuyên gia, thành viên hội đồng, chi phí in ấn tài liệu, nước uống phục vụ hội nghị, hội đồng thẩm định thực hiện theo các quy định về chi công tác phí, hội nghị phí.

Đối với cán bộ tham gia thẩm định dự án theo chức năng nhiệm vụ được giao, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước không được hưởng các khoản chi về thẩm định.

d) Chấp hành và quyết toán kinh phí :

- Hằng năm, căn cứ vào dự toán được giao, cơ quan thực hiện thẩm tra công nghệ dự án đầu tư thực hiện chi theo đúng các quy định tại Thông tư này và các quy định về quản lý ngân sách nhà nước khác.

- Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 76 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị tổ chức thẩm tra.

2. Sở  Khoa häc vµ C«ng nghÖ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh được phân cấp quy định tại Điều 80 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.

3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, nếu cơ quan thẩm định dự án có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có ý kiến về công nghệ, phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ, thì việc thẩm định công nghệ các dự án đầu tư xây dựng công trình có thể áp dụng các nội dung nêu tại Thông tư này.

 

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1.  Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 55/2002/TT-BKHCNMT ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Bộ Khoa học, Công  nghệ và Môi trường hướng dẫn thẩm định công nghệ và môi trường các dự án đầu tư.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh cho Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

 

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phụ lục I

PHIẾU THẨM TRA CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009 ngày  24 tháng 4 năm 2009)

 

 


PHIẾU THẨM TRA CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(trong giai đoạn thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư)

 

 

Văn bản yêu cầu thẩm tra số : .....…………….ngày .…..tháng …...năm 200....... của ............................................................

 

I. Những thông tin chung :

 

1. Tên Dự án đầu tư (DAĐT):

-         Tiếng Việt :

-         Tiếng nước ngoài :

 

2. Hình thức đầu tư:

 

3. Chủ đầu tư:

 

II. Nội dung thẩm tra công nghê:

 

 

  TT

 

NỘI DUNG THẨM TRA

 

TÓM TẮT THEO HỒ SƠ DỰ ÁN

 

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI THẨM TRA

 

  1

Hồ sơ dự án: kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định.

 

 

 

 

  2

Các Bên thực hiện dự án:

- Tên, địa chỉ của chủ đầu tư hoặc người đại diện có thẩm quyền.

- Tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn và tài chính của chủ đầu tư trong lĩnh vực đầu tư của dự án.

 

 

 

 

 

 

3

Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động của dự án:

-  Sự cần thiết phải đầu tư.

-  Sự phù hợp của mục tiêu dự án với chủ trương, chính sách, quy hoạch của  Nhà nước.

 

 

 

 4

Vốn đầu tư:

-  Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định.

-   Phân kỳ đầu tư.

-  Xuất xứ nguồn vốn.

 

 

 

 

 

 

 

5

Công nghệ:

- Quy trình công nghệ và đặc điểm nổi bật của công nghệ (ưu điểm).

- Sự hoàn thiện của công nghệ.

- Mức độ tiên tiến của dây chuyền 

  công nghệ.

- Tính mới của công nghệ.

- Tính thích hợp của công nghệ.    

- Phương án lựa chọn công nghệ.

- Dự thảo Hợp đồng CGCN (nếu dự án đầu tư có góp vốn bằng công nghệ)

 

 

 

6

Thiết bị trong dây chuyền công nghệ:

-  Ký mã hiệu, các đặc tính, tính năng kỹ thuật.

-  Xuất xứ của thiết bị.

-  Công suất của thiết bị.

-  Năm chế tạo thiết bị.

-  Tình trạng của thiết bị (mới, cũ).

-  Thời gian bảo hành.

- Phương thức mua sắm thiết bị (có đấu thầu hay không ? Lý do?).

 

 

 

7

Các sản phẩm của dự án, thị trường sản phẩm:

- Dự báo nhu cầu thị trường (trong nước, khu vực và thế giới); Dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu.

- Tính hợp lý về quy mô công nghệ.

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.   

-  Khả năng cạnh tranh của sản phẩm (về chất lượng, mẫu mã, giá thành).    

                            

 

 

8 

 

Nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất :

-   Khả năng khai thác, vận chuyển, lưu giữ nguyên vật liệu để cung cấp cho dự án.

-   Chủng loại, khối lượng, giá trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm nhập ngoại để gia công, lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm.

- Chủng loại, khối lượng, giá trị nguyên, nhiên, vật liệu phải nhập ngoại hoặc sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc nguyên vật liệu trong nước phục vụ sản xuất. Khả năng sử dụng nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

 

 

  9

Địa điểm thực hiện dự án:

-  Diện tích đất.

-  Địa điểm lựa chọn có nằm trong Quy hoạch hay không ?   

-   Lý do lựa chọn địa điểm (do yêu cầu của công nghệ, yêu cầu về nguồn nguyên liệu và lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực, giao thông, ....).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  10

Thời hạn hoạt động của dự án

 

 

 

11

 Hiệu quả của dự án:

-  Các lợi ích kinh tế-xã hội do dự án mang lại (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, mở rộng thị trường, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, lợi ích kinh tế của chủ đầu tư, v.v…)     

-   Hiệu quả của công nghệ đối với sự phát triển của địa phương, ngành (góp phần đổi mới công nghệ sản xuất của địa phương, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo sản phẩm chủ lực của địa phương. nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành).

 

 

 

12

Những vấn đề khác có liên quan:

-   Các yếu tố ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường và các giải pháp công nghệ xử lý môi trường, các khả năng xảy ra sự cố môi trường và cách phòng ngừa.

-     Lao động và đào tạo.

-     An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ v.v...

 

 

13

Kết luận :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                     

   , ngày        tháng       năm

                                      CHUYÊN VIÊN THẨM TRA      

       (ký và ghi rõ họ tên)

 


Phụ lục II

NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN THẨM TRA CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)

 


NỘI DUNG CỦA VĂN BẢN THẨM TRA

CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

1. Tóm tắt dự án

                             

Cần nêu một số nội dung cơ bản nhất sau đây trong phần đầu của Văn bản thẩm định:

 

1.1. Mục tiêu dự án.

1.2. Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định, các giai đoạn đầu tư, xuất xứ nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn tư nhân ...).

1.3. Hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, ...), chủ đầu tư, người đại diện có thẩm quyền.

1.4. Địa điểm thực hiện dự án (vị trí, diện tích...).

1.5. Thời gian hoạt động của dự án.

 

2.     Nhận xét về dự án

 

2.1. Về mục tiêu dự án:

 

Với mục tiêu nêu ở phần trên, cần đối chiếu với chủ trương, chính sách, quy hoạch của nhà nước xem có cần thiết, có phù hợp không và xem xét ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án để đưa ra chính kiến của người thẩm tra là ủng hộ hay phản đối mục tiêu của dự án. Có nhiều mức độ khác nhau để thể hiện chính kiến:

-   Nếu dự án thuộc loại đặc biệt khuyến khích đầu tư thì trong bản nhận xét cần thể hiện cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ hoàn toàn nhất trí với mục tiêu của dự án và đề nghị dự án sớm được thực hiện.

-   Nếu dự án thuộc loại khuyến khích đầu tư thì trong bản nhận xét cần  thể hiện sự ủng hộ của cơ quan tổ chức thẩm tra công nghệ qua việc nhận xét dự án nên được khuyến khích đầu tư.

-   Nếu dự án thuộc các loại trên nhưng có những điểm cần lưu ý thì trong Văn bản thể hiện sự đồng ý với mục tiêu của dự án và lưu ý các vấn đề cần bổ sung, làm rõ.

-   Nếu dự án thuộc loại đầu tư có điều kiện thì cần thận trọng khi góp ý kiến và phải xem xét kỹ dự án có thỏa mãn các điều kiện theo quy định hay không để có ý kiến trong từng trường hợp cụ thể.

-   Nếu dự án không phù hợp với các chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước thì cần tỏ rõ chính kiến không đồng ý với mục tiêu của dự án.

 

2.2. Về công nghệ và thiết bị:

 

2.2.1. Về công nghệ:

-   Nêu rõ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao (theo Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008).

-   Nêu tóm tắt công nghệ của dự án: Quy trình công nghệ, đặc điểm nổi bật của công nghệ v.v...

-   Nhận xét trực tiếp về công nghệ: Sự hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính mới của công nghệ, tính thích hợp của công nghệ, phương án lựa chọn công nghệ.

-   Nhận xét những yếu tố gián tiếp của công nghệ: Về nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất; sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đối với dây chuyền công nghệ, v.v...

-   Nếu có nội dung chuyển giao công nghệ thì lưu ý chủ đầu tư cần thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

 

2.2.2. Về thiết bị:

 

Nêu nhận xét về thiết bị sử dụng trong dự án: Dây chuyền thiết bị có  phù hợp với mục tiêu của dự án không ? có đồng bộ không ? Thiết bị của dự án là mới hay cũ. Nếu sử dụng thiết bị cũ thì có tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.    

 

2.3.  Về những vấn đề khác có liên quan (nếu có):

-   Năng lực chuyên môn, năng lực tài chính (khả năng huy động vốn, hoàn vốn, trả nợ...), tư cách pháp nhân của chủ đầu tư .

-   Hiệu quả của dự án (các lợi ích kinh tế do dự án mang lại, hiệu quả của công nghệ đối với sự phát triển của địa phương và của ngành).

-   Các yếu tố ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường và các giải pháp công nghệ xử lý môi trường, các nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường và cách phòng ngừa.

-   Đánh giá những thuận lợi và cản trở về mặt bảo vệ môi trường đối với địa điểm thực hiện dự án.

-   Lao động và đào tạo.

-   An toàn và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

-    v.v...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục III

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)

 


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Về công nghệ dự án ………………………………………………………………………….

 

 

1.     Về mục tiêu của Dự án:

 

-         Đặc biệt khuyến khích

 

-         Khuyến khích

 

-         Cần xem xét thêm

 

2.     Về công nghệ và thiết bị :

 

-         Về công nghệ :

+ Quy trình công nghệ (nêu rõ ưu, nhược điểm).

 

+ Sự hoàn thiện của công nghệ.

 

+ Công nghệ thuộc loại tiên tiến/hiện đại hoặc lạc hậu.

 

+ Tính mới của công nghệ.

 

+ Tính thích hợp của công nghệ.

 

+ Hiệu quả của công nghệ đối với sự phát triển của địa phương,  ngành sản xuất.

 

+ ……

 

-         Về thiết bị:

 

+ Đánh giá sự phù hợp và tính đồng bộ của thiết bị đối với dây chuyền công nghệ.

 

+ Tình trạng thiết bị có phù hợp với yêu cầu của sản xuất, với mục tiêu của dự án không ?

 

3.     Về bảo vệ môi trường:

 

+ Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường (đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường).

 

+ Các giải pháp công nghệ xử lý môi trường.

 

+ Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo vệ môi trường đối với địa điểm thực hiện dự án.

 

4.  Về các vấn đề khác có liên quan:

 

+ Về nguồn cung cấp nguyên liệu.

 

+ Địa điểm đầu tư. 

    

+ Vốn.

 

+ Năng lực của chủ đầu tư.

 

+ Tư cách pháp nhân.

 

+ ……

 

5. Kết luận:

 

+ ủng hộ

 

+ Không ủng hộ

 

+ Kiến nghị (nếu có) :

 

 

                                                     ……, ngày .. tháng …. năm.

                                                                      CHUYÊN GIA

 

 

 

 

 

Phụ lục IV

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ TƯ VẤN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)

 


CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM TRA

CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

HỘI NGHỊ TƯ VẤN THẨM TRA CÔNG NGHỆ

DỰ ÁN …………………………………………………….

 

 

 

1. Ngày tổ chức hội nghị:

   

- Thời gian:

- Địa điểm:

 

2. Thành phần hội nghị gồm  có:

 

- Chủ trì:

- Đại biểu:

   + Đại biểu các Sở, Ban, Ngành

+ Chuyên gia

+ …….

 

 

3. Thư ký hội nghị giới thiệu đại  biểu và nội dung chương trình làm việc.

 

 

 

 

 

4. Chuyên viên thẩm định  báo cáo tóm tắt hồ sơ dự án.

 

 

 

5. Ý kiến nhận xét của các phản biện (nếu có).

 

-         Về mục tiêu của dự án:

 

 

 

 

-         Về công nghệ:

 

 

 

 

 

-         Về thiết bị:

 

 

 

 

 

 

 

-         Về các vấn đề có liên quan khác:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Ý kiến góp ý của các đại biểu dự họp:

 

 

 

 

 

 

 

7. Chủ tịch hội nghị kết luận:

 

-         Về chủ trương đầu tư :

 

 

 

 

-         Về công nghệ và thiết bị :

 

 

 

 

 

 

 

-   Về các vấn đề khác có liên quan :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                  …….., ngày       tháng    năm 200…  

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ                                                THƯ KÝ HỘI NGHỊ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục V

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)

 


CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM TRA CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

 CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


      ………, ngày     tháng    năm 200…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

1. Họ và tên chuyên gia (học hàm, học vị):

Ủy viên phản biện:

Ủy viên Hội đồng:

 

2. Quyết định thành lập hội đồng:

 

3. Tên dự án:

 

4. Các tiêu chí đánh giá:

 

            4.1.Về mục tiêu của dự án:

 

 

 

          4.1. Về công nghệ của dự án:

 

 

 

          4.3. Về thiết bị của dự án:

 

 

 

          4.4. Về các vấn đề khác có liên quan: 

 

 

 

5. Nhận xét và đánh giá tổng hợp về công nghệ của dự án:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Khuyến nghị của thành viên hội đồng về những điểm cần bổ sung, giải trình làm rõ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

·        Kiến nghị nhất trí với công nghệ của dự án

 

·        Kiến nghị không nhất trí với công nghệ của dự án

 

 

 

 

                  THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

                                  (Họ, tên và chữ ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục VI

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009)

 


CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM TRA

CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

CÔNG NGHỆ  DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

CÔNG NGHỆ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

A. Những thông tin chung

1. Tên dự án đầu tư:

2. Quyết định thành lập hội đồng:

3. Phiên họp hội đồng:

            3.1. Địa điểm họp:

            3.2. Thời gian họp:

            3.3.Thành viên hội đồng:

 

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị,

Cơ quan công tác

Chức danh

trong hội đồng

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

 

- Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên hội đồng: …../…..

- Số thành viên vắng mặt : ……..  người, gồm các thành viên:

 

4. Đại biểu tham dự cuộc họp:

 

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

1

 

 

2

 

 

3

 

 

 

B. Nội dung làm việc của hội đồng

 

1. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc và cử Thư ký khoa học của hội đồng

 

 

 

 

2. Chủ đầu tư báo cáo tóm tắt dự án (nếu có)

 

 

 

 

3. Ý kiến nhận xét của các phản biện:

 

-         Về mục tiêu của dự án:

 

 

 

-         Về công nghệ của dự án:

 

 

 

 

-         Về thiết bị của dự án:

 

 

 

 

-         Về các vấn đề có liên quan khác:

 

 

 

 

4. Ý kiến của các thành viên hội đồng :

 

 

 

 

 

 

5. Giải trình của chủ đầu tư (nếu có):

 

 

 

 

 

 

6. Kết luận và kiến nghị của hội đồng:

6.1. Kết quả đánh giá:

- Về mục tiêu của dự án:

 

 

 

 

- Về công nghệ và thiết bị:

 

 

 

 

- Về các vấn đề khác có liên quan:

 

 

 

 

6.2. Kiến nghị của Hội đồng:

 

- Về mục tiêu:     

 

 

 

 

- Về công nghệ và thiết bị:

 

 

 

 

- Về các vấn đề liên quan khác:

 

 

 

 

 

 

7. Kết quả bỏ phiếu:

           

Số phiếu kiến nghị nhất trí với công nghệ của dự án

 

Số phiếu kiến nghị không nhất trí với công nghệ của dự án

 

 

8. Kết luận của hội đồng :

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                     …….., ngày     tháng    năm 200….         

                                                                                                 TM.HỘI ĐỒNG

THƯ KÝ KHOA HỌC                                                                      CHỦ TỊCH

    (Hä, tªn vµ ch÷ ký)                                                                     (Hä, tªn vµ ch÷ ký)          

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 10/2009/TT-BKHCN
Hanoi, April 24, 2009
 
CIRCULAR
GUIDING TECHNOLOGY APPRAISAL OF INVESTMENT PROJECTS
Pursuant to the Government's Decree No. 28/2008/ND-CP of March 14, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
Pursuant to the 2005 Investment Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 108/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding a number of articles of the investment Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 133/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Technology Transfer;
The Ministry of Science and Technology guides the technology appraisal of investment projects under consideration for grant of investment certificates as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Scope of regulation
This Circular guides the appraisal of technologies in investment projects on which the Prime Minister approves the investment policy and projects for which investment certificates are granted by provincial-level People's Committees and management boards of industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and economic zones prescribed in Articles 37, 38 and 39 of the Government's Decree No. 108/2006/ ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Investment Law.
2. Subjects of application
This Circular applies to:
a/ Agencies in charge of technology appraisal of investment projects defined in Part IV of this Circular.
b/ Organizations and individuals related to technology appraisal of investment projects.
II. CONTENTS OF TECHNOLOGY APPRAISAL
In the dossier of an investment project, the following contents must be appraised:
1. The project's technology
a/ To identify whether or not the project's technology is on the list of technologies encouraged for transfer, the list of technologies restricted from transfer or the list of technologies banned from transfer, issued together with the Government's Decree No. 133/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Technology Transfer.
b/ To evaluate the completeness of technology: The technology charts may vary among different types of products and production methods, but must express all steps in the production chain which must be followed to turn out products as quantitatively and qualitatively planned.
c/ To evaluate the cutting edge of the technology chain: An advanced technology chain is a specialized production chain which is organized by mechanical automation methods with the application of digital techniques and has at least 1/3 (one third) of its automatic equipment (calculated according to value) operating under control programs; involves no stage of heavy manual labor: and is arranged in a space meeting industrial hygiene, labor safety and environmental sanitation standards.
d/ To select technology: It is necessary to analyze and compare the advantages and disadvantages of each technology option stated in the investment project and. on the basis of evaluating the completeness of the technology, the cutting edge of the technology chain and the suitability of the technology, to give comments on the selected technology.
e/ Apart from regulations in this Circular, investment projects in hi-tech parks must satisfy criteria specified in the Regulation on criteria for determining projects to manufacture hi-tech products, issued together with the Science and Technology Minister's Decision No. 27/2006/QD-BKHCN of December 18, 2006.
2. Products turned out by the technology and the product market
a/ Forecasts about market demands (at home and abroad), with identical products and reliability of forecasts taken into consideration.
b/ Forecasts about the market share of products turned out by the technology, and the export rate.
c/ The rationality of the technology scale.
d/ Applicable product quality standards.
e/ Competitiveness (in terms of quality, design and price) of products turned out by the selected technology.
3. Equipment in the technology chain
a/ Equipment in the technology chain must be evaluated so as to determine whether or not their utilities and quality satisfy technological requirements for turning out products of expected quality and quantity.
b/ The compatibility of equipment in the technology chain (the list of equipment needed for the investment project must show the capacity for performing all stages in the technology chain and meeting requirements on product quantity and quality). Particularly for projects in which foreign parties contribute equipment as capital, attention must be paid to prevent the inclusion of unnecessary equipment in the list of equipment.
c/ On the basis of the list of equipment of the investment project, it is required to examine:
- The origin of equipment (manufacturing countries and firms).
- Signs and codes, technical properties and utilities of equipment

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 10/2009/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất