Nghị quyết 301-NQ/UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp

thuộc tính Nghị quyết 301-NQ/UBTVQH

Nghị quyết 301-NQ/UBTVQH của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:301-NQ/UBTVQH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:25/06/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 301-NQ/UBTVQH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 310 NQ/UBTVQH NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1996 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

 

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Điều 12 của Luật tổ chức Quốc hội;

Căn cứ vào Tờ trình của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và ý kiến của các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

1- Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

2- Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ bảo đảm thực hiện Quy chế này.

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

 

Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi);

Căn cứ vào Pháp lệnh về giám sát và hướng dẫn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân;

Căn cứ vào Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp;

Quy chế này quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.

CHƯƠNG I

ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 1

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý nhà nước.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp Hội đồng nhân dân, chấp hành nội quy kỳ họp. Đại biểu nào không tham dự được kỳ họp phải có lý do, ở Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thì thông qua Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thì báo cáo với Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Đại biểu Hội đồng nhân có nhiệm vụ tham dự các phiên họp của Hội đồng nhân dân, các buổi thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, các cuộc họp của Ban của Hội đồng nhân dân mà đại biểu là thành viên, tham gia các hoạt động khác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu nào không tham dự được phải có lý do và phải báo cáo với Chủ toạ.

Điều 2

1- Khi nhận được thông báo dự kiến về thời gian họp và chương trình kỳ họp do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì do Chủ tịch Hội đồng nhân dân gửi đến, đại biểu Hội đồng nhân dân phải nghiên cứu tài liệu, tiếp xúc cử tri, tham gia các hoạt động của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân chuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng nhân dân.

2- Trong kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

a) Tham gia thảo luận và quyết định chương trình làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân;

b) Thảo luận tại phiên họp toàn thể và thảo luận ở Tổ đại biểu về các vấn đề thuộc nội dung, chương trình kỳ họp;

c) Biểu quyết thông qua những vấn đề thuộc nội dung chương trình kỳ họp.

Ý kiến phát biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân phải được ghi vào biên bản của kỳ họp.

Điều 3

1- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người bị chất vấn và nội dung chất vấn. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu chất vấn.

2- Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

b) Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyển chất vấn đến cơ quan hoặc người bị chất vấn;

c) Cơ quan hoặc người bị chất vấn trả lời trước Hội đồng nhân dân những vấn đề mà đại biểu chất vấn.

Nội dung trả lời chất vấn phải cụ thể, rõ ràng, nêu rõ đúng, sai và đề ra biện pháp khắc phục.

Trong trường hợp cần điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì gửi Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

3- Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, việc chất vấn và trả lời chất vấn được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

b) Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyển chất vấn đến cơ quan hoặc người bị chất vấn;

c) Cơ quan hoặc người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn bằng văn bản cho đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn. Thời hạn trả lời chất vấn do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã do Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định.

Trong trường hợp chưa thoả mãn với nội dung trả lời chất vấn, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.

Điều 4

Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, phải thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.

Đại biểu Hội đồng nhân dân phải tiếp dân theo lịch đã được phân công. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, trực tiếp đề xuất ý kiến hoặc thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì thông qua Chủ tịch Hội đồng nhân dân để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết, trả lời cho người đã kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết để đại biểu biết.

Điều 5

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức,đơn vị hoặc của nhân viên cơ quan,tổ chức, đơn vị đó.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu.

Người phụ trách của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ tổ chức xã hội,tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm tiếp đại biểu Hội đồng nhân dân khi đại biểu yêu cầu.

Điều 6

Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể đảm đương được nhiệm vụ đại biểu.

Đại biểu Hội đồng nhân dân không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Trình tự, thủ tục xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo quy định tại chương IX của Quy chế này.

Điều 7

Các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng và danh sách thành viên của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì do Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định. Mỗi tổ đại biểu cử Tổ trưởng, Tổ phó để điều hành công việc của Tổ.

Điều 8

Ít nhất ba tháng một lần, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân họp để bàn kế hoạch công tác, phân công đại biểu tiếp dân, tổ chức nghiên cứu pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Trước kỳ họp Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu họp để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp; phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban nhân dân ở đơn vị nơi bầu ra đại biểu để tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến và nguyện vọng của cử tri. Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân làm báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân, chậm nhất là ba ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Sau kỳ họp, Tổ đại biểu tổ chức, phân công các đại biểu tiếp xúc, báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Các cuộc họp Tổ phải có biên bản. Biên bản các cuộc họp của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân phải gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

CHƯƠNG II

KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 9

Kỳ họp Hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân.

Hội đồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trong trường hợp cần thiết, ở cấp tỉnh, cấp huyện theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp yêu cầu thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường; ở cấp xã, theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân hoặc có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp bất thường.

Kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự.

Hội đồng nhân dân họp công khai. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định họp kín theo đề nghị của Chủ toạ kỳ họp hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Trong trường hợp không thể triệu tập kỳ họp của Hội đồng nhân dân đúng kỳ hạn theo quy định của pháp luật thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo để Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và chuẩn y, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã báo cáo để Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp xét và chuẩn y.

Điều 10

Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân thông báo dự kiến về thời gian và chương trình kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân chậm nhất là hai mươi ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá mới do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khoá trước triệu tập chậm nhất là ba mươi ngày sau khi bầu xong đại biểu Hội đồng nhân dân. ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh được triệu tập chậm nhất là bốn mươi lăm ngày sau khi bầu xong đại biểu Hội đồng nhân dân. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân triệu tập kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá mới. Nếu khuyết cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên để triệu tập và chủ toạ kỳ họp cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân; ở cấp thì do Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên.

Dự kiến chương trình kỳ họp, giấy triệu tập kỳ họp, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân tại kỳ họp và các tài liệu cần thiết khác phải gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Ngày họp, nơi họp và dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được thông báo cho nhân dân biết chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Điều 11

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi giấy mời và những văn bản cần thiết có liên quan đến kỳ họp Hội đồng nhân dân cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, đại biểu Quốc hội được bầu ra ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cùng cấp.

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi giấy mời và những văn bản cần thiết có liên quan đến kỳ họp Hội đồng nhân dân cho Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên được bầu ra ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cùng cấp.

Các cơ quan thông tin, báo chí ở địa phương được mời dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân.

Điều 12

1- Tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá, Hội đồng nhân dân bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp Hội đồng nhân dân. Căn cứ báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết xác nhận tư cách các đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc tuyên bố việc bầu đại biểu nào đó là không có giá trị. Trong nhiệm kỳ, nếu có bầu cử bổ sung đại biểu thì Hội đồng nhân dân thành lập Ban thẩm tra tư cách đại biểu mới để xác nhận tư cách đại biểu được bầu bổ sung. Ban thẩm tra tư cách đại biểu hết nhiệm vụ khi việc thẩm tra tư cách đại biểu đã hoàn thành.

2- Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá, Hội đồng nhân dân bầu:

a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

d) Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

đ) Thư ký kỳ họp của mỗi khoá Hội đồng nhân dân, theo sự giới thiệu của Chủ toạ kỳ họp.

3- Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ quy định tại Điều này. Việc bầu cử các chức vụ quy định tại khoản 2 Điều này được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ từng người.

Điều 13

Tại kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn ngân sách, quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật; quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình; xem xét báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì báo cáo của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; xem xét báo cáo công tác của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Khi cần thiết Hội đồng nhân dân xem xét báo cáo của các ngành và các cơ quan nhà nước hữu quan và ra nghị quyết về những vấn đề Hội đồng nhân dân xem xét.

Kỳ họp cuối nhiệm kỳ được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khoá mới. Tại kỳ họp này, ngoài những nội dung của kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ hoạt động của mình.

Điều 14

Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ toạ kỳ họp Hội đồng đồng nhân dân cùng cấp.

Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khoá trước chủ toạ cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân khoá mới.

Điều 15

Thư ký kỳ họp của mỗi khoá Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ:

1- Lập danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân có mặt, vắng mặt trong các phiên họp và trong cả kỳ họp;

2- Làm biên bản kỳ họp;

3- Tổng hợp ý kiến phát biểu và thảo luận của đại biểu trong phiên họp Tổ và tại phiên họp toàn thể;

4- Giúp Chủ toạ kỳ họp trong việc điều khiển thảo luận và biểu quyết;

5- Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân phối hợp với các cơ quan hữu quan dự thảo nghị quyết và trình Hội đồng nhân dân dự thảo nghị quyết kỳ họp.

Điều 16

Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua các báo cáo, đề án theo trình tự sau đây:

1- Đại diện tổ chức hoặc cá nhân trình báo cáo, đề án thuyết trình trước Hội đồng nhân dân;

2- Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được giao thẩm tra báo cáo, đề án trình báo cáo thẩm tra về, báo cáo đề án đó;

3- Hội đồng nhân dân thảo luận;

Trước khi Hội đồng nhân dân thảo luận tại phiên họp toàn thể, có thể thảo luận ở Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân;

4- Trong quá trình thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ toạ có thể nêu những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định. Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo về những vấn đề mà đại biểu Hội đồng nhân dân quan tâm. Chủ toạ hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân có thể đề nghị kết thúc việc thảo luận bằng cách biểu quyết. Khi vấn đề đã được nêu ra để lấy biểu quyết thì việc thảo luận kết thúc. Cơ quan hoặc người trình báo cáo, đề án báo cáo việc tiếp thu, chỉnh lý báo cáo, đề án theo ý kiến của Hội đồng nhân dân;

5- Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua báo cáo, đề án bằng một trong hai cách sau đây: biểu quyết từng vấn đề, sau đó biểu quyết toàn bộ hoặc nghe đọc toàn văn rồi biểu quyết toàn bộ một lần. Quyết định thông qua báo cáo, đề án của Hội đồng nhân dân được thể hiện trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Điều 17

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành, trường hợp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phải được hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành. Hội đồng nhân dân quyết định việc biểu quyết bằng cách giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng cách khác theo đề nghị của chủ toạ phiên họp.

Nghị quyết và biên bản các phiên họp Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực.

Chậm nhất là mười ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp, nghị quyết, biên bản, báo cáo, đề án của kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Thường trực Hội đồng nhân dân gửi lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ; Nghị quyết, biên bản, báo cáo, đề án tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Thường trực Hội đồng nhân dân gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; nghị quyết và các văn bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Chủ tịch Hội đồng nhân dân gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được gửi đến các cơ quan hữu quan để thực hiện; việc công bố nghị quyết của Hội đồng nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì do Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyết định.

 

Điều 18

Chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân đôn đốc các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để các đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân với cử tri ở đơn vị bầu cử, phổ biến nghị quyết của Hội đồng nhân dân và động viên nhân dân thực hiện nghị quyết đó.

 

CHƯƠNG III

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP Xà

 

Điều 19

Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 36 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) và các quy định chi tiết của Quy chế này. Thường trực Hội đồng nhân dân hoạt động thường xuyên, bảo đảm việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện điều khiển công việc của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân giữ quan hệ chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam , các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác và công dân. Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân để bảo đảm cho Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình do pháp luật quy định.

Điều 20

Trong việc chuẩn bị, triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

1- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua;

Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày triệu tập kỳ họp thường lệ, Thường trực Hội đồng nhân dân họp với Uỷ ban nhân dân, các Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự kiến chương trình và những vấn đề khác có liên quan đến kỳ họp và giao cho các cơ quan hữu quan chuẩn bị nội dung kỳ họp. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời dự cuộc họp này;

2- Quyết định và thông báo việc triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân, công bố dự kiến chương trình kỳ họp;

3- Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân;

4- Bảo đảm việc chuẩn bị các dự thảo nghị quyết kỳ họp Hội đồng nhân dân.

Điều 21

Trong việc chủ toạ kỳ họp Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

1- Điều khiển các phiên họp theo chương trình đã được Hội đồng nhân dân thông qua;

2- Bảo đảm thảo luận dân chủ; tạo điều kiện để các đại biểu nhất là đại biểu ở cơ sở đóng góp được nhiều ý kiến; lấy biểu quyết về những vấn đề được đưa ra thảo luận khi xét thấy cần thiết;

3- Chỉ đạo việc tổng hợp ý kiến đại biểu và tiếp thu chỉnh lý đề án theo ý kiến của đại biểu.

Điều 22

Trong việc đôn đốc và kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp, các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

1- Yêu cầu Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; thi hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

2- Tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

3- Khi phát hiện có sai phạm trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân hoặc những sai phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan nhà nước hữu quan khác ở địa phương xem xét, xử lý và báo cáo kết quả với Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn do Thường trực Hội đồng nhân dân quy định. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực Hội đồng nhân dân có thể trình ra kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân hoặc triệu tập kỳ họp bất thường để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định;

4- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện nghị quyết về nhiệm vụ trong năm của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân; điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo để Hội đồng nhân dân xem xét tại kỳ họp gần nhất.

Điều 23

Trong việc điều hoà, phối hợp hoạt động các ban của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

1- Phân công các ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định;

2- Phân công các ban của Hội đồng nhân dân tham gia hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân;

3- Điều hoà, phối hợp chương trình hoạt động của các ban và đôn đốc các ban hoạt động;

4- Tham dự các phiên họp của các ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết;

5- Tổ chức và chủ trì các cuộc họp hàng tháng của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Trưởng ban, Phó Trưởng ban Hội đồng nhân dân cùng cấp; khi cần thiết, mời Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc các thành viên khác của Ban tham gia hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân.

Điều 24

Trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

1- Đôn đốc các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri và báo cáo với cử tri về hoạt động của Hội đồng nhân dân và việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình;

2- Theo dõi, tổng hợp các ý kiến kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân để chuyển đến các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan nghiên cứu giải quyết; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các ý kiến kiến nghị của đại biểu; báo cáo trước Hội đồng nhân dân những ý kiến kiến nghị đó và kết quả giải quyết của các cơ quan, tổ chức hữu quan;

3- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 25

Trong việc tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

1- Tổ chức việc tiếp dân của Hội đồng nhân dân, tiếp nhận các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân;

2- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân, phản ánh của các cơ quan thông tin đại chúng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân;

3- Nhận các đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân và chuyển đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

4- Đôn đốc, kiểm tra tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân và báo cáo bằng văn bản để Thường trực Hội đồng nhân dân biết kết quả giải quyết.

Điều 26

Ngoài những trách nhiệm quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Quy chế này, Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm:

1- Báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở địa phương lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì báo cáo lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ;

2- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân bàn các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân ở địa phương;

3- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, các văn bản pháp luật khác, các chủ trương, chính sách của Nhà nước cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;

4- Giữ mối quan hệ và phối hợp công tác với Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương; tạo điều kiện để Đoàn công tác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn công tác của Chính phủ khi về địa phương công tác;

5- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

Đối với Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn có trách nhiệm xem xét, quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Điều 60 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 27

Thường trực Hội đồng nhân dân mỗi tháng họp ít nhất một lần để kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân và đề ra nhiệm vụ công tác tháng sau. Các Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân, đại diện Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp được mời dự và được phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết. Đại diện các đoàn thể nhân dân có thể được mời dự các cuộc họp này khi bàn đến vấn đề liên quan.

Điều 28

Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

1- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp chuẩn bị dự kiến chương trình làm việc, báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân, triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân:

a) Quyết định và thông báo việc triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân, gửi giấy triệu tập và các tài liệu chính của kỳ họp cho đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Công bố dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp cho nhân dân biết;

c) Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo tại kỳ họp;

d) Bảo đảm việc chuẩn bị dự thảo nghị quyết Hội đồng nhân dân;

2- Chủ toạ kỳ họp Hội đồng nhân dân:

a) Điều khiển các phiên họp Hội đồng nhân dân;

b) Bảo đảm thảo luận dân chủ;

c) Lấy biểu quyết khi xét thấy cần thiết;

3- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân:

a) Yêu cầu Uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương báo cáo về tình hình thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân và thi hành các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân;

b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân;

c) Khi phát hiện sai phạm trong việc thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân thì có quyền yêu cầu các cơ quan hoặc người sai phạm kịp thời khắc phục sai phạm đó. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể trình ra kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân hoặc triệu tập kỳ họp bất thường để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định;

d) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân; điều chỉnh, bổ sung những biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân và báo cáo để Hội đồng nhân dân xem xét tại kỳ họp gần nhất;

4- Tổ chức việc tiếp dân đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân:

a) Tổ chức việc tiếp dân của Hội đồng nhân dân, tiếp nhận đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân;

b) Giúp Hội đồng nhân dân xem xét việc giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân đối với Hội đồng nhân dân;

c) Chuyển các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân đến các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

d) Đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân;

5- Giữ mối liên hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân và các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Tổ chức quán triệt Hiến pháp, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, các văn bản pháp luật khác, các chủ trương, chính sách của Nhà nước cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;

6- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và tạo điều kiện cho đại biểu và Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động có hiệu quả;

7- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã tham gia Chủ toạ kỳ họp Hội đồng nhân dân; thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt. Khi khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

CHƯƠNG IV

CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 29

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ba ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá - xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc.

Hội đồng nhân dân cấp huyện có hai Ban: Ban kinh tế - xã hội, Ban pháp chế.

Mỗi ban gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các uỷ viên. Số lượng thành viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên của các ban Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trưởng ban Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp.


Điều 30

Các ban Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể. Trưởng ban điều hành việc thực hiện chương trình công tác của Ban, chuẩn bị, triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Ban.

Phó Trưởng ban giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ và được phân công phụ trách một số công việc của Ban. Khi Trưởng ban vắng mặt, một Phó Trưởng ban được Trưởng ban uỷ quyền điều hành công việc của Ban.

Trưởng ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thể làm việc theo chế độ chuyên trách, nếu Trưởng ban làm việc kiêm nhiệm thì Phó Trưởng ban làm việc chuyên trách. Đối với Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban làm việc kiêm nhiệm thì Hội đồng nhân dân quy định thời gian mà Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban đó phải dành cho hoạt động của Ban. Mỗi ban có ít nhất một chuyên viên giúp việc.

Điều 31

Các ban của Hội đồng nhân dân các cấp phối hợp công tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt động về những vấn đề có liên quan. Các ban của Hội đồng nhân dân phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội khi Hội đồng, các Uỷ ban về công tác ở địa phương. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trao đổi kinh nghiệm với các ban của Hội đồng nhân dân về lĩnh vực hoạt động của mình.

Các ban Hội đồng nhân dân cử thành viên tham gia đoàn công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khi Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu.

Điều 32

Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu về những vấn đề mà các ban của Hội đồng nhân dân quan tâm và tạo điều kiện cho các ban làm nhiệm vụ.

Khi tiến hành các hoạt động giúp Hội đồng nhân dân giám sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật, các ban của Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm chấm dứt các hành vi vi phạm đó, đồng thời báo cáo với Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

Điều 33

Căn cứ vào chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân xây dựng chương trình công tác của mình.

Hàng tháng, các ban họp để kiểm điểm việc thực hiện chương trình công tác của ban; chuẩn bị thẩm tra, báo cáo, đề án được phân công; bàn công tác tháng sau và phân công các thành viên của Ban hoạt động.

Điều 34

Ban kinh tế và ngân sách của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1- Tham gia chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, nội dung các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua tại kỳ họp;

2- Thẩm tra các báo cáo, đề án liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; bảo vệ và cải thiện môi trường;

3- Thẩm tra báo cáo dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách, điều chỉnh dự toán trong trường hợp cần thiết; thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách của địa phương;

4- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực kinh tế, ngân sách; khoa học, công nghệ và môi trường;

5- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thuộc lĩnh vực hoạt động của mình;

6- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ và môi trường ở địa phương;

7- Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của ban.

Điều 35

Ban văn hoá - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1- Tham gia chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, nội dung các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân;

2- Thẩm tra các báo cáo, đề án, chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phòng, chống tệ nạn xã hội; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo; chủ trương, biện pháp phân bổ, sử dụng lao động, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân; bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; thực hiện chính sách xã hội và cứu tế xã hội;

3- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực văn hoá, giáo dục và đời sống;

4- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thuộc lĩnh vực hoạt động của mình;

5- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về văn hoá, giáo dục, xã hội và đời sống ở địa phương;

6- Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban.

những nơi có nhiều dân tộc nhưng Hội đồng nhân dân tỉnh không thành lập Ban dân tộc thì hoạt động của Ban văn hoá - xã hội bao gồm cả những vấn đề thuộc lĩnh vực chính sách dân tộc được quy định tại Điều 37 của Quy chế này.

Điều 36

Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1- Tham gia chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, nội dung các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân;

2- Thẩm tra các báo cáo của Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; các báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu;

3- Thẩm tra báo cáo trình Hội đồng nhân dân về việc bãi bỏ những quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, bãi bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp huyện, giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, phê chuẩn nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã của Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; thẩm tra đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương;

4- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát các hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

5- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

6- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động của Ban;

7- Tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

8- Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật ở địa phương.

Điều 37

Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

1- Tham gia chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, nội dung các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

2- Thẩm tra các báo cáo, đề án có liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số; quyền bình đẳng giữa các dân tộc;

3- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách dân tộc;

4- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp liên quan đến chính sách dân tộc;

5- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách dân tộc;

6- Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thực hiện chính sách dân tộc.

Điều 38

Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

1- Tham gia chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, nội dung các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

2- Thẩm tra các báo cáo, đề án phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; phân bổ lao động và dân cư; thực hiện các chương trình khuyến khích nông nghiệp, khuyến khích lâm nghiệp, khuyến khích ngư nghiệp và phát triển tiểu thủ công nghiệp; xây dựng và phát triển hợp tác xã; sử dụng, quản lý đất đai; bảo vệ rừng; quy hoạch thuỷ lợi, bảo vệ đê điều và các công trình thuỷ lợi; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống, bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống, khắc phục thiên tai; tiết kiệm trong hoạt động quản lý nhà nước; phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; phát triển sự nghiệp giáo d đào tạo; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, phòng, chống nạn xã hội và những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội phương; thực hiện chính sách cứu tế xã hội;

3- Thẩm tra các báo cáo dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách, điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết; chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách của địa phương;

4- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống, khoa học, công nghệ và môi trường;

5- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống, khoa học, công nghệ và môi trường;

6- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống, khoa học, công nghệ và môi trường;

7- Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban.

Điều 39

Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

1- Tham gia chuẩn bị dự kiến chương trình kỳ họp, nội dung các báo cáo, đề án trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân;

2- Thẩm tra các báo cáo của Uỷ ban nhân dân, của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; các báo cáo, đề án liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; chống buôn lậu, chống tham nhũng;

3- Thẩm tra báo cáo trình Hội đồng nhân dân về việc bãi bỏ quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, bãi bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; thẩm tra đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương;

4- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

5- Giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về lĩnh vực thi hành pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

6- Tổ chức khảo sát tình hình thực hiện pháp luật về lĩnh vực hoạt động của Ban;

7- Tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra thi hành pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

8- Kiến nghị với Hội đồng nhân dân về những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban.

Điều 40

Các ban của Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm thẩm tra báo cáo, đề án về những lĩnh vực thuộc hoạt động của Ban. Ngoài ra các ban Hội đồng nhân dân còn thẩm tra các báo cáo, đề án khác theo sự phân công của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Để chuẩn bị cho việc thẩm tra, các ban của Hội đồng nhân dân có thể cử thành viên tham gia nghiên cứu báo cáo, đề án; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày về vấn đề mà Ban thẩm tra, tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương, cơ sở về những nội dung liên quan đến báo cáo, đề án.

Việc thẩm tra báo cáo, đề án của các ban được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, cá nhân trình báo cáo, đề án trình bày nội dung báo cáo, đề án;

b) Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan phát biểu ý kiến;

c) Các thành viên của Ban thảo luận;

d) Chủ toạ phiên họp kết luận.

Báo cáo thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân được Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban thay mặt Ban trình bày trước Hội đồng nhân dân. Nội dung của báo cáo thẩm tra phải nêu được ý kiến đánh giá của Ban về báo cáo, đề án, những vấn đề được Ban nhất trí, những vấn đề Ban không nhất trí hoặc còn có ý kiến khác nhau, những kiến nghị sửa đổi, bổ sung để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

CHƯƠNG V

QUAN HỆ GIỮA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP Xà, CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VỚI UỶ BAN NHÂN DÂN

Điều 41

Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp, các báo cáo, đề án trình ra Hội đồng nhân dân, giải quyết những vấn đề nảy sinh khi thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân giữa hai kỳ họp về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương, theo dõi việc tổ chức triển khai và thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân.

Điều 42

Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân được mời dự các cuộc họp hàng tháng của Uỷ ban nhân dân bàn việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, ngân sách và các nhiệm vụ khác liên quan đến Hội đồng nhân dân và các cuộc họp tổng kết công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Các Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân được mời dự các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp về những vấn đề có liên quan.

Uỷ ban nhân dân được mời dự các cuộc họp hàng tháng của Thường trực Hội đồng nhân dân kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; kiểm điểm việc thực hiện công tác và xây dựng chương trình công tác của tháng sau. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được mời dự các cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân về những vấn đề liên quan.

Các ban của Hội đồng nhân dân mời đại diện Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tham dự các cuộc họp thẩm tra báo cáo, đề án trình ra Hội đồng nhân dân, tham gia đoàn công tác giám sát của Ban khi cần thiết; gửi chương trình công tác của Ban cho Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.

Điều 43

Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm cung cấp cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp những văn bản và tài liệu của Uỷ ban nhân dân ban hành có liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân.

cấp xã, Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm cung cấp cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân những văn bản và tài liệu của Uỷ ban nhân dân ban hành liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân.

 

CHƯƠNG VI

QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VỚI MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN, CÁC TỔ CHỨC Xà HỘI KHÁC

 

Điều 44

Hội đồng nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác ở địa phương, xây dựng mối quan hệ làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Mỗi năm hai lần, vào giữa năm và cuối năm, Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân thông báo bằng văn bản đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình và nêu những kiến nghị của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Trong kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo về hoat động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Điều 45

Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cùng cấp theo dõi hoạt động và giúp đỡ đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ đại biểu, tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo với Hội đồng nhân dân.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân thường xuyên giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân, đề nghị khen thưởng những đại biểu có thành tích xuất sắc, đề nghị bãi nhiệm những đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 46

Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức để đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động giám sát, kiểm tra; phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản pháp luật và những vấn đề quan trọng ở địa phương.

 

CHƯƠNG VII

NHỮNG BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 47

Kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân là một khoản trong ngân sách của địa phương do Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo hướng dẫn của Chính phủ.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân chỉ đạo thực hiện việc sử dụng kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Điều 48

Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm được hưởng các chế độ như sau:

1- Được cung cấp báo cáo định kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các tài liệu khác liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân;

2- Mỗi tháng được cấp một khoản sinh hoạt phí:

- Sinh hoạt phí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã bằng 0,2 hệ số lương tối thiểu;

- Sinh hoạt phí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện bằng 0,3 hệ số lương tối thiểu;

- Sinh hoạt phí của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bằng 0,4 hệ số lương tối thiểu;

3- Nếu đại biểu không thuộc biên chế nhà nước hoặc làm việc trong biên chế nhà nước nhưng đã nghỉ theo chế độ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế; được hưởng chế độ mai táng phí khi qua đời theo quy định của Hội đồng nhân dân cùng cấp;

4- Khi đại biểu Hội đồng nhân dân làm nhiệm vụ đại biểu thì:

Ngày hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, đơn vị vũ trang do cơ quan, đơn vị ở nơi đại biểu làm việc đài thọ tiền lương và phụ cấp.

Nếu đại biểu làm việc ở đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc không thuộc biên chế nhà nước thì được cấp kinh phí hoạt động theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp đó.

Kinh phí cho sinh hoạt phí, công tác phí, bảo hiểm y tế và chế độ mai táng phí là một khoản nằm trong kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Điều 49

Đại biểu đương nhiệm được cấp và sử dụng thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân. Mẫu thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. Thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp ký chứng thực.

Khi làm nhiệm vụ đại biểu, đại biểu xuất trình thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 50

Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã, đại biểu Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 51

Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, nếu không được sự đồng ý của Chủ toạ kỳ họp thì không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu vì phạm pháp quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải thông báo ngay bằng văn bản với Chủ toạ kỳ họp.

Giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Điều 52

Đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, viên chức nhà nước vi phạm kỷ luật phải xử lý buộc thôi việc, cách chức, tạm đình chỉ công tác thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trước khi ra quyết định kỷ luật phải báo cáo bằng văn bản cho Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ, viên chức nhà nước chuyển công tác đi khỏi địa phương nơi đại biểu được bầu thì trước khi ra quyết định thuyên chuyển, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải tham khảo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì phải tham khảo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân và cử tri nơi bầu ra đại biểu đó biết việc chuyển công tác của đại biểu.

Điều 53

Hội đồng nhân dân các cấp có trụ sở làm việc, có Văn phòng giúp việc. Tổ chức Văn phòng giúp việc Hội đồng nhân dân do Chính phủ hướng dẫn.

Thường trực Hội đồng nhân dân có bộ phận giúp việc gồm một số chuyên viên có năng lực, kinh nghiệm về công tác xây dựng chính quyền do Thường trực Hội đồng nhân dân chọn và quản lý. Số chuyên viên của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhiều nhất là năm người, ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhiều nhất là bảy người, cấp huyện là hai người.

Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân sử dụng con dấu của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã sử dụng con dấu của Hội đồng nhân dân cấp mình.

CHƯƠNG VIII

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI CẤP HOẶC ĐỊA GIỚI CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Điều 54

Trong trường hợp thay đổi cấp quản lý hành chính hoặc địa giới của các đơn vị hành chính và trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng nhân dân tổ chức và hoạt động theo quy định tại chương IV của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) và các quy định của Quy chế này.

Điều 55

Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được nhập thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc công tác ở địa hạt đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.

Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại Điều này do một triệu tập viên chọn trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó triệu tập và chủ toạ cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Trong nhiệm kỳ, nếu đơn vị bầu cử nào khuyết đại biểu Hội đồng nhân dân thì có thể tổ chức bầu cử bổ sung.

Trong trường hợp một đơn vị hành chính mới được chia có số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu trước đó ở địa hạt thuộc đơn vị hành chính này không đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải tổ chức bầu cử bổ sung trước khi tiến hành kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân; việc bầu cử bổ sung được tiến hành theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 56

Trong trường hợp một đơn vị hành chính được thay đổi cấp quản lý hành chính hoặc trong trường hợp thành lập một đơn vị hành chính mới hoặc trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được bầu ra; ở đơn vị hành chính cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ấn định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính đó.

Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân mới được bầu ở những đơn vị hành chính quy định tại Điều này do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lâm thời cùng cấp triệu tập và chủ toạ cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

Điều 57

Việc bầu cử và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Quy chế này được tiến hành chậm nhất là sáu tháng kể từ ngày quyết định sáp nhập, chia đơn vị hành chính, thay đổi cấp quản lý hành chính hoặc giải tán Hội đồng nhân dân có hiệu lực.

Trong trường hợp thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân khoá đó kể từ ngày một đơn vị hành chính mới được sáp nhập, chia, nâng cấp quản lý hoặc Hội đồng nhân dân bị giải tán đến ngày bầu cử khoá sau không còn đủ một năm thì không tổ chức bầu cử hoặc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân.

CHƯƠNG IX

ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XIN THÔI LÀM NHIỆM VỤ ĐẠI BIỂU,ĐẠI BIỂU BỊ BàI NHIỆM, ĐẠI BIỂU BỊ MẤT QUYỀN ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ GIẢI TÁN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 58

Việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:

1- Đại biểu Hội đồng nhân dân gửi đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, ở cấp xã thì gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

2- Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân;

3- Hội đồng nhân dân thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trước khi biểu quyết thông qua nghị quyết, đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu có thể phát biểu ý kiến.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri ở đơn vị nơi bầu ra đại biểu và đại biểu đó biết nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

Điều 59

Việc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:

1- Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

2- Hội đồng nhân dân thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trước khi biểu quyết thông qua nghị quyết, đại biểu Hội đồng nhân dân bị đề nghị bãi nhiệm có thể phát biểu ý kiến.

Nghị quyết thông qua việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phải được hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân thông báo việc đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm cho cử tri ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó biết, đồng thời thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và người bị bãi nhiệm biết.

Điều 60

Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó và theo các quy định sau đây:

1- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ấn định và công bố ngày bỏ phiếu bãi nhiệm; nếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố ngày bỏ phiếu bãi nhiệm;

2- Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập Ban tổ chức bãi nhiệm từ bảy đến chín người. ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập Ban tổ chức bãi nhiệm từ năm đến bảy người; Thành phần Ban tổ chức bãi nhiệm gồm đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đại diện Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên ở địa phương để chỉ đạo công tác bãi nhiệm. Ban tổ chức bãi nhiệm cử Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Thư ký. Ban tổ chức bãi nhiệm làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các quyết định của Ban phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành mới có giá trị;

3- Chậm nhất là bảy ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu thuộc đơn vị bầu cử nơi bầu ra đại biểu đó Tổ công tác bãi nhiệm từ ba đến năm người, gồm đại diện của tổ chức xã hội và tập thể cử tri.Tổ công tác bãi nhiệm cử Tổ trưởng và Thư ký;

4- Danh sách cử tri bỏ phiếu bãi nhiệm do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập và niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân và các khu vực bỏ phiếu chậm nhất là bảy ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.

Điều kiện để được ghi tên vào danh sách cử tri bỏ phiếu bãi nhiệm theo quy định tại Điều 2 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

5- Biên bản kiểm phiếu của Tổ công tác bãi nhiệm làm thành ba bản có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký, gửi Ban tổ chức bãi nhiệm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Căn cứ vào biên bản kiểm phiếu của các Tổ công tác bãi nhiệm, Ban tổ chức bãi nhiệm làm biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm. Phải có quá nửa tổng số cử tri ghi tên trong danh sách bỏ phiếu bãi nhiệm đi bỏ phiếu thì việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân mới có giá trị và phải có quá nửa số phiếu tán thành bãi nhiệm thì đại biểu Hội đồng nhân dân đó mới bị bãi nhiệm.

Ban tổ chức bãi nhiệm công bố kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm chậm nhất là ba ngày sau ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.

Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm của Ban tổ chức bãi nhiệm làm thành năm bản có chữ ký của Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Thư ký, gửi Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Nếu là cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì biên bản được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính Phủ;

6- Kinh phí tổ chức việc bỏ phiếu bãi nhiệm do ngân sách địa phương đài thọ.

Điều 61

Trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì thông báo cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân trước khi ra quyết định khởi tố. Đại biểu Hội đồng nhân dân bị khởi tố thì Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ làm nhiệm vụ đại biểu. Đại biểu trở lại làm nhiệm vụ đại biểu khi cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc khởi tố đối với đại biểu hoặc sau khi xét xử mà không bị Toà án kết án.

Đại biểu Hội đồng nhân dân phạm tội bị Toà án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân.

Toà án đã xét xử việc phạm tội của đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gửi bản sao bản án hoặc trích lục bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án mình đến Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì gửi Chủ tịch Hội đồng nhân dân và thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp biết.

Thường trực Hội đồng nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân báo cáo với Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất việc đại biểu Hội đồng nhân dân đó bị mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp phối hợp với Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thông báo để cử tri ở đơn vị nơi bầu ra đại biểu biết.

Điều 62

Trong trường hợp Hội đồng nhân dân gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân thì bị Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp giải tán; đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải tán.

Việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã được tiến hành theo trình tự sau đây:

1- Thường trực Hội đồng nhân phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trình ra Hội đồng nhân dân cấp mình xem xét, quyết định việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;

2- Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng ban pháp chế của Hội đồng nhân dân báo cáo thẩm tra về tờ trình của Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân về việc xem xét giải tán Hội đồng nhân dân;

3- Hội đồng nhân dân thảo luận và thông qua nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân.

Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.

Việc xem xét, quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Khi Hội đồng nhân dân bị giải tán thì các đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 63

Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, ở cấp xã thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 64

Quy chế này thay bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 05 tháng 5 năm 1990. Các quy định và hướng dẫn trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
No. 301-NQ/UBTVQH
Hanoi ,June 25,1996
 
ORDINANCE
ON THE CONCRETE TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COUNCIL AND PEOPLE’S COMMITTEE AT EACH LEVEL
Proceeding from Article 91 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Proceeding from the Law on Organization of the People’s Councils and People’s Committees (amended);
Proceeding from the Resolution of the IXth National Assembly, 8th Session, on legislative work;
This Ordinance provides for the concrete tasks and powers of the People’s Council and People’s Committee at each level,
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The People’s Council is the State organ of power in the locality representing the will, aspiration and right to mastery of the people. It is elected by the local people, takes responsibility before the local people and the higher State organs.
The People’s Council performs its tasks and powers as prescribed by the Constitution and the Law on Organization of the People’s Councils and the People’s Committees (amended) and other prescriptions of law and the concrete tasks and powers defined in this Ordinance.
Article 2.- The People’s Committee which is elected by the People’s Council is the executive organ of the People’s Council, the administrative organ of the State in the locality. It takes responsibility for the implementation of the Constitution, law and the other documents of the higher State organs and the resolutions of the People’s Council of the same level.
The People’s Committee performs its tasks and powers as provided for in the Constitution and the Law on Organization of the People’s Councils and People’s Committees (amended) and other prescriptions of law and the concrete tasks and powers defined in this Ordinance.
Article 3.- The People’s Council and the People’s Committee are organized and operate according to the principle of democratic centralism.
The People’s Council and the People’s Committee are answerable to the local people and the higher State organ. They manage the locality according to the Constitution, law and the documents of the higher State organs, ensure the unified leadership of the central level, develop the right to mastery of the people, strengthen socialist legislation, prevent and fight against all manifestations of bureaucracy, irresponsibility, arrogance, authoritarianism, corruption, wastefulness and other negative manifestations in the State agencies and officials and public servants and in the local administrative apparatus, take the initiative to perform in a creative manner the assigned tasks and powers, build and develop the locality in all fields in service of the practical interests of the people.
The People’s Council shall issue resolutions when it takes decision on questions pertaining to its tasks and powers; with regard to the resolutions concerning questions under the jurisdiction of the higher level, it must submit them to the higher level for ratification before their implementation. In the framework of its tasks and powers prescribed by law, the People�s Committee shall issue decisions or directives and organize and control their implementation.
Article 4.- In their activities, the People’s Council, its Standing Committee, the People’s Committee and the commissions of the People’s Council at the provincial and district levels, the People’s Council, the Chairman and Vice Chairman of the People’s Council and the People’s Committee at the commune level and the deputies to the People’s Council shall closely coordinate with the Vietnam Fatherland Front and its member organizations and other social organizations to care for and protect the legitimate interests of the people, and motivate them to join in the State management and the realization of the obligations toward the State.
Chapter II
TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COUNCIL AND PEOPLE�S COMMITTEE IN THE PROVINCES AND CITIES DIRECTLY UNDER THE CENTRAL GOVERNMENT
Section 1. TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COUNCIL IN THE PROVINCES AND CITIES DIRECTLY UNDER THE CENTRAL GOVERNMENT
Article 5.- In the economic field, the People’s Councils in the provinces shall:
1. Decide the long-term and annual plans for socio-economic development of the locality according to the general plan already ratified by the competent level; the undertakings and measures aimed at developing all potentials of the economic sectors in the locality, ensuring autonomy in production and business of the economic establishments as prescribed by law;
Adopt projects to encourage the development of agriculture, forestry, fisheries, industry, small industries and handicrafts; and projects of economic restructuring;
Adopt the policy of developing production, business, trade, tourism and services in the locality;
Adopt policies and measures on building and developing the economic structure, the various economic sectors, with emphasis on developing the State economy; building and developing the cooperatives in the locality;
Adopt policies of developing and planning the exploitation and protecting the systems of water conservancy and transport and other constructions in the localities as provided for by law;
Adopt the general plan for rural and urban development for the competent People’s Committee of the same level to submit to the competent level for ratification;
2. Draft and allocate the local budget; adopt the local budget statement of accounts, policies and measures to use the local budget; to readjust the local budget when necessary; to collect charges, fees and surcharges and other contributions of the people as prescribed by law; to assign powers to invest in the construction of the socio-economic infrastructural works in the locality;
3. Adopt policies and measures on labor and population distribution in the locality;
4. Adopt the general plan and plan for use of land as prescribed by law; measures for management and use of land, forests and mountains, rivers and lakes, water, subsoil and maritime resources, and protect other natural resources in the locality as prescribed by law;
5. Take measures to carry out the policy on thriftiness in State management activities, in production, business and consumption, and to fight against corruption and smuggling.
Article 6.- In the domain of culture, education, social affairs and life, the provincial People�s Council shall:
1. Decide policies and measures to develop culture, literature and arts, physical training and sports, radio broadcasting, television; to educate the youth, protect, care for and educate youngsters and children in the locality;
2. Adopt policies and measures to develop education and training; ensure the necessary material bases and conditions for the activities in education and training in the locality;
Take measures to protect, repair and preserve the historical and cultural relics and beautiful landscapes in the locality;
Adopt policies and measures to build a civilized life style and cultured families, to carry out education about the fine ethical traditions and the fine customs and habits of the nation; to prevent and fight against social evils and other unhealthy manifestations in the social life in the locality;
3. Adopt policies and measures to use the labor force, to create jobs and improve the working and living conditions of the working people; to improve the life of the people in the locality;
4. Adopt policies and measures to protect the health of the people, to protect and care for the aged persons, mothers and children; measures to carry out the population policy and family planning; to develop the health service in the locality and to prevent and fight against epidemics;
5. To adopt policies and measures to carry out the policy of preferential treatment , to care for and assist war invalids and diseased armymen, the families of fallen heroes, the persons and families who have done meritorious services to the country; and measures to carry out the policy on social insurance and social relief.
Article 7.- In the domain of science, technology and environment, the provincial People�s Council shall:
1. Adopt policies and measures to encourage research and innovations to improve techniques, and apply scientific and technological advances in service of production and life in the locality;
2. Adopt policies and measures to protect and improve the environment; to prevent and fight against natural calamities, storms and floods, and overcome their consequences; to fight against environmental deterioration and pollution, and environmental accidents in the locality as prescribed by law;
3. Adopt measures to implement the provisions of law on measurements and product quality, prevent the production and circulation of faked commodities in the locality, to protect the interests of consumers.
Article 8.- In the domain of defense, security, social order and safety the provincial People�s Council shall:
1. Adopt measures to carry out the task of building the armed forces and national defense of the entire people, to combine defense with economy and economy with defense, to ensure the enforcement of the military service regime, the task of on-spot supply to the army, the task of building the reserve force, the policy of the rear toward the army, and the policies toward the people�s armed forces in the locality;
2. Adopt measures to carry out the task of preserving security, order and social safety, to prevent and fight against crime and other law-breaking acts in the locality.
Article 9.- In the implementation of the policies on nationalities and religions, the provincial People’s Council shall:
1. Adopt measures to ensure the implementation of the policies on nationalities, improve the material and spiritual life and raise the cultural standard of the people of all ethnic communities, ensure the equality among the ethnic communities, and preserve and strengthen the solidarity and mutual assistance among the different ethnic groups in the locality;
2. Adopt measures to realize the policy on religions, the equality of the religions before law, the freedom of belief and religion, the right of citizens in the locality to adopt or not to adopt a religion as prescribed by law.
Article 10.- In the domain of law enforcement, the provincial People’s Council shall:
1. Adopt measures to ensure the implementation of the Constitution, law, and the documents of the higher State organ in the State agencies, politico-social organizations, social organizations, economic organizations, People’s armed forces units and all other citizens in the locality;
2. Adopt measures to protect the life, properties, freedom, honor, dignity and other legitimate rights and interests of citizens;
3. Adopt measures to protect the properties and interests of the State and protect the properties of the politico-social organizations, social organizations and economic organizations in the locality;
4. Adopt measures to ensure the settlement of complaints, denunciations and petitions of citizens as prescribed by law.
Article 11.- In the domain of building the local administration and managing the administrative boundary of the locality, the provincial People’s Council shall:
1. Elect, relieve or dismiss from office the Chairman, Vice-Chairmen of the People’s Council, the President and Vice Presidents and other members of the People’s Committee, the Heads and other members of the commissions of the People’s Council; elect, relieve or dismiss from office the People’s Assessors of the People’s Court of the same level as prescribed by law;
2. Dismiss the deputies to the People’s Council and accept their resignation as prescribed by law;
3. Revoke the wrong decisions of the People’s Committee of the same level; revoke or request the modification of the wrong decisions of the People’s Council of the immediate lower level;
4. Decide to dissolve the People’s Council of the immediate lower level if the latter causes serious damage to the interests of the people and submit the decision to the Standing Committee of the National Assembly for ratification before implementing it; ratify the resolutions of the People’s Council of the district level on the dissolution of the People’s Council of the commune level if the latter causes serious damage to the interests of the people;
5. Adopt the plan for delimitation and readjustment of the land boundaries among the administrative units at the district and commune levels, and submit them to the Government for consideration and decision; adopt the plans for delimitation and readjustment of the land boundaries of the administrative units of the province and request the Government to submit them to the National Assembly for consideration and decision;
6. Decide to name and rename roads, streets, squares and other public constructions and the administrative and non-business units in the province as provided for by the Government.
Article 12.- In its supervisory activities, the provincial People’s Council shall:
1. Supervise the activities of the Standing Committee of the People’s Council, the People�s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy of the same level; supervise the implementation of the resolutions of the People’s Council in the spheres defined in Articles 5, 6, 7, 8, 9, 10 and 11 of this Ordinance;
Supervise the observance of law by the State organs and the politico-social organizations, social organizations, economic organizations and units of the People’s Armed Forces and all other citizens in the locality;
2. Examine the reports of the Standing Committee of the People’s Council and People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procuracy of the same level; examine the answers to the questions by the questioned as provided for in Article 24 of the Law on Organization of the People’s Councils and People’s Committees (amended);
3. In case of necessity, assign to the Standing Committee of the People’s Council, its commissions and deputies the task of assisting the People’s Council supervising the enforcement of law and the implementation of the resolutions of the People’s Council of the same level and report it to the People’s Council at its nearest session;
In the course of its supervisory work, the Standing Committee of the People’s Council and its commissions, the deputies to the People’s Council are entitled to request the State organs, the politico-social organizations, social organizations and economic organizations to supply the necessary documents and information; upon detection of any irregularities, it has the right to ask these agencies and organizations to examine the questions and settle them according to their authority.
The concerned agencies and organizations shall have to create conditions for the People’s Council, the Standing Committee of the People’s Council, the commissions of the People’s Council and the deputies to the People’s Council to discharge their supervisory tasks and powers as prescribed by law.
Article 13.- The People’s Council of the cities directly under the Central Government shall discharge their tasks and powers as prescribed in Articles 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of this Ordinance. In addition it shall:
1. Adopt measures to bring into play the role of an economic and social center of a major urban center in its relations with the localities in the area, region and the whole country according to the allocation of responsibilities by the Government;
2. Adopt the plan of building the urban infrastructure, draw up the general plan of urban construction and development, and submit it to the Government for ratification;
3. Adopt measures to ensure public order and traffic order, and to protect the environment and the urban landscapes;
4. Adopt measures to administer the population in the city and organize their life.
Section 2. TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COMMITTEE OF THE PROVINCES AND CITIES DIRECTLY UNDER THE CENTRAL GOVERNMENT
Article 14.- Concerning planning, budget and finance, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To draw up long-term and annual plans for socio-economic development of the province and submit it to the People’s Council for approval before submitting it to the Government for ratification; to organize and direct the implementation of these plans;
To take part with the various ministries and branches at the central level in the delimitation of economic zones, in the elaboration of the programs and projects of the ministries and branches at the central level within the boundary of the province; to organize and control the implementation of the tasks under the assigned programs and projects;
2. Concerning the budget, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
a/ To draw up the plan and project of allocation of the local budget, the plan for readjustment of the local budget in case of necessity and submit these plans to the People’s Council of the same level for decision and report them to the State administrative and financial agencies of the immediate higher level;
b/ To make the statement of accounts of the local budget and submit it to the People’s Council of the same level for ratification and report it to the State administrative and financial agencies of the immediate higher level;
c/ To draw up the plan for collection of charges, fees and surcharges and other contributions of the people as prescribed by law; to draw up the plan for the assignment of responsibilities in the investment on the economic and social infrastructural works in the locality and submit it to the People’s Council of the same level for decision; to organize and direct its implementation after the plan has been adopted;
d/ To check the resolutions of the People’s Council of the lower level about the budget plan and the budget statement of accounts;
e/ Basing itself on the resolution of the People’s Council of the same level, to assign the task of budget revenues and expenditures to each dependent agency and unit, the revenue and expenditure task and the supplementary allocations to the lower level budgets.
f/ To organize the use of the local budget; to assure the right allocation of budgets to each domain in the locality;
g/ To coordinate with the State organ of the higher level in the management of the State budget in each domain in the territory;
h/ To report on the State budget as prescribed by law;
3. To direct and inspect the tax agency and the agency assigned by the State to collect budget revenues in the locality; to assure correct collection, full and timely remittance to the budget as prescribed by law;
4. To establish the financial reserve fund as prescribed by law for submission to the People’s Council of the same level and report it to the State agency of the higher level.
Article 15.- Concerning agriculture, forestry, fisheries, water conservancy and land, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To draw up, organize and implement the general plan, the plan for development of agriculture, forestry, fisheries and water conservancy on the basis of the unified plan of the central government; to draw up and organize the carrying out of the programs of promotion of agriculture, forestry and fisheries; to organize and guide the arrangement of the cultivation seasons, the structure of plants, domestic animals, the technique of intensive farming, rotation of crops and inter-cropping in the territory of the province;
2. To anticipate, forecast and implement measures to prevent and eradicate crop and animal insects and pests;
3. To guide the implementation and control the production and use of plant and animal strains and food, medicines against crop pests, fertilizers, veterinary medicaments and biological products in service of agriculture;
4. To draw up the general plan and the plan for the use of land in the province and submit the plan to the People’s Council of the same level for ratification before submitting it to the Government for approval; to ratify the general plan and plan for use of land drawn up by the People’s Committee of the immediate lower level; to decide on the allotment, retrieval, leasing of land and the settlement of the land disputes, to supervise the use of land and carry out other tasks as prescribed by law;
5. To guide, direct and control the afforestation work and the protection of headwater forests, special-purpose forests, and protection of forests according to the general plan, organize the exploitation of forests as prescribed by the Government; to organize the raising, planting, fishing, processing and protection of the aquatic and maritime resources;
6. To draw up and organize the implementation of the water conservancy plan; to manage the exploitation and protection of the water resources, the exploitation and protection of medium and small water conservancy works; to manage and protect the system of dykes, the projects to prevent and fight against floods; to directly organize and mobilize and command the fight against storms and floods in the territory of the province as prescribed by law.
Article 16.- With regard to industry, small industries and handicrafts, the provincial People�s Committee has the following tasks and powers:
1. To work out the general plan and the plan for the development of industry, small industries and handicrafts in the province;
2. To take part in elaborating the projects on industrial production of the center and the economic areas related to the province; to perform its tasks as assigned by the Government with regard to the programs and projects of industrial development, building and developing the industrial zones and export processing zones;
3. To develop establishments for processing agricultural, forestry, aquacultural and maritime products and other industrial establishments;
4. To direct the building and development of the industrial, trade, service and tourist agglomerations in the towns and cities in the province and the townships;
5. To develop the trades, occupations and traditional craft villages in the territory of the province ;
6. To exercise State management over the units of industrial, small industries and handicraft production in the provincial territory under its jurisdiction;
7. To organize the protection of mineral resources which remain untapped in the locality; to organize and control the full exploitation of the natural resources in the locality.
Article 17.- With regard to communications and transport, the provincial People�s Committee has the following tasks and powers:
1. To guide and control the elaboration and implementation of the general plan, plans of communications and transport in the province in line with the general scheme for the development and the general program for communications and transport of the Central Government;
2. To organize the management of the urban transport facilities in the land roads and water ways in the locality according to provisions of law;
3. To organize the technical control over the safety of the various kinds of mechanized means of transport by land and water; to issue circulation permits and driving licenses as prescribed by law;
4. To organize and direct the inspection and protection of the transport facilities and traffic safety in the territory of the province; to direct the district and commune administration in the protection of the transport projects assigned to their management.
Article 18.- Concerning the urban development construction and management, the provincial People�s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize the elaboration of, to submit for approval or to approve according to its competence, the general plan on urban construction, the building of rural population centers in the territory of the province; to manage the architecture, building and construction land according to the general plan already approved;
2. To manage the investments in and the exploitation and use of the technical infrastructural works in the urban areas and the rural population centers;
3. To approve the investment plans and projects of the construction under its jurisdiction; to manage the construction work in the provincial territory; to issue construction qualification certificates and construction permits;
4. To manage the implementation of the policies on dwelling houses and residential land; to manage the housing fund under State ownership assigned by the Government;
5. To draw up the general plan and plans for the development of building materials; to manage the exploitation and production and trading in building materials in the provincial territory according to its competence.
Article 19.- Concerning trade, service and tourism, the provincial People�s Committee has the following tasks and powers:
1. To draw up the general plan for the development of the business and trade network and the plan for the development of tourism; to join in international cooperation in trade, service and tourism when permitted by the Government;
2. To organize the management of export and import as prescribed by law; to direct market management work;
3. To lay down the regulations on safety and hygiene in trade activities within the confine of the province;
4. To guide and arrange the trade, service and tourist network in the provincial territory;
5. To issue and withdraw permits in the business of tourism, tourist areas, tourist sites, hotels, inland traveling in the province according to Government regulations;
6. To organize the inspection and control of the implementation of the State regulations on trade, service and tourist activities.
Article 20.- Concerning education and training, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To direct and organize the implementation of the plan on development of education and training; to ensure the material conditions for the professional activities in education and training;
2. To directly manage the teachers’ training colleges, the vocational secondary schools, the general secondary schools, the complementary education schools; to train and foster the contingent of teachers in the province up to the teachers� training college level;
To exercise State management over the various forms of schools and classes assigned to it in the provincial territory; to allow the establishment of the semi-public and people-founded schools according to government regulations;
3. To manage the observance of the criteria for teachers, the exams regulations and the granting of diplomas as prescribed by law;
4. To supervise and inspect the work of education and training in the provincial territory as prescribed by the Ministry of Education and Training.
Article 21.- Concerning culture, information, physical training and sports, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To draw up and organize the execution of the programs of development of culture, information, physical training and sports in the province;
2. To direct the protection, repair and preservation of the historical and cultural relics and the beautiful landscapes, the other cultural and artistic works according to its competence; to guide the building of a civilized lifestyle and cultured families; to organize the physical culture and sport competitions and art festivals in the locality;
3. To exercise State management over the cultural, information, advertisement, press, publication, physical culture and sport activities as prescribed by law;
4. To organize and manage the non-business units operating in the domain of culture, physical training, sport, radio and television of the province;
5. To organize or be empowered to organize national or international exhibitions, fairs and cultural, physical culture and sport activities in the provincial territory;
6. To inspect and prevent the trading and circulation of reactionary or depraved books and newspapers and cultural products as prescribed by law.
Article 22.- On social affairs and life, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To direct the execution of plans and measures to protect the health of the people, protect and care for the aged persons, mothers and children, to carry out the population policy and the policy on family planning; to manage the activities of the healthcare units under the provincial jurisdiction; to grant operating permits for private medical and pharmaceutical businesses;
2. To carry out the plan and measures on the use of the labor force, to settle unemployment and conduct population redistribution on the provincial scale;
3. To carry out the policies of preferential treatment toward, care and assistance to the war invalids, diseased armymen, the families of fallen heroes and the persons and families who have made meritorious services to the country; to carry out the policy of labor protection, social insurance and social relief;
4. To organize and direct the implementation of the policy of eradicating famine and alleviating poverty, improving the life of the population; to guide the charitable and humanitarian activities; to prevent and fight against social evils; to prevent and fight against epidemics in the locality.
Article 23.- Concerning science, technology and the environment, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize and direct the use of measures to encourage research and innovation to improve techniques and apply scientific and technological advances in service of production and life in the locality;
2. To carry out concrete tasks and plans for the development of science technology and environmental protection in the locality;
3. To manage the programs and projects on scientific research at the provincial level or assigned by the higher level;
4. To manage the activities in technology transfer, to take part in State expertise of technology with regard to the important investment projects in the locality;
5. To direct and organize the protection and improvement of the environment; to prevent and fight against natural calamities, storms and floods, environmental deterioration and pollution and to overcome their consequences; and to determine the responsibility of each organization and individual to handle the environmental issue as prescribed by law;
6. To inspect the implementation of the provisions of law on measurement criteria and product quality; to make public the criteria of commodities quality of the production establishments in the locality; to prevent the production and circulation of faked goods in the locality, to protect the interests of consumers;
7. To direct the inspection of the implementation of policies and laws on science, technology and environmental protection by the organizations and individuals in the locality.
Article 24.- Concerning national defense, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize the execution of measures to build the armed forces and national defense by the entire people; to direct the education of the tasks of the national defense by the entire people among the population and in the schools in the locality;
2. To organize and direct the implementation of the plans of building the province into a firm defense area; to direct the building of the forces and combat activities of the local army and militia and self defense forces; to direct the implementation of the Law on Military Service and the recruitment for the army; to build the reserve forces when the need to defend the Fatherland arises, to meet the demand of the locality and the whole country in all circumstances as prescribed by the Government;
3. To carry out the on-spot supply for the army, the policies of the rear toward the army and the policies toward the people’s armed forces in the locality;
4. To direct and organize the combination of defense with economy and economy with defense; to manage and protect the defense works and the military areas in the provincial territory.
Article 25.- Concerning public security and order and social safety, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To assure political security, and social order and safety, to build the people’s security forces; to direct the prevention and fight against crime, corruption and smuggling; to protect State secrets and build the mass movement to ensure public security and order and social safety;
2. To direct, control and manage the transportation and use of weapons, explosives, inflammable, toxic and radio-active substances; to manage the special businesses as prescribed by law;
3. To direct and inspect the observance of the regulations on the control of residence registration, management of the stay and movement of foreigners in the locality;
4. To organize and inspect the observance of the rules, regulations and measures against fires, fire fighting, and the assurance of traffic security and order, and public security and social safety.
Article 26.- On the implementation of the policies on nationalities and the policy on religion, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize, direct and inspect law enforcement and the policy on nationalities; to organize and direct the implementation of measures to ensure conditions to improve the material and spiritual life and raise the cultural standard of the people of ethnic minorities and the people in the remote areas, areas lying deep in the hinterland and areas still facing many difficulties;
2. To ensure the realization of equality among nationalities, to preserve and strengthen the solidarity and mutual aid among the different ethnic groups in the locality;
3. To draw up and organize the implementation of the programs and projects of the province toward the areas of ethnic minorities, the remote areas, areas lying deep in the hinterland and areas still facing many difficulties;
4. To organize and direct the implementation of the policy on religion, the equality among religions before law; the freedom of belief and religion of the local people; to examine and settle the proposal for the repair of the worshipping and religious buildings of the local people as prescribed by law; to combat all acts of encroachment upon the freedom of belief and religion as well as all acts of misusing belief and religion to act counter to law and the policies of the State.
Article 27.- Concerning law enforcement, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. Basing itself on the documents of the State agency of the higher level and the resolutions of the People’s Council of the same level, to issue decisions and instructions and organize and check their implementation, to ensure that these documents do not contravene the Constitution, law and the documents of the State agencies of the higher level;
2. To carry out the wide popularization and education of law; to organize ,direct and inspect the observance of the Constitution, law and the documents of State agencies of the higher level and the resolutions of the People’s Council of the same level among the State agencies, politico-social organizations, social organizations, economic organizations, people’s armed forces units and citizens in the locality;
3. To organize and direct the implementation of measures to protect the properties of the State, politico-social organizations, social organizations and economic organizations, to protect the life, freedom, honor, dignity, properties and other legitimate rights and interests of citizens;
4. To organize and direct State inspection, to organize the reception of the people and the settlement of complaints, denunciations and petitions of citizens as prescribed by law;
5. To organize and direct the execution of verdicts in the locality as prescribed by law;
6. To organize and direct the management of residence registration, to carry out notarization and juridical expertise and management of the lawyers’ association and legal consultancy as prescribed by law;
7. To decide the handling of administrative violations as prescribed by law.
Article 28.- Concerning the building of the administration, the State management over the economic organizations, social organizations and the management of the boundary of administrative units, the provincial People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize and direct the election to the National Assembly and the People’s Councils as prescribed by law;
2. To draw up the annual plans for the distribution of the administrative and non-business payrolls in the province; to manage the organization, personnel, labor and wages according to the assignment of responsibilities by the Government;
To organize the training and retraining of the contingent of public servants and officials of the commune level, raise the knowledge in State management for the deputies to the People’s Councils of the district and commune levels as guided by the Government;
To conduct the commendation and the implementation of the policies and regimes toward the officials and State employees as prescribed by law;
3. To set up, merge, dissolve, appoint and assign concrete powers to the specialized agencies and non-business organizations under the People’s Committee as prescribed by the Government; to direct and manage the organization and payrolls of these agencies and organizations;
4. To carry out State management toward these agencies and units of the central level located in the provincial territory;
5. To allow the establishment, dissolution and equitization of the State enterprises according to the assignment of responsibilities by the Government; to grant and revoke the permits to establish private enterprises, companies with limited liabilities and stock companies; to allow the economic organizations in the country to set up representative offices and branches to operate in the provincial territory as prescribed by law;
6. To allow the founding of associations and non-governmental organizations as prescribed by law; to manage, guide and inspect the founding and activities of these organizations as prescribed by law;
7. To draw up the plan for the delimitation and adjustment of the boundaries of administrative units of the district and commune levels and submit the plans to the People’s Council of the same level for approval before submitting them to the higher authority for consideration and decision; to draw up the plans for the delimitation of the boundaries of the administrative units of the provincial level and submit them to the People�s Council of the same level for approval before requesting the Government to submit them to the National Assembly for consideration and decision;
8. To manage the dossiers, boundary posts, landmarks and maps of the administrative territory of the province and of the administrative units in the province as prescribed by law;
9. To submit to the People’s Council for decision the naming, renaming of the streets, squares and public utility constructions and the administrative and non-business units in the province as prescribed by the Government.
Article 29.- The People’s Committee of the cities directly under the Central Government shall have to perform the tasks and powers as defined in Articles 14, 15 ,16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, and 28 of this Ordinance and also the following tasks and powers:
1. To organize the implementation of measures to develop the role of a major urban center as the economic and social center in its relations with the localities in the area, the region and the whole country according to the assignment of responsibilities by the Government;
2. To direct and organize the implementation of the plans for building the urban infrastructural works; to draw up the overall plan on urban construction and development and submit it to the People’s Council of the same level for approval before submitting it to the Government for ratification;
3. To implement policies and measures to create the financial sources, to raise capital for urban development; to build and exert unified management of the urban technical infrastructure as prescribed by law;
4. To directly manage the urban land fund, the use of the capital derived from this fund in service of the construction of the urban technical infrastructure as prescribed by law;
5. To manage the urban houses; to manage the real estate business, to use the capital derived from the dwelling house fund under State ownership in the city to develop housing in the urban centers; to inspect the observance of law in the dwelling house construction in urban centers;
6. To guide and arrange the urban trade and service network;
7. To draw up the plan and take measures to provide jobs, to prevent and fight against social evils in the urban centers as prescribed by law;
8. To organize and direct the use of measures to manage the population in the city and the organization of life of the urban population;
9. To organize and direct the task of ensuring public order, traffic order and the protection of the environment and landscapes in the urban centers.
Article 30.- In its relations with foreign countries, the People’s Committee of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to perform a number of activities as assigned and directed in a unified manner by the Government.
Chapter III
TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COUNCIL AND PEOPLE’S COMMITTEE OF A DISTRICT OR TOWN OR CITY UNDER THE JURISDICTION OF A PROVINCE
Section 1. TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COUNCIL OF A DISTRICT OR TOWN OR CITY UNDER THE JURISDICTION OF A PROVINCE
Article 31.- In the economic domain, the district People’s Council shall:
1. Decide the annual plan for socio-economic development of the locality according to the general plan already ratified by the competent agency; adopt policies and measures to bring into full play the potentials of all economic sectors in the locality, ensure the autonomy in production and business of the economic establishments as prescribed by law;
2. To draft and allocate the local budget; to ratify the budget statement of accounts of the locality; adopt policies and measures to execute the local budget; readjust the draft budget of the locality when necessary;
3. To adopt measures to distribute the labor force and population in the locality;
4. To adopt measures to ensure the fulfillment of the programs for promotion of agriculture, forestry and fisheries and development of industry, small industries and handicrafts;
5. To adopt policies and measures to build and develop the cooperatives in the locality;
6. To draw up the general plans and the plan on the use and management of land as prescribed by the land legislation.
7. To draw up the general plan for water conservancy and take measures to protect the dykes and other water conservancy works, to protect the forests as prescribed by law;
8. To draw up the general plan for the development of the communes and townships and the transport network of the district;
9. To take measures to carry out the policy of thriftiness in State management activities and to fight against corruption and smuggling.
Article 32.- Concerning culture, education, social affairs and the people�s life, the district People�s Council shall decide:
1. Measures to develop culture, literature and arts, education, medical care, physical culture, sports and radio broadcasting as ratified by the competent authority;
2. Measures to educate the youth, protect, care for and educate youngsters and children; to build a civilized way of life and cultured families, to carry out education about the fine ethical traditions, to preserve the fine customs and habits of the nation, to prevent and combat social evils and other unhealthy manifestations in social life in the locality;
3. Measures to protect and care for the people’s health, to prevent and fight against diseases and epidemics, to care for the old persons, invalids, helpless orphans, mothers and children; to carry out the population policy and family planning;
4. Measures to carry out the policy of preferential treatment, care and assistance to the war invalids and diseased armymen, the families of fallen heroes, the persons and families who have done meritorious services to the country; measures to carry out the policy of social insurance, social relief, to eradicate famine and alleviate poverty;
5. Measures to preserve, maintain and repair the cultural and artistic works , historical and cultural relics and beautiful landscapes as assigned by the provincial authorities.
Article 33.- In the domain of science, technology and the environment, the district People’s Council shall decide:
1. Measures to apply scientific and technological advances, develop the innovations to improve techniques in service of production and the people�s life in the locality;
2. Measures to protect and improve the environment in the locality as prescribed by law; measures to prevent and fight against natural calamities, storms and floods, and overcome their consequences;
3. Measures to implement the regulations of law about the criteria of measurement and product quality, prevent the production and circulation of faked goods in the locality, protect the interests of consumers.
Article 34.- In the domain of national defense, public security and order and social safety, the district People’s Council shall decide:
1. Measures to carry out the task of building the armed forces and the national defense of the entire people, ensure the enforcement of the military service regime, build the reserve forces, carry out the tasks of on-the-spot supply for the army, the policies regarding the rear of the army and the policies regarding the people’s armed forces in the locality; measures to combine defense with economy and economy with defense;
2. Measures to carry out the task of preserving public secutity and order and social safety, measures to prevent and combat crime and other law breaking acts in the locality.
Article 35.- In the carrying out of the policy on nationalities and the policy on religion, the district People’s Council shall decide:
1. The tasks of implementing the programs and projects on socio economic development of the province with regard to the areas inhabited by ethnic minorities, the remote regions, areas lying deep in the hinterland and areas still meeting with many difficulties.
2. Measures to ensure the implementation of the policies on nationalities and the policy on religion as prescribed by law;
Article 36.- In the domain of law enforcement, the district People’s Council shall decide:
1. Measures to ensure the implementation of the Constitution, laws and the documents of the higher State agencies, the politico-social organizations, social organizations, economic organizations, people’s armed forces units and citizens in the locality;
2. Measures to protect the life, property, freedom, honor, dignity and the other legitimate rights and interests of citizens;
3. Measures to protect the properties and interests of the State, protect the properties of the politico-social organizations, social organizations and economic organizations in the locality;
4. Measures to ensure the settlement of complaints, denunciations and petitions of citizens as prescribed by law.
Article 37.- In the domain of building the local administration and managing the administrative boundary, the district People’s Council shall:
1. Elect, relieve from office or dismiss the Chairman and Vice-Chairmen of the People’s Council, the President, Vice-Presidents and other members of the People’s Committee, the Heads of commissions and other members of the commissions of the People’s Council; elect, relieve from office or dismiss the People’s Assessor of the People’s Court of the same level as prescribed by law;
2. Dismiss the deputies to the People’s Council, accept the resignation from office of deputies to the People�s Council of the same level as prescribed by law;
3. Abrogate the wrong decisions of the People’s Committee of the same level; abrogate or ask modifications to the wrong resolutions of the People’s Council of the immediate lower level;
4. Decide to dissolve the People’s Council of the lower level in case the latter causes serious damage to the interests of the people, and submit the decision to the provincial People’s Council for approval before it takes effect;
5. Adopt the plan for delimitation and readjustment of the boundaries of the administrative units in the locality and submit the plan to the higher level for consideration and decision.
Article 38.- In the supervisory activities, the district People’s Council shall:
1. Supervise the activities of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee, the People’s Court and the People’s Procurate of the same level; supervise the implementation of the resolutions of the People’s Council in the domains defined in Articles 31, 32, 33, 34, 35, 36 and 37 of this Ordinance;
Supervise the observance of law by the State agencies, the politico-social organizations, social organizations, economic organizations, people’s armed forces units and citizens in the locality;
2. Examine the reports of the Standing Committee of the People’s Council, the People’s Committee, the People’s Court, the People’s Procurate of the same level; examine the answers to the questions of the questioned persons as provided for in Article 24 of the Law on Organization of the People’s Councils and People’s Committees (amended);
3. When necessary, it shall ask the Standing Committee of the People’s Council, the commissions of the Council and its deputies to help the Council to supervise the enforcement of law, the resolutions of the People’s Council of the same level and report it to the People’s Council at the nearest session;
In the process of supervision, the Standing Committee of the People’s Council, its commissions and deputies are entitled to ask the State agencies, politico-social organizations, social organizations and economic organizations of the same level to provide necessary documents and information; when irregularities are detected, it is entitled to ask these agencies and organizations to examine and settle according to their competence.
The concerned competent agencies and organizations shall have to create conditions for the People’s Council, its Standing Committee and commissions and deputies to carry out the tasks and powers of supervision as prescribed by law.
Article 39.- The district People’s Council on the offshore islands shall carry out the tasks and powers as defined in Articles 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 and 38 of this Ordinance and also the following tasks and powers:
1. To decide measures to build and develop the district in all fields; measures to administer and defend the islands and sea areas as prescribed by law;
2. To decide measures to organize life for the population of the district;
3. To perform other tasks and powers as prescribed by the Government.
Article 40.- The district People�s Council shall perform the tasks and powers as defined in Articles 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 and 38 of this Ordinance and decide measures to ensure unified implementation of the socio-economic development plan and the general urban plan of the city.
Article 41.- The People’s Council of the town or city under provincial jurisdiction shall perform the tasks and powers as defined in Articles 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 and 38 of this Ordinance and also the following tasks and powers:
1. To adopt the overall plan on urban construction and development of the towns and cities in the province on the basis of the general plan of the province and submit it to the higher People�s Committee for ratification;
2. To decide the plan on the construction of the urban infrastructure of the towns and cities in the province;
3. To decide measures to ensure public order, traffic order and protect the environment and landscapes in the towns and cities in the province;
4. To decide measures to manage the urban population and organize the life of the population in the towns and cities in the province.
Section 2. TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COMMITTEE OF A DISTRICT OR TOWN OR CITY UNDER THE JURISDICTION OF A PROVINCE
Article 42.- Concerning planning, budget and finance, the district People’s committee has the following tasks and powers:
1. To work out the annual plan for economic and social development plan and submit it to the People�s Council of the same level for adoption before its ratification by the provincial People�s Committee; to organize the implementation of this plan;
2. On the budget, the district People’s Committee shall:
a/ Work out the draft budget and the plan for allocation of the local budget, the plan for readjustment of the local budget in case of necessity to submit to the People’s Council of the same level for decision and report it to the immediate higher State administrative and financial agencies;
b/ To draw up the statement of accounts of the local budget and submit it to the People’s Council of the same level for ratification and report it to the immediate higher State administrative and financial agencies;
c/ To examine the resolutions of the People’s Councils of the communes or townships on the draft budget and budget statement of accounts;
d/ Basing itself on the resolutions of the People’s Council of the same level, to assign the task of budget revenue and expenditures of each dependent agency and unit; the revenue and expenditure task and the additional allocation to the budget of the lower level;
e/ To organize the implementation of the local budget;
f/ To coordinate with the higher State agency in the management of the State budget in the territory of the district;
g/ To report on the State budget as prescribed by law;
3. To ratify the economic and social plans of the communes and townships;
4. To guide and control the People’s Committees of the communes and townships in the elaboration and implementation of their budgets;
5. To direct and control the tax agency and the agency assigned by the State the task of budget revenue in the locality; to ensure right budget collection and full and timely remittance to the budget as prescribed by law.
Article 43.- In the domains of agriculture, forestry, fisheries, water conservancy and land, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To work out and submit to the People’s Council of the same level for adoption the programs of promotion of agriculture, forestry and fisheries on the basis of the programs of the province and organize the implementation of these programs;
2. To direct the People’s Committees of the communes and townships in carrying out measures to restructure the economy in order to develop agriculture, protect the forests, afforest and exploit forest products, develop the various methods and branches of fisheries, in raising and processing aquatic and maritime products as prescribed by the higher level;
3. To work out the general plan and plans for use of land in the locality and submit them to the People’s Council of the same level for approval before submitting them to the provincial People’s Committee for ratification; to ratify the general plan and plans for use of land submitted by the People’s Committees of the communes and townships; to exercise its competence in the allotment and retrieval of land, in leasing land and settling land disputes, to inpect the land and perform other tasks as prescribed by law; to inventorize, check and monitor the use of the land fund in the locality;
4. To work out the general plan for water conservancy; to organize the protection of dykes and medium and small water conservancy projects as prescribed by law; to manage the irrigation system in the district.
Article 44.- In the domain of industry, small industries and handicrafts, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To join the provincial authorities in the elaboration of the general plan and plans for the development of industry, small industries and handicrafts in the district;
2. To build and develop industrial, small industries and handicraft and service establishments in the communes and townships; to develop the establishments for processing agricultural, forestry and aquatic products and other industrial establishments under the guidance of the provincial People’s Committee;
3. To organize and develop traditional craft villages to produce products of value for consumption and export.
Article 45.- Concerning construction and communication and transport, the district People�s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize the elaboration, propose the adoption or adopt according to its jurisdiction the general plan for the building of townships and rural population centers in the district; to manage the implementation of the general plan on construction already ratified;
2. To manage, exploit and use the urban infrastructures, to manage the rural population centers in the district as assigned by the provincial People’s Committee;
3. To manage the construction, issue permits for construction and inspect the implementation of law in construction;
4. To organize the implementation of the policies on housing; to manage residential land and the housing fund under State ownership in the district as assigned by the provincial People’s Committee;
5. To manage the exploitation, production and trade in building materials as assigned by the provincial People’s Committee.
Article 46.- Concerning trade, service and tourism, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To set up and develop the trade, service and tourist network in the locality;
2. To inspect the observance of the regulations on safety and hygiene in commercial activities in the locality;
3. To arrange the trade, service and tourist network and inspect the observance of the State regulations on trade, service and tourism activities in the district.
Article 47.- Concerning culture, education, social affairs and the people�s life, the district People�s Committee has the following tasks and powers:
1. To work out programs and projects for development of culture, education, healthcare, physical culture, sports and radio broadcasting in the district, and organize their implementation after their ratification by the authorized level;
2. To organize the implementation of the regulations of law on the universalization of education, to manage the primary schools, basic secondary schools and job training schools; to set up infant schools; to carry out the policy of socialization of education in the district, to eradicate illiterary; to carry out the prescriptions on the criteria of teachers and the regulations on examinations;
3. To guide and direct the mass cultural, art and literature, physical training and sports movement, and build a civilized lifestyle and cultured families;
4. To manage the public utility works assigned to it; to guide the cultural movement and the activities of the physical training and sport centers; to protect the historical and cultural relics and the beautiful landscapes;
5. To organize the implementation of the plan for healthcare already ratified; to manage the medical centers and stations; to direct and guide the protection of the people�s health, to prevent and fight against epidemics, to protect and care for the old persons, the disabled, helpless orphans, to protect and care for mothers and children; to carry out the policy on population and family planning;
6. To inspect law observance in the activities of the private medical and pharmaceutical establishments, the printing, copying and distribution of printed matters;
7. To organize and direct job training and the settlement of unemployment among the working people; to organize the movement of eradication of famine and alleviation of poverty; to guide the humanitarian and charitable activities;
8. To carry out and guide the implementation of the policies and regime of the State with regard to the war invalids, diseased soldiers, families of fallen heroes, and the persons and families having done meritorious services to the country.
Article 48.- Concerning science, technology and the environment, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To take measures to apply scientific and technological advances in service of production and the people’s life in the locality;
2. To organize the protection of the environment, to prevent and fight against natural calamities, storms and floods and overcome their consequences;
3. To organize the implementation of the prescriptions of law concerning the criteria on measurement and product quality; to inspect the quality of products and commodities in the district; to prevent the production and circulation of faked goods in the locality.
Article 49.- In the domain of national defense, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To launch a mass movement to take part in the building of the armed forces and national defense of the entire people; to carry out the plan of building the district defense zone; to manage the reserve force; to direct the building of the militia and self-defense force and the training of these forces.
2. To organize the implementation of the military service regime; to organize the registration for military service and medical check and recruitment; to decide the recruitment, delivery of the new recruits, the deferment or exemption of military service duty and handle the violations of the miliary service regime as prescribed by law;
3. To carry out the tasks of on-the-spot supply for the army, the policy of the rear toward the army, and the policy toward the people’s armed forces in the locality.
Article 50.- Concerning security, public order and social safety, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize the execution of the task of maintaining public security and order and social safety, to build strong people’s security force, protect the State secrets, prevent and fight against crime, social evils and other law- breaking acts in the locality;
2. To organize and direct the management of the population registration, manage the stay and movement of foreigners in the locality; to carry out and direct the prevention and fight against fires, and ensure traffic order and safety;
3. To educate and mobilize the population to take part in the movement to preserve public security and order and social safety.
Article 51.- On the implementation of the policy on nationalities and the policy on religion, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To conduct wide popularization and education about the policy and law on nationalities and religion; to direct the implementation of the policy on nationalities and the policy on religion in the locality;
2. To organize the execution of the tasks assigned concerning the programs, plans and projects for socio-economic development of the province with regard to the areas inhabited by the ethnic minorities, the remote areas, areas lying deep in the hinterland and the areas still facing many difficulties;
3. To guide and inspect the People’s Committees of the communes and townships in the realization of the policies and measures of the State and the higher authorities aimed at assuring the implementation of the policy on religion, equality of the religions before law, the freedom of belief and religion, the right of citizens in the locality to adopt or not to adopt any religion as prescribed by law;
4. To fight against all acts of violation of the freedom of belief and religion, or misusing the freedom of belief and religion to act counter to the prescription of law and the policy of the State as prescribed by law.
Article 52.- Regarding the enforcement of law, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. Basing itself on the documents of the higher State agencies and the resolutions of the People�s Council of the same level, to issue decisions and instructions and organize and inspect their implementation;
2. To organize the wide popularization and education of law, inspect the observance of the Constitution, laws and documents of the higher State agencies and the resolutions of the People�s Council of the same level;
3. To organize the implementation of and direct the People’s Committees of the communes and townships to implement the measures to protect the properties of the State, politico-social organizations, social organizations, economic organizations, to protect the life, freedom, honor, dignity, properties and other legitimate rights and interests of citizens;
4. To direct the carrying out of the population registration in the locality;
5. To organize and direct the execution of verdicts as prescribed by law;
6. To organize and direct the State inspectoral and supervisory work; to organize the reception of the people, settle in time the complaints and denunciations and petitions of citizens; to guide and direct the reconciliation work in the communes and townships;
7. To decide the handling of the administrative violations as prescribed by law.
Article 53.- On the building of the administration and exercise of State management over the economic organizations and the management of the boundary of administrative units, the district People’s Committee has the following tasks and powers:
1. To organize the election to the National Assembly and the People’s Council as prescribed by law;
2. To propose to the provincial People’s Committee to decide the establishment, merger and dissolution of the specialized agencies of the People’s Committee;
3. To manage the organization, personnel, labor and salary as assigned by the Government; to organize the commendation, carry out the policies and regimes regarding officials and State employees in the territory as prescribed by law;
4. To exercise State management over the production and business establishments in the territory as prescribed by law;
5. To consider, issue and revoke business licenses for the cooperatives and the other business activities as prescribed by law;
6. To manage the dossiers, boundary posts and landmarks, and territorial boundaries of the district;
7. To work out the plan for delimitation and readjustment of the boundary of administrative units in the locality and submit them to the People’s Council of the same level for approval before submitting them to the higher authority for consideration and decision.
Article 54.- The district People’s Committee on the offshore islands shall perform the tasks and powers as defined in Articles 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 and 53 of this Ordinance and also the following tasks and powers:
1. To organize the implementation of the resolutions of the People’s Council on the building and development of the district in all fields, with emphasis on the planting, raising and exploitation and protection of the maritime products, and the prevention and fight against natural calamities;
2. To organize the life of the population, to care for the development of education, healthcare and the cultural life of the district;
3. To coordinate with the various forces in the management and defense of the island and the sea area;
4. To perform the other tasks and powers as prescribed by the Government.
Article 55.- The district People’s Committee shall perform the tasks and powers as defined in Articles 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 and 53 of this Ordinance and also the following tasks and powers:
1. To organize the implementation of the measures to ensure the unified realization of the economic-social plan and the urban general plan of the city;
2. To manage and inspect the use of the housing fund under State sponsorship in the territory as assigned by the Government; to organize the implementation of the decisions on the handling of violations in construction, misappropriation of land as defined by law; to decide the suspension or dismantlement according to its jurisdiction the construction projects which have no permits or are contrary to the permits;
3. To manage and control the use of the public utility constructions on its territory as assigned by the city;
4. To organize the implementation of the prescriptions of law on the prevention and fight against fires.
Article 56.- The People�s Committees of the towns and cities under the jurisdiction of the province shall perform the tasks and powers as defined in Articles 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, and 53 of this Ordinance and also the following tasks and powers:
1. To implement the resolutions of the People’s Council on the overall plan of urban construction and development of the towns and cities under the jurisdiction of the province on the basis of the common plan, the plan of building technical infastructural works in urban areas, measures to assure public order and traffic order, protect the environment and the beautiful landscapes of the urban areas; measures to manage the urban population and organize the life of the population on the territory;
2. To manage and inspect the use of the housing fund under State ownership on the territory as assigned by the Government, to organize the implementation of the decision on handling violations in the domain of construction and the misappropriation of land as defined by law, to decide to suspend or dismantle according to its competence the construction projects which have no permits or are contrary to the permits;
3. To manage and inspect the use of public utility works assigned to it on the territory; to build State-general schools of various degrees and public utility works such as lighting, water supply and drainage systems, in-town traffic, traffic safety and urban hygiene;
4. To manage the cultural, information, physical training and sport establishments of the towns and cities under the province’s jurisdiction; to protect the historial, cultural relics and beautiful landscapes under the management of the towns and cities under provincial jurisdiction;
5. To guide and inspect and organize the implementation of the prescriptions of law on the prevention and fight against fires.
Chapter IV
TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COUNCIL AND PEOPLE’S COMMITTEE OF THE COMMUNE, WARD AND TOWNSHIP
Section 1. TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COUNCIL OF THE COMMUNE, WARD AND TOWNSHIP
Article 57.- In the economic domain, the People’s Council of the commune or township shall:
1. Decide measures for annual economic and social development aimed at developing all potentials of the locality;
2. Draft and allocate the local budget; adopt the budget statement of accounts of the locality; decide measures to use the local budget; readjust the local draft budget in case of necessity;
3. Adopt the general plan and plans to use land in the locality; measures to manage and make rational and effective use of the land fund which it is allowed to keep in service of the public utility needs of the locality;
4. Take measures to encourage and motivate the farmers to restructure the economy, the crops and domestic animals according to the common general plan;
5. Take measures to carry out the program of encouraging the development of agriculture, forestry, fisheries, small industries and handicrafts under the guidance of the higher State agency;
6. Take measures to build and develop the cooperatives and the cooperative groups in the locality; to motivate the population to join the cooperatives;
7. Take measures to manage, use and protect the water resources and the water conservancy projects under the guidance of the higher level; to prevent and fight against natural calamities, storms and floods and overcome their consequences, to protect the forests, reinforce and protect the dykes in the locality;
8. Take measures to build and repair roads, bridges and culverts in the commune and other infrastructural works in the locality;
9. Take measures to carry out the policy of thriftiness and fighting against corruption and smuggling.
Article 58.- In the domain of culture, education, social affairs and life, the People�s Council of the commune or township shall :
1. Take measures to develop culture, education in the locality, to ensure the necessary conditions for the children to attend the first form at the right age, to complete the program of universalization of education; to organize the infant schools, conduct complementary education and eradication of illiteracy in the prescribed age groups;
2. Take measures to educate the youth, to protect, care for and educate the youngsters and children; to build a civilized lifestyle and cultured families, conduct education about the fine ethical traditions, preserve the fine customs and habits of the nation; to prevent the propagation of reactionary and depraved culture, to combat superstition and harmful customs and habits, prevent and fight against social evils and other unhealthy manifestations in the social life in the locality;
3. Take measures to develop the cultural, literary and artistic, physical training and sport activities, to guide the holding of traditional festivals; to protect the historical and cultural relics and the beautiful landscapes in the locality;
4. Take measures to ensure hygiene, prevent and fight against epidemics, carry out effectively the primary healthcare program, the population program and family planning;
5. Take measures to carry out the policies and regimes toward war invalids, diseased armymen, families of fallen heroes, the persons and families having done meritorious services to the country, carry out and take measures to motivate the population to assist the needy families, old persons, the disabled, helpless orphans, organize the care for the beneficiaries; measures to eradicate famine and alleviate poverty.
Article 59.- In the domains of defense, public security and social order and safety the People�s Council of the commune or township shall:
1. Take measures to perform the tasks of building the defense of the entire people; ensure the enforcement of the military service regime, build the militia and self-defense forces in the locality;
2. Take measures to perform the tasks of on-the-spot supply to the front, the tasks of army mobilization, the policy of the rear toward the army and the policies toward the people�s armed forces in the locality;
3. Take measures to ensure the tasks of maintaining public security and order and social safety; to prevent and fight against crime, and other law breaking acts in the locality;
4. Take measures to ensure public order and social safety.
Article 60.- In the implementation of the policy on nationalities and the policy on religion, the People�s Council of the commune or township shall:
1. Take measures to ensure the observance of the policy on nationalities, to improve the material and spiritual life, raise the cultural standard of the people of ethnic minorities; to ensure the equality among the nationalities, to preserve and strengthen the solidarity and mutual assistance among the nationalities in the locality;
2. Take measures to ensure the implementation of the policy on religion and the freedom of belief and religion of the local population as prescribed by law.
Article 61.- In the domain of law enforcement, the People’s Committee of commune or township shall decide:
1. Measures to ensure the observance of the Constitution, laws, and documents of higher State agencies in the locality;
2. Measures to protect the life, properties, freedom, honor, dignity and other legitimate rights and interests of citizens;
3. Measures to protect State properties and interests, protect the properties of politico-social organizations, social organizations and economic organizations in the locality;
4. Measures to ensure the settlement of complaints, denunciations and petitions of citizens according to prescriptions of law.
Article 62.- In the domain of building the local administration and management of the administrative boundary, the People’s Council of commune or township shall:
1. Elect, relieve from office and dismiss the Chairman and Vice-Chairman of the People’s Council, the President, Vice-Presidents and other members of the People’s Committee of the same level;
2. Dismiss the deputies to the People’s Council and accept the resignation of the deputies to the People�s Council of the same level as prescribed by law;
3. Abrogate the wrong decisions of the People’s Committee of the same level;
4. Adopt the plan for delimitation and readjustment of the administrative boundary in the locality and submit it to the higher authority for consideration and decision.
Article 63.- In its supervisory activities, the People’s Committee of commune or township shall:
1. Supervise the activities of the President and Vice-Presidents of the People’s Committee of the same level; supervise the implementation of the resolutions of the People’s Council of the same level concerning the domains defined in Articles 57, 58, 59, 60, 61 and 62 of this Ordinance; supervise the law observance by the State agencies, politico-social organizations, social organizations, economic organizations, people’s armed forces units and citizens in the locality;
2. Examine the reports of the Chairman of the People’s Council and the President of the People’s Committee of the same level; examine the answers to the questions by the questioned persons as provided for in Article 24 of the Law on Organization of the People’s Councils and People’s Committees (amended).
3. In case of necessity, it shall assign to the Chairman of the People’s Council and the deputies to the People’s Council the task to assist the Council in supervising the enforcement of law and the implementation of the resolutions of the People’s Council of the same level and report it to the nearest session of the People’s Council;
In the process of the supervisory work, the Chairman of the People’s Council and deputies to the Council may ask the concerned State agencies, politico-social organizations, social organizations and economic organizations to supply the necessary documents and information; when a law breaking act is detected it may ask these agencies and organizations to examine and handle according to their competence.
The concerned agencies and organizations shall have to create conditions for the People’s Council and the Chairman and deputies to the Council to perform their supervisory tasks and powers as prescribed by law.
Article 64.- The People’s Council of wards shall perform the tasks and powers as defined in Articles 57, 58. 59, 60, 61 62 and 63 of this Ordinance and also have to:
1. Take measures to ensure unified implementation of the urban socio-economic development plan and urban planning;
2. Take measures to carry out the building of a civilized urban lifestyle, prevent and fight against social evils, preserve order and hygiene, keep the streets, roadbeds and pavements clean and beautiful, protect public order and beautiful landscapes of the urban areas;
3. Take measures to organize and manage the urban population in the ward.
Section 2. TASKS AND POWERS OF THE PEOPLE’S COMMITTEE OF COMMUNE, WARD AND TOWNSHIP
Article 65.- Concerning the plan, budget and finance the People’s Committee of commune or township has the following tasks and powers:
1. To work out the annual plan for socio-economic development and submit it to the People’s Council of the same level for adoption before submitting it to the district People’s Committee for ratification and to organize the implementation of that plan;
2. Concerning the budget, the People’s Committee of the commune or the township shall:
a/ Draft the local budget and its allocation; plan the readjustment of the local budget in cases of necessity and submit it to the People’s Council of the same level for decision and report it to the immediate higher State administrative and financial agencies;
b/ To draw up the budget statement of accounts of the locality, submit it to the People’s Council of the same level for approval and report it to the immediate higher State administrative and financial agencies;
c/ Basing itself on the resolution of the People’s Council of the same level to assign the task of budget revenue and expenditure for each dependent agency and unit;
d/ To organize the implementation of the local budget;
e/ To coordinate with the higher State agency in the management of the State budget in each domain in the commune and township;
f/ To report on the State budget as prescribed by law.
3. To coordinate with the related agencies in collecting taxes in the locality; ensure correct collection, full and timely remittance of the taxes and other revenues in the locality as prescribed by law;
4. To mobilize the contributions of the organizations and individuals in order to invest in the construction of infrastructural works of the commune and township on the basis of voluntariness. The management of this contribution must be transparent, subject to control and inspection and its use must conform with the objective and regimes as prescribed by law.
Article 66.- Concerning agriculture, forestry, fisheries and water conservancy the People�s Committee of the commune or township has the following powers and tasks:
1. To organize and direct the implementation of the programs, plans and projects on promotion of agriculture, forestry and fisheries as prescribed by the higher authorities;
2. To organize the application of measures for the use of scientific and technological advances to develop production; to guide the farmers in economic restructuring, to restructure the crops and domestic animals in production according to the general plan, the common plan and to prevent and fight against epidemics among plants and livestock;
3. To organize the building of small water conservancy works of the commune and township; to organize the reinforcement and protection of the dykes and to protect the forests; to prevent and fight against natural calamities, storms and floods, and overcome their consequences; to check in time law-breaking acts in order to protect the dykes and the forests in the locality;
4. To work out the general plan and the plan for use of land in the commune or township and submit them to the People�s Council of the same level for adoption before submitting them to the People�s Committee at the district level for ratification; to manage and make rational and effective use of the land fund which is left to it in service of the public utility needs of the locality; to inventorize and monitor the land situation in the territory; to inspect the management and use of land in the locality; build and manage public utility works, roads, offices, schools, medical stations, power and water supply works according to the ratified general plan;
5. To manage, inspect and protect the use of the water resources in the territory as prescribed by law.
Article 67.- Concerning small industries and handicrafts, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To organize the guidance for the exploitation and development of the traditional crafts and trades in the locality;
2. To organize the implementation of measures to apply scientific and technological advances in order to develop new trades and crafts aimed at providing jobs and improve the working and living conditions of the working people, improve the life of the population in the locality.
Article 68.- Concerning communication, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To organize the building and repair of roads in the commune;
2. To organize the protection, inspection, and handling the law breaking acts against the roads and other infrastructural works in the locality as prescribed by law;
3. To mobilize the voluntary contributions of the people for the building of roads, bridges and culverts in the commune as prescribed by law.
Article 69.- Concerning trade and services the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To manage and arrange the markets and other trade and service centers in the locality;
2. To manage the service and small trade activities in the locality as prescribed by law;
3. To coordinate with the concerned agencies in the fight against smuggling, tax evasion, production and circulation of faked goods in the locality.
Article 70.- Concerning culture and education, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To carry out the plan on development of education in the locality;
2. To coordinate with the schools in organizing the registration and mobilization of children into the first form at the right age, and complete the program of universalization of education; to organize the holding of complementary education classes, to eradicate illiteracy among the persons in the prescribed age group;
3. To organize the building and to manage and inspect the activities of the kindergartens and infant classes in the locality;
4. To coordinate with the above State administrative offices in managing the primary schools and the basic secondary schools in the locality;
5. To organize cultural, information, artistic, physical training and sport activities; to guide the organization of traditional festivals; to protect the historical and cultural relics and beautiful landscapes in the locality; to campaign among the population for a civilized way of life and the building of cultured families; to prevent the propagation of the reactionary and depraved culture, to fight against superstitions and harmful habits, prevent and fight against social evils and other unhealthy manifestations in social life in the locality.
Article 71.- Concerning social affairs and life, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To organize and manage the commune medical station; to organize the carrying out of the programs of primary healthcare, population and family planning assigned to it; to motivate the population to observe hygiene; to prevent and fight against epidemics;
2. To organize the implementation of the policies and regimes toward war invalids, diseased armymen, families of fallen heroes and families having done meritorious services to the country; to carry out social relief, humanitarian and charitable activities in the locality and motivate the population to assist needy families, old persons, the disabled and helpless orphans; to organize different forms of catering and attending to the persons beneficiaries of entitlement policies;
3. To manage, protect and repair the cemetery of fallen heroes; to plan and manage the cemeteries in the locality.
Article 72.- Concerning national defense, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To organize popular military training, to carry out education about the need to build a national defense of the entire people, to build the combat village and commune in the local defense area;
2. To carry out the military service duty and army recruitment according to plan; to register and manage the reserve force; to organize the building, training and use of the militia and self-defense force in the locality;
3. To carry out the task of on-the-spot supply, to implement the policy of the rear of the army and the policy toward the people�s armed forces in the locality.
Article 73.- Concerning public security and order and social safety, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To take measures to ensure public security and order and social safety; to build the commune or township police and a strong mass movement to defend the security of the Fatherland; to take measures to prevent and fight against crime and other law- breaking acts in the locality;
2. To manage the population registration, to organize the registration of temporary residence, manage the movement of foreigners in the locality;
3. To organize or coordinate with the specialized agencies in the execution of verdicts, to organize the implementation of the decision on the handling of administrative violations as prescribed by law.
Article 74.- Concerning the implementation of the policy on nationalities and the policy on religion, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To carry out the policy on nationalities and the policy on religion;
2. To ensure the freedom of belief and freedom of religion of the local population as prescribed by law.
Article 75.- Concerning law enforcement, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. Basing itself on documents of higher State agencies and the resolutions of the People’s Council of the same level, to issue decisions and instructions and organize the implementation and inspect the implementation of these documents;
2. To organize the implementation of measures to carry out the Constitution, laws and documents of higher State agencies and the resolutions of the People’s Council of the same level;
3. To organize the propagation and education of law in the locality;
4. To organize and guide the activities of the reconciliation groups, and the People�s Inspectorate; to settle in time the minor law-breaking acts and minor disputes among the population according to provisions of law;
5. To organize the population registration as prescribed by law;
6. To take measures to protect the properties of the State, politico-social organizations, social organizations, and economic organizations; to protect the life, freedom, honor, dignity, properties, and other legitimate rights and interests of citizens in the locality;
7. To inspect the observance of law in the territory;
8. To organize the reception of the population, examine and settle the complaints, denunciations and petitions of citizens according to its competence;
9. To handle administrative violations as prescribed by law.
Article 76.- Concerning the building of the administration and the management of administrative boundary, the People’s Committee of the commune or township has the following tasks and powers:
1. To organize and hold the elections to the National Assembly and the People’s Council as stipulated by law;
2. To compile the dossier on the delimitation and readjustment of the administrative boundary in the locality and submit it to the People’s Council of the same level before submitting it to the higher authority for examination and decision;
3. To manage the dossier, land marks and administrative boundary of the locality.
Article 77.- The People�s Committee of the ward performs the tasks and powers defined in Articles 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75 and 76 of this Ordinance and also the following tasks and powers:
1. To organize the implementation of the resolutions of the People’s Council of the ward concerning the uniform realization of the economic and social plan and the general urban plan, the building of a civilized urban life, to prevent and fight against social evils, to maintain order and hygiene, to keep the streets, roadbeds and pavements clean and beautiful, to preserve public order and urban landscapes; to manage the urban population in the ward;
2. To inventorize and monitor the land situation in the ward, to inspect the use of land by the organizations and individuals in the ward as prescribed by law;
3. To protect the technical infrastructure in the ward; to prevent and handle the violations against the technical infrastructural works as prescribed by law; to control the permits of construction of organizations and individuals in the ward; to censure by a written record, suspend the constructions, repairs and transformations without permits or contrary to the permits and report it to the authorized State agency for consideration and decision.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 78.- This Ordinance takes effect on the date of its promulgation.
The earlier regulations which are contrary to this Ordinance are now annulled.
The Government shall guide the implementation of this Ordinance.
 

 
ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 301-NQ/UBTVQH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất