Nghị định 81-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân

thuộc tính Nghị định 81-CP

Nghị định 81-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:81-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:01/08/1994
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 81-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHị địNH

CủA CHíNH PHủ Số 81-CP NGàY 1-8-1994 QUY địNH CHI TIếT

THI HàNH LUậT BầU Cử đạI BIểU HộI đồNG NHâN DâN (SửA đổI)

 

CHíNH PHủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ vào Điều 79 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi),

 

NGHị địNH:

CHươNG I
NHữNG QUY địNH CHUNG

 

Điều 1.-

Nắm vững bốn nguyên tắc cơ bản của việc bầu cử là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; là cơ sở bảo đảm quyền tự do dân chủ, bình đẳng của mọi người dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong mỗi cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

 

Điều 2.-

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ nghề nghiệp, đủ 18 tuổi trở lên đều được quyền bầu cử, đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử làm đại biểu Hội đồng nhân dân. Cách tính tuổi bầu cử và ứng cử theo quy định trong Điều 2 của Luật. Tính từ ngày 20 tháng 11 năm 1994 trở về trước, công dân có đủ 18 tuổi trở lên thì có quyền bầu cử, có đủ 21 tuổi trở lên thì có quyền ứng cử, mỗi tuổi tròn hay 365 ngày.

 

Điều 3.-

Công dân được sử dụng quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng nhân dân không phân biệt về thời hạn cư trú nhưng phải chú ý việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở các cấp theo quy định sau:

a) Đối với Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn: Người cư trú thường xuyên có quyền lợi gắn bó với địa phương; nếu mới di chuyển đến địa phương, phải hoàn tất thủ tục nhập khẩu hoặc có giấy giới thiệu chuyển đến cư trú làm ăn sinh sống tại địa phương mới có quyền bầu cử và ứng cử.

b) Đối với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và tương đương: Việc công dân di chuyển nơi cư trú trong phạm vi một huyện thì không phân biệt thời hạn cư trú đều có quyền bầu cử và ứng cử. Nếu di chuyển tới huyện khác phải có giấy tờ di chuyển chính thức mới được quyền bầu cử và ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Nếu đến với mục đích thăm hỏi người thân, khi bầu cử phải trở về huyện cư trú để bầu cử.

c) Đối với việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không phân biệt thời hạn cư trú trong phạm vi một tỉnh; người ngoài tỉnh phải có giấy tờ di chuyển chính thức đến làm ăn thì có quyền bầu cử, ứng cử; nếu tạm trú có thời hạn với mục đích thăm hỏi, khi bầu cử phải trở về nơi cư trú chính thức để bầu cử.

d) Đối với các đơn vị cơ động quân đội nhân dân do yêu cầu nhiệm vụ mà di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà có thể tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

 

Điều 4.-

Nắm vững tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân để lựa chọn người có năng lực và đạo đức bầu người thay mặt mình làm đại biểu Hội đồng nhân dân là điều có tính then chốt trong việc tham gia bầu cử của cử tri. Cần đảm bảo tiêu chuẩn và cơ cấu cần thiết, không vì cơ cấu mà xem nhẹ tiêu chuẩn hoặc ngược lại.

 

CHươNG II
Số đạI BIểU HộI đồNG NHâN DâN, đơN Vị BầU Cử
Và KHU VựC Bỏ PHIếU

 

Điều 5.-

Việc tính số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cụ thể như sau:

a) Cần lấy số lượng về dân số của địa phương đã được Tổng cục Thống kê Trung ương tính tháng 12 năm 1993 để làm căn cứ tính thống nhất trong cả nước.

b) Khi đã có dân số của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, căn cứ vào quy định tại Điều 9 của Luật Bầu cử để tính số đại biểu được bầu cho cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

 

Điều 6.-

Việc tính số lượng đơn vị bầu cử ở cấp bầu cử.

a) Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì đơn vị bầu cử được tổ chức ở một huyện hoặc liên huyện.

b) Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện thì đơn vị bầu cử được tổ chức ở một xã hoặc liên xã.

c) Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã thì đơn vị bầu cử sẽ được tổ chức ở một thôn, ấp, bản, xóm, hoặc liên thôn, ấp, bản, xóm.

Để xác định số đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị của từng cấp Hội đồng nhân dân phải tính số bình quân mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp đó đại diện cho bao nhiêu người.

 

Điều 7.-

Phân định khu vực bỏ phiếu.

Việc định các khu vực bỏ phiếu phải dựa trên các điều kiện sinh hoạt, cư trú của nhân dân, hoàn cảnh địa dư, khả năng tổ chức của địa phương và theo đúng tiêu chuẩn đã được quy định theo Luật. Khi chia khu vực bỏ phiếu không được xé lẻ các thôn, ấp, bản, xóm, tổ dân phố, trường hợp số cử tri quá đông bắt buộc phải chia một thôn, ấp thành hai khu vực bỏ phiếu thì cũng phải có ranh giới rõ ràng để cử tri dễ nhận biết khu vực bỏ phiếu của mình.

 

CHươNG III
CáC Tổ CHứC PHụ TRáCH BầU Cử

 

Điều 8.-

Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có: Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử.

Hội đồng bầu cử được thành lập ở tỉnh, huyện, xã và các đơn vị hành chính tương đương.

Mỗi đơn vị bầu cử được thành lập một Ban bầu cử.

Mỗi khu vực bỏ phiếu thành lập một Tổ bầu cử.

Khi tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiều cấp cùng một ngày, nếu đơn vị bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh là huyện thì Hội đồng bầu cử Hội đồng nhân dân huyện kiêm cả nhiệm vụ Ban bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh; nếu đơn vị bầu cử Hội đồng nhân dân huyện là xã thì Hội đồng bầu cử xã làm luôn nhiệm vụ của Ban bầu cử Hội đồng nhân dân huyện.

 

Điều 9.-

Sau khi công bố ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân các cấp chủ động trao đổi với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện; với Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã; với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp sớm thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử theo đúng luật.

 

Điều 10.-

Các tổ chức phụ trách bầu cử phải nghiên cứu, nắm vững Luật Bầu cử, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, phải có chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ. Thành viên của các tổ chức này phải là những người công tâm được dân tín nhiệm, được tập huấn, hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ về công tác bầu cử.

 

CHươNG IV
LậP DANH SáCH Cử TRI

 

Điều 11.-

Lập danh sách cử tri có ý nghĩa chính trị quan trọng để xác nhận quyền bầu cử của mỗi công dân. Cấp chính quyền cơ sở có trách nhiệm lập danh sách cử tri phải tiến hành chu đáo, thận trọng không để sót một người nào có quyền bầu cử không ghi nhầm người không có quyền bầu cử vào danh sách theo Nghị quyết số 590-NQ/HĐNN8 ngày 27-5-1992 của Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban thường vụ Quốc hội) về những trường hợp công dân không được bầu cử, và Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế số 8-TT/BYT ngày 20-3-1981 về thẩm quyền xác định những công dân bị mất trí không tham gia bầu cử được.

 

Điều 12.-

Chậm nhất 30 ngày trước ngày tiến hành bầu cử phải niêm yết danh sách cử tri ở trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu; cần sử dụng các phương tiện thông tin thích hợp ở địa phương để thông báo cho mọi cử tri biết rõ những người có quyền bầu cử và những người không được bầu cử.

Việc giải quyết những khiếu nại về quyền bầu cử thực hiện theo Điều 25 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

CHươNG V
LậP DANH SáCH ứNG Cử VIêN

 

Điều 13.-

Việc lập danh sách ứng cử viên theo quy định ở Chương V của Luật giao cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp là cơ quan có trách nhiệm thực hiện quy trình này đảm bảo thời gian quy định, thực sự dân chủ không được gò ép, mệnh lệnh. Quy trình lập danh sách ứng cử viên bao gồm các công tác cụ thể theo hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chính quyền các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp làm tốt quy trình hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

 

Điều 14.-

Sau khi công bố danh sách ứng cử viên, chính quyền địa phương cần phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa ứng cử viên với các cử tri ở đơn vị bầu cử. ng cử viên có thể trả lời các câu hỏi của cử tri và trình bày những dự kiến của mình khi được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân. ng cử viên có quyền vận động cho mình. Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội có thể vận động cho ứng cử viên theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

CHươNG VI
TRìNH Tự BầU Cử Và KếT QUả BầU Cử

 

Điều 15.-

Phải bảo đảm thời gian bỏ phiếu từ 7 giờ sáng đến 19 giờ cùng ngày như quy định tại Điều 39 của Luật. Tuỳ tình hình địa phương, Luật cho phép Tổ bầu cử bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn giờ quy định nhưng không được bắt đầu trước 5 giờ sáng và kết thúc sau 20 giờ cùng ngày.

 

Điều 16.-

Phòng bỏ phiếu phải bố trí trang trọng, bảo đảm những điều kiện cần thiết cho cử tri đến bỏ phiếu được trật tự và thực hiện đúng nguyên tắc bỏ phiếu kín và trực tiếp.

 

Điều 17.-

Khi công bố kết quả bầu cử phải công bố số người trúng cử và số phiếu bầu cho mỗi ứng cử viên, tỷ lệ phiếu bầu cho từng ứng cử viên so với tổng số phiếu hợp lệ ở đơn vị bầu cử đó.

 

Điều 18.-

Sau khi kiểm phiếu ở những đơn vị bầu cử không được quá nửa tổng số cử tri ghi trong danh sách đi bầu và những đơn vị vi phạm nghiêm trọng Luật Bầu cử mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã có quyết định huỷ kết quả cuộc bầu cử thì phải tổ chức bầu lại theo quy định của Luật.

những đơn vị bầu cử nếu số người trúng cử chưa đủ 2/3 số đại biểu đã quy định thì phải tổ chức bầu thêm số đại biểu còn thiếu.

 

Điều 19.-

Tổng kết cuộc bầu cử.

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến, Hội đồng bầu cử phải làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử và tuyên bố kết quả cuộc bầu cử theo Luật định để toàn thể cử tri biết bằng mọi phương tiện thông tin thường dùng trong địa phương.

 

CHươNG VII
VIệC BầU Cử Bổ SUNG đạI BIểU HộI đồNG NHâN DâN

 

Điều 20.-

Việc tổ chức bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải được thực hiện đúng các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tuỳ theo tình hình và đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, mỗi cấp mà quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân ở những đơn vị bầu cử khuyết đại biểu, không nhất thiết đơn vị bầu cử nào khuyết cũng phải bổ sung, nhằm giảm bớt sự chi phí sức người, sức của của nhân dân và Nhà nước.

 

CHươNG VIII
VIệC Xử Lý NHữNG HàNH VI VI PHạM PHáP LUậT Về BầU Cử

 

Điều 21.-

Trong mỗi cuộc bầu cử có thể xảy ra những hành vi vi phạm pháp luật. Do đó để đảm bảo cho cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đạt kết quả và an toàn mọi mặt; đồng thời giữ nguyên kỷ cương pháp luật; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Các cấp chính quyền và các cơ quan thi hành pháp luật phải thi hành đúng chức trách của mình trong việc xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử của các công dân, các thành viên trong các tổ chức phụ trách bầu cử, các công chức, viên chức Nhà nước theo đúng quy định của Điều 67 và Điều 68 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

 

CHươNG IX
ĐIềU KHOảN THI HàNH

 

Điều 22.-

Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định này có trách nhiệm giúp Chính phủ phối hợp với các cơ quan có liên quan ở Trung ương tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1994-1999 và các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khác đảm bảo dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết kiệm.

 

Điều 23.-

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

Điều 24.-

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng đối với các cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No: 81-CP
Ha Noi, August 01, 1994
 DECREE
PROVIDING DETAILS FOR THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON THE ELECTIONS TO THE PEOPLE'S COUNCIL (AMENDED)
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to Article 70 of the Law on the Elections to the People's Councils (amended) on the 21st of June, 1994, this Decree provides details for the implementation of the Law on the Elections to the People's Councils (amended)
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- It is necessary to firmly grasp the four fundamental principles of election, i.e. universal, equal, direct and secret balloting, which are the basis to guarantee the democratic rights and equality of all citizens of the Socialist Republic of Vietnam in each election to the People's Council at all echelons.
Article 2.- All citizens of the Socialist Republic of Vietnam irrespective of nationality, sex, social condition, religious belief and professional level who have reached 18 years of age and upward are eligible to vote, and if they have reached 21 years of age and upward, are eligible to stand for election to the People's Council. The voting and candidature ages are calculated as defined in Article 2 of the Law. Up to the 20th of November 1994 all citizens having reached 18 years of age are eligible to vote and those having reached 21 years old age upward are eligible to stand for election, each year being made up of one year of age or 365 days.
Article 3.- Citizens may use their right to vote or stand for election to the People's Council irrespective of their period of residence, but the election to the People's Council at all echelons must observe the following regulations:
a/ In the election to the People's Council at commune, ward and township level, he/she must be a permanent resident having his/her interests attached to the locality; if he/she has newly moved to the locality, he/she must have completed the residence registration procedures or has a presentation paper for residence and living in the locality.
b/ In the election to the People's Council at the district and equivalent echelon, if the citizen changes his/her residence within the boundary of the district, he/she is eligible to vote or stand for election to the People's Council irrespective of the period of residence. If he/she moves to another district he/she must have an official resettlement permit. If the displacement is only for a family visit, he/she must return to the district of residence to cast the vote.
c/ In the election to the People's Council at the provincial level, the time of residence is not a requirement for a voter or candidate in the same province. Those coming from outside the province must have an official residence permit. Those on visit for a given period must return to their places of official residence to vote.
d/ With regard to mobile units of the People's Army which have to move from one locality to another in the accomplishment of their mission, they may take part in the elections to the People's Council of the district or province as prescribed by the Ministry of Defense, depending on concrete circumstances.
Article 4.- It is necessary to firmly grasp the criteria of a deputy to the People's Council in order to select capable and virtuous persons as one's representatives at the People's Council. This is the foremost and key requirement from any voter in the election to the People's Council. Although both the criteria of the deputies and the rational composition of the Council are necessary, considerations for either of them should not prevail upon considerations for the other.
Chapter II
NUMBER OF PEOPLE'S COUNCILS, ELECTION UNITS AND POLLING AREAS
Article 5.- The number of deputies to the People's Council at various levels shall be calculated according to the following principles:
a/ The number of population in the locality announced by the Central Statistical Bureau by December 1993 shall be used as the common basis for the whole country.
b/ Once the number of population in the province, district and commune has been determined, the number of deputies to the People's Councils of the provincial, district and commune levels shall be calculated as prescribed by Article 9 of the Electoral Law.
Article 6.- Determination of number of election units at the election level:
a/ In the election to the People's Council at provincial level, the election unit is formed by a district or an interdistrict.
b/ In the election to the People's Council at the district level, the election unit is formed by a commune or an intercommune.
c/ In the election to the People's Concil at commune level, the election unit is formed by a village, hamlet or intervillage or interhamlet.
The number of election units and the number of deputies to be elected at each unit for a level of People's Council shall be based on the average number of population each deputy to the People's Council shall represent.
Article 7.- Delimitation of the polling area.
The delimitation of polling areas shall be based on the living and residential conditions of the population, the geographical conditions and organizational capacity of the locality and on the criteria set by the Law. While delimitating the polling area, it is forbidden to divide the villages, hamlets or street-quarter groups. In case a village or a hamlet must be divided into two polling areas due to too dense a population, there must be clear geographical demarcation so that the voters could easily recognize their polling area.
Chapter III
ELECTORAL ORGANIZATIONS
Article 8.- The organizations in charge of the elections to the People's Council comprise: the Election Council, the Election Committee and the Election Team.
The Election Council is set up in the provinces, districts, communes and equivalent administration units.
Each election unit shall set up an Election Committee.
Each polling area shall set up an Election Team.
If the elections to the People's Councils at many levels are held on the same day and if the election unit of the provincial People's Council is a district, the Election Council of the district People's Council shall be also the Election Committee of the provincial People's Council. If the election unit of the district People's Council is a commune, the commune Election Council shall be also the Election Committee of the district People's Council.
Article 9.- After publicizing the election day, the People's Committee at various levels shall discuss with the Standing Committee of the provincial and district People's Council, with the Chairmen of the commune People's Council and with the Fatherland Front Committee of the same level in order to set up at an early date the electoral organizations as prescribed by law.
Article 10.- The electoral organizations must study and firmly grasp the Election Law and the documents guiding the implementation of the Law. They must work out their own programs and plans to discharge their tasks and powers. The People's Committee at all levels must create favorable conditions for these organizations to accomplish their tasks. The members of these organizations must be citizens enjoying the confidence of the people, they must be trained and given concrete instructions on different tasks in the election work.
Chapter IV
DRAWING UP THE LIST OF ELECTORS
Article 11.- Drawing up the list of electors is a step of important political significance to certify the voting right of each citizen. The administration at the grassroots level responsible for the drawing up of the list of electors must do it scrupulously and carefully in order not to leave out anyone which who has no right to vote in the list as prescribed by Resolution No. 590-NQ/HDND8 on the 27th of May 1992 of the Council of State (now the Standing Committee of the National Assembly) concerning disfranchised citizens and the guiding Circular of the Ministry of Public Health No. 8-TT/BYT on the 20th of March 1981 on the competence in determining insane citizens who are not allowed to take part in the elections.
Article 12.- Thirty days at the latest before election day, the list of electors must be posted up at the office of the People's Committee of the commune, ward or township and a public place in the polling area. Appropriate means of information in the locality should be used to inform all electors of who have the voting right and who have not.
The settlement of complaints about the voting right shall comply with Article 25 of the Law on the Elections to the People's Council.
Chapter V
DRAWING UP THE LIST OF CANDIDATES
Article 13.- The drawing up of the list of candidates as defined in Chapter V of the Law devolves on the Fatherland Front Committee at all levels which has the responsibility to do this job within the scheduled time and in a really democratic manner without coercion or command. This process comprises concrete jobs to be done under the guidance of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front.
The administration at all levels has the responsibility to help the Fatherland Front Committee at various levels to conduct efficient consultations for the nomination of the candidates to the elections to the People's Council.
Article 14.- After making public the list of candidates, the local administration should coordinate with the Fatherland Front Committee and its member organizations at various levels in arranging contacts between candidates and voters in the election unit. Candidates may answer questions of voters and present their projects they intend to carry out if elected to the People's Council. Candidates are entitled to campaign for themselves mass and social organizations may campaign for their candidates according to prescriptions of law.
Chapter VI
ELECTORAL ORDER AND ELECTION RESULTS
Article 15.- Polling time shall last from 7.00 hrs to 19.00 hrs of the same day as stipulated in Article 39 of the Law. Depending on the local situation the Law allows the polling in some localities to begin earlier and close later than the prescribed time but it shall be in no case begin before 5.00 hrs and close after 20.00 hrs of the same day.
Article 16.- The polling station must be arranged in a dignified manner and ensure the necessary conditions for orderly, secret and direct balloting.
Article 17.- The announcement of the election results shall include the number of elected, the number and rate of the votes for each candidate in the total of valid votes at the election unit.
Article 18.- After the ballot count, if the number of voters taking part in the election does not exceed half of the registered number, or if the election unit seriously violates the Election Law and the Standing Committee of the National Assembly decides to annul its election results, then re-election shall be held at this unit as stipulated by the Law.
At the election units where the number of elected candidates is less than two thirds of the prescribed number, supplementary election shall be held for the vacant seats.
Article 19.- Reviewing the election
After receiving and checking the report on the election sent by the election committee, the Election Council shall make a round-up report on the election and announce the election results as prescribed by the Law to all voters through every information means commonly used in the locality.
Chapter VII
SUPPLEMENTARY ELECTIONS TO THE PEOPLE'S COUNCIL
Article 20.- The supplementary elections to the People's Council at various levels must be organized in strict conformity with the prescriptions of the Law on Election to the People's Council.
Whether or not to organize supplementary elections to the People's Council where vacancies are reported depends on the concrete situation and characteristics of each locality and each echelon. Not all the election units where vacancies are reported must necessarily conduct supplementary elections. This is aimed at reducing the cost in material and manpower for the people and the State.
Chapter VIII
HANDLING OF ACTS OF VIOLATION OF THE ELECTION LAW
Article 21.- Law breaking acts might take place at any election. That is why, to ensure the success and complete safety for the election and also to preserve discipline and law and enhance socialist legislation in the country, the administration at all levels and the law enforcement agencies must discharge well their functions and responsibilities in the strict and unbiased handling of the acts of violation of the election law by any citizens, any members in the electoral organizations and any public servants and State officials as stipulated by Article 67 and Article 68 of the Law on the Elections to the People's Council at all levels.
Chapter IX
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 22.- The Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel shall direct the implementation of this Decree and has the responsibility to help the Government to coordinate with the related offices at the Center in organizing the elections to the People's Council at all levels for the 1994-1999 tenure and other elections to the People's Councils in full observance of democracy, safety and thrift.
Article 23.- The Minister-Director of the Office of the Government, the other ministers and the heads of the ministerial level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government are responsible for the implementation of this Decree.
Article 24.- This Decree takes effect on the date of its signing and applies to the elections to the People's Council at all levels. The earlier regulations which are contrary to this Decree are now annulled.

 
FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 81-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất