Quyết định 105/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán

thuộc tính Quyết định 105/QĐ-UBCK

Quyết định 105/QĐ-UBCK của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ban hành Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:105/QĐ-UBCK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Bằng
Ngày ban hành:26/02/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chứng khoán
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

CTCK phải có bộ phận quản trị rủi ro độc lập
Đây là nội dung được hướng dẫn tại Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành tại Quyết định số 105/QĐ-UBCK ngày 26/02/2013.
Tại Quy chế này, UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán (CTCK) phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty; bảo đảm các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau; người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại.
Hệ thống quản trị rủi ro phải có 01 cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, 01 cơ chế vận hành thống nhất và 01 bộ quy trình quản trị rủi ro xử lý ít nhất 05 loại rủi ro trọng yếu sau: Rủi ro thị trường; rủi ro thanh toán; rủi ro thanh khoản; rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý; đảm bảo CTCK có khả năng xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo và xử lý rủi ro một cách hiệu quả các rủi ro trọng yếu tại mọi thời điểm.
Ngoài ra, UBCKNN cũng yêu cầu hệ thống quản trị rủi ro của CTCK phải được vận hành dựa theo hướng dẫn nội bộ được trình bày một cách rõ ràng bằng văn bản; đáp ứng các nội dung tối thiểu theo quy định. Đồng thời, trước ngày 31/01 hàng năm, các CTCK có trách nhiệm báo cáo UBCKNN bản chính sách rủi ro đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên công ty phê duyệt.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định105/QĐ-UBCK tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

BỘ TÀI CHÍNH
ỦY BAN CHỨNG KHOÁN
NHÀ NƯỚC
--------
Số: 105/QĐ-UBCK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HƯỚNG DẪN VIỆC THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
---------
CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
 
 
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 07 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán, các công ty chứng khoán và các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo BTC (để báo cáo);
- Lãnh đạo UBCK (để biết);
- Lưu: VT, QLKD, 110b.
CHỦ TỊCH




Vũ Bằng
 
QUY CHẾ
HƯỚNG DẪN VIỆC THIẾT LẬP VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định sổ 105/QĐ-UBCK ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
 
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này hướng dẫn thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động của công ty chứng khoán.
2. Đối tượng điều chỉnh: Công ty chứng khoán và tổ chức, cá nhân liên quan đến hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động công ty chứng khoán.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro là các sự kiện không chắc chắn có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của công ty chứng khoán.
2. Rủi ro thị trường là rủi ro làm thay đổi các giá trị tài sản đang sở hữu theo chiều hướng bất lợi.
3. Rủi ro thanh toán là rủi ro xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc không thể chuyển giao tài sản đúng hạn như cam kết.
4. Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi công ty chứng khoán không thể thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn hoặc không thể chuyển đổi các công cụ tài chính thành tiền mặt với giá trị hợp lý trong ngắn hạn do thiếu hụt thanh khoản trong thị trường.
5. Rủi ro hoạt động là rủi ro xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.
6. Rủi ro pháp lý là rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh, và từ việc hủy bỏ hợp đồng do hợp đồng bất hợp pháp, vượt quá quyền hạn, thiếu sót các điều khoản hoặc chưa hoàn thiện các tiêu chuẩn, hoặc do các nguyên nhân khác.
7. Trạng thái tập trung rủi ro là trạng thái tập trung chủ yếu vào một hoặc vài rủi ro trọng yếu mà tổn thất do nó gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và khả năng hoạt động liên tục của công ty chứng khoán.
8. Mức độ rủi ro là mức tổn thất được tính bằng tiền nếu rủi ro xảy ra.
9. Hạn mức rủi ro là khoản vốn phải được phân bổ để đáp ứng nguy cơ rủi ro có thể gây tổn thất tối đa mà toàn bộ công ty, hay từng bộ phận kinh doanh có thể chịu đựng được trong một thời gian và mức độ tin cậy nhất định.
10. Khả năng chấp nhận rủi ro là khả năng dùng vốn chủ sở hữu, lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến) và các nguồn lực tài chính sẵn có để bù đắp tại mọi thời điểm tất cả các rủi ro trọng yếu và những tổn thất tiềm ẩn cố hữu mà công ty chứng khoán chấp nhận.
11. Trọng yếu: Mức độ trọng yếu được xác định trong mối tương quan với cấu trúc, quy mô và tính phức tạp của mỗi công ty chứng khoán. Mức độ trọng yếu của một rủi ro hoặc một hoạt động phụ thuộc vào mức độ tác động tại hiện tại hoặc tương lai của nó đối với thu nhập hoặc vốn của công ty chứng khoán.
12. Trạng thái rủi ro là phần giá trị của tài sản hoặc nợ bị tác động bởi một loại rủi ro cụ thể.
13. Tình huống khẩn cấp là các tình huống bất ngờ, bất thường có thể gây tổn thất trọng yếu về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất và đòi hỏi công ty chứng khoán phải ngay lập tức có các hành động ứng phó.
Chương 2.
NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ RỦI RO
Điều 3. Nguyên tắc quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán
1. Công ty chứng khoán phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty, tối thiểu đáp ứng được các quy định tại Quy chế này.
2. Hệ thống quản trị rủi ro của công ty chứng khoán phải bao gồm một cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, một cơ chế vận hành thống nhất và một bộ quy trình quản trị rủi ro ít nhất xử lý năm loại rủi ro trọng yếu sau: rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Ngoài ra, công ty chứng khoán phải quản lý trạng thái tập trung rủi ro gắn với các rủi ro trọng yếu. Hệ thống quản trị rủi ro của công ty chứng khoán phải đảm bảo các yếu tố sau:
a) Sự giám sát của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ;
b) Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng, minh bạch thể hiện qua chính sách rủi ro trong dài hạn và trong từng giai đoạn cụ thể được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;
c) Kế hoạch triển khai thông qua các chính sách, quy trình đầy đủ;
d) Công tác quản lý, kiểm tra, rà soát thường xuyên của Tổng Giám đốc (Giám đốc);
đ) Ban hành và triển khai đầy đủ các chính sách, quy trình quản trị rủi ro và các hạn mức rủi ro, thiết lập hoạt động thông tin quản trị rủi ro phù hợp.
3. Hệ thống quản trị rủi ro được thiết lập phải đảm bảo công ty chứng khoán có khả năng xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý một cách hiệu quả các rủi ro trọng yếu đồng thời đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ tuân thủ của mình tại mọi thời điểm.
4. Công ty chứng khoán phải đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất và phải được thể hiện bằng văn bản.
5. Công ty chứng khoán phải đảm bảo các bộ phận tác nghiệp và bộ phận quản trị rủi ro được tổ chức tách biệt và độc lập với nhau, và người phụ trách bộ phận tác nghiệp không đồng thời phụ trách bộ phận quản trị rủi ro và ngược lại.
Điều 4. Nguyên tắc hướng dẫn nội bộ trong công ty chứng khoán về quản trị rủi ro
1. Hệ thống quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán phải được vận hành dựa trên các hướng dẫn nội bộ bằng văn bản (như bộ quy trình, chính sách ...).
2. Các hướng dẫn nội bộ phải được trình bày một cách rõ ràng để tất cả các cá nhân liên quan hiểu được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình và có thể mô tả cụ thể, chi tiết về quy trình quản trị rủi ro liên quan. Công ty chứng khoán phải thường xuyên rà soát và cập nhật lại các hướng dẫn nội bộ này.
3. Các hướng dẫn nội bộ phải đảm bảo Cơ quan quản lý nhà nước, Kiểm toán nội bộ, Kiểm soát nội bộ, Ban kiểm soát hiểu được hoạt động quản trị rủi ro của công ty.
4. Các hướng dẫn nội bộ phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Cơ cấu tổ chức và mô tả chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp thẩm quyền quyết định và trách nhiệm;
b) Chính sách rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo trao đổi thông tin về rủi ro và xử lý rủi ro;
c) Các quy tắc phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật.
Điều 5. Nguyên tắc lưu trữ hồ sơ, tài liệu
1. Tất cả hồ sơ, tài liệu, báo cáo, biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc quyết định của Chủ sở hữu công ty, các báo cáo về rủi ro, các quyết định của Tổng Giám đốc (Giám đốc) và các tài liệu khác liên quan đến quản trị rủi ro phải được lưu trữ đầy đủ và sẵn sàng cung cấp cho Cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.
2. Thời gian lưu trữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định pháp luật.
Điều 6. Kế hoạch dự phòng
1. Công ty chứng khoán phải xây dựng kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm xây dựng, rà soát thường xuyên kế hoạch dự phòng. Kế hoạch dự phòng phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
Chương 3.
HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO
Điều 7. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty
1. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phải thành lập Tiểu ban Quản trị rủi ro hoặc cử thành viên phụ trách để hỗ trợ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thực hiện các vai trò được quy định tại Điều này.
2. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán giao quyền cho Tổng Giám đốc (Giám đốc) thực hiện triển khai hoạt động quản trị rủi ro theo chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro mà Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty đã phê duyệt.
3. Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phải thực hiện tối thiểu các công việc sau trong hoạt động quản trị rủi ro:
a) Tiến hành rà soát và phê duyệt định kỳ hàng năm các chính sách, hạn mức rủi ro;
b) Chỉ đạo xử lý kịp thời các tồn tại trong công tác quản trị rủi ro trên cơ sở các báo cáo của Tổng Giám đốc (Giám đốc), Bộ phận quản trị rủi ro và các bộ phận khác có liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro;
c) Kiểm tra, đánh giá đầy đủ tính hiệu quả và hiệu lực của Bộ phận quản trị rủi ro.
4. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán với Tổng Giám đốc (Giám đốc), Bộ phận quản trị rủi ro phải có biên bản.
Điều 8. Trách nhiệm của Tổng Giám đốc (Giám đốc)
1. Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải thành lập Bộ phận Quản trị rủi ro hoạt động độc lập với các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm trưởng bộ phận quản trị rủi ro của Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty.
2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán trong việc triển khai chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt.
3. Tổng Giám đốc (Giám đốc) thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro trình Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt;
b) Xây dựng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro;
c) Định kỳ hàng quý phải báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán việc triển khai thực hiện quản trị rủi ro, đánh giá tính phù hợp của chính sách rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình quản trị rủi ro;
d) Đảm bảo hệ thống quản trị rủi ro được hiểu và vận hành thống nhất từ trên xuống dưới trong công ty chứng khoán phù hợp với chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro mà Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán đã phê duyệt;
đ) Xây dựng và triển khai các quy trình xử lý rủi ro phù hợp với chính sách rủi ro và hạn mức rủi ro, sức chịu đựng rủi ro của công ty chứng khoán;
e) Đảm bảo các quy trình quản trị rủi ro và bộ phận quản trị rủi ro được thiết lập và tổ chức đầy đủ, rõ ràng, đủ nhân sự và nguồn lực tài chính;
g) Báo cáo Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán về trạng thái rủi ro trọng yếu.
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ phận quản trị rủi ro
1. Thường xuyên theo dõi, đánh giá và đo lường các rủi ro của công ty chứng khoán.
2. Rà soát, điều chỉnh các mô hình định giá và hệ thống đánh giá các công cụ tài chính được sử dụng bởi các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh.
3. Đề xuất các chính sách quản trị rủi ro cho Tổng Giám đốc (Giám đốc).
4. Đề xuất hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ.
5. Đánh giá mức độ rủi ro và trạng thái tập trung rủi ro, thiệt hại thực tế phát sinh và thiệt hại được dự báo bởi bộ phận quản trị rủi ro.
6. Theo dõi để đảm bảo việc thực hiện trên thực tế các chính sách quản trị rủi ro, hạn mức rủi ro, quy trình xử lý rủi ro mà Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán phê duyệt.
7. Lập báo cáo định kỳ hàng tháng về quản trị rủi ro thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ để báo cáo Tổng Giám đốc (Giám đốc).
8. Trưởng bộ phận quản trị rủi ro thực hiện theo dõi, đánh giá hàng ngày trạng thái rủi ro của công ty chứng khoán.
Điều 10. Vai trò quản trị rủi ro tại các bộ phận nghiệp vụ
Các trưởng bộ phận nghiệp vụ trong công ty chứng khoán phải tuân thủ và thực hiện quản trị rủi ro hàng ngày.
Chương 4.
CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ QUẢN TRỊ RỦI RO
Điều 11. Chính sách rủi ro
Hàng năm, công ty chứng khoán phải xây dựng và ban hành chính sách rủi ro làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro thường xuyên.
1. Chính sách rủi ro được thực hiện và rà soát thường xuyên sau khi Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty phê duyệt thông qua đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc).
2. Chính sách rủi ro phải đảm bảo các rủi ro trọng yếu được phát hiện sớm và được kiểm soát đầy đủ và được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán.
3. Chính sách rủi ro được xây dựng trên cơ sở các yếu tố sau:
a) Chiến lược hoạt động của công ty;
b) Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty;
c) Các công cụ tài chính chịu rủi ro;
d) Chất lượng của các thủ tục kiểm soát nội bộ;
đ) Khả năng giám sát rủi ro và tính hoàn thiện của hệ thống quản trị rủi ro và các thủ tục liên quan;
e) Mức độ chuyên nghiệp về quản trị rủi ro;
g) Hoạt động quản trị rủi ro trong quá khứ;
h) Quy định pháp lý;
i) Các vấn đề khác liên quan đến quản trị rủi ro.
5. Chính sách rủi ro phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) Cơ cấu tổ chức của hệ thống quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán. Nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân trong hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo yêu cầu phân tách chức năng và nhiệm vụ theo quy định;
b) Các phương pháp xác định và đo lường rủi ro;
c) Các phương pháp xác định hạn mức rủi ro;
d) Cơ chế xử lý vi phạm về hạn mức rủi ro và các ngoại lệ đối với chính sách rủi ro và quy trình quản trị rủi ro;
đ) Hệ thống thông tin quản lý, các mẫu báo cáo và quy trình, cơ chế báo cáo phục vụ vận hành hệ thống quản trị rủi ro;
e) Cơ chế phân cấp phê duyệt hạn mức rủi ro.
Điều 12. Hạn mức rủi ro
1. Tùy thuộc vào bản chất của loại rủi ro, công ty chứng khoán phải có phương pháp xác định hạn mức rủi ro cho các hoạt động kinh doanh của mình, hạn mức rủi ro cho các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, cá nhân tham gia vào các giao dịch chịu rủi ro.
2. Công ty chứng khoán có thể phân bổ vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty và từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh dựa trên các mục tiêu chiến lược của hoạt động kinh doanh. Đồng thời, việc phân bổ vốn phải trong hạn mức rủi ro trên cơ sở các nguyên tắc sau:
a) Việc phân bổ vốn phải được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty chứng khoán thông qua trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc (Giám đốc);
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc) phải giám sát và kiểm soát các hạn mức rủi ro để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh của công ty không vượt quá mức độ rủi ro chấp nhận được;
c) Bộ phận quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh trong việc tính toán hạn mức rủi ro, lên kế hoạch phân bổ vốn, báo cáo Tổng Giám đốc (Giám đốc).
3. Công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước.
4. Công ty chứng khoán phải đảm bảo các bộ phận và các cá nhân có liên quan hiểu rõ các hạn mức rủi ro, quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải tuân thủ và các hoạt động mà các bộ phận, cá nhân đó được phép thực hiện.
Điều 13. Quản lý hạn mức rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải xây dựng quy trình quản lý hạn mức rủi ro.
2. Quy trình quản lý hạn mức rủi ro phải bao gồm các phương pháp tính toán, phương pháp phân bổ và thực hiện giám sát.
a) Hạn mức rủi ro được xác định bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Trong đó, ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Mối tương quan giữa các rủi ro cũng phải được xác định;
b) Việc xác định và phân bổ hạn mức rủi ro có thể được thực hiện trên cơ sở các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh, hoặc trên cơ sở các loại sản phẩm, độ dài của kỳ hạn, mức độ tập trung của một vị thế nắm giữ, hoặc sự khác biệt về nhân tố rủi ro hoặc nhu cầu của từng công ty chứng khoán;
c) Sau khi xác định được hạn mức rủi ro, công ty chứng khoán phải tiếp tục đánh giá về tính hợp lý để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Việc điều chỉnh hạn mức rủi ro phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua.
Chương 5.
QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO
Điều 14. Nguyên tắc chung
1. Quy trình quản trị rủi ro của một công ty chứng khoán bao gồm các nội dung xác định rủi ro, đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro, báo cáo rủi ro và xử lý rủi ro.
2. Công ty chứng khoán phải thiết lập một hệ thống thông tin quản trị rủi ro phục vụ cho việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro.
Điều 15. Xác định rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xác định rủi ro.
2. Các rủi ro chính mà công ty chứng khoán có thể đối mặt là rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung và các rủi ro khác theo phân loại của từng công ty chứng khoán.
Điều 16. Đo lường rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải xây dựng và sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro thích hợp để làm cơ sở quản trị rủi ro.
2. Công ty chứng khoán có thể sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng tương ứng với các loại rủi ro khác nhau.
Điều 17. Theo dõi rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình theo dõi quản trị rủi ro để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp xử lý, cũng như hiểu và đánh giá việc thực hiện sau khi đưa vào thực thi các biện pháp xử lý đó.
2. Mức độ sâu rộng hay tần suất của hoạt động theo dõi rủi ro phải tương ứng với tầm quan trọng của rủi ro, tác động của biện pháp ứng phó và nội dung của các phương pháp kiểm soát được công ty thông qua để quản trị rủi ro.
Điều 18. Báo cáo rủi ro
Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình báo cáo rủi ro, đảm bảo tất cả các thiếu sót được phát hiện qua quá trình theo dõi rủi ro phải được báo cáo.
Điều 19. Xử lý rủi ro
1. Công ty chứng khoán phải quy định bằng văn bản quy trình xử lý đối với từng rủi ro mà công ty chứng khoán gặp phải.
2. Sau khi đánh giá và tổng kết rủi ro, công ty chứng khoán phải áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải.
3. Các bước cần thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro:
a) Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;
b) Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;
c) Xây dựng kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;
d) Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi đã tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.
4. Các biện pháp sẵn có để xử lý rủi ro như sau:
a) Tránh rủi ro: áp dụng các biện pháp để tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây ra rủi ro;
b) Giảm thiểu rủi ro: áp dụng các biện pháp để giảm tác động của rủi ro hoặc khả năng xảy ra của chúng;
c) Chia sẻ rủi ro: chuyển tất cả hoặc một phần rủi ro cho đối tượng khác;
d) Chấp nhận rủi ro: không có biện pháp để thay đổi xác suất và tác động của rủi ro.
Chương 6.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 20. Chế độ báo cáo
1. Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước trước ngày 31/1 và 30/7 hàng năm về hoạt động quản trị rủi ro theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước trước ngày 31/1 hàng năm chính sách rủi ro đã được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty phê duyệt.
Chương 7.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trên cơ sở hướng dẫn này, các công ty chứng khoán phải thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro phù hợp để đảm bảo ngăn chặn, hạn chế một cách hiệu quả những tổn thất do rủi ro gây ra.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định./.
 
PHỤ LỤC
MẪU BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐ-UBCK ngày 26/02/2013 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Tên công ty chứng khoán
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: ……(số công văn)
V/v báo cáo Quản trị rủi ro
………, ngày ….. tháng ….. năm …..
 
BÁO CÁO QUẢN TRỊ RỦI RO
Kính gửi: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Tên người đại diện theo pháp luật của Công ty
Họ và tên:                                                      Điện thoại:                                    Email:
Tên trưởng bộ phận quản trị rủi ro:
Họ và tên:                                                      Điện thoại:                                    Email:
I. Thông tin khái quát về công ty
1. Mô tả cơ cấu tổ chức của công ty:
 
2. Các hoạt động kinh doanh công ty đang thực hiện
 
Hoạt động kinh doanh
Không
a)
Môi giới chứng khoán
 
 
b)
Tự doanh chứng khoán
 
 
c)
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
 
 
d)
Tư vấn đầu tư chứng khoán
 
 
đ)
Dịch vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán
 
 
e)
Dịch vụ ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán
 
 
2. Phân bổ doanh thu
Tổng doanh thu: ……………………đồng
Doanh thu hoạt động kinh doanh/Tổng doanh thu
% (cuối kỳ báo cáo)
% (đầu kỳ báo cáo)
Môi giới chứng khoán
 
 
Tự doanh chứng khoán
 
 
Tư vấn chứng khoán
 
 
Bảo lãnh phát hành chứng khoán
 
 
Dịch vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán
 
 
Dịch vụ ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán
 
 
3. Trong vòng 12 tháng tính từ 6 tháng trước và 6 tháng liền sau, nhận định nào sau đây mô tả chính xác nhất chiến lược kinh doanh của công ty:
□ Không thay đổi định hướng chiến lược
□ Thay đổi rất ít định hướng chiến lược, đủ nguồn lực và kỹ năng để triển khai chiến lược
□ Thay đổi tương đối định hướng chiến lược, đủ nguồn lực và kỹ năng để triển khai chiến lược
□ Thay đổi thường xuyên định hướng chiến lược, đủ nguồn lực và kỹ năng để triển khai chiến lược
□ Thay đổi thường xuyên định hướng chiến lược, không đủ nguồn lực và kỹ năng để triển khai chiến lược
Mô tả chi tiết chiến lược kinh doanh của công ty phù hợp với nhận định đã chọn ở trên
 
4. Nhận định nào dưới đây mô tả chính xác nhất khả năng thanh khoản và lợi nhuận của công ty:
□ Có khả năng hoạt động liên tục có lãi và có tăng trưởng lớn về doanh thu trong vòng 2 năm qua. Đủ dòng tiền để trang trải các nghĩa vụ nợ
□ Có khả năng hoạt động liên tục có lãi và tăng trưởng doanh thu ổn định trong vòng 2 năm qua. Đủ dòng tiền để trang trải các nghĩa vụ nợ
□ Có khả năng hoạt động liên tục có lãi nhưng không có tăng trưởng doanh thu trong vòng 2 năm qua
□ Đủ dòng tiền để trang trải nghĩa vụ nợ
□ Công ty lỗ 2 năm liên tục, xuất hiện xu hướng mất khách hàng và giảm doanh thu. Dòng tiền thấp để trang trải nghĩa vụ nợ
□ Công ty lỗ 3 năm liên tục hoặc hơn và có nhiều ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán, soát xét gần nhất. Dòng tiền âm
5. Nhận định nào sau đây mô tả chính xác nhất bất cứ khiếu kiện/đòi nợ nào nếu có mà công ty đang gặp phải:
□ Không có khiếu kiện/đòi nợ nào
□ Không có khiếu kiện/đòi nợ đáng kể nào
□ Có thể có khiếu kiện/đòi nợ nhưng đã được bảo hiểm đầy đủ
□ Có thể có khiếu kiện/đòi nợ vượt qua khoản chi trả của bảo hiểm, của công ty. Có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của công ty
□ Có các khiếu kiện/đòi nợ vượt quá chi trả bảo hiểm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của công ty
Nếu có bất kỳ khiếu kiện/đòi nợ, đề nghị mô tả chi tiết bản chất và giá trị khoản khiếu kiện/đòi nợ đó
 
6. Công ty hoặc nhân viên công ty có đang thuộc diện kiểm tra/thanh tra/điều tra hay không?
7. Công ty hoặc nhân viên công ty có bị xử phạt trong vòng 3 năm gần nhất hay không? Đề nghị chi tiết các hình thức xử phạt đối với công ty và nhân viên công ty phải chịu (nếu có).
8. Mô tả ngắn gọn cách công ty thích ứng với những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý và cách thức đối phó với những thay đổi đó.
9. Công ty có tổ chức các khóa đào tạo nội bộ cho nhân viên của mình không?
Hoạt động đào tạo
Không
Đào tạo kỹ năng bán hàng
 
 
Đào tạo tuân thủ
 
 
Hội thảo ngành
 
 
Đào tạo kỹ năng cho cán bộ tuyến sau
 
 
Đào tạo liên quan đến sản phẩm dịch vụ
 
 
Các nội dung đào tạo khác
 
 
10. Số lượng nhân viên theo chức năng
Các bộ phận
Số lượng
Ban điều hành
 
Pháp chế và tuân thủ
 
Tài chính kế toán
 
Giao dịch và môi giới
 
Khối hỗ trợ tuyến sau
 
Khác
 
11. Nhận định nào sau đây mô tả chính xác nhất kinh nghiệm trung bình của các nhân viên chủ chốt và thành viên ban điều hành:
□ Hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành
□ 10 - 15 năm kinh nghiệm
□ 5 - 10 năm kinh nghiệm
□ 3 - 5 năm kinh nghiệm
□ Dưới 3 năm kinh nghiệm
Nếu thấy cần thiết, có thể cung cấp thêm thông tin vào bảng dưới đây
 
12. Mô tả ngắn gọn thành phần HĐQT, tần suất họp HĐQT, chế độ báo cáo nội bộ, quy trình ra quyết định và trao đổi thông tin.
13. Mô tả ngắn gọn văn hóa nhân viên và ban điều hành của công ty, cơ chế tuân thủ và kiểm soát, các giá trị đạo đức nghề nghiệp và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
a) Mô tả chính sách rủi ro của công ty
b) Khả năng chấp nhận rủi ro của công ty
a) Mô tả rủi ro hoạt động của công ty
b) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro hoạt động của công ty
a) Mô tả rủi ro thị trường của công ty
b) Các công cụ tài chính nào chịu rủi ro thị trường
c) Mô tả phương pháp đo lường và hạn mức rủi ro thị trường của công ty
d) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro thị trường của công ty
a) Mô tả rủi ro thanh toán của công ty
b) Mô tả phương pháp đo lường và hạn mức rủi ro thanh toán của công ty
c) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro thanh toán của công ty
a) Mô tả rủi ro thanh khoản của công ty
b) Mô tả phương pháp đo lường và hạn mức rủi ro thanh khoản của công ty
c) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản của công ty
a) Mô tả rủi ro pháp lý của công ty
b) Mô tả biện pháp quản trị rủi ro pháp lý của công ty
7. Rủi ro khác (nếu có)
Mô tả rủi ro, phương pháp đo lường, hạn mức rủi ro và biện pháp quản trị rủi ro.
8. Số lần vượt hạn mức rủi ro: …………………. lần
Yêu cầu giải thích rõ nguyên nhân và mô tả biện pháp xử lý đã sử dụng
Công ty xin cam đoan tính chính xác và đầy đủ của báo cáo trên đây và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với tính chính xác và đầy đủ của báo cáo.
  
Ngày …. tháng …. năm ….
Tổng giám đốc
Ký tên, Đóng dấu
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE STATE SECURITIES COMMISSION

Decision No. 105/QD-UBCK dated February 26, 2013 of the State Securities Commission on promulgating the regulation guiding the setting up and operation of the risk management system for securities companies

Pursuant to the Law on Securities, of June 29, 2006;

Pursuant to the Law amending and supplementing a number of articles of Law on Securities, of November 24, 2010;

Pursuant to the Decree No. 58/2012/ND-CP dated July 20, 2012 of the Government stipulating in detail and guiding the implementation of a number of articles of the securities Law and the law amending and supplementing a number of articles of securities Law

Pursuant to the Decision No. 112/2009/QD-TTg dated September 11, 2009, of the Prime Minister defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Securities Commission of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Circular No. 210/2012/TT-BTC dated November 30, 2012 of the Ministry of Finance guiding the establishment and operation of securities companies;

At the proposal of Director of Securities Business Management Department,

DECIDES:

Article 1.To promulgate together with this Decision the Regulation on guiding the setting up and operation of the risk management system for securities companies.

Article 2.This Decision takes effect on the day of its signing.

Article 3.The Chief of office, Director of Securities Business Management Department, securities companies and relevant parties shall implement this Decision.

The Chairperson of the State Securities Commission

Vu Bang

 


REGULATION

GUIDING THE SETTING UP AND OPERATION OF THE RISK MANAGEMENT SYSTEM FOR SECURITIES COMPANIES

(Issued with the Decision No. 105/QD-UBCK dated February 26, 2013 of the Chairperson of State Securities Commission)

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subjects of regulation

1. Scope of regulation: This Regulation guides the setting up and operation of the risk management system in activities of securities companies.

2. Subjects of regulation: Securities companies and organizations as well as individuals relating to the risk management system in activities of securities companies.

Article 2. Interpretation of terms

In this Regulation, the following terms are construed as follows:

1.Risks mean eventsthat are not sure to happen in business activities, cause disadvantageous influences to business target implementation of securities companies.

2.Market risks mean risksthat change values of assets being owned under disadvantageous directions.

3.Payment risks mean risksthat happen when partners fail to pay on time or cannot transfer assets on time as committed.

4.Liquidity risks mean risksthat happen when securities companies cannot pay their matured financial obligations or cannot change financial instruments into cash with a rational value in short term due to lack of liquidity in market.

5.Operational risks mean risksthat happen because of technical defects, faults in system and professional process, personal faults during doing professional activities or because of lack of business capital arising from expenses, losses from investment activities or due to other objective reasons.

6.Legal risks mean riskthat arise from the non-compliance of legal provisions relating to business activities, and from the contract cancellation because the contract is illegal, fall beyond power, have lacked terms or incomplete standards, or due to other reasons.

7.Risk-concentrated situationmeans situation that mainly concentrate on one or some key risks of which damages can cause bad and serious effects to financial situation and uninterrupted operation capability of securities companies.

8.Risk level means level of damagesthat calculate in money if risk happens.

9.Risk limit means capital amountthat must be allocated in order to respond the risk which can cause maximum damage at a level that all company or each business division can bear in a defined time and confidence level.

10.Ability of risk acceptancemeans ability in use of equity capital, (estimated) expected profits and available financial resources for covering at all time for all key risks and inherent potential damages that are accepted by a securities company.

11.Key: The key level is defined in correlation with structure, scale and complex nature of each securities company. The key level of a risk or an activity depends on its impacting level at the present and in the future for income or capital of a securities company.

12.Risk situationmeans value part of asset or debt impacted by a specific risk type.

13.Urgent situationincludes unexpected or irregular situations that can cause key damages on finance, human resource, material facilities and ask securities companies must immediately have actions to respond.

Chapter 2.

PRINCIPLES OF RISK MANAGEMENT

Article 3. Principles of risk management in securities companies

1. Securities companies must set up and operate a risk management system in conformity with their business activity conditions, at least meeting provisions in this Regulation.

2. The risk management system of securities companies must include a complete organizational structure, a unified operation mechanism and a set of risk management process that handles at least five types of key risk as follows: market risk, payment risk, liquidity risk, operational risk and legal risk. Besides that, securities companies must manage the risk-concentrated situation in association with key risks. The risk management system of a securities company must ensure the following elements:

a) The supervision of Control Board, Internal Audit Board and Internal control system;

b) A clear and transparent strategic on risk management that is shown through risk policies in long term and in each specific stage and approved by Board of Directors or Members Council or owner of company;

c) Plan to carry out passed by sufficient policies and process;

d) Regular management, inspection, reviewing of General Directors, (Directors);

e) Fully promulgating and carrying out policies, process on risk management and risk limits, setting up suitable activities of risk management information.

3. A risk management system set up must assure for a securities company to have ability to define risks, to measure risks, to monitor risks, to report on risks and to effectively handle key risks, concurrently to meet fully its obligations on compliance at all time points.

4. Securities companies must ensure for the risk management to be implemented in independence, objective, honesty, consistency and must be presented in writing.

5. Securities companies must ensure that professional divisions and risk management division are organized separately and independent with together, and the managers of professional divisions are not concurrently manager of risk management division and vice versa.

Article 4. Principles of internal guidance on risk management in securities companies

1. The risk management system in a securities company must be operated on the basis of internal guidance in writing (such as set of process, policies, etc).

2. The internal guides must be presented clearly for all relevant individuals to understand their task and duties and may describe in details, specifically on relevant risk management process. Securities companies must regularly review and update these internal guides.

3. The internal guides must ensure for state management agencies, internal audit agencies, internal control agencies and control board to understand risk management activities of a company.

4. The internal guides at least must have the following contents:

a) Organizational structure and description of functions, tasks, mechanism of decentralization on decision authorization and responsibility;

b) Risk policies, risk limit, process in defining risks, measuring risks, monitoring risks, report and exchange of risk information and handling of risk;

c) Principles must ensure obligation in compliance of law provisions.

Article 5. Principles in storage of dossiers, documents

1. All dossiers, documents, reports, records of meetings, resolutions of Board of Directors or Members Council or decision of owner of company, reports on risk, decisions of General Director (Director) and other documents related to risk management must be stored fully and available to supply for state management agencies at their request.

2. The storing duration of documents specified in clause 1 this Article shall comply with law regulations.

Article 6. Emergency plan

1. Securities companies must formulate emergency plan for emergency cases that may happen aiming to ensure continuity in their business activities.

2. General Directors, (Directors) shall formulate, regularly review emergency plan. An emergency plan must be approved by Board of Directors or Members Council or owner of company.

Chapter 3.

THE RISK MANAGEMENT SYSTEM

Article 7. Responsibilities of Board of Directors or Members Council or owner of company

1. Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company must establish a little board of risk management or appoint a member in charge of risk management in order to support them in implementation of roles specified in this Article.

2. Board of Directors or Members Council or owner of securities company assign right for General Director (Director) to carry out activities of risk management according to risk policies and risk limit approved by them.

3. Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company must implement at least the following jobs in activities of risk management:

a) Annually reviewing and approving for risk policies and limit;

b) Directing to timely handle problems in risk management on the basis of reports of General Director (Director), risk management division and other divisions related to activities of risk management;

c) Inspecting, assessing fully the effectiveness and enforcement of the risk management division.

4. Meetings of Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company with General Director (Director), the risk management division must be made into records.

Article 8. Responsibilities of General Director (Director)

1. General Director (Director) must establish a risk management division that is independent with other professional divisions. Appointment and dismiss of head of risk management division of General Director (Director) must be accepted by Board of Directors or Members Council or owner of company.

2. General Director (Director) is responsible before Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company for carrying out risk policies and limit which are approved by Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company.

3. General Director (Director) implements the following tasks:

a) Formulating risk policies and limit, submitting them to Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company for approval;

b) Formulating standards of risk management;

c) Quarterly, reporting Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company for implementation of risk management, assessment on suitability of risk management, risk limit, process of risk management;

d) Ensuring the risk management system to be understood and operated with consistency from top to bottom in securities company and to be conformable with risk policies and limit which have been approved by Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company;

dd) Formulating and carrying out processes on risk management in conformity with risk policies and risk limit, risk suffering capability of securities company;

e) Ensuring that risk management processes and risk management division are set up and organized fully, clearly, with fully human and financial resources;

g) Reporting the key risk situation to Board of Directors or Members Council or owner of company.

Article 9. Responsibilities of risk management division

1. Regularly monitor, assess and measure risks of Securities Company.

2. Reviewing, adjusting models of assessment and assessment system for financial instruments used by business professional divisions.

3. Proposing policies on risk management to General Director (Director).

4. Proposing risk limit for professional division.

5. Assessing the risk level and risk-concentrated situation, damages actually arise and damages estimated by risk management division.

6. Following up in order to assure for actual implementation of policies on risk management, risk limit, process of risk management which are approved by Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company;

7. Making monthly reports on risk management in scope of functions and tasks in order to report to General Director (Director).

8. Head of risk management division implements monitoring and assessing daily risk situation of Securities Company.

Article 10. Risk management role at professional divisions

Chiefs of professional divisions in a securities company must abide by and daily implement risk management.

Chapter 4.

POLICIES, MECHANISMS OF RISK MANAGEMENT

Article 11. Policies of risk management

Annually, securities companies must formulate and adopt risk policies to do as basis of regular risk management activities.

1. Risk policies must be implemented and reviewed regularly after Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company has approved and passed proposal of General Director (Director).

2. Risk policies must assure for key risks to be detected early and controlled fully and reported timely to Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company;

3. Risk policies are formulated on the basis of the following elements:

a) Operational strategy of company;

b) Company’s ability of risk acceptance;

c) Financial instruments suffering risks;

d) Quality of internal control procedures;

dd) Ability of risk control and perfect of risk management system and relevant procedures;

e) Professional extent in risk management;

g) Risk management activities in the past;

d) Legal provisions;

i) Other problems relating to risk management.

5. A risk policy must comprise of at least following contents:

a) Organizational structure of risk management system in Securities Company. Tasks and responsibilities of divisions, individuals in risk management system, requirement on separating between functions and tasks must be ensured in accordance with regulation;

b) Methods to define and measure risks;

c) Methods to define the risk limit;

d) Mechanism to handle violations on risk limit and exceptions for risk policy and risk management process;

dd) Management information system, report forms and process, mechanism of report in service of operation of risk management system;

a) Mechanism of decentralization in approval of risk limit.

Article 12. Risk limit

1. Depend on nature of risk type, a securities company must have method to define risk limit in its business activities, the risk limit applied to business profession divisions, individuals participating in risk transactions.

2. A securities company may allocate capital to meet operational demand of company and of each business professional division based on strategic objectives of its business activities. Concurrently, the capital allocation must be in risk limit on the basis of following principles:

a) The capital allocation must be approved by Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company on the basis of proposal of General Director (Director);

b) General Director (Director) must supervise and control risk limits in order to ensure that business activities of company not exceed the acceptable risk level;

c) The risk management division has main responsibility and coordinates with business professional divisions in calculation of risk limits, makes out plans on capital allocation, reports them to General Director (Director).

3. Securities companies must ensure principle that no activity is permitted to perform before risk limit is defined.

4. Securities companies must ensure that relevant divisions and individuals clearly understand the risk limits, process of risk limit management forced to comply and activities which those divisions and individuals are permitted to perform.

Article 13. Risk limit management

1. Securities companies must formulate process on risk limit management;

2. A process on risk limit management must include methods of calculation, methods of allocation and supervision implementation.

a) Risk limit is defined by qualitative method and quantitative method. In which, prioritize to use quantitative method. The correlation among risks must be defined, too;

b) Defining and allocation of risk limit may be performed on the basis of business professional divisions, or on the basis of product types, length of terms, extent of a concentrated holding position, or difference on risk factor or demand of each securities company;

c) After defining risk limits, securities companies must continue assessing on ration ability in order to implement necessary adjustments. Adjustment of risk limit must be passed by Board of Directors or Members Council or owner of company.

Chapter 5.

THE RISK MANAGEMENT PROCESS

Article 14. General principles

1. A risk management process of a securities company includes content on defining risks, measuring risks, monitoring risks, reports and handling of risk.

2. Securities companies must set up a risk management information system servicing for implementation of risk management process.

Article 15. Defining risks

1. Securities companies must provide process on defining risks in writing;

2. Main risks that a securities company may meet are market risks, payment risks, liquidity risks, legal risks, operational risks, concentrated risks and other risks under classification of each securities company.

Article 16. Measuring risks

1. Securities companies must formulate and use suitable methods to measure risks in order to do as basis for risk management.

2. Securities companies may use qualitative method or quantitative method corresponding to different risk types.

Article 17. Monitoring risks

1. Securities companies must provide a written process on monitoring risk management in order to facilitate for application of handling measures, as well as understanding and assessment of implementation after putting those handling measures into implementation.

2. The intensive and wide level or frequency of operation on monitoring risks must correspond with importance of risks, impact of response measure and content of control method which were passed by company for risk management.

Article 18. Risk reports

Securities companies must provide a written process on reporting risks, ensure that all lacks and mistakes will be detected through process of monitoring risks and must be reported.

Article 19. Handling of risks

1. A securities company must provide a written process on handling of each risk which it faces.

2. After assessing and summarizing risks, securities companies must apply suitable handling measures for risks which have met.

3. Necessary steps to select and implement the risk-handling measures:

a) Defining available measures to respond;

b) Assessing pros and cons of each handling measure, in which analyze benefit expenses, analyze budget use;

c) Formulating plans to handle, in which include responsibility to implement plan, progress of implementation, estimated results, planning and consideration of financial resources and procedures of assessment;

d) Implementing plan on handling: After handling risks, if there are still risks which have not calculated or mentioned similar procedures must be repeated until risks lay in an acceptable level.

4. Available measures to handle risks as follows:

a) Risk prevention: Application of measures to prevent any activity that can cause risk;

b) Risk reduction: Application of measures to reduce impacts of risks or capability of happening risks;

c) Risk share: Transfer all or a part of risks to other subject;

d) Risk acceptance: No measure to change probability and impact of risks.

Chapter 6.

REPORT REGIME

Article 20. Report regime

1. Securities companies must report to State Securities Commission before January 31 and July 30 of each year, regarding risk management activities according to report form specified in Annex promulgated together with this Regulation.

2. Securities companies must report to State Securities Commission before January 31 each year, regarding risk policy that has been approved by Board of Directors or Members Council or owner of Securities Company;

Chapter 7.

ORGANIZATION OF IPLEMENTATION

Article 21. Organization of implementation

1. This Regulation takes effect on the day of its signing. On the basis of this guide, securities companies must set up and operate a suitable risk management system in order to ensure effectively preventing and limiting damages caused by risks.

2. The chairperson of State Securities Commission shall decide amendment and supplementation of this Regulation.

* Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 105/QD-UBCK DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Lệnh 17/2024/L-CTN của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính

Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí, Chứng khoán, Kế toán-Kiểm toán

văn bản mới nhất