Quyết định 05/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 05/2008/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2008/QĐ-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 04/03/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 05/2008/QĐ-BCT
CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 05/2008/QĐ-BCT NGÀY 04 THÁNG 03 NĂM 2008
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN
VÀ SỬ DỤNG QUẶNG THIẾC, VONFRAM VÀ ANTIMON GIAI ĐOẠN 2007-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Thực hiện Thông báo số 5487/VPCP-CN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 402/TTr-NCPT ngày 24 tháng 10 năm 2007 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch và Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến.
2. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.
3. Phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước và sử dụng nguyên liệu khoáng nhập khẩu.
4. Phát triển khai thác, chế biến quặng thiếc và antimon dựa vào nội lực là chính. Kết hợp nội lực và đầu tư nước ngoài để phát triển khai thác, chế biến quặng vonfram. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia sản xuất kim loại và hợp kim thiếc, vonfram và antimon có chất lượng và giá trị gia tăng cao.
II. Mục tiêu phát triển
- Bảo đảm hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon có hiệu quả và bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu của ngành luyện kim và các ngành công nghiệp khác, có một phần xuất khẩu hợp lý tinh quặng, các chế phẩm trung gian và kim loại.
- Bảo đảm mục tiêu sản lượng thiếc thỏi các loại luyện từ nguồn quặng thiếc trong nước năm 2010 đạt khoảng 2.600 tấn; từ năm 2015 đạt trên 3.000 tấn. Giai đoạn sau 2010, tỷ trọng thiếc thỏi loại I trong tổng sản lượng luyện thiếc đạt trên 80%.
- Bảo đảm sản lượng khai tuyển (tính theo WO3 trong tinh quặng vonfram) và luyện hợp kim vonfram từ nguồn quặng vonfram trong nước năm 2010 đạt khoảng 3.600 tấn WO3 và khoảng 1.000 tấn hợp kim; từ năm 2015 đạt 4.900-5.000 tấn WO3 và 3.000-3.500 tấn hợp kim.
- Bảo đảm sản lượng antimon thỏi luyện từ nguồn quặng antimon trong nước năm 2010 đạt khoảng 1.000 tấn; từ năm 2015 đạt trên 1.600 tấn.
III. Các khu vực cấm, tạm thời cấm, hạn chế hoạt động khoáng sản và dự trữ tài nguyên khoáng sản thiếc, vonfram, antimon quốc gia
1. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản: quặng thiếc gốc Sơn Kim (có mỏ Khe Bún), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
2. Khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia: sa khoáng thiếc Na Ca (khoảng 20 km2) và phần tài nguyên còn lại của sa khoáng thiếc Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
3. Các mỏ, điểm quặng thiếc, vonfram, antimon thuộc diện cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản như sau:
TT |
Tên mỏ, điểm khoáng sản |
Vị trí địa lý |
1 |
Thiếc Long Lanh |
3 xã Đa Nhim, Đưng K’Nớ và Đa Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng |
2 |
Thiếc Đa Thiện II (phía Bắc,TP.Đà Lạt) |
Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
3 |
Thiếc Thái Phiên |
Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
4 |
Thiếc Đông Thái Phiên |
Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
5 |
Thiếc Đồi 1534 |
Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
6 |
Thiếc Hòa Bắc |
Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng |
7 |
Thiếc Bắc Xuân Thọ |
Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng |
8 |
Antimon Khòn Rẹ |
xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn |
IV. Nhu cầu thiếc, vonfram và antimon của Việt Nam
1. Nhu cầu về thiếc, vonfram và antimon quy kim loại dự báo như sau:
Đơn vị tính: tấn
TT |
Chủng loại |
năm 2010 |
năm 2015 |
năm 2020 |
năm 2025 |
1 |
Thiếc |
2.100-2.200 |
3.700-4.000 |
6.800-7.000 |
8.000-9.000 |
2 |
Vonfram |
650-700 |
800-900 |
930-1.000 |
1.100-1.200 |
3 |
Antimon |
900-1.000 |
1.100-1.300 |
1.700-2.000 |
2.000-2.400 |
2. Cân đối cung - cầu:
a. Cân đối sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu thiếc thỏi, các sản phẩm thiếc dự kiến như sau:
Đơn vị tính: tấn
TT |
Nội dung |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
1 |
Nhu cầu (quy thiếc thỏi) |
2.150 |
3.850 |
6.900 |
8.500 |
2 |
Sản xuất thiếc thỏi |
2.570 |
3.040 |
3.020 |
3.000 |
3 |
Tiêu thụ trong nước |
1.170 |
2.040 |
2.520 |
2.500 |
4 |
Xuất khẩu thiếc thỏi |
1.400 |
1.000 |
500 |
500 |
5 |
Nhập khẩu thiếc và các sản phẩm thiếc |
980 |
1.810 |
4.380 |
6.000 |
b. Cân đối sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu vonfram kim loại và các sản phẩm vonfram dự kiến như sau:
Đơn vị tính: tấn
TT |
Nội dung |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
1 |
Nhu cầu (quy vonfram kim loại) |
660 |
850 |
930 |
1.150 |
2 |
Sản xuất tinh quặng (quy vonfram kim loại) |
2.770 |
3.730 |
3.800 |
3.770 |
3 |
Tiêu thụ trong nước (quy vonfram kim loại) |
70 |
160 |
220 |
270 |
4 |
Xuất khẩu tinh quặng và các sản phẩm khác (quy vonfram kim loại) |
2.700 |
3.570 |
3.580 |
3.500 |
5 |
Nhập khẩu kim loại và các sản phẩm vonfram |
590 |
690 |
750 |
880 |
c. Cân đối sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu animon thỏi và các sản phẩm animon dự kiến như sau:
Đơn vị tính: tấn
TT |
Nội dung |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
1 |
Nhu cầu (quy antimon thỏi) |
950 |
1.200 |
1.850 |
2.200 |
2 |
Sản xuất antimon thỏi và các sản phẩm khác (quy antimon thỏi) |
1.040 |
1.660 |
1.660 |
1.660 |
3 |
Tiêu thụ trong nước (quy antimon thỏi) |
340 |
460 |
660 |
860 |
4 |
Xuất khẩu antimon thỏi |
700 |
1.200 |
1.000 |
800 |
5 |
Nhập khẩu kim loại và các sản phẩm antimon |
610 |
740 |
1.190 |
1.340 |
V. Quy hoạch thăm dò quặng thiếc, vonfram và antimon
1. Thăm dò quặng thiếc
- Ưu tiên thăm dò quặng sa khoáng, tiếp đến là quặng gốc của các mỏ, điểm quặng thiếc trong hai vùng Pia Oắc (tỉnh Cao Bằng) và Tam Đảo (tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Thái Nguyên).
- Trong các vùng quặng khác, ưu tiên thăm dò, thăm dò bổ sung các mỏ, điểm quặng có triển vọng, phù hợp với tiến độ huy động tài nguyên vào khai thác để bảo đảm mục tiêu phát triển chung của ngành thiếc.
- Giai đoạn 2007-2015: thực hiện 17 đề án thăm dò.
- Giai đoạn 2016-2025: thực hiện 10 đề án thăm dò.
Danh mục các đề án thăm dò quặng thiếc chủ yếu nêu tại mục A1 của Phụ lục kèm theo.
- Nhu cầu vốn đầu tư thăm dò quặng thiếc giai đoạn 2007-2025 vào khoảng 235 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2007-2015 khoảng 100 tỷ đồng.
- Trước mắt, đến năm 2010, thực hiện điều tra đánh giá, thăm dò diện tích quặng vonfram Hỗ Quáng Phìn (tỉnh Hà Giang); thăm dò bổ sung quặng vonfram gốc tại 2 khu Thiện Kế và Hội Kế mỏ Thiện Kế (tỉnh Tuyên Quang).
- Sau năm 2010, thăm dò quặng vonfram sẽ tập trung vào vùng Đắk Rmang, tỉnh Đắk Nông (sau khi có kết quả điều tra đánh giá tiềm năng ở đó).
Danh mục các đề án thăm dò quặng vonfram chủ yếu nêu tại mục B của Phụ lục kèm theo.
3. Thăm dò quặng antimon
- Giai đoạn 2016-2025: Ngoài đề án thăm dò quặng antimon Dương Huy (Quảng Ninh), dự kiến đầu tư thăm dò một số điểm quặng có triển vọng được chọn từ kết quả điều tra đánh giá quặng antimon trong đới cấu trúc Lô-Gâm trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Yên Minh, Mèo Vạc) và tỉnh Cao Bằng, trong vùng Nậm Chảy của tỉnh Lào Cai.
Danh mục các đề án thăm dò quặng antimon chủ yếu nêu tại mục C1 của Phụ lục kèm theo.
- Nhu cầu vốn đầu tư thăm dò quặng antimon trong giai đoạn 2007-2025 khoảng 60-80 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2007-2015 khoảng 30 tỷ đồng.
VI. Quy hoạch khai thác, chế biến quặng thiếc
1. Quy hoạch khai tuyển quặng thiếc
- Đẩy mạnh khai thác, chế biến quặng thiếc gốc nhằm bù đắp sự suy giảm sản lượng khai thác, chế biến quặng thiếc sa khoáng của hai vùng Pia Oắc và Tam Đảo; đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ khai tuyển bảo đảm hiệu quả khai thác, chế biến nguồn quặng thiếc sa khoáng nghèo, quặng thiếc gốc hạt mịn, quặng thiếc-vonfram và quặng thiếc-chì kẽm bạc.
- Đến năm 2015, tập trung khai thác tận thu nguồn quặng thiếc ở các bãi thải và quặng đuôi trong hai vùng Pia Oắc và Tam Đảo và một số nơi khác.
- Duy trì hoạt động khai thác quy mô nhỏ phù hợp với nguồn tài nguyên và khả năng của mỗi địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu của các nhà máy tuyển tinh-luyện thiếc hiện có và quy hoạch xây dựng mới.
- Tại các vùng quặng thiếc chính, dự kiến thực hiện 17 dự án đầu tư khai tuyển quặng thiếc quy mô công nghiệp, bao gồm 3 dự án duy trì và mở rộng sản xuất, 14 dự án xây dựng mỏ mới, và 4-5 dự án định hướng cho giai đoạn sau năm 2020.
Danh mục các dự án đầu tư khai tuyển quặng thiếc chủ yếu nêu tại mục A2 của Phụ lục kèm theo.
2. Quy hoạch tuyển tinh quặng thiếc và luyện thiếc thỏi
Danh mục các dự án đầu tư tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I nêu tại mục A3 của Phụ lục kèm theo.
3. Nhu cầu vốn đầu tư cho khai tuyển quặng thiếc và luyện thiếc thỏi
Nhu cầu vốn đầu tư khai tuyển quặng và luyện thiếc giai đoạn 2007-2025 vào khoảng 630 tỷ đồng, gồm 560 tỷ đồng vốn đầu tư khai tuyển và 70 tỷ đồng vốn đầu tư chế biến sâu (tuyển tinh, luyện thiếc thô và tinh), trong đó, giai đoạn 2007-2015 khoảng 500 tỷ đồng.
VII. Quy hoạch khai thác, chế biến quặng vonfram
- Đầu tư cải tạo, mở rộng sản xuất mỏ Thiện Kế và phát triển thêm một số dự án khai tuyển quặng vonfram quy mô công nghiệp và quy mô nhỏ để giải quyết việc làm và tạo thêm nguồn nguyên liệu khoáng cho các cơ sở chế biến.
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khai thác, chế biến quặng vonfram đa kim mỏ Núi Pháo của liên doanh Nuiphaovica và dự án nhà máy sản xuất hợp kim vonfram xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp Youngsun vonfram Việt Nam.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng vonfram chủ yếu nêu tại mục B của Phụ lục kèm theo.
- Nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác và chế biến quặng vonfram giai đoạn 2007-2025 khoảng 5.200 tỷ đồng (chủ yếu là của giai đoạn 2007-2015), trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (liên doanh Nuiphaovica và Công ty TNHH Công nghiệp Youngsun vonfram Việt Nam) khoảng 5.160 tỷ đồng.
VIII. Quy hoạch khai thác và chế biến quặng antimon
- Đổi mới công nghệ tuyển, nâng cao hệ số thu hồi antimon và vàng trong chế biến quặng đa kim có antimon đi kèm (chủ yếu là quặng vàng).
- Đẩy mạnh khai tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ, các mỏ và điểm quặng khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang để đáp ứng tối đa nhu cầu tinh quặng antimon của nhà máy luyện antimon thỏi tại tỉnh Hà Giang.
- Triển khai dự án khôi phục mỏ Làng Vài phục vụ nghiên cứu đầu tư nhà máy luyện antimon thỏi Chiêm Hóa; dự án liên doanh khai tuyển quặng và luyện antimon thỏi tại Thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, để có sản phẩm vào năm 2010.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng antimon chủ yếu nêu tại mục C2 của Phụ lục kèm theo.
- Nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác và chế biến quặng antimon giai đoạn 2007-2025 khoảng 140 tỷ đồng (chủ yếu là của giai đoạn 2007-2015), trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 42 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon của nước ta từ nay đến năm 2025 ước vào khoảng 6.130-6.200 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khoảng 5.200 tỷ đồng.
X. Các giải pháp và chính sách chủ yếu
1. Nhóm giải pháp, chính sách tổng thể
a. Xây dựng chính sách tài nguyên khoáng sản thiếc, vonfram, antimon quốc gia nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon với một số nội dung cơ bản như:
- Bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước.
- Triển khai thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư khai thác tài nguyên quặng thiếc, vonfram và antimon ở các nước trong khu vực (Lào, Campuchia).
- Khuyến khích chế biến quặng thiếc, vonfram, antimon tới kim loại chất lượng cao và hợp kim của chúng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
b. Đẩy mạnh việc cổ phần hóa và thành lập mới các công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức nghiên cứu khoa học-công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực địa chất, khai thác và tuyển quặng, luyện thiếc, antimon và vonfram. Khuyến khích các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon.
c. Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản thiếc, vonfram và antimon như: đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút, đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể
a. Giải pháp thị trường: Xây dựng và phát triển thị trường thiếc, vonfram, antimon trong nước theo cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thô và tinh đã, đang và quy hoạch đầu tư xây dựng; từng bước tham gia thị trường quốc tế.
b. Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học-công nghệ:
- Hoàn thiện công nghệ khai thác, tuyển quặng gốc hoàn chỉnh và khép kín từ khai thác (hầm lò) đến tuyển trọng lực, tuyển nổi. Chú trọng nghiên cứu công nghệ xử lý quặng thiếc nghèo (sa khoáng và gốc) hiệu quả. Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ xử lý vonfram đi kèm trong quặng thiếc, antimon trong quặng vàng, quặng thiếc-đa kim (chì, kẽm, bạc...) theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước–doanh nghiệp khoa học công nghệ–doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công nghệ luyện kim, không ngừng nâng cao chất lượng thiếc thỏi, antimon thỏi.
- Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, sản xuất vonfram kim loại, các hợp kim và các chế phẩm trung gian của thiếc, vonfram, antimon chất lượng cao.
c. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và đặc điểm khoáng sản thiếc, vonfram và antimon của Việt Nam. Chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh toàn cầu.
d. Bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện đầy đủ mọi giải pháp bảo vệ môi trường trong các khâu thăm dò, khai thác, tuyển khoáng và luyện kim theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; nghiêm túc thực hiện việc hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất.
đ. Giải pháp về vốn đầu tư: Nhằm thu hút khoảng 6.130-6.200 tỷ đồng cho đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram, antimon của nước ta đến năm 2025, dự kiến sẽ huy động từ các nguồn:
- Vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.
- Vốn Ngân sách: hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với các khu khai thác thiếc, antimon, vonfram ở quy mô lớn, đầu tư công tác đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.
- Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng và luyện thiếc, antimon thỏi nếu đầu tư tại các địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.
- Vốn vay thương mại trong và ngoài nước.
- Vốn của các tổ chức tài chính qua hình thức cho thuê, thuê mua thiết bị, mua thiết bị tài trợ; tín dụng bên bán công nghệ, thiết bị.
- Vốn đầu tư nước ngoài: liên doanh với nước ngoài trong các dự án khai thác, chế biến quặng vonfram và antimon quy mô lớn.
e. Giải pháp quản lý nhà nước:
- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram, antimon cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và quốc tế.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng tập trung vào một đầu mối để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên quặng thiếc, antimon và vonfram.
- Chấn chỉnh công tác quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng sản thiếc, vonfram và antimon theo định kỳ từ cơ sở đến cấp tỉnh, cấp Bộ. Có biện pháp và chế tài xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc này. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.
- Đổi mới việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo hướng thuận lợi về thủ tục, công khai, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản.
- Rà soát, sửa đổi các chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng thiếc, vonfram và antimon cho phù hợp với điều kiện giá quặng và kim loại thiếc, vonfram và antimon ngày một gia tăng, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khai thác, chế biến... hiện nay.
XI. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ thời sự hoá, điều chỉnh Quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon, bảo đảm đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các cam kết hội nhập quốc tế.
2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng quặng thiếc, vonfram và antimon trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.
- Khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản thiếc, vonfram và antimon.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu Quyết định này.
- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon thuộc thẩm quyền của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
Vũ Huy Hoàng
PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN
QUẶNG THIẾC, VONFRAM, ANTIMON GIAI ĐOẠN 2007-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BCT ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
A1. Các đề án thăm dò (TD) quặng thiếc giai đoạn 2007-2025
TT |
Nội dung |
Tỉnh, |
Mục tiêu |
Vốn đầu tư |
1 |
TD thiếc-vonfram sa khoáng Nậm Kép |
Cao Bằng/Pia Oắc |
3.000 tấn SnO2 cấp B+C1 |
5 |
2 |
TD thiếc gốc Ngòi Lẹm |
Tuyên Quang/Tam Đảo |
3.500 tấn Sn cấp C1 |
5 |
3 |
TD thiếc gốc Khuôn Phầy |
Tuyên Quang/Tam Đảo |
2.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
3 |
4 |
TD thiếc-bismut gốc Tây Núi Pháo |
Thái Nguyên/Tam Đảo |
5.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
5 |
TD thiếc gốc Thanh Sơn |
Tuyên Quang/Tam Đảo |
600 tấn Sn cấp C1+C2 |
2 |
6 |
TD thiếc-vonfram gốc Bù Me giai đoạn I |
Thanh Hóa |
6.000 tấn Sn+WO3 cấp C1+C2 |
7 |
7 |
TD bổ sung thiếc sa khoáng theo tiến độ khai thác của Công ty TNHHNN MTV KLM Nghệ Tĩnh |
Nghệ An |
4.000 tấn SnO2 cấp C1 |
4,2 |
8 |
TD thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai giai đoạn II |
Nghệ An |
5.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
9 |
TD bổ sung quặng thiếc sa khoáng Bản Cô |
Nghệ An |
1.500 tấn SnO2 cấp C1 |
1,5 |
10 |
TD thiếc gốc-đa kim Pan Lom-Ca Đoi |
Nghệ An |
1.500 tấn SnO2 cấp C1 |
5 |
11 |
TD thiếc-chì-kẽm gốc Kẻ Tằng giai đoạn I |
Nghệ An |
2.500 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
12 |
TD thiếc-chì-kẽm-bạc Làng Đông |
Nghệ An |
3.300 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
13 |
TD thiếc gốc Khe Bún/Sơn Kim |
Hà Tĩnh |
12.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
12 |
(A1 tiếp theo)
TT |
Nội dung |
Tỉnh, |
Mục tiêu |
Vốn đầu tư |
14 |
TD quặng thiếc Sa Võ, huyện Di Linh |
Lâm Đồng-Ninh Thuận |
|
7 |
15 |
TD quặng thiếc Núi Cao |
Lâm Đồng-Ninh Thuận |
1.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
5 |
16 |
TD quặng thiếc Datanky |
Lâm Đồng-Ninh Thuận |
2.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
17 |
TD quặng thiếc Tạp Lá |
Lâm Đồng-Ninh Thuận |
3.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
18 |
TD quặng thiếc, thiếc-vonfram (vonfram) trong vùng Đồng Văn-Yên Minh |
Hà Giang |
|
20 |
19 |
TD quặng thiếc trong huyện Ngân Sơn |
Bắc Kạn/Pia Oắc |
|
20 |
20 |
TD quặng thiếc trong diện tích chạy dọc hai bên Quốc lộ 13A thuộc huyện Đại Từ |
Thái Nguyên/Tam Đảo |
|
25 |
21 |
TD bổ sung thiếc-vonfram gốc Bù Me gđ.II |
Thanh Hóa |
6.000 tấn Sn+WO3 cấp C1+C2 |
10 |
22 |
TD quặng thiếc gốc ở huyện Thường Xuân (không kể mỏ Bù Me) |
Thanh Hóa |
|
20 |
23 |
TD bổ sung thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai gđ.III |
Nghệ An |
5.000 tấn Sn cấp C1 |
7 |
24 |
TD thiếc sa khoáng Làng Sòng |
Nghệ An |
1.000 tấn SnO2 cấp C1 |
5 |
25 |
TD bổ sung thiếc-chì-kẽm gốc Kẻ Tằng gđ.II |
Nghệ An |
5.000 tấn Sn cấp C1+C2 |
7 |
26 |
TD quặng thiếc gốc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp |
Nghệ An |
|
15 |
27 |
TD quặng thiếc gốc Gung Ré, huyện Di Linh |
Lâm Đồng-Ninh Thuận |
|
7 |
A2. Các dự án khai tuyển quặng thiếc phục vụ luyện thiếc thỏi giai đoạn 2007-2025
Đơn vị công suất: tấn thiếc trong tinh quặng/năm
TT |
Nội dung |
Quy mô |
Công suất |
Vốn đầu tư |
Ghi chú |
I. |
Giai đoạn 2007-2015 |
||||
1 |
Khai tuyển thiếc sa khoáng Nậm Kép (Cao Bằng) |
Công nghiệp |
118 |
20 |
|
2 |
Khai tuyển thô thiếc sa khoáng Khuôn Phầy, |
Nhỏ |
80 |
|
|
3 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Khuôn Phầy (Tuyên Quang) |
Công nghiệp |
100 |
15 |
|
4 |
Khai tuyển thô thiếc-bismut gốc Tây Núi Pháo |
Công nghiệp |
150 |
35 |
Vốn cho cả tuyển tinh ở nhà máy luyện thiếc |
5 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Ngòi Lẹm (Tuyên Quang) |
Công nghiệp |
130 |
15 |
|
6 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Thanh Sơn (Tuyên Quang) |
Nhỏ |
30 |
7 |
|
7 |
Khai tuyển thô thiếc-vonfram gốc Bù Me (Thanh Hóa) |
Công nghiệp |
150 |
30 |
Cấp tinh quặng cho luyện thiếc trong vùng Nghệ An |
8 |
Duy trì sản xuất mỏ sa khoáng Bản Poòng (Nghệ An) |
Công nghiệp |
118 |
8 |
Cty TNHHNN MTV KLM Nghệ Tĩnh đang khai tuyển |
9 |
Duy trì, mở rộng sản xuất sa khoáng Bản Hạt (Nghệ An) |
Công nghiệp |
118-197 |
15 |
|
10 |
Khai tuyển thiếc sa khoáng Bản Cô (Nghệ An) |
Công nghiệp |
79 |
10 |
|
11 |
Khai tuyển thiếc sa khoáng Liên Hợp (Nghệ An) |
Nhỏ |
32 |
3 |
|
12 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai (Nghệ An) |
Công nghiệp |
150 |
15 |
|
13 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Pan lom-Ca Đoi (Nghệ An) |
Nhỏ |
40 |
7 |
|
14 |
Khai tuyển thô-tinh thiếc gốc Kẻ Tằng (Nghệ An) |
Công nghiệp |
200 |
40 |
Tuyển cả tinh quặng thô của mỏ Làng Đông |
15 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Khe Bún/Sơn Kim (Hà Tĩnh) |
Công nghiệp |
400 |
30 |
|
(A2 tiếp theo)
TT |
Nội dung |
Quy mô |
Công suất |
Vốn đầu tư |
Ghi chú |
16 |
Khai tuyển thô thiếc Núi Cao (Lâm Đồng) |
Công nghiệp |
50 |
8 |
Trước năm 2013, cấp tinh quặng cho cả nước. Từ năm 2013, cấp tinh quặng cho luyện thiếc thỏi loại I tại Lâm Đồng |
17 |
Khai tuyển thô thiếc Datanky (Lâm Đồng) |
Công nghiệp |
100 |
15 |
|
18 |
Khai tuyển thô thiếc Tạp Lá (Ninh Thuận) |
Công nghiệp |
70 |
10 |
|
19 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Sa Võ và Gung Ré (Lâm Đồng) |
Công nghiệp |
100 |
15 |
|
II. |
Giai đoạn 2016-2025 |
||||
20 |
Duy trì, mở rộng sản xuất sa khoáng Bản Hạt (Nghệ An) |
Công nghiệp |
236 |
8 |
|
21 |
Khai tuyển thô thiếc sa khoáng Làng Sòng (Nghệ An) |
Nhỏ |
32 |
7 |
|
22 |
Khai tuyển thô thiếc gốc Làng Đông (Nghệ An) |
Công nghiệp |
120 |
15 |
|
23 |
4-5 dự án khai tuyển quặng thiếc (chủ yếu là quặng gốc) quy mô vừa trong cả nước |
Công nghiệp |
600-800 |
80-100 |
|
A3. Các dự án luyện thiếc thỏi từ quặng giai đoạn 2007-2025
Đơn vị công suất: tấn thiếc thỏi/năm
TT |
Nội dung |
Tỉnh |
Công |
Vốn đầu tư |
Ghi chú |
1 |
Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I Tuyên Quang |
Tuyên Quang |
300 |
15 |
|
2 |
Mở rộng dây chuyền điện phân thiếc thỏi loại I của Công ty Kim loại Màu Nghệ Tĩnh (công suất tăng thêm) |
Nghệ An |
400 |
6 |
Tinh luyện thiếc thô và tinh quặng của Thanh Hóa, Nghệ An, |
3 |
Nhà máy/dây chuyền điện phân tinh luyện thiếc thỏi loại I tại vùng Nghệ An |
Nghệ An |
300 |
10 |
|
4 |
Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I Hà Tĩnh |
Hà Tĩnh |
300 |
15 |
|
5 |
Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I Lâm Đồng |
Lâm Đồng |
500 |
25 |
Luyện tinh quặng và thiếc thô của các địa phương từ Quảng Nam trở vào |
B. Các đề án thăm dò, dự án khai thác và chế biến quặng vonfram giai đoạn 2007-2025
Đơn vị công suất: tấn WO3 trong tinh quặng/năm
TT |
Nội dung |
Quy mô |
Mục tiêu, |
Vốn đầu tư |
Ghi chú |
1 |
Điều tra đánh giá, thăm dò diện tích quặng vonfram Hỗ Quáng Phìn, |
- |
|
10 |
|
2 |
Thăm dò quặng vonfram gốc khu Thiện Kế và khu Hội Kế của mỏ Thiện Kế (Tuyên Quang) |
- |
5.000 |
7 |
|
3 |
Thăm dò quặng vonframit vùng Đắk Rmang (Đắk Nông) |
- |
|
15 |
|
4 |
Khai thác, chế biến quặng vonfram-đa kim Núi Pháo (Thái Nguyên) |
Công nghiệp |
4.788 |
4.900 |
Vốn FDI |
5 |
Khai thác, tuyển thô quặng vonfram Núi Xuân Thu (Quảng Ngãi) |
Nhỏ |
30 |
10 |
|
6 |
Dự án cải tạo mỏ Thiện Kế (Tuyên Quang): khai tuyển quặng vonfram gốc khu Thiện Kế, Hội Kế và đổi mới công nghệ tuyển |
Công nghiệp |
100 |
20 |
|
7 |
Đầu tư khâu tuyển tinh chọn riêng WO3 trong tinh quặng thô của mỏ quặng thiếc-vonfram Bù Me (Thanh Hóa) |
Công nghiệp |
150 |
3 |
|
8 |
Khai thác và tuyển quặng vonfram Hỗ Quáng Phìn (và Thắng Mố) với quy mô phù hợp (Hà Giang) |
|
|
|
|
9 |
Khai thác và tuyển quặng vonfram vùng Đak Rmang (Đắk Nông) |
|
|
|
|
10 |
Xây dựng nhà máy sản xuất hợp kim vonfram xuất khẩu tại Cẩm Phả (Quảng Ninh) của Công ty TNHH Youngsun vonfram Việt Nam |
- |
3.500 |
260 |
Vốn FDI |
C1. Các đề án thăm dò (TD) quặng antimon giai đoạn 2007-2025
TT |
Nội dung |
Tỉnh |
Mục tiêu |
Vốn đầu tư |
1 |
TD quặng antimon Bó Mới |
Hà Giang |
1.500 tấn Sb cấp C1 |
7 |
2 |
TD bổ sung quặng antimon mỏ Làng Vài |
Tuyên Quang |
5.000 tấn Sb cấp C1+C2 |
10 |
3 |
TD quặng antimon Dương Huy |
Quảng Ninh |
2.000 tấn Sb cấp C1+C2 |
7 |
4 |
TD quặng antimon trong đới cấu trúc Lô-Gâm |
Hà Giang, Cao Bằng |
|
25 |
5 |
TD quặng antimon trong vùng Nậm Chảy |
Lào Cai |
|
15 |
C2. Các dự án khai tuyển và luyện antimon từ quặng giai đoạn 2007-2025
Đơn vị công suất: tấn antimon trong tinh quặng/năm; * tấn antimon thỏi/năm.
T |
Nội dung |
Quy mô |
Công |
Vốn đầu tư |
Ghi chú |
1 |
Khai tuyển thô quặng antimon Bó Mới (Hà Giang) |
Công nghiệp |
100 |
6 |
|
2 |
Khôi phục khai thác, tuyển quặng antimon mỏ Làng Vài (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) |
Công nghiệp |
500 |
30 |
Chú trọng thu hồi vàng |
3 |
Nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy luyện antimon thỏi tại Chiêm Hóa (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) |
- |
500* |
35 |
|
4 |
Khai thác, tuyển tinh quặng antimon Đông Khe Chim và Tây Khe Chim (Cẩm Phả, Quảng Ninh) |
Công nghiệp |
200 |
42 |
Liên doanh |
Xây dựng nhà máy luyện antimon thỏi tại Cẩm Phả, Quảng Ninh |
- |
500* |
|||
5 |
Khai tuyển tinh quặng antimon Đồng Quặng 3 và Đồng Quặng 2 (Cẩm Phả, Quảng Ninh) |
Công nghiệp |
300 |
25 |
Cấp tinh quặng cho nhà máy luyện antimon thỏi tại Cẩm Phả, |
6 |
Khai tuyển thô quặng antimon Dương Huy và Đồng Mỏ (Cẩm Phả, Quảng Ninh) |
Công nghiệp và nhỏ |
200 |
15 |
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE --------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 05/2008/QD-BCT |
Hanoi, March 4, 2008 |
DECISION
APPROVING THE PLANNING ON ZONING OF AREAS FOR EXPLORATION, EXPLOITATION, PROCESSING AND USE OF TIN, TUNGSTEN AND ANTIMONY ORES DURING 2007-2015, WITH A VISION TOWARD 2025
THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the March 20, 1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the Governments Decree No. 160/2005/ND-CP of December 27, 2005, detailing and guiding the implementation of the Law on Minerals and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
Pursuant to the Governments Decree No. 189/ 2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
In furtherance of the Government Offices Notice No. 5487/VPCP-CN of November 28, 2007, notifying the Prime Ministers opinions on authorizing the Minister of Industry (now the Minister of Industry and Trade) to approve the planning on zoning of areas for exploration, exploitation, processing and use of tin, tungsten and antimony ores during 2007-2015. with a vision toward 2025,
Considering Report No. 402/TTr-NCPT of October 24, 2007 of the director of the Industrial Strategy and Policy Research Institute;
At the proposal of the directors of the Planning Department and the Heavy Industry Department,
DECIDES:
Article 1.- To approve the planning on zoning of areas for exploration, exploitation, processing and use of tin, tungsten and antimony ores during 2007-2015, with a vision toward 2025, with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT VIEW POINT
1. To develop the industry of exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores in line with the planning on Vietnams industry development and local socio-economic development plannings, ensuring harmony between national interests and local interests, and facilitating the development of infrastructure, stabilization and improvement of the life of people in localities where those ores are exploited and processed.
2. To develop the industry of exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores in a fashion beneficial to the maintenance of defense and security, protection of valuable cultural works and the ecological environment in localities where exist these minerals.
3. To develop in a sustainable, safe and efficient manner the industry of exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores on the basis of rationally and economically exploiting the countrys natural resources and using imported mineral materials.
4. To develop the exploitation and processing of tin. tungsten and antimony ores mainly based on internal strengths. To combine internal resources with foreign investment in developing tungsten ore exploitation and processing. To encourage domestic and foreign economic sectors to participate in the production of tin, tungsten and antimony metals and alloys of high quality and added value.
5. To conduct exploration one step ahead in order to create a reliable database on tin, tungsten and antimony ores for subsequent mineral exploitation and processing.
II. DEVELOPMENT OBJECTIVES
- To ensure the efficient and sustainable exploration, exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores to satisfy to the utmost the needs of metallurgy and other industries for raw materials and export a rational volume of pure ores, intermediary products and metals.
- To enhance discipline and law in the management and protection of tin, tungsten and antimony ores, ensure the safe, exhaustive and-economical exploitation of natural resources and protect the ecological environment in localities where exist these minerals.
- To strive for the targets that the output of tin bars of all kinds wrought from domestic tin ores will reach 2,600 tons by 2010 and more than 3,000 tons from 2015 on. After 2010, the ratio of class-I tin bars to the total output of pure tin metal will reach over 80%.
- To ensure that outputs of exploited and sorted tungsten metal (counted by the content of WO3, in tungsten pure ores) and tungsten alloys made from domestic tungsten ores will reach around 3,600 tons and around 1,000 tons by 2010, and 4,900 - 5.000 ions and 3,000- 3,500 tons by 2015 and afterward, respectively.
- To ensure that the output of antimony bars wrought from domestic antimony ores will reach around 1.000 tons by 2010 and more than 1,600 tons by 2015 and afterward.
III. AREAS WHERE TIN, TUNGSTEN AND ANTIMONY MINERAL ACTIVITIES ARE BANNED, TEMPORARILY BANNED OR LIMITED, AND NATIONAL TIN, TUNGSTEN AND ANTIMONY MINERAL RESOURCE RESERVES
1 Areas where mineral activities are limited: The underground tin ore in Son Kim (Khe Bun mine), Huong Son district, HaTinh province.
2. Areas of national mineral resource reserves: The Na Ca tin spread (on an area of some 20 km2) and the remaining part the Chau Cuong tin spread, Quy Hop district, Nghe An province.
1. Tin, tungsten and antimony mines and mining spots where mineral activities are banned or temporarily banned include:
No |
Name of mine or mineral mining spot |
Geographical position |
1 |
Tin mine in Long Lanh |
Da Nhim, Dung KNo and Da Chais communes. Lac Duong district, Lam Dong province |
2 |
Tin mine in Da Thien (in the north of Da Lat city) |
Da Lat city, Lam Dong province |
3 |
Tin mine in Thai Phien |
Da Lat city. Lam Dong province |
4 |
Tin mine in the east of Thai Phien |
Da Lat city. Lam Dong province |
5 |
Tin mine in hill 1534 |
Da Lat city. Lam Dong province |
6 |
Tin mine in Hoa Bac |
Di Linh district. Lam Dong province |
7 |
Tin mine in the north of Xuan Tho |
Da Lat city. Lam Done province |
8 |
Antimony mine in Khon Re |
Mai Sao commune, Chi Lang district, Lang Son province |
IV. VIETNAMS DEMANDS FOR TIN, TUNGSTEN AND ANTIMONY
1. Demands for tin, tungsten and antimony metals are forecast as follows:
Unit of calculation: ton
No |
Category |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
1 |
Tin |
2,100 - 2,200 |
3,700 4,000 |
6,800 7,000 |
8,000 9,000 |
2 |
Tungsten |
650 - 700 |
800 - 900 |
930 - 1,000 |
1,100 - 1.200 |
3 |
Antimony |
900- 1,000 |
1,100- 1,300 |
1,700 2,000 |
2,000 - 2,400 |
2. Supply-demand balance:
a/ The balance between production output and domestic consumption, import and export demands for tin bars and products is estimated as follows:
Unit of calculation: ton
No |
Content |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
1 |
Demand for tin (converted into tin bars) |
2,150 |
3,850 |
6,900 |
8,500 |
2 |
Production of tin bars |
2,570 |
3,040 |
3,020 |
3,000 |
3 |
For domestic consumption |
1,170 |
2,040 |
2,520 |
2,500 |
4 |
For export of tin bars |
1,400 |
1,000 |
500 |
500 |
5 |
Import of tin and tin products (converted into tin bars) |
980 |
1,810 |
4.380 |
6,000 |
b/ The balance between production output and domestic consumption, import and export demands for tungsten bars and products is estimated as follows:
Unit of calculation: ton
No |
Content |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
1 |
Demand for tungsten (converted into tungsten metal) |
660 |
850 |
930 |
1,150 |
2 |
Production of pure ores (converted into tungsten metal) |
2,770 |
3,730 |
3,800 |
3,770 |
3 |
For domestic consumption (converted into tungsten metal) |
70 |
160 |
220 |
270 |
4 |
For export of pure ores and products (converted into tungsten metal) |
2,700 |
3.570 |
3,580 |
3,500 |
5 |
Import of tungsten metal and products (converted into tungsten metalj |
590 |
690 |
750 |
880 |
c/ The balance between production output and domestic consumption, import and export demands for antimony bars and products is estimated as follows:
Unit of calculation: ton
No |
Content |
2010 |
2015 |
2020 |
2025 |
1 |
Demand for antimony (converted into antimony bars) |
950 |
1.200 |
1,850 |
2,200 |
2 |
Production of antimony bars and other products (converted into antimony bars) |
1,040 |
1,660 |
1,660 |
1,660 |
3 |
For domestic consumption (converted into antimony bars) |
340 |
460 |
660 |
860 |
4 |
For export of antimony bars |
700 |
1,200 |
1,000 |
800 |
5 |
Import of antimony metal and products (converted into antimony bars) |
610 |
740 |
1,190 |
1,340 |
V. PLANNINGS ON EXPLORATION OF TIN, TUNGSTEN AND ANTIMONY ORES
1. Exploration of tin ores
- To prioritize the exploration of spread and underground ores of tin mines and ore spots in two areas of Pia Oac (Cao Bang province) and Tarn Dao (Tuyen Quang and Thai Nguyen provinces).
- In other ore areas, to prioritize the exploration and additional exploration of potential mines and ore spots at a pace suitable to the planned speed of natural resource exploitation in order to achieve general development objectives of the tin industry.
- During 2007-2015: To implement 17 exploration schemes.
- During 2016-2025: To implement 10 exploration schemes.
The list of major tin ore exploration schemes is specified in Section A1 of the Appendix to this Decision.
- Total investment capital required for tin ore exploration during 2007-2025 will be around VND 235 billion, including VND 100 billion for the 2007-2015 period.
2. Tungsten ore exploration
- From now to 2010, to conduct survey, assessment and exploration of the tungsten ore area in Ho Quang Phin (Ha Giang province); to conduct additional exploration of underground tungsten ores in Thien Ke and Hoi Ke zones in Thien Ke mine (Tuyen Quang province).
- After 2010, to explore tungsten ores mainly in Dak Rmang area, Dak Nong province (after results of survey and assessment of local potential ores are obtained).
- The list of major tungsten ore exploration schemes is specified in Section B of the Appendix to this Decision.
3. Antimony ore exploration
- During 2007-2015: To conduct exploration of the Bo Moi antimony ore spot so as to supply additional mineral materials for the antimony extraction plant in Ha Giang province; to conduct additional exploration in Lang Vai mine, with attention paid to accompanied gold, in order to prepare for the resumption of production in Lang Vai mine and study the possibility of investment in an antimony bar production plant in Chiem Hoa district, Tuyen Quang province.
- During 2016-2025: In addition to the scheme on antimony ore exploration in Duong Huy (Quang Ninh), to plan the exploration of potential ore spots selected from the survey and assessment of antimony ores in the Lo-Gam river belt in Ha Giang province (Yen Minh and Meo Vac) and Cao Bang province, and Nam Chay area in Lao Cai province.
The list of major antimony ore exploration schemes is specified in Section C1 of the Appendix to this Decision.
- Total investment capital required for the exploration of antimony ores during 2007-2025 will be between VND 60-80 billion, including around VND 30 billion for the 2007-2015 period.
VI. PLANNINGS ON TIN ORE EXPLOITATION AND PROCESSING
1. Planning on exploitation and sorting of tin ores
- To step up the exploitation and processing of underground tin ores in order to make up for the decrease in the exploitation and processing of spread tin ores in Pia Oac and Tam Dao areas; to further invest in and renew exploitation and sorting technology so as to ensure the efficiency of exploitation and processing of poor spread tin ores, fine-granule underground tin ores, tin-tungsten ores and tin-lead-zinc-silver ores.
- By 2015, to concentrate on the salvaged exploitation of tin ores in deserted mines and residual ores in Pia Oac and Tam Dao and some other areas.
- To maintain small-scale exploitation suitable to the volume of natural resources and capability of each locality, contributing to satisfying the needs of existing plants and to-be built tin sorting and refining plants.
- In major tin ore areas, to plan the implementation of 17 investment projects on industrial-scale tin ore exploitation and sorting, including 3 on production maintenance and expansion, 14 on building of new mines, and 4-5 to be implemented after 2020.
The list of major investment projects on tin ore exploitation and sorting is specified in Section A2 of the Appendix to this Decision.
2. Planning on sorting of pure tin ores and production of tin bars
By 2015, to complete the phase-I expansion of the class-I tin bar electrolysis line of Nghe Tinh Non-ferrous Metal Company; to build three new plants to sort pure tin ores and produce class-I tin bars in Tuyen Quang, Ha Tinh and Lam Dong provinces, and one class-I tin bar electrolysis line in Nghe An.
The list of major investment projects on sorting of pure tin ores and production of class-I tin bars is specified in Section A3 of the Appendix to this Decision.
3. Total investment capital required for the exploitation and sorting of tin ores and production of tin bars
Total investment capital required for the exploitation and sorting of tin ores and extraction of tin metal during 2007-2025 will be around VND 630 billion, including VND 560 billion for exploitation and sorting and VND 70 billion for intensive processing (sorting of pure tin ores, production of crude and refined tin metal). Particularly for the 2007-2015 period, the required invesnnent capital will be around VND 500 billion.
VII. PLANNING ON EXPLOITATION AND PROCESSING OF TUNGSTEN ORES
- To invest in renovating and expanding the production of Thien Ke mine and develop some more projects on industrial-scale and small-scale tungsten ore exploitation and sorting in order to create jobs and generate mineral material sources for processing establishments.
- To accelerate the implementation of the Nuiphaovica Joint Ventures project on exploitation and processing of polymetalliferous tungsten ores in Nui Phao mine and the Youngsun Tungsten Vietnam Industrial Limited Liability Companys project on building a plant to produce tungsten alloys for export.
The list of major investment projects on tungsten ore exploitation and processing is specified in Section B of the Appendix to this Decision.
- Total investment capital required for tungsten ore exploitation and processing during 2007-2025 will be around VND 5,200 billion (largely for the 2007-2015 period), of which foreign direct investment capital (contributed by Nuiphaovica Joint-Venture and Youngsun Tungsten Vietnam Industrial Limited Liability Company) will be around VND 5,160 billion.
VIII. PLANNING ON EXPLOITATION AND PROCESSING OF ANTIMONY ORES
- To renew the sorting technology for the purpose of raising the recovery rate of antimony and gold in the processing of polymetalliferous ores mingled with tungsten (largely gold ores).
- To step up the exploitation and sorting of antimony ores in Mau Due mine, other mines and ore spots in Ha Giang province in order to satisfy to the utmost the need of the antimony bar production plant in Ha Giang province for pure antimony ores.
- To implement the project on restoration of Lang Vai mine serving the study of and investment in Chiem Hoa antimony bar production plant; the joint-venture project on exploitation and sorting of antimony ores and production of antimony bars in Cam Pha provincial town, Quang Ninh province, which will turn out products by 2010.
The list of major investment projects on exploitation and processing of antimony ores is specified in Section C2 of the Appendix to this Decision.
- Total investment capital required for antimony ore exploitation and processing during 2007-2025 will be around VND 140 billion (largely for the 2007-2015 period), of which foreign direct investment capital will be around VND 42 billion.
IX. TOTAL INVESTMENT CAPITAL REQUIRED FOR THE DEVELOPMENT OF THE INDUSTRY OF EXPLOITATION AND PROCESSING OF TIN, TUNGSTEN AND ANTIMONY ORES DURING 2007-2025
Total investment capital required for the development of Vietnams industry of exploitation and processing of tin. tungsten and antimony ores from now to 2025 is estimated at between VND 6,130 and 6,200 billion, of which foreign direct investment capital will be around VND 5,200 billion.
X. MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES
1. The group of overall solutions and policies
a/ Formulating a national policy on tin, tungsten and antimony mineral resources in order to ensure the sustainable development of the industry of exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores, with the following principal contents:
- Protecting, exploiting and using in an economical and rational manner domestic natural resources.
- Organizing the realization of the guideline on investment cooperation in the exploitation of tin, tungsten and antimony ores with neighboring countries (Laos and Cambodia).
- Encouraging the processing of tin, tungsten and antimony ores into high-quality metals and their alloys to meet domestic consumption and export demands.
b/ Stepping up the equitization of existing companies and establishment of new joint-stock companies in the industry with the participation of scientific and technological research organizations engaged in geology, exploitation and sorting of tin, tungsten and antimony ores and production of tin, tungsten and antimony metals. Encouraging these companies to be listed on the stock market with a view to diversifying forms of ownership and mobilizing various resources at home and abroad for the development of the industry of exploitation and processing of tin. tungsten and antimony ores.
c/ Raising social responsibilities of tin, tungsten and antimony mineral enterprises making contributions to building infrastructure; attracting, training and using local workforce; adopting measures to protect the ecological environment: and actively taking part in improving the social environment.
2. The group of specific solutions and policies
a/ Market solution: Building and developing a domestic tin, tungsten and antimony market operating under the market mechanism and facilitating fair competition and close cooperation in order to ensure sufficient material sources for crude and refinery processing establishments which are operating and under construction or planned for construction; step by step participating in the world market.
b/ Researching, transferring and receiving sciences and technologies:
- Perfecting the technology for complete and closed exploitation and sorting of underground ores from (pit) mining to gravity and floatation sorting. Attaching importance to researching into a technology for the effective treatment of poor (spread and underground) tin ores. The State, scientific and technological enterprises and mineral exploitation and processing enterprises will cooperate in researching into and developing a technological process of extracting tungsten mingled in tin ores, antimony mingled in gold ores, tin-polymetal tlead. zinc, silver) ores.
- Further renewing and improving metallurgical technologies, and unceasingly raising the quality of tin and antimony bars.
- Cooperating with foreign countries in the research and production of tungsten metal, and high-quality tin, tungsten and antimony alloys and intermediary products.
c/ Developing and training human resources: Cooperating with training establishments (vocational schools, colleges and universities) in training and retraining laborers and scientific researchers engaged in mining, mineral sorting and metallurgy suitable to the volumes and characteristics of Vietnams tin, tungsten and antimony minerals. Attaching importance to the training of qualified mineral business leaders and administrators to meet enterprise development requirements in the context of global competition.
d/ Protecting the environment: Mineral exploitation and processing enterprises shall apply all environmental protection measures in the processes of mineral exploration, exploitation and sorting and metallurgy in the direction of applying modern and environmentally friendly technologies; seriously carrying out the restoration of the ground and environment after exploitation.
Ensuring industrial sanitation and labor safety in production. Encouraging research into and application of advanced environmental treatment technologies at all production stages.
e/ Investment capital solution: To mobilize between VND 6,130 and 6,200 billion for the investment in development of Vietnams industry of exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores up to 2025 from the following sources:
- Self-acquired capital of enterprises.
- Budget capital: To be used as investment supports for technical infrastructure works outside the fences of large-scale tin, antimony and tungsten exploitation areas, and invested in training and scientific and technological research activities of institutes and schools in the branch.
- The States investment credit loans: To be provided for investment projects on exploitation and processing of tin and antimony ores and production of tin and antimony bars in localities with difficult or particularly difficult socio-economic conditions under current regulations.
- Domestic and foreign commercial loans.
- Capital provided by financial institutions in the form of hire, hire-purchase or purchase of donors equipment; credits of technology and equipment sellers.
- Foreign investment capital: To set up joint ventures with foreign parties to carry out large-scale tungsten and antimony ore exploitation and processing project.
f/ State management solutions:
- Periodically reviewing, updating and adjusting the planning on development of the industry of exploration, exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores to make it suitable to the national and global socio-economic development.
- Formulating and perfecting a mechanism of management of mineral exploration, exploitation and processing in the direction of vesting powers to a sole body in order to ensure the unified, strict, clear, active and effective management, protection and exploitation of tin, antimony and tungsten ores.
- Periodically improving the work of management of natural resources, making of statistics and reporting on tin, tungsten and antimony mineral activities from the grassroots level to provincial and ministerial levels. Applying handling measures and imposing sanctions against organizations and individuals that fail to fully comply with legal provisions on this work. Intensifying the inspection and examination of mineral activities so as to prevent illegal mineral exploitation and export.
g/ Some other solutions:
- Renovating the procedures for granting mineral activity permits toward convenience and publicity and strict management of mineral activities.
- Revising indicators used in the determination of deposits and forecast of tin, tungsten and antimony ores to suit increasing tin, tungsten and antimony ore and metal prices as well as scientific and technological advances in mineral exploitation and processing.
XI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Ministry of Industry and Trade shall publicize and organize the implementation of the planning, regularly update and adjust the planning and propose mechanisms and policies on sustainable development of the industry of tin, tungsten and antimony ore exploitation and processing to ensure its consistency and conformity with the national socio-economic development and international integration commiunents.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport and the Ministry of Information and Communication shall, within the scope of their respective functions and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, concretizing solutions and policies set forth in this Decision.
3. Provincial/municipal Peoples Committees shall:
- Organize the management and protection of tin, tungsten and antimony ores in their localities: prevent the illegal exploitation and export of these minerals.
- Zone off and approve areas where tin. tungsten and antimony mineral-related activities are banned, temporarily banned or limited.
- Coordinate with state management agencies and enterprises in implementing projects specified in this Decision.
- Elaborate and submit to Peoples Councils of the same level for approval plannings on exploration, exploitation and processing of tin, tungsten and antimony ores falling under their competence and in line with this planning.
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decision.
|
MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE |
APPENDIX
LIST OF SCHEMES ON EXPLORATION AND INVESTMENT PROJECTS ON EXPLOITATION AND PROCESSING OF TIN, TUNGSTEN AND ANTIMONY ORES DURING 2007-2015, WITH A VISION TOWARD 2025
(Promulgated together with the Minister of Industry and Trades Decision No. 05/2008/QD-BTC of March 4, 2008)
AL. SCHEMES ON EXPLORATION OF TIN ORES DURING 2007-2025
No |
Content |
Province, ore area |
Target |
Investment capital (VND billion) |
1 |
Fxploration of spread tin-tungsten ores in Nam Kep |
Can Bang/Pia One |
3,000 tons of SnO2, classes B+C1 |
5 |
2 |
Exploration of underground tin in Ngoi Lem |
Tuyen Quang/Tam Dao |
3,500 tons of Sn, class C1 |
5 |
3 |
Exploration of underground tin in Khuon Phay |
Tuyn Quang/Tam Dao |
2,000 tons of Sn, classes C1+C2 |
3 |
4 |
Exploration of underground tin-bismuth in western Nui Phao |
Thai Nguyen/Tam Dao |
5,000 tons ofSn, classes C1 +C2 |
7 |
5 |
Exploration of underground tin in Thanh Son |
Tuyen Quang/Tam Dao |
600 tons of Sn, classes C1+C2 |
2 |
6 |
Exploration of underground tin-tungsten in Bu Me, phase I |
Thanh Hoa |
6,000 tons of Sn+WO3, classes C1+C2 |
7 |
7 |
Additional exploration of spread tin ores according to the progress of exploitation by Nghe Tinh Non-Ferrous Metal State Company Limited |
Nghe An |
4,000 tons of SnO2, class C1 |
4.2 |
8 |
Exploration of underground tin in Suoi Bac-Suoi Mai, phase II |
Nghe An |
5,000 tons of Sn, classes C1+C2 |
7 |
12 |
Exploration of tin-lead-zinc-silver in Lang Dong |
Nghe An |
3,300 tons of Sn, classes C1+C2 |
7 |
13 |
Exploration of underground tin in Khe Bun/Son Kim |
Ha Tinh |
12,000 tons of Sn. classes C1+C2 |
12 |
14 |
Exploration of tin ores in Sa Vo, Di Linh district |
LamDong-Ninh Thuan |
|
7 |
15 |
Exploration of tin ores in Nui Cao |
Lam Dong-Ninh Thuan |
1,000 tons of Sn, classes C1+C2 |
5 |
16 |
Exploration of tin ores in Dalanky |
Lam Dong-Ninh Thuan |
2,000 ions of Sn, classes C1+C2 |
7 |
17 |
Exploration of tin ores in Tap La |
Lam Dong-Ninh Thuan |
3,000 tons of Sn, classes C1+C2 |
7 |
18 |
Exploration of tin and tin-tungsten ores in Dong Van-Yen Minh |
Ha Giang |
|
20 |
19 |
Exploration of tin ores in Ngan Son district |
Bac Kan/Pia Oac |
|
20 |
20 |
Exploration of tin ores in areas along national highway No. 13As section in Dai Tu district |
Thai Nguyen/Tam Dao |
|
25 |
21 |
Additional exploration of underground tin-tungsten in BuMe. phase II |
Thanh Hoa |
6,000 tons of Sn+WO3, classes C1+C2 |
10 |
22 |
Exploration of underground tin ores in Thuong Xuan district (except for Bu Me mine) |
Thanh Hoa |
|
20 |
23 |
Additional exploration of underground tin in Suoi Bac-Suoi Mai. phase III |
Nghe An |
5,000 tons of Sn, class C1 |
7 |
24 |
Exploration of spread tin ores in Lang Song |
Nglie An |
1,000 tons of SnO2, class C1 |
5 |
25 |
Additional exploration of underground lin-lead-zinc in Ke Tang, phase II |
Nghe An |
5,000 tons of Sn, classes C1 +C2 |
7 |
26 |
Exploration of underground tin ores in Chau Tien commune, Quy Hop district |
Nghe An |
|
15 |
27 |
Exploration of underground tin ores in Gung Re, Di Linh district |
Lam Dong-Ninh Thuan |
|
7 |
A2. PROJECTS ON EXPLOITATION AND SORTING OF TIN ORES FOR PRODUCTION OF TIN BARS DURING 2007-2025
Unit of output: ton of tin in pure ores/year
No |
Content |
Exploitation and soiling scale |
Output |
Investment capital (VND billion) |
Note |
I. |
During 2007-2015 |
||||
1 |
Exploitation and sorting of spread tin ores in Nam Kep (Cao Bang) |
Industrial scale |
118 |
20 |
|
2 |
Exploitation and rough sorting of spread tin ores in Khuon Phay, Ngoi Lem and Khuon The (Tuyen Quang) |
Small |
80 |
|
|
3 |
Exploitation and rough sorting of underground tin Khuon Phay (Tuyen Quang) |
Industrial |
100 |
15 |
|
4 |
Exploitation and rough sorting of underground tin-bismuth ores in western Nui Phao (Thai Nguyen) |
Industrial |
150 |
35 |
Capital also for fine soiling at the tin extraction plant |
5 |
Exploitation and rough sorting of underground tin Ngoi Lem (Tuyen Quang) |
Industrial |
130 |
15 |
|
6 |
Exploitation and rough sorting of underground tin Thanh Son (Tuyen Quang) |
Small |
30 |
7 |
|
7 |
Exploitation and rough sorting of underground tin-tungsten in Bu Me (Thanh Hoa) |
Industrial |
150 |
30 |
Supply of pure ores for tin extraction in Nghe An |
8 |
Maintenance of production in the spread mine in Ban Poong (Nghe An) |
Industrial |
118 |
8 |
Nghe Tinh Non-Ferrous Metal Stale Company Limited is currently conducting the exploitation and sorting |
9 |
Maintenance and expansion of spread ore exploitation in Ban Hat (Nghe An) |
Industrial |
118-197 |
15 |
|
10 |
Exploitation and soiling of spread tin ores in Ban Co (Nghe An) |
Industrial |
79 |
10 |
|
11 |
Exploitation and soiling of spread tin ores in Lien Hop (Nghe An) |
Small |
32 |
3 |
|
12 |
Exploitation and rough sorting of underground tin ores in Suoi Bac-Suoi Mai (Nghe An) |
industrial |
150 |
15 |
|
13 |
Exploitation and rough sorting of underground tin ores in Pan lom-Ca Doi (Nghe An) |
Small |
40 |
7 |
|
14 |
Exploitation and crude and fine sorting of underground tin ores in Ke Tang (Nghe An) |
Industrial |
200 |
40 |
Fine soiling of crude ores of Lang Dong mine |
15 |
Exploitation and rough sorting of underground tin ores in Khe Run/Son Kim (Ha Tinh) |
Industrial |
400 |
30 |
Supply of pure ores for the whole country before 2013. Supply of pure ores for production of class-I tin bars in Lam Dong from 2013 |
16 |
Exploitation and rough sorting of tin ores in Nui Cao (Lam Dong) |
Industrial |
50 |
8 |
|
17 |
Exploitation and rough sorting of tin ores in Datanky (Lam Dong) |
Industrial |
100 |
15 |
|
18 |
Exploitation and rough sorting of tin ores in Tap La (Ninh Thuan) |
Industrial |
70 |
10 |
|
19 |
Exploitation and rough sorting of underground tin ores in Sa Vo and Gung Re (Lam Dong) |
Industrial |
100 |
15 |
|
II. |
During 2016-2025 |
||||
20 |
Maintenance and expansion of spread ore exploitation in Ban Hat (Nghe An) |
Industrial |
236 |
8 |
|
21 |
Exploitation and rough sorting of spread tin ores in Lang Song (Nghe An) |
Small |
32 |
7 |
|
22 |
Exploitation and rough sorting of underground tin ores in Lang Dong (Nghe An) |
Industrial |
120 |
15 |
|
23 |
Four or five projects on medium-scale exploitation and sorting of tin ores (largely underground ores) throughout the country |
Industrial |
600-800 |
80-100 |
|
A3. zPROJECTS ON PRODUCTION OF TIN BARS FROM ORES DURING 2007-2025
Unit of output: ton of tin bars/year
No |
Content |
Province |
Output |
Investment capital (VND billion) |
Note |
1 |
A plant for fine sorting of tin ores and production of class-1 tin bars in Tuyen Quang |
Tuyen Quang |
300 |
15 |
|
2 |
Expansion of the elass-I tin bar electrolysis line of NgheTinh Non-Ferrous Metal Slate Company Limited (additional output) |
Nghe An |
400 |
6 |
Production of crude tin and pure tin ores in Thanh Hoa and Nghe An |
3 |
A class-I tin bar refinery electrolysis plant/line in Nghe An |
Nghe An |
300 |
10 |
|
4 |
A plant for fine sorting of tin ores and production of class-I tin bars in Ha Tinh |
Ha Tinh |
300 |
15 |
|
5 |
A plant for fine sorting of tin ores and production of class-I tin bars in Lam Dong |
Lam Dong |
500 |
25 |
Production of pure ores and crude tin in localities from Quang Nam southward |
B. SCHEMES ON EXPLORATION AND PROJECTS ON EXPLOITATION AND PROCESSING OF TUNGSTEN ORES DURING 2007-2025
No |
Content |
Exploitation and sorting scale |
Target, output |
Investment capital (VND billion) |
Note |
1 |
Survey, assessment and survey of areas of tungsten ores in Ho Quang Phin, Ma Giang province (under Document No. 3513/VPCP-CN of June 25, 2007) |
- |
|
10 |
|
2 |
Exploration of underground tungsten ores in Thien Ke and Hoi Ke areas of Thien Ke mine (Tuyen Quang) |
- |
5.000 (tons of W03, classes CI+C2) |
7 |
|
3 |
Exploration of vonframite in Dak Rmang area (Dak Nong) |
- |
|
15 |
|
4 |
Exploitation and processing of tungstcn-polymctal ores in Nui Phao (Thai Nguyen) |
Industrial |
4,788 |
4,900 |
FDI capital |
5 |
Exploitation and rough sorting of tungsten ores in Xuan Thu mountain (Quang Ngai) |
Small |
30 |
10 |
|
6 |
A project on renovation of Thien Ke mine (Tuyen Quang): exploitation and sorting of underground tungsten ores in Thien Ke and Hoi Ke areas and renewal of sorting technology |
Industrial |
100 |
20 |
|
7 |
Investment in line sorting for WO3 in crude pure ores of the tin and tungsten mine in Bu Me (Thanh Hoa) |
Industrial |
150 |
3 |
|
8 |
Exploitation and sorting of tungsten ores in Ho Quang Phin (and ThangMo) with a suitable exploitation scale (Ha Giang) |
|
|
|
|
9 |
Exploitation and Sorting of tungsten ores in Dak Rmang (Dak Nong) |
|
|
|
|
10 |
Building of a plant to produce tungsten alloys for export in Cam Pha (Quang Ninh) under Youngsun Tungsten Vietnam Co., Ltd., |
- |
3,500 (tons of alloy) |
260 |
FDI capital |
CI. SCHEMES ON EXPLORATION OF ANTIMONY ORES DURING 2007-2025
No |
Content |
Province |
Target |
Investment capital (VND billion) |
1 |
Exploration of antimony ores in Bo Moi |
I la Giang |
1,500 tons of Sb, class C1 |
7 |
2 |
Additional exploration of antimony ores in Lang Vai mine |
Tuyen Quang |
5.000 tons of Sb, classes C1+C2 |
10 |
3 |
Exploration of antimony ores in Duong Huy |
Quang Ninh |
2,000 tons of Sb, classes C1+C2 |
7 |
4 |
Exploration of antimony ores in the structural belt of Lo-Gam rivers |
Ha Giang, Cao Bang |
|
25 |
5 |
Exploration of antimony ores in NamChay area |
Lao Cai |
|
15 |
C2. PROJECTS ON EXPLOITATION AND SORTING OF ANTIMONY ORES AND EXTRACTION OF ANTIMONY METAL FROM ORES DURING 2007-2025
Unit of output: ton of antimony in pure ores/year;* ton of antimony bars/year
No |
Content |
Exploitation and sorting scale |
Output |
Investment capital (VND billion) |
Note |
1 |
Exploitation and rough soiling of antimony ores in Ho Moi (Ha Giang) |
Industrial |
100 |
6 |
|
2 |
Resumption of exploitation and sorting of antimony ores in Lang Vai mine (Chiem Hoa, Tuyen Quang) |
Industrial |
500 |
30 |
With importance attached to recovery of gold |
3 |
Study and investment in building an antimony bar production plant in Chiem Hoa (Chiem Hoa, Tuyen Quang) |
- |
500* |
35 |
|
4 |
Exploitation and fine sorting of antimony ores in western and eastern Khe Chim (Cam Pha, Quang Ninh) |
Industrial |
200 |
42 |
Vietnam-China joint ventures |
Building of an antimony bar production plant in Cam Pha, Quang Ninh |
- |
500* |
|||
5 |
Exploitation and fine sorting of antimony ores in Dong Quang 3 and Dong Quang 2 (Cam Pha. Quang Ninh) |
Industrial |
300 |
25 |
Supply of pure ores for the antimony bar production plant in Cam Pha, Quang Ninh |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây