Thông tư 18/2013/TT-BCT Quy chuẩn an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 18/2013/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 18/2013/TT-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 31/07/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 31/07/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2013/TT-BCT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) bằng thép có dung tích chứa từ 0,5 - 150 lít.
Theo đó, bên cạnh những quy định về vật liệu, thiết kế và chế tạo như : Chi tiết hàn vào chai phải được chế tạo bằng vật liệu tương thích; kết cấu chai phải đảm bảo khả năng thường xuyên kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại mối hàn; các đáy chai phải chế tạo theo dạng hình elip hoặc chỏm cầu và phải làm bằng vật liệu liền tấm theo đúng kỹ thuật…, quy trình chế tạo bình chứa LPG còn phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về các thử nghiệm trong chế tạo để được nghiệm thu như: Thử cơ tính (thử kéo, thử uốn, thử kéo mối hàn), kiểm tra bề mặt mối hàn, kiểm tra thô đại và chụp ảnh bức xạ, thử nổ thủy lực, thử kín, thử mỏi…
Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể về phương thức kiểm tra lô, loạt sản phẩm và việc ghi nhãn chai chứa LPG, trong đó, trên tay xách chai chứa LPG phải được đóng rõ rang các thông tin như: Tên đơn vị sở hữu, tiêu chuẩn chế tạo, tên nhà sản xuất, tháng, năm chế tạo, khối lượng chai rỗng, áp suất làm việc…
Trong quá trình nạp LPG vào chai, phải tiến hành thực hiện kiểm định khi phát hiện chai quá thời hạn kiểm định hoặc không thể xác định được thời hạn kiểm đinh; không được nạp LPG vào chai không có thông tin về khối lượng vỏ; có khuyết tật hoặc hư hỏng ở tay cầm, vành chân đai hoặc bị ăn mòn nhìn thấy được…
Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 15/09/2013; không áp dụng với các chai chứa LPG sử dung cho bếp gas xách tay.
Xem chi tiết Thông tư18/2013/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 18/2013/TT-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 18/2013/TT-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2013 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN CHAI CHỨA KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG BẰNG THÉP
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 7 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép,
Ký hiệu: QCVN 04:2013/BCT
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
QCVN 04:2013/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN CHAI CHỨA KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG BẰNG THÉP
National technical regulation on safety of steel cylinders for Liquefied Petroleum Gas (LPG)
Lời nói đầu
QCVN 04:2013/BCT do Ban soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép biên soạn, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 18/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN CHAI CHỨA KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG BẰNG THÉP
National technical regulation on safety of steel cylinders for Liquefied Petroleum Gas (LPG)
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa, kiểm định, tồn chứa, vận chuyển và sử dụng chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) bằng thép hàn nạp lại có dung tích chứa từ 0,5 L đến 150 L.
Quy chuẩn này không áp dụng đối với các chai chứa LPG sử dụng cho bếp gas xách tay.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo nhập khẩu, sửa chữa, sở hữu, kiểm định, giao nhận, vận chuyển, sử dụng chai chứa LPG bằng thép và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:
TCVN 197, Vật liệu kim loại - Thử kéo ở nhiệt độ phòng (ISO 6892).
TCVN 6111:2009, Thử không phá hủy - Kiểm tra chụp ảnh bức xạ các vật liệu kim loại bằng tia X và tia Gamma - Quy tắc cơ bản.
TCVN 6223: 2011, Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 6294: 2007, Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép cácbon hàn - Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm (ISO 10460: 2005).
TCVN 6304: 1997, Chai chứa khí đốt hóa lỏng - Yêu cầu an toàn trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển.
TCVN 6700 -1, Kiểm tra chấp nhận thợ hàn - Hàn nóng chảy - Phần 1: Thép (ISO 9606-1).
TCVN 6834 -3, Đặc tính kỹ thuật và sự chấp nhận các quy trình hàn vật liệu kim loại - Phần 3: Thử quy trình hàn đối với hàn hồ quang các loại thép (ISO 9956-3)
TCVN 7762: 2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi nạp.
TCVN 7763: 2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại và vận chuyển được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Thiết kế và kết cấu.
TCVN 7832: 2007, Chai chứa khí - Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Kiểm tra định kỳ và thử nghiệm.
TCVN 8366: 2010, Bình chịu áp lực - Yêu cầu về thiết kế và chế tạo.
ISO 1106-1: Recommended practice for radiographic examination of fusion welded joints - Part 1: Fusion welded butt joints in steel plates up to 50 mm (Kiểm tra mối hàn bằng chụp ảnh bức xạ - Phần 1: Mối hàn giáp mép thép tấm có chiều dày đến 50 mm).
ISO 1106-3: Recommended practice for radiographic examination of fusion welded joints - Part 3: Fusion welded circumferential joints in Steel pipes of up to 50 mm (Kiểm tra mối hàn bằng chụp ảnh bức xạ - Phần 3: Mối hàn chu vi thép ống có chiều dày đến 50 mm).
ISO 4978: Flat rolled steel products for welded gas cylinders (Thép tấm dùng cho chai chứa khí loại kết cấu hàn).
ISO 14732: Welding personnel - Approval testing of welding operators for fusion welding and of resistance weld setters for fully mechanized and automatic welding of metallic materials (Thợ hàn - Kiểm tra kỹ thuật thợ hàn nóng chảy và hàn điện trở vật liệu kim loại cơ khí hóa và tự động hóa hoàn toàn).
ISO 17637: Nondestructive testing of welds - Visual testing (Kiểm tra không phá hủy mối hàn - Kiểm tra bằng mắt).
ISO 17639: Destructive testing on welds in metallic materials (Kiểm tra phá hủy mối hàn kim loại).
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Nguyên tố | Giới hạn |
Các vật liệu khác với vật liệu cho trong ISO 4978 dùng để chế tạo chai chứa LPG, phải có tính hàn được và trong phân tích mẻ đúc các nguyên tố sau không được vượt quá giới hạn cho phép: | |
Cacbon | 0,22 |
Silic | 0,45 |
Mangan | 1,60 |
Photpho | 0,025 |
Lưu huỳnh | 0,020 |
Photpho + lưu huỳnh | 0,040 |
Việc sử dụng những nguyên tố hợp kim vi lượng như niobi, titan, vanadi, phải được hạn chế như sau: | |
Niobi | 0,08 |
Titan | 0,2 |
Vanadi | 0,2 |
Niobi + Vanadi | 0,2 |
Khi sử dụng các nguyên tố hợp kim vi lượng khác thì phải nêu rõ thành phần và số lượng trong giấy chứng nhận vật liệu. |
Nhà sản xuất phải có hồ sơ vật liệu lô chai theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 9 của Quy chuẩn này.
đ) Thiết kế hình dạng phần đáy chai chứa LPG phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đối với đáy chỏm cầu: R ≤ D; r ≥ 0,1D; h ≥ 4b;
- Đối với đáy nửa elip: H ≥ 0,2D; h ≥ 4b.
D - Đường kính ngoài của chai (mm).
b - Chiều dày tính toán nhỏ nhất của đáy chai (mm).
H - Chiều cao bên ngoài của phần vòm đáy chai (mm).
h - Chiều cao phần hình trụ của đáy chai (mm).
R - Bán kính dập lòng đĩa bên trong của đáy chai (mm).
r - Bán kính lượn bên trong của đáy chai (mm).
Ghi chú: Đối với đáy dạng chỏm cầu
(1)
Hệ số giảm ứng suất, J = 0,9 (chai có mối hàn dọc) Hệ số giảm ứng suất, J = 1,0 (chai không có mối hàn dọc) Giá trị của ứng suất chảy, R0 = 0,85Rg (Rg độ bền kéo nhỏ nhất). Chiều dày thành chai: a (mm) Đường kính ngoài của chai: D (mm) Áp suất tính toán chiều dày của vỏ chai chứa LPG: Pc (bar)(2)
C: Hệ số hình dạng, phụ thuộc vào giá trị H/D (bảng 2, hình 2 và hình 3).
c) Không áp dụng công thức (1) khi chiều dài phần hình trụ của chai chứa LPG được đo giữa các điểm bắt đầu của các phần cong hai đáy không lớn hơn .
Trong trường hợp này chiều dày thành chai không được nhỏ hơn chiều dày của đáy cong tính theo công thức (2).
Bảng 2 - Quan hệ giữa H/D và hệ số hình dạng C
H/D |
C |
H/D |
C |
0,25 |
1,000 |
0,38 |
0,612 |
0,26 |
0,931 |
0,39 |
0,604 |
0,27 |
0,885 |
0,40 |
0,596 |
0,28 |
0,845 |
0,41 |
0,588 |
0,29 |
0,809 |
0,42 |
0,581 |
0,30 |
0,775 |
0,43 |
0,576 |
0,31 |
0,743 |
0,44 |
0,572 |
0,32 |
0,713 |
0,45 |
0,570 |
0,33 |
0,687 |
0,46 |
0,568 |
0,34 |
0,667 |
0,47 |
0,566 |
0,35 |
0,649 |
0,48 |
0,565 |
0,36 |
0,633 |
0,49 |
0,564 |
0,37 |
0,621 |
0,50 |
0,564 |
Chú thích: Các giá trị trung gian được xác định bằng phép nội suy tuyến tính |
Hình 2. Các giá trị của hệ số hình dạng C đối với H/D từ 0,2 đến 0,25
Hình 3. Các giá trị của hệ số hình dạng C đối với H/D từ 0,25 đến 0,5
- Đối với chai có đường kính D
amin = bmin = 1,1 mm (3)
- Đối với chai có đường kính 100 mm ≤ D ≤ 150 mm
amin = bmin = 1,1 + 0,008 (D - 100) mm (4)
- Đối với chai có đường kính D > 150 mm
amin = bmin = (D/250) + 0,7 mm (5)
(với giá trị tối thiểu là 1,5 mm)
Các công thức: (3), (4), (5) nêu trên áp dụng cho các thân hình trụ và đáy chai, không phân biệt chúng được thiết kế theo tính toán quy định trong công thức (1) và (2).
Nhãn hiệu của van phải ghi rõ:
- Tên nhà sản xuất;
- Model của van;
- Môi chất sử dụng;
- Áp suất tác động của van an toàn và lưu lượng mở;
- Chiều đóng mở van chai;
- Năm sản xuất van;
- Dấu hợp quy (CR) trên đó thể hiện tổ chức chứng nhận.
Việc hàn các bộ phận của chai chứa LPG phải sử dụng thợ hàn đã được kiểm tra sát hạch, chấp thuận theo tiêu chuẩn TCVN 6700-1 và người điều khiển hàn theo tiêu chuẩn ISO 14732.
g) Mối hàn không bị chảy chân, chảy tràn, có vết nứt, vết rỗ, không ngấu, không thấu, chiều cao mối hàn không được lớn hơn 1/4 chiều rộng mối hàn và các khuyết tật khác lớn hơn mức quy định;
a - Độ vát mép tùy chọn b - Theo ý muốn
c - Chiều sâu của đoạn uốn = e1 d - Bên trong chai để tránh gãy, vỡ do sắc nhọn
e - Chiều dày của kim loại đoạn uốn e1 - Chiều dày của kim loại không tạo ra đoạn uốn
Hình 4: Mối hàn giáp mép có đệm lót điển hình
a) Quy định chung
- Phải thực hiện tất cả các phép thử cơ tính để kiểm tra các tính chất của vật liệu cơ bản và mối hàn trên vỏ chai chứa LPG trên các mẫu thử được lấy từ chai đã hoàn thiện;
- Đối với chai chỉ có các mối hàn theo chu vi (chai gồm hai mảnh) mẫu thử nghiệm được lấy từ các vị trí được chỉ dẫn như hình 5, gồm có các mẫu:
+ 01 mẫu thử kéo cho vật liệu cơ bản theo hướng dọc của chai (1);
+ 01 mẫu thử kéo cho mẫu thử ở vị trí vuông góc với mối hàn theo chu vi (2);
+ 01 mẫu thử uốn cho mẫu thử ở vị trí mặt đỉnh của mối hàn theo chu vi (3);
+ 01 mẫu thử uốn cho mẫu thử ở vị trí mặt chân của mối hàn theo chu vi (4);
+ 01 mẫu thử thô đại cho mẫu thử ở vị trí được lựa chọn ngẫu nhiên trên mối hàn theo chu vi.
1. Các vị trí thay đổi cho mẫu thử kéo 2. Mẫu thử cho thử kéo
3. Mẫu thử cho thử uốn (mặt đỉnh mối hàn) 4. Mẫu thử cho thử uốn (mặt chân mối hàn)
Hình 5. Các mẫu thử được lấy từ các chai gồm hai mảnh
- Đối với chai có các mối hàn dọc và theo chu vi (chai gồm ba mảnh) mẫu thử nghiệm được lấy từ các vị trí được chỉ dẫn trên hình 6, gồm có các mẫu:
+ 01 mẫu thử kéo cho vật liệu cơ bản của phần hình trụ theo hướng dọc của chai (1);
+ 01 mẫu thử kéo cho vật liệu cơ bản từ một đáy (2);
+ 01 mẫu thử kéo cho mẫu thử ở vị trí vuông góc với mối hàn dọc (3);
+ 01 mẫu thử kéo cho mẫu thử ở vị trí vuông góc với mối hàn theo chu vi (4);
+ 01 mẫu thử uốn cho mẫu thử ở vị trí mặt đỉnh của mối hàn dọc (5);
+ 01 mẫu thử uốn cho mẫu thử ở vị trí mặt chân của mối hàn dọc (6);
+ 01 mẫu thử uốn cho mẫu thử ở vị trí mặt đỉnh của mối hàn theo chu vi (7);
+ 01 mẫu thử uốn cho mẫu thử ở vị trí mặt chân của mối hàn theo chu vi (8);
+ 01 mẫu thử thô đại cho mẫu thử ở vị trí được lựa chọn ngẫu nhiên trên mối hàn theo chu vi.
- Các mẫu thử không đủ phẳng phải được làm phẳng bằng dập nguội, trong tất cả các mẫu thử uốn có mối hàn thì mối hàn phải được gia công cắt gọt để bằng với bề mặt kim loại cơ bản.
1, 2, 3, 4. Mẫu thử kéo 5, 6, 7, 8. Mẫu thử uốn
Hình 6. Các mẫu thử được lấy từ các chai gồm ba mảnh
- Thực hiện quy trình thử kéo đối với vật liệu cơ bản phù hợp với TCVN 197. Không gia công hai mặt của mẫu thử;
- Các giá trị ứng suất chảy, độ bền kéo và độ giãn dài đo được khi thử không nhỏ hơn các giá trị tương ứng nêu trong đặc tính kỹ thuật của vật liệu hoặc giá trị công bố trong hồ sơ của nhà sản xuất chai.
c) Thử kéo mối hàn
- Phải thực hiện thử kéo vuông góc với mối hàn trên mẫu thử có mặt cắt ngang giảm nhỏ nhất với chiều rộng 25 mm và chiều dài mở rộng xa các cạnh mối hàn 15 mm (hình 7), ở xa phần giữa này chiều rộng mẫu thử phải tăng dần lên;
Hình 7. Mẫu thử cho thử kéo vuông góc với mối hàn
- Giá trị độ bền kéo thu được Rm không được nhỏ hơn độ bền kéo nhỏ nhất Rg do nhà sản xuất chai đảm bảo và không có trường hợp nào nhỏ hơn các giá trị cho trong đặc tính kỹ thuật của vật liệu, không phân biệt vết đứt gãy xảy ra ở vị trí nào trong mặt cắt ngang của phần giữa mẫu thử.
d) Thử uốn
- Phương pháp thử uốn phải phù hợp với ISO 7438. Mẫu thử uốn phải có chiều rộng 25 mm. Con lăn uốn được đặt ở giữa mối hàn khi thực hiện phép thử (hình 8);
- Không được xuất hiện các vết nứt trong mẫu thử khi mẫu thử đã uốn tới góc 180° (hình 8).
1. Mẫu thử có mối hàn giáp mép 2. Mẫu thử có mối hàn ghép mộng
3. Phần lồi được sửa chữa của mối hàn 4. Phần mộng (đệm lót) được loại bỏ
Hình 8. Thử uốn
Tỷ số giữa đường kính con lăn uốn và chiều dày mẫu thử, tùy thuộc vào độ bền kéo thực đo được Rm không được vượt quá giá trị n cho trong bảng 3:
Bảng 3 - Tỷ số giữa đường kính con lăn uốn và chiều dày mẫu thử
Rm, MPa |
n |
≤ 440 |
2 |
> 440; ≤ 520 |
3 |
> 520 |
4 |
Thực hiện kiểm tra mối hàn bằng mắt theo ISO 17637 khi mối hàn đã được hoàn thiện. Bề mặt mối hàn kiểm tra phải được chiếu sáng đầy đủ và không có sự bám bẩn hoặc bất kỳ lớp phủ bảo vệ nào.
Tiến hành kiểm tra thô đại theo ISO 17639 cho toàn bộ mặt cắt ngang của các mối hàn để đảm bảo cho mối hàn phải chảy ngấu hoàn toàn và mối hàn phải thấu hoàn toàn.
c) Yêu cầu đối với kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ
- Phải thực hiện trên các mối hàn theo chu vi và các mối hàn dọc (như hình 9 và hình 10) của chai sản xuất đầu tiên sau khi có:
+ Sự thay đổi về kiểu hoặc kích thước của chai;
+ Thay đổi quy trình hàn (bao gồm cả việc hiệu chỉnh máy);
+ Sau khi dừng sản xuất vượt thời gian quá 4h.
- Các chai có đường kính ngoài nhỏ hơn 250 mm có thể thay thế kiểm tra chụp ảnh bức xạ các mối hàn có đệm lót theo chu vi bằng hai kiểm tra thô đại, một tại chỗ dừng/bắt đầu của đường hàn và một ở phía đối diện theo đường kính của chai;
- Các chai có mối hàn dọc phải kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ chỗ nối của mối hàn dọc và mối hàn theo chu vi (như hình 10). Tỷ lệ kiểm tra là 1/250 chai được sản xuất;
- Phải thực hiện kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ các mối hàn phù hợp với TCVN 6111:2009 (ISO 5579:1998), ISO 1106-1: và ISO 1106-3: cấp B;
- Không cho phép có các khuyết tật mối hàn sau:
+ Vết nứt, mối hàn không thấu hoặc không ngấu;
+ Có tạp chất kéo dài hoặc nhóm các tạp chất tròn tạo thành hàng có chiều dài lớn hơn 6 mm trên chiều dài mối hàn bằng 12 lần chiều dày vật liệu cơ bản;
+ Bọt khí có kích thước lớn hơn 1/3 chiều dày vật liệu cơ bản;
+ Tổng diện tích các bọt khí trên bất cứ 10 mm chiều dài nào, lớn hơn 2 lần chiều dày của vật liệu.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 9. Kích thước chụp ảnh tia bức xạ các mối hàn - Chai chỉ có các mối hàn theo chu vi
Kích thước tính bằng milimét
Hình 10. Kích thước chụp ảnh tia bức xạ các mối hàn - Chai có mối hàn theo chu vi và mối hàn dọc
- Áp suất nổ không nhỏ hơn 6,75 MPa (67,5 bar).
- Thể tích giãn nở không nhỏ hơn:
+ 20% khi chiều dài của vỏ chịu áp lực (bao gồm cả vấu lồi cho lắp van/vòng cổ chai) lớn hơn đường kính D của chai;
+ 17% khi chiều dài của vỏ chịu áp lực bằng hoặc nhỏ hơn đường kính D của chai.
- Vết đứt gãy không được bắt đầu trong mối hàn;
- Các mép của vết đứt gãy không được hướng kính (tâm), phải tạo thành một góc với mặt phẳng hướng kính và có sự giảm diện tích suốt theo chiều dày của chúng;
- Vết đứt gãy không có khuyết tật trong kim loại cơ bản, ví dụ sự tách lớp;
- Chai không bị vỡ thành từng mảnh.
- Môi chất thử: Nước;
- Áp suất thử: Tối thiểu 3 MPa (30 bar);
- Khi thử thủy lực, việc tăng giảm áp suất thử phải tiến hành từ từ. Thời gian duy trì tại áp suất thử tối thiểu 01 min;
- Việc thử thủy lực được coi là đạt yêu cầu khi: Áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử, không có dấu hiệu biến dạng, rò rỉ trên thân chai, các mối hàn.
- Môi chất thử: Không khí;
- Áp suất thử: Tối thiểu 1,3 MPa (13 bar);
- Khi thử kín, ánh sáng và nước dùng để thử phải đảm bảo phát hiện được rò rỉ nếu có;
- Nhúng chìm toàn bộ chai trong bề nước ở áp suất thử. Trường hợp chai bị rò rỉ tại vị trí lắp van thì phải xử lý để thử tiếp. Nếu rò trên thân chai phải loại bỏ chai;
- Tiến hành xả khí, rút chân không đến - 50 kPa (- 0,5 bar) cho các chai đạt yêu cầu.
- Bằng 2/3 áp suất thử, trong trường hợp này chai phải chịu được 80000 (tám mươi nghìn) chu trình mà không bị phá hủy;
- Bằng áp suất thử, trong trường hợp này chai phải chịu được 12000 (mười hai nghìn) chu trình mà không bị phá hủy.
Giá trị của áp suất giới hạn dưới theo chu trình không được vượt quá 10% áp suất giới hạn trên theo chu trình. Tần số đảo ngược áp suất không được vượt quá 0,25 Hz (15 chu trình/min). Nhiệt độ đo được trên mặt ngoài của chai không được vượt quá 50°C trong quá trình thử.
Loạt sản phẩm phải bao gồm các chai được sản xuất liên tiếp bởi cùng một nhà sản xuất, sử dụng cùng một công nghệ chế tạo, theo cùng một kết cấu, kích thước và đặc tính kỹ thuật của vật liệu, trên cùng một kiểu máy hàn tự động và có cùng một trạng thái xử lý nhiệt.
Để nghiệm thu phải chia loạt sản phẩm thành các lô kiểm tra không vượt quá 1000 (một nghìn) chai. Để chọn các chai mẫu thử cho thử nổ hoặc thử cơ tính, mỗi lô được chia thành các tiểu lô có 250 (hai trăm năm mươi) chai trong 3000 (ba nghìn) chai đầu tiên của một loạt và sau đó là các tiểu lô 500 (năm trăm) chai hoặc 1000 (một nghìn) chai tùy thuộc vào cỡ kích thước chai (hình 11).
c) Chu kỳ lấy mẫu
- Quy định chung: Khi một loạt sản phẩm bao gồm các chai được chế tạo bằng vật liệu từ nhiều mẻ nấu thì nhà sản xuất phải bố trí các mẫu thử để đại diện cho mỗi mẻ nấu của vật liệu được sử dụng.
Sơ đồ minh họa chu kỳ lấy mẫu được cho trên hình sau:
a Đối với chai có dung tích ≤ 35 L
b Đối với chai có dung tích > 35 L
Hình 11. Sơ đồ minh họa chu kỳ lấy mẫu
- Số lượng nhỏ hơn hoặc bằng 3000 (ba nghìn) chai:
+ Phải chọn hai chai ngẫu nhiên từ 250 chai đầu tiên hoặc nhỏ hơn trong mỗi lô kiểm tra để đại diện cho lô chai, một chai cho thử nổ và một chai cho thử cơ tính;
+ Phải chọn ngẫu nhiên một chai đại diện cho thử nổ hoặc thử cơ tính từ mỗi nhóm 250 chai hoặc nhỏ hơn tiếp sau trong lô kiểm tra.
- Số lượng lớn hơn 3000 (ba nghìn) chai:
+ Đối với chai có dung tích lớn hơn 35L trong 3000 (ba nghìn) chai đầu tiên trong loạt sản phẩm phải chọn các chai theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Quy chuẩn này với loạt sản phẩm có số lượng nhỏ hơn hoặc bằng 3000 (ba nghìn) chai. Phải chọn ngẫu nhiên cho các chai đại diện từ 500 chai đầu tiên hoặc nhỏ hơn trong mỗi lô kiểm tra còn lại một chai cho thử nổ và một chai cho thử cơ tính. Phải chọn ngẫu nhiên từ 500 chai còn lại hoặc nhỏ hơn trong các lô kiểm tra này một chai đại diện cho thử nổ hoặc thử cơ tính;
+ Đối với các chai có dung tích nhỏ hơn 6,5L và có áp suất nổ lớn hơn 10 MPa (100 bar). Các chai này có yêu cầu thử cơ tính có thể được đưa vào thử nổ xen kẽ theo quyết định của nhà sản xuất.
- Tên đơn vị sở hữu;
- Tiêu chuẩn chế tạo;
- Tên nhà sản xuất;
- Số chế tạo;
- Tháng/năm chế tạo;
- Dung tích;
- Khối lượng chai rỗng (bao gồm cả khối lượng van chai);
- Áp suất làm việc;
- Áp suất thử thủy lực;
- Bu tan + Propan (BU+PR) và khối lượng nạp.
Mỗi loạt chai phải có một giấy chứng nhận của nhà sản xuất để bảo đảm rằng các chai đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn này về mọi mặt.
Hồ sơ của nhà sản xuất phải lập và lưu trữ theo lô hàng bao gồm:
- Giấy chứng nhận về phân tích thành phần kim loại mẻ đúc và cơ tính của thép dùng cho việc chế tạo vỏ chai;
- Phiếu nhận biết nguồn gốc vật liệu, bao gồm các thông tin: Ký hiệu nhận biết vật liệu, số sê ri chai sản xuất (đảm bảo có thể truy tìm nguồn gốc của tất cả các vật liệu chế tạo chai).
- Biên bản kết quả đo kiểm các chai mẫu (dung tích, khối lượng, chiều dày nhỏ nhất đo được của thành và đáy chai);
- Biên bản thử cơ tính;
- Biên bản thử thủy lực;
- Biên bản thử nổ;
- Biên bản thử kín;
- Biên bản thử áp suất theo chu trình (nếu có, chỉ yêu cầu khi thử phê duyệt kiểu);
- Biên bản kết quả kiểm tra bằng chụp ảnh bức xạ.
- Chai quá thời hạn kiểm định;
- Chai chưa được kiểm định hoặc không thể xác định được thời hạn kiểm định.
- Không có thông tin về khối lượng vỏ hoặc có nhưng không đọc được;
- Chai có khuyết tật hoặc hư hỏng ở tay cầm hoặc vành chân đai;
- Chai có khuyết tật về vật lý ở thành chai;
- Chai bị ăn mòn nhìn thấy được;
- Chai có vết cháy do hồ quang, hỏa hoạn;
- Chai, van hoặc các cơ cấu giảm áp suất (nếu được trang bị) bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
- Các chai chứa LPG phải được bảo quản trong kho theo thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Kho phải bảo đảm các khoảng cách an toàn theo quy định tại mục 5.1.7 của TCVN 6304:1997;
- Không được bảo quản, tồn chứa các chai chứa khí khác cùng với chai LPG;
- Kho bảo quản chai chứa LPG phải đảm bảo thông thoáng, có ít nhất hai cửa ra vào, cửa mở ra phía ngoài; phải có thiết bị kiểm tra, cảnh báo rò rỉ LPG; phải có hệ thống bảo vệ chống sét;
- Mọi hầm, hố, kênh, rãnh phải cách kho một khoảng cách không nhỏ hơn 2m;
- Hàng rào kho phải chắc chắn, có chiều cao không nhỏ hơn 1,8 m và không gây ảnh hưởng tới thông gió tự nhiên;
- Nền kho phải vững chắc, bằng phẳng, cao hơn mặt bằng xung quanh, không trơn trượt, bằng vật liệu không cháy. Không được bố trí đường ống, cống thoát nước tại nền kho chứa;
- Mặt bằng kho phải có đường bảo đảm cho xe ôtô vận tải, xe chữa cháy ra vào thuận tiện;
- Lối đi lại và các cửa thoát hiểm phải thoáng, không có các vật chắn;
- Kho phải có nguồn nước chữa cháy theo quy định;
- Phải treo biển báo “cấm lửa", “cấm hút thuốc", “Không có nhiệm vụ miễn vào”, “Nội quy phòng cháy, chữa cháy", các tiêu lệnh hướng dẫn chữa cháy tại vị trí dễ thấy, trước cửa kho;
- Thiết bị chiếu sáng phải là loại thiết bị phòng nổ theo quy định;
- Vách ngăn, tường ngăn, cột chống, mái che của kho chứa chai LPG phải làm bằng vật liệu chịu lửa;
- Kho phải có lỗ thông hơi bố trí trên tường và trên mái. Tổng diện tích lỗ thông hơi không nhỏ hơn 2,5% diện tích tường, các lỗ thông hơi không được gần các nguồn nhiệt, nguồn điện;
- Kho chứa chai LPG tại cửa hàng phải tuân theo các quy định của TCVN 6223: 2011.
- Xếp dỡ chai chứa LPG phải được tiến hành theo từng lô, từng dãy;
- Các loại chai LPG có thể được xếp chồng lên nhau ở tư thế thẳng đứng, vững chắc. Độ cao tối đa mỗi chồng là 1,5 m. Khi xếp chồng chai LPG có các loại kích thước khác nhau thì xếp theo nguyên tắc lớp chai nhỏ xếp chồng lên lớp chai lớn hơn. Khoảng cách giữa các dãy không nhỏ hơn 1,5 m;
- Lượng LPG trong tất cả các chai được phép tồn chứa tại cửa hàng là 500 kg đối với diện tích tối thiểu 12 m2 và được phép chứa thêm 60 kg cho mỗi mét vuông diện tích tăng thêm của khu vực kho tồn chứa hoặc cửa hàng nói chung, không kể khu bán hàng;
- Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng LPG tồn trữ tại cửa hàng không được vượt quá 1000 (một nghìn) kg;
- Khi tồn chứa, khi bày bán, van chai phải luôn đóng kín;
- Chỉ được phép trưng bày trên giá quảng cáo những chai không chứa LPG;
- Không được cất giữ chai LPG ở khu vực cửa ra vào, lối đi công cộng;
- Các chai chứa LPG, khi bán cho khách hàng phải còn nguyên niêm phong, tuyệt đối kín, bảo đảm chất lượng, khối lượng và nhãn mác đã đăng ký;
- Cấm tiến hành sửa chữa chai, nạp LPG tại cửa hàng.
- Chai phải xếp theo chiều thẳng đứng, van chai ở phía trên. Đối với chai có dung tích từ 99L đến 150L chỉ được xếp một lớp. Chai có dung tích dưới 99L cho phép xếp nhiều lớp nhưng không được cao hơn thành xe;
- Ô tô vận chuyển chai chứa LPG không được lót sàn thép và phải được cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định hiện hành;
- Người chịu trách nhiệm vận hành phương tiện vận chuyển, chủ hàng (hay người áp tải) phải được huấn luyện và sát hạch kỹ thuật an toàn định kỳ và phải kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện vận chuyển; chỉ được xếp chai LPG lên phương tiện đảm bảo an toàn và phải tuân thủ các quy định có liên quan tại Luật Giao thông đường bộ;
- Cấm để lẫn chai với dầu mỡ và vật liệu dễ cháy khác;
- Cấm vận chuyển chai chứa LPG cùng với chai chứa chất khí khác, cấm chở người lẫn với chai;
- Cấm vận chuyển chai chứa LPG trong các thùng xe, trong các Container đóng kín;
- Cấm vận chuyển chai chứa LPG bằng xe có súc vật kéo;
- Xe gắn máy (hai bánh) vận chuyển chai chứa LPG phải có giá đỡ chắc chắn chai phải luôn ở vị trí thẳng đứng, van chai hướng lên trên. Số lượng chai chuyên chở không được vượt quá 02 chai;
- Cấm việc vận chuyển chai chứa LPG cùng với người trong thang máy;
- Cấm chuyên chở chai chứa LPG trên phương tiện giao thông công cộng.
- Khi vận chuyển chai chứa LPG bằng đường thủy phải thực hiện các quy định pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thủy có liên quan;
- Chai chứa LPG trong khoang, hầm tàu phải được thông gió tự nhiên hoặc chụp hút gió cơ khí, miệng hút gió phải đặt tại điểm thấp nhất của khoang chứa;
- Không được vận chuyển chai chứa LPG trong các Container đóng kín;
- Khoang chứa chai chứa LPG phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động và hệ thống phun nước.
- Khi vận chuyển chai chứa LPG bằng đường sắt phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường sắt.
Thời hạn kiểm định định kỳ chai chứa LPG theo quy định của nhà sản xuất, nhưng chu kỳ không quá 05 năm so với lần kiểm định gần nhất. Đối với chai đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 02 năm.
- Kiểm tra hồ sơ loạt chai kiểm định lần đầu theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Quy chuẩn này;
- Đối với chai kiểm định định kỳ, bất thường: Xem xét danh sách chai kiểm định, phiếu kết quả kiểm định lần trước, lý do kiểm định bất thường.
- Kiểm định lần đầu chai chứa LPG: Lựa chọn 5% số lượng chai của loạt chai. Các chai lựa chọn phải đảm bảo có đại diện của các tiểu lô chai;
- Kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường (khi chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghi ngờ tình trạng kỹ thuật của chai chứa LPG): 100% các chai.
- Không kiểm định các chai không thuộc sở hữu hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định;
- Kiểm tra thông số ghi trên tay xách, đối chiếu thông số kỹ thuật trong danh sách. Bổ sung các chai không có trong danh sách;
- Loại bỏ các chai không có hoặc không rõ thông số ghi trên tay xách, các chai có các khuyết tật quá mức đánh giá loại bỏ được ngay như phồng, rãnh cắt hoặc vết đục giao nhau, vết nứt, hư hỏng do cháy, vết cháy do hồ quang hoặc đèn hàn;
- Trường hợp kiểm định định kỳ, bất thường: Tiến hành hút khí gas dư trong chai;
- Tháo van đầu chai bằng máy tháo lắp van chai. Kiểm tra van chai, đảm bảo an toàn cho sử dụng;
- Tiến hành làm sạch bề mặt các chai cần thiết cho các bước kiểm định tiếp theo.
- Kiểm tra mối ghép ren cổ chai và van, kiểm tra tình trạng bề mặt, mối hàn chân đế, tay xách. Xác định các khuyết tật vật lý, ăn mòn trên thành chai và các khuyết tật khác không lớn hơn giới hạn loại bỏ;
- Loại bỏ các chai có các khuyết tật vượt quá giới hạn loại bỏ theo quy định tại bảng 1, bảng 2, bảng 3 mục 5.3 TCVN 7832: 2007.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Quy chuẩn này.
- Thử giãn nở thể tích phải thực hiện từ lần kiểm định thứ 4.
- Việc thử giãn nở thể tích được coi là đạt yêu cầu khi độ giãn nở thể tích vĩnh cửu nhỏ hơn 10% độ giãn nở thể tích tổng.
- Xả hết nước, làm sạch chai sau khi thử thủy lực.
- Kiểm tra bên trong bằng thiết bị nội soi để đánh giá tình trạng bề mặt kim loại, mối hàn, tình trạng ăn mòn bên trong chai.
- Trường hợp kiểm định lần đầu, đơn vị kiểm định phải đo chiều dày chai để kiểm tra, đối chiếu hồ sơ chế tạo chai. Sử dụng máy siêu âm đo chiều dày tại các điểm: đáy chai 3 điểm, đầu chai 3 điểm, thân chai 6 điểm chia đều theo chu vi;
- Trường hợp kiểm định định kỳ, khi phát hiện chai có khuyết tật ăn mòn, rỗ gỉ cần phải đo chiều dày để xác định chiều dày còn lại của chai;
- Chiều dày đo được không nhỏ hơn chiều dày tối thiểu của thân chai và đáy chai theo Khoản 2 Điều 6 của Quy chuẩn này. Trường hợp giảm chiều dày do ăn mòn trên thành chai, loại bỏ các chai có độ giảm chiều dày lớn hơn giới hạn loại bỏ quy định tại bảng 2 mục 5.3 TCVN 7832:2007.
- Làm khô chai trước khi lắp van đầu chai;
- Lắp van chai theo quy định tại mục 7.4 TCVN 7832: 2007;
- Kiểm tra khối lượng chai. Nếu khối lượng chai nhỏ hơn 95% khối lượng chai ban đầu thì loại bỏ chai.
- Đánh giá kết quả kiểm định;
- Đóng ký hiệu kiểm định:
+ Các chai đạt yêu cầu kiểm định được đóng ký hiệu kiểm định. Trường hợp kiểm định lần đầu cho loạt chai, nếu loạt chai đạt yêu cầu kiểm định, phải đóng ký hiệu kiểm định cho 100% số chai của loạt;
+ Đóng ký hiệu kiểm định gồm cơ quan kiểm định, thời gian kiểm định và thời gian tái kiểm định lên tay xách: [1] - [2] - [3] - [4] trên cùng một hàng, trường hợp chiều dài đóng bị hạn chế thì có thể tách [1] riêng một hàng;
[1]: Lô gô hoặc ký hiệu đơn vị kiểm định.
[2]: Tháng, năm kiểm định (hai số cuối).
[3]: Năm kiểm định tiếp theo (hai số cuối).
[4]: Khối lượng chai (nếu khối lượng thay đổi quá 0,2 kg).
Chiều cao chữ, số tối thiểu 4 mm. Thời hạn tái kiểm định phải đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 của Quy chuẩn này. Không đóng đè lên các số liệu đã có trên tay xách.
- Lập biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định. Hồ sơ kết quả kiểm định phải được lưu giữ tại trạm kiểm định và tổ chức, cá nhân sở hữu chai theo quy định tại mục 9 TCVN 7832:2007.
- Các chai không đạt yêu cầu khi kiểm định phải loại bỏ theo quy định tại mục 8 TCVN 7832:2007. Hồ sơ lưu trữ các chai đã loại bỏ phải được lưu tại trạm kiểm định và tổ chức, cá nhân sở hữu chai chứa bao gồm các thông tin tối thiểu sau: Loại chai, chủ sở hữu, số sêri chai, năm sản xuất, nhà sản xuất, lý do loại bỏ chai.
- Thay tay xách chai bằng tay xách mới dưới bất kỳ hình thức nào, xóa bỏ thay đổi lôgô của chai nhằm chiếm dụng chai của chủ sở hữu khác, sửa đổi các thông số kỹ thuật ban đầu của chai.
- Sửa chữa chai chứa LPG để sử dụng vào mục đích khác.
- Gia nhiệt cục bộ các khu vực thành chai.
Tiến hành loại bỏ chai theo quy định tại mục 8 của TCVN 7832:2007 đối với các chai cần loại bỏ sau khi đã thực hiện đánh giá loại bỏ như sau:
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Chai chứa LPG trước khi đưa vào lưu thông và sử dụng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Chương II của Quy chuẩn này trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương chỉ định hoặc tổ chức chứng nhận nước ngoài được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.
Việc đánh giá sự phù hợp đối với chai chứa LPG được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
Việc công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy (CR) đối với chai chứa LPG được thực hiện theo các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và Mục II Chương II Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Việc kiểm tra chất lượng chai chứa LPG trong sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường hoặc trong quá trình sử dụng được thực hiện theo quy định của Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương và pháp luật hiện hành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các chai chứa LPG sản xuất trong nước, nhập khẩu từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 phải thực hiện công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
Định kỳ hàng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) các vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai chứa LPG trên địa bàn quản lý.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây