Quyết định 595/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 595/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 595/TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 27/08/1996 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 595/TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 595/TTG NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và quản lý các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất trên địa bàn cả nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.- Thành lập Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và quản lý các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất trên địa bàn cả nước.
Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung đặt tại Văn phòng Chính phủ.
Điều 2.- Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
1. Kiểm tra, đôn đốc các công việc có liên quan tới việc xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là cơ quan Chính phủ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh) giải quyết kịp thời những vấn đề mới nẩy sinh, những vướng mắc có liên quan tới nhiều ngành và địa phương thuộc lĩnh vực xây dựng và quản lý các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
Giải quyết một số việc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo sự uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tham gia ý kiến với các ngành và các địa phương trong việc quy hoạch phát triển hạ tầng ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất và những vấn đề có liên quan tới các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
4. Đề xuất hoặc phối hợp với các ngành đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những chủ trương, chính sách, cơ chế và tổ chức quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất.
5. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý hoặc báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định khi phát hiện có những việc làm trái với quy định của Nhà nước hoặc trái với quy hoạch đã được phê duyệt.
6. Truyền đạt các ý kiến, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đến các ngành, các địa phương, các tổ chức hữu quan và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng và quản lý các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
7. Được cử đại diện dự các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bàn về những vấn đề có liên quan đến các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất. Được nhận các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công việc của Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và báo cáo kịp thời những vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo giải quyết ngay.
Điều 3.- Quan hệ giữa Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung với các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp tập trung, Ban quản lý khu chế xuất:
1. Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh:
Những vấn đề về quản lý và tổ chức huy động lực lượng của ngành và địa phương phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất thuộc chức năng của cơ quan nào, địa phương nào vẫn do cơ quan và địa phương đó giải quyết. Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc nhằm bảo đảm thực hiện đúng chủ trương và tiến độ công việc, không can thiệp vào việc giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của các ngành, các cấp.
Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung chủ trì, phối hợp với các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vướng mắc có tính chất liên ngành, liên địa phương vượt ra ngoài thẩm quyền giải quyết của từng cơ quan.
Các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu hoặc trực tiếp làm việc với Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung về các vấn đề có liên quan tới các Khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm cung cấp trụ sở làm việc, phương tiện vật chất, kinh phí hoạt động và quản lý số biên chế chuyên trách của Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung.
2. Đối với các Ban quản lý các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất:
Ban quản lý các khu công nghiệp tập trung và các khu chế xuất thực hiện nhiệm vụ và chịu sự quản lý của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 192/CP, ngày 28 tháng 12 năm 1994 và nghị định số 322/HĐBT, ngày 18 tháng 10 năm 1991 của Chính phủ về Quy chế các khu công nghiệp tập trung, và quy chế khu chế xuất. Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình, trước hết phải báo cáo với cấp có thẩm quyền của ngành và địa phương giải quyết, đồng thời báo cáo với Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung để phối hợp xử lý. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung báo cáo, kiến nghị Thủ tướng giải quyết hoặc giải quyết theo uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4.- Tổ chức bộ máy của Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung:
1. Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung có Chủ nhiệm, một số Phó chủ nhiệm, và một số chuyên viên giúp việc.
Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung.
2. Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung được sử dụng con dấu của Văn phòng Chính phủ để quan hệ công tác. Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung phải đề nghị Văn phòng Chính phủ ra văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần thiết, Chủ nhiệm Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung quyết định này cho phù hợp với yêu cầu quản lý khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất.
Điều 6.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng quản lý các khu công nghiệp tập trung, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp và các khu chế xuất có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------ |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness ---------- |
No. 595-TTg
|
Hanoi ,August 27, 1996
|
|
THE PRIME MINISTER
Vo Van Kiet |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây