Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư

thuộc tính Quyết định 71/2010/QĐ-TTg

Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:71/2010/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/11/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ban hành Quy chế đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP)
Ngày 09/11/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP).
Lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức PPP bao gồm: Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ; đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt; giao thông đô thị; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; hệ thống cung cấp nước sạch; nhà máy điện; y tế (bệnh viện); môi trường (nhà máy xử lý chất thải); các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Vốn đầu tư thực hiện các Dự án theo mô hình PPP của khu vực tư nhân gồm vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư, các nguồn vốn thương mại trong nước và quốc tế và các nguồn vốn khác được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án; Nhà đầu tư có thể huy động vốn vay thương mại, các nguồn vốn khác (không có bảo lãnh của Chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án. Trình tự thủ tục tiến hành lập, đầu thầu, ký hợp đồng, cấp giấy chứng nhận đầu tư để triển khai dự án được quy định cụ thể trong Quy chế này.
Theo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đầu tư theo hình thức PPP là hình thức đầu tư được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công. Hơn thế nữa, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, cần xây dựng chính sách nhằm khuyến khích đầu tư theo các hình thức mới để huy động tối đa các nguồn vốn từ xã hội cho phát triển hạ tầng. Mặt khác Chính phủ cũng đã có Nghị định về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO và BT, nhiều dự án cũng đã triển khai theo các hình thức này, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP được ban hành kỳ vọng sẽ đem lại nhiều hiệu quả đầu tư vào các Dự án quan trọng tầm cỡ quốc gia, đặc biệt là đầu tư FDI.
Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2011, đồng thời Quy chế được thực hiện trong thời gian từ 3 đến 5 năm kể từ ngày có hiệu lực cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư thay thế Quy chế này.

Xem chi tiết Quyết định71/2010/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------------
Số: 71/2010/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2010
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THÍ ĐIỂM ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ
-----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư” để thực hiện một số dự án, tạo cơ sở để tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2011.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu có những phát sinh, vướng mắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
QUY CHẾ
THÍ ĐIỂM ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG - TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
 
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 
1. Quy chế này quy định điều kiện, thủ tục và nguyên tắc áp dụng thí điểm đối với một số Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công theo hình thức đối tác công - tư trong các lĩnh vực quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này gồm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư là việc nhà nước và Nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở Hợp đồng dự án.
2. Dự án là Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
3. Đề xuất dự án là đề nghị của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Nhà đầu tư về một Dự án thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
4. Phần tham gia của Nhà nước là tổng hợp các hình thức tham gia của Nhà nước bao gồm: Vốn nhà nước, các ưu đãi đầu tư, các chính sách tài chính có liên quan, được tính trong tổng mức đầu tư (tổng vốn đầu tư) của Dự án, nhằm tăng tính khả thi của Dự án. Căn cứ tính chất của từng Dự án, Phần tham gia của Nhà nước có thể gồm một hoặc nhiều hình thức nêu trên. Phần tham gia của Nhà nước không phải là phần góp vốn chủ sở hữu trong Doanh nghiệp dự án, không gắn với quyền được chia lợi nhuận từ nguồn thu của Dự án.
5. Vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác có dẫn đến nợ công do nhà nước quản lý.
6. Danh mục dự án là danh sách các Dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp từ các Đề xuất dự án của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Điều 14 của Quy chế này.
7. Hợp đồng dự án là hợp đồng được ký kết giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, trong đó, nhà nước nhượng quyền cho Nhà đầu tư được phép đầu tư, khai thác công trình, cung cấp dịch vụ công trong một thời gian nhất định. Căn cứ tính chất của từng Dự án cụ thể, Hợp đồng dự án quy định cam kết về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và Nhà đầu tư.
8. Doanh nghiệp dự án là Doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật để quản lý và thực hiện Dự án trên cơ sở Giấy chứng nhận đầu tư và Hợp đồng dự án.
9. Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư xây dựng công trình) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để thiết kế, xây dựng và vận hành, quản lý Công trình kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công - tư.
Điều 3. Nguyên tắc thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
1. Bảo đảm mục tiêu thu hút nguồn vốn của khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để cung cấp dịch vụ công.
2. Vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án (không bao gồm Phần tham gia của Nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Quy chế này) gồm vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư, các nguồn vốn thương mại trong nước và quốc tế và các nguồn vốn khác được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công.
3. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong Dự án phải đảm bảo tối thiểu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án. Nhà đầu tư có thể huy động vốn vay thương mại, và các nguồn vốn khác (không có bảo lãnh của Chính phủ) tới mức tối đa bằng 70% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia Dự án.
4. Lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện Dự án trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, phù hợp với pháp luật Việt Nam, theo tập quán và thông lệ quốc tế.
Điều 4. Lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư
1. Đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
2. Đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt.
3. Giao thông đô thị.
4. Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông.
5. Hệ thống cung cấp nước sạch.
6. Nhà máy điện.
7. Y tế (bệnh viện).
8. Môi trường (nhà máy xử lý chất thải).
9. Các Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Tiêu chí lựa chọn Dự án
Dự án thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư phải đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
1. Dự án quan trọng, quy mô lớn, có yêu cầu cấp thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế theo Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án có khả năng hoàn trả vốn cho Nhà đầu tư từ nguồn thu hợp lý từ người sử dụng.
3. Dự án có khả năng khai thác được lợi thế về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, vận hành và sử dụng hiệu quả năng lực tài chính của khu vực tư nhân.
4. Các tiêu chí khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Chi phí chuẩn bị đầu tư
1. Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm chi phí lập và công bố danh mục Dự án, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức lựa chọn Nhà đầu tư và các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan. Chi phí chuẩn bị đầu tư được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác (nếu có).
2. Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện Dự án phải thanh toán cho nhà nước chi phí lập Báo cáo nghiên cứu khả thi nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một bên tham gia Hợp đồng dự án và thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo thỏa thuận với Nhà đầu tư tại Hợp đồng dự án.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập bộ phận chuyên trách hoặc chỉ định cơ quan chuyên môn của mình làm đầu mối để tiến hành các công việc liên quan đến Dự án, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Hợp đồng dự án. Trong mọi trường hợp Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình đã cam kết theo Hợp đồng dự án.
Điều 8. Tổ công tác liên ngành
1. Tổ công tác liên ngành do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập để hỗ trợ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xây dựng và triển khai Dự án.
Thành phần của Tổ công tác liên ngành bao gồm đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan khác. Thành viên Tổ công tác liên ngành có trách nhiệm giúp các Bộ, ngành do mình đại diện tham gia ý kiến về lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành đối với Dự án.
2. Tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ:
a) Cử thành viên tham gia tổ chuyên gia đấu thầu lựa chọn tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chuyên gia đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án;
b) Tham gia thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, kết quả lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án;
c) Tham gia thương thảo, hoàn thiện Hợp đồng dự án;
d) Hỗ trợ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai Dự án;
đ) Tổng hợp kinh nghiệm từ các Dự án thí điểm để hoàn thiện chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực cho các ngành và địa phương;
e) Hỗ trợ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Quy chế này và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
Chương 2.
PHẦN THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC
 
Điều 9. Phần tham gia của Nhà nước
1. Phần tham gia của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Tổng giá trị Phần tham gia của Nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 10. Vốn nhà nước trong Phần tham gia của Nhà nước
1. Căn cứ tính chất của từng Dự án cụ thể, Vốn nhà nước có thể được sử dụng để trang trải một phần chi phí của Dự án, xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư hoặc các công việc khác trong trường hợp cần thiết.
2. Việc lập kế hoạch Vốn nhà nước đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Việc huy động, ký kết và phân bổ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn vay có bảo lãnh của Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc bảo lãnh của Chính phủ và Phần tham gia của Nhà nước sẽ được xem xét, quyết định trên cơ sở từng dự án cụ thể, bảo đảm dự án khả thi về tài chính và khả năng cân đối vĩ mô của Nhà nước.
Điều 11. Thực hiện Phần tham gia của Nhà nước
1. Các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 9 Quy chế này.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng Phần tham gia của Nhà nước theo quy định tại Hợp đồng dự án.
 
Chương 3.
CHUẨN BỊ DỰ ÁN
 
Điều 12. Đề xuất dự án của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng được duyệt, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập Đề xuất dự án theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đề xuất dự án bao gồm các nội dung sau:
a) Dự kiến quy mô, công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất;
b) Sự phù hợp của Dự án với các lĩnh vực, tiêu chí lựa chọn Dự án;
c) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; sơ bộ phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); đánh giá sơ bộ ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường sinh thái và môi trường xã hội;
d) Dự kiến tiến độ xây dựng công trình (khởi công, hoàn thành, nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác kinh doanh); thời gian khai thác công trình, phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh của Nhà đầu tư;
đ) Xác định sơ bộ các loại giá, phí hàng hóa, dịch vụ dự kiến thu từ việc khai thác công trình theo quy định hiện hành;
e) Các điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận công trình;
g) Dự kiến tổng mức đầu tư, xác định sơ bộ Phần tham gia của Nhà nước và đề xuất ưu đãi và cơ chế bảo đảm đầu tư của Dự án;
h) Phân tích hiệu quả tổng thể của Dự án bao gồm sự cần thiết của Dự án, những lợi thế và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư so với hình thức đầu tư toàn bộ bằng Vốn nhà nước, tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn đầu tư.
Điều 13. Đề xuất dự án của Nhà đầu tư
1. Trường hợp Nhà đầu tư chủ động đưa ra Đề xuất dự án thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14.
2. Đề xuất dự án của Nhà đầu tư phải được lập theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy chế này.
Điều 14. Lập danh mục Dự án
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi Đề xuất dự án về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa Dự án vào Danh mục dự án.
2. Đề xuất dự án của Nhà đầu tư được gửi về Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo chức năng quản lý nhà nước về ngành, lãnh thổ tương ứng với lĩnh vực, địa bàn thực hiện Dự án, đồng thời gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi. Đề xuất dự án được xem xét, đưa vào Danh mục dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và các cơ quan liên quan đến Dự án để thẩm định Đề xuất dự án, làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa Dự án vào Danh mục dự án. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan phải có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, quá thời hạn này thì được coi là không có ý kiến phản đối.
Điều 15. Công bố Danh mục dự án
Danh mục dự án được duyệt theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này được công bố công khai trên Báo Đấu thầu, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang tin điện tử của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng khác (trong trường hợp cần thiết).
Điều 16. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi
Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy định của pháp luật hiện hành và tập quán quốc tế để đảm bảo Dự án có khả năng huy động vốn đầu tư từ thị trường vốn trong nước và quốc tế, gồm những nội dung cơ bản như sau:
1. Quy mô, công suất, địa điểm, diện tích xây dựng, các hạng mục công trình, nhu cầu sử dụng đất;
2. Sự phù hợp của Dự án với các lĩnh vực, tiêu chí lựa chọn Dự án;
3. Phân tích, lựa chọn về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư; đánh giá ảnh hưởng của Dự án đối với môi trường sinh thái và môi trường xã hội;
4. Tiến độ xây dựng công trình (khởi công, hoàn thành, nghiệm thu và đưa công trình vào khai thác kinh doanh); thời gian khai thác công trình, phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh của Nhà đầu tư;
5. Tổng mức đầu tư;
6. Xác định mức phí người sử dụng đất đối với hàng hóa, dịch vụ công dự kiến thu từ việc kinh doanh khai thác công trình theo quy định hiện hành;
7. Các điều kiện, phương thức chuyển giao và tiếp nhận công trình;
8. Dự kiến Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án, ưu đãi và đảm bảo đầu tư của Dự án;
9. Phân tích rủi ro, quyền và nghĩa vụ của các bên.
10. Phân tích hiệu quả tổng thể của Dự án bao gồm sự cần thiết của Dự án, những lợi thế và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư so với hình thức đầu tư toàn phần bằng Vốn nhà nước, tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn đầu tư.
Điều 17. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
1. Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi
a) Căn cứ Danh mục dự án được duyệt theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đấu thầu theo quy định để lựa chọn tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.
b) Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan trực thuộc được ủy quyền tiến hành ký kết và triển khai hợp đồng với tư vấn được lựa chọn để lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.
2. Thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
Việc thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng áp dụng đối với các Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Điều 18. Phê duyệt Phần tham gia của Nhà nước, cơ chế bảo đảm đầu tư và các vấn đề khác
1. Trước khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại khoản 2 Điều 17 (sau khi tổ chức thẩm định Dự án), Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất Phần tham gia của Nhà nước, cơ chế bảo đảm đầu tư và các vấn đề khác vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương. Hồ sơ đề xuất bao gồm văn bản giải trình các nội dung trên đây, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu khác có liên quan.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định Phần tham gia của Nhà nước, cơ chế bảo đảm đầu tư và các vấn đề khác vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định Phần tham gia của Nhà nước, cơ chế bảo đảm đầu tư và các vấn đề khác vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương trên cơ sở đề xuất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 
Chương 4.
LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
 
Điều 19. Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư
1. Trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc quốc tế để lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện Dự án. Việc đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế, đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế.
2. Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, trình tự, thủ tục đấu thầu, dự thảo Hợp đồng dự án, kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, dự kiến Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án và cơ chế bảo đảm đầu tư của Dự án.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư, lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư theo quy định hiện hành.
Điều 20. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết Hợp đồng dự án
1. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư theo quy định tại Điều 19 của Quy chế này, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan liên quan thương thảo, hoàn thiện và ký tắt Hợp đồng dự án với Nhà đầu tư được lựa chọn. Nội dung Hợp đồng dự án được ký tắt phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn Nhà đầu tư.
2. Sau khi Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại Chương VI của Quy chế này, Nhà đầu tư và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành ký chính thức Hợp đồng dự án. Trường hợp cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có yêu cầu điều chỉnh Hợp đồng dự án, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư phải điều chỉnh những nội dung tương ứng của Hợp đồng dự án trước khi ký chính thức.
3. Phần tham gia của Nhà nước và các cơ chế bảo đảm đầu tư của Dự án quy định trong Hợp đồng dự án không được vượt quá những nội dung tương ứng theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
 
Chương 5.
HỢP ĐỒNG DỰ ÁN
 
Điều 21. Nội dung và hình thức của Hợp đồng dự án
Hợp đồng dự án quy định mục đích, phạm vi, nội dung Dự án; quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc thiết kế, xây dựng, kinh doanh, quản lý công trình Dự án.
Điều 22. Quyền tiếp nhận Dự án
1. Các Bên có thể thỏa thuận việc bên cho vay tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là quyền tiếp nhận Dự án) trong trường hợp Doanh nghiệp dự án hoặc Nhà đầu tư không thực hiện được các nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay. Sau khi tiếp nhận Dự án, bên cho vay phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của Doanh nghiệp dự án hoặc Nhà đầu tư quy định tại Hợp đồng dự án.
2. Điều kiện, thủ tục và nội dung quyền tiếp nhận Dự án của bên cho vay phải được quy định tại hợp đồng vay, văn bản bảo đảm vay hoặc thỏa thuận khác ký kết giữa Doanh nghiệp dự án hoặc Nhà đầu tư với Bên cho vay và phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 23. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng dự án
1. Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng dự án.
2. Việc chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và không được làm ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện Dự án và các điều kiện khác đã thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng dự án
1. Hợp đồng dự án có thể được sửa đổi, bổ sung do có sự thay đổi về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, tổng vốn đầu tư đã thỏa thuận hoặc do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo quy định tại Hợp đồng dự án.
2. Các Bên thỏa thuận trong Hợp đồng dự án các điều kiện sửa đổi, bổ sung Hợp đồng dự án.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Hợp đồng dự án phải được Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chấp thuận.
Điều 25. Thời hạn Hợp đồng dự án
Thời hạn Hợp đồng dự án do các Bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất của Dự án và có thể được gia hạn hoặc rút ngắn theo các điều kiện quy định tại Hợp đồng dự án.
Điều 26. Chấm dứt Hợp đồng dự án
1. Hợp đồng dự án chấm dứt hiệu lực do kết thúc thời hạn đã thỏa thuận hoặc kết thúc trước thời hạn do lỗi vi phạm của một trong các bên mà không có biện pháp khắc phục có hiệu quả, do sự kiện bất khả kháng hoặc các trường hợp khác quy định tại Hợp đồng dự án.
2. Các bên thỏa thuận trong Hợp đồng dự án các điều kiện chấm dứt Hợp đồng dự án và biện pháp xử lý khi Hợp đồng dự án chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 27. Áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ Hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan
1. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài được thực hiện đối với từng dự án cụ thể và được dự kiến tại Hồ sơ mời thầu.
2. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều này không được trái với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 28. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án
1. Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án được áp dụng dưới hình thức bảo lãnh của ngân hàng hoặc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Số tiền bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng không thấp hơn 2% tổng vốn đầu tư của Dự án;
3. Bảo đảm nghĩa vụ thực hiện Hợp đồng dự án có hiệu lực kể từ ngày Hợp đồng dự án được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành.
 
Chương 6.
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN
 
Điều 29. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các Dự án thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư nêu tại Điều 29 Quy chế này để tổ chức thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Hợp đồng dự án đã được ký tắt và các hợp đồng liên quan đến việc thực hiện Dự án (nếu có);
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
d) Hợp đồng liên doanh và Điều lệ Doanh nghiệp dự án (nếu có).
3. Nội dung thẩm tra gồm:
a) Các quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng dự án;
b) Tiến độ thực hiện Dự án;
c) Nhu cầu sử dụng đất;
d) Các giải pháp về môi trường;
đ) Phần tham gia của Nhà nước, ưu đãi đầu tư và cơ chế bảo đảm thực hiện Dự án.
4. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tiến hành thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà đầu tư trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Điều 31. Nội dung Giấy chứng nhận đầu tư
1. Giấy chứng nhận đầu tư gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của Nhà đầu tư;
b) Tên Dự án;
c) Mục tiêu và quy mô của Dự án;
d) Địa điểm thực hiện Dự án và diện tích đất sử dụng;
đ) Tổng vốn đầu tư của Dự án;
e) Thời hạn và tiến độ thực hiện Dự án; tiến độ huy động vốn theo Hợp đồng dự án;
g) Các ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có).
2. Điều kiện thanh toán theo quy định tại Hợp đồng dự án.
Điều 32. Thực hiện Dự án
1. Sau khi Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư đăng ký kinh doanh thành lập Doanh nghiệp dự án để thực hiện Dự án. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Tổ chức bộ máy quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của Doanh nghiệp dự án do Nhà đầu tư quyết định phù hợp với quy định của Hợp đồng dự án, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện Dự án được thỏa thuận theo một trong các cách thức sau:
a) Doanh nghiệp dự án, sau khi được thành lập, ký Hợp đồng dự án để cùng với Nhà đầu tư hợp thành một bên của Hợp đồng dự án;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án ký kết thỏa thuận cho phép Doanh nghiệp dự án tiếp nhận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Nhà đầu tư theo quy định tại Hợp đồng dự án. Thỏa thuận này là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng dự án.
4. Các bên trong Hợp đồng dự án, các cơ quan liên quan có trách nhiệm thực hiện Hợp đồng dự án theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 33. Tổ chức lựa chọn nhà thầu để triển khai Dự án
1. Doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác để thực hiện Dự án. Việc lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải thông báo cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày có quyết định lựa chọn nhà thầu.
Điều 34. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật và các điều kiện về sử dụng đất quy định tại Hợp đồng dự án.
Điều 35. Lập thiết kế kỹ thuật, giám sát, quản lý xây dựng Công trình Dự án
1. Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hợp đồng dự án, Doanh nghiệp dự án lập Thiết kế kỹ thuật gửi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra. Trường hợp Thiết kế kỹ thuật thay đổi so với Báo cáo nghiên cứu khả thi, Doanh nghiệp dự án phải trình Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Doanh nghiệp dự án tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế đã thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện Dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong Hợp đồng dự án.
4. Việc điều chỉnh tổng vốn đầu tư, thiết kế kỹ thuật và các điều kiện khác đã thỏa thuận tại Hợp đồng dự án chỉ được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho Dự án;
c) Khi quy hoạch thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của Dự án;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 36. Quản lý và kinh doanh công trình
1. Doanh nghiệp dự án thực hiện việc quản lý, kinh doanh công trình phù hợp với các quy định của pháp luật và theo các điều kiện thỏa thuận trong Hợp đồng dự án.
2. Doanh nghiệp dự án có thể thuê tổ chức quản lý thực hiện công việc nêu tại khoản 1 Điều này với điều kiện Doanh nghiệp dự án chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý.
3. Trong quá trình kinh doanh công trình, Doanh nghiệp dự án có nghĩa vụ:
a) Đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng hợp pháp các sản phẩm, dịch vụ do Doanh nghiệp dự án cung cấp; không được sử dụng quyền kinh doanh công trình để đối xử phân biệt hoặc khước từ phục vụ đối với các đối tượng sử dụng;
b) Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa công trình theo Hợp đồng dự án, bảo đảm công trình vận hành đúng thiết kế;
c) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ với số lượng và chất lượng và trong thời hạn thỏa thuận tại Hợp đồng dự án;
d) Bảo đảm việc sử dụng công trình theo các điều kiện quy định trong Hợp đồng dự án.
Điều 37. Giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu
1. Giá, phí hàng hóa, dịch vụ do Doanh nghiệp dự án cung cấp được quy định tại Hợp đồng dự án theo nguyên tắc bù đủ chi phí, có tính đến tương quan giá cả thị trường, bảo đảm lợi ích của Doanh nghiệp dự án, người sử dụng và nhà nước.
2. Doanh nghiệp dự án chỉ được điều chỉnh giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu theo các điều kiện quy định trong Hợp đồng dự án.
3. Khi điều chỉnh giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác (nếu có), Doanh nghiệp dự án phải thông báo trước ba mươi ngày làm việc cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc điều chỉnh giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác do Nhà nước quản lý phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Điều 38. Báo cáo tình hình thực hiện Dự án
1. Trong quá trình triển khai Dự án, Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện Dự án cho cơ quan cấp Giấy Chứng nhận đầu tư vào tháng 1 và tháng 7 hàng năm. Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 31 tháng 01 và 31 tháng 07 hàng năm.
2. Báo cáo tình hình thực hiện dự án gồm các nội dung chính sau:
a) Các thủ tục hành chính đã thực hiện trong kỳ;
b) Tiến độ góp vốn điều lệ và tình hình giải ngân vốn đầu tư;
c) Tiến độ xây dựng (nếu có);
d) Tình hình sử dụng lao động;
đ) Tình hình sử dụng đất (đối với dự án thuê đất trực tiếp của Nhà nước);
e) Tình hình nhập khẩu lắp đặt thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định hình thành dự án đầu tư (nếu có);
g) Tình hình triển khai sản xuất, kinh doanh;
h) Tình hình thực hiện các mục tiêu của dự án;
i) Tình hình thực hiện Phần tham gia của Nhà nước và các bảo đảm đầu tư;
k) Các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án (nếu có).
 
Chương 7.
QUYẾT TOÁN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG TRÌNH DỰ ÁN
 
Điều 39. Quyết toán công trình Dự án
1. Trong vòng sáu tháng kể từ ngày hoàn thành Công trình Dự án theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, Nhà đầu tư phải lập hồ sơ quyết toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với Nhà đầu tư việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng Công trình Dự án.
Điều 40. Chuyển giao Công trình Dự án
1. Tùy từng hình thức Hợp đồng dự án cụ thể, việc chuyển giao Công trình Dự án được thực hiện theo đặc thù của từng hình thức hợp đồng đó.
2. Việc chuyển giao Công trình phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình Dự án và các vấn đề có liên quan.
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu Doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình.
c) Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án phải bảo đảm tài sản được chuyển giao không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp để bảo đảm cho các nghĩa vụ khác của Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp Hợp đồng dự án có quy định khác.
d) Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo, và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ, đại tu để bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của Hợp đồng dự án.
đ) Sau khi tiếp nhận Công trình Dự án, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành Công trình theo chức năng, thẩm quyền hoặc giao cho Nhà đầu tư quản lý vận hành theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.
 
Chương 8.
ƯU ĐÃI VÀ BẢO ĐẢM ĐẦU TƯ
 
Điều 41. Ưu đãi đầu tư
1. Doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Doanh nghiệp dự án được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện Dự án.
Điều 42. Thuế đối với các nhà thầu tham gia thực hiện Dự án
1. Các nhà thầu nước ngoài (nếu có) tham gia thực hiện Dự án nộp các loại thuế và hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài.
2. Các nhà thầu Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Điều 43. Quyền thế chấp tài sản
1. Doanh nghiệp dự án được cầm cố, thế chấp các tài sản và quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Việc cầm cố, thế chấp tài sản của Doanh nghiệp dự án phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, tiến độ và hoạt động của Dự án theo quy định tại Hợp đồng dự án và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 44. Quyền mua ngoại tệ
1. Trong quá trình xây dựng và kinh doanh công trình, Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để đáp ứng các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, gồm:
a) Chi trả tiền thuê thiết bị, máy móc từ nước ngoài;
b) Nhập khẩu máy móc, thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
c) Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay nước ngoài;
d) Thanh toán các khoản nợ (gồm cả nợ gốc và lãi) vay ngân hàng bằng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị và các sản phẩm, dịch vụ khác để thực hiện Dự án;
đ) Chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư, các khoản thanh toán cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các khoản thu nhập hợp pháp khác ra nước ngoài (áp dụng đối với Nhà đầu tư nước ngoài).
2. Đối với một số Dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng công trình giao thông và xử lý chất thải, tùy thuộc yêu cầu thực hiện Dự án và căn cứ ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc bảo đảm cân đối ngoại tệ hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ theo thủ tục quy định tại Điều 18 Quy chế này.
Điều 45. Bảo đảm cung cấp các dịch vụ công cộng
1. Doanh nghiệp dự án được sử dụng đất đai, đường giao thông và các công trình phụ trợ khác để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp có khan hiếm về dịch vụ công ích hoặc có hạn chế về đối tượng được sử dụng công trình công cộng, Doanh nghiệp dự án được ưu tiên cung cấp các dịch vụ hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng các công trình công cộng để thực hiện Dự án.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hỗ trợ Doanh nghiệp dự án thực hiện các thủ tục cần thiết để được phép ưu tiên sử dụng dịch vụ và các công trình công cộng.
Điều 46. Bảo lãnh nghĩa vụ của Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án và các doanh nghiệp khác
Trong trường hợp cần thiết và tùy theo tính chất Dự án, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ xem xét, quyết định việc chỉ định cơ quan có thẩm quyền bảo lãnh cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và các nghĩa vụ hợp đồng khác cho Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện Dự án và bảo lãnh nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước bán nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ của Doanh nghiệp dự án.
 
Chương 9.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 47. Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định Đề xuất dự án, Phần tham gia của Nhà nước, cơ chế bảo đảm đầu tư và các vấn đề khác vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Tham gia ý kiến với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả lựa chọn Nhà đầu tư.
3. Tham gia, hỗ trợ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai Dự án.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát quá trình triển khai Dự án.
5. Hướng dẫn thực hiện các quy định về lựa chọn Nhà đầu tư, tổ chức thương thảo, ký kết Hợp đồng dự án và các vấn đề có liên quan khác.
6. Hướng dẫn Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển sử dụng cho các Dự án, bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, vốn nhà nước đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án và các chi phí khác liên quan đến quá trình thực hiện Dự án.
7. Lập kế hoạch ngân sách Trung ương sử dụng cho các Dự án.
8. Chủ trì vận động, quản lý nguồn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ song phương và đa phương theo quy định của pháp luật hiện hành và các nguồn vốn phù hợp khác để trang trải một phần các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư và đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
9. Làm đầu mối vận động, tiếp nhận và quản lý việc sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại của các nhà tài trợ song phương và đa phương theo quy định của pháp luật hiện hành dành cho các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực, xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, hỗ trợ kỹ thuật, xúc tiến đầu tư trong quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện Dự án.
10. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư để giới thiệu Danh mục dự án và Dự án cụ thể tới các Nhà đầu tư và các thị trường vốn thương mại trong và ngoài nước. Nội dung cụ thể của hoạt động xúc tiến đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định.
11. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị về quản lý, thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
12. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng kết, đánh giá việc triển khai Quy chế này làm cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 48. Nhiệm vụ của Bộ Tài chính
1. Tham gia thẩm định Đề xuất dự án để đưa vào Danh mục dự án.
2. Tham gia thẩm định về Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án, cơ chế bảo đảm đầu tư của Dự án và các vấn đề khác vượt thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương.
3. Hỗ trợ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thương thảo, hoàn thiện và ký kết Hợp đồng dự án đối với những nội dung thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
4. Chủ trì giám sát tiến độ góp vốn thực hiện Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
5. Hướng dẫn Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc triển khai giải ngân Phần tham gia của Nhà nước.
6. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển dành cho Dự án, bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư, Vốn nhà nước đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án và các chi phí cần thiết khác liên quan đến quá trình thực hiện Dự án.
7. Tham gia vận động, quản lý nguồn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ song phương và đa phương theo quy định của pháp luật hiện hành và các nguồn vốn phù hợp khác để trang trải một phần các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư và đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
8. Tham gia tổng kết, đánh giá việc triển khai Quy chế này làm cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 49. Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng các hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Tham gia ý kiến về việc áp dụng pháp luật nước ngoài (nếu có) dự kiến trong Hồ sơ mời thầu.
3. Tham gia đàm phán và có ý kiến về vấn đề pháp lý khác của hợp đồng Dự án theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong từng trường hợp cụ thể.
4. Tham gia tổng kết, đánh giá việc triển khai Quy chế này làm cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Quy chế này, các quy định khác của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 50. Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước
1. Tham gia ý kiến về mức độ bảo đảm ngoại tệ, các vấn đề liên quan đến nguồn vốn, quản lý ngoại hối và những vấn đề khác làm cơ sở thẩm định Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
2. Tham gia vận động, quản lý nguồn vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ song phương và đa phương theo quy định của pháp luật hiện hành và các nguồn vốn phù hợp khác theo quy định hiện hành để trang trải một phần các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư và đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
3. Hỗ trợ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đàm phán, hoàn thiện và ký kết Hợp đồng dự án đối với những nội dung thuộc chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
4. Phối hợp với Bộ Tài chính giám sát tiến độ góp vốn thực hiện Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế này, các quy định khác của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 51. Nhiệm vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển dành cho các Dự án thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư, Vốn nhà nước đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án và các chi phí cần thiết khác liên quan đến quá trình thực hiện Dự án.
2. Lập Đề xuất dự án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
3. Tiếp nhận Đề xuất dự án của nhà đầu tư, xem xét và đề nghị bổ sung Dự án vào Danh mục dự án theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.
4. Đóng góp ý kiến về Đề xuất dự án, Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án và các vấn đề khác theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án theo quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
6. Đề xuất dự kiến Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án và dự kiến cơ chế bảo đảm đầu tư của Dự án.
7. Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư phát triển được duyệt, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho Dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương hoặc vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ.
8. Trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm cả dự kiến Phần tham gia của Nhà nước) được duyệt theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Quy chế này, bố trí vốn đầu tư phát triển do Dự án (trong trường hợp Dự án đầu tư do địa phương quản lý, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm bố trí kế hoạch) để thực hiện đầu tư từ Vốn nhà nước đóng góp vào Phần tham gia của Nhà nước trong Dự án.
9. Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thương thảo, hoàn thiện, ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án theo quy định tương ứng tại Điều 19, Điều 20 của Quy chế này.
10. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện Dự án.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế này, các quy định khác của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 52. Điều khoản thi hành
1. Quy chế này được thực hiện trong thời gian từ 3 đến 5 năm kể từ ngày có hiệu lực cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư thay thế Quy chế này.
2. Những nội dung không quy định tại Quy chế này thì vận dụng quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Trường hợp trong quá trình thực hiện Quy chế thí điểm này nếu có những vấn đề phát sinh cần xử lý khác với các quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 71/2010/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, November 09, 2010

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON PILOT INVESTMENT IN THE PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP FORM

 

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;

Pursuant to the November 29, 2005 Bidding Law;

At the proposal of the Ministry of Planning and Investment,

 

DECIDES:

 

Article 1.To promulgate together with this Decision the Regulation on pilot investment in the public-private partnership form for implementation of a number of projects as a basis for further improving mechanisms, policies and regulations on investment in the public-private partnership form.

Article 2.This Decision takes effect on January 15, 2011.

Article 3.The Minister of Planning and Investment, other ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of People s Committees of provinces or centrally run cities shall implement this Decision. The Ministry of Planning and Investment shall summarize and report any problems arising in the course of implementation of this Decision to the Prime Minister for consideration and decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

REGULATION

ON PILOT INVESTMENT IN THE PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP FORM
(Promulgated together with the Prime Minister s Decision No. 71/2010/QD-TTg of November 9, 2010)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Regulation provides for the conditions, procedures and principles to be applied on a pilot basis to a number of investment projects on development of infrastructure or provision of public services in the public-private partnership form in the sectors specified in Article 4 of this Regulation.

2. This Regulation applies to competent state agencies, investors, organizations and individuals involved in the management and implementation of projects on development of infrastructure and provision of public services invested in the public-private partnership form on a pilot basis.

Article 2. Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Investment in the public-private partnership form means that the State and investor jointly implement projects on development of infrastructure or provision of public services on the basis of project contracts.

2. Project means a project on development of infrastructure or provision of public services invested in the public-private partnership form on a pilot basis.

3. Project proposal means a competent state agency s or an investor s proposal on a project to be invested in the public-private partnership form.

4. State participation portion means a combination of all forms of state participation, including state capital. investment incentives and relevant financial policies which are included in the total investment level (total investment capital) of a project with a view to increasing its feasibility Based on the characteristics of each project, the state participation portion may cover one or more of the above forms. The state participation portion is neither the contributed equity capital in the project enterprise nor associated with the right to receive profits from the project s revenues.

5. State capital under current law includes state budget capital, official development assistance, government bonds, state-guaranteed credit, state development investment credit, development investment capital of state enterprises and other capital sources which give rise to public debts managed by the State.

6. Project list means a list of projects which the Ministry of Planning and Investment summarizes from project proposals of competent stale agencies and submits to the Prime Minister for approval under Article 14 of this Regulation.

7. Project contract means a contract signed between a competent state agency and an investor under which the State franchises investment in and operation of a work or provision of a public service to the investor within a specified period of time. Based on the characteristics of each project, a project contract stipulates commitments on the responsibilities, obligations and powers of the investor and competent state agency and the relationship between the Stale and investor.

8. Project enterprise means an enterprise established by an investor under law to manage and implement the project in accordance with the investment certificate and project contract.

9. Feasibility study report (work construction investment project) means a combination of proposals related to the investment of capital in designing, building, operating and managing an infrastructure facility in the public-private partnership form.

Article 3. Principles of pilot investment in the public-private partnership form

1. Attracting capital sources of the domestic and foreign private sector for infrastructure development and provision of public services.

2. Raising the private sector capital in projects (excluding the state participation portion under Clause 0, Article 2 of this Regulation), including the investor s equity capital, domestic and foreign commercial capital and capita! of other sources without giving rise to public debts.

3. The investor s equity capital in a project must represent at least 30% of the private sector capital in this project. The investor may raise commercial loans and capital of other sources (without government guarantee) which account for up to 70% of the private sector capital in a project.

4. Selecting investors to implement projects on the basis of competitiveness, fairness, transparency, economic efficiency and conformity with Vietnamese law and international practices.

Article 4. Sectors for pilot investment in the public-private partnership form

1. Roads, road bridges, road tunnels and ferry landings.

2. Railways, railway bridges and railway tunnels.

3. Urban transport.

4. Airports, seaports and river ports.

5. Clean water supply systems.

6. Power plants.

7. Healthcare (hospitals).

8. Environment (waste treatment, plants).

9. Other projects on development of infrastructure and provision of public services under the Prime Minister s decisions.

Article 5. Project selection criteria

To be invested in the public-private partnership form, a project must satisfy any of the following criteria:

1. Being important and large-sized and urgently required for economic development under the Prime Minister s Decision No. 412/QD-TTg of April 11.2007.

2. Being capable of refunding capital to the investor from reasonable revenues collected from users.

3. Being capable of tapping technological advantages and management and operation experience and effectively utilizing the financial capacity of the private sector.

4. Other criteria as decided by the Prime Minister.

Article 6. Investment preparation expenses

1. Investment preparation expenses include expenses for making and announcing the project list, making feasibility study reports and selecting investors, and other expenses related to the performance of tasks and exercise of powers by competent state agencies and relevant agencies. Investment preparation expenses come from the state budget and other revenues (if any).

2. Investors selected to implement projects shall pay to the State expenses for making feasibility study reports specified in Clause 1 of this Article.

Article 7. State agencies competent to sign and perform project contracts

1. State agencies competent to sign and perform project contracts include ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People s Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as ministries, sectors and provincial-level People s Committees).

2. Competent state agency may act as a party to a project contract and shall exercise the rights and perform the obligations and responsibilities as agreed with the investor in the project contract.

3. A competent stale agency shall form a full-time section or designate one of its professional units to act as the focal point in performing jobs related to the project and exercising the rights and performing the obligations stipulated in the project contract. In all circumstances, the competent stale agency shall lake full responsibility for its obligations committed in the project contract.

Article 8. Inter-sector working team

1. An inter-sector working team shall be set up by the Minister of Planning and Investment to assist competent state agencies in formulating and implementing projects.

The inter-sector working team is composed of representatives of the Ministries of Planning and Investment; Finance; Justice; Industry and Trade; Transport; and Construction, the State Bank of Vietnam and other relevant agencies. Members of the inter-sector working team shall assist their ministries, sectors or agencies in giving opinions on the projects in the sectors under the management of their ministries, sectors or agencies.

2. The inter-sector working team is tasked to:

a/ Appoint its members to join the bidding expert group for selecting consultants to make feasibility study reports and the bidding expert group for selecting investors to implement projects;

b/ Take part in appraising feasibility study reports and results of selecting investors to implement projects;

c/ Take part in negotiating and finalizing project contracts;

d/ Assist competent state agencies in settling problems arising during project implementation:

e/ Review experience from pilot projects to improve policies on investment in the public-private partnership form, build capacity and develop human resources for sectors and localities:

f/ Assist competent state agencies in determining slate participation portions in projects:

g/ Perform other tasks under this Regulation and instructions of the Minister of Planning and Investment.

Chapter II

STATE PARTICIPATION PORTION

Article 9. State participation portion

1. The Prime Minister shall decide on state participation portions at the proposal of competent state agencies and appraisal opinions of the Ministry of Planning and Investment.

2. The total stale participation portion must not exceed 30% of the total investment level of a project, except other cases decided by the Prime Minister.

Article 10. State capital within state participation portion

1. Based on the characteristics of each project. state capital may be used to cover part of the project s expenses, build supporting works, pay compensation for, ground clearance and resettlement or perform other jobs when necessary.

2. State capital within the state participation portion in a project shall be planned under the Law on the State Budget and guiding documents.

3. The raising, signing and allocation of concessional credit capital and government- guaranteed loans comply with current law. Government guarantee and the state participation portion shall be considered and decided for each project to ensure its financial feasibility and the State s macro-balancing capacity.

Article 11. Realization of state participation portions

1. Ministries, sectors and relevant agencies shall realize state participation portions in projects under the Prime Minister s decisions under Article 9 of this Regulation.

2. Competent state agencies shall exercise the rights and perform the obligations related to the use of state participation portions under project contracts.

Chapter III

PROJECT PREPARATION

Article 12. Project proposals of competent state agencies

1. Based on approved infrastructure development investment master plans, plans and programs, competent state agencies shall make project proposals according to the contents specified in Clause 2 of this Article.

2. A project proposal covers:

a/ Expected size, capacity, location. construction area, work items and land use needs;

b/ The project s compliance with the sectors and criteria for project selection:

c/ Analysis and preliminary selection of technologies and techniques: conditions for the supply of equipment, materials, energy, services and technical infrastructure: preliminary plan on ground clearance and resettlement (if any): preliminary assessment of the project s impacts on the ecological and social environment;

d/ Set schedule for work const ruction (commencement, completion, takeover test and operation): operation duration, and the investor s management and business methods:

e/ Preliminary determination of goods prices and service charges to be collected from the operation of the work under current regulations;

f/ Conditions and methods for the transfer and receipt of the work;

g/ Expected total investment level; preliminary determination of the state participation portion; and proposals on incentives and the investment security mechanism for the project;

h/ Analysis of the project s overall effectiveness, covering the project s necessity: advantages and socio-economic benefits of its implementation in the public-private partnership form as compared with projects wholly invested with slate capital: and the feasibility of raising investment capital.

Article 13. Investors project proposals

1. Investors may make their own project proposals in accordance with Clause 2 of Article 14.

2. An investor s project proposal must cover the contents specified in Clause 2. Article 12 of this Regulation.

Article 14. Making of the project list

1. Competent state agencies shall send project proposals to the Ministry of Planning and Investment for summarization, appraisal and submission to the Prime Minister for deciding to include the projects in the project list.

2. Investors shall send project proposals to competent stale agencies based on the latter s functions of state management of the sectors or territories corresponding to the sectors and geographical areas of project implementation, and concurrently to the Ministry of Planning and Investment for monitoring. Project proposals of investors shall be considered and included in the project list under Clause I of this Article.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for collecting opinions of ministries, sectors, provincial-level People s Commit tees and agencies related to the projects in order to appraise the project, proposals as a basis for submitting to the Prime Minister for deciding lo include the projects in the project list. Within 30 working days after receiving a request from the Ministry of Planning and Investment, relevant agencies shall give (heir written opinions on the matters falling within the ambit of their functions, tasks and powers. Past this time limit, if failing to give opinions, they will be regarded as having no objection.

Article 15. Announcement of the project list

The project list approved under Article 14 of this Regulation shall be publicized on the Bidding Newspaper, the Planning and Investment Ministry s e-portal. websites of ministries. sectors and provincial-level People s Committees and in other mass media (when necessary).

Article 16. Contents of a feasibility study report

A feasibility study report shall be made in accordance with current law and international practices to ensure that the project is capable of raising investment capital from domestic and international capital markets. Such a report contains:

1. Size, capacity, location, construction area, work items and land use needs;

2. The project s compliance with the sectors and criteria for project selection;

3. Analysis and selection of technologies and techniques: conditions for the supply of equipment, materials, energy, services and technical infrastructure; plan on ground clearance and resettlement; assessment of the project s impacts on the ecological and social environment;

4. Set schedule for work construction (commencement, completion, takeover test and operation): operation duration, and the investor s management and business methods;

5. Total investment;

6. Determination of goods prices and public-service charges to be collected from the operation of the work under current regulations;

7. Conditions and methods for the transfer and receipt of the work;

8. Expected state participation portion in the project; incentives and investment security mechanism for the project:

9. Risk analysis, rights and obligations of the involved parties.

10. Analysis of the project s overall effectiveness, covering the project s necessity: advantages and socio-economic benefits of its implementation in the public-private partnership form as compared with projects wholly invested with state capital: and the feasibility of raising investment capital.

Article 17. Making, appraisal and approval of feasibility study reports

1. Making of feasibility study reports

a/ Based on the project list approved under Article 14 of this Regulation, competent state agencies shall organize bidding under regulations to select consultants for making feasibility study reports.

b/ Within 30 working days after approving the results of selection of consultants lo make feasibility study reports, competent state agencies or their authorized dependent units shall sign and perform contracts with the selected consultants.

2. Appraisal and approval of feasibility study reports

Feasibility study reports shall be appraised and approved under current regulations on investment and construction applicable to state-funded projects.

Article 18. Approval of state participation portions, investment security mechanism and other matters

1. Before approving a feasibility study report under Clause 2 of Article 17 (after appraising a project), the competent state agency shall submit to the Prime Minister the proposed state participation portion, investment security mechanism and other matters which fall beyond the competence of ministries, sectors or localities. A dossier of proposals comprises a written explanation of the above contents, the feasibility study report and other relevant documents.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries and sectors in, appraising state participation portions, investment security mechanisms and other matters which fall beyond the competence of ministries, sectors or localities within 30 working days after receiving competent state agencies complete dossiers specified in Clause 1 of this Article.

3. The Prime Minister shall decide on state participation portions, investment security mechanisms and other matters which fall beyond the competence of ministries, sectors or localities at the proposal of competent state agencies and based on the appraisal reports of the Ministry of Planning and Investment.

Chapter IV

SELECTION OF INVESTORS AND SIGNING OF PROJECT CONTRACTS

Article 19. Bidding to select investors

1. Based on the approved feasibility study report, a competent stale agency shall make a bidding dossier and organize a domestic or international open bidding to select an investor for project implementation. Such bidding must comply with the bidding law and international practices and ensure competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency,

2. A bid dossier must state the method of assessing the bid dossier, bidding order and procedures and draft project contract, enclosed with the approved feasibility study report, expected state participation portion in the project and the project s investment security mechanism.

3. A competent state agency shall appraise investor selection results and consult the Ministry of Planning and Investment before approving investor selection results under current regulations.

Article 20. Negotiation, finalization and signing of project contracts

1. Within 30 working days after approving investor selection results under Article 19 of this Regulation, a competent state agency shall coordinate with relevant agencies in negotiating, finalizing and initialing the project contract with the selected investor. Contents of an initialized project contract must conform to the decision approving investor selection results.

2. After a project is granted an investment certificate under Chapter VI of this Regulation. the investor and competent state agency shall officially sign the project contract. In case the investment certificate-granting agency requests modification of the project contract, the competent state agency and investor shall modify relevant contents of the contract before officially signing it.

3. The project s state participation portion and investment security mechanism specified in the project contract must not exceed those indicated in the Prime Minister s approving decision.

Chapter V

PROJECT CONTRACTS

Article 21. Contents and form of a project contract

A project contract must stipulate the purposes, scope and contents of the project; and the rights and obligations of the involved parties in designing, building, commercially operating and managing the project work.

Article 22. Right to receive a project

1. The involved parties may agree on the lender s receipt of some or all the rights and obligations of the project enterprise (below referred to as right to receive a project) in case the project enterprise or investor fails to fulfill the obligations stipulated in the project contract or loan contract. After receiving a project, the lender shall fulfill the project enterprise s or investor s all relevant obligations stipulated in the project contract.

2. Conditions and procedures for the lender to receive a project and contents of the his/her/ its right to receive a project must be stipulated in the loan contract, loan security document or another agreement signed between the project enterprise or investor and the lender, and approved by a competent state agency.

Article 23. Transfer of rights and obligations under project contracts

1. The investor may transfer some or all his/ her/its rights and obligations under the project contract.

2. Transfer under Clause I of this Article must be approved by a competent state agency and must not affect the objectives, size, technical standards and implementation schedule of the project and other conditions agreed in the project contract.

Article 24. Modification of project contracts

1. A project contract may be modified as a result of changes in the agreed size, technical standards or total investment capital of the work or due to force majeure circumstances or in other cases stipulated in the project contract.

2. The involved parties shall agree in the project contract conditions for contract modification.

3. Modifications to a project contract must be approved by the investment certificate-granting agency.

Article 25. Term of a project contract

The involved parties shall agree on the term of a project contract as suitable to the sector, size and characteristics of the project, which may be extended or shortened under the conditions stipulated in the contract.

Article 26. Termination of project contracts

1. A project contract s validity will expire upon the expiration of the agreed term or ahead of schedule due to violations committed by any of the parties without taking effective remedies due to force majeure events or in other cases stipulated in the project contract.

2. The involved parties shall agree in the project contract conditions for contract termination and measures to be taken when the contract terminates ahead of schedule in the cases specified in Clause 1 of this Article.

Article 27. Application of foreign law to project contracts and relevant contracts

1. Foreign law may apply to each specific project and referred, to in the bidding dossier.

2. Application of foreign law under Clause 1 of this Article must not contravene Vietnamese law.

Article 28. Security for the project contract performance obligation

1. Measures to secure the project contract performance obligation shall be applied in the form of bank guarantee or other obligation security measures under the civil law.

2. The sum to secure the project contract performance obligation must not be lower than 2% of the project s total investment capital.

3. Security for the project contract performance obligation is valid from the date the project contract is officially signed to the date the work is completed.

Chapter VI

GRANT OF INVESTMENT CERTIFICATES AND IMPLEMENTATION OF PROJECTS

Article 29. Investment certificate-granting agency

The Ministry of Planning and Investment shall grant investment certificates to projects to be invested in the public-private partnership form on a pilot basis.

Article 30. Dossiers, order and procedures for verification of dossiers, and grant of investment certificates

1. An investor shall submit 10 dossier sets, including at least one original set. to the investment certificate-granting agency defined in Article 29 of this Regulation for verification of the dossier and grant of an investment certificate.

2. A dossier of application for an investment certificate comprises:

a/ An application for a certificate;

b/ The initialed project contract and contracts related to the project implementation (if any):

c/ The feasibility study report;

d/ The joint-venture contract and project enterprise s charter (if any).

3. Verification shall be conducted on:

a/ Rights and obligations of the involved parties to the project contract:

b/ Project implementation schedule;

c/ Land use needs;

d/ Environmental solutions:

e/ State participation portion, investment incentives and project implementation security mechanism.

4. The investment certificate-granting agency shall verify the dossier and grant an investment certificate to the investor within 45 working days after receiving a valid dossier.

Article 31. Details of an investment certificate

1. An investment certificate contains:

a/ Name and address of the investor;

b/ Name of the project;

c/ Objectives and size of the project:

d/ Project location and land area;

e/ Project s total investment capital;

f/ Project implementation duration and schedule; capital raising schedule under the project contract;

g/ Investment incentives and security mechanism (if any).

2. Payment conditions must be specified in the project contract.

Article 32. Implementation of projects

1. After a project is granted an investment certificate, the investor shall make business registration for establishing a project enterprise to implement the project. Business registration dossiers, order and procedures comply with the Law on Enterprises.

2. The investor shall decide on the managerial apparatus, powers and responsibilities of the project enterprise in conformity with the project contract, the Law on Enterprises, the Investment Law and guiding documents.

3. The rights and obligations of a project enterprise during the implementation of a project shall be agreed as follows:

a/ After its establishment, the project enterprise shall sign a project contract to join the investor in forming a party to the project contract; or.

b/ The competent slate agency, investor and project enterprise shall sign an agreement to permit the project enterprise to receive and exercise the rights and perform the obligations of the investor stipulated in the project contract.

Such agreement constitutes an integral part of the project contract.

4. The parties to a project contract and relevant agencies shall perform the project contract under this Regulation and current law.

Article 33. Selection of contractors for project implementation

1. The project enterprise shall select consultancy, procurement, engineering and other contractors for project implementation. The selection of contractors is regulated by the Bidding Law and must comply with bidding regulations.

2. Contractor selection results must be notified to the competent state agency within 15 working days after a contractor selection decision is issued.

Article 34. Preparation of construction grounds

Provincial-level People s Committees shall clear the ground and complete land allocation or lease procedures for implementation of projects under law and land use conditions specified in project contracts.

Article 35. Technical designing, supervision and management of the construction of project works

1. Based on the feasibility study report and project contract, the project enterprise shall make a technical design and send it to the competent stale agency for supervision and examination. In case the technical design is modified as compared to the feasibility study report, the project enterprise shall submit such modifications to the competent state agency for consideration and decision.

2. The project enterprise may itself manage and supervise or hire an independent consultancy unit to manage and supervise construction and lest work items and the whole work before takeover according to the agreed design in accordance with the construction law and agreements in the project contract.

3. The competent state agency shall supervise and assess the investor s and project enterprise s response to the requirements on planning, objectives, size, technical standards, quality, capital raising and project implementation schedule, environmental protection and other matters as agreed in the project contract.

4. Adjustment of the total investment capital and modification of the technical design and other conditions agreed in the project contract may be considered only in the following cases:

a/ The project is affected by a natural disaster or another force majeure circumstance;

b/ There appear elements which bring more benefits to the project;

c/ Changes in the master plan directly affect the location, size, characteristics or objectives of the project;

d/ Other cases prescribed by the Government.

Article 36. Management and commercial operation of works

1. The project enterprise shall manage and commercially operate the work in conformity with law and conditions agreed in the project contract.

2. The project enterprise may hire a managerial unit to perform the jobs specified in Clause 1 of this Article but shall take full responsibility for such unit.

3. During the commercial operation of a work. the project enterprise is obliged to:

a/ Equally treat all lawful users of its products and services: refrain from using the right to commercially operate the work to practice discrimination or refuse to provide products or services to users;

b/ Regularly maintain and repair the work under the project contract, ensuring that the work operates according to design;

c/ Provide products and services of quantity and quality and within the time limit agreed in the project contract;

d/ Ensure that the work is utilized under the conditions specified in the project contract.

Article 37. Goods prices, service charges and revenues

1. Prices of goods and charge rates of services provided by the project enterprise shall be indicated in the project contract on the principle of covering all expenses, taking into account market prices and assuring the interests of the project enterprise, users and the State.

2. The project enterprise may only adjust goods prices, service charge rates and other revenues under the conditions specified in the project contract.

3. When adjusting goods prices, service charge rates and other revenues (if any), the project enterprise shall notify such adjustment 30 working days in advance to the competent slate agency. Adjustment of goods prices, service charge rates and other revenues managed by the State must be approved by the competent stale agency.

Article 38. Reporting on project implementation

1. During the project implementation, the project enterprise shall report on the project implementation progress to the investment license-granting agency in January and July every year. The deadlines for submitting such reports are January 31 and July 31 respectively.

A report on project implementation contains:

a/ Administrative procedures already carried out in the reporting period;

b/ Charter capital contribution progress and investment capital disbursement situation;

d Construction progress (if any);

d/ Employment situation;

e/ Land use situation (for projects that lease land directly from the State);

f/ Situation of import and installation of equipment and machines for the creation of fixed assets to form the investment project (if any);

g/ Production and business situation;

h/ Achievement of the project s objectives;

i/ Realization of the state participation portion and investment security mechanism:

j/ Difficulties and problems arising during the project implementation (if any).

Chapter VII

FINANCIAL SETTLEMENT AND TRANSFER OF PROJECT WORKS

Article 39. Financial settlement of project works

1. Within 6 months after completing a project work as agreed in the project contract, the investor shall make a dossier for finalizing the value of the work construction investment capital in accordance with the construction law.

2. The competent state agency shall agree with the investor on the selection of a capable and experienced independent audit institution to audit the value of the project work s construction investment capital.

Article 40. Transfer of project works

1. Depending on the form of each specific project contract, a project work shall be transferred based on the characteristics of such form.

2. Transfer of a work must satisfy the following conditions:

a/ One year before the date of transfer or within the time limit agreed in the project contract, the investor or project enterprise shall publicize such transfer and relevant matters.

b/ The competent state agency shall assess the quality, value and status of the work as agreed in the project contract, make a list of assets to be transferred, determine damage (if any), and request the project enterprise to repair and maintain the work.

c/ The investor and project enterprise shall ensure that transferred assets will not be used to guarantee the fulfillment of financial obligations or mortgaged or pledged to secure other obligations of the investor or project enterprise arising before the transfer, unless otherwise specified in the project contract.

d/ The project enterprise shall conduct technology transfer, training, regular maintenance and overhaul to ensure technical conditions for normal operation of the work in conformity with requirements of the project contract.

e/ After receiving the project work, the competent state agency shall manage and operate it according to its functions and powers or assign the investor to do so as agreed in the project contract.

Chapter VIII

INVESTMENT INCENTIVES AND SECURITY

Article 41. Investment incentives

1. The project enterprise is entitled to enterprise income tax incentives under the law on enterprise income tax.

2. Goods imported for project implementation are eligible for incentives under the law on import duty and export duty.

3. The project enterprise is entitled to exemption from land use levy for land areas allocated by the State or exemption from land rents throughout the project implementation duration.

Article 42. Taxes imposed on contractors participating in project implementation

1. Foreign contractors (if any) participating in project implementation shall pay taxes and are entitled to tax exemption or reduction under tax laws applicable to foreign contractors.

2. Vietnamese contractors shall fulfill tax obligations under lax laws applicable to Vietnamese enterprises.

Article 43. Right to mortgage assets

1. The project enterprise may pledge or mortgage assets and land use rights under law.

2. Asset pledge or mortgage by the project enterprise must be approved by the competent state agency and not affect the project s objectives, progress and operation as stipulated in the project contract and by law.

Article 44. Right to buy foreign currencies

1. During the construction and commercial operation of a work, the investor or project enterprise may buy foreign currencies at a licensed credit institution for its current transactions, capital transactions and other transactions under the law on foreign exchange management, covering:

a/ Payment for equipment and machines hired from abroad:

b/ Import of machines, equipment and other products and services for project implementation:

c/ Payment of foreign debts (both principal and interest);

d/ Payment of bank debts (both principal and interest) in foreign currency for the import of machines and equipment and other products and services for project implementation;

e/ Remittance of capital, profits, investment liquidation amounts and amounts paid for the provision of techniques, services, intellectual property rights and other lawful incomes abroad (applicable to foreign investors).

2. For some important projects in the fields of energy, construction of traffic works and waste treatment, based on project implementation requirements and opinions of the State Bank of Vietnam, the competent state agency shall submit to the Prime Minister the foreign currency balance security or support according to the procedures specified in Article 18 of this Regulation for consideration and decision.

Article 45. Security for the provision of public services

1. The project enterprise may use land, roads and other supporting works to implement the project under law.

2. In case public-utility services are scarce or public work users are limited, the project enterprise will be prioritized to be provided with services or to be granted the right to use public works for project implementation.

3. The competent .state agency shall assist the project enterprise in carrying out necessary procedures to be prioritized to use services and public works.

Article 46. Guarantee for obligations of investors, the project enterprise and other enterprises

When necessary and depending on the characteristics of a project, the competent state agency shall submit to the Government for consideration and decision the designation of a competent agency to guarantee the supply of materials, sale of products and other contractual obligations for investors, the project enterprise or other enterprises participating in the project implementation and guarantee the obligation of state enterprises to sell materials to or buy products and services from the project enterprise.

Chapter IX

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 47. Tasks of the Ministry of Planning and Investment

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in. appraising project proposals, state participation portions, investment security mechanisms and other matters which fall beyond the competence of ministries, sectors or localities, and submitting them to the Prime Minister for approval.

.2 To give opinions on investor selection results to competent state agencies.

3. To join and assist competent state agencies in implementing projects.

4. To assume the prime responsibility for. and coordinate with relevant agencies in, supervising the implementation of projects.

5. To guide regulations on investor selection, negotiation and conclusion of project contracts and other relevant matters.

6. To guide competent state agencies in planning development investment capital to be used for projects, including investment preparation capital, state capital within state participation portions in projects and other expenses related to the implementation of projects.

7. To plan central budget funds to be used for projects.

8. To raise and manage concessional loans from bilateral and multilateral donors under current law and capital of other sources to cover part of investment preparation expenses and contribute to state participation portions in projects.

9. To act as the focal point in raising, receiving, and managing the use of, non- refundable official development assistance of bilateral and multilateral donors under current law for training, capacity building, and building a system of laws and institutions on investment in the public-private partnership form, technical assistance, and investment promotion during the preparation and implementation of projects.

10. To organize investment promotion activities to introduce the project list and specific projects to investors and commercial capital markets at home and abroad. The Minister of Planning and Investment shall decide on specific investment promotion.

11. To organize training and capacity building activities for agencies and units regarding the management and implementation of investment in the public-private partnership form.

12. To assume the prime responsibility for. and coordinate with relevant ministries and sectors in, reviewing and assessing the implementation of this Regulation as a basis for improving the legal system on investment in the public-private partnership form.

13. To perform the tasks and exercise the powers under this Regulation, other laws and the Prime Minister s instructions.

Article 48. Tasks of the Ministry of Finance

1. To join in appraising project proposals for inclusion of projects in the project list.

2. To join in appraising state participation portions in projects, investment security mechanisms for projects and other matters which fall beyond the competence of ministries, sectors or localities.

3. To assist competent state agencies in negotiating, finalizing and signing project contracts with regard to matters under its management.

4. To supervise the progress of contribution of capital for realization of state participation portions in projects.

5. To guide competent state agencies in disbursing state participation portions.

6. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in planning development investment capital for projects, including investment preparation expenses, state capital within state participation portions in projects and other necessary expenses related to the implementation of projects.

7. To join in raising and managing concessional loans from bilateral and multilateral donors under current law and capital of other sources to cover pan of investment preparation expenses and contribute to state participation portions in projects.

8. To join in reviewing and assessing the implementation of this Regulation as a basis for improving the legal system on investment in the public-private partnership form.

9. To perform the tasks and exercise the powers defined in this Regulation, other laws and the Prime Minister s instructions.

Article 49. Tasks of the Ministry of Justice

1. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in guiding the implementation of this Regulation.

2. To give opinions on the application of foreign law (if any) indicated in bidding dossiers.

3. To join in negotiating, and give opinions on other legal matters of, project contracts at the request of competent state agencies on a case-by-case basis.

4. To join in reviewing and assessing the implementation of this Regulation as a basis for improving the legal system on investment in the public-private partnership form.

5. To perform the tasks and exercise the powers defined in this Regulation, other laws and the Prime Minister s instructions.

Article 50. Tasks of the State Bank

1. To give opinions on foreign currency security ratios, matters related to capital sources, foreign exchange management, and other matters as a basis for appraising stale participation portions in projects.

2. To join in raising and managing concessional loans from bilateral and multilateral donors under current law and capital of other sources to cover part of investment preparation expenses and contribute to state participation portions in projects.

3. To assist competent state agencies in negotiating, finalizing and signing project contracts with regard to matters under its management.

4. To coordinate with the Ministry of Finance in supervising the progress of contribution of capital for realizing state participation portions in projects.

5. To perform the tasks and exercise the powers defined in this Regulation, other laws and the Prime Minister s instructions.

Article 51. Tasks of competent stale agencies

1. To plan development investment capital for projects under their management, including investment preparation expenses, state capital within state participation portions in projects and other necessary expenses related to the implementation of projects.

2. To make project proposals in the sectors and domains under their management under Article 12 of this Regulation.

3. To receive project proposals from investors, consider and propose the addition of projects to the project list under Article 14 of this Regulation.

4. To give opinions on project proposals. projects* feasibility study reports and other matters at the request of the Ministry of Planning and Investment.

5. To make project feasibility reports under Article 17 of this Regulation.

6. To propose slate participation portions in projects and investment security mechanisms for projects.

7. Based on approved plans (in development investment capital, to allocate investment preparation capital for central budget-funded or -supported projects.

8. Based on feasibility study reports (including proposed state participation portions) approved under Articles 17 and 18 of this Regulation, to allocate development investment capital for projects (for investment projects managed by localities and planned by provincial-level People s Committees) for investment with state capital within state participation portions in projects.

9. To organize bidding to select investors negotiate, finalize, sign and perform project contracts under Articles 19 and 20 of this Regulation.

10. To take responsibility before law for the implementation of projects.

11. To perform the tasks and exercise the powers defined in (his Regulation, other laws and as the Prime Minister s instructions.

Article 52. Implementation provisions

1. This Regulation shall be implemented for between 3 and 5 years after it takes effect until the Government issues a replacing decree on investment in the public-private partnership form,

2. Matters not specified in this Regulation must comply with current law and international practices under the Prime Minister s decisions.

3. The Ministry of Planning and investment shall coordinate with relevant agencies in reporting any matters arising during the implementation of this Regulation which are not yet regulated by current law to the Prime Minister for consideration and decision.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 71/2010/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2976/QĐ-BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số điều của Quyết định 1525/QĐ-BNN-HTQT ngày 07/06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Tổ chuẩn bị Dự án đầu tư "Xây dựng chiến lược, phương án mở rộng phát triển chương trình khí sinh học tại Việt Nam" - Dự án TA 7251-VIE, do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ

Đầu tư, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất