Thông tư 19/1999/TT-TCCP của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 03/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách hành chính

thuộc tính Thông tư 19/1999/TT-TCCP

Thông tư 19/1999/TT-TCCP của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 03/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách hành chính
Cơ quan ban hành: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:19/1999/TT-TCCP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành:30/06/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 19/1999/TT-TCCP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 19/1999/TT-TCCP
NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH
SỐ 03/1999/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HỢP TÁC VỚI
NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

 

Thi hành Nghị định số 03/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 1 năm 1999 của Chính phủ về Quản lý hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách hành chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định như sau:

 

I- QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN (SAU ĐÂY GỌI TẮT LÀ DỰ ÁN):

 

Việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án được quy định tại Điều 8 của Nghị định. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

1) Cơ quan, tổ chức Việt Nam chủ quản dự án (sau đây gọi là Cơ quan chủ quản dự án) chuẩn bị đề cương tóm tắt dự án theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này. Sau đó gửi văn bản đề nghị về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ kèm theo đề cương tóm tắt dự án.

2) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xem xét, chuyển Bộ Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp vào Danh mục các dự án vận động tài trợ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Ngoại giao vận động tài trợ cho các dự án trong Danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn Cơ quan chủ quản dự án xây dựng tài liệu dự án, đàm phán với bên nước ngoài tài trợ.

5) Cơ quan chủ quản dự án gửi tài liệu dự án về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xét duyệt. Tài liệu gồm:

a) Văn bản đề nghị,

b) Dự thảo văn kiện dự án kèm bản dịch ra tiếng nước ngoài,

c) Cam kết của phía tài trợ,

d) Dự thảo Hiệp định, Công hàm (nếu có).

Nếu thấy còn nội dung chưa thống nhất, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thông báo để Cơ quan chủ quản dự án nghiên cứu chỉnh sửa. Nếu nội dung chỉnh sửa cần trao đổi với nhà tài trợ thì Cơ quan chủ quản dự án phải trao đổi thống nhất với nhà tài trợ.

6) Sau khi hoàn thành tài liệu dự án, Cơ quan chủ quản dự án gửi tài liệu dự án lên Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để tổ chức thẩm định chính thức và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Nghị định 87/CP ngày 5/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA).

7) Sau khi dự án được phê duyệt, Cơ quan chủ quản dự án tổ chức ký văn kiện dự án (hoặc Hiệp định về dự án) theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.

 

II- THỰC HIỆN DỰ ÁN:

 

1) Chậm nhất 1 tháng sau khi ký dự án, Cơ quan chủ quản dự án quyết định thành lập Ban Quản lý dự án để điều hành hoạt động của dự án. Đứng đầu Ban Quản lý dự án là Giám đốc dự án. Giúp Giám đốc dự án có thể có Phó Giám đốc hoặc Giám đốc điều hành và một số cán bộ chương trình, phiên dịch, nhân viên. Giám đốc dự án chịu trách nhiệm trực tiếp trước Cơ quan chủ quản dự án về việc thực hiện dự án; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2) Trong vòng 3 tháng kể từ khi được thành lập, Ban Quản lý dự án phải chuẩn bị xong Kế hoạch hoạt động của dự án, dự kiến kế hoạch sử dụng chuyên gia tư vấn và đề xuất việc tuyển chọn chuyên gia tư vấn gửi Cơ quan chủ quản dự án và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về Kế hoạch hoạt động và dự kiến tuyển chọn Trưởng chuyên gia tư vấn của dự án chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản.

 

III- SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN DỰ ÁN:

 

1) Nếu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thực hiện dự án Cơ quan chủ quản dự án phải có văn bản đề nghị Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Văn bản đề nghị phải ghi rõ sự cần thiết phải điều chỉnh, nội dung điều chỉnh, kèm theo ý kiến của nhà tài trợ. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có ý kiến thoả thuận bằng văn bản về việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch thực hiện dự án cho Cơ quan chủ quản dự án.

2) Nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nội dung tài liệu dự án hoặc Hiệp định đã ký, gia hạn thời gian hoạt động của dự án thì Cơ quan chủ quản dự án phải có văn bản đề nghị gửi Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ kèm theo dự thảo tài liệu dự án hoặc Hiệp định sửa đổi. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ xem xét, cùng Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các cơ quan liên quan thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3) Trường hợp dự án kết thúc mà Cơ quan chủ quản dự án và nhà tài trợ muốn xây dựng dự án giai đoạn tiếp theo thì việc xây dựng dự án này thực hiện theo quy trình xây dựng một dự án mới.

 

IV- CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

 

1) Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định, vào đầu tháng 6 và đầu tháng 12 hàng năm, cơ quan tổ chức Việt Nam có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này) về tình hình thực hiện dự án và hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cải cách hành chính.

2) Vào ngày 15 của tháng cuối quý, và vào ngày 30 tháng 11 hàng năm, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án hàng quý và hàng năm lên Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và cơ quan chủ quản dự án theo Mẫu số 3 và Mẫu số 4 kèm theo Thông tư này.

3) Ban Quản lý dự án phải gửi các báo cáo khác của dự án (nếu có) về cơ quan chủ quản dự án, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, và các cơ quan có liên quan. Nếu bản báo cáo bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt Nam.

4) Hàng năm, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tổ chức kiểm tra hoạt động của các dự án. Khi thấy cần thiết, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có thể tổ chức kiểm tra đột xuất. Trước ngày kiểm tra ít nhất 2 tuần, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thông báo cho cơ quan chủ quản dự án và Ban Quản lý dự án về nội dung, yêu cầu và thời gian kiểm tra. Sau khi kết thúc kiểm tra 1 tháng, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thông báo kết quả kiểm tra cho Cơ quan chủ quản dự án và Ban Quản lý dự án.

 

V- ĐÁNH GIÁ VÀ CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ DỰ ÁN

 

1) Hai tháng trước khi kết thúc dự án, Ban Quản lý dự án và Cơ quan chủ quản dự án tổ chức đánh giá kết quả dự án; làm báo cáo gửi Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các cơ quan có liên quan.

2) Sau khi kết thúc dự án, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thanh quyết toán, chuyển giao kết quả dự án cho các cơ quan hưởng thụ theo quyết định của Cơ quan chủ quản dự án.

 

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định 03/1999/NĐ-CP, các Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2) Cơ quan, tổ chức Việt Nam hiện đang có dự án, hoạt động hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cải cách hành chính được ký kết trước ngày 30/6/1999, phải gửi đến Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ: Văn kiện dự án; bản Hiệp định chính thức về dự án; bản kế hoạch hoạt động của dự án, và từ nay thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 03/1999/NĐ-CP và Thông tư này.

3) Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các đơn vị có liên quan phản ánh về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để nghiên cứu, sửa đổi.

 


MẪU SỐ 1: ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT CHƯƠNG TRÍNH, DỰ ÁN

 

ĐỀ CƯƠNG
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VỀ ....

 

I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

 

1. Tên Dự án:

2. Cơ quan thực hiện:

3. Dự án thuộc: Lĩnh vực cải cách hành chính

4. Cơ quan điều hành dự án (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương):

5. Tổng giá trị dự kiến của Dự án tính bằng đồng Việt Nam và đôla Mỹ hoặc bằng nguyên tệ (tỷ giá chuyển đổi):

Trong đó:

+ Vốn ODA (đôla Mỹ, hoặc bằng nguyên tệ):

+ Vốn đối ứng (đồng Việt Nam):

6. Phân loại dự án ODA: - ODA không hoàn lại

7. Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc Dự án:

8. Dự kiến bên nước ngoài tài trợ và lý do lựa chọn:

 

II. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN

 

1- Sự cần thiết phải có dự án (vị trí của dự án và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh chung của ngành, của địa phương...):

2- Các mục tiêu của dự án

- Các mục tiêu ngắn hạn:

- Các mục tiêu dài hạn:

3- Quy mô (dự kiến), chia theo giai đoạn (nếu có):

4- Nội dung cụ thể của dự án:

- Mô tả hiện trạng:

- Những vấn đề chủ yếu đặt ra về mặt kinh tế, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế, cải cách hành chính:

- Những yếu tố kinh tế - kỹ thuật cơ bản của dự án (nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, khối lượng mua sắm vật tư thiết bị...)

- Những nội dung cụ thể yêu cầu tài trợ:

5- Dự kiến nguồn vốn, trong đó:

- Vốn ODA:

- Vốn đối ứng trong nước và nguồn đáp ứng (vốn tự có của cơ quan thực hiện dự án; vốn của cơ quan chủ quản, vốn đóng góp của dân cư thụ hưởng lợi ích của dự án; vốn ngân sách nhà nước).

6- Kế hoạch triển khai thực hiện dự án (trong trường hợp cần thiết phân thành các giai đoạn thực hiện).

 

III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN

 

1- Sơ bộ đánh giá hiệu quả về cải cách hành chính (Trực tiếp, gián tiếp, các tác động)

2- Hiệu quả xã hội, nhất là tăng cường và phát triển nguồn nhân lực.

3- Tính bền vững của dự án trong quá trình phát triển tiếp theo.

 

THỦ TRƯỞNG

 


MẪU SỐ 2: (BÁO CÁO HÀNG NĂM CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN DỰ ÁN)

 

(Bộ - Tỉnh...) (Địa điểm), ngày tháng năm

 

BÁO CÁO
VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN, HOẠT ĐỘNG
HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

 

A - Tình hình chung

B - Tình hình hoạt động các dự án về CCHC

Dự án 1

1. Tên dự án:

2. Cơ quan thực hiện:

3. Nhà tài trợ:

4. Tóm lược các hoạt động chính của dự án trong sáu tháng (năm):

5. Đánh giá

- Tiến độ giải ngân:

- Những vấn đề vướng mắc, phương hướng xử lý và các kiến nghị.

Dự án 2

1. Tên dự án:

2. Cơ quan thực hiện:

3. Nhà tài trợ:

4. Tóm lược các hoạt động chính của dự án trong sáu tháng (năm):

5. Đánh giá

- Tiến độ giải ngân:

- Những vấn đề vướng mắc, phương hướng xử lý và các kiến nghị.

C - Tình hình các hoạt động HTQT khác về CCHC

D - Đánh giá kết quả hoạt động, dự kiến kế hoạch tới.

 

THỦ TRƯỞNG

 


MẪU SỐ 3: (MẪU BÁO CÁO QUÝ CỦA DỰ ÁN)

(Địa điểm), ngày tháng năm

 

BÁO CÁO QUÝ ...........
VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

1. Tên dự án:

2. Cơ quan thực hiện:

3. Nhà tài trợ:

4. Tóm lược các hoạt động của dự án trong quý:

4.1.

4.2.

......

5. Đánh giá hoạt động trong Quý, Kế hoạch hoạt động chính quý tới, kiến nghị và đề xuất.

 

(Chú ý: báo cáo tóm tắt tình hình hàng quý, không nên dài quá 3 trang)

 

 

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

 


MẪU SỐ 4: (BÁO CÁO NĂM CỦA DỰ ÁN)

(Địa điểm), ngày tháng năm.....

 

BÁO CÁO NĂM..........
VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

 

1. Tên dự án:

2. Cơ quan thực hiện:

3. Nhà tài trợ:

4. Tổng số tiền:

a) Tài trợ (ODA)

b) Vốn đối ứng

5. Thời gian bắt đầu và kết thúc:

6. Tóm lược các mục tiêu của dự án:

6.1.

6.2.

.....

7. Tiến độ thực hiện các hoạt động (chi tiết):

7.1.

7.2.

.......

8. Tiến độ giải ngân:

8.1. Kế hoạch:

a) ODA:

b) Vốn đối ứng:

8.2. Thực hiện:

a) ODA:

b) Vốn đối ứng:

9. Những vấn đề vướng mắc, phương hướng xử lý và các kiến nghị.

10. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động của dự án.

11. Dự kiến kế hoạch hoạt động năm tới.

(Chú ý: báo cáo tóm tắt tình hình năm không nên dài quá 3 trang: có thể gửi kèm bản báo cáo đánh giá hoạt động trong năm (đầy đủ) của dự án)

 

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVEMENT ORGANIZATION COMMISSION
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No: 19/1999/TT-TCCP
Hanoi, June 30, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 03/1999/ND-CP ON THE MANAGEMENT OF COOPERATION WITH FOREIGN COUNTRIES IN THE FIELD OF ADMINISTRATIVE REFORM
In furtherance of the Government’s Decree No. 03/1999/ND-CP of January 28, 1999 on the management of cooperation with foreign countries in the field of administrative reform, the Government Commission for Organization and Personnel hereby guides the implementation of a number of Articles of the said Decree as follows:
I. PROCEDURES FOR ELABORATION, EVALUATION AND RATIFICATION OF PROGRAMS AND/OR PROJECTS (HEREAFTER REFERRED TO AS PROJECTS)
The elaboration, evaluation and ratification of projects are stipulated in Article 8 of the Decree. The steps are specified as follows:
1. The Vietnamese agency or organization that manages a project (hereafter referred to as the project management agency) shall prepare the project’s outline and send it together with a written proposal thereon to the Government Commission for Organization and Personnel.
2. The Government Commission for Organization and Personnel shall consider and transfer the dossier to the Ministry of Planning and Investment for the summing up and inclusion into the list of projects for which financial supports are mobilized, and submission to the Prime Minister for ratification.
3. The Government Commission for Organization and Personnel shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry for Foreign Affairs in mobilizing financial supports for projects on the list already ratified by the Prime Minister.
4. The Government Commission for Organization and Personnel shall guide the project management agency in elaborating the project documents and negotiating with the foreign aid provider(s).
5. The project management agency shall send the project documents to the Government Commission for Organization and Personnel for consideration and ratification. Such documents include:
a/ The written proposal,
b/ The project draft instruments, attached with their translation into foreign language(s),
c/ The commitment of the aid provider(s), and
d/ The draft agreement and/or diplomatic note (if any).
In case of controversial contents, the Government Commission for Organization and Personnel shall notify them to the project management agency for study and amendment. If the to be- amended contents should be discussed with the aid provider(s), the project management agency shall have to discuss and reach agreement with them.
6. After completing the project documents, the project management agency shall send them to the Government Commission for Organization and Personnel, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry for Foreign Affairs, the Ministry of Justice and the Government Office for organization of official evaluation and submission to the Prime Minister for ratification according to the provisions of the Government’s Decree No.87/CP of August 5, 1997, which promulgates the Regulation on the Management and Use of Official Development Assistance (ODA).
7. After the project is ratified, the project management agency shall organize the signing of the project instrument (or agreement on the project) as authorized by the Prime Minister.
II. IMPLEMENTATION OF PROJECTS
1. Within 1 month after signing a project, the project management agency shall decide to set up the project management board which shall control the project’s operation. The project management board is headed by the project manager, who is assisted by a deputy or a executive manager and a number of program officers, interpreters and employees. The project manager shall be answerable personally to the project management agency for the implementation of the project; be subject to the guidance and inspection by the Government Commission for Organization and Personnel and the competent State agencies.
2. Within 3 months after establishment, the project management board shall have to complete the preparation of the project operation plan, plan on the use of consultants and proposal on consultant selection, and submit them to the project management agency and the Government Commission for Organization and Personnel. The Government Commission for Organization and Personnel shall, within 15 days after receiving the above-said documents, give its written comments on the project’s operation plan as well as the plan on selection of the chief consultant of the project.
III. AMENDING, SUPPLEMENTING OR EXTENDING PROJECTS
1. If deeming it necessary to amend and/or supplement the project’s implementation plan, the project management agency shall have to send a written proposal thereon to the Government Commission for Organization and Personnel, clearly stating the adjustment necessity, the to be-adjusted contents, and the aid provider’s opinions. The Government Commission for Organization and Personnel shall give its written consent for amendments and/or supplements to the project’s implementation plan to the project management agency.
2. If deeming it necessary to adjust, amend and/or supplement the contents of the project documents or the already concluded agreement, or to extend the operation duration of the project, the project management agency shall have to send a written proposal thereon, together with the project draft documents or amended agreement to the Government Commission for Organization and Personnel, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Government Office. The Government Commission for Organization and Personnel shall consider and join the Ministry of Planning and Investment as well as the concerned agencies in evaluating the project and submitting it to the Prime Minister for decision.
3. Where the project is completed and the project management agency and the aid provider wish to proceed with the next project construction stage, the construction of this project shall comply with the procedures set for the formulation of a new project.
IV. THE REPORTING REGIME FOR AND INSPECTION OF PROJECTS
1. According to the provisions of Article 7 of the Decree, at the beginning of June and December every year, the Vietnamese agencies and organizations shall have to send to the Government Commission for Organization and Personnel biannual and annual reports on the implementation of projects as well as international cooperation in the field of administrative reform.
2. On the 15th of the last month of each quarter and the 30th of November every year, the project management boards shall have to send quarterly and annual reports on the implementation of projects to the Government Commission for Organization and Personnel and the project management agencies.
3. The project management boards shall have to send other reports (if any) of the projects to the project management agencies, the Government Commission for Organization and Personnel as well as the concerned agencies. If such reports are in foreign languages, their translations into Vietnamese must be enclosed therewith.
4. Annually, the Government Commission for Organization and Personnel shall organize the inspection of projects’ operations. When deeming it necessary, the Government Commission for Organization and Personnel may organize the extraordinary inspection. At least two weeks before the inspection, the Government Commission for Organization and Personnel shall notify the project management agencies and the project management boards of the inspection contents, requirements and time. One month after the inspection, the Government Commission for Organization and Personnel shall notify the project management agencies and project management boards of the inspection results.
V. APPRAISAL AND HAND-OVER OF PROJECTS’ RESULTS
1. Two months before the completion of a project, the project management board and project management agency shall organize the appraisal of the project’s results; make a report thereon and send it to the Government Commission for Organization and Personnel and the concerned agencies.
2. Upon the completion of the project, the project management board shall have to make the account settlement and final account settlement, then hand over the project results to the agencies benefiting therefrom by decision of the project management agency.
VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The heads of the Vietnamese agencies and organizations defined in Article 1 of Decree No. 03/1999/ND-CP and the project management boards shall have to implement this Circular.
2. Vietnamese agencies and organizations having projects on cooperation with foreign countries in the field of administrative reform, which have been concluded prior to June 30, 1999, shall have to send to the Government Commission for Organization and Personnel: the project instruments; the official agreements on the projects as well as the project operation plans, and from now on, comply with the provisions of Decree No.03/1999/ND-CP and this Circular.
3. In the course of implementation, if any problems arise, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the concerned units should report them to the Government Commission for Organization and Personnel for study and amendment.
 

 
MINISTER- HEAD OF THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL



Do Quang Trung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 19/1999/TT-TCCP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất