Thông tư liên tịch 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

thuộc tính Thông tư liên tịch 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT

Thông tư liên tịch 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp; Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Lê Huy Côn; Phạm Khôi Nguyên; Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành:22/10/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH-CÔNG NGHIỆP-KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT
NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN VIỆC KÝ QUỸ ĐỂ
PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

 

- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996;

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

- Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 1 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;

Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KÝ QUỸ

 

1.- Đối tượng phải ký quỹ: Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản (quy định tại Điều 15, Điều 16, Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ) trước khi tiến hành khai thác khoáng sản có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền (sau đây gọi chung là tiền) vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức tín dụng) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

2.- Mục đích của việc ký quỹ: Việc ký quỹ bằng một khoản tiền vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản và hướng dẫn tại Thông tư này.

 

II. CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC TIỀN KÝ QUỸ

 

1.- Căn cứ xác định mức tiền ký quỹ: Mức tiền ký quỹ được xác định căn cứ theo tổng dự toán chi phí phục hồi, thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn; và thời hạn có hiệu lực khai thác của giấy phép khai thác khoáng sản.

2.- Phương pháp xác định mức tiền ký quỹ:

a) Trường hợp ký quỹ một lần: Đối với những trường hợp có thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản dưới 3 (ba) năm phải thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng 100% (một trăm phần trăm) tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường (không bao gồm khoản kinh phí dùng cho phương án công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý về mặt môi trường được tiến hành ngay trong quá trình khai thác của đơn vị) đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn.

b) Trường hợp ký quỹ nhiều lần:

b. 1. Đối với những trường hợp có thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản từ 3 (ba) năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần.

b. 2. Số tiền ký quỹ (ký hiệu là A) được xác định theo thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp và tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn, tính theo công thức sau:

 

 

 

Tg

x

Mcp

 

A =

 

 

 

 

 

Tb

 

 

Trong đó:

A: Số tiền ký quỹ cho một đối tượng được phép khai thác khoáng sản (đồng Việt Nam).

Tg: Thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (năm).

Tb: Thời hạn khai thác theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn (năm).

Mcp: Tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường theo báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường (không bao gồm khoản kinh phí dùng cho phương án công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý về mặt môi trường được tiến hành ngay trong quá trình khai thác của đơn vị) đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn (đồng Việt Nam).

b. 3. Số tiền ký quỹ lần đầu (ký hiệu là B) đối với từng trường hợp như sau:

b. 3. 1. Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) dưới 10 năm thì mức kỹ quỹ lần đầu bằng 25% (hai mươi lăm phần trăm) số tiền phải ký quỹ (A) xác định theo công thức trên.

b. 3. 2. Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) từ 10 năm đến dưới 20 năm thì mức kỹ quỹ lần đầu bằng 20% (hai mươi phần trăm) số tiền phải ký quỹ (A) xác định theo công thức trên.

b. 3. 3. Đối với dự án có thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp (Tg) từ 20 năm trở lên thì mức kỹ quỹ lần đầu bằng 15% (mười lăm phần trăm) số tiền phải ký quỹ (A) xác định theo công thức trên.

b. 4. Số tiền ký quỹ những lần sau (ký hiệu C) căn cứ vào số tiền phải ký quỹ còn lại và thời hạn khai thác theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, tính theo công thức sau đây:

 

 

(A - B)

 

C =

 

 

 

 

(Tg - 1)

 

 

c) Trường hợp được gia hạn, bổ sung thời hạn khai thác:

c.1. Trường hợp nếu hoạt động khai thác theo khoảng thời hạn được gia hạn, bổ sung mà không gây tác động xấu đến môi trường do công suất khai thác chưa đủ và đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đồng ý thì không phải thực hiện ký quỹ nữa.

c.2. Trường hợp nếu hoạt động khai thác theo khoảng thời hạn được gia hạn, bổ sung mà gây tác động xấu đến môi trường thì phải thực hiện ký quỹ một lần theo tổng dự toán chi phí phục hồi môi trường do hoạt động khai thác được gia hạn, bổ sung gây ra đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn.

3.- Thời điểm thực hiện ký quỹ:

a) Đối với trường hợp ký quỹ một lần và ký quỹ lần đầu của trường hợp được ký quỹ nhiều lần: Việc ký quỹ phải thực hiện xong trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản mà tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Đối với trường hợp ký quỹ nhiều lần (tính từ lần thứ hai trở đi): Việc ký quỹ phải thực hiện hàng năm (chậm nhất là trước ngày 31 tháng 12 hàng năm), tính từ ngày đăng ký bắt đầu tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản cho tới khi kết thúc thời hạn khai thác theo giấy phép được cấp. Các đối tượng được phép ký quỹ nhiều lần có thể chọn hình thức ký quỹ một lần cho toàn bộ thời hạn khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản được cấp.

c) Đối với trường hợp được gia hạn, bổ sung thời hạn khai thác: Việc ký quỹ phải thực hiện xong trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép gia hạn thời hạn khai thác.

 

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KÝ QUỸ

 

1.- Ngay sau khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải ra thông báo yêu cầu đối tượng được cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải tiến hành ký quỹ tại một tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này.

2.- Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu ký quỹ, đối tượng được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện việc ký quỹ tại tổ chức tín dụng và thông báo bằng văn bản cho những cơ quan sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tiến hành hoạt động khai thác;

- Bộ Công nghiệp (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt nam);

- Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Cục Môi trường).

3.- Đối tượng phải ký quỹ có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí về dịch vụ ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng.

4.- Mọi thủ tục ký quỹ tại tổ chức tín dụng được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ và phải phù hợp với quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng đối với hoạt động ký quỹ.

 

5.- Tiền ký quỹ được nộp, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt Nam. Trường hợp có nhu cầu nộp bằng ngoại tệ thì được tính toán quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.

 

IV. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN KÝ QUỸ

 

1.- Cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, bổ sung và thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản (quy định tại Điều 9, Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ) có thẩm quyền và trách nhiệm:

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ký quỹ của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo hướng dẫn tại Thông tư này;

- Chấp thuận cho tổ chức, cá nhân ký quỹ rút tiền để thực hiện việc phục hồi môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư này;

- Quyết định hoàn trả số tiền ký quỹ không sử dụng hết cho các đối tượng đã ký quỹ theo quy định của pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Thông tư này.

2.- Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm thẩm định và xác nhận:

- Các trường hợp gia hạn, bổ sung thời hạn khai thác mà hoạt động khai thác không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường;

- Các tổ chức, cá nhân đã hoàn thành việc phục hồi môi trường.

3.- Tổ chức, cá nhân ký quỹ có quyền rút tiền ký quỹ khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thực hiện việc phục hồi môi trường và đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định và xác nhận.

4.- Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng không thực hiện việc phục hồi môi trường hoặc trường hợp bị phá sản hay giải thể thì cơ quan có thẩm quyền (quy định tại Điều 9, Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ) quyết định cho phép sử dụng số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và lựa chọn (thông qua hình thức đấu thầu) đơn vị thực hiện việc phục hồi môi trường bằng khoản tiền ký quỹ này. Việc sử dụng tiền ký quỹ phải bảo đảm đúng mục đích, phù hợp với nội dung, khối lượng công việc và dự toán chi phí phục hồi môi trường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn. Trường hợp số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường không sử dụng hết thì được trả lại cho đối tượng đã ký quỹ, trường hợp đối tượng ký quỹ đã bị giải thể hoặc phá sản thì nộp toàn bộ vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Số tiền ký quỹ đã sử dụng phải được kiểm tra, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính hiện hành.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1.- Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Công nghiệp, Sở Khoa hoc, Công nghệ và Môi trường, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này.

2.- Tổ chức tín dụng, nơi đối tượng khai thác khoáng sản thực hiện việc ký quỹ để bảo đảm cho việc phục hồi môi trường theo quy định tại Thông tư này được phép thu khoản phí dịch vụ về ký quỹ theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng và có trách nhiệm:

- Thực hiện các thủ tục ký quỹ như: nhận tiền gửi về ký quỹ, mở tài khoản phong toả cho khoản tiền ký quỹ, xác nhận bằng văn bản việc ký quỹ cho đối tượng ký quỹ, lưu giữ chứng từ liên quan đến việc ký quỹ, thanh toán tiền ký quỹ... theo quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng, tài chính và tại Thông tư này.

- Thanh toán tiền ký quỹ cho các đơn vị được phép rút tiền ký quỹ theo quy định tại Thông tư này.

3.- Các đối tượng phải ký quỹ theo quy định tại Thông tư này nếu không thực hiện việc ký quỹ sẽ không được phép tiến hành khai thác khoáng sản hoặc sẽ bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản.

4.- Các đối tượng trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ theo quy định tại Thông tư này cho đến thời điểm trả lại hoặc bị thu hồi giấy phép. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ không sử dụng hết cho việc phục hồi môi trường cho các đối tượng này sẽ được thực hiện sau khi có xác nhận đã hoàn thành việc phục hồi môi trường hoặc sau khi có quyết toán chính thức về việc phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản của các đối tượng này gây ra.

5.- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường phải phối hợp với Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính (nếu cơ quan thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương) để thẩm định, phê chuẩn dự toán chi phí phục hồi môi trường của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trường hợp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa có dự toán chi phí phục hồi môi trường thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm yêu cầu đối tượng xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải bổ sung thêm nội dung này. Cơ quan Tài chính và cơ quan phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm phối hợp quản lý và thực hiện việc kiểm tra, quyết toán số tiền ký quỹ đã sử dụng.

6.- Mọi chế độ thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm việc thực hiện những quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

7.- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các đối tượng được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà giấy phép vẫn còn thời hạn và đối tượng đó có nghĩa vụ phải phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra thì cũng phải thực hiện việc ký quỹ theo quy định tại Thông tư này. Mọi quy định của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị liên quan phản ánh trực tiếp về liên Bộ Tài chính, Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Môi trường để nghiên cứu, bổ sung.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF INDUSTRY - THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 126/1999/TTLT/BTC-BCN-BKHCNMT
Hanoi, October 22, 1999
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE ESCROW DEPOSITING FOR ENVIRONMENTAL REHABILITATION IN MINERAL EXPLOITATION ACTIVITIES
Pursuant to the March 20, 1996 Minerals Law;
Pursuant to the December 27, 1993 Law on the Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 68/CP of November 1st, 1996 detailing the implementation of the Minerals Law;
The Ministry of Finance, the Ministry of Industry and the Ministry of Science, Technology and Environment hereby guides the escrow depositing for environmental rehabilitation in mineral exploitation activities as follows:
I. SUBJECTS AND PURPOSE OF ESCROW DEPOSITING
1. Subjects to the escrow depositing: Organizations and individuals licensed to exploit minerals (as stipulated in Article 15 and Article 16 of the Government’s Decree No. 68/CP of November 1st, 1996), before conducting the exploitation of minerals, are obliged to deposit a sum of money or precious metal, gemstone or papers that can be valued in money (hereinafter collectively referred to as escrow) in a blocked account at a Vietnamese credit institution or a foreign credit institution operating in Vietnam (referred collectively to as credit institution) to secure their fulfillment of the obligation to rehabilitate the environment degraded by mineral exploitation activities.
2. Purpose of the escrow depositing: The depositing of an escrow into a blocked account at a credit institution aims to secure the fulfillment of the obligation to rehabilitate the environment degraded by mineral exploitation activities in accordance with the legislation on mineral activities and the guidance of this Circular.
II. BASIS FOR AND METHOD OF DETERMINING THE ESCROW AMOUNT:
1. Basis for determining the escrow amount: The escrow amount shall be determined on the basis of the total estimate of rehabilitation expenses, the exploitation duration stated in the feasibility study report, the mine design and the environmental impact assessment report already evaluated and approved by the competent agencies, as well as the effective term of the mineral exploitation license.
2. Method of determining the escrow amount:
a/ Cases of one-time escrow depositing: For cases where the exploitation duration stated in the feasibility study report on mineral exploitation is less than three years, the one-time escrow depositing is required. The escrow amount shall be equal to 100% (one hundred per cent) of the total estimate of environmental rehabilitation expenses stated in the feasibility study report, the mine design and the environmental impact assessment report (excluding expenses for the production technology and environmental treatment technology plan implemented right during the exploitation process of the unit) already evaluated and approved by the competent State agencies.
b/ Cases of multiple escrow depositing:
b.1/ For cases where the exploitation duration stated in the feasibility study report on mineral exploitation is three years or more, the multiple escrow depositing is permitted.
b.2/ The escrow amount (coded as A) shall be determined according to the exploitation duration stated in the feasibility study report, the exploitation duration stated in the granted mineral exploitation license and the total estimate of environmental rehabilitation expenses stated in the feasibility study report, the mine design and the environmental impact assessment report already evaluated and approved by the competent State agencies, and calculated according to the following formula:
A
=
Tg x Mcp
Tb
In which:
A: The escrow amount required from one subject licensed to exploit minerals (Vietnam dong).
Tg: The exploitation duration stated in the granted mineral exploitation license (year).
Tb: The exploitation duration stated in the feasibility study report, the mine design and the environmental impact assessment report already evaluated and approved by the competent State agencies (year).
Mcp: The total estimate of environmental rehabilitation expenses stated in the feasibility study report, the mine design and the environmental impact assessment report (excluding expenses for the production technology and environmental treatment technology plan implemented right during the exploitation process of the unit) already evaluated and approved by the competent State agencies (Vietnam dong).
b.3/ The first escrow amount (coded as B) in each case is as follows:
b.3.1/ For projects with the exploitation duration stated in their granted mineral exploitation licenses (Tg) being less than 10 years, the first escrow amount depositing shall be equal to 25% (twenty five per cent) of the escrow amount (A) calculated according to the above-mentioned formula.
b.3.2/ For projects with the exploitation duration stated in their granted mineral exploitation licenses (Tg) being between 10 years and less than 20 years, the first escrow amount shall be equal to 20% (twenty per cent) of the escrow amount (A) calculated according to the above-mentioned formula.
b.3.3/ For projects with the exploitation duration stated in their granted mineral exploitation licenses (Tg) being 20 years or more, the first escrow amount shall be equal to 15% (fifteen per cent) of the escrow amount (A) calculated according to the above-mentioned formula.
b.4/ The subsequent escrow amounts (coded as C) shall be calculated on the basis of the remainder of the required escrow amount and the exploitation duration stated in the granted mineral exploitation license and according to the following formula:
C
=
(A - B)
(Tg - 1)
c/ Cases of extension, addition of the exploitation duration:
c.1/ In cases where the exploitation activities during the extended or added duration exert no adverse environmental impacts due to low exploitation capacity, no more escrow amount shall be required if so approved by the agency in charge of State management over environmental protection.
c.2/ In cases where the exploitation activities during the extended or added duration exert adverse environmental impacts, one-time escrow depositing shall be required according to the total estimate of expenses for rehabilitating the environment degraded by extended or added exploitation activities, already evaluated and approved by the competent State agencies.
3. Time for escrow depositing
a/ For one-time escrow depositing and first escrow depositing amount in multiple escrow depositing: The escrow depositing must be completed before the date of commencement of the mineral exploitation already registered by the organization or individual licensed to exploit minerals with the competent State agency in accordance with the provisions of the Minerals Law and documents guiding its implementation.
b/ For multiple escrow depositing (from the second time on): The escrow depositing must be made annually (no later than December 31st every year), counted from the date of registration of the commencement of mineral exploitation activities till the expiry of the exploitation duration stated in the granted license. Subjects eligible for multiple escrow depositing may choose the form of one-time escrow depositing for the entire mineral exploitation duration stated in the granted mineral exploitation license.
c/ For cases of extension or addition of the exploitation duration: The escrow depositing must be completed within 15 days from the date of receipt of the written approval of the competent agency to permit the extension of the exploitation duration.
III. ORDER AND PROCEDURES FOR ESCROW DEPOSITING
1. Right after granting the mineral exploitation licenses, the agency competent to do so shall have to issue a notice requesting the licensees to deposit an escrow at a credit institution as prescribed in this Circular.
2. Within 30 days from the date of receipt of the escrow depositing requesting notice, the licensees shall have to deposit an escrow at a credit institution and inform in writing the following agencies thereof:
- The People’s Committee of the province or centrally-run city where they carry out mineral exploitation activities;
- The Ministry of Industry (the Vietnam Geology and Minerals Department);
- The Ministry of Science, Technology and Environment (the Environment Department).
3. Subjects obliged to make escrow deposits shall have to pay for all expenses incurred from the escrow-depositing service at the credit institution in accordance with the legislation on operation of credit institutions.
4. All procedures for escrow depositing at a credit institution shall comply with the guidance of the credit institution where the escrow is deposited, and the provisions of the legislation on credit institutions’ operations regarding the escrow depositing.
5. An escrow shall be deposited, paid and accounted in Vietnam dong. In cases where there is a need to deposit an escrow in a foreign currency, it shall be converted into Vietnam dong according to the regulations of the credit institution where the escrow is deposited.
IV. ESCROW MANAGEMENT AND USE
1. Agencies competent to grant, extend, supplement and withdraw mineral exploitation licenses (defined in Article 9 of the Government’s Decree No. 68/CP of November 1st, 1996) shall have the competence and responsibility:
- To monitor, urge and inspect the escrow depositing by mineral-exploiting organizations and individuals according to the guidance of this Circular;
- To give consent for escrow-depositing organizations or individuals to withdraw money for environmental rehabilitation according to the guidance of this Circular;
- To decide to return the unused amount of the deposited escrow to the escrow depositors as prescribed in the legislation on minerals, environmental protection and according to the guidance of this Circular.
2. Agencies that exercise the State management over the environmental protection shall have the responsibility to evaluate and certify:
- Cases of extension or addition of the duration of those exploitation activities that cause no adverse environmental impacts;
- Organizations and individuals that have fulfilled the environmental rehabilitation.
3. Escrow-depositing organizations and individuals shall be entitled to withdraw their escrow after fulfilling their environmental rehabilitation obligation, which has been evaluated and certified by the agency exercising the State management over the environmental protection.
4. In cases where a mineral-exploiting organization or individual has deposited an escrow but failed to carry out environmental rehabilitation or was bankrupt or dissolved, the competent agency (defined in Article 9 of the Government’s Decree No. 68/CP of November 1st, 1996) shall decide to permit the use of the deposited escrow for environmental rehabilitation and select (through bidding) a unit(s) to carry out environmental rehabilitation with such escrow. The deposited escrow must be used for the right purpose and in line with the content, work volume as well as estimated expenses for environmental rehabilitation already evaluated and approved by the competent State agencies. In cases where the deposited escrow is not used up, the remainder shall be returned to the escrow depositors; if an escrow depositor has been dissolved or bankrupt, it shall be fully remitted to the State budget as prescribed in the legislation on management and handling of properties when there is a decision to confiscate them into the State’s fund and State ownership is established over such properties. The used amount of the deposited escrow must be examined and settled according to the finance legislation currently in force.
V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Vietnam Geology and Minerals Department, the Industry Services, the Science, Technology and Environment Services and the Finance Services of the provinces and centrally-run cities shall have to assist the Minister of Industry, the Minister of Science, Technology and Environment, the Minister of Finance and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in performing the tasks specified in this Circular.
2. Credit institutions where mineral exploiters deposit escrow to secure the environmental rehabilitation as prescribed in this Circular shall be allowed to collect an escrow depositing service charge in accordance with the legislation on credit institutions’ operations and have to:
- Complete such escrow-depositing procedures as: accepting escrow deposits, opening blocked escrow accounts, making written certification of the escrow depositing for escrow depositors, keeping documents related to escrow depositing, repayment of deposited escrow… in accordance with the provisions of the legislation on credit institutions’ operations and on finance, and this Circular.
- Repay deposited escrow to units permitted to withdraw deposited escrow as prescribed in this Circular.
3. For subjects obliged to deposit escrow as prescribed in this Circular, if they fail to deposit escrow they shall not be allowed to exploit minerals or shall have their mineral exploitation licenses withdrawn under the provisions of the legislation on mineral activities.
4. Subjects that return their licenses or have them withdrawn shall have to fulfill their escrow-depositing obligation as prescribed in this Circular until the time their licenses are returned or withdrawn. The return of the remainder of the deposited escrow used for environmental rehabilitation to these subjects shall be effected after there is certification of their completion of environmental rehabilitation or after there is the official final settlement for the rehabilitation of environment degraded by these subjects’ mineral exploitation activities.
5. The State agencies competent to evaluate and approve environmental impact assessment reports shall have to coordinate with the Ministry of Finance or the provincial Finance Services (if the agency that evaluates and approves environmental impact assessment reports is the local State management agency) in evaluating and approving the projected environmental rehabilitation expenses in the environmental impact assessment reports. If there are no estimated environmental rehabilitation expenses in an environmental impact assessment report, the State agency competent to evaluate and approve environmental impact assessment reports shall have to request the subject applying for evaluation of the environmental impact assessment report to add this content. The finance agency and the environmental impact assessment report-approving agency shall have to coordinate with each other in managing, checking and settling the used amount of deposited escrows.
6. All regimes of inspection, examination, commendation and handling of violations of the provisions in this Circular shall comply with the laws currently in force.
7. This Circular takes effects 15 days after its signing. For subjects that were granted mineral exploitation licenses prior to the effective date of this Circular which have not yet expired, if they have the obligation to rehabilitate the environmental degradation caused by their mineral exploitation activities, they shall have also to make escrow deposits as prescribed in this Circular. All previous regulations of the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and the Ministry of Science, Technology and Environment which are contrary to this Circular are now annulled. If, in the course of implementation, any problems arise, the concerned units are requested to report them directly to the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and the Ministry of Science, Technology and Environment for study and supplement.
 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Pham Van Trong
FOR THE MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER





Le Huy Con
FOR THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER




Pham Khoi Nguyen

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất