Quyết định 3141/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 3141/QĐ/TCCB-LĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3141/QĐ/TCCB-LĐ |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Bùi Danh Lưu |
Ngày ban hành: | 14/06/1995 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 3141/QĐ/TCCB-LĐ
QUYếT địNH
CủA Bộ TRưởNG Bộ GIAO THôNG VậN TảI
Số 3141/QĐ/TCCB-LĐ NGàY 14 THáNG 6 NăM 1995
THàNH LậP TRUNG TâM đăNG KIểM PHươNG TIệN
Cơ GIớI đườNG Bộ
Bộ TRưởNG
Bộ GIAO THôNG VậN TảI
- Căn cứ Nghị định số 22/CP, ngày 22-3-1994 của Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải.
- Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ triển khai Nghị định 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
- Tiếp theo quyết định 1546/QĐ-TCCB-LĐ, ngày 23-9-1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc bổ sung nhiệm vụ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam và chỉ thị số 75/PC, ngày 12-4-1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc giao cho Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy để quản lý toàn bộ việc Kiểm tra chất lượng kỹ thuật các loại phương tiện cơ giới đường bộ.
- Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ và Lao động.
QUYếT địNH
Điều 1:
Thành lập " Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ" trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam; để tổ chức thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước việc kiểm tra giám sát chất lượng kỹ thuật an toàn các loại phương tiện cơ giới đường bộ theo tiêu chuẩn và quy trình do Bộ GTVT quy định.
Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ có tên giao dịch quốc tế là:
"VIETNAM AUTO REGISTER". Viết tắt là "V.A.R.".
Điều 2:
Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau đây:
2.1. Nghiên cứu thực trạng phương tiện cơ giới đường bộ để đề xuất quy hoạch hệ thống tổ chức mạng lưới các Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trong cả nước, có kế hoạch thực hiện 5 năm và hàng năm: về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực.
2.2. Áp dụng và đề xuất với cơ quan ban hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong công tác đăng kiểm kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ đã được Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Quy định các thủ tục, thể thức cho việc đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại các cơ sở kiểm tra kỹ thuật.
2.3. Tổ chức việc đào tạo kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ viên chức của Trung tâm đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.
Chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra, giám sát chất lượng kỹ thuật an toàn và quản lý việc điều hành các thiết bị kiểm tra, giám định cần thiết, đảm bảo tổng hợp, phân tích, khai thác và lưu trữ thông tin dữ liệu liên quan đến nội dung kiểm định kỹ thuật phương tiện của các Trạm thuộc mạng lưới kiểm tra quốc gia.
2.4. Báo cáo định kỳ công tác kiểm tra, giám sát chất lượng kỹ thuật an toàn phương tiện cơ giới đường bộ theo phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ đã được quy định.
2.5. Thu phí kiểm tra phương tiện đăng kiểm theo quy định của Nhà nước. Tổ chức hạch toán tập trung, bảo toàn và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật được giao quản lý. Kiểm tra việc tuân thủ hoạt động theo quy chế của các Trạm.
2.6. Cung cấp hồ sơ tài liệu chất lượng các phương tiện đã qua kiểm tra đến cơ quan có thẩm quyền.
Điều 3:
3.1. Trung tâm là tổ chức công vụ, được sử dụng dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng, thực hiện hạch toán tự trang trải theo quy định của Nhà nước và được hợp tác, liên kết v.v... với các Tổ chức đăng kiểm nước ngoài để chuyển giao công nghệ, thiết bị vật tư, đào tạo cán bộ v.v... đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trụ sở của Trung tâm đặt tại Hà Nội.
3.2. Trung tâm do một giám đốc lãnh đạo, có một số phó Giám đốc giúp việc; Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam. Phó giám đốc và bộ máy quản lý của Trung tâm do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm.
3.3. Các Trạm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Trạm kiểm tra ô tô), trước mắt có các trạm tiêu chuẩn mẫu do Cục Đăng kiểm Việt Nam trực tiếp thành lập tại các khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ trực thuộc Trung tâm, có nhiệm vụ kiểm tra kỹ thuật và cấp chứng chỉ an toàn kỹ thuật cho các loại phương tiện cơ giới đường bộ tại khu vực.
Ngoài ra còn có các Trạm đăng kiểm ô tô thuộc Sở GTVT, Sở GTCC và thuộc tổ chức chuyên ngành GTVT đường bộ. Các Trạm này được Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định, cấp giấy phép để hoạt động, thực hiện nhiệm vụ và tuân thủ sự giám sát, chỉ đạo nghiệp vụ của Trung tâm, hình thành hệ thống mạng lưới các Trạm Đăng kiểm ô tô quốc gia.
Các Trạm đặt tại các địa bàn theo phương án tổ chức của mạng lưới kiểm tra trên quy mô cả nước được Bộ duyệt.
3.4. Trạm là cơ sở hạch toán, được sử dụng dấu nghiệp vụ, ấn chỉ, được mở tài khoản theo quy định.
3.5. Việc thành lập, giải thể các Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường Bộ trực thuộc Trung tâm VAR do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. Các Trạm đăng kiểm khác (thuộc tổ chức sự nghiệp): việc thành lập, giải thể theo quy định kiểm tra kỹ thuật của Bộ.
3.6. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định điều lệ tổ chức và hoạt động cụ thể của Trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường Bộ, đảm bảo được nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất theo đúng Nghị định 36/CP, ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ, phù hợp với nền kinh tế đổi mới của đất nước và tập quán quốc tế.
Điều 4:
4.1. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải việc đảm bảo sự trung thực, chính xác khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các phương tiện cơ giới đường bộ.
4.2. Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng thể chế, thủ tục, quy định kiểm tra giám sát chất lượng kỹ thuật an toàn, các loại biểu mẫu, giấy tờ, ấn chỉ, phù hiệu v.v... có liên quan đến nhiệm vụ được giao để trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thẩm duyệt và ban hành.
Điều 5:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các Văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 6:
Các ông, bà Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng các Vụ có liên quan, Giám đốc các Sở giao thông vận tải (hoặc sở Giao thông công chính), các đơn vị, tổ chức, công dân và người nước ngoài sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam, có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây