Nghị định 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 148/2007/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 148/2007/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/09/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định148/2007/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 148/2007/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 148/2007/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 09 NĂM 2007
VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ XÃ HỘI, QUỸ TỪ THIỆN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi chung là quỹ).
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Cá nhân, tổ chức Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam trong việc thành lập, hoạt động quỹ;
b) Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động quỹ.
Điều 2. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ
Quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích khuyến khích phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì lợi nhuận.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Quỹ": là tổ chức phi chính phủ có tư cách pháp nhân do một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức tự nguyện dành một khoản tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua hợp đồng, hiến tặng, di chúc, nhằm mục đích hỗ trợ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các hoạt động vì lợi ích cộng đồng không vì mục đích lợi nhuận, quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận Điều lệ.
2."Không vì lợi nhuận": là không tìm kiếm lợi nhuận để phân chia; lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động được dành cho các hoạt động theo Điều lệ.
3. "Góp tài sản": là việc chuyển tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức dưới hình thức hợp đồng, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác vào quỹ.
Cá nhân, tổ chức đã góp tài sản vào quỹ không còn quyền sở hữu và trách nhiệm dân sự với tài sản đó.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động và quản lý tài chính của quỹ
1. Quỹ thành lập và hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của mình.
3. Quỹ hoạt động theo Điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
4. Quỹ phải thực hiện mọi khoản thu, chi công khai, minh bạch về tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Chính sách của nhà nước đối với quỹ
1. Khi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của cá nhân, tổ chức đóng góp cho quỹ và các hoạt động của quỹ vì sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và lợi ích cộng đồng được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và địa chỉ của quỹ
1. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
2. Quỹ được chọn tên và biểu tượng. Tên và biểu tượng quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không trùng lắp hoặc gây nhầm lẫn với tên hoặc biểu tượng của quỹ khác đã được đăng ký trước đó;
b) Tên và biểu tượng không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Tên quỹ phải viết bằng tiếng Việt hoặc phiên âm ra tiếng Việt và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn.
3. Quỹ phải có địa chỉ cụ thể.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng việc thành lập quỹ nhằm tư lợi, hoạt động bất hợp pháp.
2. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại đoàn kết dân tộc.
3. Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc.
4. Làm giả, tẩy xoá, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
Chương II. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP QUỸ
Điều 8. Sáng lập viên
1. Sáng lập viên thành lập quỹ phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự được thành lập quỹ;
b) Tổ chức của Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có khả năng đóng góp tài sản cho quỹ theo cam kết, được ban lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp nhất trí thành lập quỹ bằng văn bản và quyết định cử người đại diện đứng ra lập quỹ;
c) Cá nhân, tổ chức được thừa kế theo di chúc mà có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu lập quỹ của người để lại tài sản hoặc yêu cầu của người hiến tặng tài sản thông qua hợp đồng để lập quỹ thì được đại diện đứng ra lập quỹ;
d) Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản với cá nhân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.
2. Quỹ có từ 2 (hai) sáng lập viên trở lên:
a) Các sáng lập viên phải thành lập Ban sáng lập quỹ;
b) Ban sáng lập quỹ bao gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các sáng lâp viên;
c) Ban sáng lập lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 10 và gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 9. Điều kiện thành lập quỹ
1. Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây:
a) Có mục đích hoạt động theo quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Có cam kết đóng góp tài sản của cá nhân, tổ chức là sáng lập viên;
c) Có Điều lệ, cơ cấu tổ chức phù hợp với các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Có trụ sở giao dịch.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định cụ thể điều kiện thành lập quỹ.
Điều 10. Hồ sơ thành lập quỹ
1. Đơn đề nghị thành lập quỹ.
2. Dự thảo Điều lệ quỹ.
3. Đề án thành lập và hoạt động của quỹ.
4. Cam kết có trụ sở chính của quỹ.
5. Cam kết về tài sản đóng góp để thành lập quỹ.
6. Tư cách sáng lập viên:
a) Đối với sáng lập viên cá nhân là công dân Việt Nam phải có: lý lịch tư pháp; cam kết đóng góp tài sản, tài chính để thành lập quỹ;
b) Đối với sáng lập viên là người nước ngoài phải có: lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch; cam kết góp tài sản, tài chính của cá nhân người nước ngoài đó cho cá nhân, tổ chức Việt Nam để tham gia thành lập quỹ; cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục tiêu hoạt động của quỹ;
c) Đối với sáng lập viên là tổ chức của Việt Nam: tên và địa chỉ của tổ chức; nghị quyết của Ban Lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ kèm theo Quyết định về số tài sản đóng góp thành lập quỹ, Điều lệ của tổ chức, Quyết định cử đại diện tham gia hoặc là sáng lập viên thành lập quỹ;
d) Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài: tên đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của tổ chức; Điều lệ của tổ chức; có cam kết góp tài sản, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Việt Nam và mục tiêu hoạt động của quỹ; lý lịch người đại diện của tổ chức tham gia quỹ có xác nhận của tổ chức.
7. Quỹ được thành lập theo di chúc hoặc hợp đồng uỷ quyền của tổ chức, cá nhân: bản sao di chúc, hợp đồng uỷ quyền có công chứng.
Điều 11. Nội dung cơ bản của Điều lệ quỹ
1. Tên gọi của quỹ.
2. Tôn chỉ mục đích, lĩnh vực và địa bàn hoạt động của quỹ.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của quỹ.
4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ, Ban kiểm soát, Chủ tịch, Giám đốc và các chức vụ lãnh đạo khác.
5. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ.
6. Nguyên tắc vận động quyên góp, vận động, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tài trợ.
7. Những quy định về tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính.
8. Khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động của quỹ.
9. Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ.
Điều 12. Điều kiện để quỹ được hoạt động
1. Có giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ do Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) cấp.
2. Có tài khoản với đủ số tiền của sáng lập viên đã cam kết đóng góp tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nơi quỹ đăng ký mở tài khoản và xác nhận của Hội đồng quản lý quỹ đối với tài sản khác đã cam kết đóng góp của các sáng lập viên.
3. Có trụ sở giao dịch.
4. Đã công bố về việc thành lập quỹ trên 3 (ba) số báo viết, báo điện tử liên tiếp ở Trung ương đối với các quỹ được Bộ Nội vụ cho phép thành lập; báo viết, báo điện tử cấp tỉnh đối với quỹ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cho phép thành lập. Nội dung công bố bao gồm: tên quỹ, họ và tên người đứng đầu, số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi mở tài khoản, số tài sản đăng ký ban đầu của quỹ, lĩnh vực hoạt động chính, địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) của quỹ.
Điều 13. Giấy phép thành lập quỹ và công nhận Điều lệ quỹ
1. Giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ:
a) Đối với quỹ được thành lập mới thì giấy phép thành lập quỹ đồng thời là giấy công nhận Điều lệ quỹ;
b) Giấy phép thành lập quỹ, giấy công nhận Điều lệ quỹ có thể được thay đổi theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ. Mọi thay đổi trong giấy phép thành lập quỹ và Điều lệ quỹ phải được Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép, công nhận;
c) Tối đa 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập quỹ và công nhận Điều lệ quỹ; trường hợp không cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, quỹ không hoạt động, giấy phép thành lập hết hiệu lực. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ ra quyết định thu hồi giấy phép thành lập.
2. Bộ Nội vụ quy định cụ thể mẫu giấy phép thành lập, mẫu giấy phép công nhận Điều lệ quỹ, trình tự, thủ tục cấp, thay đổi giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ.
Điều 14. Thẩm quyền cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập; công nhận Điều lệ quỹ; đổi tên quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền quy định tại Điều này đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ do tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia thành lập theo điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quy định tại Điều này đối với quỹ có phạm vi hoạt động tại tỉnh hoặc liên huyện.
Căn cứ điều kiện cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập; công nhận Điều lệ quỹ; đổi tên quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ có phạm vi hoạt động tại huyện, xã.
Chương III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Điều 15. Hội đồng quản lý quỹ
1. Quỹ phải có Hội đồng quản lý quỹ. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 3 (ba) thành viên do sáng lập viên đề cử. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không quá 5 (năm) năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên.
2. Đối với quỹ thành lập trên cơ sở tài sản cho, tặng hoặc di chúc, thành viên là tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho tài sản đó không chiếm quá 1/3 tổng số thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ.
3. Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông qua phương hướng hoạt động của quỹ;
b) Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của quỹ;
c) Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán của quỹ;
d) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng của quỹ;
đ) Quyết định cơ cấu tổ chức quỹ;
e) Đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điều lệ quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.
4. Hội đồng quản lý quỹ làm việc theo chế độ tập thể; quy chế làm việc của Hội đồng quỹ được quy định trong Điều lệ quỹ.
Điều 16. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam và do các thành viên Hội đồng quản lý quỹ bầu với số phiếu quá nửa số thành viên; nhiệm kỳ Chủ tịch quỹ cùng nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ. Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản lý quỹ, điều hành việc triển khai nghị quyết các cuộc họp của Hội đồng. Giúp việc cho Chủ tịch có các Phó Chủ tịch; chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch do Điều lệ quỹ quy định.
Trong trường hợp người nước ngoài có nhiều đóng góp cho hoạt động quỹ, được các thành viên Hội đồng quản lý quỹ nhất trí với số phiếu quá bán, được tôn vinh làm Chủ tịch danh dự của quỹ.
Điều 17. Giám đốc quỹ
1. Giám đốc quỹ là công dân Việt Nam và do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm theo quyết định của Hội đồng quản lý quỹ; nhiệm kỳ Giám đốc quỹ không quá 5 (năm) năm. Giám đốc quỹ là người đại diện trước pháp luật của quỹ, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của quỹ.
2. Giám đốc quỹ có trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động của quỹ; chấp hành các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, Điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật.
3. Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
4. Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của quỹ với Hội đồng quản lý quỹ và cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập quỹ.
5. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ theo Điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản.
6. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
Điều 18. Ban kiểm soát quỹ
1. Quỹ phải có Ban kiểm soát. Ban kiểm soát quỹ có ít nhất 3 (ba) thành viên gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ thành lập Ban kiểm soát và bổ nhiệm các thành viên theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ. Đối với quỹ có kinh phí hoạt động dưới 100.000.000 đồng/năm (một trăm triệu đồng/năm) thì Hội đồng quản lý thực hiện chức năng kiểm soát quỹ.
2. Ban kiểm soát quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ theo Điều lệ và các quy định của pháp luật;
b) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của quỹ.
Điều 19. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê
1. Quỹ phải tổ chức và thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
2. Mở sổ ghi đầy đủ danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và danh sách những đối tượng được tài trợ.
Điều 20. Thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ
1. Quỹ được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nơi khác với nơi đặt trụ sở chính của quỹ theo quy định của pháp luật và cần phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ. Hội đồng quản lý quỹ quyết định thành lập và quy định quyền hạn, trách nhiệm của chi nhánh, văn phòng đại diện theo đề nghị của Giám đốc quỹ.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của quỹ, hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải tuân thủ Điều lệ của quỹ và chỉ được thực hiện những nhiệm vụ do quỹ giao. Quỹ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi quỹ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
Điều 21. Vận động quyên góp, vận động tài trợ
1. Quỹ được vận động quyên góp, vận động tài trợ trong nước và ở nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động theo quy định của Điều lệ quỹ và theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các cuộc vận động quyên góp, vận động tài trợ ở nước ngoài, trong phạm vi cả nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có đề án và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ đồng ý bằng văn bản.
3. Đối với các cuộc vận động quyên góp, vận động tài trợ giải quyết hậu quả thiên tai, bão lụt, cứu trợ khẩn cấp do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ quyết định và phải báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 22. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ đã được công nhận và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trong quá trình hoạt động, quỹ hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.
3. Vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ; tiếp nhận tài sản do các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ và theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức đã uỷ quyền và đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ.
5. Được tổ chức các dịch vụ và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật để bảo tồn và tăng trưởng tài sản quỹ.
6. Toàn bộ tiền và tài sản huy động vào quỹ phải sử dụng đúng mục đích, đối tượng:
a) Đối với khoản tài trợ, quyên góp, ủng hộ khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai, cứu trợ khẩn cấp phải thực hiện đầy đủ 100% ngay sau khi nhận được tiền và tài sản;
b) Đối với các khoản tài trợ có mục đích, mục tiêu phải thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà tài trợ;
c) Đối với nguồn huy động không thuộc khoản a, b Điều này thì phải đảm bảo giải ngân tối thiểu 70% (bảy mươi phần trăm) nguồn vốn huy động được trong năm tài chính.
7. Quỹ được thành lập từ các nguồn tài sản hiến tặng hoặc theo hợp đồng, di chúc mà không tổ chức quyên góp và nhận tài trợ thì hàng năm phải dành tối thiểu 5% (năm phần trăm) tổng số tài sản để tài trợ cho các chương trình, dự án phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ.
8. Lưu trữ và công khai hồ sơ, các chứng từ, tài liệu về tài sản, tài chính của quỹ; nghị quyết, biên bản về các hoạt động của quỹ theo quy định của pháp luật.
9. Sử dụng tài sản, tài chính theo đúng tôn chỉ, mục đích của quỹ; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
10. Được quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, của tổ chức, cá nhân tài trợ và của cộng đồng theo quy định của pháp luật.
11. Hàng năm quỹ phải nộp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính cho cơ quan cho phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính cùng cấp và thực hiện công khai các khoản đóng góp của quỹ trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
12. Khi có thay đổi về trụ sở làm việc và nhân sự Chủ tịch, Giám đốc và Kế toán trưởng, quỹ phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ. Khi sửa đổi Điều lệ phải được cơ quan nhà nước cho phép thành lập quỹ công nhận.
13. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Quan hệ của quỹ với cá nhân, tổ chức liên quan đến hoạt động của quỹ
1. Quỹ được quan hệ với cá nhân, tổ chức để vận động quyên góp, vận động tài trợ cho quỹ hoặc cho các đề án cụ thể của quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Quan hệ với các địa phương, tổ chức, cá nhân cần sự trợ giúp để xây dựng các đề án tài trợ theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của quỹ.
Chương IV. TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA QUỸ
Điều 24. Nguồn thu của quỹ
1. Đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
2. Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc từ các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
3. Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
4. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 25. Sử dụng quỹ
1. Tài trợ cho các chương trình, các đề án nhằm mục đích nhân đạo, từ thiện, khuyến khích phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và các mục đích xã hội khác vì sự phát triển cộng đồng theo Điều lệ quỹ.
2. Tài trợ theo sự ủy nhiệm của cá nhân, tổ chức và thực hiện các dự án tài trợ có địa chỉ theo quy định của pháp luật.
3. Chi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
4. Chi cho hoạt động quản lý quỹ.
5. Được sử dụng tiền nhàn rỗi của quỹ để mua trái phiếu hoặc gửi tiết kiệm.
6. Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng quỹ.
Chương V. HỢP NHẤT, SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, ĐỔI TÊN; TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ GIẢI THỂ QUỸ
Điều 26. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; đổi tên quỹ
Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách; đổi tên quỹ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, Nghị định này và các quy định của pháp luật khác liên quan.
Điều 27. Tạm đình chỉ hoạt động quỹ
1. Quỹ bị tạm đình chỉ hoạt động 6 (sáu) tháng, khi vi phạm một trong những quy định sau:
a) Hoạt động sai mục đích, không đúng Điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, công khai tài chính;
c) Tổ chức quản lý và điều hành quỹ sai quy định của pháp luật;
d) Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
đ) Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong Điều lệ.
2. Đối với các vi phạm nêu tại khoản 1 Điều này, ngoài việc bị tạm đình chỉ hoạt động, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính bổ sung, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Tuỳ theo mức độ vi phạm, những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ khắc phục được vi phạm trong thời hạn tạm đình chỉ 6 (sáu) tháng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cho phép hoạt động trở lại; trường hợp quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dài thêm 6 (sáu) tháng. Quá thời hạn trên, quỹ không khắc phục được sai phạm sẽ bị giải thể.
Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ quyết định tạm đình chỉ, cho phép quỹ hoạt động trở lại, xử phạt hành chính, chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Điều 28. Giải thể quỹ
1. Quỹ có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
2. Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của Điều lệ quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
c) Không còn khả năng về tài sản, tài chính để quỹ hoạt động.
3. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không hoạt động liên tục trong 12 tháng; không có báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính trong 2 (hai) năm liên tục;
b) Không tuân thủ các quy định khi xin phép thành lập hoặc tự sửa đổi giấy phép hoặc sau 12 tháng kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận Điều lệ quỹ, sáng lập viên không nộp đủ tài sản như đã cam kết làm cho quỹ không có khả năng về tài chính, tài sản để hoạt động;
c) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này; không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Quá thời hạn tạm đình chỉ, quỹ không khắc phục được vi phạm, giấy phép thành lập quỹ hết hiệu lực;
đ) Vi phạm một trong các khoản quy định tại Điều 7 Nghị định này;
e) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Bộ Nội vụ quy định trình tự, thủ tục giải thể quỹ.
Điều 29. Xử lý tài sản khi giải thể quỹ
Tài sản của quỹ, sau khi thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, toàn bộ số tài sản còn lại của quỹ được nộp vào ngân sách Trung ương (đối với quỹ do Bộ Nội vụ cho phép thành lập), nộp vào ngân sách địa phương (đối với quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập). Nghiêm cấm phân tán tài sản của quỹ.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đổi tên; tạm đình chỉ hoạt động quỹ
Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; đổi tên quỹ; tạm đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập; con dấu và giải quyết khiếu nại, tố cáo về quỹ theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Trách nhiệm của Hội đồng quản lý quỹ trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ
1. Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ.
2. Việc xử lý tài sản, tài chính trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ được thực hiện theo Điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.
Điều 32. Khiếu nại, tố cáo
Quỹ có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Trường hợp khiếu nại về quyết định tạm đình chỉ hoạt động, giải thể quỹ, thu hồi giấy phép thành lập, con dấu, trong thời gian chờ giải quyết, quỹ không được hoạt động.
Chương VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUỸ
Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quỹ theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thi hành pháp luật về quỹ.
3. Thực hiện thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
4. Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của quỹ.
5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về tổ chức, hoạt động của quỹ.
6. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm.
7. Tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động của quỹ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành quy chế mẫu về quản lý tài chính quỹ và hướng dẫn cơ quan tài chính địa phương thực hiện.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính quỹ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm về tài chính đối với các quỹ do Bộ Nội vụ cho phép thành lập.
Điều 35. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với quỹ hoạt động thuộc lĩnh vực do Bộ quản lý
1. Tham gia bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ; công nhận Điều lệ quỹ; đổi tên quỹ; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép thành lập quỹ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của quỹ thuộc lĩnh vực Bộ, ngành quản lý.
2. Hướng dẫn, tạo điều kiện cho quỹ tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với quỹ, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Đối với quỹ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập:
a) Thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của quỹ quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về quỹ;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quỹ;
d) Xem xét hỗ trợ đối với các quỹ có phạm vi hoạt động tại địa phương;
đ) Xem xét và cho phép quỹ có phạm vi hoạt động tại địa phương nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc quản lý quỹ;
g) Hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ ở địa phương.
2. Đối với các quỹ do Bộ Nội vụ cho phép thành lập hoạt động tại địa phương:
a) Ra văn bản chấp thuận hoạt động của quỹ tại địa bàn theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác liên quan;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử lý vi phạm, tổng hợp báo cáo Bộ Nội vụ về hoạt động của quỹ theo quy định của pháp luật.
Chương VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
3. Các quỹ đã được thành lập hợp pháp trước khi Nghị định này có hiệu lực, không phải xin phép thành lập lại, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Nghị định này trong thời hạn 6 (sáu) tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực, gửi cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 38. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định chi tiết, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 148/2007/ND-CP | Hanoi, September 25, 2007 |
DECREE
ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF SOCIAL FUNDS AND CHARITY FUNDS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope and subjects of application
1. This Decree provides for the organization and operation of social funds and charity funds (below collectively referred to as funds).
2. This Decree applies to:
a/ Vietnamese individuals and organizations, joint-venture enterprises and enterprises with 100% foreign investment capital lawfully set up and operating in Vietnam and engaged in the establishment and operation of funds;
b/ Foreign individuals and organizations that contribute their properties with Vietnamese individuals or organizations for the establishment and operation of funds.
Article 2. Purposes of organization and operation of funds
Funds are organized and operate on a not-for-profit basis for the purposes of promoting the development of culture, education, healthcare, physical training and sports and science, charity and humanitarian purposes, and community development purposes.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below as construed as follows:
1. Fund means a non-governmental organization with the legal person status established from a certain property voluntarily donated by one or several individuals or organizations or established under a contract or testament for supporting on a not-for-profit basis activities in the domains of culture, education, healthcare, physical training and sports and science, charity and humanitarian activities and other activities in the interest of communities; funds are established with the permission of have their charters recognized by competent state agencies.
2. Not-for-profit means non-pursuit of profits for sharing; the use of profits earned in the operation process for activities specified in the charter.
3. Contribution of property means the transfer of lawful property of individuals or organizations to funds in the form of contract, donation or testament of those who bequeath their property or in other forms.
Individuals and organizations that have contributed their property to funds no longer have the right to own and civil liability for such property.
Article 4. Principles on operation and financial management of funds
1. Funds are set up and operate for not-for-profit purposes.
2. Funds operate on the principle of voluntariness, self-financing and taking responsibility before law with their own property.
3. Funds operate under their charters recognized by competent state agencies, this Decree and other relevant legal provisions.
4. Funds shall make public all their revenues and expenditures and ensure financial and asset transparency as provided for by law.
Article 5. State policies for funds
1. When performing tasks assigned by competent state agencies, funds are provided with state budget support according to law.
2. Property contributed by individuals and organizations to funds and funds activities for the purposes of developing culture, education, healthcare, physical training and sports and science, for charity and humanitarian purposes or for community benefits are entitled to preferential policies according to law.
Article 6. Funds legal person status, seals, bank accounts, names, logos and addresses
1. Funds have the legal persons status, own seals and bank accounts.
2. Funds select their names and logos. The name and logo of a fund must meet the following conditions:
a/ Not being identical to or causing confusion with names or logos of other funds already registered;
b/ Not contravening historical, cultural and moral traditions or fine national customs;
c/ The name must be in or transcribed into Vietnamese and may be additionally written in one or several foreign languages in smaller font sizes.
3. A fund must have a specific address.
Article 7. Prohibited acts
1. Abusing the establishment of funds for self-seeking purposes or carrying out illegal activities.
2. Infringing upon lawful rights and interests of individuals, organizations or communities; causing harm to national interests, security, defense or national solidarity.
3. Contravening social morality, fine national custom, practices and traditions and national identity.
4. Falsifying, erasing, transferring, leasing or lending fund establishment licenses in any forms.
5. Laundering money, sponsoring terrorism and other illegal activities.
Chapter II
CONDITIONS AND PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF FUNDS
Article 8. Founding members
1. Founding members of a fund must fully meet the following conditions:
a/ Vietnamese citizens who are aged full 18 years or older and have full civil act capacity may establish a fund;
b/ Vietnamese organizations, joint-venture enterprises or enterprises with 100% foreign investment capital which are lawfully established in Vietnam, capable of contributing property to a fund as committed and their leaderships have reached written agreement on the establishment of a fund and made decisions on the appointment of representatives to establish a fund;
c/ Individuals or organizations that receive testamentary legacies and are obliged to establish a fund at the request of those who bequeath or donate their property under a contract on the establishment of a fund may establish a fund;
d/ Foreign individuals and organizations may contribute their property with Vietnamese individuals or organizations to establish a fund in Vietnam.
2. For funds with two or more founding members:
a/ Founding members shall set up a fund founding board;
b/ A fund founding board is composed of a head, a deputy head and founding members;
c/ The fund founding board shall compile a dossier of application for permission to establish a fund as prescribed in Article 10 and send it to a competent agency specified in Article 14 of this Decree.
Article 9. Conditions for establishment of funds
1. A fund may be established if meeting the following conditions:
a/ Having operation purposes as prescribed in Article 2 of this Decree;
b/ Having received written commitments on the contribution of property from its being founding members;
c/ Having a charter and organizational structure in accordance with this Decree and relevant legal provisions;
d/ Having a head office.
2. The Minister of Home Affairs shall specify conditions for the establishment of funds.
Article 10. Dossiers of fund establishment
1. An application for the establishment of a fund.
2. The draft charter of the fund.
3. A plan on the establishment and operation of the fund.
4. Commitment on the funds head office.
5. Commitments on contribution of property for the establishment of the fund.
6. Status of founding members:
a/ Founding members being Vietnam citizens must have judicial records and commitments on the contribution of property or funds for the establishment of the fund;
b/ Founding members being foreigners must have personal records certified by a competent agency of the country of which they are citizens; commitments on the contribution of property or funds to Vietnamese individuals or organizations for the establishment of the fund; and commitment on the observance of Vietnamese law and operation purposes of the fund;
c/ Founding members being Vietnamese organizations: their names and addresses; resolutions of their leaderships on the participation in the establishment of the fund, enclosed with the decision on the amount of property contributed for the establishment of the fund; their charters and decisions on the appointment of representatives to participate in or act as founding member of the fund:
d/ For founding members being foreign organizations: names and addresses of their head offices; their charters; commitments on the contribution of property and observance of Vietnamese law and operation purposes of the fund; personal records of their representatives in the fund, certified by the organizations.
7. For funds established under testaments or authorization contracts of organizations or individuals: notarized copies of the testaments or authorization contracts.
Article 11. Principal contents of the charter of a fund
1. The name of the fund.
2. The funds operation objectives, domain and geographical area.
3. The funds tasks and powers.
4. Principles on the organization, operation, organizational structure, tasks, powers of the Fund Management Council, Control Board, chairman, director and other leading posts.
5. Mode of amending and supplementing the charter.
6. Principles on fund raising, receipt and use of donations.
7. Regulations on property and financial matters and management and use of assets and finances.
8. Commendation, discipline, complaints and denunciations and handling of violations in the operation of the fund.
9. Conditions for the consolidation, merger, division, splitting and dissolution of the fund.
Article 12. Conditions for a fund to operate
1. Having an establishment license and a charter recognition paper, granted by the Ministry of Home Affairs, the Peoples Committee of a province or centrally run city (referred to as provincial-level Peoples Committee) or the Peoples Committee of a district, town or provincial city (collectively referred to as district-level Peoples Committee).
2. Having an account with an adequate amount of money on credit contributed by founding members as committed at the bank or state treasury where the fund has registered to open the account and the Fund Management Councils written certification of other property which founding members have already contributed as committed.
3. Having a head office for transaction.
4. Having announced its establishment on three consecutive issues of a central printed newspaper or online newspaper, for funds licensed by the Ministry of Home Affairs; of a provincial printed newspaper or online newspaper, for funds licensed by provincial-level or district-level Peoples Committees. The announcement contains: the funds name, full name of its head, bank account number, name and address of the bank where the account is opened, initially registered property of the fund, main operation domain, address, telephone number and e-mail address (if any) of the fund.
Article 13. Fund establishment licenses and charter recognition papers
1. Fund establishment licenses and charter recognition papers:
a/ For a newly established fund, the fund establishment license is also the charter recognition paper;
b/ Fund establishment licenses and charter recognition papers may be modified at the request of the Fund Management Council. All changes in the fund establishment licenses and the charter of funds must be approved and recognized by the Ministry of Home Affairs, provincial-level Peoples Committees or district-level Peoples Committees;
c/ Within 60 days after receiving a valid and complete dossier, the Ministry of Home Affairs, the provincial-level Peoples Committee or district-level Peoples Committee shall grant a fund establishment license and recognize the charter of the fund. In case of refusal to grant an establishment license and recognize charter of the fund, they shall issue a written reply, clearly stating the reasons.
d/ If the fund fails to commence its operation within 12 months after being granted the establishment license, the establishment license will cease to be valid. State agencies that have granted establishment licenses shall issue decisions to withdraw these establishment licenses.
2. The Ministry of Home Affairs shall issue forms of establishment license and charter recognition paper and specify the order of and procedures for grant and modification of establishment licenses and charter recognition papers.
Article 14. Competence to permit the establishment, consolidation, merger, division, splitting and dissolution of funds; to terminate the operation; to withdraw establishment licenses; to recognize funds charters; to rename funds and settle fund-related complaints and denunciations
1. The Minister of Home Affairs has the competence specified in this Article with respect to:
a/ Funds operating on a national or inter-provincial scale;
b/ Funds jointly established by foreign organizations or individuals under Point b, Clause 2, Article 1, of this Decree.
2. Presidents of provincial-level Peoples Committees have the competence specified in this Article with respect to funds operating within a province or several districts in a province.
Based on practical conditions, presidents of provincial-level Peoples Committees may authorize presidents of district-level Peoples Committees to decide on the establishment, consolidation, merger, division, splitting and dissolution of funds; termination of operation; withdrawal of establishment licenses; recognition of funds charters; and renaming of funds and settlement of complaints and denunciations about funds operating within districts or communes.
Chapter III
ORGANIZATION AND OPERATION OF FUNDS
Article 15. Fund Management Council
1. A fund must have a management council. A Fund Management Council has at least three members appointed by founding members. The term of office of the Fund Management Council must not exceed five years. The Fund Management Council is composed of a chairman, a vice chairman and members.
2. For a fund established on the basis of donated or bequeathed properties, the number of members being organizations or individuals representing these properties must not exceed one third of total members of the Fund Management Council.
3. The Fund Management Council has the following tasks and powers:
a/ To approve operation orientations of the fund;
b/ To promulgate regulations on the management and use of the funds revenues;
c/ To approve the limits of expenditures on fund management, financial plans and settlement reports of the fund;
d/ To decide on the appointment or dismissal of the director and chief accountant of the fund;
e/ To decide on the organizational structure of the fund;
f/ To propose to competent state agencies changes in the funds establishment license or charter;
g/ To decide on other matters in accordance with the charter of the fund and the provisions of law.
4. The Fund Management Council works on a collective basis and its working regulations specified in the charter of the fund.
Article 16. Chairman and vice chairmen of the Fund Management Council
The chairman of the Fund Management Council is a Vietnamese citizen elected by members of the Fund Management Council by majority vote; the term of office of the chairman coincides with the term of the Fund Management Council. The chairman shall preside over meetings of the Fund Management Council and administer the implementation of resolutions of the Councils meetings. The chairman is assisted by vice chairmen; the functions and tasks of the chairman and vice chairmen are specified in the charter of the fund.
A foreigner who has made great contributions to the operation of the fund may be elected the honorary chairman of the fund, if so voted by more than half of members of the Fund Management Council.
Article 17. Fund director
1. The director of the fund is a Vietnamese citizen appointed by the chairman of the Fund Management Council under the decision of the Fund Management Council; the term of office of the director must not exceed five years. The director is the representative-at-law of the fund and bears responsibility for all activities of the fund.
2. The director shall run all activities of the fund; and follow the spending limits of the fund in accordance with resolutions of the Fund Management Council, the funds charter and legal provisions.
3. The director shall issue documents within the ambit of his/her management responsibilities and take responsibility for his/her decisions.
4. The director shall periodically report on the operation of the fund to the Fund Management Council and the agency competent to decide on the establishment of the fund.
5. The director shall manage the funds property according to its charter and legal provisions on financial and asset management.
6. The director shall propose the chairman of the Fund Management Council to appoint deputy directors and heads of attached units.
Article 18. Fund Control Board
1. A fund must have a Control Board. A Control Board is composed of at least three members, including a head, a deputy head and member(s). The chairman of the Fund Management Council shall set up the Control Board and appoint its members at the proposal of the Fund Management Council. For funds with an annual operation fund of less than VND 100,000,000 (one hundred million dong), the Management Council shall perform the fund control function.
2. The Control Board operates independently and has the following tasks:
a/ To inspect and supervise the operation of the fund in accordance with the charter of the fund and legal provisions;
b/ To report and propose to the Fund Management Council on inspection and supervision results and the financial status of the fund.
Article 19. Organization and performance of accounting, audit and statistical work
1. The fund must organize and perform accounting, audit and statistical work in accordance with law.
2. It is required to keep a register to record the list of organizations and individuals that make contributions or donations and the list of beneficiaries.
Article 20. Establishment and operation of branches and representative offices of the fund
1. A fund may establish its branches or representative offices outside the locality where it is headquartered in accordance with law and the permission of the Peoples Committees of the provinces where branches or representatives offices are to be located and the agency that has licensed the establishment of the fund. The Fund Management Council shall decide on the establishment and define the powers and responsibilities of branches or representative offices at the proposal of the Director of the fund.
2. Branches and representative offices are affiliated units of the fund which shall operate under the charter and may only perform tasks assigned by the fund. The fund shall take responsibility for all activities of its branches and representative offices.
3. Branches and representative offices are subject to the state management by the provincial-level Peoples Committees or district-level Peoples Committees of localities where these branches and representative offices are located.
Article 21. Mobilization of contributions or donations
1. The fund may campaign for mobilization of contributions or donations at home and abroad for realizing its operation objectives in accordance with its charter and law.
2. For campaigns for mobilization of contributions or donations in foreign countries nationwide or on the scale of a province or centrally run city, mobilization scheme must be prepared and approved in writing by the state management agency which has licensed the establishment of the fund.
3. For campaigns for mobilization of contributions or donations to overcome consequences of natural disasters, floods or storms or to provide emergency relief, the chairman of the Fund Management Council may make decision to conduct these campaigns and shall report them to competent state agencies.
Article 22. Rights and obligations of funds
1. To be organized and operate under the recognized charter and relevant legal provisions.
2. In the course of operation, to be subject to the state management of agencies in charge of the funds operation domains.
3. To conduct campaigns for mobilization of contributions or donations; to receive property donated by domestic and foreign individuals and organizations in strict accordance with their operation principles and purposes and legal provisions.
4. To provide funding in strict accordance with the authorization of individuals or organizations as well as their operation principles and purposes.
5. To provide services and organize other activities by law in order to preserve and increase their property.
6. To use all mobilized money and property for proper purposes and target groups:
a/ For donations, contributions and money raised for overcoming disaster consequences or emergency relief, to distribute all of them immediately after their receipt;
b/ For donations for specific purposes or target groups, to comply with donors requests;
c/ For mobilized amounts other than those specified in Clauses a and b of this Article, to ensure the disbursement of at least 70% of the total mobilized amounts within the fiscal year.
7. For funds which are established from property donated or under contracts or testaments without mobilizing contributions or receiving donations, to earmark at least 5% (five percent) of their total property to finance programs and projects relevant to the funds operation purposes.
8. To preserve and publicize dossiers, vouchers and documents on their property and financial status, and resolutions and minutes on their operation in accordance with law.
9. To use their property and finances in strict accordance with their operation principles and purposes; to pay taxes, charges and fees and observe the accounting, audit and statistic regime in accordance with law.
10. To lodge complaints and denunciations in accordance with law and submit to the examination, inspection and supervision by state agencies, individual and institutional donors and the community in accordance with law.
11. Annually, to submit reports on the situation of their organization and operation and financial statements to the agency that has permitted their establishment and recognized their charters and the finance agency of the same level, and to publicize the funds contributions before March 31 of the following year.
12. When arising any change in their head offices, chairmen, directors or chief accountants, to report the change to the state agency competent to permit their establishment. The amendments to the charter of a fund must be recognized by the state agency that has permitted the establishment of the fund.
13. To exercise other rights and perform other obligations in accordance with law.
Article 23. Relationship between funds and individuals and organizations related to funds activities
1. Funds may have relationships with individuals and organizations to mobilize contributions or donations for themselves or for their specific schemes in accordance with law.
2. Funds may have relationships with localities, organizations and individuals in need of support to formulate funding schemes in accordance with their operation principles and purposes.
Chapter IV
PROPERTY AND FINANCES OF FUNDS
Article 24. Revenue sources of funds
1. Voluntary contributions and lawful donations of individuals and organizations at home and abroad.
2. Revenues earned from the provision of services or other activities according to law.
3. State budget supports for the performance of tasks assigned by competent state agencies.
4. Other lawful revenues (if any).
Article 25. Use of funds
1. To finance programs and projects for charity or humanitarian purposes, for promoting the development of culture, education, healthcare, sports and physical training and science or for other social purposes for community development in accordance with the charter of the fund.
2. To provide funds under the authorization of individuals or organizations and implement targeted funding projects in accordance with law.
3. To cover expenses for the performance of tasks assigned by the State.
4. To cover fund management expenses.
5. To use idle money to purchase bonds or deposit it as savings.
6. The Ministry of Finance shall specify the use of funds.
Chapter V
CONSOLIDATION, MERGER, DIVISION, SPLITTING, AND RENAMING; SUSPENSION OF OPERATION AND DISSOLUTION OF FUNDS
Article 26. Consolidation, merger, splitting, division; and renaming of funds
The consolidation, merger, division, splitting and renaming of funds are carried out in accordance with the Civil Code, this Decree and relevant legal provisions.
Article 27. Suspension of operation of funds
1. A fund shall be suspended from operation for six months if committing one of the following violations:
a/ Operating for improper purposes or in contravention of its charter recognized by a competent state agency;
b/ Violating state regulations on financial management and publicity;
c/ Organizing its management and administration in contravention of law;
d/ Using targeted donations of organizations or individuals for improper purposes;
e/ Mobilizing donations for purposes other than those specified in its charter.
2. If committing violations specified in Clause 1 of this Article, apart from being suspended from operation, depending on the nature and severity of their violations, funds may be imposed with additional administrative sanctions, if causing damage, they shall pay compensation. Depending on the severity of violations, fund managers shall be handled in accordance with law.
3. If funds can remedy consequences of their violations within the suspension duration of six months, state competent agencies may issue a decision to permit resumption of their operation; if funds cannot remedy the consequences of their violations, the suspension duration shall be prolonged for another six months. Past this time limit, if funds fail to remedy the consequences of their violations, they shall be dissolved.
The agencies competent to permit the establishment of funds may decide on the suspension and resumption of the operation of funds, impose administrative sanctions and transfer dossiers to and request competent agencies to handle violations.
Article 28. Dissolution of funds
1. A fund may dissolve at its own will or be dissolved.
2. A fund dissolves at its own will in the following cases:
a/ It terminates its operation in accordance with its charter;
b/ Its operation objectives have been fulfilled;
c/ Its operation cannot be continued due to financial reasons.
3. A fund is dissolved in the following cases:
a/ It fails to operate for 12 months in a row or fails to make reports on its organization, operation and finance for two consecutive years;
b/ It fails to comply with requirements set upon its establishment, modifies its establishment license without permission or becomes financially incapable for continuing its operation because its founding members do not contribute their property sufficiently within 12 months after its establishment license is granted and its charter is recognized by a competent state agency;
c/ It falsifies information on accounting or registered account numbers, fails to reach the disbursement level prescribed in this Decree or to comply with reporting requirements prescribed in this Decree and other relevant legal documents;
d/ Past the suspension duration, if the fund cannot remedy the consequences of its violation, its establishment license will cease to be valid;
e/ It violates one of the provisions of Article 7 of this Decree;
f/ It does not dissolve at its own will in the cases specified in Clause 2 of this Article.
4. The Ministry of Home Affairs shall specify the order and procedures for dissolution of funds.
Article 29. Handling of property of funds upon dissolution
After paying all debts and dissolution expenses, the remaining property of a fund must be remitted into the central budget (for funds established with the permission of the Ministry of Home Affairs) or the local budget (for funds established with the permission of provincial-level Peoples Committee or district-level Peoples Committee). It is strictly prohibited to disperse funds assets.
Article 30. Responsibilities of state agencies for the consolidation, merger, division, splitting and dissolution of funds; renaming and suspension of operation of funds
The Ministry of Home Affairs shall guide the consolidation, merger, division, splitting and dissolution of funds; renaming of funds; suspension of operation of funds; withdrawal of establishment licenses and seals of funds; and settlement of fund-related complaints and denunciations in accordance with law.
Article 31. Responsibility of Fund Management Councils for the consolidation, merger, division, splitting and dissolution of funds; renaming and suspension of operation of funds
1. Fund Management Councils shall organize the implementation of decisions on the consolidation, merger, division, splitting and dissolution of funds, renaming of funds.
2. The handling of property and settlement of financial matters upon consolidation, merger, division, splitting and dissolution of a fund complies with the charter of the fund and law.
Article 32. Complaints and denunciations
Funds may make complaints and denunciations in accordance with law. Pending the settlement of complaints about decisions on their operation suspension or dissolution or withdrawal of their establishment licenses or seals, funds may not operate.
Chapter VI
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES TO FUNDS
Article 33. Responsibilities of the Ministry of Home Affairs
1. To formulate and propose to competent authorities to promulgate or promulgate according to its competence legal documents on funds.
2. To provide guidance on the implementation of the law on funds to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal Peoples Committees.
3. To exercise the competence defined in Clause 1, Article 14, of this Decree.
4. To assume the prime responsibility for, or coordinate with ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies in, performing the state management of the organization and operation of funds.
5. To carry out examination, inspection and supervision of the organization and operation of funds.
6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies in, settling complaints and denunciations and handling violations.
7. To review the situation of organization and operation of funds and report it to the Prime Minister.
Article 34. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, promulgating the model regulation on financial management of funds and provide implementation guidance to local finance agencies.
2. To carry out examination, inspection and supervision of financial activities of funds; settle complaints and denunciations and handle financial violations committed by funds established with the permission of the Ministry of Home Affairs.
Article 35. Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies to funds operating in the domains under the management of ministries
1. To give to the Ministry of Home Affairs written opinions on the establishment, consolidation, merger, division, splitting and dissolution of funds; recognition of the charters of funds; renaming of funds; suspension of operation; withdrawal of establishment licenses; and settlement of complaints and denunciations about funds operating in the domains under the management of ministries or branches.
2. To guide and create conditions for funds to participate in activities under their management in accordance with law.
3. To inspect funds in their observance of regulations on state management of branches or domains, handle and propose competent state agencies to handle violations according to law.
Article 36. Responsibilities of provincial-level Peoples Committees
1. For funds established with the permission of provincial-level Peoples Committees:
a/ To perform the state management of the organization and operation of funds specified in Clause 2, Article 14 of this Decree;
b/ To examine, inspect and supervise the observance of law on funds;
c/ To settle complaints and denunciations and handle violations of law related to funds;
d/ To consider and provide support for funds operating in their localities;
e/ To consider and permit funds operating in their localities to receive donations of domestic and foreign organizations and individuals in accordance with law;
f/ To direct provincial-level services and departments, district-level Peoples Committees and commune-level Peoples Committees in managing funds;
g/ Annually, to review and report to the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Finance on the organization, operation and management of funds in their localities.
2. For funds established with the permission of the Ministry of Home Affairs and operating in localities:
a/ To issue documents approving the operation of funds in their localities in accordance with this Decree and relevant legal provisions;
b/ To perform state management through examination and inspection, propose the handling of violations, review and report to the Ministry of Home Affairs on the operations of funds according to law.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 37. Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
2. This Decree replaces the Governments Decree No. 177/1999/ND-CP of December 22, 1999, promulgating the Regulation on organization and operation of social funds and charity funds.
3. Funds lawfully established before the effective date of this Decree are not required to apply for re-establishment permission but must supplement and complete dossiers under this Decree within six months after the effective date of this Decree and send them to competent agencies defined in Article 14 of this Decree.
Article 38. Implementation responsibilities
1. The Minister of Home Affairs and the Minister of Finance shall, within the scope of their functions, tasks and powers, specify, guide, organize and inspect the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decree.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây