Thông tư liên tịch 04/2003/TTLT-BCN-BTC của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện

thuộc tính Thông tư liên tịch 04/2003/TTLT-BCN-BTC

Thông tư liên tịch 04/2003/TTLT-BCN-BTC của Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp; Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/2003/TTLT-BCN-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Châu Huệ Cẩm; Trương Chí Trung
Ngày ban hành:30/12/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Vi phạm hành chính, Điện lực

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Ngày 30/12/2003, Bộ Công nghiệp và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2003/TTLT-BCN-BTC, về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện Căn cứ Bộ Luật Dân sự, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Theo đó, căn cứ vào kết luận của Hội đồng xử lý, chậm nhất sau 15 ngày (kể từ ngày quyết định của Hội đồng xử lý có hiệu lực), bên vi phạm hợp đồng có trách nhiệm nộp toàn bộ tiền phạt hợp đồng cho bên bị vi phạm. Khi nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện, bên bị vi phạm (bên nhận tiền phạt) phải cấp phiếu thu tiền cho bên vi phạm (bên nộp tiền phạt), đồng thời gửi một liên của phiếu thu cho Hội đồng xử lý biết và theo dõi...

Xem chi tiết Thông tư liên tịch04/2003/TTLT-BCN-BTC tại đây

tải Thông tư liên tịch 04/2003/TTLT-BCN-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP - BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 04/2003/TTLT-BCN-BTC NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2003
VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN
PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN CĂN CỨ
BỘ LUẬT DÂN SỰ NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1995

 

Căn cứ Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế;

Căn cứ Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện;

Bộ Công nghiệp - Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

 

1. Phạm vi áp dụng

a. Tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, trong trường hợp tranh chấp vi phạm hợp đồng mà các bên thỏa thuận yêu cầu Hội đồng xử lý vi phạm cung ứng và sử dụng điện thuộc Sở Công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Công nghiệp tỉnh) giải quyết thì việc quản lý và sử dụng tiền phạt được áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

b. Tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện các bên tự thương lượng, các khoản tiền nộp cho Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài giải quyết về vi phạm hợp đồng mua bán điện, tiền bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng mua bán điện, tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực không áp dụng các quy định tại Thông tư này.

2. Đối tượng áp dụng: Các bên tham gia mua, bán điện: Hội đồng xử lý vi phạm cung ứng và sử dụng điện thuộc Sở Công nghiệp tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Căn cứ để thu, nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện là kết luận của Hội đồng xử lý vi phạm cung ứng và sử dụng điện (sau đây gọi tắt là Hội đồng xử lý) thuộc Sở Công nghiệp tỉnh theo quy định tại Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9 tháng 10 năm 2002 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện.

4. Bên vi phạm hợp đồng có trách nhiệm trích một phần theo tỷ lệ trên số tiền phạt theo quy định tại tiết a, điểm 3, mục II của Thông tư này để chi phí cho các hoạt động của Hội đồng xử lý.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ.

1. Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng được xác định theo quy định tại các Điều 25, Điều 26 và Điều 27 của Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện.

2. Thu, nộp tiền phạt:

a. Căn cứ vào kết luận của Hội đồng xử lý, chậm nhất sau 15 ngày (kể từ ngày quyết định của Hội đồng xử lý có hiệu lực), bên vi phạm hợp đồng có trách nhiệm nộp toàn bộ tiền phạt hợp đồng cho bên bị vi phạm.

b. Khi nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mua bán điện, bên bị vi phạm (bên nhận tiền phạt) phải cấp phiếu thu tiền cho bên vi phạm (bên nộp tiền phạt), đồng thời gửi một liên của phiếu thu cho Hội đồng xử lý biết và theo dõi.

3. Quản lý và sử dụng tiền phạt:

a. Trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ ngày bên bị vi phạm nhận được tiền phạt của bên vi phạm, bên bị vi phạm trích nộp cho Hội đồng xử lý theo tỷ lệ 35% trên số tiền phạt đã thỏa thuận giữa các bên mua và bán điện được ghi trong hợp đồng, để chi phí cho các hoạt động của Hội đồng xử lý.

Số tiền còn lại (65% trên số tiền phạt) sau khi đã trích nộp cho Hội đồng xử lý, thuộc quyền quản lý và sử dụng của bên bị vi phạm theo quy định quản lý tài chính hiện hành.

b. Số tiền trích nộp cho Hội đồng xử lý quy định tại tiết a, điểm 3 nêu trên được chi cho các mục đích sau:

- Chi phí nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan đến việc xử phạt;

- Chi phí đi hiện trường (nếu có) để xem xét xác minh các vi phạm trong xử lý vi phạm hợp đồng;

- Chi phí bồi dưỡng theo chế độ chung của Nhà nước cho những người tham gia trực tiếp xử lý vi phạm hợp đồng;

- Chi phí hội họp để bàn về những nội dung liên quan đến xử lý vi phạm hợp đồng;

- Chi phí in ấn tài liệu;

- Các chi phí khác phục vụ xử lý vi phạm hợp đồng.

Số tiền trích từ phạt vi phạm hợp đồng cho hoạt động của Hội đồng xử lý được chuyển về Sở Công nghiệp tỉnh (là cơ quan giúp việc cho Hội đồng xử lý). Sở Công nghiệp có trách nhiệm lập phiếu thu, mở sổ sách kế toán để theo dõi và quyết toán việc thu, chi theo đúng quy định hiện hành về quản lý tài chính.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về liên Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp để nghiên cứu giải quyết.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe