Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính

thuộc tính Nghị định 16/2001/NĐ-CP

Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:16/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:02/05/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 16/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 16/2001/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2001

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng số 02/l997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ  ĐỊNH:

CHƯƠNG I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. 
1. Cho thuê tài chính là  hoạt động tín dụng trung và dài hạn  thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã  được hai bên thoả thuận.
2. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
3. Hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện qua các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam và tuân theo các quy định của Nghị định này..
4. Các hoạt động cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam hoặc các bên tham gia có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật của Việt Nam.
Điều 2. Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
1. Công ty cho thuê tài chính Nhà nước.
2. Công ty cho thuê tài chính cổ phần.
3. Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng.  
4. Công ty cho thuê tài chính liên doanh.
5. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Điều 3. 
1. Công ty cho thuê tài chính liên doanh được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
2. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập bằng vốn góp của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 4.
1. Các bên trong công ty cho thuê tài chính liên doanh  được chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong công ty cho thuê tài chính liên doanh. Việc chuyển nhượng vốn của công ty cho thuê tài chính liên doanh phải được quy định trong Điều lệ của công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài có quyền chuyển nhượng vốn của mình nhưng phải ưu tiên cho các tổ chức Việt Nam.
Điều 5.
1. Thời hạn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.
2. Đối với những công ty cho thuê tài chính đã được thành lập và cấp Giấy phép hoạt động trước khi Nghị định này có hiệu lực, thời hạn hoạt động được áp dụng như quy định trong Giấy phép hoạt động đã cấp.
Điều 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động cho thuê tài chính, có nhiệm vụ cấp và thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; giám sát và thanh tra hoạt động của các công ty cho thuê tài chính; trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về hoạt động cho thuê tài chính.
Điều 7. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.  Bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2. Bên thuê là tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình.
3. Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
MỤC 1
CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 8.
1. Điều kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty cho thuê tài chính:
a) Có nhu cầu hoạt động cho thuê tài chính trên địa bàn xin hoạt động;
b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 82/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 1998;
c) Thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính;
d) Người quản trị, điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của công ty cho thuê tài chính;
đ) Có dự thảo điều lệ về tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật;
e) Có phương án kinh doanh khả thi.
2. Ngoài các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này, bên nước ngoài trong công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài, phải được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước ngoài cho phép liên doanh, cho phép hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Điều 9.
1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty cho thuê tài chính:
a) Đơn xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Dự thảo Điều lệ;
c) Phương án hoạt động 3 năm đầu, trong đó nêu rõ hiệu quả và lợi ích kinh tế của công ty;
d) Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc);
đ) Phương án góp vốn và danh sách những cá nhân, tổ chức góp vốn;
e) Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn;
g) Chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi đặt trụ sở của công ty cho thuê tài chính.
2. Ngoài các tài liệu theo quy định tại khoản 1 của Điều này, việc xin giấy phép thành lập và hoạt động đối với công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài còn phải gửi kèm theo các tài liệu sau đây: 
a) Điều lệ hoạt động của tổ chức ở nước ngoài;
b) Giấy phép hoạt động của tổ chức ở nước ngoài;
c) Văn bản của tổ chức nước ngoài có thẩm quyền cho phép bên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
d) Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất của tổ chức ở nước ngoài;
đ) Dự thảo hợp đồng liên doanh.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép quy định tại khoản 2 Điều này phải lập thành 2 bộ, một bộ bằng tiếng Việt và một bộ bằng tiếng nước ngoài thông dụng. Ngân hàng Nhà nước quy định những tài liệu trong bộ hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận.
Điều 10. Công ty cho thuê tài chính thành lập theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Nghị định này phải nộp lệ phí cấp phép và cho mỗi lần gia hạn Giấy phép thành lập và hoạt động bằng 0,1% mức vốn Điều lệ.
Việc nộp lệ phí của công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ.  
Điều 11.
1. Để đi vào hoạt động, công ty cho thuê tài chính phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Điều lệ đã được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;
b) Có đủ vốn pháp định, có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động cho thuê tài chính và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày;
d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép.  
2. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, công ty cho thuê tài chính phải khai trương hoạt động.
Điều 12. Việc thu hồi giấy phép của các công ty cho thuê tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
MỤC 2
CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT
CỦA CÔNG TY CHO  THUÊ TÀI CHÍNH
Điều 13.
1. Việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước của công ty cho thuê tài chính phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
2. Việc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập của công ty cho thuê tài chính để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Điều kiện hồ sơ, thủ tục mở chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty cho thuê tài chính được áp dụng theo Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng và  hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 15. Việc quản trị, điều hành, kiểm soát, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ công ty cho thuê tài chính thực hiện theo quy định tại Mục 3 và Mục 4 Chương II Luật các Tổ chức tín dụng.
CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Điều 16. Hoạt động nghiệp vụ của công ty cho thuê tài chính gồm:
1. Huy động vốn từ các nguồn sau:
a) Được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
c) Được vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;
d) Được nhận các nguồn vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Cho thuê tài chính.
3. Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (dưới đây gọi tắt là mua và cho thuê lại). Theo hình thức này, công ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.
4. Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính.
5. Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.
6. Các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Điều 17.
1. Hợp đồng cho thuê tài chính là thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản khác theo những quy định tại Điều 1 của Nghị định này, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các bên. 
2. Hợp đồng cho thuê tài chính phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng phải ghi rõ việc xử lý khi hợp đồng chấm dứt trước hạn.
3. Bên thuê và bên cho thuê không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng cho thuê tài chính (trừ những trường hợp được nêu trong Điều 27 của Nghị định này).
Điều 18. Công ty cho thuê tài chính được nhập khẩu trực tiếp những máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản mà bên thuê đã được phép mua, nhập khẩu và sử dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật (dưới đây gọi là tài sản cho thuê được phép nhập khẩu).
Điều 19. Tài sản cho thuê tài chính phải đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch có bảo đảm. Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết việc đăng ký tài sản  cho thuê tài chính.
Điều 20. Đối với tài sản cho thuê là phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản có giấy chứng nhận đăng ký, công ty cho thuê tài chính giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký, bên thuê khi sử dụng phương tiện được dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng Nhà nước và xác nhận của công ty cho thuê tài chính, để sử dụng phương tiện trong thời hạn cho thuê. Công ty cho thuê tài chính chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước. Nếu tài sản trên tham gia hoạt động trên tuyến quốc tế, công ty cho thuê tài chính giữ bản sao giấy chứng nhận đăng ký có chứng nhận của cơ quan công chứng.
Điều 21. Đối với những tài sản cho thuê phải có giấy phép sử dụng, cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép sử dụng cho bên thuê trên cơ sở giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho thuê của công ty cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài chính. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan cấp giấy phép sử dụng tài sản hướng dẫn thực hiện quy định này.
Điều 22.
1. Thuế đối với máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển và các động sản khác mà công ty cho thuê tài chính mua trong nước hoặc nhập khẩu để cho thuê được áp dụng như trường hợp bên thuê trực tiếp mua hoặc nhập khẩu các tài sản này.
2. Tài sản cho thuê được thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này, nếu tài sản thu hồi là tài sản nhập khẩu của nước ngoài thì khi xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.
3. Trong trường hợp quyền sở hữu tài sản cho thuê được chuyển cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê thông qua việc nhượng, bán tài sản cho thuê, bên thuê không phải nộp thuế trước bạ.
Điều 23. Bên cho thuê có quyền:
1. Yêu cầu bên thuê cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản cho thuê.
2. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê.
3. Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.
4. Gắn ký hiệu sở hữu trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
5. Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho thuê tài chính cho một công ty cho thuê tài chính khác. Trong trường hợp này, bên cho thuê chỉ cần thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê.
6. Yêu cầu bên thuê đặt tiền ký cược hoặc có người bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính nếu thấy cần thiết.
7. Giảm tiền thuê, gia hạn thời hạn trả tiền thuê, bán tài sản cho thuê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
8. Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính.
Điều 24. Bên cho thuê có nghĩa vụ:
1. Ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả thuận giữa bên thuê và bên cung ứng. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với bên cung ứng.
2. Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê.
3. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Điều 25. Bên thuê có quyền:
1. Lựa chọn, thoả thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, cách thức và  thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê.
2. Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ bên cung ứng theo thoả thuận trong hợp đồng mua tài sản.
3. Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính.
4. Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính.
Điều 26. Bên thuê có nghĩa vụ:
1. Cung cấp các báo cáo quý, quyết toán tài chính năm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài sản thuê khi bên cho thuê yêu cầu; tạo điều kiện để bên cho thuê kiểm tra tài sản cho thuê.
2. Chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, thoả thuận nêu tại khoản 1 Điều 25  của Nghị định này.
3. Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính; không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác nếu không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản.
4. Trả tiền thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, lệ phí đăng ký quyền sở hữu, bảo hiểm đối với tài sản thuê.
5. Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê.
6. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê. Không được tẩy xoá, làm hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê.
7. Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác.
8. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Điều 27.
1. Bên cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trước hạn khi có một trong các trường hợp sau:
a) Bên thuê không trả tiền thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính;
b) Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính;
c)  Bên thuê bị phá sản, giải thể;
d) Người bảo lãnh bị phá sản, giải thể và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của Bên thuê.
2. Bên thuê có thể chấm dứt hợp đồng trước hạn khi bên cho thuê vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê;
b) Bên cho thuê vi phạm hợp đồng.
3. Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước hạn cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi sửa chữa.
4. Hợp đồng cho thuê tài chính được chấm dứt trước khi kết thúc thời hạn cho thuê trong trường hợp bên cho thuê chấp thuận để bên thuê thanh toán toàn bộ tiền thuê trước thời hạn ghi tại hợp đồng cho thuê tài chính.
Điều 28. 
1. Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính bị chấm dứt trước thời hạn theo một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định này, bên thuê phải thanh toán ngay toàn bộ số tiền thuê còn lại cho bên cho thuê. Nếu bên thuê không thanh toán được tiền thuê, bên cho thuê có quyền thu hồi ngay lập tức tài sản cho thuê và bên thuê phải bồi thường thiệt hại vật chất cho bên cho thuê. Sau khi thu hồi tài sản cho thuê bên cho thuê có quyền chuyển nhượng hoặc cho bên khác thuê tài sản.
2. Quyền sở hữu của bên cho thuê đối với tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán. Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác.
3. Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, bên cho thuê phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê.
4. Trong trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính chấm dứt trước hạn theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định này, bên cho thuê phải hoàn trả lại cho bên thuê số tiền bảo hiểm tài sản khi bên thuê đã trả đủ số tiền thuê phải trả cho bên cho thuê và khi bên cho thuê đã nhận được tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm thanh toán .        
Điều 29. Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê tài chính đối với những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật các Tổ chức tín dụng.
Điều 30.
1. Công ty cho thuê tài chính không được cho thuê tài chính với các điều kiện ưu đãi cho những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật các Tổ chức tín dụng.
2. Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.
Điều 31.
1. Công ty cho thuê tài chính phải duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 81 Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Giới hạn cho thuê tài chính đối với một khách hàng:
a) Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính, trừ trường hợp đối với những khoản cho thuê tài chính từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc khách hàng thuê là tổ chức tín dụng;
b) Trường hợp nhu cầu thuê của một khách hàng vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các công ty cho thuê tài chính được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 79 của Luật Các tổ chức tín dụng.
CHƯƠNG IV
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN VÀ BÁO CÁO
Điều 32. Công ty cho thuê tài chính được phép mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được phép của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 33.
1. Năm tài chính của công ty cho thuê tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch.
2. Hoạt động thu, chi tài chính, hạch toán của công ty cho thuê tài chính  thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng.
Điều 34. Công ty cho thuê tài chính phải trích dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí hoạt động. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 35. Lợi nhuận và trích lập các quỹ của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng.
Điều 36. Việc chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài của bên nước ngoài trong công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 37.  Công ty cho thuê tài chính không được mua, đầu tư vào tài sản cố định của mình quá 50% vốn tự có.
Điều 38. Công ty cho thuê tài chính phải thực hiện chế độ kế toán, thống kê và kiểm toán theo quy định của Chính phủ về chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng.
CHƯƠNG V
THANH TRA, KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, PHÁ SẢN,
GIẢI THỂ, THANH LÝ
Điều 39.
1. Công ty cho thuê tài chính chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2.  Việc thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Mục 1, Chương IX Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 40. Việc kiểm soát đặc biệt, phá sản, giải thể, thanh lý đối với công ty cho thuê tài chính thực hiện theo quy định tại Chương V, Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 41. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với hoạt động cho thuê tài chính thực hiện theo quy định tại Chương X Luật Các tổ chức tín dụng.
CHƯƠNG VI
 ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 64/CP ngày 09 tháng 10 tháng 1995 của Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 43. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 16/2001/ND-CP

Hanoi, May 02, 2001

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF FINANCIAL LEASING COMPANIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

Pursuant to December 12, 1997 Law No. 01/1997/QH10 on the State Bank of Vietnam;

Pursuant to December 12, 1997 Law No. 02/1997/QH10 on Credit Institutions;

At the proposal of the Governor of the State Bank of Vietnam,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. Financial lease means the medium-term and long-term credit activities through the lease of machinery, equipment and transport means and other movables on the basis of lease contracts between the lessors and the lessees. The lessors undertake to purchase machinery, equipment, transport means and other movables at the requests of the lessees and hold the ownership over the leased assets. The lessees use the leased assets and pay rents therefor during the whole leasing term as agreed upon by the two parties.

2. Upon the expiry of the leasing term, the lessees may opt to purchase the leased assets or continue to lease them under the conditions already agreed upon in the financial leasing contracts. The total rent payable for an asset determined in a financial leasing contract must be at least equal to the value of such asset at the time of signing of the contract.

3. Financial leasing activities on the Vietnamese territory must be conducted through financial leasing companies established and operating in Vietnam and comply with the provisions of this Decree.

4. Financial leasing companies’ financial leasing activities overseas shall comply with the provisions of this Decree and other relevant provisions of Vietnamese law or the involved parties may agree upon the application of international practices if such practices do not run counter to Vietnamese law.

Article 2.-Financial leasing companies are non-bank credit institutions and Vietnamese legal persons. They are established and operate in Vietnam in the following forms:

1. State-run financial leasing companies.

2. Joint-stock financial leasing companies.

3. Affiliate financial leasing companies of credit institutions.

4. Joint-venture financial leasing companies.

5. Financial leasing companies with 100% foreign capital.

Article 3.-

1. Joint-venture financial leasing companies are established with the capital contributed by the Vietnamese party consisting of one or more than one Vietnamese credit institution and/or enterprise and the foreign party consisting of one or more than one foreign credit institution, on the basis of joint-venture contracts.

2. Financial leasing companies with 100% foreign capital are established with the capital contributed by one or more than one foreign credit institution in accordance with the provisions of Vietnamese law.

Article 4.-

1. The parties to a joint-venture financial leasing company may transfer their contributed capital amounts according to the provisions of Article 26 of the Governments Decree No. 13/1999/ND-CP of March 17, 1999, but must give the transfer priority to other parties within the joint-venture financial leasing company. The transfer of a joint-venture financial leasing companys capital must be provided for in the companys charter and comply with law provisions.

2. Financial leasing companies with 100% foreign capital may transfer their capital but must give the transfer priority to Vietnamese organizations.

Article 5.-

1. The operation term of a financial leasing company in Vietnam shall not exceed 50 years. Any extension thereof must be approved by the State Bank. Each extension shall not exceed 50 years.

2. For financial leasing companies established and granted operation licenses before this Decree takes effect, their operation term shall be as prescribed in the granted operation licenses.

Article 6.-The State Bank of Vietnam is the body which perform the State management over the financial leasing activities, having the tasks of granting and withdrawing establishment and operation licenses, supervising and inspecting the operation of financial leasing companies, submitting to the competent State bodies for promulgation or promulgating according to its competence legal documents on financial leasing activities.

Article 7.-In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Lessors mean financial leasing companies established and operating according to Vietnamese law.

2. Lessees mean organizations and individuals operating in Vietnam, directly using the leased assets for their operation purposes.

3. Leased assets mean machinery, equipment, transport means and other movables.

Chapter II

ORGANIZATION AND ADMINISTRATION OF FINANCIAL LEASING COMPANIES

SectionI.GRANTING OF ESTABLISHMENT AND OPERATION LICENSES

Article 8.-

1. Conditions for a financial leasing company to be granted the establishment and operation license:

a/ Wishing to conduct financial leasing activities in the geographical area where it plans to operate;

b/ Having enough legal capital as prescribed by the Government in Decree No. 82/1998/ND-CP of October 3, 1998;

c/ Its founding members being prestigious and financially capable organizations and/or individuals;

d/ Its managerial and executive staff having full civil act capacity and professional qualifications suited to its operations;

e/ Having a draft organization and operation charter compliant with the provisions of the Law on Credit Institutions and other law provisions;

f/ Having a feasible business plan.

2. Apart from the conditions specified in Clause 1 of this Article, the foreign parties to the joint-venture companies or companies with 100% foreign capital must be permitted by competent bodies under the provisions of foreign laws to enter into joint ventures or to conduct financial leasing activities in Vietnam.

Article 9.-

1. Dossiers of application for establishment and operation licenses of financial leasing companies:

a/ An application for the establishment and operation license;

b/ The draft charter;

c/ The operation plan for the first three years, clearly stating the economic efficiency and benefits of the company;

d/ The list, CVs and diplomas evidencing the professional capability and qualifications of founding members, members of the Management Board, the Control Board and the general director (director);

e/ The capital contribution plan and the list of capital-contributing individuals and organizations;

f/ The financial status and information about big share-holders;

g/ The approval of the competent-level Peoples Committee of the locality where the financial leasing companys head office is to be located.

2. Apart from the documents specified in Clause 1 of this Article, for the application for establishment and operation licenses of joint-venture financial leasing companies or financial leasing companies with 100% foreign capital, the following documents are also required:

a/ The operation charter of the foreign-based organization;

b/ The operation license of the foreign-based organization;

c/ The written permission of a competent foreign organization for the foreign party to operate in Vietnam;

d/ The audited balance sheet and profit-loss statement, the report on the situation of the last three years operation of the foreign-based organization;

e/ The draft joint-venture contract.

3. The dossiers of application for the licenses prescribed in Clause 2 of this Article must be made in two sets, one in Vietnamese and the other in a common foreign language. The State Bank shall specify which documents in the foreign-language dossier set are required to be consularized. Vietnamese-language copies and translations from foreign languages into Vietnamese must be certified by Vietnamese notary offices or overseas Vietnamese representative missions or consulates.

Article 10.-Financial leasing companies established according to the provisions of Clauses 1, 2 and 3, Article 2 of this Decree shall have to pay a licensing fee and a fee for each extension of their establishment and operation licenses, being equal to 0.1% of their charter capital.

The fee payment by joint-venture financial leasing companies and financial leasing companies with 100% foreign capital shall comply with the provisions of Article 18 of the Governments Decree No. 13/1999/ND-CP of March 17, 1999.

Article 11.-

1. In order to be operational, a financial leasing company shall have to meet all the following conditions:

a/ Its charter already approved by the State Bank;

b/ Having enough legal capital, its head office suited to the requirements of financial leasing activities and having been granted the business registration certificate;

c/ The cash amounts contributed to its charter capital must be deposited in a blocked account at the State Bank at least 30 days before it starts operation.

d/ Having published the contents of its license on central and local newspapers according to law provisions.

2. Within 12 months after being granted the establishment and operation license, the financial leasing company must commence its operation.

Article 12.-The withdrawal of the licenses of financial leasing companies shall comply with the provisions of Article 29 of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank.

Section 2. ORGANIZATIONAL, ADMINISTRATIVE, EXECUTIVE AND CONTROL STRUCTURE OF FINANCIAL LEASING COMPANIES

Article 13.-

1. The opening of domestic and overseas branches and representative offices of financial leasing companies must be approved in writing by the State Bank.

2. The establishment of the financial leasing companies independent cost-accounting affiliate companies having the legal person status to operate in the finance, banking and insurance fields shall comply with the regulations of the State Bank.

Article 14.-Dossier conditions, procedures for opening of branches and representative offices of financial leasing companies shall comply with the provisions of Article 33 of the Law on Credit Institutions and the guidance of the State Bank.

Article 15.-The administration, execution and control, the internal inspection and auditing systems of financial leasing companies shall comply with the provisions of Sections 3 and 4, Chapter II of the Law on Credit Institutions.

Chapter III

ACTIVITIES OF FINANCIAL LEASING COMPANIES

Article 16.-Professional activities of a financial leasing company include:

1. Mobilizing capital from the following sources:

a/ Accepting deposits with a one-year or longer term from organizations and individuals according to the regulations of the State Bank;

b/ Issuing bonds, deposit certificates and other valuable papers with a term of over one year with a view to mobilizing capital from organizations and individuals inside and outside the country when it is so approved by the State Bank Governor;

c/ Borrowing capital from financial and credit institutions inside and outside the country;

d/ Receiving capital from other sources according to the regulations of the State Bank.

2. Financial leasing.

3. Purchasing and sub-leasing in the form of financial leasing (hereinafter called purchasing and sub-leasing), In this form, the financial leasing company purchases machinery, equipment, transport means and movables owned by the lessee and sub-leases them to the lessee for continued use in service of their activities.

4. Advising clients on matters related to financial leasing operations.

5. Providing services of entrustment, asset management and guaranty related to financial leasing activities.

6. Other activities when permitted by the State Bank.

Article 17.-

1. Financial leasing contracts mean arrangements between the lessor and the lessee on the lease of one or a number of machines, equipment, transport means and other movables according to the provisions of Article 1 of this Decree and suited to the rights and obligations of the parties.

2. Financial leasing contracts must be made in writing in accordance with law provisions. The contracts must clearly state the handling measures to be taken once they terminate ahead of time.

3. The lessors and the lessees must not unilaterally cancel the financial leasing contracts (except the cases specified in Article 27 of this Decree).

Article 18.-The financial leasing companies may directly import machinery, equipment, transport means and movables which the lessees have been permitted to purchase, import and use according to current law provisions (hereinafter called the leased assets permitted for import).

Article 19.- Assets for financial lease must be registered at the Center for Registration of Secured Transactions. The Ministry of Justice shall guide in detail the registration of these assets.

Article 20.-For leased assets being transport means and fishing ships and boats with registration certificates, the financial leasing companies shall keep the original registration certificates and the lessees shall, when using such means, keep the copies which are certified by the State notary public and confirmed by the financial leasing companies, in order to use the means during the leasing term. The financial leasing companies shall put their confirmation in only one copy of the means registration certificates, which has been certified by the State notary public. If such assets are used along international routes, the financial leasing companies shall keep the copies of their registration certificates, which have been certified by the notary public.

Article 21.-For leased assets which require use permits, the competent bodies shall consider the granting of use permits to the lessees on the basis of the documents proving the financial leasing companies ownership over such leased assets and the financial leasing contracts. The State Bank shall coordinate with the use permit-granting bodies in guiding the implementation of this provision.

Article 22.-

1. Taxes on machinery, equipment, transport means and other movables which the financial leasing companies purchase at home or import for lease shall be the same as for cases where the lessees directly purchase or import these assets.

2. Leased assets shall be recovered according to the provisions of Clause 1, Article 28 of this Decree; if the recovered assets are those imported from abroad, they shall, when re-exported, be exempt from export duty.

3. Where the ownership over the leased assets is transferred to the lessees upon the expiry of the leasing term through the assignment or sale of the leased assets, the lessees shall not have to pay registration tax.

Article 23.-The lessors have the rights to:

1. Request the lessees to supply quarterly reports, annual financial settlements and information on the situation of the latters production and business activities as well as matters related to the leased assets.

2. Inspect the management and use of the leased assets.

3. Purchase and import assets at the lessees requests.

4. Affix the ownership signs onto the leased assets throughout the leasing term.

5. Transfer their rights and obligations in the financial leasing contracts to another financial leasing company. In this case the lessors are only required to inform in writing in advance the lessees thereof.

6. Request the lessees to pay deposits or to find guarantors for the performance of the financial leasing contracts if it is deemed necessary.

7. Reduce rents, extend the time limit for rent payment, sell assets to the lessees according to the regulations of the State Bank.

8. Request the lessees to pay damage compensation if the latter breach the financial leasing contracts.

Article 24.-The lessors have the obligations to:

1. Sign asset purchase contracts with the suppliers under the conditions already agreed upon between the lessees and the suppliers. The lessors shall not be responsible for the non-delivery of the assets or the failure to deliver the assets under the conditions already agreed upon between the lessees and the suppliers.

2. Register the ownership of, and carry out the procedures to buy insurance for, the leased assets.

3. Fulfill properly all the contractual commitments.

Article 25.-The lessees have the rights to:

1. Select and agree with the suppliers upon the technical specifications, types, prices, modes and time limits for delivery, installation and warranty of the leased assets.

2. Directly receive the leased assets from the suppliers as agreed upon in the asset purchase contracts.

3. Decide on the purchase or continued lease of assets upon the expiry of the financial leasing contracts.

4. Request the lessors to pay damage compensation when the latter breach the financial leasing contracts.

Article 26.-The lessees have the obligations to:

1. Supply quarterly reports, annual financial settlements and information on the situation of their production and business activities as well as matters related to the leased assets at the lessorsrequest; create conditions for the lessors to check the leased assets.

2. Be responsible for the selection and agreement mentioned in Clause 1, Article 25 of this Decree.

3. Use the leased assets for the right purposes as agreed upon in the financial leasing contracts; refrain from transferring the right to use the leased assets to other individuals and/or organizations without the prior written consent of the lessors.

4. Pay the rents as agreed upon in the financial leasing contracts and pay other expenses related to the import of, taxes, ownership registration fee and buy insurance for, the leased assets.

5. Bear all risks of loss and damage of the leased assets and be responsible for all consequences caused by the use of the leased assets to other organizations and individuals in the process of using the leased assets.

6. Maintain and repair the leased assets during the leasing term. Refrain from erasing or damaging the ownership signs affixed on the leased assets.

7. Refrain from using the leased assets for mortgage, pledge or as security for performance of other obligations.

8. Fulfill properly all contractual commitments.

Article 27.-

1. The lessors may terminate the financial leasing contracts ahead of schedule in one of the following circumstances:

a/ The lessees fail to pay rents as prescribed in the financial leasing contracts;

b/ The lessees breach the financial leasing contracts’ terms;

c/ The lessees become bankrupt or dissolved;

d/ The guarantors become bankrupt or dissolved and the lessors refuse to accept the lesseesrequest to terminate the guaranty or substitute other guarantors.

2. The lessees may terminate the contracts ahead of schedule once the lessors commit one of the following violations:

a/ The lessors fail to deliver the leased assets on time;

b/ The lessors breach the contracts.

3. The financial leasing contracts may terminate ahead of the leasing term if the leased assets are lost or irreparably damaged.

4. The financial leasing contracts may terminate ahead of the leasing term if the lessors accept the payment by the lessees of the whole rent ahead of the time limit inscribed in the financial leasing contracts.

Article 28.-

1. Where a financial leasing contract is terminated ahead of schedule in one of the circumstances specified in Clause 1, Article 27 of this Decree, the lessee shall have to immediately pay all the remaining rent to the lessor. If the lessee is unable to pay such amount, the lessor may immediately recover the leased assets and the lessee shall have to pay compensation for material damage to the lessor. After recovering the leased assets, the lessor may transfer or lease them to another lessee.

2. The lessor’s ownership over the leased assets throughout the leasing term shall not be affected when the lessee becomes bankrupt, dissolved or insolvent. The leased assets shall not be regarded as those of the lessee when the lessee’s assets are handled for payment of debts to other creditors.

3. Where a financial leasing contract terminates ahead of schedule as prescribed in Clause 2, Article 27 of this Decree, the lessor shall have to pay damage compensation to the lessee.

4. Where a financial leasing contract terminates ahead of schedule as prescribed in Clause 3, Article 27 of this Decree, the lessor shall have to return to the lessee the asset insurance amount when the lessee has fully paid the rent to the lessor and the lessor has already received such insurance amount from the insurance agency.

Article 29.-The financial leasing companies shall not be allowed to finance-lease assets to the subjects specified in Clause 1, Article 77 of the Law on Credit Institutions.

Article 30.-

1. The financial leasing companies shall not be allowed to finance-lease assets under preferential conditions to the subjects specified in Clause 1, Article 78 of the Law on Credit Institutions.

2. The total value of assets leased to the subjects specified in Clause 1 of this Article must not exceed 5% of the own capital of a financial leasing company

Article 31.-

1. The financial leasing companies shall have to maintain the safety assurance percentages specified in Article 81 of the Law on Credit Institutions and guiding documents of the State Bank.

2. The limits on financial lease to a single client:

a/ The total financial leasing amount to a single client must not exceed 30% of the own capital of a financial leasing company, except for cases where financial leasing amounts come from the entrusted capital sources of the Government, organizations, individuals or lease clients being credit institutions;

b/ Where a clients leasing need exceeds 30% of the own capital of a financial leasing company or a client needs to lease from various sources, the financial leasing companies may effect a combined capital lease according to the regulations of the State Bank Governor. In special cases, the provisions of Point c, Clause 1, Article 79 of the Law on Credit Institutions shall apply.

Chapter IV

FINANCE, COST-ACCOUNTING AND REPORTING

Article 32.-The financial leasing companies may open deposit accounts at the State Bank and banks operating on the Vietnamese territory. The opening of deposit accounts at banks outside the Vietnamese territory must be permitted by the State Bank.

Article 33.-

1. The fiscal year of the financial leasing companies starts from January 1 and ends on December 31 of the calendar year.

2. Financial revenue and expenditure and cost-accounting activities of the financial leasing companies shall comply with the Governments regulations on the financial regime of credit institutions.

Article 34.-The financial leasing companies shall have to make deductions for risk reserves and account them into their operation expenses. The deduction for and use of risk reserves shall comply with the State Banks regulations.

Article 35.-Profits and deductions for setting up of various funds of the financial leasing companies shall comply with the Governments regulations on the financial regime of credit institutions.

Article 36.-The transfer of profits and assets abroad by the foreign parties to the joint-venture financial leasing companies and the financial leasing companies with 100% foreign capital shall comply with the provisions of Article 112 of the Law on Credit Institutions.

Article 37.-The financial leasing companies shall not be allowed to purchase or invest in their fixed assets with over 50% of their own capital.

Article 38.-The financial leasing companies shall have to apply the accounting, statistical and auditing regimes according to the Government’s regulations on the financial regime of credit institutions.

Chapter V

INSPECTION, SPECIAL CONTROL, BANKRUPTCY, DISSOLUTION AND LIQUIDATION

Article 39.-

1. The financial leasing companies shall submit to the inspection and supervision as prescribed by law.

2. The inspection by the State Bank of activities of the financial leasing companies in Vietnam shall comply with the provisions of Section I, Chapter IX of the Law on Credit Institutions.

Article 40.-The special control, bankruptcy, dissolution and liquidation of the financial leasing companies shall comply with the provisions of Chapter V of the Law on Credit Institutions.

Article 41.-The commendation, and handling of violations in financial leasing activities shall comply with the provisions of Chapter X of the Law on Credit Institutions.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 42.-This Decree takes effect 15 days after its signing and replaces the Governments Decree No. 64/CP of October 9, 1995.

The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned agencies in guiding the implementation of this Decree.

Article 43.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 16/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất