Thông tư 03/2016/TT-BKHCN về thẩm định công nghệ của dự án đầu tư

thuộc tính Thông tư 03/2016/TT-BKHCN

Thông tư 03/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hồ sơ nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:03/2016/TT-BKHCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Quân
Ngày ban hành:30/03/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Khoa học-Công nghệ

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hồ sơ thẩm định công nghệ của dự án đầu tư

Ngày 30/03/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.
Theo đó, hồ sơ thẩm định công nghệ của dự án đầu tư bao gồm: Văn bản đề nghị của Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư; Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong hồ sơ dự án đầu tư, tại nội dung về khoa học và công nghệ cần nêu rõ: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, phân tích và lựa chọn phương án công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính (danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; đặc tính, tính năng kỹ thuật, công suất, mới hay đã qua sử dụng); Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng dự án đầu tư (nếu có); Biên bản đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu (nếu có); Đánh giá tác động của công nghệ đến hiệu quả kinh tế - xã hội; Đánh giá sơ bộ tác động của công nghệ đến môi trường; Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có nội dung góp vốn bằng công nghệ); Danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu (nếu có).
Nội dung thẩm định công nghệ của dự án đầu tư bao gồm: Xem xét công nghệ thuộc Danh mục công nghệ (khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao) theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; Xem xét dây chuyền công nghệ bảo đảm sản xuất được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng; Xem xét dây chuyền công nghệ bảo đảm các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; Xem xét phương án lựa chọn công nghệ nêu trong hồ sơ dự án đầu tư: phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng phương án và trên cơ sở xem xét tính hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính phù hợp của dây chuyền công nghệ để nhận xét về phương án công nghệ được chọn…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2016.

Xem chi tiết Thông tư03/2016/TT-BKHCN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

Số: 03/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC

 CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

nhayChế độ báo cáo định kỳ của cơ quan hành chính nhà nước gửi Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 03/2019/TT-BKHCN.nhay

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về hồ sơ, nội dung và quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là thẩm định cơ sở khoa học); thẩm định công nghệ của dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, dự án thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư hoặc dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật về đầu tư công và xây dựng (sau đây gọi tắt là thẩm định công nghệ).
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, thẩm định chương trình phát triển kinh tế - xã hội và dự án đầu tư.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (sau đây gọi tắt là chương trình phát triển) là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương và quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực trong một thời gian nhất định.
2. Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp lấy ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành và địa phương liên quan để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan chủ trì thẩm định chương trình phát triển là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp lấy ý kiến thẩm định của các Bộ, ngành và địa phương liên quan để trình Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình phát triển.
Điều 3. Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ
1. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định và thực hiện thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền sau: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan trung ương.
2. Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định và thực hiện thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển của địa phương không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này; thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền của địa phương hoặc dự án thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của địa phương mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Điều 4. Kinh phí phục vụ công tác thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ
Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để chi cho các nhiệm vụ thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ theo quy định hiện hành.
Chương II
HỒ SƠ, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC
Điều 5. Hồ sơ thẩm định cơ sở khoa học
Hồ sơ thẩm định cơ sở khoa học bao gồm:
1. Văn bản đề nghị của Cơ quan chủ trì thẩm định chương trình phát triển.
2. Tài liệu thuộc hồ sơ trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chương trình phát triển theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
3. Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình phát triển.
4. Biên bản đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu (nếu có).
5. Danh mục các dự án đầu tư thuộc chương trình phát triển (nếu có).
Điều 6. Nội dung thẩm định cơ sở khoa học
1. Luận chứng về sự cần thiết của chương trình phát triển.
2. Phân tích điều kiện phát triển và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn, tình hình kinh tế, tình hình xã hội, …); đánh giá việc thực hiện chương trình phát triển của giai đoạn trước đó (nếu có); luận giải về lợi thế so sánh, khó khăn, hạn chế; kinh nghiệm quốc tế (nếu có).
3. Cơ sở pháp lý, luận cứ khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tư liệu sử dụng để lập, xây dựng chương trình phát triển.
4. Quan điểm và mục tiêu phát triển của chương trình phát triển.
5. Đánh giá tác động của chương trình phát triển đến phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương, vùng lãnh thổ và đất nước.
6. Xem xét sự phù hợp và tính đồng bộ của chương trình phát triển đối với các chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, lãnh thổ; quy hoạch ngành, lĩnh vực và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt.
7. Xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của chương trình phát triển; phương án, giải pháp để thực hiện chương trình phát triển.
8. Xem xét các giải pháp khoa học và công nghệ, nguồn lực thực hiện; tính khả thi và các biện pháp quản lý thực hiện chương trình phát triển; luận cứ danh mục các dự án đầu tư thành phần, ưu tiên (nếu có).
9. Những vấn đề khác có liên quan (nếu có).
Phiếu thẩm định cơ sở khoa học được lập theo Mẫu 1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung văn bản thẩm định theo Mẫu 3 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Quy trình, thủ tục thẩm định cơ sở khoa học
1. Cơ quan chủ trì thẩm định chương trình phát triển gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này đến Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định, Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học gửi văn bản thẩm định đến Cơ quan chủ trì thẩm định chương trình phát triển.
3. Trong trường hợp chương trình phát triển có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành và có phạm vi ảnh hưởng rộng, Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia hoặc của tổ chức tư vấn độc lập hoặc lập hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ để xem xét:
a) Đối với trường hợp lấy ý kiến của chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập, Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học gửi hồ sơ đến chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn độc lập để lấy ý kiến. Chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập phải là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn cần tư vấn. Ý kiến của chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập là cơ sở giúp Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học có ý kiến thẩm định về chương trình phát triển.
Phiếu đánh giá của chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập thực hiện theo Mẫu 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với trường hợp lấy ý kiến hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, thời gian thẩm định được kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc và Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học phải thông báo trước cho Cơ quan chủ trì thẩm định chương trình phát triển. Thủ trưởng Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học ra quyết định thành lập hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ. Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ được thành lập, làm việc theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
Phiếu đánh giá của thành viên hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ và Biên bản hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ thực hiện theo Mẫu 7 và Mẫu 8 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc lựa chọn hình thức thẩm định quy định tại Điều này sẽ do Thủ trưởng Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học quyết định.
Chương III
HỒ SƠ, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
Điều 8. Hồ sơ thẩm định công nghệ
Hồ sơ thẩm định công nghệ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị của Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư.
2. Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trong hồ sơ dự án đầu tư, tại nội dung về khoa học và công nghệ cần nêu rõ: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, phân tích và lựa chọn phương án công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính (danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; đặc tính, tính năng kỹ thuật, công suất, mới hay đã qua sử dụng).
3. Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng dự án đầu tư (nếu có).
4. Biên bản đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu (nếu có).
5. Đánh giá tác động của công nghệ đến hiệu quả kinh tế - xã hội.
6. Đánh giá sơ bộ tác động của công nghệ đến môi trường.
7. Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có nội dung góp vốn bằng công nghệ).
8. Danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng nhập khẩu (nếu có).
Điều 9. Nội dung thẩm định công nghệ
1. Công nghệ của dự án đầu tư:
a) Xem xét công nghệ thuộc Danh mục công nghệ (khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao) theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
b) Xem xét dây chuyền công nghệ bảo đảm sản xuất được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng;
c) Xem xét dây chuyền công nghệ bảo đảm các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
d) Xem xét phương án lựa chọn công nghệ nêu trong hồ sơ dự án đầu tư: phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng phương án và trên cơ sở xem xét tính hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính phù hợp của dây chuyền công nghệ để nhận xét về phương án công nghệ được chọn;
đ) Đối với dự án đầu tư trong khu công nghệ cao, ngoài các quy định nêu tại Thông tư này, công nghệ của dự án phải đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
2. Các sản phẩm do công nghệ tạo ra, thị trường sản phẩm:
a) Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được áp dụng;
b) Dự báo nhu cầu thị trường (trong và ngoài nước) có tính đến các sản phẩm cùng loại, độ tin cậy của dự báo;
c) Dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu;
d) Khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra.
3. Thiết bị trong dây chuyền công nghệ:
a) Thiết bị trong dây chuyền công nghệ bảo đảm có tính năng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự kiến;
b) Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ (danh mục thiết bị của dự án đầu tư thể hiện khả năng thực hiện các công đoạn trong dây chuyền công nghệ, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm). Trong trường hợp nhà đầu tư tham gia góp vốn bằng thiết bị, thiết bị cần bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với công nghệ;
c) Trên cơ sở danh mục các thiết bị chính của dự án đầu tư, cần xem xét cụ thể các nội dung chủ yếu sau: Các đặc tính, tính năng kỹ thuật của thiết bị; công suất của thiết bị; tình trạng thiết bị (mới hay đã qua sử dụng); thời gian bảo hành;
d) Đối với dự án đầu tư có liệt kê danh sách máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu, cần thẩm định theo các nội dung nêu tại điểm a, b khoản này và các nội dung sau:
- Xem xét tình trạng của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ (tuổi thiết bị (năm sản xuất), thời gian đã sử dụng, thời gian sử dụng còn lại,...);
- Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ;
- Xem xét mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
4. Nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng trong dự án đầu tư:
a) Xem xét khả năng khai thác, cung ứng, vận chuyển, lưu giữ nguyên, nhiên, vật liệu để cung cấp cho dự án đầu tư;
b) Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm phải nhập ngoại hay sử dụng trong nước để gia công, lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm;
c) Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị nguyên, nhiên, vật liệu phải nhập ngoại, khả năng sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu tại địa phương và trong nước, khả năng sử dụng nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
5. Tác động của công nghệ đến hiệu quả kinh tế - xã hội:
Xem xét sự tác động của công nghệ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành, lĩnh vực (nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực, góp phần đổi mới công nghệ sản xuất của địa phương, góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo ra sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của địa phương).
6. Tác động của công nghệ đến môi trường:
Xem xét sự tác động của công nghệ đến môi trường tự nhiên, xã hội, sức khỏe cộng đồng…
7. Những vấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư (nếu có).
Điều 10. Quy trình, thủ tục thẩm định công nghệ
1. Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này đến Cơ quan thẩm định công nghệ theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Trong thời gian 15 ngày làm việc (đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư) hoặc 10 ngày làm việc (đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp giấy chứng nhận đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư) kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định, Cơ quan thẩm định công nghệ gửi văn bản thẩm định đến Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư.
Phiếu thẩm định công nghệ được lập theo Mẫu 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung văn bản thẩm định theo Mẫu 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trong trường hợp dự án đầu tư có nội dung công nghệ phức tạp, liên quan đến nhiều ngành và có phạm vi ảnh hưởng rộng, Cơ quan thẩm định công nghệ tổ chức lấy ý kiến chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn độc lập hoặc hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ để xem xét:
a) Đối với trường hợp lấy ý kiến của chuyên gia, Cơ quan thẩm định công nghệ gửi hồ sơ đến chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn độc lập để lấy ý kiến. Chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập phải là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn cần tư vấn. Ý kiến của chuyên gia là cơ sở để Cơ quan thẩm định công nghệ có ý kiến thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.
Phiếu đánh giá của chuyên gia đối với công nghệ của dự án đầu tư theo Mẫu 6 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với trường hợp cần lấy ý kiến hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, Thủ trưởng Cơ quan thẩm định công nghệ ra quyết định thành lập hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ. Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ được thành lập, làm việc theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
Phiếu đánh giá của thành viên hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ và Biên bản hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ thực hiện theo Mẫu 7 và Mẫu 8 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Việc lựa chọn hình thức thẩm định quy định tại Điều này do Thủ trưởng Cơ quan thẩm định công nghệ quyết định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ là đầu mối triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Trước ngày 31/01 hằng năm, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết, đánh giá tình hình thẩm định cơ sở khoa học và thẩm định công nghệ của năm trước, báo cáo theo Mẫu 9 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp chung.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để sửa đổi , bổ sung Thông tư này cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư
pháp);
- Công báo, Website Chính phủ;
- Lưu: VT,
VP, Vụ ĐTG.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

PHỤ LỤC
CÁC BIỂU MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Phiếu thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Mẫu 1.

2. Phiếu thẩm định công nghệ của dự án đầu tư: Mẫu 2.

3. Văn bản thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Mẫu 3.

4. Văn bản thẩm định công nghệ của dự án đầu tư: Mẫu 4.

5. Phiếu đánh giá của chuyên gia, tổ chức tư vấn về cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Mẫu 5.

6. Phiếu đánh giá của chuyên gia, tổ chức tư vấn về công nghệ của dự án đầu tư: Mẫu 6.

7. Phiếu đánh giá của thành viên Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ: Mẫu 7.

8. Biên bản Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ: Mẫu 8.

9. Báo cáo tình hình thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ: Mẫu 9.

Mẫu 1

03/2016/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC ([1])
_______________

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC ([2])

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________
 

….…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

Số:       /…. -….

 


PHIẾU THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

I. Những thông tin chung:
1. Văn bản yêu cầu thẩm định số : .....…………….ngày .…..tháng …...năm 20....... của ............................................................
2. Tên Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (chương trình phát triển):
  • Tiếng Việt :
  • Tiếng nước ngoài (nếu có):
  • Địa điểm/quy mô thực hiện chương trình phát triển:
  • Thời gian thực hiện chương trình phát triển:

3. Cơ quan trình phê duyệt chương trình phát triển:

II. Thẩm định Hồ sơ:
 

 

TT

 

THÀNH PHẦN HỒ SƠ

 

 

KHÔNG CÓ

 

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH

1

Văn bản đề nghị thẩm định của Cơ quan lập chương trình phát triển;

 

 

 

2

Tài liệu thuộc hồ sơ trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chương trình phát triển theo quy định

 

 

 

3

Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình phát triển

 

 

 

4

Biên bản đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu (nếu có)

 

 

 

5

Danh mục các dự án đầu tư thuộc chương trình phát triển (nếu có).

 

 

 

III. Nội dung thẩm định cơ sở khoa học chương trình phát triển:

TT

NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

TÓM TẮT SƠ BỘ THEO HỒ SƠ

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH

 

1

Luận chứng về sự cần thiết của chương trình phát triển.

 

 

 

2

- Phân tích điều kiện phát triển và thực trạng phát triển (về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu thuỷ văn, tình hình kinh tế, tình hình xã hội,…).

- Đánh giá việc thực hiện chương trình phát triển của giai đoạn trước đó (nếu có).

- Luận giải về lợi thế so sánh, khó khăn, hạn chế; Kinh nghiệm quốc tế (nếu có).

 

 

 

 

 

3

Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tư liệu sử dụng để lập, xây dựng chương trình phát triển.

 

 

4

Quan điểm và mục tiêu phát triển.

 

 

5

Đánh giá tác động của chương trình phát triển đến phát triển bền vững, phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương, vùng lãnh thổ và đất nước.

 

 

6

Xem xét sự phù hợp và tính đồng bộ của chương trình phát triển đối với các chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành, lĩnh vực và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt.

 

 

7

Xem xét các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của chương trình phát triển; phương án, giải pháp để thực hiện chương trình phát triển.

 

 

8

 

Xem xét các giải pháp khoa học và công nghệ, nguồn lực thực hiện; tính khả thi và các biện pháp quản lý thực hiện chương trình phát triển; luận chứng danh mục các dự án đầu tư thành phần, ưu tiên (nếu có).

 

 

9

Những vấn đề khác có liên quan (nếu có).

 

 

 CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH      
          
(ký và ghi rõ họ tên)

 

([1] )  Ghi tên Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản của Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

([2])  Ghi tên Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Mẫu 2

03/2016/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

CỦA ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC, THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ ([1])

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ ([2])
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

….…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

Số:       /…. -….

 

 

([1] )  Ghi tên Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản của đơn vị thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

([2])  Ghi tên đơn vị thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.


PHIẾU THẨM ĐỊNH
CÔNG NGHỆ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

  1. Những thông tin chung :

1. Văn bản yêu cầu thẩm định số : .....…………….ngày .…..tháng …...năm 20....... của ............................................................

2. Tên Dự án đầu tư (DAĐT):

  • Tiếng Việt :
  • Tiếng nước ngoài (nếu có):

3. Hình thức đầu tư:

4. Chủ đầu tư:

5. Nhà tài trợ (nếu có) :

  1. Thẩm định Hồ sơ :

 

TT

 

THÀNH PHẦN HỒ SƠ

 

 

KHÔNG

 

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH

 

1

Văn bản đề nghị thẩm định của Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư.

 

 

 

 

2

Hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

 

 

 

 

3

Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng dự án đầu tư (nếu có).

 

 

 

4

Biên bản đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu (nếu có).

 

 

 

5

Đánh giá tác động của công nghệ đến hiệu quả kinh tế - xã hội.

 

 

 

 

6

Đánh giá sơ bộ tác động của công nghệ đến môi trường.

 

 

 

 

7

Dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có nội dung góp vốn bằng công nghệ).

 

 

 

8

Danh sách máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu (nếu có).

 

 

 

 

  1. Nội dung thẩm định công nghệ:

 

TT

 

NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

 

TÓM TẮT SƠ BỘ THEO HỒ SƠ DAĐT

 

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH

1

Vốn đầu tư:

  • Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định.
  • Phân kỳ đầu tư.
  • Xuất xứ nguồn vốn.

 

 

5

Công nghệ:

- Xem xét công nghệ thuộc Danh mục công nghệ (khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao) theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

- Xem xét dây chuyền công nghệ bảo đảm sản xuất được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng.

- Xem xét dây chuyền công nghệ bảo đảm các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Xem xét phương án lựa chọn công nghệ nêu trong hồ sơ dự án đầu tư: phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng phương án và trên cơ sở xem xét tính hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính thích hợp của công nghệ để nhận xét về phương án công nghệ được chọn.

- Dự thảo Hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu dự án đầu tư có góp vốn bằng công nghệ).

 

 

 

6

Thiết bị trong dây chuyền công nghệ:

a) Thiết bị trong dây chuyền công nghệ bảo đảm có tính năng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự kiến.

b) Tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ (danh mục các thiết bị của dự án đầu tư có khả năng thực hiện các công đoạn trong dây chuyền công nghệ, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng các sản phẩm). Đối với những dự án đầu tư mà bên nước ngoài tham gia góp vốn bằng thiết bị, thiết bị cần bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với công nghệ.

c) Các đặc tính, tính năng kỹ thuật của thiết bị; công suất của thiết bị; tình trạng thiết bị (mới hay đã qua sử dụng); thời gian bảo hành.

* Đối với dự án đầu tư có liệt kê danh sách máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu, cần thẩm định theo các nội dung nêu tại điểm a, b mục này và các nội dung sau:

- Xem xét tình trạng của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ (tuổi thiết bị (năm sản xuất), thời gian đã sử dụng, thời gian sử dụng còn lại,...).

- Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.

- Xem xét mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn sản xuất máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ so với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

 

 

 

7

Các sản phẩm của dự án, thị trường sản phẩm:

- Dự báo nhu cầu thị trường (trong nước, khu vực và thế giới); Dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu.

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm (về chất lượng, mẫu mã, giá thành).                             

 

 

8

 

Nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất :

- Khả năng khai thác, vận chuyển, lưu giữ nguyên vật liệu để cung cấp cho dự án.

- Chủng loại, khối lượng, giá trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm nhập ngoại để gia công, lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm.

- Chủng loại, khối lượng, giá trị nguyên, nhiên, vật liệu phải nhập ngoại hoặc sử dụng nguyên liệu tại địa phương hoặc nguyên vật liệu trong nước phục vụ sản xuất. Khả năng sử dụng nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

 

 

9

Địa điểm thực hiện DAĐT:

-  Diện tích đất.

- Địa điểm lựa chọn có nằm trong Quy hoạch hay không ?   

- Lý do lựa chọn địa điểm (do yêu cầu của công nghệ, yêu cầu về nguồn nguyên liệu và lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực, giao thông, ....).

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Thời hạn hoạt động của DAĐT.

 

 

11

 Hiệu quả của DAĐT:

- Các lợi ích kinh tế-xã hội do DAĐT mang lại (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, mở rộng thị trường, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước, lợi ích kinh tế của chủ đầu tư, v.v…).   

- Hiệu quả của công nghệ đối với sự phát triển của địa phương, ngành (góp phần đổi mới công nghệ sản xuất của địa phương, gia tăng giá trị sản phẩm, tạo sản phẩm chủ lực của địa phương. nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của ngành).

 

 

12

Đánh giá tác động của công nghệ đến môi trường:

tự nhiên, kinh tế và xã hội, sức khỏe cộng đồng…

 

 

13

Những vấn đề khác có liên quan:

- Các yếu tố ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường và các giải pháp công nghệ xử lý môi trường, các khả năng xảy ra sự cố môi trường và cách phòng ngừa.

- Lao động và đào tạo.

- An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ v.v...

 

 

14

Kết luận :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                      CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH                                     (ký và ghi rõ họ tên)

 

([1] )  Ghi tên Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản của đơn vị thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

([2])  Ghi tên đơn vị thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

Mẫu 3

03/2016/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC([1])

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC([2])
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

….…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

Số:       /…. -….

 

 

                            

Kính gửi: ..............................................([3])

          Phúc đáp Công văn số .......... ngày ..... tháng ..... năm 20.. của .....(1).... về việc thẩm định chương trình phát triển kinh tế - xã hội........., (Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học) có ý kiến như sau:

1. Tóm tắt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (chương trình)

Cần nêu một số nội dung cơ bản nhất sau đây trong phần đầu của Văn bản thẩm định:

  1. Tóm tắt tình hình thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
  2. Các cơ sở nghiên cứu, cơ sở lý luận việc hình thành chương trình.
  3. Quan điểm và mục tiêu phát triển.
  4. Địa điểm, không gian thực hiện chương trình.
  5. Thời gian thực hiện chương trình.
  1. Nhận xét về chương trình

2.1. Về cơ sở khoa học của chương trình:

Với quan điểm và mục tiêu phát triển nêu ở phần trên, cần đối chiếu với chủ trương, chính sách, quy hoạch của nhà nước xem có cần thiết, có phù hợp không và xem xét ý nghĩa kinh tế - xã hội của chương trình để đưa ra chính kiến của người thẩm định là ủng hộ hay phản đối mục tiêu của chương trình. Có nhiều mức độ khác nhau để thể hiện chính kiến:

  • Nếu chương trình thuộc loại đặc biệt khuyến khích thực hiện thì trong Văn bản nhận xét cần thể hiện cơ quan tổ chức thẩm định hoàn toàn nhất trí với quan điểm, mục tiêu phát triển của chương trình và đề nghị chương trình sớm được thực hiện.
  • Nếu chương trình thuộc loại khuyến khích triển khai, thực hiện thì trong Văn bản nhận xét cần thể hiện sự ủng hộ của cơ quan tổ chức thẩm định qua việc nhận xét chương trình nên được khuyến khích thực hiện.
  • Nếu chương trình thuộc các loại trên nhưng có những điểm cần lưu ý thì trong Văn bản nhận xét thể hiện sự đồng ý với quan điểm, mục tiêu phát triển của chương trình và lưu ý các vấn đề cần bổ sung, làm rõ.
  • Nếu chương trình có cơ sở nghiên cứu khoa học chưa chắc chắn, hoặc khó kiểm soát được tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, liên quan đến nhiều vùng lãnh thổ, ngành, lĩnh vực thì cần thận trọng khi góp ý kiến và phải xem xét kỹ chương trình có thỏa mãn các điều kiện theo quy định hay không để có ý kiến trong từng trường hợp cụ thể.
  • Nếu chương trình không phù hợp với các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch của Nhà nước thì Văn bản nhận xét cần tỏ rõ chính kiến không đồng ý với mục tiêu của chương trình.

2.2. Về công nghệ và thiết bị thực hiện chương trình:

2.2.1. Về giải pháp công nghệ:

  • Xem xét thực trạng phát triển khoa học và công nghệ trong và sau thực hiện chương trình.
  • Xem xét phương hướng phát triển khoa học và công nghệ thông qua chương trình.
  • Xem xét các giải pháp để phát triển khoa học và công nghệ (cơ chế, chính sách, nguồn vốn, nguồn nhân lực, … cho khoa học và công nghệ).
  • Xem xét các dự án đầu tư thành phần về việc sử dụng công nghệ, lựa chọn công nghệ, giải pháp công nghệ, …

2.2.2. Về thiết bị:

Nêu nhận xét về thiết bị sử dụng trong dự án đầu tư thành phần của chương trình (nếu có): Dây chuyền thiết bị có  phù hợp với mục tiêu của dự án không ? có đồng bộ không ? Thiết bị của dự án là mới hay cũ. Nếu sử dụng thiết bị cũ thì có tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam không? 

2.3.  Về những vấn đề khác có liên quan (nếu có):

  • Năng lực chuyên môn, năng lực tài chính (khả năng huy động vốn, hoàn vốn, trả nợ...), tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân chủ quản chương trình, đơn vị tư vấn lập chương trình, …
  • Hiệu quả của chương trình (các lợi ích kinh tế - xã hội do chương trình mang lại, hiệu quả của chương trình đối với sự phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành).
  • Các yếu tố ảnh hưởng của chương trình đối với môi trường và các giải pháp công nghệ xử lý môi trường, các nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường và cách phòng ngừa.

-Đánh giá những thuận lợi và cản trở về mặt bảo vệ môi trường đối với địa điểm thực hiện chương trình.

  • Lao động và đào tạo.
  • An toàn và vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
  •  v.v...

Nơi nhận :

  • Như trên;
  • Lưu: ...

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

THẨM ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC

(ký tên, đóng dấu)   

 

([1] )  Ghi tên Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản của Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

([2])  Ghi tên Cơ quan thẩm định cơ sở khoa học của chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

([3])   Ghi tên Cơ quan chủ trì thẩm định chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Mẫu 4

03/2016/TT-BKHCN

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ ([1])

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ ([2])
 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

….…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

Số:       /…. -….

 

 







Kính gửi: ..............................................([3])

          Phúc đáp Công văn số .......... ngày ..... tháng ..... năm .... của .....(3).... về việc thẩm định công nghệ của dự án đầu tư........., Cơ quan thẩm định công nghệ của dự án đầu tư (2) có ý kiến như sau:

1. Tóm tắt dự án đầu tư

Cần nêu một số nội dung cơ bản nhất sau đây trong phần đầu của Văn bản thẩm định:

1.1. Mục tiêu dự án đầu tư.

1.2. Tổng vốn đầu tư, vốn điều lệ, các giai đoạn đầu tư, xuất xứ nguồn vốn (vốn ngân sách nhà nước, vốn của nhà đầu tư, vốn vay ...).

1.3. Hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, ODA, ...), chủ đầu tư, người đại diện có thẩm quyền.

1.4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư (vị trí, diện tích ...).

1.5. Thời gian hoạt động của dự án đầu tư.

  1. Nhận xét về dự án đầu tư

2.1. Về cơ sở khoa học của dự án:

Với mục tiêu nêu ở phần trên, cần đối chiếu với chủ trương, chính sách, quy hoạch của nhà nước xem có cần thiết, có phù hợp không và xem xét ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án để đưa ra chính kiến của Cơ quan thẩm định công nghệ là ủng hộ hay phản đối mục tiêu của dự án. Có nhiều mức độ khác nhau để thể hiện chính kiến:

  • Các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của dự án đầu tư.
  • Nếu dự án thuộc loại đặc biệt khuyến khích đầu tư, thực hiện thì trong bản nhận xét cần thể hiện cơ quan tổ chức thẩm định hoàn toàn nhất trí với mục tiêu của dự án và đề nghị dự án sớm được thực hiện.
  • Nếu dự án thuộc loại khuyến khích đầu tư, thực hiện thì trong bản nhận xét cần thể hiện sự ủng hộ của cơ quan tổ chức thẩm định qua việc nhận xét dự án nên được khuyến khích đầu tư.
  • Nếu dự án thuộc các loại trên nhưng có những điểm cần lưu ý thì trong Văn bản thể hiện sự đồng ý với mục tiêu của dự án và lưu ý các vấn đề cần bổ sung, làm rõ.
  • Nếu dự án thuộc loại đầu tư có điều kiện thì cần thận trọng khi góp ý kiến và phải xem xét kỹ dự án có thỏa mãn các điều kiện theo quy định hay không để có ý kiến trong từng trường hợp cụ thể.
  • Nếu dự án không phù hợp với các chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước thì cần tỏ rõ chính kiến không đồng ý với mục tiêu của dự án đầu tư.

2.2. Về công nghệ và thiết bị:

2.2.1. Về công nghệ:

  • Nêu rõ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao hoặc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
  • Nêu tóm tắt công nghệ của dự án: Quy trình công nghệ, đặc điểm nổi bật của công nghệ v.v...
  • Nhận xét trực tiếp về công nghệ: Sự hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ, tính mới của công nghệ, tính thích hợp của công nghệ, phương án lựa chọn công nghệ.
  • Nhận xét những yếu tố gián tiếp của công nghệ: Về nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất; sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đối với dây chuyền công nghệ, v.v...
  • Nếu có nội dung chuyển giao công nghệ thì lưu ý chủ đầu tư cần thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Trong trường hợp nếu dự án đầu tư có góp vốn bằng công nghệ thì cần xem xét dự thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ có phù hợp với quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ không?

2.2.2. Về thiết bị:

Nêu nhận xét về thiết bị sử dụng trong dự án: Dây chuyền thiết bị có phù hợp với mục tiêu của dự án không? có đồng bộ không? Thiết bị của dự án là mới hay cũ?

Nếu dự án đầu tư có liệt kê danh sách máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu, cần có nhận xét về các nội dung: mức độ cũ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ (năm sản xuất, thời gian đã sử dụng, thời gian sử dụng còn lại, ...); Nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; sự phù hợp của các đặc tính kỹ thuật chính của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng với các quy định về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.   

2.3.  Về những vấn đề khác có liên quan (nếu có):

  • Năng lực chuyên môn, năng lực tài chính (khả năng huy động vốn, hoàn vốn, trả nợ...), tư cách pháp nhân của chủ đầu tư .

-Các yếu tố ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường và các giải pháp công nghệ xử lý môi trường, các nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường và cách phòng ngừa.

  • Lao động và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật bảo đảm vận hành dây chuyền công nghệ.

 

Nơi nhận :
- Như trên;
- Lưu: ...

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ
(ký tên, đóng dấu)

 


([1] )  Ghi tên Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản của Cơ quan thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

([2])  Ghi tên Cơ quan thẩm định công nghệ của dự án đầu tư.

([3])  Ghi tên Cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư.

 

Mẫu 5

03/2016/TT-BKHCN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                  ….…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

 

Tên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội: …………………………………

 

  1. Thông tin chung:

Thông tin của chuyên gia, tổ chức tư vấn:

          Nếu là chuyên gia:

  • Tên Chuyên gia:
  • Học hàm, học vị:
  • Tên cơ quan công tác:

          Nếu là tổ chức tư vấn:

  • Tên Tổ chức:
  • Địa chỉ:               Số điện thoại:
  • Người đại diện:

 

B. Nội dung:

  1. Về sự cần thiết của chương trình phát triển kinh tế - xã hội:
  • Rất cần thiết:
  • Cần thiết :
  • Cần xem xét thêm :
  1. Về cơ sở khoa học :

-   Luận chứng về sự cần thiết.

-   Quan điểm và mục tiêu phát triển.

-   Sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hay vùng lãnh thổ, địa phương và của ngành, lĩnh vực.

-   Tính khả thi của chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

  1. Cơ sở pháp lý, luận cứ khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tư liệu sử dụng để lập, xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội:
  • Các căn cứ pháp lý. 

-   Nguồn gốc cơ sở dữ liệu, thông tin được sử dụng để xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội ; đánh giá mức độ tin cậy của số liệu.

  1. Phân tích, đánh giá phương án, giải pháp về bố trí hợp lý các nguồn lực bảo đảm tính khả thi của chương trình phát triển kinh tế - xã hội:

- Nguồn vốn thực hiện chương trình.

- Nguồn nhân lực thực hiện chương trình.

- Đánh giá giải pháp bố trí hợp lý các nguồn lực cần thiết thực hiện chương trình.

  1. Đánh giá tác động của chương trình phát triển kinh tế - xã hội đến sự phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương, vùng, lãnh thổ và đất nước:

- Tác động tích cực.

- Tác động tiêu cực.

6.  Về các vấn đề khác có liên quan:

- Danh mục các dự án đầu tư thành phần (sự hợp lý, cần thiết của các dự án đầu tư,…).

- Kế hoạch, thời gian, tiến độ thực hiện chương trình.

7. Kết luận:

+ Ủng hộ.

+ Không ủng hộ.

+ Kiến nghị (nếu có).

                                                    

                CHUYÊN GIA, ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

       (Ký và ghi rõ họ và tên)

 

                                                                     Mẫu 6

03/2016/TT-BKHCN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

         ….…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

       Tên của dự án đầu tư: …………………………………

 

  1. Thông tin chung:

Thông tin của chuyên gia, tổ chức tư vấn:

          Nếu là chuyên gia:

  • Tên Chuyên gia:
  • Học hàm, học vị:
  • Tên cơ quan công tác:

          Nếu là tổ chức tư vấn:

  • Tên Tổ chức:
  • Địa chỉ:               Số điện thoại:
  • Người đại diện:

 

B. Nội dung:

  1. Về mục tiêu của Dự án đầu tư (dự án):
  • Đặc biệt khuyến khích.
  • Khuyến khích.
  • Cần xem xét thêm.
  1. Về công nghệ và thiết bị :

2.1. Về công nghệ :

+ Quy trình công nghệ (nêu rõ ưu, nhược điểm).

+ Sự hoàn thiện của công nghệ.

+ Công nghệ thuộc loại tiên tiến/hiện đại hoặc lạc hậu.

+ Tính mới của công nghệ.

+ Tính thích hợp của công nghệ.

+ Hiệu quả của công nghệ đối với sự phát triển của địa phương,  ngành sản xuất.

+ ……

2.2. Về thiết bị:

+ Đánh giá sự phù hợp và tính đồng bộ của thiết bị trong dây chuyền công nghệ.

+ Tình trạng thiết bị có phù hợp với yêu cầu của sản xuất, với mục tiêu của dự án không ?

+ Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đáp ứng được các quy định về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường ?

  1. Về bảo vệ môi trường:

3.1. Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng của công nghệ đối với môi trường (đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn sự cố môi trường).

3.2. Các giải pháp công nghệ xử lý môi trường.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo vệ môi trường đối với địa điểm thực hiện dự án.

4.  Về các vấn đề khác có liên quan:

4.1. Về nguồn cung cấp nguyên liệu.

4.2. Địa điểm đầu tư/thực hiện chương trình.

4.3. Vốn, nguồn nhân lực thực hiện dự án đầu tư/chương trình.

4.4. Năng lực của chủ đầu tư/chủ quản chương trình/đơn vị tư vấn.

4.5. Tư cách pháp nhân.

……

5. Kết luận:

+ Ủng hộ.

+ Không ủng hộ.

+ Kiến nghị (nếu có):

                                              

CHUYÊN GIA, ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Mẫu 7

03/2016/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

      ………, ngày     tháng    năm 20  …

     

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

1. Họ và tên chuyên gia (học hàm, học vị):


Ủy viên phản biện:

Ủy viên Hội đồng:

2. Quyết định thành lập hội đồng:

3. Tên dự án/chương trình:

4. Các tiêu chí đánh giá:

      4.1.Về mục tiêu của dự án/chương trình:

     4.2. Về cơ sở khoa học

     4.3. Về công nghệ của dự án/chương trình:

     4.4. Về thiết bị của dự án/chương trình:

     4.5. Về các vấn đề khác có liên quan:  

5. Nhận xét và đánh giá tổng hợp về cơ sở khoa học, công nghệ của dự án/chương trình:

6. Khuyến nghị của thành viên hội đồng về những điểm cần bổ sung, giải trình làm rõ:
 

  • Kiến nghị nhất trí với cơ sở khoa học, công nghệ của dự án/chương trình

 

  • Kiến nghị không nhất trí với cơ sở khoa học, công nghệ của dự án/chương trình

 

 

 

 

                              THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

                                  (Họ, tên và chữ ký)

 

Mẫu 8

03/2016/TT-BKHCN

 

CƠ QUAN TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

      ………, ngày     tháng    năm 20  …

     

 

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

A. Những thông tin chung

1. Tên dự án đầu tư/chương trình:

2. Quyết định thành lập Hội đồng:

3. Phiên họp hội đồng:

            3.1. Địa điểm họp:

            3.2. Thời gian họp:

            3.3.Thành viên Hội đồng:

 

TT

Họ và tên

Học hàm, học vị,

Cơ quan công tác

Chức danh

trong hội đồng

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

….

 

 

 

- Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên hội đồng: …../…..

- Số thành viên vắng mặt : ……..  người, gồm các thành viên:

4. Đại biểu tham dự cuộc họp:

 

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

1

 

 

2

 

 

3

 

 

 

 

B. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc và cử Thư ký khoa học của Hội đồng.

2. Chủ đầu tư/chủ quản chương trình báo cáo tóm tắt dự án (nếu có).

3. Ý kiến nhận xét của các phản biện:

3.1. Về mục tiêu của dự án:

3.2. Về cơ sở khoa học

3.3. Về công nghệ của dự án:

3.4. Về thiết bị của dự án:

3.5. Về các vấn đề có liên quan khác:

4. Ý kiến của các thành viên Hội đồng:

5. Giải trình của chủ đầu tư (nếu có):

6. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng:

6.1. Kết quả đánh giá:

- Về mục tiêu của dự án:

- Về công nghệ và thiết bị:

- Về các vấn đề khác có liên quan:

6.2. Kiến nghị của Hội đồng:

- Về mục tiêu:          

- Về công nghệ và thiết bị:

- Về các vấn đề liên quan khác:

7. Kết quả bỏ phiếu:          

Số phiếu kiến nghị nhất trí với công nghệ của dự án

 

Số phiếu kiến nghị không nhất trí với công nghệ của dự án

 

8. Kết luận của Hội đồng :                                        

THƯ KÝ KHOA HỌC

(Họ, tên và chữ ký)

TM. HỘI ĐỒNG

CHỦ TỊCH

(Họ, tên và chữ ký)

                                                                                     

 

Mẫu 9

03/2016/TT-BKHCN

 

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:       /…. -….

….…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

BÁO CÁO

 Tình hình thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ

năm 20..

                          

                                       Kính gửi : Bộ Khoa học và Công nghệ

Căn cứ vào tình hình thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ của tỉnh trong năm …., Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh… xin báo cáo tình hình thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ như sau:

TT

Tên chương trình phát triển KT-XH/Dự án đầu tư

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư/quyết định đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/phê duyệt chương trình phát triển KT-XH

Cơ quan đề nghị thẩm định cơ sở khoa học, thẩm định công nghệ

Tổng mức đầu tư thực hiện chương trình phát triển KT-XH/dự án đầu tư

Nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình phát triển KT-XH/dự án đầu tư

Tên và xuất xứ công nghệ chính của dự án đầu tư/giải pháp công nghệ của chương trình phát triển KT-XH

Dự án/chương trình góp vốn bằng công nghệ

Dự án/chương trình nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Tình hình nhận xét, đóng góp ý kiến thẩm định

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- …………;
- ……………;
- Lưu: VT, ….  

 

 

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

 

                         
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Circular No. 03/2016/TT-BKHCN dated March 30, 2016 of the Ministry of Science and Technology on procedures, contents and applications for assessment of scientific rationales of socio-economic development plans and technologies applied to investment projects

Pursuant to the Law on Science and Technology dated June 18, 2013;

Pursuant to the Law of Investment dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law of Investment dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law of Construction dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/2014/ND-CP dated January 27, 2014 detailing the implementation a number of articles of the Law on Science and Technology;

Pursuant to the Government s Decree No. 118/2015/ND-CP dated November 12, 2015 detailing the implementation a number of articles of the Law on Investment;

Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2015/ND-CP on management of construction projects dated June 18, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 20/2013/ND-CP dated February 26, 2013 defining functions, power, obligation and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

At requests of the Directors of the Department of Technology Appraisal, Examination and Assessment and Department of Legislation, the Minister of Science and Technology hereby issues this Circular providing regulations on applications, contents and procedures for assessment of scientific rationale of socio-economic development plans and project technologies.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subject of application

1.Scope of adjustment

This Circular provides regulations on applications, contents and procedures for assessment of rationales of socio-economic development plans (hereinafter referred to as “scientific rationale assessment”); assessment of technologies applied to projects under the investment policies and projects granted Investment Certificate but not included in the investment policies under the laws on Investment; or projects under the investment policies or investment decision by competent authorities under laws on investment and construction (hereinafter referred to as “technology assessment”).

2.Subject of application

This Circular applies to State regulatory authorities, organizations and individuals engaging in compiling and assessing socio-economic development plans and investment projects.

Article 2. Interpretation

For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:

1.Socio-economic development plans (hereinafter referred to as “development plan”)refersto a set of missions, objectives and solutions to development of socio-economics, science and technology, environment, mechanism, policies, legislation and organization to achieve development objectives set out in strategies or planning for socio-economic development of the whole country, regions or provinces; or of any sector within a designated period of time.

2.Project assessment presiding authorityrefers to every State competent authority taking charge of and collecting assessment opinions of relevant regulatory authorities in order to issue Investment Registration Certificate or request competent authorities to issue investment policies and investment decision under provisions of laws.

3.Development plan assessment presiding authorityrefers to every State competent authority taking charge of and collecting assessment opinions of relevant local regulatory authority to requestcompetentauthority to approve the development plans.

Article 3. Authorities taking charge of assessing scientific rationales

1. The Ministry of Science and Technology shall receive applications for assessment and carry out the scientific rationale assessment of development plans under the competence of the Prime Minister; and shall carry out the technology assessment of projects under the investment policies or investment decisions by the National Assembly of Vietnam, Prime Minister, Heads of Ministries and Central authorities.

2. Departments of Science and Technology of provinces and centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as “Department of Science and Technology of province”) shall receive applications for scientific rationale assessment and carry out the scientific rationale assessment of local development plans not included in clause 1 of this Article; or projects granted investment registration certificates by local government but beyond the investment policies.

Article 4. Funds for scientific rationale assessment and technology assessment

The assessment of scientific rationales and project technologies shall be funded by the State budget under current provisions of laws.

Chapter II

APPLICATIONS AND PROCEDURES FOR SCIENTIFIC RATIONALE ASSESSMENT

Article 5. Applications for scientific rationale assessment

Every application for scientific rationale shall include:

1.A written request of the presiding authority.

2.Enclosed documents submitted to the State regulatory authority competent to approve the development plan under provisions of laws on compilation, approval and management of socio-economic development master plans.

3.Reports on research findings of development plan rationales and reality.

4.Records of research findings acceptance (if any).

5.Lists of projects included in the development plan (if any).

Article 6. Elements of scientific rationale assessment

1. The necessity of the development plan

2. Socio-economic conditions and the reality of socio-economic status (location, topography, hydrography, socio-economic status, etc.); the former development plan effectiveness (if any); comparative advantages, difficulties, shortcomings and international experience (if any).

3. Legal basis, scientific grounds, reliability of information, figures and documents used for the compilation of the development plan.

4. Development standpoints and objectives.

5. The impact of the development plan on the socio-economic development and sustainability of the respective sector or field development or areas or the country.

6. The consistency with master plans for socio- economic development of the nation, territories, respective sector or field and other relevant approved planning.

7. Primary objectives; strategies and solutions to the socio-economic execution.

8. Technology solutions and resources; the feasibility and performance management of the development plan; basis of project elements or the priority (if any).

9. Other relevant aspects (if any)

The scientific rationale assessment sheet shall be made using form 1 in the Annex herewith. The assessment record shall be made using form 3 in the Annex herewith.

Article 7. Procedures for scientific rationale assessment

1.The presiding authority shall submit 01 application stipulated in Article 5 hereof to the assessing authority under Article 3 hereof.

2.Within 15 working days from the date of receipt oftheapplication, the assessing authority shall submit their assessment record to the presiding authority.

3. In case of a complicated socio-economic development plan having far-reaching impact, the assessing authority may consult experts or independent consultancies or set up a consulting board.

a)In case of consultation with experts or independent consultants, the assessing authority shall submit their request for consultation to experts or independent consultants. Experts and independent consultants must be experienced and qualified organizations or individuals. The expert and consultant’s advices shall be considered grounds of development plan assessment.

The assessment sheet for experts and independent consultants shall be made using form 5 in the Annex herewith.

b) In case of consultation with science and technology consulting board, the assessment period may last longer but shall not exceed 30 working days and the assessing authority shall submit a prior notice to the presiding authority. The head of the assessing authority has the power to set up the consulting board. The science and technology consulting board shall be set up and carry out the assessment in accordance with laws on science and technology.

The assessment sheet for consulting board members and assessment record shall be made using form 7 and 8 in the Annex herewith.

4. Assessment methods shall be selected by the head of the assessing authority.

Chapter III

APPLICATIONS AND PROCEDURES FOR TECHNOLOGY ASSESSMENT

Article 8. Applications for technology assessment

Every application for technology assessment shall include:

1.A written request by the presiding authority.

2.Project documents which specify name and origin of technology, technology process diagrams, technology analysis; main specifications of machine and technology lines (lists of machinery, equipment and technology lines; their properties, functions and capacity) under provisions of laws.

3.Reports on research findings of project rationales and reality (if any).

4.Records of research findings acceptance (if any).

5.Socio-economic impact assessment.

6.Preliminary environmental impact assessment.

7.Technology transfer agreement draft (if the contribution in form of technology is included).

8.Lists of secondhand imported machinery, equipment and technology lines (if any).

Article 9. Elements of technology assessment

1. Technologies applied to investment projects:

a) Evaluating technologies on the list of technologies (whether or not it is transferred, limited to be transferred or prohibited to be transferred) under provisions of laws on technology transfer;

b) Evaluating the effectiveness of technology lines in producing expected products;

c) Assessing the conformity of technology lines with energy efficiency standards, industrial hygiene and HSE;

d) Evaluating the selected technology mentioned in project documents -. Analyzing and comparing the pros and cons of each technology, the completion of technology, technology enhancement and its compatibility;

dd) For projects in hi-tech zones, examining the compliance with regulations and standards under laws and high-tech, besides provisions hereof.

2. Products produced by technologies and market:

a) Examining applicable product quality standards;

b) Forecasting domestic and overseas market demand with due account taken of products of the same category and reliability;

c) Estimating the market share and export rate;

d)Estimating the competitiveness (in aspects of quality, design and prices)

3. Equipment required in technology lines.
The following elements shall be assessed:

a) – Equipment quality and functions

b) The synchronization of equipments of a technology lines (lists of equipment by stage performance and its quality and quantity). The compatibility and synchronization of equipment in case that the investor contributes his/her capital in form of equipment.

c) Technical properties, capacity, status (brand new or secondhand) and warranty period of such equipment, according to the list of main equipment required in the investment project.

d) For projects using secondhand imported machinery, equipment and technologies, it is necessary to have elements mentioned in point a and b of this clause and the following elements assessed:

- The conditions of machinery, equipment and technology lines (age or production year, used period, the remaining useful life, etc.).

- Origin of machinery, equipment or technology lines;

- The conformity with Vietnam s technical regulations (QCVN) or Vietnam’s standards (TCVN) or G7 countries’ standards on safety, energy efficiency and environmental protection.

4. Materials, fuel, components and spare parts required in investment projects.

a) Estimating the capacity of exploitation, supply, transportation, storage of materials and fuel used for the project.

b) Evaluating the category, weight and value of components, spare parts or semi-finished products for processing, assembling or producing finished products.

c) Evaluating category, weight and value of imported materials and fuel, the possibility of using local or domestic materials or fuel or environmentally-friendly materials.

5. Socio-economic impact assessment.

Estimating the impact of technology on the local socio-economic development or sectors (the enhancement of technology, innovation of local technology, increase in product value and creation of competitive products).

6. Environmental impact assessment (the impact on environment, community and health…).

7. Other relevant aspects at requests of presiding authority (if any).

Article 10. Procedures for technology assessment

1.The presiding authority shall submit 01 application stipulated in Article 8 hereof to the assessing authority under Article 3 hereof.

2.Within 15 working days (for projects under the investment policies or investment decisions) or 10 working days (for projects granted Investment Certificates but beyond the investment policies) from the receipt of the application for assessment, the assessing authority shall submit a record of technology assessment to the presiding authority.

The technology assessment sheet shall be made using form 2 in the Annex herewith. The assessment record shall be made using form 4 in the Annex herewith.

3. In case of a sophisticated technology having far-reaching impact, the assessing authority may consult experts or independent consultancies or set up a science and technology consulting board.

a) In case of consultation with experts, the assessing authority shall submit their request for consultation to experts. Experts and independent consultants must be experienced and qualified organizations or individuals. The expert and consultant’s advices shall be considered grounds for development plan assessment.

The assessment sheet for experts shall be made using form 6 in the Annex herewith.

b)In case of consultation with the science and technology consulting board, the head of the assessing authority has the power to set up the consulting board. The science and technology consulting board shall be set up and carry out the assessment in accordance with laws on science and technology.

The assessment sheet for consulting board members and assessment record shall be made using form 7 and 8 in the Annex herewith.

4. Assessment methods shall be selected by the head of assessing authority.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 11. Implementation organizations

1. The Department of Technology Appraisal, Examination and Assessment shall take charge of the implementation of this Circular.

2. Departments of Science and Technology of provinces shall submit annual reports on technology assessment using form 9 in the Annex herewith Government Inspectorate the Ministry of Science and Technology by January 31 of every year.

Article 12. Effect

1. This Circular takes effect on May 15, 2016.

2.This Circular replaces the Circular No. 10/2009/TT-BKHCN guiding the assessment of technology applied to investment projects dated April 4, 2009.

3.Any issues arising in connection to the implementation of this Circular shall be promptly reported to the Ministry of Science and Technology. /.

The Minister of Science and Technology

Nguyen Quan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 03/2016/TT-BKHCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất