Quyết định 11/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 11/2008/QĐ-BCT

Quyết định 11/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2008/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:05/06/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Thăm dò, khai thác khoáng sản - Ngày 05/6/2008, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 11/2008/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025. Theo đó, một trong những mục tiêu phát triển là phải thu hồi tối đa tài nguyên trong khai thác và chế biến thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến. Đảm bảo hiệu quả kinh tế việc khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn hoạt động khoáng sản… Trong giai đoạn 2008 - 2015, đẩy mạnh công tác thăm dò các mỏ, điểm mỏ vàng đã được điều tra cơ bản và có triển vọng về tài nguyên, điều kiện khai thác gồm 39 mỏ, điểm mỏ, trong đó 06 điểm mỏ vàng thuộc diện thăm dò và khai thác quy mô công nghiệp đều đã và đang được thăm dò là các mỏ vàng Sa Phìn, Minh Lương (tỉnh Lào Cai); Trà Năng (Lâm Đồng); vàng gốc vùng A Vao - A Pey thuộc tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; vàng khu vực Bồng Miêu (huyện Phú Ninh và huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) và vàng gốc Đắc Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam… Cũng trong giai đoạn này, sẽ đẩy mạnh công tác thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng đồng, bao gồm 18 mỏ, điểm mỏ với tổng mức đầu tư dự kiến 189 tỷ đồng, gồm một số mỏ chủ yếu sau: Tả Phời, Vi Kẽm (Lào Cai); An Lương, Làng Phát (Yên Bái); Nậm He - Huổi Sấy (Điện Biên); Nậm Tia, Nậm Ngã, Nậm Kinh (Lai Châu); Suối On, Đá Đỏ, Phiêng Lương, Nà Lạy (Sơn La); Đức Bố (Quảng Nam)… Bên cạnh đó, cần tăng cường phân cấp quản lý tài nguyên, hoàn thiện quy chế và tăng cường đấu thầu hoạt động khoáng sản, đặc biệt là khai thác chế biến quặng vàng, đồng; thành lập các Công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm, năng lực khai khoáng, có khả năng tài chính để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác đến chế biến sâu khoáng sản. Khuyến khích đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen theo định hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước; liên doanh liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực chế biến đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như chế biến niken, molipđen. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định11/2008/QĐ-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 11/2008/QĐ-BCT NGÀY 05 THÁNG 6 NĂM 2008   

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG VÀNG, ĐỒNG, NIKEN, MOLIPĐEN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

 

           

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

 

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng đồng, vàng, niken, molipđen đến năm 2015, định hướng đến năm 2025;

Xét Tờ trình số 138/VML-C2 ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện Kim;

Xét đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch và Công nghiệp nặng,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

            Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025, với các nội dung chính sau:

 

            I. Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.

- Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen ổn định và bền vững, với công nghệ tiên tiến, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước.

- Thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trong giai đoạn quy hoạch.

- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipđen trên cơ sở lợi thế về tài nguyên, trên cơ sở phát huy nội lực là chính, nhằm phục vụ trước hết nhu cầu của nền kinh tế, chỉ xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến và trong nước không sử dụng hết.

II. Mục tiêu phát triển              

- Tập trung thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng vàng, đồng, niken và molipđen đã được điều tra, đánh giá để đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác và chế biến trong giai đoạn Quy hoạch.

- Thu hồi tối đa tài nguyên trong khai thác và chế biến thông qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến. Đảm bảo hiệu quả kinh tế việc khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn hoạt động khoáng sản.

 - Đẩy mạnh việc đầu tư đồng bộ các cơ sở chế biến sâu các loại khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen với công nghệ tiên tiến. Phấn đấu sản lượng chế biến sâu các loại sản phẩm như sau:

+ Vàng kim loại: năm 2010 đạt 4 tấn/năm; năm 2015 đạt 6 tấn/năm; giai đoạn 2015-2025 đạt 8-10 tấn/năm.

+ Đồng kim loại: năm 2010 đạt 10.000 tấn/năm; năm 2015 đạt 20.000 tấn/năm; giai đoạn 2015-2025 đạt 30.000-40.000 tấn/năm.

+ Niken kim loại (quy đổi): năm 2010 đạt 0 tấn/năm; giai đoạn 2015-2025 đạt 7.000-10.000 tấn/năm.

+ Ferro molipđen:{C}{C}{C}{C} Giai đoạn 2016-2020: 20-40 tấn/năm; giai đoạn 2021-2025:  40-80 tấn/năm. 

III. Dự báo nhu cầu vàng, đồng, niken và molipđen

Nhu cầu về vàng, {C}{C}đồng, niken và molipđen kim loại (hoặc quy đổi) dự báo như sau:

TT

Chủng loại

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

1

 Vàng 

Tấn

86

92

98

103

2

Đồng kim loại

Ngàn tấn

92

120

156

196

3

Niken kim loại (quy đổi)

Ngàn tấn

3,2

4,1

5,3

6,7

4

Molipđen (quy đổi)

Tấn

12

17

25

37

  

IV. Quy hoạch thăm dò

1. Thăm dò quặng vàng

Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng vàng khoảng 151,3 tấn vàng kim loại, trong đó đã xác định đến cấp C2 khoảng 53,5 tấn; tài nguyên dự báo khoảng 97,8 tấn.

Trong giai đoạn 2008-2015, đẩy mạnh công tác thăm dò các mỏ, điểm mỏ vàng đã được điều tra cơ bản và có triển vọng về tài nguyên, điều kiện khai thác gồm 39 mỏ, điểm mỏ, trong đó 06 điểm mỏ vàng thuộc diện thăm dò và khai thác quy mô công nghiệp đều đã và đang được thăm dò là các mỏ vàng Sa Phìn, Minh Lương (tỉnh Lào Cai); Trà Năng (Lâm Đồng); vàng gốc vùng A Vao – A Pey thuộc tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế; vàng khu vực Bồng Miêu (huyện Phú Ninh và huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) và vàng gốc Đắc Sa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho công tác thăm dò khoảng 660 tỷ đồng.

2. Thăm dò quặng đồng

Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng đồng khoảng 2,21 triệu tấn đồng kim loại, trong đó đã xác định đến cấp C2 khoảng 1,24 triệu tấn; tài nguyên dự báo khoảng 0,97 triệu tấn.

            Đẩy mạnh công tác thăm dò các mỏ, điểm mỏ quặng đồng đã được điều tra cơ bản và có triển vọng về tài nguyên trong giai đoạn 2008-2015, bao gồm 18 mỏ, điểm mỏ với tổng mức đầu tư dự kiến 189 tỷ đồng, gồm một số mỏ chủ yếu sau: Tả Phời, Vi Kẽm (Lào Cai); An Lương, Làng Phát (Yên Bái); Nậm He - Huổi Sấy (Điện Biên); Nậm Tia, Nậm Ngã, Nậm Kinh (Lai Châu); Suối On, Đá Đỏ, Phiêng Lương, Nà Lạy (Sơn La); Đức Bố (Quảng Nam).  

3. Thăm dò quặng niken

Trữ lượng quặng Niken đã được xác định đến cấp C2 khoảng 3,5 triệu tấn chủ yếu tập trung tại địa bàn tỉnh Sơn La.

Dự kiến giai đoạn 2008-2015, tập trung thăm dò nâng cấp thân quặng II, III khu mỏ Bản Phúc và thăm dò nâng cấp khu mỏ Tạ Khoa, đảm bảo trữ lượng tin cậy cho việc khai thác và chế biến sâu tại khu vực. Tổng mức đầu tư cho thăm dò khu vực Sơn La dự kiến khoảng 50 tỷ đồng.

4. Thăm dò quặng molipđen

Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng molipđen khoảng 28,4 ngàn tấn molipđen kim loại, trong đó đã xác định đến cấp C2 khoảng 7 ngàn tấn; tài nguyên dự báo khoảng 21,4 ngàn tấn tập trung chủ yếu ở Lào Cai và An Giang.

Dự kiến sau khi hoàn thành công tác đánh giá, điều tra cơ bản (năm 2012), sẽ triển khai công tác thăm dò 02 điểm mỏ có triển vọng là Kin Chang Hồ và Ô Quy Hồ (Lào Cai) vào giai đoạn 2016-2020 để đảm bảo trữ lượng tin cậy cho khai thác vào giai đoạn sau 2020.

V. Quy hoạch khai thác, chế biến

1. Khai thác, chế biến quặng vàng

- Đẩy mạnh việc đầu tư khai thác và chế biến quặng vàng đến sản phẩm vàng kim loại; giai đoạn 2008-2015, ngoài các điểm mỏ quặng vàng được khai thác và chế biến quy mô nhỏ ở các địa phương, tập trung đầu tư khai thác, chế biến quy mô công nghiệp 06 mỏ vàng, bao gồm: Sa Phìn, Minh Lương (tỉnh Lào Cai); vàng gốc A Vao – A Pey (tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế); Trà Năng (Lâm Đồng); Bồng Miêu và Đắc Sa (Quảng Nam) với công suất khoảng 3,25 tấn/năm; giai đoạn 2016-2025, tuỳ theo khả năng trữ lượng tin cậy được xác định, đầu tư mở rộng tăng công suất lên khoảng 4,7-5,0 tấn/năm.

- Tổng mức đầu tư cho công tác khai thác, chế biến 06 mỏ quặng vàng quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 2.920 tỷ đồng.

2. Khai thác, chế biến quặng đồng

- Đẩy mạnh khai thác, tuyển và luyện quặng đồng 07 mỏ quy mô công nghiệp tại khu vực Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên và Quảng Nam cùng với các mỏ quy mô vừa và nhỏ tại địa bàn các tỉnh Sơn La, Hoà Bình.

- Đầu tư mở rộng Nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng (Lào Cai) hiện có lên công suất 20.000-30.000  tấn/năm tuỳ theo kết quả thăm dò trữ lượng các mỏ Tả Phời, Vi Kẽm, Sin Quyền.

- Đầu tư mới các Nhà máy luyện đồng tại Sơn La, Yên Bái với công suất 10.000-15.000 tấn/năm trên cơ sở trữ lượng quặng đồng xác định tại khu vực trên và các vùng lân cận. Đầu tư mới cơ sở luyện đồng và đa kim quy mô nhỏ (2.000-5.000 tấn/năm) tại Quảng Nam trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Tổng mức đầu tư cho công tác khai thác, tuyển và chế biến 07 mỏ quặng đồng quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 5.460 tỷ đồng.

3. Khai thác, chế biến quặng niken

- Trên cơ sở kết quả thăm dò bổ sung thân quặng II, III khu mỏ Bản Phúc và thăm dò nâng cấp khu mỏ Tạ Khoa, đầu tư và đưa vào sản xuất Nhà máy sản xuất niken kim loại và các sản phẩm đi kèm tại Sơn La (sau năm 2013), công suất 7.000-10.000 tấn/năm. Nghiên cứu và đầu tư Nhà máy sản xuất muối sunphat niken tại Thanh Hoá trên cơ sở tận dụng niken thu hồi từ quặng crôm với công suất 500-1000 tấn/năm vào giai đoạn đến năm 2015.

Tổng mức đầu tư  cho công tác khai thác, chế biến 03 mỏ quặng niken quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 3.510 tỷ đồng, trong đó công tác khai thác, tuyển khoáng khoảng 3.000 tỷ đồng; công tác chế biến khoảng 510 tỷ đồng.

4. Khai thác, chế biến quặng molipđen

Trên cơ sở kết quả thăm dò trữ lượng tin cậy của 2 mỏ Kin Chang Hồ và Ô Quy Hồ (Lào Cai) đầu tư 01 cơ sở chế biến Ferro molipđen với sản lượng 20-40 tấn/năm vào giai đoạn 2016-2020, mở rộng lên 40-80 tấn/năm vào giai đoạn 2021-2025.

Tổng mức đầu tư cho công tác khai thác, chế biến quặng môlipđen quy mô công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 85 tỷ đồng, trong đó công tác khai thác, tuyển khoáng khoảng 20 tỷ đồng; công tác chế biến khoảng 65 tỷ đồng.

VI. Vốn đầu tư

Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipđen trong giai đoạn quy hoạch khoảng 12.719 tỷ đồng

Trong đó giai đoạn 2008-2015 khoảng 10.484 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2025 khoảng 2.235 tỷ đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Gồm vốn tự thu xếp của doanh nghiệp, vốn vay đầu tư phát triển của Nhà nước và vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 1.600 tỷ đồng.

VII. Giải pháp và chính sách chủ yếu

1. Nhóm giải pháp và chính sách tổng thể:

- Chế biến quặng vàng, đồng, niken tới kim loại chất lượng cao và các chế phẩm của chúng, phục vụ nhu cầu trong nước là chính.

- Tăng cường phân cấp quản lý tài nguyên, hoàn thiện quy chế và tăng cường đấu thầu hoạt động khoáng sản, đặc biệt là khai thác chế biến quặng vàng, đồng; thành lập các Công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm, năng lực khai khoáng, có khả năng tài chính để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác đến chế biến sâu khoáng sản. Khuyến khích đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen theo định hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước; liên doanh liên kết với  nước ngoài trong lĩnh vực chế biến đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như chế biến niken, molipđen.

- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút, đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.

2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể

a) Giải pháp thị trường: Xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm vàng, đồng, niken và molipđen trong nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và phù hợp với lộ trình hội nhập của Việt Nam, hợp tác và liên kết chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, luyện đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng; chiếm lĩnh dần thị trường tiêu thụ trong nước, từng bước tham gia thị trường quốc tế.

b. Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học-công nghệ:

- Chú trọng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến, công nghệ xử lý quặng nghèo, quặng {C}{C}đồng ôxit. Hoàn thiện, nâng cấp công nghệ khai thác, tuyển, luyện quặng đã có. Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ xử lý quặng niken có tạp chất cao, quặng niken laterit đi kèm trong quặng crôm Thanh Hóa; thu hồi các khoáng sản có ích đi kèm trong quặng đa kim (chứa đồng, niken, vàng, molipđen, côban, bạc...) theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước-doanh nghiệp khoa học công nghệ-doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản thuộc các thành phần kinh tế.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công nghệ luyện đồng, rút kinh nghiệm cho mở rộng, xây dựng các Nhà máy luyện đồng mới tại Yên Bái, Sơn La.

- Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, sản xuất niken kim loại, các hợp kim và các chế phẩm của vàng, đồng, niken và molipđen có giá trị kinh tế cao.

c. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào tạo và đào tạo lại, đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và điều kiện khai thác khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen của Việt Nam. Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh, hội nhập.

d. Bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện đầy đủ mọi biện pháp chủ động bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác, tuyển khoáng; đặc biệt lưu ý công nghệ xử lý quặng vàng bằng xyanua, luyện quặng sunphua theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường (tuân thủ quy định về chất thải rắn, nước thải, khí thải; thu hồi nước tuần hoàn, tận thu SO2 để sản xuất H2SO4); nghiêm túc thực hiện việc hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường đầu tư trang thiết bị quan trắc, kiểm soát môi trường.

đ. Giải pháp về vốn đầu tư: Để thu hút khoảng 12.719 tỷ đồng cho đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen của nước ta đến năm 2025, dự kiến sẽ huy động từ các nguồn sau:

- Vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.

- Vốn Ngân sách: hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với các khu khai thác, tuyển luyện vàng, đồng, niken ở quy mô lớn; đầu tư cho đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.

- Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng và luyện đồng, niken kim loại và feromolipđen nếu đầu tư tại các địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.

- Vốn vay thương mại trong và ngoài nước.

- Vốn đầu tư nước ngoài: hợp tác-liên kết với nước ngoài trong các dự án chế biến sâu quặng vàng, niken và molipđen.

e. Công tác quản lý nhà nước:

- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken, molipđen cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và quốc tế.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen.

- Chấn chỉnh công tác quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen định kỳ từ cơ sở đến cấp Tỉnh, cấp Bộ. Có biện pháp và chế tài mạnh xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.

g. Một số giải pháp khác:

- Đổi mới việc quản lý hoạt động khoáng sản theo hướng thuận lợi về thủ tục và công khai trong việc cấp giấy phép, nhưng chặt chẽ trong hoạt động sau khi được cấp giấy phép, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản.

- Rà soát, sửa đổi các chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen cho phù hợp với điều kiện giá quặng và kim loại đồng, niken và molipđen ngày một gia tăng, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khai thác, chế biến hiện nay.

VIII. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ thời sự hoá, điều chỉnh Quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen, bảo đảm đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các cam kết hội nhập quốc tế.

2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng vàng, đồng, niken và molipđen trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản vàng, đồng, niken và molipđen.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu Quyết định này.

- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng vàng, đồng, niken và molipđen thuộc thẩm quyền của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

----------

No. 11/2008/QD-BCT

Hanoi, June 5, 2008

 

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON ZONING OF AREAS FOR EXPLORATION, EXPLOITATION, PROCESSING AND USE OF VIETNAM'S GOLD, COPPER, NICKEL AND MOLYBDENUM ORES UP TO 2015, WITH THE 2025 VISION TAKEN INTO CONSIDERATION

 

THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE

Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals:

Pursuant to the Government's Resolution No. 59/2007/NQ-CP of November 30, 2007, on a number of measures to solve problems arising in construction investment activities and reform a number of administrative procedures applicable to enterprises;

Pursuant to the Government's Decree No. 160/ 2005/ND-CP of December 27. 2005, detailing and guiding the implementation of the Law on Minerals and the Law Amending and Supplementing a Number of Ankles of the Law on Minerals:

Pursuant to the Government's Decree No. 189/ 2007/ND-CP of December 27. 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade:
In furtherance of the Government Office's Official Letter No. 3174/VPCP-CN of June 11. 2007, notifying the Prime Minister's opinions on authorizing the Minister of Industry (now the Minister of Industry and Trade) to approve the planning on zoning of areas for exploration, exploitation, processing and use of copper, gold, nickel and molybdenum ores up to 2015, with the 2025 vision taken into consideration;

Considering Report No. 138/VML-C2 of April 7, 2008. of the Mining and Metallurgy Science and Technology Institute;

At the proposal of the directors of the Planning Department and the Heavy- Industry Department.

 

DECIDES:

Article 1.- To approve the planning on zoning of areas for exploration, exploitation, processing and use of Vietnam's gold, copper, nickel and molybdenum ores up to 2015, with the 2025 vision taken into consideration, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

- To develop the industry of exploitation and processing of gold, copper, nickel and molybdenum ores in line with the planning on Vietnam's industry development and local socio-economic development plannings, ensuring harmony between national interests and local interests, satisfying requirements of consolidation of security and defense, protection of valuable cultural works and protection of the ecological environment in localities where exist these minerals.

- To develop the industry of exploitation and processing of gold. copper, nickel and molybdenum ores in a stable and sustainable manner ana with advanced technologies, ensuring safety and economic efficiency on the basis of rationally and economically exploiting the country's natural resources.

-To conduct exploration one step ahead in order to find out reliable reserves of gold, copper, nickel and molybdenum ores for the mineral exploitation and processing in the planning period.

- To develop the industry of exploitation and processing of gold, copper, nickel and molybdenum ores mainly based on the country's advantages in natural resources and utilization of internal strengths, in order to meet first of ail needs of the national economy. To export only processed products which are in excess of the domestic consumption demand.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

- To concentrate on exploring mines and mining spots of gold, copper, nickel and molybdenum ores which have been surveyed and assessed in order to ensure reliable reserves for the exploitation and processing in the planning period.

- To exhaustively extract natural resources in the exploitation and processing processes by applying advanced technologies, ensuring the economic efficiency of the exploitation and eco-environmental protection in localities where mineral activities are conducted.

- To intensify synchronous investment in establishments engaged in deep processing of gold, copper, nickel and molybdenum minerals with advanced technologies. To strive to achieve the following outputs of various products from deep processing:

+ Gold metal: 4 tons/year and 6 tons/year by 2010 and 2015. respectively, and 8-10 tons/year during 2015-2025.

- Copper metal: 10.000 tons/year and 20,000 tons/year by 2010 and 2015. respectively, and 30,000-40,000 tons/year during 2015-2025.

+ Nickel metal (converted): 0 ton/year by 2010 and 7,000-10,000 tons/year during 2015-2025.

+ Ferro-molybdenum: 20-40 tons/year and 40-80 tons/year during 2016-2020 and 2021-2025 espectively.

III. FORECAST DEMANDS FOR GOLD, COPPER, NICKEL AND MOLYBDENUM

Demands for gold, copper, nickel and molybdenum metals (or converted metals) are forecast as follows:

No.

Category

Unit of calculation

By 2010

By 2015

By 2020

By 2025

1

Gold

Ton

86

92

98

103

2

Copper metal

1.000 tons

92

120

156

196

3

Nickel metal (converted)

1.000 tons

3.2

4.1

5.3

6.7

4

Molybdenum metal (convened)

Ton

12

17

25

37

 

IV. EXPLORATION PLANNINGS

1. Gold ore exploration

The reserve and forecast resources of gold ores are estimated at around 151.3 tons of gold metal, of which around 53.5 tons have been determined at class C2 and 97,8 tons are forecast resources.

During 2008-2015, to intensify the exploration of 39 gold mines and mining spots which have been basically surveyed and show potential in natural resources and mining conditions, including 6 gold mining spots currently under exploration for industrial-scale mining, namely Sa Phin and Minh Luong (Lao Cai); Tra Nang (Lam Dong); underground gold ores in A Vao - A Pey in Quang Tri and Thua Thien-Hue provinces: Bong Mieu (Phu Ninh and Northern Tra My districts of Quang Nam province): and underground gold ores in Dac Sa (Phuoc Son district, Quang Nam province).

Total investment capital needed for the gold ore exploration is projected at around VND 660 biliion.

2. Copper ore exploration

The reserve and forecast resources of copper ores are estimated at around 2.21 million tons of copper metal, of which around 1.24 million tons have been determined at class C2 and 0.97 million tens are forecast resources.

During 2008-2015. to intensify the exploration of 18 copper ore mines and mining spots which have been basically surveyed and show potential in natural resources with a total projected investment capital of VND 189 billion, including the following major mines: Ta Phoi and Vi Kem (Lao Cai); An Luong and Lang Phat (Yen Bai): Nam He - Huoi Say (Dien Bien); Nam Tia. Nam Nga and Nam Kinh (Lai Chau); Suoi On. Da Do. Phieng Luong and Na Lay (Son La); and Duc Bo (Quang Nam).

3. Nickel ore exploration

The reserve of nickel ores determined at class C2 is around 3.5 million tons, largely found in Son La province.

During 2008-2015. to concentrate on exploring and upgrading ore bodies II and III in Ban Phuc mine and exploring and upgrading Ta Khoa mine, ensuring a reliable reserve for exploitation and deep processing in the locality. Total investment capital needed for the nickel ore exploration in Son La province is projected at around VND 50 billion.

4. Molybdenum ore exploration

The reserve and forecast resources of molybdenum ores are estimated at around 28,4 thousand tons of molybdenum metal, of which around 7 thousand tons have been determined at class C2 and around 21.4 thousand tons are forecast resources, largely found in Lao Cai and An Giang provinces.

Upon the completion of the basic survey and assessment (by 2012), to commence the exploration of two prospective mining spots of Kin Chang Ho and O Quy Ho (Lao Cai) during 2016-2020 in order to ensure a reliable reserve for exploitation after 2020.

V. EXPLOITATION AND PROCESSING PLANNINGS

1. Gold ore exploitation and processing

- To step up investment in the exploitation and processing of gold ores to gold metal products. During 2008-2015. apart from gold ore mining spots in other localities where small-scale exploitation and processing are conducted, to concentrate on investing in industrial-scale exploitation and processing in 6 gold mines, including Sa Phin and Minn Luong (Lao Cai): underground gold mine of A Vao - A Pey (Quang Tri and Thua Thien-Hue); Tra Nang (Lam Dong ); Bong Mieu and Dac Sa (Quang Nam) with a total output of 3.25 tons/year. During 2016-2025. depending on the reliably determined reserve, to invest in expanding and increasing the exploitation output to 4.7-5.0 tons/year.

- Total investment capital for industrial-scale exploitation and processing in the 6 gold ore mines in the planning period is projected at around VND 2.920 billion.

2. Copper ore exploitation and processing

- To step  up the industrial-scale exploitation.

soiling and refining of copper ores in 7 mines in Lao Cai. Yen Bai. Dien Bien and Quang Nam provinces, together with medium- and small-scale mines in Son La and Hoa Binh provinces.

- To invest in expanding and raising the capacity of existing Tang Loong copper mill (Lao Cai) to 20.000-30.000 tons/year depending on results of exploration of reserve of Ta Phoi. Vi Kem and Sin Quyen mines.

- To make new investment in copper mills in Son La and Yen Bai provinces with a total capacity of 10,000-15,000 tons/year based on the identified copper ore reserve in these areas and adjacent areas. To make new investment in small-sized copper and polymetalliferous mills with a capacity of between 2,000 and 5.000 tons/year in Quang Nam using material sources in the locality.

Total investment capital for industrial-scale exploitation, sorting and processing in 7 copper ore mines in the planning period is projected at around VND 5,460 billion.

3. Nickel ore exploitation and processing

- On the basis of results of additional exploration of ore bodies II and III of Ban Phuc mine and exploration for upgrading of Ta Khoa mine, to invest in and operate a factory for producing nickel metal and other byproducts in Son La (after 2013) with a capacity of 7,000-10,000 tons/year. To study and invest in a plant in Thanh Hoa to produce nickel sulfate salt from nickel recovered from chromium ores with a capacity of 500-1,000 tons/year in the period from now to 2015.

Total investment capital for industrial-scale exploitation and processing in 3 nickel ore mines in the planning period is projected at around VND 3.510 billion, including VND 3 trillion for mineral exploitation and sorting and VND 510 billion for processing.

4. Industrial-scale exploitation and processing of molybdenum

Molybdenum ore exploitation and processing On the basis of results of exploration of reliable reserves of two mines of Kin Chang Ho and O Quy Ho (Lao Cai). to invest in a ferro-molybdenum-processing establishment with a capacity of 20-40 tons/year during 2016-2020. which will be increased to 40-80 tons/year during 2021-2025.

Total investment capita! for industrial-scale exploitation and processing of molybdenum ores in the planning period is projected at around VND 85 billion, including VND 20 billion for mining and sorting and VND 65 billion for processing.

VI. INVESTMENT CAPITAL

Total investment capital for the exploration, exploitation and processing of gold, copper, nickel and molybdenum ores in the planning period is estimated at around VND 12,719 billion, including around VND 10,484 billion for the 2008-2015 period and VND 2.235 billion for the 2016-2025 period.

Investment capital sources include capital acquired by enterprises themselves, the State's development investment loans and commercial loans, and foreign direct investment capital (around VND 1,600 billion).

VII. MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES

1. Group of overall solutions and policies

- Processing gold, copper and nickel ores into high-quality metals and their products, mainly for domestic consumption.

- Stepping up the decentralization of the responsibility for managing natural resources, perfecting regulations and intensifying bidding for mineral activities, especially exploitation and processing of gold and copper ores; establishing joint-stock companies with the participation of organizations and individuals experienced and capable of mining and financially capable for investing in all processes from exploration, exploitation to deep processing of minerals. Encouraging the diversification of forms of ownership to attract domestic and overseas resources in the development of the industry of exploitation and processing of gold, copper, nickel and molybdenum ores in the direction of prioritizing capable domestic enterprises and entering into joint ventures or cooperating with foreign countries in the processing of nickel and molybdenum which requires high techniques and technologies.

- Raising social responsibilities of gold, copper, nickel and molybdenum mineral enterprises through making contributions to building infrastructure: attracting, training and using local workforce: adopting active measures to protect the ecological environment: and actively taking part in improving the social environment.

2. Group of specific solutions and policies

a/ Market solution: Building and developing a domestic gold, copper, nickel and molybdenum product market operating under the market mechanism and the state management, suitable to Vietnam's integration roadmap. and facilitating fair competition and close cooperation in order to ensure sufficient material sources for processing and refining establishments which are under construction or planned for construction investment: gradually dominating the domestic market and step by step participating in the world market.

b/ Researching, transferring and receiving sciences and technologies

- Attaching importance to research into and application of advanced mining technologies and technologies for treating poor ores and copper oxide ores. Upgrading and perfecting existing technologies for mining and sorting. Researching and developing a technological process of treating nickel ores with a high content of impurities, laterite nickel ores mingled in chromium ores in Thanh Hoa: extracting useful minerals mingled in polymetal (copper, nickel, gold, molybdenum, cobalt, silver) ores by the mode of combining the State, scientific and technological institutions and mineral exploitation and processing enterprises of all economic sectors of all economic sectors.

- Further renewing and improving copper refining technologies, and drawing practical experience for the expansion of existing copper mills and building of new ones in Yen Bai and Son La provinces.

- Cooperating with foreign countries in the research and production of nickel metal, alloys and products of gold, copper, nickel and molybdenum of high economic value.

c/ Developing and training human resources: Cooperating with training establishments (vocational schools, colleges and universities) in training and retraining laborers and scientific researchers engaged in mining, mineral sorting and metallurgy suitable to the exploitation scale and conditions of Vietnam's gold, copper, nickel and molybdenum minerals. Attaching importance to the training of qualified mineral business leaders and administrators to meet enterprise development requirements in the context of competition and global integration.

d/ Protecting the environment: Mineral exploitation and processing enterprises shall take the initiative in applying all environmental protection measures in the processes of mineral exploration, exploitation and sorting; attaching special importance to the technology for treating gold ores with cyanide; refining sulfide ores with modem and environmentally friendly technologies (compliant with regulations on solid waste, wastewater, waste gases; recyclable water recovery and recovery of SO2, for production of H2SO4) seriously earning out the restoration of the post-mining ground and environment. Ensuring industrial sanitation and labor safety in production. Encouraging research into and application of advanced environmental treatment technologies at all production stages. State management agencies shall increase investment in equipment and devices for environmental observation and control.

dd/ Investment capital solution: To mobilize around VND 12.719 billion for investment in the development of Vietnam's industry of exploitation and processing of gold, copper, nickel and molybdenum ores up to 2025 from the following sources:

- Self-acquired capital of enterprises.

- Budget capital: To be used as investment supports for technical infrastructure works outside the fences of large-scale gold, copper and nickel mining, sorting and refining areas, and invested in training and scientific and technological research activities of institutes and schools in the industry.

- The State's development investment credit loans: To be provided for investment projects to exploit and process copper and nickel ores and produce copper and nickel metals and ferro-molybdenum in localities with difficult or particularly difficult socio-economic conditions under current regulations.

- Domestic and foreign commercial loans.

- Foreign investment capital: To set up joint ventures with foreign parties to carry out projects to deeply process gold, nickel and molybdenum ores.

e/ State management solutions:

- Periodically reviewing, updating and adjusting the planning on development of the industry of exploration, exploitation and processing of gold, copper, nickel and molybdenum ores to make it suitable to the national and global socio-economic development.

- Formulating and perfecting a mechanism of management of mineral exploration, exploitation

and processing in the direction of ensuring the unified, strict, independent, active and effective management, protection and exploitation of gold. copper, nickel and molybdenum ores.

- Periodically improve the work of management of natural resources, making of statistics and reporting on gold, copper, nickel and molybdenum mineral activities from the grassroots level to provincial and ministerial levels. Applying handling measures and imposing severe sanctions against organizations and individuals that fail to fully comply with legal provisions on minerals and environment. Intensifying the inspection and examination of mineral activities so as to prevent illegal mineral exploitation and export.

g/ Other solutions:

- Renovating the management of mineral activities toward convenient procedures for and publicity of grant of mineral activity permits, and strict management of permitted mineral activities.

- Revising indicators used in the determination of reserves and natural resources of gold, copper, nickel and molybdenum ores to suit increasing copper, nickel and molybdenum ore and metal prices as well as scientific and technological advances in mineral exploitation and processing.

VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Industry and Trade shall publicize and organize the implementation of the planning, regularly update and adjust the planning and propose mechanisms and policies on sustainable development of the industry of gold, copper, nickel and molybdenum ore exploitation and processing to ensure its consistency and conformity with the national socio-economic development and international integration commitments.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Science and

Technology, the Ministry of Planning and investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport and the Ministry of Information and Communication shall, within the scope of their respective functions and tasks, assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in. concretizing solutions and policies set forth in this Decision.

3. Provincial/municipal People's Committees shall:

- Organize the management and protection of gold, copper, nickel and molybdenum ores in their localities: prevent the illegal exploitation and export of these minerals.

- Assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. zoning off and approving areas where gold, copper, nickel and molybdenum mineral-related activities are banned, temporarily banned or limited.

- Coordinate with state management agencies and enterprises in implementing projects specified in this Decision.

- Elaborate and submit to People's Councils of the same level for approval plannings on exploration, exploitation and processing of gold, copper, nickel and molybdenum ores falling under their competence and in line with this planning.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE VICE MINISTER



Le Duong Quang

 

APPENDIX:

LIST OF SCHEMES ON EXPLORATION, EXPLOITATION, PROCESSING AND USE OK GOLD, COPPER, NICKEL AND MOLYBDENUM ORES UP TO 2015, WITH THE 2025 VISION TAKEN INTOCONSIDERATION

(Attached to the Industry and Trade Minister's Decision No. 11/2008/QD-BCT of June 5, 2008)

APPENDIX 1

STATISTICS ON RESERVES AND FORECAST RESOURCES OK VIETNAM'S COLD ORE MINIS

(Based on geological archives)

No.

Names of mines or mining spots

Level of study

Reserve and forecast resource of An (kg)

Total Au (kg)

Documentary basis

1

 

 

B

C,

c2

P.

The Northeastern region

 

 

1,129

12,788

12,839

26,756

 

Spread ores in Tien Kieu (Vinh Tuy -Bac Quang), Bac Quang, Ha Giang

Assessment

 

 

442

130

572

V.61

2

Nam Quang, Bao Lac, Cao Bang

Assessment

 

26

283

595

904

V.90

3

Spread ores in Bang Khau (Ban Dam), Ngan Son, Bac Kan

Assessment

 

 

160

110

270

V.18

4

Spread ores in Luong Thuong, Na Ri, Bac Kan

Assessment

 

 

1,424

100

1,824

V.69

5

Spread ores in Tan An, Na Ri, Bac Kan

Assessment

 

 

1,300

2,673

3,973

V.78

6

Spread ores in Trai Cau-Hoan, Dong Hy, Thai Nguyen

Exploration

 

219

425

61

705

V.12

7

Spread ores in Bo Cu (La Bung, Na Chanh, Quang Trung), Thai Nguyen

Assessment

 

172

591

 

763

V.46

8

Spread ores in Iliac Lac, Thai Nguyen

Seeking

 

 

117

 

117

V.16

9

Spread ores in Lang Nhau, Vo Nhai, Thai Nguyen

Exploration

 

81

15,410

 

235

V.13

10

Na Pai (To Hieu - Na Pai - Binh Gia), Lang Son

Assessment

 

 

552

927

1,479

V.54

11

Pac Lang, Bac Kan

Assessment

 

 

896

723

1,619

V.106

13

Vai village (Au - Sb), Chiem Hoa, Tuyen Quang

Assessment

 

631

5,252

4,149

10,032

V.85

14

Khuon Puc, Chiem Hoa, Tuyen Quang

Assessment

 

 

791

1.487

2.278

V.85

15

Bo Cu (Thai Nguyen)

Seeking

 

 

401

1,356

1,757

V.58

16

Spread ores in Dang village - Sa Ly, Luc Ngan, Bac Giang

Seeking

 

 

 

228

228

V.68

 

The Northwestern ore region

 

 

34,031

10,877

25,282

70,190

 

17

Spread ores in Mai Son, Son La

Seeking

 

 

282

732

1,014

V.41

18

Spread ores in Cho Ben (Hoa Binh)

Exploration

 

31

84

 

115

V.3

19

Bu hill (Luong Son, Hoa Binh)

Assessment

 

 

816

567

1,383

V.98

20

Vai Dao - Cao Ram (Luong Son, Hoa Binh)

Assessment

 

 

1,091

2,022

3,113

V.74

21

Mien Mon, Kim Boi, Hoa Binh

Seeking

 

 

141

754

895

V.49

22

Minh Luong, Van Han, Lao Cai

Assessment

 

 

5,100

11,000

16,100

V.118

23

Sa Phin, Van Ban, Lao Cai

Assessment

 

 

3,196

9,547

12,743

 

24

Then Sin, Phong Tho, Lai Chan

Assessment

 

 

167

660

827

V.103

25

Gold in Sin Quyen copper mine, Lao Cai

Exploration

 

34,000

 

 

34,000

 

 

Northern Central Vietnam ore region

 

 

472

10,558

34,324

45,354

 

26

Roe Dong - Bu Bu, Thanh Hoa

Seeking

 

 

 

956

956

V.60

27

Spread ores in Cam Tain - Chom Hot, Thanh Hoa

Seeking

 

 

159

36

195

V.33

28

Spread ores in Bom village - Cam Quy, Thanh 1 Hoa

Seeking

 

 

206

374

580

V.39

29

Cam Tam (Tac Ke mountain), Cam Thuy, Thanh Hoa

Seeking

 

 

 

242

242

V.33

30

Spread ores in Cam Muon, Que Phong, Nghe An

Assessment

 

 

284

841

1,125

V.65

31

Spread ores in Yen Na, Tuong Duong, Nghe An

Seeking

 

 

114

 

114

V.38

32

Spread ores in Canh Trap, Ban Chong, Tien Thanh (along Ca river), Tuong Duong, Nghe An

Seeking

 

 

 

3,581

3,581

V.80

33

Ta Soi, Quy Chau, Nghe An

Assessment + Exploration

 

19

900

1,500

2,419

V.81+V.91

34

Khe Mang, Khe Cat, Toc Tien, Ky Anh, Ha Tinh

Assessment

 

 

1,421

4,207

5,628

V.105

35

Rao Moc. Ky Anh, Ha Tinh

Investment

 

 

 

9.000

9,000

V.I08

36

Khe Nang- Khe Net. Tuyen Hoa, Quang Binh

Assessment

 

 

1,249

1,424

2,673

V.100

37

Khe Dap, Tuyen Hoa, Quang Binh

Seeking

 

 

124

540

664

V.88

38

Xa Khia, Le Thuy, Quang Binh

Exploration

 

453

1,125

2,190

3,768

V.92

39

A Dang, Dak Rong, Quang Tri

Assessment

 

 

 

1,191

1,191

V.116

40

A Vao, Dak Kong. Quang Tri

Assessment

 

 

 

842

842

 

41

A Pey (A Pey A and A Pey B), A Luoi, Thua Thien-Hue

Assessment

 

 

3.942

6,186

10,128

 

42

Nham, A Luoi, Thua Thien - Hue

Assessment

 

 

1,034

1,214

2.248

 

 

Quang Nam - Quang Ngai region

 

 

3,998

19,399

36,697

60,094

 

43

Spread ores in Pu Nep, Hien, Quang Nam

Seeking

 

238

 

 

 

V.20

44

Trung Mang, Hien, Quang Nam

Assessment

 

 

40

76

116

V.27

45

Spread ores in Bong Mieu, Tam Ky, Quang Nam

Assessment

 

 

87

 

87

V.19

40

Dak Sa - Bai Dal area, Phuoc Son, Quang Nam

Exploration

 

1,876

2,944

730

5,550

V.114

47

Bai Go area, Phuoc Son, Quang Nam

Exploration

 

1,227

1,163

613

3.003

 

48

Tra Duong, Tra Duong, Quang Nam

Assessment

 

 

468

90

558

V.5I

49

Tien An, Tra My, Quang Nam

Assessment

 

 

99

19

118

V.34

50

Phu Son, Hien, Quang Nam

Seeking

 

74

91

1,235

1,400

V.7I

51

Tien Ha - Hiep Duc, Tien Phuoc, Quang Nam

 

 

 

 

 

 

V.89

 

. Tien I la

Assessment

 

 

 

8,479

8,479

 

 

. Thang Phuoc

Assessment

 

 

 

1,128

1,128

 

 

. Hiep Thuan

Assessment

 

 

 

773

773

 

 

. Que Binh

Assessment

 

 

 

192

192

 

52

Phuoc Thanh - Phuoc Kim, Quang Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

. Village 4

Assessment

 

 

2,344

3,302

5,706

V.110

 

. Village 1A

Assessment

 

 

2,704

3,715

6,419

 

 

Village 1B

Assessment

 

 

1,728

3,455

5,183

 

 

. Tra Van, Phuoc Son

Assessment

 

 

1,413

3,392

4,805

 

53

Underground gold ores in Tra Nu, Tra Giang and Tra My aeras, Quang Nam, in which:

Assessment

 

 

1,374

5,235

6,609

V.109

 

. Village 7

Assessment

 

 

503

798

1,301

 

 

Den mountain pass

Assessment

 

 

618

913

1,531

 

 

. Other ore bodies

Assessment

 

 

 

1,279

1,279

 

 

. Tra Giang

Assessment

 

 

253

927

1,180

 

 

. Tra Thuy, Tra Bong

Assessment

 

 

 

1,318

1,318

 

54

Phuoc Hiep and Phuoc Son, Quang Nam

Assessment

 

657

4,771

4,144

9,572

V.94

55

Spread ores in Tien An (Phuong Xa)

Seeking

 

 

99

20

119

V.34

 

Middle Central Vietnam and Central Highlands

 

 

3,998

19,399

36,697

60,094

 

56

Tien Thuan Tay Son. Binh Dinh

Seeking

 

 

2,490

2,510

5.000

V.72

57

Mo O mountain (Hinh river), Phu Yen

Exploration

 

801

2,158

 

2,959

V.87

58

Trang Sim. Tuy Hoa. Phu Yen

Seeking

 

 

1,621

2,015

3,636

V.77

59

Hinh river (Ken and Diem villages outside MoO), Phu Yen

Seeking

 

 

2,315

2,544

4,859

V.77

60

Southern An Khe (Klom, Krongph), Krong Chro, Gia Lai

Seeking

 

 

 

1,592

1,592

V.76 (based on reported data)

61

Konchro (Tpe, Ha Reo. Brang Lao), Mang Yang, Gia Lai

Seeking

 

 

 

1,297

1,297

 

62

Ta Nang: - spread ores, Duc Trong, Lam Dong

Exploration

 

102

11

47

160

V.79

 

Ta Nang: - underground ores, Duc Trong, Lam Dong

(Exploration

 

102

1,298

5,668

7,068

V.102

63

lamer, laTae

Seeking

 

 

 

5,007

5.007

V.96

64

An Trung. Konchro, Gia Lai

Seeking

 

 

160

180

340

V.59

65

PoCo (Dak Can, Dak Long. Dak Pel), Kon Tum

Seeking

 

 

 

129

129

V.26

 

Total:

 

 

41,635

63,675

130,131

234.442

 

 

In which C1+C2=

 

104,310

 

Note: Reserves are converted into gold metal.

 

APPENDIX 2

LIST OF SURVEYED AND ASSESSED GOLD ORE MINES

(Appendix to the Natural Resources and Environment Ministry's Document No. 232/BTNMT-DCKS of January 17, 2006, and approved by the Prime Minister in Document No. 732/TTg-CN of May. 15, 2006. on management of gold mineral)

 

No.

Names of mines and mineral spots

Level of survey

Reserves and forecast resources kg)

C1

C2

P1       C1 + C2 + P1

1

Underground gold ores in Sa Phin. Lao Cai

Assessment

 

3.200

9,500

12,7000

2

Underground gold ores in Minn Luong. Lao Cai

Assessment

 

5,100

11,000

16,100

3

Underground gold ores in Cao Ram Luong Son. Hoa Binh

Assessment

 

1,090

2,640

3,730

4

Underground gold ores in Bu hill, Luong Son. Hoa Binh

Seeking

 

816

567

L383

5

Underground gold ores in Pac Lang. Cao Bang

Seeking

 

 

10,000

10.000

6

Spread gold ores in Luong Thuong. Tan An. Na Ri district. Bac Kan

Assessment

 

2,509

3,834

6,343

7

Underground gold ores in Khau Au, La Hien, Thai Nguyen

Seeking

 

 

4.413

4,413

8

Underground gold ores in To Hieu. Na Pai, Binh Gia. Lang Son

Assessment

 

40

225

265

9

Underground gold ores in Bo Cu, Thai Nguyen

Seeking

 

401

1.356

1.757

10

Gold-antimony ores in Khuon Puc, Chiem Hoa. Tuyen Quang

Assessment

 

195

2.094

2.289

11

Underground gold ores in A Vao - A Pey, Quang Tri and Thua Thien - Hue provinces

Assessment

 

3.720

9.659

13.379

12

Underground golo ores in Khe Nang. Tuyen Hoa. Quang Binh

Assessment

 

1.424

1,249

2.673

 

13

Underground gold ores in Khe Mang. Ky Tay. Ha Tinh

Assessment

 

1.414

4.060

5.474

 

14

Spread gold ores along Ca river in Con Cuong and Tuong Duong. Nghe An

Seeking

 

 

3.581

3.581

 

15

Underground gold ores in Xa Khia, Quang Binh

Exploration

 

500

1.000

1.500

 

16

Underground gold ores in Nham, Thua Thien - Hue

Assessment

 

1.034

1.170

2.204

 

17

Underground gold ores in Dac Sa, Phuoc Son district, Quang Nam

Exploration

3.103

4.107

1.343

8.553

 

18

Bong Mieu zone (Tam Lanh commune of Phu Ninh district and Tra Kot - commune of Northern Tra My district). Quang Nam

Exploration

6.088

 

 

6.088

 

19

Underground gold ores in Phuoc Kim and Phuoc Thanh areas (villages 4. 1A and 1B and Tra Van village). Quang Nam

 

 

8.100

13.900

22.000

 

20

Underground gold ores in Phuoc Hiep. Quang Nam

Seeking

 

5.428

4.144

9.572

 

21

Underground gold ores in Konchoro, Gia Lai

Seeking

 

 

 

1.729

 

22

Underground gold ores in Tien Thuan, Binh Dinh

Seeking

 

 

 

5.000

 

23

Gold ores in Hinh river. Phu Yen

Seeking

 

2,315

4.219

6.534

 

24

Underground gold ores in Trang Sim Tuy Hoa, Phu Yen

Seeking

 

1.621

2.221

3.S42

 

25

Gold ores in Tra Nang. Lam Dong

Seeking

698

598

5.621

6.917

 

 

Total

 

9.889

43.612

97.796

151.297

 

Note: Reserves are convened into gold metal.

APPENDIX 3

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON GOLD ORE EXPLORATION

(During 2008-2015)

No.

Names of mines and mineral spots

Level of study

Reserves and resources (kg)

VND billion

Notes

1

Underground gold ores in Sa Phin. Lao Cai

Under exploration

12.700

35

 

Industrial-scale

exploitation and

processing

(*)

2

Underground gold ores in Minh Luong. Lao Cai

Under exploration

16.100

15

Additional investment, exploration of remaining part

 

3

Underground gold ores in A Vao - A Pey, Quang Tri and Thua Thien - Hue provinces

Under exploration

13,379

 

Invested

 

4

Underground gold ores in Phuoc Son. Quang Nam

Expanded exploration

8.553

43

Additional investment, expansion of exploration

 

5

Bong Mieu zone (Tam Lanh commune of Phu Ninh district and Tra Kot commune of Northern Tra My district). Quang Nam

Expanded exploration

6.088

27

Additional investment, expansion of exploration

 

6

Gold ores in Tra Nang. Lam Dong

Seeking

6.917

-

Invested

 

7

Underground gold ores in Cao Ram, Luong Son. Hoa Binh

Assessment

3.730

15

 

Already assigned to localities for management and licensing of exploitation and processing (*)

8

Underground gold ores in Bu hill. Luong Son. Hoa Binh

Seeking

1.383

 

 

9

Underground gold ores in Pac Lang. Cao Bang

Seeking

10.000

25

 

 

10

Spread gold ores in Luong Thuong. Tan An. Na Ri district, Bac Kan

Assessment

6.343

30

 

 

11

Underground gold ores in Khau Au. La Hien. Thai Nguyen

Seeking

4,413

15

 

 

12

Underground gold ores in To Hieu. Na Pai, Binh Gia. Lang Son

Assessment

265

5

 

 

13

Underground gold ores in Bo Cu. Thai Nguyen

Seeking

1.757

6

 

 

14

Gold-antimony ores in Khuon Puc, Chiem Hoa, Tuyen Quang

Assessment

2.289

10

 

 

15

Underground gold ores in Khe Nang, Tuyen Hoa, Quang Binh

Assessment

2.673

12

 

 

16

Underground gold ores in Khe Mang, Ky Tay, Ha Tinh

Assessment

5.474

30

 

 

17

Spread gold ores along Ca river in Con Cuong and Tuong Duong. Nghe An

Seeking

3.581

15

 

 

18

Underground gold ores in Xa Khia, Quang Binh

Survey

1.500

5

 

 

19

Underground gold ores in Nham, Thua Thien -Hue

Assessment

2.204

15

 

 

20

Underground gold ores in Phuoc Kim and Phuoc Thanh areas Quang Nam

Assessment

22.000

50

 

 

21

Underground gold ores in Phuoc Hiep, Quang Nam

Under exploration

9.572

 

Invested

 

22

Underground gold ores in Konchoro, Gia Lai

Seeking

1.729

15

 

 

23

Underground gold ores in Tien Thuan. Binh Dinh

Seeking

5.000

25

 

 

24

Gold ores in Hinh river. Phu Yen

Seeking

6.534

25

 

 

25

Underground gold ores in Trang Sim. Tuy Hoa, Phu Yen

Seeking

3.842

20

 

 

26

Pu Sam Cap, Lai Chau

Under survey and

exploration

~

 

Invested (Licensed in 2006)

 

27

Cam Muon, Nghe An

Under survey

1.125

 

Invested (Licensed in 2006)

 

28

Da Don and Phi To. Lam Dong

Under survey

2.000

-

Invested (Licensed in 2006)

 

29

Ta Soi, Nghe An

Under survey

2.419

 

Invested (Licensed in 2006)

 

30

Tra Nu - Tra Giang (village 7. Den mountain pass, and Tra Thuy, Tra Nu, Tra Giang and Tra My communes, Quang Nam)

Assessment

6.609

27

 

 

31

Tien Ha-Hiep Duc (Thang Phuoc. Hiep Thuan. Que Binh. Phuoc Tra. Binh Lam and Binh Son commune of Hiep Duc district, and Tien Ha commune of Tien Phuoc district. Quang Nam)

Assessment

S.479

30

 

 

32

Goil-antimony ores in Vai village. Ngoc Hoi commune, Phu Binh. Chiem Hoa, Tuyen Quang

Assessment

i

9.121

30

 

 

33

Ba Thuoc, Cam Thuy, Thanh Hoa

Survey, exploration

 

20

 

 

34

Yen La - Yen Tinh. Nghe An

Assessment

-

10

 

 

35

Khe Dap - Khe Truong -Khe Da Trang in Thuan Hoa commune. Tuyen Hoa, Quang Binh

Assessment

3.000

10

 

 

36

Bach Dan, Ngan Thuy commune. Le Thuy, Quang Binh

Seeking

10,000

30

 

 

37

Thu Lu. Kim Thuy commune. Le Thuy. Quang Binh

Seeking

9,000

30

 

 

38

Tra Thuy. Tra Thuy commune. Tra Bong. Quang Ngai

Seeking

6,600

20

 

 

39

Southern An Khe (Khu Klom Krong Pham). Krong Yang commune. Kong Chro district. Gia Lai

Seeking

3.500

10

 

 

 

Total

 

 

660

 

 

 

APPENDIX 4

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON INDUSTRIAL-SCALE GOLD ORE EXPLOITATION AND PROCESSING

No.

Names of mines and ore spots

New investment during 2008-2015

Additional investment in expansion (after 2016)

Output

kg/year)

VND billion

Output

(kg/year)

VND billion

1

Exploitation, sorting and refining of gold ores in Minh Luong. Lao Cai

200

200

200

200

2

Exploitation, sorting and refining of gold ores in Sa Phin. Lao Cai

200

200

200

200

3

Exploitation, sorting and refining of gold ores in Ta Nang. Lam Dong

50

20

0

0

4

Exploitation, sorting and refining of gold ores in A Pey -A Vao. Quang Tri and Thua Thien-Hue

300

200

100

100

5

Exploitation, sorting and refining of gold ores in Phuoc Son. Quang Nam

1.500

800

500

300

6

Bong Mieu zone (Tam Lanh commune of Phu Ninh district and Tra Kot commune of Northern Tra My district), Quang Nam

1.000

500

400

200

 

Total

3.250

1,920

1,400

1,000

 

Notes:

At present. Vietnam exploits and processes an average quantity of 1.000 kg of gold per year.

It is projected that gold mines and ore spots managed and licensed by localities will contribute a total output of around 2.000 kg of gold/year during 2010 - 2015 and around 3.000 kg of gold/year after 2015.

Gold refining will be carried out by gold. sliver and gem companies or banks.

 

APPENDIX 5

STATISTICAL TABLE OF VIETNAM'S COPPER ORE RESERVE AND FORECAST RESOURCE

No.

Names of mines and ore spots

Reserves and forecast resources (tons of Cu)

Total (tons of Cu)

Documentary

basis

Reserves and foreca resources (kg Au)

 

 

B

c1

c2

P1

 

 

c2

p1

Total

1

The Northwestern ore region

49,253

291,578

820.078

932,880

2,093,789

 

 

 

 

1

Lung Po (Lao Cai)

 

1,958

2,691

7,807

12,456

D.57

 

 

 

2

Sin Quyen (Lao Cai)

49.253

227.058

274,973

 

551,284

D.39

 

 

 

3

Vi Kem (Lao Cai)

 

62,562

128,931

 

191,493

D.46

 

 

 

4

Ta Phoi (Lao Cai)

 

 

100,000

300,000

400,000

Report on this mine is being made

 

 

 

5

Nam Tia (Lai Chau)

 

 

48.000

149,000

I97,000

 

 

 

 

6

Nam Nga (Lai Chan)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Nam Kinh (Lai Chau)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Phat village (Yen Bai)

 

 

13,497

25.747

39,244

D.56

1,256

2,156

3,412

9

An Luong (Yen Bai)

 

 

88.483

192,177

280.660

D.56

 

 

 

10

Van Sai (Son La)

 

 

177

 

177

D.36

 

 

 

11

Da Do (Son La)

 

 

107,094

135,396

242,490

D.58

 

 

 

12

Northern Da Do (Son La)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Na Lay (Son La)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Phieng Luong (Son La)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Suoi On (Son La)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Nam He - Huoi Say (Muong Tung, Muong Cha, Dien Bien)

 

 

56.232

122,753

178.985

Report on this mine is being deposited for archive

 

 

 

II

The Central Vietnam ore region

 

17,550

(.0.000

35.000

112,550

 

 

 

 

17

Duc Mo (Quang Nam)

 

17,550

60,000

35,000

112,550

 

 

 

 

 

Total

49,253

309,128

880,078

967,880

2,206,339

 

 

 

 

 

Reserves B + C1 + C2 are 1,238,459 tons of Cu and nearly 37.5 tons of Au. Mines numbered 1, 2, 3 and 20 have been explored while others are in the process of seeking or assessment

 

APPENDIX 6

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON COPPER ORE EXPLORATION

(During 2008-2015)

No.

Names of mines and ore spots

Natural resources (tons of Cu)

Investment capital (VND billion)

Notes

1

Sin Quyen (Lao Cai)

551,284

Invested

Industrial-scale exploitation

2

Vi Kem (Lao Cai)

191,493

 

Ta Phoi (Lao Cai)

400.000

30

4

Phat village (Yen Bai)

39,244

5

5

An Luong (Yen Bai)

280,660

25

6

Duc Bo (Quang Nam)

112,550

20

7

Nam He - Huoi Say (Muong. Tung and Muong Cha, Dien Bien)

178,985

30

8

Lung Po (Lao Cai)

12.456

Invested

Small-scale exploitation

9

Nam Tia (Lai Chau)

197.000

20

10

Nam Nga (Lai Chau)

11

Nam Kinh (Lai Chau)

12

Van Sai (Son La)

177

1

13

Da Do (Son La)

242.490

25

14

Northern Da Do (Son La)

15

Na Lay (Son La)

16

Phieng Luong (Son La)

17

Suoi On (Son La)

18

Yen Thuong and Binh Thanh. Cao Phone district. Hoa Binh province

400.000

33

Applying for exploration

 

Total

2,406,339

189

 

 

APPENDIX 7

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON INDUSTRIAL-SCALE COPPER ORE EXPLOITATION AND SORTING

No.

Names of mines and ore spots

Natural resources (tons of Cu)

2008-2015

2016-2025

Output (million tons of ores/year)

Investment (VND billion)

Output (million tons of ores/year)

Investment (VND billion)

1

Sin Quyen (Lao Cai. invested)

551.284

1.1

800

 

 

2

Vi Kem (Lao Cai)

191,493

 

 

1.1

800

3

Ta Phoi (Lao Cai)

400.000

1.1

800

 

 

4

Phat village (Yen Bai)

39.244

0.2

160

 

 

5

An Luong (Yen Bai)

280.660

1.1

800

 

 

6

Nam He - Huoi Say (Muong Tung and Muong Cha, Dien Bien)

178.985

0.5

400

 

 

7

Duc Bo (Quang Nam)

112,550

0.5

400

 

 

 

Total

1.754,216

4.5

2.560

1.1

800

 

Notes:

Total output of crude ores exploited from small-scale mining spots will be around 1 million tons/year with a total investment capital of around VND 600 billion. All purified ores will be used for copper refining.

Total volume of purified ores will be around 220.000 tons/year, enough for increasing the metallurgical output to 50.000 tons of copper/year by 2016. and for maintaining or increasing this output after 2016 if the post-exploration and upgrading copper reserve is larger.

After exploration results are obtained, a project on copper ore exploitation and processing in Hoa Binh province may be considered for addition to the planning for the post-2008 period.

 

APPENDIX 08

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON MILLS FOR COPPER ORE DEEP PROCESSING

No.

Mills

Locations

Raw material sources

2008-2015

2016-2025

Output (1,000 tons of Cu)

Investment (VND billion)

Output (1,000 tons of Cu)

Investment (additional) (VND billion)

1

Copper refining

Lao Cai

All copper ores in Lao Cai

10

(additional)

350

10

(additional)

350

2

Copper refining

Yen Bai

Copper ores in Yen Bai. Thai Nguyen and Bac Giang

10 (new)

500

 

 

3

Copper refining

Son La

Copper ores in northwestern provinces of Dien Bien. Lai Chau. Son La and Hoa Binh

10 (new)

500

 

 

4

Polymetal refining

Quang Nam

 

2-5 (new)

200-400

 

 

Total

 

 

32-35

1,450-1.750

10

350

Notes:

During 2010-2015. Phuc village nickel ore exploitation and processing plant and a copper resource exploitation and processing plant in Cao Phong. Hoa Binh will additionally supply raw materials for Son La copper mill.

During 2010-2015. purified copper ores will be additionally supplied by Nui Phao polymetal ore exploitation and processing plant for copper refining in Yen Bai.

3. Investment in copper mills in Son La. Yen Bai and Quang Nam will be accurately
determined on the basis of reliably explored copper reserves and specifically calculated
economic efficiency ion a small scale and environmental consequences especially  SO2).

 

APPENDIX 09

TOTAL RESERVE AND FORECAST RESOURCE OF NICKEL ORES

No.

Names of mines and ore spots

Level of study

Reserve and forecast resource (tons of Ni)

Total (tons of Ni)

C1

C2

1

Phuc village (Son La)

Exploration

232.963

170.092

403.055

2

Khoa village (Ta Khoa. Son La)

Seeking

3.281

2.147

5.428

3

Nickel mingled in chromite ores in Co Dinh (Thanh Hoa)

Exploration

3.076.880

 

3.076.880

 

Total:

 

3.313.124

172.239

3.4851363

 

APPENDIX 10

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON NICKEL ORE EXPLORATION

(During 2008-2015)

No.

Projects

Investment capital (VND billion

1

Exploration for upgrading and increase of reserve of Phuc villaee mine. Son La

40

2

Exploration for upgrading and increase of reserve of Khoa village mine. Son La

10

 

Total

50

APPENDIX 11

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON INDUSTRIAL-SCALE NICKEL ORE EXPLOITATION AND SORTING

(During 2008-2015)

No.

Projects

Output (1.000 tons of crude ores/year)

Investment capital (VND billion)

1

Exploitation and sorting, phase I. Phuc village. Son La

200

500

2

Expanded exploitation and sorting, phase II. Phuc village. Son La

1,800

2.000

3

Ore exploitation and sorting in Ta Khoa mine. Son La

200

500

 

Total

2.200

3.000

APPENDIX 12

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON NICKEL ORE PROCESSING

No.

Projects

Output (1,000 tons/year)

Technologies

Periods

Investment capital (VND billion)

1

Mill producing nickel metal and recovering byproducts (Son La)

7-10

Fired refining or electric furnace or

hydrometallurgy

2013 -2015

450 - 500

2

Plant producing nickel sulfate or chloride or hydroxide salt in Thanh Hoa

0.5 - 1

Domestic technology

2010- 2015

10

 

Total

 

 

 

460 - 510

 

APPENDIX 13

RESERVE AND FORECAST RESOURCE OF VIETNAM'S MOLYBDENUM ORES

No

Names of mines and ore spots

Level of study

Reserve and forecast resource (1.000 tons of Mo)

Total

Documentary basis

C2

P1

P2

1

O Quy Ho (Lao Cai)

Assessment

7

8

 

15

Report is being made

2

Kin Chang Ho (*) (Lao Cai)

Assessment

 

 

13

13

D33

3

Sam mountain (An Giang)

Seeking

 

0.4

 

0.4

Exploited

 

Total

7

8.4

13

28.4

 

 

(*) On the list of mines and :re spots subject to molybdenum survey and assessment under the survey planning promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 116/2007/QD-TTg of July 23. 2007.

APPENDIX 14

LIST OF PROJECTS ON MOLYBDENUM ORE EXPLORATION

No.

Names of mines and ore spots

Level of study

Reserve and forecast resource

(1.000 tons)

Investment capital (VND billion)

Period

1

O Quy Ho (Lao Cai)

Assessment

15

10

2013-2015

2

Kin Chang Ho(*) (Lao Cai )

Assessment

13

10

2013-2015

 

Total

 

28

20

 

 

APPENDIX 15

LIST OF PROJECTS ON INDUSTRIAL-SCALE MOLYBDENUM ORE EXPLOITATION AND SORTING

No.

Names of mines and ore spots

Output (1.000 tons of prime ores/year)

Investment capital (VND billion)

Period

1

Kin Chang Ho (Lao Cai)

30-60

10

2016 - 2020

2

O Quy Ho (Lao Cai)

30-60

10

2020 - 2025

 

Total

60 -120

20

 

 

APPENDIX 16

LIST OF PROJECTS ON FERRO-MOLYBDENUM PROCESSING AND REFINING

No.

Metallurgical establishments

Output (tons of ferro-Mo/year)

Investment capital (VND billion)

Period

1

One initial metallurgical establishment

20-40

50

2016 - 2020

2

Expanded establishment

20-40

15

2020 - 2025

 

Total

40-80

65

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 11/2008/QD-BCT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2547/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tiếp nhận và không tiếp nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả; Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đầu tư, Hành chính

văn bản mới nhất