Quyết định 23/12/1998 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Cục Đường bộ Việt Nam

thuộc tính Quyết định 3525/1998/QĐ-BGTVT

Quyết định 23/12/1998 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Cục Đường bộ Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3525/1998/QĐ-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Ngọc Hoàn
Ngày ban hành:23/12/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 3525/1998/QĐ-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 3525/1998/QĐ-BGTVT NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định 07/CP ngày 30/01/1993 của Chính phủ về việc thành lập Cục Đường bộ Việt Nam, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ văn bản số 2891/VPCP-KTN ngày 28/7/1998 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ Giao thông vận tải ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường sông Việt Nam;

Nhằm cụ thể hoá về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Lao động.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản "Điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Cục Đường bộ Việt Nam".

 

Điều 2:

1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện, Cục Đường bộ Việt Nam cần tổng kết rút kinh nghiệm, đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo cơ chế quản lý ngành đường bộ có hiệu lực trong phạm vi cả nước, để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính thức.

 

Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, các Vụ trưởng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ căn cứ phạm vị trách nhiệm của mình, thi hành Quyết định này.


ĐIỀU LỆ

TẠM THỜI CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3525/1998/QĐ-BGTVT
ngày 23/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 30/01/1998 của Chính phủ.

Tên giao dịch Quốc tế viết bằng tiếng Anh: VIETNAM ROAD ADMINISTRATION.

Viết tắt là: VRA.

Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về giao thông và vận tải đường bộ trong phạm vị cả nước.

 

Điều 2: Cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có Trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.

 

CHƯƠNG II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

 

Điều 3: Về lĩnh vực Pháp luật:

1. Xây dựng và tham gia xây dựng các dự án luật, các văn bản dưới luật, các cơ chế chính sách thuộc chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền.

2. Tham gia hoặc trực tiếp soạn thảo, đàm phán (theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải), kiến nghị về việc ký kết, sửa đổi, gia hạn, bãi bỏ những điều ước Quốc tế mà phía Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia về giao thông vận tải đường bộ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

3. Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước. Kiến nghị với Bộ truởng Bộ Giao thông vận tải về các vấn đề có liên quan tới quản lý giao thông và vận tải đường bộ, để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ ban hành.

4. Tham gia với các cơ quan có liên quan về việc tuyên truyền, giáo dục Pháp luật đối với viên chức và lao động thuộc ngành giao thông vận tải đường bộ và tuyên truyền Pháp luật giao thông vận tải đường bộ đối với toàn xã hội.

5. Tham gia xem xét, đề xuất biện pháp giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp pháp lý quốc tế trong phạm vi hoạt động giao thông vận tải đường bộ.

 

Điều 4: Về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển:

1. Căn cứ vào phương hướng chiến lược, kế hoạch phát tiển kinh tế xã hội của nhà nước để xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về phát triển giao thông và vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước, để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ phê duyệt.

Hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật, nghiệp vụ cho các địa phương về quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải địa phương.

2. Trực tiếp quản lý vốn bảo trì sửa chữa các quốc lộ, quản lý các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Chính phủ và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Tham gia ý kiến với các tổ chức và cơ quan có liên quan xây dựng các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư về lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.

4. Giao chỉ tiêu kế hoạch (hoặc đơn đặt hàng) bảo trì, sửa chữa các quốc lộ cho các đơn vị trực thuộc và các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) được uỷ thác quản lý quốc lộ.

5. Hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc và các Sở Giao thông vận tải hoặc Giao thông công chính (phần kế hoạch đặt hàng hay uỷ thác) trong việc quản lý, bảo trì đường bộ và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

 

Điều 5: Về lĩnh vực quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ:

1. Tổ chức quản lý quy hoạch, kế hoạch sửa chữa hệ thống đường bộ.

2. Tổ chức và chỉ đạo quản lý, bảo trì, khai thác cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ đảm bảo an toàn và khai thác hiệu quả đối với hệ thống quốc lộ theo phân cấp. Hướng dẫn các sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) thực hiện các chế độ, quy trình, quy phạm quản lý và khai thác hệ thống đường bộ địa phương.

3. Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương và các ngành có liên quan trong việc quản lý và bảo vệ các công trình giao thông đường bộ theo quy định của Pháp luật (kể cả hành lang bảo về an toàn công trình giao thông đường bộ).

4. Tổ chức công tác bảo đảm giao thông thông suốt, đồng thời hỗ trợ các địa phương đảm bảo giao thông khi có thiên tai, địch hoạ xảy ra.

5. Cung cấp các loại bản đồ, tài liệu và thông tin giao thông vận tải đường bộ cho các đơn vị có liên quan theo quy định.

 

Điều 6: Về lĩnh vực vận tải, phương tiện cơ giới đường bộ và người lái xe:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách về vận tải và phương tiện cơ giới đường bộ, để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền. Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện.

2. Tham gia xây dựng hoặc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật về phương tiện cơ giới đường bộ, bao gồm các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu và khai thác phương tiện (kể cả phương tiện cơ giới đường bộ đã qua sử dụng) để Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải ban hành theo thẩm quyền; Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện.

3. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giá cước vận tải, bốc xếp, dịch vụ vận tải theo thẩm quyền đối với các thành phần kinh tế hoạt động vận tải đường bộ.

4. Nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo hộ đối với ngành vận tải đường bộ để Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ quyết định.

5. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc đăng ký hành chính, lập sổ đăng bạ xe vận tải, xe chuyên dùng. Tổ chức đăng ký hành chính phương tiện thi công cơ giới đường bộ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam)

6. Quản lý tổ chức công tác vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước và liên vận quốc tế. Cấp, thu hồi giấy phép hành nghề vận tải đường bộ của các tổ chức và cá nhân trong phạm vi toàn quốc theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

7. Quản lý công tác bảo dưỡng, sửa chữa, hoán cải ô tô trong phạm vi toàn quốc; cấp và thu hồi giấy phép bảo dưỡng, sửa chữa và cải tạo ô tô.

8. Xét duyệt hoặc chủ trì xét duyệt thiết kế cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ và tham gia hội đồng nghiệm thu chất lượng kỹ thuật về sản xuất, cải tạo phương tiện cơ giới đường bộ.

9. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe trong phạm vi toàn quốc. Tổ chức sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cho các đối tượng theo phân công của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

 

Điều 7: Về lĩnh vực an toàn giao thông vận tải:

1. Xây dựng các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và vận tải đường bộ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Cục Đường bộ Việt nam hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra thực hiện.

2. Tổ chức, chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi toàn quốc. Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với những vi phạm về an toàn giao thông, bảo vệ công trình giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị.

3. Tham gia với các cơ quan có thẩm quyền trong việc quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; các quy định về kiểm tra dịch bệnh, cháy, nổ, ô nhiễm môi trường,... trên các phương tiện vận tải đường bộ.

4. Tham gia với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phân tích nguyên nhân những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

5. Tham gia Ban thường trực Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia.

6. Tổ chức nghiên cứu, lưu giữ và tuyên truyền thông tin về an toàn giao thông vận tải đường bộ.

 

Điều 8. Về lĩnh vực kinh tế tài chính:

1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chính sách, chế độ tài chính, kế toán, thống kê; phối hợp với các cơ quan có liên quan, hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải (giao thông công chính) được uỷ thác sử dụng vốn đường bộ theo quy định của Nhà nước và của Bộ Giao thông vận tải.

2. Chỉ đạo, tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với tính chất của từng loại hình doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp của Cục; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ về công tác tài chính kế toán cho phù hợp với đặc thù của ngành.

3. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch thu chi tài chính (kể cả thu chi ngoại tệ), tổng hợp trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Giao và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch thu chi tài chính theo quy định của nhà nước và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải.

4. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, kinh phí được giao theo quy định và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải.

5. Xây dựng các chế độ thu phí cầu, đường, cước phà, lệ phí cấp các loại chứng chỉ và tài liệu về vận tải và giao thông đường bộ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; theo phân cấp của Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch thu chi tài chính và tổ chức, chỉ đạo việc thu phí, lệ phí đường bộ và các khoản thu khác phát sinh, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện chế độ thu nộp ngân sách.

6. Xây dựng khung giá cước vận tải, xếp dỡ, dịch vụ vận tải đường bộ trình cơ quan có thẩm quyền công bố, hoặc công bố theo thẩm quyền.

7. Duyệt quyết toán và tổng hợp quyết toán tài chính thuộc phần ngân sách Nhà nước cấp về sự nghiệp đường bộ theo phân cấp của Bộ Giao thông vận tải, trình Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính phê duyệt. Phối hợp với cơ quan Tài chính quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức kiểm tra, phê duyệt báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp thuộc Cục và báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

8. Tổ chức thực hiện các quy định có liên quan về quản lý vốn đầu tư khi Cục được Chính phủ hoặc Bộ Giao thông vận tải giao là chủ đầu tư các dự án phát triển giao thông, vận tải đường bộ.

9. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định.

 

Điều 9. Về lĩnh vực khoa học công nghệ:

1. Xây dựng và tham gia xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện.

2. Tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ quản lý trong ngành giao thông vận tải đường bộ.

3. Thực hiện chức năng Hội đồng khoa học công nghệ cấp ngành.

4. Hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ trong và ngoài nước để nghiên cứu các đề án phát triển ngành giao thông vận tải; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ.

5. Tổ chức thông tin khoa học công nghệ về giao thông vận tải đường bộ.

 

Điều 10. Về lĩnh vực quan hệ quốc tế:

1. Xây dựng phương hướng, kế hoạch hợp tác quốc tế, đàm phán, soạn thảo văn bản về quan hệ hợp tác với các nước về giao thông vận tải đường bộ, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc Bộ trưởng trình Chính phủ phê duyệt.

2. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong việc tham gia (hoặc không tham gia) với các tổ chức quốc tế về giao thông vận tải đường bộ; theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, được quan hệ với các tổ chức giao thông vận tải đường bộ quốc tế.

3. Quản lý các dự án do quốc tế tài trợ cho ngành giao thông vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ Giao Thông vận tải. Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép hợp tác đầu tư nước ngoài và quản lý các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.

 

Điều 11. Về lĩnh vực tổ chức, cán bộ và lao động:

1. Lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ công chức, viên chức và lao động thuộc Cục Đường bộ Việt Nam để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thực hiện.

2. Xây dựng các chức danh tiêu chuẩn công chức và viên chức, định mức lao động và chế độ lao động đặc thù thuộc chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, Cục hướng dẫn tổ chức và kiểm tra thực hiện.

3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra các đơn vị thuộc cục đường bộ Việt Nam và tham gia cùng các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra các đơn vị trong ngành giao thông vận tải đường bộ thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm, bảo hộ lao động chuyên ngành.

4. Quản lý tổ chức, định biên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh lãnh đạo do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý.

Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam được bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh còn lại thuộc quyền quản lý trực tiếp của Cục theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

5. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công nhân viên chức chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

6. Chỉ đạo và tham gia với các cấp có thẩm quyền triển khai công tác bảo vệ chính trị nội bộ tại các đơn vị thuộc Cục Đường bộ Việt Nam quản lý.

7. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thành lập, giải thể, sắp xếp lại các tổ chức sự nghiệp, các doanh gnhiệp trực thuộc Cục theo quy định của Chính phủ.

 

Điều 12. Về lĩnh vực thanh tra Nhà nước:

1. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong phạm vị quyền quản lý nhà nước trực tiếp của Cục Đường bộ Việt Nam; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo pháp lệnh khiếu nại tố cáo và quy chế hoạt động của thanh tra Bộ Giao thông Vận tải.

2. Tổng hợp hoạt động công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vị quản lý trực tiếp của Cục để báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

 

Điều 13. Tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam bao gồm:

1. Các cơ quan giúp việc Cục trưởng: Văn phòng, các ban tham mưu và các tổ chức tương đương,

2. Các khu quản lý đường bộ,

3. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục (trường, ban quản lý dự án, tổ chức y tế,...),

4. Các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc.

Việc thành lập, sát nhập, sắp xếp lại, giải thể các khu quản lý đường bộ, các đơn vị sự nghiệp (trường, ban quản lý dự án, tổ chức y tế,...), các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục, do Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định theo thẩm quyền, hoặc Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 14. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thẩm duyệt và Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam do Cục trưởng đề nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm sau khi có trao đổi với Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Cục trưởng là người đứng đầu và lãnh đạo Cục theo chế độ thủ trưởng; các Phó Cục trưởng giúp việc Cục trưởng đảm nhiệm phần công việc quản lý Nhà nước theo sự phân công của Cục trưởng. Khi Cục trưởng vắng mặt có một Phó Cục trưởng được uỷ quyền thay mặt.

 

CHƯƠNG IV
MỐI QUAN HỆ GIỮA CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN VÀ CÁC CƠ QUAN GIÚP VIỆC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Điều 15. Cục Đường bộ Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những lĩnh vực có liên quan

 

Điều 16. Theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam được quyền quan hệ trực tiếp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các địa phương để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

 

Điều 17.

1. Cục Đường bộ Việt Nam chịu sự hướng dẫn và kiểm tra nghiệp vụ quản lý của các cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Cục Đường bộ Việt Nam có quan hệ phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan khác có liên quan trong việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng, kiểm tra và thanh tra hệ thống công trình giao thông, nhằm đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.

3. Cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn và phối hợp với các Sở Giao thông vận tải (Giao thông công chính) trong việc quy hoạch phát triển và tổ chức quản lý giao thông vận tải đường bộ địa phương; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ ở địa phương theo thẩm quyền.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 18. Điều lệ này có hiệu lực theo quyết định ban hành, các quy định trước đây trái với Điều lệ này đếu bãi bỏ.

 

Điều 19. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan thực hiện bản Điều lệ này đảm bảo cơ chế quản lý chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ có hiệu lực trong phạm vi cả nước.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 3525/1998/QD-BGTVT
Hanoi, December 23, 1998
 
DECISION
TO ISSUE THE PROVISIONAL REGULATION ON THE ORGANIZATION AND OPERATIONS OF THE VIETNAM ROAD ADMINISTRATION
THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
Pursuant to Decree No.22-CP of March 22, 1994 of the Government providing for the tasks, powers, State management responsibility and the organizational structure of the Ministry of Communications and Transport;
Pursuant to Decree No.7-CP of January 30, 1993 of the Government on the establishment of Vietnam Road Administration attached to the Ministry of Communications and Transport;
In furtherance of Official Document No.2891/VPCP-KTN of July 28, 1998 of the Minister-Director of the Government Office, reporting the opinion of the Prime Minister instructing the Ministry of Communications and Transport to issue the Regulation on the Organization and Operation of the Vietnam Road Administration and Vietnam River Administration;
In order to concretize the organization, function, tasks, powers and responsibilities of the Vietnam Road Administration;
At the proposal of the Head of the Vietnam Road Administration and the Head of the Organization, Personnel and Labor Department,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the "Provisional Regulation on the Organization and Operations of the Vietnam Road Administration".
Article 2.-
1. This Decision takes effect 15 days after its signing.
2. In the course of implementation, the Vietnam Road Administration should sum up experiences and propose to the Minister of Communications and Transport for decision to make amendments and supplements in order to ensure that the managerial mechanism of the road transport service take effect throughout the country and to submit them to the Prime Minister for official promulgation.
Article 3.- The Head of Office of the Ministry, the Head of the Vietnam Road Administration, the Heads of other departments, the Heads of the units attached to the Ministry shall, within the purview of their responsibilities, implement this Decision.
 

 
MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT




Le Ngoc Hoan
 
PROVISIONAL REGULATION
ON THE ORGANIZATION AND OPERATIONS OF THE VIETNAM ROAD ADMINISTRATION
(Issued together with Decision No.3525/1998/QD-BGTVT of December 23, 1998 of the Minister of Communications and Transport)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. - The Vietnam Road Administration attached to the Ministry of Communications and Transport has been set up under Decree No.7-CP of January 30, 1993 of the Government.
Its international transaction name in English is Vietnam Road Administration or VRA in abbreviation.
VRA is the State management agency specialized in road communications and transport in the whole country.
Article 2.- VRA has the legal person status and its own seal, is covered by the State budget for its expenditures, is allowed to open accounts at the State Treasury and has its office located in Hanoi City.
Chapter II
TASKS AND POWERS OF THE VIETNAM ROAD ADMINISTRATION
Article 3.- In the legal field:
1. To elaborate and take part in the elaboration of bills, sub-law documents, mechanism and policies specializing in road communications and transport for the Minister of Communications and Transport to submit to the competent authority for promulgation or to issue by itself according to its competence.
2. To take part in drafting or to directly draft and negotiate (with authorization from the Minister of Communications and Transport), to make suggestions on the signing, amendment, extention, abrogation of international agreements which Vietnam has signed or acceded to concerning road communication and transport and submit them to the Minister of Communications and Transport for decision.
3. To guide, organize and inspect the implementation of the legal and regulatory documents of the Ministry of Communications and Transport concerning road communications and transport in the whole country. To make suggestions to the Minister of Communications and Transport on questions related to the management of road communications and transport for the Minister of Communications and Transport to promulgate them according to his competence or to submit them to the Government for promulgation.
4. To join the concerned agencies in the education and dissemination of laws for the employees and workers in the road communications and transport service and the dissemination of the road communications and transport laws in the whole society.
5. To take part in considering and proposing measures to solve or to solve according to its competence the international legal disputes within the framework of the activities in road communications and transport.
Article 4.- In the domain of planning, plan and development investment:
1. Basing itself on the strategic orientation and the socio-economic development plans of the State, it shall elaborate the strategy, planning and long-term, five-year and yearly plans on development of road communications and transport in the whole country for the Minister of Communications and Transport to submit to the Government for ratification.
To guide and provide technical and professional assistance to the localities in planning and making plans for development of communications and transport in the localities.
2. To directly manage the capital for the maintenance and repair of national highways, manage investment projects according to the Government’s regulations and the assignment of work by the Minister of Communications and Transport.
3. To contribute opinions to the related organizations and agencies in elaborating projects of investment using domestic and foreign capital aimed at ensuring the effectiveness of the investment in the domain of road communications and transport.
4. To assign planned targets (or orders) for maintenance and repair of national highways to attached units and Communications and Transport Services (Communications and Public Works Services) which are assigned to manage national roads.
- To guide, monitor, direct and inspect attached units and Communications and Transport Services or Communication and Public Works Services (the portion of the plan of placing orders or consignments) in the management and maintenance of the roads and the implementation of the plans on investment in infrastructure construction.
Article 5.- In the domain of management of the road communications infrastructure:
1. To organize the management of the planning and plans of repair of the road system.
2. To organize and direct the management, maintenance and exploitation of the infrastructure of road communications and to set up the system of signals of the roads in order to ensure safety and the effective exploitation of the system of national highways as assigned. To direct the Communications and Transport Services (Communications and Public Works Services) to observe the regimes, processes and rules on the management and exploitation of the system of local roads.
3. To coordinate with the local agencies and administrations and the related branches in the management and protection of the road communications projects as prescribed by law (including the safety protection corridor for the road communications projects).
4. To organize the assurance of uninterrupted communications and at the same time to support the localities in ensuring communications in case of natural disaster and enemy sabotage.
5. To supply various types of maps, documents and information on road communications and transport to the related units as prescribed.
Article 6.- In the domain of road transport and mechanized means and drivers:
1. To make planning, plans and work out the mechanisms and policies on road transport and mechanized means, for the Minister of Communications and Transport to submit to the Government for promulgation or to promulgate them by itself. The Vietnam Road Administration shall guide, organize and inspect the implementation.
2. To take part in elaborating or to elaborate the technical norms on mechanized means for roads including also the domains of production, import and export and exploitation of the means (including the used mechanized means for road transport) for the Minister of Communications and Transport to issue according to his competence. VRA shall coordinate in guiding, organizing and inspecting the implementation.
3. To manage direct and inspect the implementation of the rates for transport, loading and unloading and services according to its competence with regard to all economic sectors operating in the road transport service.
4. To study and elaborate policies of protecting the road transport service for the Minister of Communications and Transport to submit to the Government for decision.
5. To coordinate with the related agencies in the administrative registration, and making registers for transport vehicles and special-use vehicles. To organize the administrative registration of the road construction mechanized means for the organizations and individuals of all economic sectors throughout the country (including foreign organizations and individuals operating in Vietnam).
6. To manage the organization of road transport in the whole country and in cross-border road transport. To issue and withdraw road transport permits of organizations and individuals throughout the country as authorized by the Minister of Communications and Transport.
7. To manage the maintenance, repair and transformation of automobiles in the whole country to issue and withdraw permits for maintenance, repair and transformation of automobiles.
8. To ratify or assume the prime responsibility for the ratification of designs for transformation of mechanized road means and take part in the Council for test on completion of the technical quality for production and transformation of motorized road means.
9. To perform the function of State management over the examinations and issue of driving licenses in the whole country. To organize the examinations for, the issue and renewal of driving licenses for various subjects as assigned by the Minister of Communications and Transport.
Article 7.- In the domain of communications and transport safety:
1. To work out processes, rules, norms and measures to ensure safety of road communications and transport and submit them to the Minister of Communications and Transport for promulgation; the Vietnam Road Administration shall guide, organize and inspect the implementation.
2. To organize and direct the inspectoral service in road communications and transport in the whole country. To handle according to its competence the violations in communications safety, the protection of road communications projects and urban traffic safety.
3. To join the competent agencies in setting criteria for the health of the drivers of mechanized road means, the regulations on the inspection of communicable diseases, fires, explosions and environmental pollution on the road transport means.
4. To join the local specialized agencies and administration in analyzing the causes of serious traffic accidents.
5. To take part in the Standing Committee of the National Traffic Safety Commission.
6. To organize the research, file keeping, education and information about road communications in transport safety.
Article 8. - In the economic and financial field:
1. To direct its dependent units to correctly carry out the policies and regimes in finance, accountancy and statistics; to coordinate with the relevant agencies in guiding the Communications and Transport Service (Communications and Public Works Services) which are consigned the road capital as prescribed by the State and the Ministry of Communications an Transport.
2. To direct and organize the accountancy apparatus suited to the character of each type of enterprise and the non-business units of the Administration; to propose amendments and supplements to the policies and regimes on finance and accountancy work to make them compatible the characteristics of the service.
3. To direct the attached units to work out plans for financial revenues and expenditures (including revenues and expenditures in foreign currencies), to sum up the situation to report to the competent State agency for ratification. To assign and inspect the dependent units to perform financial collections and expenditures as prescribed by the State and the assignment of responsibilities by the Ministry of Communications and Transport.
4. To manage the material bases, property and budget allocated to it as prescribed and according to the assignment of responsibilities by the Ministry of Communications and Transport.
5. To work out the regimes of collection of bridge and road tolls, charges on ferries, fees for the issue of certificates and documents on road communications and transport in order to submit to the competent agency for ratification. According to the assignment of responsibilities by the Ministry of Communications and Transport, to assign plans for financial collection and expenditures, to organize nod direct the collection of fees and road tolls and other arising revenues, to inspect and urge the units to observe the regime of budget collection and remittance.
6. To work out the bracket of transport rates, charges of loading and unloading, and road transport services and submit them to the competent agency for publication or to publicize them according to its competence.
7. To ratify the financial accounts and settle the overall accounts concerning the State budget allocated to the road business according to the assignment of responsibilities by the Ministry of Communications and Transport, and submit them to the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Finance for ratification. To coordinate with the finance agency managing the capital and property of the State at the enterprises in organizing the inspection and ratification of the annual fiscal report of the enterprises under the Administration and reporting to the Ministry of Communications and Transport.
8. To organize the implementation of the regulations related to the management of investment fund in case the Administration is assigned by the Government or the Ministry of Communications and Transport as investor of development projects in road communications and transport.
9. To carry out the regime of periodical statistics and reporting.
Article 9.- In the domain of science and technology:
1. To build and take part in building a system of criteria, processes and rules and economic and technical norms for the road communications and transport service and submit it to the Minister of Communications and Transport for promulgation. The VRA shall guide, organize and inspect the implementation.
2. To organize the research on projects of science and application of scientific and technological advances in management for the road communications and transport service.
3. To perform the function of a service-level Scientific and Technological Council.
4. To cooperate with scientific and technological organizations in the country and abroad in studying projects on the development of the communications and transport service; to organize conferences and seminars on road communications and transport.
5. To provide scientific and technological information on road communications transport.
Article 10. - In the domain of international relations:
1. To work out the orientation and plan for international cooperation, to negotiate and work out documents on cooperative relations with other countries in road communications and transport and submit them to the Minister of Communications and Transport for approval or the Minister shall submit them to the Government for ratification.
2. To make suggestions to the Minister of Communications and Transport to take part (or not to take part) beside international organizations in road communications and transport by authorization of the Minister of Communications and Transport, it is allowed to liaise with international road communications and transport organizations.
3. To manage internationally-funded projects for the road communications and transport service as assigned by the Ministry of Communications and Transport. To contribute opinions to the competent agencies in considering for granting of investment cooperation permits with foreign countries and to manage foreign organizations operating in Vietnam in the domain of road communications and transport.
Article 11.- In the domain of organization, personnel and labor force:
1. To work out the planning and plan for the training, fostering and use of the contingent of public employees and workforce pertaining to the VRA to submit to the Minister of Communications and Transport for approval and the VRA shall organize the implementation.
2. To work out the titles and criteria of the public employees, labor norms and the regime of special labor in the specialty of road communications and transport and submit them to the Minister of Communications and Transport for promulgation and to the Administration for guidance in the organization and inspection of the implementation.
3. To organize the inspection and supervision of the units of the VRA and join the agencies with competence of inspection and supervision over the units in the road communications and transport service in implementing the law regulations concerning labor, insurance and labor safety in the service.
4. To manage the organization and payroll as prescribed by the Minister of Communications and Transport; to propose to the Minister of Communications and Transport to appoint, dismiss, commend, reward or discipline the leading posts directly managed by the Ministry of Communications and Transport.
The Head of the Vietnam Road Administration is entitled to appoint, dismiss, reward or discipline the remaining titles under the direct managerial power of the Administration as assigned by the Minister of Communications and Transport.
5. To organize the training and fostering of the personnel of the road communications and transport service as prescribed by the Minister of Communications and Transport.
6. To direct and join the competent authorities in the protection of internal politics at the units under the management of the VRA.
7. To propose to the Minister of Communications and Transport to set up, dissolve, rearrange the professional organizations and enterprises attached to the Administration as prescribed by the Government.
Article 12.- In the domain of State inspection:
1. To carry out the task of supervision and inspection within the direct State managerial power of the Vietnam Road Administration; to settle the complaints and denunciations according to the Ordinance on Complaints and Denunciations and the Operational Statute of the Inspectorate of the Ministry of Communications and Transport.
2. To sum up the activities in inspection and settle the complaints and denunciations within the direct managerial power of the Administration and to report it to the Minister of Communications and Transport.
Chapter III
ORGANIZATION OF THE VIETNAM ROAD ADMINISTRATION
Article13.- The organization of the Vietnam Road Administration includes:
1. Agencies assisting the Administration Head: the Office, the staff bureaus and equivalent organizations.
2. The road management sectors.
3. The non-business units attached to the Administration (schools, the projects management committee, the medical organization...)
4. The attached State enterprises.
The setting up, merger, rearrangement and dissolution of the road management sectors, the non- business units (schools, projects managing committee, medical organization...), State enterprises attached to the Administration shall be proposed by the Administration Head to the Minister of Communications and Transport for decision according to his competence or proposed by the Minister to the Prime Minister for decision.
Article 14. - The Head of the Vietnam Road Administration shall be proposed by the Minister of Communications and Transport, ratified by the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel and nominated by the Prime Minister.
The Deputy Head (Heads) of the Vietnam Road Administration shall be proposed by the VRA Head and appointed by the Minister of Communications and Transport after consulting the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel.
The Administration Head is the head and leader of the Administration according to the one-responsible-person regime; the Deputy Heads shall assist the Administration Head and take charge of the job of State management according to the assignment by the Administration Head. In the absence of the Administration Head, one Deputy Head shall be assigned to act on the former�s behalf.
Chapter IV
RELATIONS BETWEEN THE VIETNAM ROAD ADMINISTRATION AND THE RELEVANT STATE AGENCIES AND THE AGENCIES ASSISTING THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
Article 15.- The Vietnam Road Administration is placed under the direct leadership of the Minister of Communications and Transport and the State management of the ministries, ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government in the related domains.
Article 16.- With the authorization of the Minister of Communications and Transport, the Vietnam Road Administration is entitled to directly liaise with the Ministries, ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the localities to settle issues related to the implementation of its functions of its functions and tasks.
Article 17.-
1. The Vietnam Road Administration comes under the guidance and inspection in managerial profession by the staff agencies assisting the Minister of Communications and Transport.
2. The Vietnam Road Administration has cooperative relations with specialized State management agencies of the Ministry of Communications and Transport and other related agencies in the management, protection, exploitation, use, inspection and supervision of the system of communications projects aimed at ensuring safe and uninterrupted communications.
3. The Vietnam Road Administration shall have to guide and coordinate with the Communications and Transport Services (Communications and Public Works Services) in planning the development and organizing the management of the local road communications and transport; to direct and inspect the implementation of the State management function in road communications and transport in the localities according to its competence.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article18.- This Regulation takes effect according to the promulgation decision. All earlier regulations which are contrary to this Regulation are now annulled.
Article 19.- The Vietnam Road Administration shall have to coordinate with the ministries, branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the relevant agencies in implementing this Regulation in order to ensure that the mechanism of specialized management in road communications and transport be effective throughout the country.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 3525/1998/QD-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe