Nghị quyết 140/NQ-CP thực hiện Nghị quyết về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

thuộc tính Nghị quyết 140/NQ-CP

Nghị quyết 140/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:140/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:02/10/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc top 4 nước dẫn đầu ASEAN

Ngày 02/10/2020, Chính phủ đã ra Nghị quyết 140/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chương trình hành động như sau: Phấn đấu đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến 2030 đạt khoảng 175-195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến 2045 đạt khoảng 320-350 triệu TOE; Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15-20% vào năm 2030, 25-30% vào năm 2045.

Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối an toàn với lưới điện khu vực. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc top 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc top 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Ngoài ra, các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước, bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng; Giảm phát khí thải nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Nghị quyết140/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
________

Số: 140/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

 

 

NGHỊ QUYẾT

Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

__________

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các thành viên Chính phủ.

 

QUYẾT NGHỊ:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đon vị trực thụộc, Công báo;

- Lưu: VT, CN (02).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

 

 
  •  

CHÍNH PHỦ
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

____________

 

Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 55-NQ/TW) đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ngành năng lượng phát triển hài hòa giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại”.

Căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo các ngành, các cấp, người sử dụng lao động, người lao động; đặc biệt là nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng.

2. Xác định toàn diện các nhiệm vụ chủ yếu, cụ thể, khả thi, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 55-NQ/TW.

3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu,quả.

4. Phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể:

- Đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030, trong đó năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 - 195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 320 - 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỷ kWh.

- Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045.

- Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 - 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160 - 190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420 - 460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375 - 410 kgOE/1.000 USD GDP.

- Xây dựng hệ thống điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối an toàn với lưới điện khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN.

- Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) khoảng 8 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỉ m3 vào năm 2045.

- Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

- Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

- Tầm nhìn đến năm 2045: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững

a) Bộ Công Thương

- Về thể chế và cơ chế chính sách chung:

+ Xây dựng đề án và triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia tới năm 2050.

+ Xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Xây dựng và triển khai Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Về dầu khí :

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế chính sách đối với ngành dầu khí để đề xuất với Chính phủ các nội dung sửa đổi phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành dầu khí Việt Nam phát triển từ khâu thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn. Cụ thể:

. Lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí: tích cực nghiên cứu và thăm dò các bể nước nông, các bể trầm tích mới, các dạng dầu khí phi truyền thống (khí than, khí nông, khí đá phiến sét, khí hydrat, ...) để bổ sung trữ lượng phục vụ khai thác lâu dài; nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể để tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước để tìm kiếm, thăm dò và phát triển, khai thác các mỏ dầu khí tại các khu vực truyền thống và tạo cơ chế đặc biệt để tìm kiếm thăm dò khu vực nước sâu, xa bờ và phức tạp; xây dựng, đồng bộ hệ thống hạ tầng dầu khí, đồng thời khuyến khích áp dụng các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu (EOR).

. Lĩnh vực công nghiệp khí: Thúc đẩy các dự án khai thác, vận chuyển khí thiên nhiên (đặc biệt là các dự án trọng điểm nhà nước như Dự án khí Cá Voi Xanh, Lô B, Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2, ...), sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn khí thiên nhiên trong nước; đồng thời thúc đẩy công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống cảng nhập, kho chứa, phân phối LNG để đảm bảo cung cấp đủ khí theo nhu cầu của các hộ tiêu thụ.

. Lĩnh vực lọc hóa dầu: Tập trung nghiên cứu phát triển lĩnh vực hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm dầu khí, tích hợp lọc dầu - hóa dầu để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí. Chỉ đạo các nhà máy lọc hóa dầu trong nước triển khai việc nghiên cứu nâng cấp công nghệ, công suất, đa dạng hóa nguồn và tỷ lệ phối trộn của nguyên liệu đầu vào, thay đổi cơ cấu sản phẩm và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đáp ứng quy định hiện hành trong nước và thế giới.

- Về than: Chủ trì, phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan:

+ Xây dựng mới chiến lược phát triển ngành công nghiệp than gắn với định hướng đầu tư hiệu quả ra nước ngoài và xuất, nhập khẩu than dài hạn hợp lý.

+ Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2016 về việc phê duyệt Quy hoạnh phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

+ Tổ chức thực hiện các giải pháp cụ thể để khai thác, chế biến, sử dụng nguồn than trong nước phù hợp với quy hoạch và chiến lược phát triển ngành than được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác, chế biến than; tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ cơ giới hoá, tự động hoá trong thăm dò, khai thác và chế biến than.

+ Tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu đầu tư lựa chọn công nghệ, lựa chọn phương pháp thăm dò thích hợp để khai thác công nghiệp có hiệu quả Bể than sông Hồng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 74/TTg-CN ngày 19 tháng 9 năm 2018.

+ Chỉ đạo xem xét việc đầu tư một số dự án thử nghiệm khai thác than tại Bể than đồng bằng sông Hồng để làm cơ sở đánh giá, xác định công nghệ khai thác phù hợp; đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng các cảng hiện có, nghiên cứu, đầu tư xây dựng mới các cảng trung chuyển than tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, trung chuyển, cung cấp than theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các cảng biển Việt Nam được duyệt, đảm bảo hiệu quả chung trong việc nhập khẩu, trung chuyển, cung cấp than cho các hộ tiêu thụ (đặc biệt là cho sản xuất điện).

+ Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than và cung cấp than cho sản xuất điện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoà động sản xuất, kinh doanh than.

- Về năng lượng tái tạo:

+ Nghiên cứu, xây dựng Luật về năng lượng tái tạo.

+ Nghiên cứu, quy hoạch một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và các địa phương có lợi thế và cơ chế ưu đãi để thúc đẩy phát triển các trung tâm năng lượng tái tạo.

+ Nghiên cứu công nghệ, xây dựng một số đề án thử nghiệm sản xuất và khuyến khích sử dụng năng lượng hydro phù hợp với xu thế chung của thế giới.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2035, tầm nhìn đến 2050 đồng bộ với Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

- Điều tra, đánh giá, thăm dò xác định trữ lượng và tài nguyên các khoáng sản năng lượng hiện có ở nước ta gồm than đá, than nâu, quặng phóng xạ.

- Nghiên cứu, điều tra, đánh giá xác định tiềm năng tài nguyên các nguồn địa nhiệt, khí đá phiến; thăm dò các khu vực có triển vọng để khai thác, sử dụng.

- Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển năng lượng địa nhiệt, sóng biển, thủy triều, hải lưu; triển khai một số mô hình ứng dụng, tiến hành khai thác thử nghiệm để đánh giá hiệu quả.

c) Bộ Giao thông vận tải

- Phát triển hợp lý giữa các cảng tổng hợp quốc gia, cảng chuyên dùng, các cảng trung chuyển than, đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống; phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình triển khai đầu tư đáp ứng yêu cầu vận hành các trung tâm nhiệt điện.

- Xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ cho các chương trình nâng cấp các bến cảng, đường vận tải chuyên dùng hiện có phục vụ cho ngành năng lượng, với mục tiêu nâng cao năng suất bến cảng; tăng cường phát triển hiện đại hóa, tự động hóa và thân thiện với môi trường đối với các dây chuyền bốc xúc, vận tải, rót than.

- Triển khai các chương trình nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông vận tải tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, áp dụng triệt để tiêu chuẩn khí thải theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghiên cứu rà soát cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý trong lĩnh vực tài chính, nhằm khuyến khích, nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để hiện đại hóa ngành năng lượng trong nước.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án điện trên địa bàn; tham gia xây dựng, góp ý, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo.

- Tuyên truyền vận động nhân dân hạn chế sử dụng than trong sinh hoạt; các đon vị sản xuất kinh doanh chuyển đổi nhiên liệu than trong các khâu sản xuất sang sử dụng nhiên liệu sạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch liên quan của địa phương để tránh chồng lấn với các quy hoạch phát triển phân ngành năng lượng hiện nay và trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa tài nguyên nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển các ngành công nghiệp trong nước.

2. Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

a) Bộ Công Thương

- Về chính sách phát triển ngành điện:

+ Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam cho giai đoạn mới.

+ Xây dựng, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về phương án tái cấu trúc ngành điện phù hợp với các cấp độ thị trường điện, theo nguyên tắc tách bạch chi phí các khâu mang tính độc quyền tự nhiên với các khâu có tính cạnh tranh trong ngành điện.

- Đối với nguồn điện và lưới điện:

+ Tiếp tục phát triển nguồn thủy điện vừa và nhỏ có chọn lọc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; tận dụng thế mạnh của nguồn cung cấp điện từ thủy điện vừa và nhỏ nhằm tăng khả năng cung cấp nguồn điện tại chỗ, góp phần nâng cao tỷ trọng phát triển công nghiệp, kết hợp hỗ trợ nguồn nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt từ các hồ chứa thủy điện đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện lực, đặc biệt là việc đầu tư phát triển thủy điện tại Lào, gắn liền với việc nhập khẩu điện về Việt Nam.

+ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ phù hợp với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.

+ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng tái tạo với mục đích tự dùng (ưu tiên mặt trời áp mái).

+ Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời trên mặt nước.

+ Nghiên cứu đề xuất chính sách phát triển, sản xuất nguồn nhiên liệu Hydro đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và tham gia thị trường năng lượng khu vực và toàn cầu.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách cho phát triển nhiệt điện nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thực hiện các dự án nhiệt điện, góp phần tăng tính cạnh tranh, đa dạng hóa hình thức sở hữu, phương thức kinh doanh trong cung cấp điện.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, các quy định để hỗ trợ cho phát triển nhiệt điện khí, đảm bảo phát triển điện khí phù hợp với tình hình hệ thống điện Việt Nam. Phát triển nhiệt điện khí theo hướng ưu tiên sử dụng nguồn khí trong nước, chú trọng phát triển nhiệt điện khí sử dụng LNG.

+ Phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại như công nghệ siêu tới hạn trở lên; bảo đảm thực hiện đầy đủ pháp luật về an toàn môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng cơ chế cho các nhà máy, cụm nhà máy sử dụng công nghệ hybrid để sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau kết hợp với năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, điện gió thủy điện, nhiệt điện than, biomass, biogas.

+ Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị/công nghệ tích trữ năng lượng tại các khu vực có tiềm năng về năng lượng mặt trời nhưng hạn chế về lưới điện truyền tải nhằm phát huy công suất của hệ thống, tiết kiệm nguồn lực đầu tư và đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.

+ Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động vốn từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển ngành điện từ khâu sản xuất, truyền tải đến phân phối đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường điện, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo; nâng cao khả năng đảm bảo an ninh mạng lưới điện và chất lượng dịch vụ điện.

+ Hiện đại hóa hệ thống điều độ điện, từng bước triển khai áp dụng công nghệ giám sát tự động, thông minh trong hệ thống điện; nghiên cứu ứng dụng truyền tải siêu cao áp, truyền tải một chiều trong ngành điện.

- Về thị trường điện và cơ chế giá điện:

+ Nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định trong Luật Điện lực và các văn bản pháp luật có liên quan về giá điện, điều tiết điện lực, chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện và thị trường điện phù hợp với lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh.

+ Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thay thế Quyết định số 28/2Ọ14/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thú tướng Chính phủ, phù hợp với thực tế sử dụng điện của các đối tượng khách hàng; quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo công tác điều hành giá điện thực hiện đúng cơ chế thị trường.

+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng tiêu thụ điện lớn.

+ Xây dựng cơ chế cho phép phát triển các nhà máy điện sản xuất tại chỗ, tự cung cấp trong các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất v.v...

b) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo, định hướng các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc lĩnh vực năng lượng tập trung, ưu tiên bố trí mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ ngành năng lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia một cách ổn định và bền vững.

- Phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn, Tổng công ty rà soát, nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc loại bỏ các nhà máy cũ có hiệu suất thấp, không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

c) Bộ Tài chính

Rà soát, kiến nghị các cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện.

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về quỹ đất dành cho các dự án điện, các dự án năng lượng tái tạo đảm bảo thực hiện các dự án đúng tiến độ theo quy hoạch đã được duyệt.

đ) Bộ Công an

Nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy theo hướng tự động hóa công tác phòng cháy chữa cháy tại các nhà máy điện, trạm điện.

e) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án điện, đặc biệt là các đường dây và trạm biến áp đấu nối đồng bộ với các nhà máy điện, các dự án điện cấp bách v.v...

- Chỉ đạo các địa phương trong tỉnh/thành phố phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư xử lý các vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Có phương án hỗ trợ bảo vệ thi công hoặc cưỡng chế trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các phương án, giải pháp, biện pháp bảo vệ, đảm bảo an ninh, an toàn cho các công trình điện trên địa bàn.

3. Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả

a) Bộ Công Thương

- Nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan để hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển Lưới điện thông minh và triển khai rộng rãi chương trình Quản lý nhu cầu điện, chương trình điều chỉnh phụ tải điện tại Việt Nam.

- Rà soát, cập nhật và xây dựng định mức hao hụt các nguồn năng lượng như xăng dầu, khí, than trong sản xuất, khai thác, vận chuyển, phân phối. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý cường độ tiêu thụ điện năng, quy chuẩn cho hiệu suất tấm pin mặt trời.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc kèm theo chế tài về sử dụng năng lượng trong các ngành, lĩnh vực có mức tiêu thụ năng lượng cao như ngành (thép, hóa chất, xi măng, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm). Xây dựng Chương trình chuyển đổi thị trường phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao.

- Rà soát, sửa đổi, xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia liên quan đến tái chế, tái sử dụng chất thải trong các khâu khai thác, sản xuất, phân phối sử dụng, tái chế, tái sử dụng và thải bỏ trong lĩnh vực năng lượng.

- Nghiên cứu xây dựng biểu giá điện theo phân ngành công nghiệp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành và lĩnh vực tiêu thụ điện theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm cường độ năng lượng.

b) Bộ Giao thông vận tải

- Xây dựng và triển khai các đề án nâng cao năng lực, hiệu quả trong vận tải; ưu tiên phát triển phương thức vận tải công cộng, vận tải khối lượng lớn, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường; khai thác hợp lý hệ thống vận tải đường sắt, đường thủy, vận tải đa phương thức.

- Xây dựng và áp dụng quy chuẩn về mức tiêu thụ nhiên liệu đối với một số loại phương tiện giao thông vận tải theo điều kiện và khả năng áp dụng từng giai đoạn.

- Thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch (CNG, LPG, LNG, nhiên liệu sinh học, năng lượng điện, năng lượng có tiềm năng khác) thay thế nhiên liệu truyền thống đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.

c) Bộ Xây dựng

- Nghiên cứu xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về tiêu hao năng lượng trong các tòa nhà.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.

- Nghiên cứu xây dựng Kế hoạch hành động của ngành xây dựng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.

- Tiếp tục hướng dẫn triển khai việc thực hiện các quy định của QCVN 09:2017/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

- Từng bước áp dụng các biện pháp khuyến khích và bắt buộc đổi mới công nghệ, thiết bị trong ngành năng lượng cũng như những ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Tuyên truyền, vận động, định hướng doanh nghiệp chuyển đổi thiết bị, công nghệ từ sử dụng năng lượng than sang sử dụng năng lượng sạch.

- Chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, có xét đến năm 2030 và Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 trên địa bàn tỉnh, thành.

4. Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng

a) Bộ Công Thương

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Giai đoạn 2 (2017 - 2022), Giai đoạn 3 (sau năm 2022) lộ trình phát triển Lưới điện thông minh tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 và các nhóm nội dung của Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2018.

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

- Hoàn thiện cơ chế, xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng truyền thông số; hệ thống giám sát, quản lý năng lượng tự động, báo cáo thống kê năng lượng quốc gia phục vụ công tác quản lý, điều hành hiệu quả ngành năng lượng.

- Xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong ngành năng lượng; bảo đảm thực hiện tốt các yêu cầu, chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nội địa hóa đối với các nhà máy điện nói riêng và dự án năng lượng nói chung.

- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch hệ thống đường ống dẫn khí, xăng dầu kết nối các khu vực để đảm bảo an ninh năng lượng và hiệu quả trong vận chuyển, cung cấp khí, xăng dầu đến các hộ tiêu thụ.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, cơ sở pháp lý thúc đẩy thị trường và các mô hình công ty dịch vụ năng lượng.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng xuất, nhập khẩu năng lượng, kết nối khu vực.

5. Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng

a) Bộ Công Thương

- Hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trong việc triển khai thực hiện các dự án năng lượng quan trọng, đặc biệt là các dự án điện cấp bách trong quy hoạch phát triển điện lực.

- Xây dựng cơ chế chính sách để thu hút, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng năng lượng.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan: (i) Đôn đốc việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, bảo đảm vận hành đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển; (ii) Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực năng lượng phát triển.

- Nghiên cứu, triển khai thí điểm cơ chế bán có thời hạn hoặc cho thuê dài hạn đối với nhà máy điện, kho nhiên liệu, nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.

b) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước theo đúng lộ trình đã đặt ra của Chính phủ trên cơ sở phát huy năng lực đổi mới, sáng tạo, tiếp tục đưa các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước giữ các vị trí then chốt của nền kinh tế.

- Định hướng, chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty phát huy tiềm lực, thế mạnh để đảm bảo phát triển và bảo toàn vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với các bộ, ngành rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến môi trường đầu tư, thủ tục đầu tư, thành lập doanh nghiệp, cơ chế đấu thầu nhằm xóa bỏ rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện, phát huy có hiệu quả mô hình hợp tác công tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thức mua lại và sáp nhập đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

d) Bộ Tài chính

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính phục vụ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.

- Phối hợp với các bộ, ngành trong quá trình xây dựng, hoàn thiện đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, chiến lược phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước trong lĩnh vực năng lượng quốc gia.

6. Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa

a) Bộ Công Thương

- Xây dựng cơ chế chính sách phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành.

- Xây dựng các quy định về lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng, từng bước loại bỏ các phương tiện, thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, đồng thời đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy sử dụng phương tiện, thiết bị hiệu suất cao.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất để hoàn thiện khung pháp lý đối với ngành năng lượng, bao gồm: (i) Nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí và các văn bản pháp lý có liên quan nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phù hợp với tình hình mới của ngành dầu khí; (ii) Triển khai xây dựng, hoàn thiện đề án thị trường năng lượng cạnh tranh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, thúc đẩy phát triển ngành năng lượng.

- Xây dựng hướng dẫn về tín dụng xanh cho các dự án năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường

Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, sử dụng mặt nước trong lĩnh vực năng lượng.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Khuyến khích, thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước; khuyến khích các dự án đầu tư năng lượng theo hình thức đối tác công tư

đ) Bộ Tài chính

- Hoàn thiện chính sách tài chính theo hướng khuyến khích, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước; khuyến khích các dự án đầu tư năng lượng theo hình thức đối tác công tư. Hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo.

- Xây dựng cơ sở pháp lý để có thể hình thành và vận hành hiệu quả các quỹ về phát triển năng lượng bền vững, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng xã hội hóa, bảo đảm độc lập về tài chính, không trùng lặp với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước và hạn chế việc làm tăng chi phí hoạt động, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp được giao thực hiện các dự án đầu tư phát triển dự án điện có quy mô lớn, công nghệ hiện đại.

7. Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng

a) Bộ Công Thương

- Phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Tiếp tục triển khai chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm nhằm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng các dự thảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cần thiết, cấp bách cho hoạt động đầu tư xây dựng, thiết kế, vận hành.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan triển khai các nội dung phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng.

b) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Rà soát, sửa đổi và triển khai có hiệu quả Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

- Xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng giai đoạn 2021 -2030.

- Nghiên cứu, xây dựng các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ở phạm vi vùng, địa phương trong lĩnh vực năng lượng, mở rộng mạng lưới kết nối khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

- Nghiên cứu, xây dựng đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Nghiên cứu, xây dựng đề án tăng cường đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo về năng lượng hạt nhân.

- Tổ chức Diễn đàn về chuyển giao công nghệ năng lượng hàng năm, các Hội thảo xúc tiến hợp tác, đầu tư chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng trong khuôn khổ Chương trình kết nối cung cầu công nghệ.

- Tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chứng nhận sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài và tiêu chuẩn riêng trong lĩnh vực năng lượng theo quy định của pháp luật.

c) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường đào tạo đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước, hướng tới xuất khấu.

8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài

a) Bộ Công Thương

- Tăng cường quan hệ quốc tế về năng lượng trong các phân ngành, lĩnh vực phù hợp với xu thế hội nhập.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn song song với khuyến khích đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng ở nước ngoài để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

- Thúc đẩy triển khai chương trình trao đổi điện từ các nước láng giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhập khẩu từ các nhà máy điện hoặc qua lưới điện; nghiên cứu liên kết lưới điện với các nước tiểu vùng Mê Kông để tăng cường đa dạng hóa nguồn năng lượng.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dự án năng lượng ở nước ngoài, trước hết là với các dự án nguồn điện tại một số nước láng giềng để chủ động nhập khẩu điện về Việt Nam.

c) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Thúc đẩy hợp tác với các quốc gia có tiềm năng về nghiên cứu và phát triển năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo; tranh thú hợp tác nâng cao năng lực và tiềm lực khoa học công nghệ đối với cán bộ và tổ chức khoa học và công nghệ đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.

- Tăng cường quan hệ hợp tác trong ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với các tổ chức quốc tế, các quốc gia thông qua hợp tác song phương và đa phương.

9. Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững

a) Bộ Công Thương

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật quy định về kiểm soát phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng; nghiên cứu và đề xuất cơ chế chính sách triển khai việc thu hồi, sử dụng khí CO2.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn, triển khai áp dụng các mô hình sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; áp dụng giải pháp thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các cơ sở, trung tâm phân phôi sản phâm, trung tâm thương mại và siêu thị.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện khung chính sách, xây dựng và bổ sung hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về khí thải và chất thải trong ngành năng lượng.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ từ ngân sách đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Cơ chế sản xuất công nghiệp phát thải thấp và gắn sản xuất công nghiệp với cơ chế nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực công thương để phế thải, phế phẩm và chất thải của sản phẩm này là đầu vào của sản phẩm khác.

- Quy định cơ chế phân định các luồng chất thải và biện pháp quản lý, xử lý tương ứng để một số loại chất thải công nghiệp (tro, xỉ nhà máy nhiệt điện, chất thải trong ngành công nghiệp) có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành sản xuất khác như xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề bảo vệ môi trường nói chung và xử lý hiệu quả các loại chất thải nói riêng.

b) Bộ Tài chính

- Hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

- Xây dựng quy chế tài chính về môi trường, bảo đảm tính đủ các chi phí về môi trường, xã hội trong đâu tư và giá thành sản phâm.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng.

- Xây dựng quy định về lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế.

- Chủ trì rà soát quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh có xem xét đến giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện Chiên lược phát triển năng lượng quốc gia liên quan đến thủy điện, nhiệt điện, điện khí v.v...

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, điều chỉnh và bổ sung Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược biển Việt Nam và các chiến lược khác có liên quan.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Đẩy mạnh triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ liên quan đến tái chế, sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, an toàn môi trường lồng ghép trong các Chương trình khoa học và công nghệ có liên quan.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, tái chế, sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất năng lượng phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.

đ) Bộ Giao thông vận tải

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải đối với phương tiện giao thông vận tải.

10. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển ngành năng lượng

a) Ban cán sự Đảng Chính phủ

- Lãnh đạo xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển ngành năng lượng quốc gia và các chiến lược phát triển các phân ngành năng lượng, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

- Triển khai các cam kết quốc tế trong việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.

b) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội

Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

c) Bộ Công Thương

Xây dựng cơ chế và khung pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia:

- Rà soát chức năng quản lý Nhà nước về năng lượng của các ngành, các cấp và đề xuất với Chính phủ ban hành quy định phân công, phân cấp cụ thể từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực năng lượng phát triển.

- Xem xét, rà soát, tăng cường công tác giám sát việc tuân thủ các luật, quy định về quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia hiện tại.

d) Bộ Nội vụ

Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng quốc gia và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; phân định trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển năng lượng.

đ) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Xác định phát triển năng lượng quốc gia là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt; nghiêm túc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Xây dựng cơ chế và khung pháp lý bảo đảm cho việc tuân thủ quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành và thực thi nghiêm túc các quy định pháp luật về năng lượng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, cả hệ thống chính trị và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành năng lượng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ được phân công trong Chương trình hành động của Chính phủ.

- Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đúng đầu trong việc quản lý ngành năng lượng nói chung và ngành điện lực nói riêng.

- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu nêu trong Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020.

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 và Nghị quyết này.

- Định kỳ ngày 25 tháng 12 hàng năm báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các bộ, ngành, địa phương chủ động đề xuất gửi các bộ chủ trì các nhóm nhiệm vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC đề án, nhiệm vụ triển KHAI THỰC HỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

(Kèm theo Chương trình hành động tại Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)

_______________

 

TT

Nhiệm vụ, Đề án

Sản phẩm chính

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời hạn

I

Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững

1

Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2021

2

Đề án Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2035, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021

3

Đề án Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung cứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021

4

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021

5

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021

6

Nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí

Luật Dầu khí sửa đổi, bổ sung

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021

7

Nghiên cứu, xây dựng Luật về năng lượng tái tạo

Luật về năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2025

8

Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2022

9

Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2022

II

Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1

Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021

2

Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán với mục đích tự dùng

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2022

3

Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2022

4

Đề án tái cấu trúc ngành điện phù hợp với các cấp độ thị trường điện

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021

5

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện khí sinh học

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2022

6

Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2022

7

Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định trong Luật Điện lực

Luật Điện lực sửa đổi, bổ sung

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2022

8

Rà soát, kiến nghị các cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện

Sửa đổi các luật, nghị định và các văn bản pháp luật liên quan

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2025

9

Đề án nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc loại bỏ các nhà máy cũ có hiệu suất thấp, không cải tạo công nghệ để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2023

III

Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng nâng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả

1

Nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Luật sửa đổi

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 -2025

2

Nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích phát triển phương tiện vận tải công cộng, vận tải khối lượng lớn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong giao thông vận tải

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành liên quan

2021 -2025

IV

Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng

1

Đề án nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020-2021

2

Cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường và các mô hình công ty dịch vụ năng lượng

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2025

3

Chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng năng lượng bền vững

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2025

V

Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hóa phát triển năng lượng

1

Cơ chế đặc thù trong đầu tư phát triển các dự án năng lượng

Nghị quyết của Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2021

2

Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc lĩnh vực năng lượng

Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2022

VI

Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa

1

Quy định về lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng

Quy định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 -2025

2

Đề án thị trường năng lượng cạnh tranh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2021

3

Hoàn thiện chính sách thuế khuyến khích sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch

Sửa đổi các Luật, Nghị định và các văn bàn pháp luật liên quan

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành liên quan

2021 -2025

VII

Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng

1

Rà soát, sửa đổi và triển khai Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2022

2

Xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng giai đoạn 2021 - 2030

 

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành liên quan

2021 -2030

3

Nghiên cứu, xây dựng các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ở phạm vi vùng, địa phương trong lĩnh vực năng lượng định hướng phát triển, mở rộng mạng lưới kết nối khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

 

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2021

4

Nghiên cứu, xây dựng đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2022

5

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực năng lượng phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế, có xét đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia liên quan đến việc tái chế, sử dụng chất thải từ quá trình sản xuất năng lượng

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Các bộ, ngành có liên quan (Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thẩm định, công bố)

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2030

VIII

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài

1

Nghiên cứu xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các dự án năng lượng ở nước ngoài

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Công Thương

2021 - 2025

2

Nghiên cứu xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn song song với khuyến khích đầu tư, khai thác tài nguyên năng lượng ở nước ngoài

Quyết định của Thủ tướng

Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2021 - 2025

IX

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững

1

Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, chú trọng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường

Luật bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Công Thương

2021 - 2023

2

Xây dựng quy định về lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của đất nước và cam kết quốc tế

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Công Thương

2021 - 2025

3

Đề án quốc gia về phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành liên quan

2020-2021

4

Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải đối với phương tiện giao thông vận tải

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Bộ Giao thông vận tải

Các bộ, ngành liên quan

2020 - 2030

                   
 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

_______
No. 140/NQ-CP

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

________________________

Hanoi, October 02, 2020


RESOLUTION

Promulgating the Government’s Action Program for implementing the Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Political Bureau regarding orientations of the Vietnamese National Energy Development Strategy through 2030, with a vision towards 2045

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Political Bureau regarding orientations of the National Energy Development Strategy of Vietnam through 2030, with a vision towards 2045;

At the request of Minister of Industry and Trade.

On the basis of voting results of members of the Government.

RESOLUTE:

Article 1.Promulgate in attachment with this Resolution the Government’s Action Program for implementing the Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Political Bureau regarding orientations of the Vietnamese National Energy Development Strategy through 2030, with a vision towards 2045.

Article 2.This Resolution takes effect from the signing date.

Article 3.Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairman of People’s Committee of provinces, cities directly under the Center and relevant agencies, organizations, individuals are responsible for implementing this Resolution./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER


Nguyen Xuan Phuc

 

THE GOVERNMENT

_______

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

________________________


THE GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM

Implementing the Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Political Bureau regarding orientations of the Vietnamese National Energy Development Program until 2030, with a vision until 2045

(In attachment with the Resolution No. 140/NQ-CP dated October 02, 2020 of the Government)

-------------

 

The Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Political Bureau regarding orientations of the Vietnamese National Energy Development Program through 2030, with a vision towards 2045 (hereinafter referred to as Resolution No. 55-NQ/TW) sets out the overall objective: “Ensure national energy security; sufficient and stable energy supply, with high quality at affordable price for fast and sustainable socio-economic development, ensure national defence, security, improve people’s life, contribute to environmental and ecological protection. The energy sector achieves a harmonized development among sub-sectors and synchronous, smart infrastructure which meets advanced level of the ASEAN region. Develop a competitive, transparent, efficient energy market in relevance with the socialist-oriented market economy. Efficiently exploit and use the local energy resource, in combination with reasonable export, import of energy; closely follow energy efficiency. Take the initiative in production of major equipment in the energy subsectors; upgrade, construct advanced, modern transmission and distribution grids”.

Pursuant to steering viewpoints, objectives and main tasks, solutions at the Resolution No. 55-NQ/TW, the Government promulgates the Action Program with the following main contents:

I.  PURPOSES, REQUIREMENTS

1.  Organize to study, communicate thoroughly, and implement the Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 in a serious and efficient manner, make obvious change in perception and action of leadership of sectors, levels, employers, employees; enhance spirit of responsibility for leadership of the energy sector in general and of the electricity sector in particular.

2.  Comprehensively identify specific main, workable tasks, promote sufficient roles and responsibilities of levels, sectors so that the Government and Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committee of provinces, cities directly under the Center consistently direct, organize to successfully implement overall and specific objectives of the Resolution No. 55-NQ/TW.

3.  Base on functions, tasks and practical situation, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies; Chairman of People’s Committee of provinces, cities directly under the Center, heads of public administrative agencies are responsible for organizing to implement tasks, solutions in synchronous, comprehensive manner with specific focus and appropriate roadmap, high determination, huge effort, fierce and efficient actions.

4.  Strive to achieve specific objectives:

-     Fully satisfy the national energy demand to serve objectives of the ten-year socio-economic development strategy for the period of 2021-2030, in which primary energy reaches 175-195 million tons of equivalence (TOE) by 2030, reaches 320-350 million TOE by 2045; total capacity of power sources by 2030 reaches 125-130 GW, power output reaches 550-600 billion kWh.

-     The proportion of renewable energy (RE) sources in the total supply of primary energy reaches 15-20% by 2030; 25-30% by 2045.

-     Total end-use power consumption by 2030 reaches 105-115 million TOE, by 2045 reaches 160-190 million TOE. Primary energy intensity by 2030 reaches 420-460 kgOE/1,000 USD GDP, by 2045 reaches 375-410 kgOE/1,000 USD GDP.

-     Construct a smart, efficient electric system which offers safe connection to the regional grid; ensure safe power supply, meet criterion N-1 for the important load area andN-2 for specially important load area. By 2030, reliability of power supply israted among top four leading countries in the ASEAN region, power access index is rated among top three leading countries in the ASEAN region.

-     Oilfiltrationestablishments meet at least 70% of the national demand; ensure that strategic reserves of oil and petrol meet at least 90 days of net import. It should be qualified to import 8 billion m3of LNG by 2030 and 15 billion m3by 2045.

-     The proportion of energy savings in relation to total end-use power consumption against the BAU scenario reaches 7% by 2030 and 14% by 2045.

-     Greenhouse gas (GHG) emissions from energy activities against the BAU scenario is decreased by 15% in 2030, by 20% in 2045.

-     Vision till 2045: Firmly ensure the national energy security; synchronously establish elements of a competitive, transparent energy market in relevance with the socialist-oriented market economy; sustainable development of energy sub-sectors, energy efficiency, environmental protection and adaptation to climate change; energy infrastructure is developed in a synchronous, modern manner, the connection to regional and international systems is improved; quality of human resource, qualification of science, technology and competency of the energy sector administration meet advanced level of some modern developed industrial countries.

II.  MAIN TASKS, SOLUTIONS

1. Development of primary energy supply sources towards improved

autonomy, diversity, assured efficiency, reliability and sustainability

a) Ministry of Industry and Trade

- Regarding the overall policy mechanism and institution:

+ Develop and implement the National Energy Development Strategy by 2050.

+ Develop and implement the National Energy Master Plan for the period of 2021-2030, with a vision by 2050.

+ Develop and implement the National Power Development Plan for the period of 2021-2030, with a vision by 2045.

- Regarding oil and gas:

+ Assume prime responsibility, coordinate with relevant Ministries, sectors to review legal normative documents, strategies, development plans, and policies, mechanisms for the oil and gas sector with the aim to propose the Government with suitable amendments, which creates the most favourable conditions for the Vietnam Oil and Gas sector to develop from the upstream to midstream to downstream. Specifically:

.For the oil and gas exploration and extraction industry: take the initiative in studying and exploring shallow water areas, new sediment areas, unconventional forms of oil and gas (coal gas, tight gas, shale gas, gas hydrate, etc.) to supplement the reserves for long-term extraction; study, propose specific solutions for further attracting national and international investment funds in searching, exploring and developing, extracting oil and gas mines in conventional areas and create special mechanisms for searching and exploring deep water, offshore and complicated areas; develop, synchronize the oil and gas infrastructure, also incentivize to apply solutions for enhanced oil recovery (EOR).

.For the gas industry: promote projects of natural gas extraction, transport

(with a focus on the state’s key projects such as Ca Voi Xanh Gas Project, Block B, Pipeline Nam Con Son 2, etc.), enhance economic, efficient and reasonable use of domestic national gas sources; also accelerate investment and construction of the infrastructure of import ports, facilities for storage and distribution of LNG to ensure sufficient gas supply in response to demand of households.

.For the petrochemical and oil refinery industry: focus to study and develop the petrochemical and oil refinery, processing of oil and gas products, integrate petrochemicals and oil refinery to add value of gas and oil products. Direct domestic petrochemical and oil refinery plants to study on upgrading technologies, capacity, diversifying sources and mixture proportion of input materials, changing product structure and improving quality standards in accordance with current regulations in Vietnam and the world.

- For the coal industry: Assume prime responsibility, coordinate with Ministries, sectors, localities, relevant agencies:

+ Develop the coal industry development strategy in attachment with orientations of efficient abroad investment and reasonable coal import and export in the long term.

+ Assume prime responsibility, coordinate with relevant Ministries, sectors to implement tasks already assigned by the Prime Minister at Decision No. 403/QD-TTg dated March 14, 2016 approving the Coal Industry Development Plan of Vietnam until 2020, with an outlook till 2030.

+ Organize to implement specificsolutions for extracting, processing, using the domestic coal reserves in line with the coal industry development plans and strategies approved by the Prime Minister and ensure secure, efficient and economic use of national resources; improve coal recovery rate in coal extraction and processing; enhance to study, apply mechanized, automated   technologies in exploration, extraction and processing of coal.

+ Take the initiative in looking for cooperation with national and international organizations, individuals in studying, selecting technologies, methods of exploration for efficient industrial exploitation of Red River coal basin accordingto directions of the Prime Minister at Document No. 74/TTg-CN dated September 19, 2018.

+ Direct, consider investment of some pilot projects for coal extraction at the Red River coal basin to form basis for assessment, identification of suitable extraction technology; make investment in upgrading, rehabilitating, expanding existing ports, study to invest and construct large-scale coal transshipment ports to meet demand of import, transshipment, supply of coal according to specific periods, in alignment with the approved master plan of sea port development in Vietnam, ensure the overall efficiency in import, transshipment, supply of coal for consumer households (especially for power production).

+ Further direct to implement Directive No. 29/CT-TTg dated December 02, 2019 of the Prime Minister regarding enhancing state administration of coal production, trading, and supply for power production; intensify examination, monitoring of coal production and trading.

- Regarding the renewable energy:

+ Study, develop Law on Renewable Energy.

+ Study, make planning of some RE centers in areas and localities which have advantages and develop incentive mechanisms for promoting development of RE centers.

+ Study technologies, develop some pilot projects for producing and incentivizing to use hydrogen energy in line with the general trend of the world.

b) Ministry of Natural Resource and Environment

- Assume prime responsibility, coordinate with relevant Ministries, sectors to accelerate implementation of the geological surveying plan for mineral resources in the period of 2021-2035, with a vision till 2050 in synchronization with the National Energy Master Plan in the period of 2021-2035, with a vision till 2050.

- Investigate, assess, explore, identify the mineral reserves and resources in Vietnam including coal, lignite, atomic ore.

- Study, investigate, assess, identify potentials of geothermal and shale gas resource; explore areas with high potentials for extraction and use.

- Conduct overall study, assessment of potentials and develop orientations of geothermal, sea wave, tidal, sea current energy; implement some applied models, organize pilot exploitation for efficiency assessment.

c) Ministry of Transport

- Develop general, specialized ports, as well as coal transshipment ports in reasonable manner, ensure consistency across the entire system; coordinate with Ministry of Industry and Trade in investment implementation in response to operationrequirements of thermal power centers.

- Develop supportive policies for programs regarding upgrading ports, specialized transport routes in the energy sector, with the aim to improve performance of ports; promote development, modernization, automation and eco-friendliness for lines of coal loading, transporting, pouring.

- Implement study and development programs for energy-efficient, clean-energy and eco-friendly transport systems, fully apply emission standards according to Decision No. 49/2011/QD-TTg dated September 01, 2011 of the Prime Minister regarding the roadmap for application of emission standards for assembled and imported automobiles and motorcycles.

d) Ministry of Science and Technology

- Study and review mechanisms, policies, legal corridors in the finance area, with the aim to incentivize, promote study, transfer, application of scientific and technological advances to modernize the energy sector across the country.

e) People’s Committee of provinces, cities directly under the Center

- Develop mechanisms, create favourable conditions for investors to implement power projects in relevant territories; involve in developing, giving feedbacks, improving breakthrough mechanisms, policies to incentivize and promote strong development of RE sources.

- Communicate, mobilize people to limit use of coal in their living activities; production establishments to change coal in production activities into cleaner fuel, which contributes to reduction of environmental pollution.

- Update, adjust relevant plans of the localities to avoid overlap, duplication with the current energy sub-sector development plans and in the coming time, create favourable conditions to maximally mobilize resources with the aim to ensure the national energy security and develop domestic industries.

2. Fast and sustainable development of the power sector to meet requirements of the country’s industrialization, modernization

a) Ministry of Industry and Trade

-  Regarding the power sector development policy:

+ Develop and implement the Vietnam Power Sector Development Strategy for the new period;

+ Develop, propose the Prime Minister with the power sector restructuring plan in line with levels of power market, following the principle of separating costs of natural monopoly activities from costs of competitive activities in the power sector.

-  For power source and grid:

+ Further develop small and medium-sized hydropower plants which are selectivefor socio-economic development of localities; take advantages of small and medium-sized hydropower sources with the aim to improve capability of onsite power supply, contribute to increased share of industrial development; take advantage of hydropower reservoirs to supply irrigation water for agriculture and domestic water for living activities, especially in remote and ethnic areas. Enhance international cooperation in the power sector, especially make investment for hydropower development in Laos, in attachment with import of power to Vietnam.

+ Study to develop, propose supportive policies and breakthrough mechanisms for developing offshore wind power in line with the implementation of the Vietnam Sea Strategy.

+ Study to develop, propose incentive mechanisms for developing RE-based electricity for self-consumption (with priority for rooftop solar power).

+ Study to develop, propose incentive mechanisms for developing floating solar power.

+ Study to propose policy for development, production of hydro fuel to ensure the national energy security and integrate into the regional and international energy markets.

+ Study to develop mechanisms, policies for development of thermal power with the aim to incentivize all economic sectors to involve in implementing thermal power projects, contribute to improved competitiveness, diversification of forms of ownership, methods of doing business in power supply.

+ Study to develop mechanisms, policies, regulations on development of gas-fired thermal power, ensure development of gas-fired thermal power to be aligned with the Vietnamese power system status. Develop gas-fired thermal power towards giving priority to use of domestic gas sources, attaching importance to development of LNG-fired thermal power.

+ Develop coal-fired thermal power at reasonable level towards giving priority to machine units with large capacity, high performance, modern, advanced technologies such as ultra-supercritical technology; ensure to fully follow law on ecological environment safety, environmental protection.

+ Develop mechanisms for plants, plant clusters which use hybrid technologies to make use of different energy sources in combination with RE such as: solar power, wind power, hydropower, coal-fired thermal power, biomass, biogas.

+ Develop incentive mechanisms, policies for investment and purchase of energy storage equipment/technologies in areas which have potentiality for solar power but are limited to the distribution grid, with the aim to promote capacity of the system, achieve savings of investment resource and ensure security of the power system.

+ Study, improve mechanisms of financing and capital mobilization from economic sectors for investment and development of the power sector from production, transmission to distribution, meet development requirements of the power market, have ability to integrate large amount of RE sources; improve the electricity network security and electricity service quality.

+ Modernize the power dispatch system, gradually apply automated and smart monitoring technology in the power system; study to apply extra-high voltage transmission, one-way transmission in the power sector.

- Regarding the power market and power price mechanism:

+ Study, propose amendments, supplements to improve regulations in Electricity Law and legal documents with regards to power price, electricity regulation, the national program for demand side management, the demand response program, and the power market in alignment with the implementation roadmap of competitive power market.

+ Elaborate and submit to the Prime Minister with the regulation on retail power price structure in replacement of Decision No. 28/2014/QD-TTg dated April 07, 2014 of the Prime Minister, in line with the practice of electricity use of target customers; elaborate regulations on adjusting average retail power price in replacement of Decision No. 24/2017/QD-TTg dated June 30, 2017 of the Prime Minister, ensure that the price regulation and adjustment follows the market mechanism.

+ Develop and improve the direct power purchase agreement mechanism between RE-based power generation entity and major energy users.

+ Develop the mechanism which enables development of self-consumed power plants in industrial zones, clusters, processing zones, etc.

b) Commission for the Management of State Capital at Enterprises (CMSC)

- Coordinate with Ministries, sectors, localities in steering, orienting groups, corporations in the energy sector to gather, prioritize all resources for synchronous investment and development of infrastructure for the energy sector, contribute to ensuring the national energy security in a stable and sustainable manner.

- Coordinate with Ministry ofIndustry and Trade to direct groups, corporations to review, upgrade technologies of existing coal-fired thermal power plants in response to environmental protection requirements or remove old plants with low performance, which fail to satisfy environmental protection requirements.

c) Ministry of Finance

- Review, recommend mechanisms, policies on capital mobilization for investment and development of the power sector.

d) Ministry of Natural Resources and Environment

Provide People’s Committee of provinces, cities directly under the Center with guidelines on land fund dedicated for power projects, RE projects, ensure to implement projects in accordance with expected schedule of the approved plan.

e)  Ministry of Public Security

Review, study to amend, supplement or propose competent agencies to amend, supplement the system of legal documents regarding fire prevention and control towards automation of the fire prevention and control work at power plants, power stations.

f)   People’s Committee of provinces, cities directly under the Center

- Eliminate difficulties, obstacles, simplify administrative procedures in compensation and site clearance for power projects, especially electrical lines and substations which are synchronously connected to power plants, urgent power projects, etc.

- Direct localities in provinces, cities to closely coordinate with investors in addressing obstacles in the site clearance work. Develop plan to support the execution work or to enforce if needed in accordance with law regulations.

- Enhance cooperation between relevant Ministries, sectors, levels, organizations, individuals in implementation of plans, solutions, measures to ensure protection, security for power projects in relevant territories.

3. Restructuring of sectors and areas of energy consumption in parallel with implementation of policies on clean energy and energy efficiency

a) Ministry of Industry and Trade

- Study, review to amend Law on Energy Efficiency.

- Study, develop relevant legal documents to improve mechanisms, policies, legal corridors with the aim to promote development of smart grids and widely implement the demand side management program, demand response program in Vietnam.

- Review, update and develop consumption rate of energy sources such as petrol, oil, gas, coal in production, extraction, transport and distribution. Develop the system of standards, regulations on power consumption intensity management, regulations on capacity of solar modules.

- Develop standards, regulations with compulsory sanctions with regards to energy use in sectors, fields having high energy consumption rate such as steel, chemical, cement, textile, leather shoe, food processing. Develop the program for moving to high-efficiency energy consumption vehicles, equipment.

- Review, amend, supplement national standards, regulations with regards to recycling, reuse of waste in extraction, production, distribution, use, recycling, reuse and disposal in the energy sector.

- Study to develop the electricity tariffs according to industrial sub-sectors to promote structure change of sectors and fields using energy towards improved use efficiency and reduced energy intensity.

b) Ministry of Transport

- Develop and implement projects for building capacity, improving efficiency in the transport sector; give priority to development of public transportation, mass transportation which offers fuel savings and environmental friendliness; reasonably exploit railway, waterway, multimodal transport.

- Develop and apply regulations on fuel consumption rate for some vehicles of transport depending on conditions and applicability in specific periods.

- Promote to apply RE, clean energy (CNG, LPG, LNG, biofuel, power energy, other potential energy) in replacement of traditional fuels for transport vehicles and equipment. Intensify to apply new technologies with the aim to improve energy efficiency for transport vehicles and equipment.

c) Ministry of Construction

- Study to develop technical standards, regulations on energy consumption in buildings.

- Study to develop incentive mechanism for buildings to practise energy efficiency through guiding documents for implementation of Law on amending, supplementing a number of articles of Construction Law.

- Study to develop the Action Plan of the construction sector for implementing the National Program on Energy Efficiency in the period of 2020-2030.

- Further instruct to implement regulations of QCVN 09:2017/BXD the National Technical Regulation on energy-efficient buildings.

d) Ministry of Science and Technology

- Further coordinate with relevant Ministries, sectors and entities to examine, monitor the implementation situation of Decision No. 24/2018/QD-TTg dated May 18, 2018 of the Prime Minister regarding promulgating the list of low-efficiency equipment that has to be discarded and low-efficiency generation units that are prohibited from being built, and the roadmap to implementation thereof.

- Gradually apply incentive andmandatory measures for innovation of technologies, equipment in the energy sector, as well as energy-intensive industries, fields.

e) People’s Committee of provinces, cities directly under the Center

- Communicate, mobilize, orient enterprises to change equipment, technologies from coal-fired to clean fuel-fired.

- Direct to effectively implement the National Program on Demand Side Management for the period 2018-2020, with a vision by 2030 and the National Programon Energy Efficiency for the period 2019-2030 in relevant provinces, cities.

4. Regional-connected, sustainable energy infrastructure development; enhanced internal force of the manufacturing, service industry in service of the energy sector

a) Ministry of Industry and Trade

- Further implement Phase 2 (2017-2022), Phase 3 (after 2020) of the smart grid development roadmap in Vietnam which is approved by the Prime Minister at Decision No. 1670/QD-TTg dated November 08, 2012 and content groups of the National Program on Demand Side Management for the period of 2018-2020, with orientation by 2030, which are approved by the Prime Minister at Decision No. 279/QD-TTg dated March 08, 2018.

- Further implement the target program on power supply for rural, mountainous, island areas in the period of 2021-2025.

- Improve mechanisms, develop database, digital communication infrastructure; the automated energy monitoring, management system, national energy statistics report in service of efficient management, administration of the energy sector.

- Develop and implement incentive mechanisms, policies to increase proportion of local content in the energy sector; ensure efficient implementation of specific requirements, norms regarding local contents for power plants in particular and energy projects in general.

- Study, develop the planning of gas and petrol pipelines with cross-regional connection to ensure energy security and efficiency in transport, supply of gas, petrol for consumer households.

- Develop and improve mechanisms, policies, legal bases for promoting the market and energy service company models.

b) Ministry of Planning and Investment

Develop policies on giving priority to investment, development of sustainable energy infrastructure; attach importance to constructing infrastructure of energy import, export, regional connection.

5. Restructuring, reform and improved performance of state-owned enterprises in the energy sector; incentivizing the private sector to involve in socialization of energy development

a) Ministry of Industry and Trade

- Finalize and submit to the Government for promulgating particular mechanism, policy in implementation of important energy projects, especially urgent power projects in the power development plan.

- Develop mechanisms, policies to attract, mobilize social resources to take part in making investment in energy infrastructure projects.

- Coordinate with relevant Ministries, sectors: (i) urge to implement restructuring of energy enterprises, ensure adequate and proper operation of the market mechanism, in line with development trends; (ii) review, propose mechanisms to attract, create favourable conditions for enterprises of all economic sectors to involve in energy development.

- Study, implement pilot mechanism of time-bound selling or long-term leasing for power plant, fuel storage facilities, oil filtration plant owned by state-owned enterprises.

b) Commission for the Management of State Capital at Enterprises (CMSC)

- Coordinate with Ministries, sectors, localities to further promote restructuring, reform of state-owned enterprises according to the roadmap set out by the Government on the basis of promoting capacity of innovation, creativity, giving state groups, corporations with key positions of the economy.

- Orient, direct groups, corporations to promote their potentials, strengths to ensure development and conservation of the state capital invested in enterprises.

c) Ministry of Planning and Investment

- Coordinate with Ministries, sectors to review legal documents with regards to investment environment, procedures, enterprise establishment, bidding mechanism with the aim to remove barriers and attract, incentivize the private sector to involve in investment, accelerate power projects, effectively apply the PPP model in investment of infrastructure, acquisition and merger for national and international investors.

- Further implement tasks at the Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 of the Political Bureau regarding improving institutions, policies, quality, efficiency of foreign investment cooperation until 2030.

d) Ministry of Finance

- Further improve financial mechanisms, policies for purpose of restructuring of state-owned enterprises.

- Coordinate with Ministries, sectors in developing, finalizing the project of restructuring of state-owned enterprises, development strategies of the state-owned economic groups in the field of national energy.

6. Reform of mechanisms, policies, development of a synchronous, connected, modern, efficient energy market in line with socialist orientations

a) Ministry of Industry and Trade

- Develop mechanisms, policies on development of a synchronous, connected energy market among sectors, sub-sectors.

- Develop regulations on the technological innovation roadmap in the energy sector, gradually remove out-of-date, low-efficiency vehicles, technologies, also propose incentive mechanisms, policies for high-efficiency vehicles, technologies.

- Assume prime responsibility, coordinate with relevant Ministries, sectors to review legal documents, give recommendations to improve the legal framework for the energy sector, including: (i) Study, propose amendments, supplements of Petroleum Law and relevant legal documents with the aim to improve effectiveness, efficiency of management and respond to new situation of the petroleum industry; (ii) Develop, finalize the project of competitive energy market through 2030, with a vision towards 2045.

b) State Bank of Vietnam

-  Administer the active, flexible, precautious monetary policy in synchronous coordination with fiscal policy and other macro policies with the aim to curb inflation, stabilize the macro economy, support economic growth according to specific objectives, stabilize monetary and foreign exchange market, promote development of the energy sector.

-  Develop guidelines on green credit for green energy, RE projects.

c) Ministry of Natural Resources and Environment

Review, adjust and improve policies on land, site clearance and compensation, use of water surface in the energy sector.

d)   Ministry of Planning and Investment

Incentivize, attract private investment capital sources; incentivize energy investment projects under PPP form.

e)    Ministry of Finance

- Improve financial policies towards incentivizing, attracting private investment capital sources, incentivizing energy investment projects under PPP form. Improve tax policies to incentivize production, use of clean, renewable energy.

- Develop legal basis for effectively establishing and operating funds for sustainable energy development, enhanced energy efficiency towards socialization, financial independence, not duplication with revenues, spending tasks of the state budget and reduced costs of operation, production and business for enterprises, production and business establishments.

- Study the mechanism of Government support and guarantee for enterprises which are assigned for implementation of power development and investment projects with large scale and modern technologies.

7. Scientific – technological development, training of high-quality human resource for the energy sector

a) Ministry of Industry and Trade

- Coordinate with relevant entities to study incentive mechanisms for enterprises engaging in the energy sector to enhance investment in research and development. Further implement the focal scientific and technological program with the aim to study, apply and develop technologies.

- Coordinate with relevant entities to elaborate draft national technical standards, regulations which are urgent, necessary for construction, design and operation.

- Assume prime responsibility, coordinate with relevant Ministries, sectors to implement contents of scientific, technological development and training of high-quality human resource for the energy sector.

b) Ministry of Science and Technology

- Effectively review, revise and implement Decision No. 24/2018/QD-TTg dated May 18, 2018 of the Prime Minister regarding promulgating the list of low-efficiency equipment that has to be discarded and low-efficiency generation units that are prohibited from being built, and the roadmap to implementation thereof.  - Develop and implement the focal scientific and technological program at the national level with regards to research, application and development of energy technologies in the period of 2021-2030.

- Study, develop start-up support centers in the relevant regions, localities in the energy sector, expand the national start-up network.

- Study, develop the project for improving the system of national technical standards, regulations according to orientations of the Vietnamese National Energy Development Strategy through 2030, with a vision towards 2045.

- Study, develop the project for enhancing training and efficient use of qualified human resource in the field of nuclear energy.

- Organize annual platforms for energy technology transfer, workshops for promoting cooperation, investment in energy technology transfer in the framework of technological supply – demand matching program.

- Organize, support enterprises in certification for conformity with national, regional, international standards, as well as foreign standards and specialized standards in the field of energy according to law regulations.

c) Ministry of Education and Training, Ministry of Labour, Invalids and

Social Affairs

Enhance training of engineers, technical workers, professional staff in response to domestic demand and export for qualified workforce.

8. Enhancement of international cooperation; active, proactive development of strategic partnerships to implement long-term energy import objectives and abroad investment in energy resource

a) Ministry of Industry and Trade

- Enhance international relationship for energy in appropriate industries, fields following the integration trend.

- Study, develop the long-term energy import strategy, in combination with incentivization for abroad energy resource exploitation and investment to contribute to the national energy security.

- Promote the power exchange program from neighbouring countries of Laos, Cambodia and China. Study, implement technical solutions for power import from power plants or grids; study to connect grids to Mekong Subregion countries with the aim to diversify energy sources.

b) Ministry of Planning and Investment

Study, develop supportive mechanism for Vietnamese enterprises to make investment in energy projects in foreign countries, with a focus on power projects at some neighbouring countries to take the initiative in power import to Vietnam.

c)  Ministry of Science and Technology

- Promote cooperation with countries which have potentials for energy research and development, especially RE; enhance cooperation in building scientific and technological capacities and potentialities for scientific and technological staff and organizations, especially in the field of energy.

- Enhance cooperation in application of atomic energy for purpose of peace with international organizations, countries through bilateral and multilateral cooperation.

9. Implementation of environmental protection policies for the energy sector in attachment with objectives of reduced GHG emissions, promoted circular economy and sustainable development.

a) Ministry of Industry and Trade

- Develop and improve mechanisms, policies, laws, regulations on control of GHG emissions in the energy field; study and propose mechanisms, policies for recovery and use of CO2.

- Develop manuals, handbooks, apply models of using eco-friendly materials and products; reduce, collect, reuse waste; apply eco-friendly, energy-efficient solutions at distribution outlets, commercial centers and supermarkets.

- Coordinate with relevant entities to improve policy framework, develop and supplement the system of national technical standards, regulations with regards to emissions and waste in the energy sector.

- Improve mechanisms, policieson funding from the state budget for production, business investment projects which use clean, eco-friendly technologies. Promote the mechanism for low-emissions industrial production and attach industrial production to the circular economy in the field of industry and trade, so that waste of one product can be used as input materials for other products.

- Stipulate the mechanism for classifying sources of waste and develop suitable waste management, treatment measures so that some industrial waste (ash of thermal power plant, waste from industries) can be used as input materials for other production industries such as cement, construction material, fertilizer.

- Study, develop development policy for environmental industry and service, create legal basis for developing environmental protection occupations in general and efficiently treating waste in particular.

b) Ministry of Finance

- Improve tax policy to incentivize production of renewable, clean energy.

- Develop environmentally financial regulation, ensure adequate calculation of environmental, social costs in investment and cost price.

c) Ministry of Natural Resource and Environment

- Develop incentive mechanisms, policies for development of environmental industry in attachment with the energy sector.

- Develop regulation on roadmap, method of GHG emissions reduction in relevance with the national conditions and international commitments.

- Assume prime responsibility for reviewing the master plan for cross-provincial river basins, water sources with consideration of specific solutions, tasks to implement the National Energy Development Strategy with regards to hydropower, thermal power, gas-fired power, etc.

- Coordinate with relevant Ministries, sectors to review, amend and supplement the National Climate Change Strategy, the Vietnam Sea Strategy, and other relevant strategies.

d) Ministry of Science and Technology

- Promote implementation of technological research, application with regards to recycle, reuse of waste from production process and energy use following technical, environmental safety requirements set out in relevant scientific and technological programs.

- Review, amend, supplement national standards, technical regulations with regards to energy, recycle, reuse of waste from the power production process in accordance with international regulations and standards.

e) Ministry of Transport

Develop, improve mechanisms, policies, and the system of national technical standards, regulations with regards to fuel consumption rate and emissions for vehicles of transport.

10. Enhanced leadership of the Party; improved efficiency and effectiveness of the state management; enhanced right to mastery of citizens and role of Fatherland Front of Vietnam, socio-political organizations in development of the energy sector

a) Government’s Party Civil Affairs Committee

-  Direct to develop and implement the National Energy Development Strategy and development strategies of energy sub-sectors, the National Energy Master Plan, the National Power Development Plan.

-  Implement international commitments in research and application of nuclear energy for purpose of peace.

b) Fatherland Front of Vietnam, socio-political organizations

Develop Resolution implementation monitoring programs, plans.

c) Ministry of Industry and Trade

Develop mechanism and legal framework for implementation of the National Energy Development Plan:

- Review the function of state management of energy for all sectors and levels and propose the Government to promulgate the regulation on assignment, decentralization from central to local levels, ensure efficiency, effectiveness, create favourable conditions for development of enterprises of all economic sectors in the energy field.

- Review, consider, enhance monitoring of compliance with laws, regulations on the national energy development plan.

d)   Ministry of Home Affairs

Coordinate with state management agencies in the field of national energy and relevant agencies to review, improve the state management model in the field of energy; allocate responsibilities, powers, identify cooperative mechanism between central and local levels, among state management agencies in energy development.

e)    People’s Committee of provinces, cities directly under the Center

-  Identify national energy development as an important and cross-cutting task which requires serious leadership, direction, and implementation organization. Develop mechanism and legal framework to ensure compliance with the national energy development plan.

-  Promote communication, dissemination of legal documents, raise awareness of compliance and implementation of law regulations on energy.

-  Enhance communication, raise awareness of all levels of party committee, the entire political system and people with regards to role, position and importance of the energy sector.

III.  IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1.Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People’s Committee of provinces, cities directly under the Center base on their assigned functions, tasks to:

-  Organize to implement the assigned tasks in the Government’s Action Program.

-  Raise responsibility spirit of leadership in management of the energy sector in general and the power sector in particular.

-  Well implement communication, information via the mass medium in suitable forms with the aim to raise awareness, promote responsibility spirit of leadership, enhance efforts of sectors, levels and people in successfully implementing objectives stated in the Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020.

-  Synchronously, effectively implement tasks stated in the Resolution No. 55NQ/TW dated February 11, 2020 and this Resolution.

-  On every December 25th, report to the Government and the Prime Minister on the implementation situation of relevant tasks.

2.During the implementation process, if deemed necessary to amend, supplement, Ministries, sectors, localities take the initiative in submitting to relevant Ministries for synthesis, report to the Government for further consideration and decision./.

 

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 140/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất