Quyết định 93/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 93/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 93/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/01/2011 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 93/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO
NHÀ NƯỚC DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN
------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 41/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 ngày 25
tháng 11 năm 2009 về chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;
Căn cứ Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
|
THỦ TƯỚNG |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Ban Chỉ đạo Nhà nước được mời các chuyên gia trong và ngoài nước để tham khảo ý kiến khi cần thiết.
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC
Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
- Báo cáo định kỳ: hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm; các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công để kịp thời xử lý các yêu cầu và kiến nghị đề ra.
- Vào tháng 9 hàng năm Ban Chỉ đạo Nhà nước nghe Bộ Công thương và chủ đầu tư báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm của các dự án thành phần và thông qua kế hoạch, tiến độ cho năm tiếp theo.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo nội dung của Trưởng ban yêu cầu; Trưởng ban báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Căn cứ vào yêu cầu công việc, các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước chủ động đi công tác để nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN
- Chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư hoàn thành đảm bảo chất lượng và tiến độ Dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo quy định;
- Ban hành và hướng dẫn chủ đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sử dụng trong thiết kế tổ máy điện hạt nhân và các thiết bị;
- Cấp giấy phép vận hành thử, vận hành chính thức nhà máy theo quy định;
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt kế hoạch, quy trình vận hành nhà máy điện hạt nhân (vận hành thử, vận hành chính thức, duy tu bảo dưỡng, dừng lò, thay đảo nhiên liệu,...) theo quy định;
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chính sách, chế độ liên quan đến vốn ngân sách để thực hiện dự án.
Giúp Trưởng ban điều hành giải quyết công việc thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Nhà nước theo chức năng quản lý.
- Giúp Trưởng ban điều hành giải quyết công việc thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thuộc lĩnh vực quản lý ngành;
- Thừa ủy quyền Trưởng ban, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực pháp quy, an toàn hạt nhân và thông tin tuyên truyền trong quá trình thực hiện dự án.
- Trực tiếp chỉ đạo các Tiểu ban:
+ Tiểu ban An toàn và An ninh hạt nhân;
+ Tiểu ban Đào tạo và Thông tin tuyên truyền;
+ Tiểu ban công nghệ lò phản ứng, nhiên liệu hạt nhân và chất thải phóng xạ.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề:
+ Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của nhà máy điện hạt nhân;
+ Cấp giấy phép xây dựng nhà máy;
+ Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
+ Hướng dẫn nội dung quy trình bảo đảm chất lượng liên quan đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân;
+ Ban hành yêu cầu và hướng dẫn nội dung đánh giá an toàn hạt nhân về địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân;
+ Hướng dẫn nội dung kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân;
+ Hướng dẫn nội dung kế hoạch kiểm xạ môi trường;
+ Quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, thời hạn lưu giữ chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng tại nhà máy;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện việc tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
- Giúp Trưởng ban điều hành giải quyết công việc thuộc Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý ngành;
- Thừa ủy quyền Trưởng ban phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động xây dựng;
- Trực tiếp chỉ đạo Tiểu ban Xây dựng;
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết các vấn đề:94 CÔNG BÁO/Số 83 + 84 ngày 02-02-2011
+ Ban hành hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn chủ đầu tư công trình Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận áp dụng các quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng;
+ Cấp phép cho các Nhà thầu nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng tại Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;
+ Nghiệm thu cấp Nhà nước theo quy định, đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình thi công và đưa công trình vào vận hành;
+ Ban hành định mức, đơn giá xây dựng, lắp đặt áp dụng cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
- Giúp Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành giải quyết công tác di dân, tái định cư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân địa phương và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý;
- Thừa ủy quyền Trưởng ban, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực bồi thường di dân, tái định cư trong quá trình thực hiện dự án;
- Thành lập Ban Chỉ đạo di dân, tái định cư của Tỉnh.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện các dự án về di dân, tái định cư trên địa bàn tỉnh bao gồm:
+ Chỉ đạo công tác tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, di dân, tái định cư;
+ Chỉ đạo quy hoạch chi tiết các khu di dân, tái định cư; tổ chức thẩm định quy hoạch các khu di dân, tái định cư để phê duyệt;
+ Chỉ đạo cụ thể về việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với công tác di dân tái định cư cho phù hợp với điều kiện của địa phương và chính sách chung do Thủ tướng Chính phủ quy định;
+ Xây dựng kế hoạch tiến độ về di dân, tái định cư trên địa bàn tỉnh; tổ chức việc bồi thường, di chuyển dân, tái định cư; đề xuất các chính sách có liên quan đến di dân, tái định cư, trình Ban Chỉ đạo Nhà nước xem xét, quyết định;
+ Tổ chức xây dựng các khu di dân, tái định cư; ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho dân khu tái định cư và dân sở tại liên quan.
- Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xây dựng công trình các Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; thực hiện đoàn kết dân tộc trên địa bàn di dân, tái định cư.
- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các kết luận của Ban Chỉ đạo Nhà nước;
- Tình hình thực hiện tiến độ; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp tháo gỡ đối với các Dự án thành phần được giao làm chủ đầu tư.
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng đề án ứng phó sự cố; huy động nhân lực, phương tiện tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố cấp quốc gia khi xảy ra sự cố hạt nhân;
- Phối hợp với Bộ Công an xây dựng đề án bảo vệ an ninh và an toàn xây dựng nhà máy điện hạt nhân; chịu trách nhiệm bảo vệ vùng trời, vùng biển,... theo sự phân công trong đề án.
Sắp xếp chương trình công tác của Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước; đề xuất với Trưởng ban giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát hướng dẫn chủ đầu tư và giải quyết kịp thời các vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả của Dự án.
Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước gồm những thành viên thường trực và những thành viên kiêm nhiệm từ các Bộ, ngành liên quan.
- Xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế về an toàn hạt nhân;
- Xây dựng và thực hiện các chương trình về đảm bảo an ninh và bảo vệ nhà máy điện hạt nhân, các thiết bị hạt nhân khác và nhiên liệu hạt nhân, đảm bảo an ninh trong vận chuyển và lưu trữ chất thải phóng xạ, kế hoạch và phương tiện kỹ thuật xử lý sự cố, tại nạn bức xạ và hạt nhân, xây dựng trung tâm ứng phó quốc gia về tình trạng khẩn cấp đối với sự cố, tại nạn bức xạ và hạt nhân, xây dựng cơ sở chuẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm xạ;
- Thực hiện quan trắc cảnh báo phóng xạ môi trường và đánh giá tác động môi trường của Dự án điện hạt nhân;
- Thẩm định, thanh tra và giám sát an toàn và an ninh hạt nhân.
- Xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện lộ trình nghiên cứu tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ lò phản ứng và các thiết bị của đảo hạt nhân trong nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận;
- Xây dựng chính sách quốc gia để đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu hạt nhân ổn định cho các nhà máy điện hạt nhân; nghiên cứu tiếp thu công nghệ sản xuất nhiên liệu hạt nhân từ urani nhập khẩu đã được làm giàu và chuẩn bị kế hoạch cho việc xây dựng cơ sở chế tạo nhiên liệu ở trong nước;
- Nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác và chế biến quặng phóng xạ và xây dựng chính sách về khai thác, sử dụng thương mại tài nguyên quặng phóng xạ của quốc gia;
- Nghiên cứu tiếp thu các công nghệ tiến tiến trong lĩnh vực xử lý chất thải phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân và xây dựng chính sách quốc gia về quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
- Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng nhà máy điện hạt nhân, năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia xây dựng các hạng mục công trình của nhà máy điện hạt nhân, tiêu chuẩn của các vị trí, chức danh tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân; quy trình quản lý chất lượng xây dựng các công trình nhà máy điện hạt nhân;
- Nghiệm thu công trình nhà máy điện hạt nhân theo quy định.
- Nghiên cứu, tiếp thu và từng bước làm chủ trong thiết kế và chế tạo các thiết bị trong nhà máy điện hạt nhân;
- Xác định năng lực của các ngành công nghiệp trong nước có thể tham gia vào việc thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận;
- Xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách, chương trình đầu tư phát triển nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ tham gia của công nghiệp trong nước trong thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh thuận;
- Tập trung đầu tư cho một số doanh nghiệp lớn về chế tạo thiết bị, sản xuất vật liệu, xây lắp có khả năng tham gia thực hiện dự án điện hạt nhân, từng bước tiến đến hình thành ngành công nghiệp điện hạt nhân tại Việt Nam.
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho chương trình phát triển điện hạt nhân;
- Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về điện hạt nhân để nâng cao sự hiểu biết và tạo sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển điện hạt nhân của Nhà nước.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây