Thông tư 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP

thuộc tính Thông tư 104/2008/TT-BTC

Thông tư 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:104/2008/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Xuân Hà
Ngày ban hành:13/11/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Chính sách bình ổn giá - Ngày 13/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 104/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định 75/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP. Theo đó, khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có biến động bất thường như: Tăng cao, giảm thấp không hợp lý khi có thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế hoặc tổ chức cá nhân lạm dụng liên kết độc quyền về giá, đầu cơ, găm hàng, tin đồn thất thiệt không... làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân thì Nhà nước sẽ áp dụng chính sách này. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá: Xăng, dầu; ximăng; thép xây dựng; khí hóa lỏng; phân bón hóa học; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y: Một số loại kháng sinh; muối do diêm dân sản xuất; sữa; đường ăn; thóc, gạo; thuốc phòng, chữa bệnh cho người bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnhtheo quy định của Bộ Y tế; cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương; hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của UBND cấp tỉnh. Điều kiện cụ thể để bình ổn giá được căn cứ: Nếu các mặt hàng nằm trong danh mục bình ổn giá tăng trong 15 ngày liên tục; giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố và áp dụng biện pháp bình ổn giá, trong đó chính sách bao gồm: Điều chỉnh cung-cầu hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia; các biện pháp tài chính, tiền tệ... Các DN vi phạm có thể bị đình chỉ các mức giá hàng hóa; bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu phần chênh lệch giá tăng bất hợp lý vào ngân sách nhà nước; nếu vi phạm nghiêm trọng chính sách bình ổn giá có thể bị xử phạt hành chính, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Khi thực hiện chính sách bình ổn giá, các DN gồm các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ DN sẽ phải thực hiện đăng ký giá. Bộ Tài chính có quyền quyết định bổ sung các DN phải thực hiện đăng ký giá. Thông tư này có hiệu lực sau 15, ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư104/2008/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ­­

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 104/2008/TT-BTC NGÀY 13 THÁNG 11 NĂM 2008

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 170/2003/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH GIÁ VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2008/NĐ-CP NGÀY 9 THÁNG 6 NĂM 2008 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 170/2003/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH

CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH GIÁ

 

 

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 170/2003/NĐ-CP);

 Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75/2008/NĐ-CP);

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP như sau:

 

A. QUY ĐỊNH CHUNG

Thông tư này hướng dẫn thực hiện bình ổn giá; quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc lập, trình, thẩm định phương án giá, quyết định giá; hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá; hồ sơ và thủ tục hiệp thương giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; đăng ký giá; kê khai giá hàng hóa, dịch vụ.

 

B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

1. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP được quy định cụ thể tại Phụ lục số 1a kèm theo Thông tư này và danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) theo quy định tại điểm 3, khoản 2, Điều 1, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.  

 

2. Điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá

Khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục dưới đây và được cụ thể hoá tại Phụ lục số 1a Thông tư này có biến động bất thường: tăng quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý so với mức giá thị trường trong nước trước khi biến động theo quy định dưới đây trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế; các tổ chức cá nhân lạm dụng vị thế độc quyền, liên kết độc quyền về giá, đầu cơ, găm hàng, biến động cung cầu hàng hóa, dịch vụ hoặc do các tin đồn bịa đặt loan tin thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân ở từng vùng, khu vực hay cả nước; cụ thể:

         a) Xăng, dầu: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các hướng dẫn của Bộ Tài chính.

            b) Xi măng, thép xây dựng: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

            c) Khí hoá lỏng: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

         d) Phân bón hóa học: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

         e) Thuốc bảo vệ thực vật: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

            f) Thuốc thú y: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

            g) Muối: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán muối do diêm dân sản xuất bán cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) mua muối giảm ít nhất 20%  so với giá trước khi có biến động.

            h) Sữa: Trong  thời  gian  tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ sữa tăng từ 20 % trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

i) Đường ăn: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục giá bán lẻ đường trắng và đường tinh luyện trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động       

            k) Thóc (lúa): Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục giá bán thóc trên thị trường của nông dân giảm ít nhất 15% so với giá thị trường trước khi có biến động.

         l) Gạo tẻ thường: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

m) Thuốc phòng, chữa bệnh cho người (bao gồm các loại thuốc thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh theo  quy định của Bộ Y tế): Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

         n) Cước dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng: Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, tăng từ 20% trở lên so với giá quy định trước đó.

          o) Một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc (ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương): Trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục giá bán tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

            p) Hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì Sở Tài chính tham mưu trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

         3. Thẩm quyền quyết định các biện pháp bình ổn giá

            Khi giá hàng hoá, dịch vụ biến động bất thường theo quy định tại Khoản 2 Mục I Phần B Thông tư này thì cơ quan quản lý nhà nước về giá quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền.

            3.1. Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế lập báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố áp dụng một hay một số biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm 1, khoản 3, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

            a) Các biện pháp để điều chỉnh cung cầu hàng hóa.

            b) Mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia.

            c) Kiểm soát hàng hóa tồn kho.

            d) Các biện pháp tài chính, tiền tệ.

            3.2. Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế quyết định công bố áp dụng một hay một số biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm 2,  khoản 3, Điều 1, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

            a) Quy định giá tối đa, tối thiểu, khung giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá làm căn cứ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quyết định mức giá mua bán cụ thể.

            b) Kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá để Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai tổ chức thực hiện theo quy định tại điều 22a, khoản 10, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại mục V, phần B, Thông tư này.

            c) Đăng ký giá, kê khai giá: thực hiện theo quy định tại Điều 22b, khoản 10, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại mục VI và VII, phần B Thông tư này.

            d) Công khai thông tin về giá theo quy định Điều 22c, khoản 10, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

            đ) Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền gồm:

            - Quyết định đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi có biến động bất thường.

            - Phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu phần chênh lệch giá tăng bất hợp lý vào Ngân sách nhà nước hoặc đề nghị cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

            - Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, bán hàng hóa dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo giá niêm yết. Xử phạt các vi phạm hành chính  trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.

            - Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm; các biện pháp hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.

            3.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm 3, khoản 3, Điều 1, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, cụ thể như sau:

            a) Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ;

            b) Các biện pháp tài chính, tiền tệ;

            c) Đăng ký giá, kê khai giá: thực hiện theo quy định tại Điều 22b, khoản 10, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại mục VI và VII, phần B Thông tư này.

            d) Công khai thông tin về giá theo quy định tại Điều 22c, khoản 10, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

            đ) Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm:

            - Quyết định đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi có biến động bất thường.

            - Phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

            - Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo giá niêm yết. Xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.

            - Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm.

            4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện bình ổn giá

            4.1. Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) có trách nhiệm:

            a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kịp thời kiến nghị Bộ trưởng  Bộ Tài chính quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thực hiện ở từng vùng, khu vực hoặc trên phạm vi cả nước.

b) Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá phù hợp với diễn biến thực tế giá cả thị trường và yêu cầu quản lý để áp dụng trong từng thời kỳ.

c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và quy định tại mục V Thông tư này hoặc tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ hoặc Sở Tài chính cấp tỉnh kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn của địa phương.

d) Kịp thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá và lập báo cáo để Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá.

            4.2. Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm:

            a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh kịp thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền thực hiện tại địa phương.

            b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 10, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP, quy định tại mục V Thông tư này và theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan như: kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá (theo thẩm quyền), phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn giá.

            c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Quản lý thị trường, Công Thương, Thuế, Hải quan, Công an... kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, lợi dụng chủ trương điều hành giá của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá, ép giá bất hợp lý.

d) Kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng trên địa bàn địa phương.

            5. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và Thông tư này.

             Khi cần thiết, theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải báo cáo: chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá.

II. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ  TRONG VIỆC LẬP, TRÌNH, THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GIÁ,

QUYẾT ĐỊNH GIÁ

1. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Chính phủ:

1.1. Phương pháp xác định giá đất, khung giá các loại đất, phương pháp xác định khung giá cho thuê đất, mặt nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập phương án giá, trình Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

1.2. Khung giá hoặc giá chuẩn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để bán hoặc cho thuê, khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng lập phương án giá, trình Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.

1.3. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng trình Chính phủ ban hành, sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Thủ tướng Chính phủ:

2.1. Khung giá cho thuê nhà ở công vụ do Bộ Xây dựng lập phương án giá, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, các ngành có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2.2. Biểu giá bán lẻ điện do Cục Điều tiết điện lực lập phương án giá báo cáo Bộ Công Thương xem xét để Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2.3. Giá cước dịch vụ đối với thư thường trong nước có khối lượng đến 20 gram và điện thoại nội hạt do các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lập phương án giá báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.

2.4. Giá báo Nhân dân do cơ quan Báo Nhân dân lập phương án giá, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ, cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tài chính.

3. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

3.1. Giá bán hoặc giá cho thuê tài sản của Nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật không qua hình thức đấu giá; thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện, đặc biệt theo quy định của Luật Đấu thầu do các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý tài sản lập, trình phương án giá để Bộ quản lý tài sản thẩm định và có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.2. Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu đối với hàng dự trữ quốc gia:

- Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu, chi phí nhập, chi phí xuất đối với hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia được giao quản lý thuộc thẩm quyền quy định giá của Bộ Tài chính (không bao gồm hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh và cơ yếu), Cục Dự trữ quốc gia lập phương án giá gửi Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

      - Giá mua tối đa, giá bán tối thiểu (không bao gồm hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh và cơ yếu); chi phí nhập, chi phí xuất đối với hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia do các Bộ, ngành được giao quản lý (kể cả hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh và cơ yếu) thuộc thẩm quyền quy định giá của Bộ Tài chính, thì cơ sở trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án trình Bộ, ngành được giao quản lý phê duyệt và có văn bản gửi Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.3. Giá sản phẩm dịch vụ công ích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch; hàng hóa dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và không thông qua hình thức đấu giá (trừ hàng hóa, dịch vụ sản xuất, cung ứng theo đặt hàng; sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc thẩm quyền định giá của các Bộ, ngành khác và của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật) do đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá báo cáo Bộ quản lý ngành phê duyệt và có văn bản gửi Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.4. Khung giá cước vận chuyển hàng không nội địa; giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ hoạt động bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách; giá dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không do đơn vị cung ứng dịch vụ lập phương án trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và có văn bản gửi Cục Quản lý giá thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.5. Khung giá nước sạch cho sinh hoạt do Cục Quản lý giá lập phương án giá, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3.6. Giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ danh mục được quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định 75/2008/NĐ-CP) do doanh nghiệp lập phương án giá, Cục Quản lý giá thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các Bộ có liên quan.

3.7. Miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông trong trường hợp thông tin khẩn cấp do Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Cục Quản lý giá thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

3.8. Cục Quản lý giá chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện các quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Công Thương:

Căn cứ vào Biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn giá bán điện cụ thể cho các đối tượng tiêu dùng trong mạng lưới điện quốc gia sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt đối với khung giá phát điện; khung giá bán buôn điện; giá dịch vụ truyền tải điện, đấu nối lưới điện truyền tải, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực; các giá dịch vụ phụ trợ, điều tiết thị trường điện lực, tham gia thị trường điện; giá bán lẻ điện nông thôn, miền núi, hải đảo.

            5. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:

5.1. Giá cước dịch vụ đối với thư cơ bản (thư thường) trong nước có khối lượng đến 20 gram và điện thoại nội hạt: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định giá cụ thể sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án giá cước.

5.2. Giá cước dịch vụ bưu chính công ích; dịch vụ viễn thông công ích; dịch vụ bưu chính dành riêng do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lập phương án giá, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính. 

5.3. Giá cước dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế của doanh nghiệp có thị phần khống chế; giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông và một số loại giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ lập phương án giá trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định theo quy định tại Quyết định số 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý cước dịch vụ bưu chính, viễn thông và Thông tư số 02/2007/TT-BTTTT ngày 13/12/2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.

6. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Y tế:

Giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả  thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược và Thông tư Liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho người.

7. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Xây dựng:

Căn cứ vào khung giá hoặc giá bán, giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho đối tượng chính sách, giá thuê mua nhà ở xã hội, giá thuê nhà ở công vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá bán, giá cho thuê nhà ở cụ thể tại địa phương.

8. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Căn cứ vào nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Chính phủ quy định, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá các loại rừng cụ thể tại địa phương.

9. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:

9.1. Giá hàng hóa, dịch vụ phục vụ quốc phòng do các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất, cung ứng theo đặt hàng, giao kế hoạch, chỉ định thầu thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước lập phương án giá, Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng) thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định, gửi quyết định giá về Bộ Tài chính để báo cáo và kiểm tra khi cần thiết.

9.2. Giá hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá; Cục Tài chính (Bộ Quốc phòng) thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sau khi thống nhất về nguyên tắc với Bộ Tài chính, gửi quyết định giá về Bộ Tài chính để báo cáo và kiểm tra khi cần thiết.

10. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Công an:

10.1. Giá hàng hóa, dịch vụ phục vụ an ninh chính trị, trật tự xã hội do các doanh nghiệp thuộc Bộ Công an sản xuất, cung ứng theo đặt hàng, giao kế hoạch, chỉ định thầu thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước lập phương án giá, Vụ Tài chính (Bộ Công an) thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định, gửi quyết định giá về Bộ Tài chính để báo cáo và kiểm tra khi cần thiết.

10.2. Giá hàng dự trữ quốc gia về an ninh chính trị, trật tự xã hội trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia do các đơn vị thuộc Bộ Công an được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá, Vụ Tài chính (Bộ Công an) thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định sau khi thống nhất về nguyên tắc với Bộ Tài chính, đồng thời gửi quyết định giá về Bộ Tài chính để báo cáo và kiểm tra khi cần thiết.

11. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Nội vụ:

Giá mua, bán hàng dự trữ quốc gia về cơ yếu trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia do đơn vị thuộc Bộ Nội vụ được giao nhiệm quản lý hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định sau khi thống nhất về nguyên tắc với Bộ Tài chính, gửi quyết định giá về Bộ Tài chính để báo cáo và kiểm tra khi cần thiết.

12. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Căn cứ vào phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể tại địa phương.

13. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với  hàng dự trữ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ trưởng các Bộ khác:

Đối với hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia, căn cứ vào thẩm quyền theo phân cấp về quản lý hàng dự trữ quốc gia của Chính phủ, căn cứ vào mức giá mua tối đa, giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định, thủ trưởng các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quy định giá cụ thể để thực hiện mua, bán theo quy định của pháp luật và gửi quyết định giá về Bộ Tài chính để báo cáo và kiểm tra khi cần thiết.

14. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: 

14.1. Cơ quan chuyên ngành hoặc cơ quan được phân công hướng dẫn xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, gồm:

- Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do Nhà nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách;

- Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sắt trong đô thị;

- Giá báo của cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có quyết định của Nhà nước về việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước;

- Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư; đối tượng chính sách; giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để làm văn phòng hoặc kinh doanh; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ;

- Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế;

- Giá nước sạch cho sinh hoạt, cho các mục đích sử dụng khác;

- Giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch; giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và không qua hình thức đấu giá.

- Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; Mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; Giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo;

- Giá rừng, giá cho thuê các loại rừng cụ thể tại địa phương.

14.2. Cơ quan chuyên ngành hoặc cơ quan được phân công hướng dẫn xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

- Giá cụ thể các loại đất, giá cho thuê đất, mặt nước tại địa phương;

Căn cứ hướng dẫn trên đây, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cụ thể cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, lập, trình, thẩm định phương án giá đối với từng hàng hóa, dịch vụ cụ thể theo quy định của pháp luật.

III. HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN GIÁ

1. Hồ sơ phương án giá hoặc điều chỉnh giá (sau đây gọi chung là hồ sơ phương án giá) bao gồm:

1.1. Công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá.

            1.2. Bản giải trình phương án giá (bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và thuyết minh về cơ cấu tính giá đó).

            1.3. Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan (kèm theo bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định).

1.4. Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định. 

1.5.  Các tài liệu liên quan khác.

            2. Nội dung giải trình phương án giá bao gồm:

2.1. Sự cần thiết và các mục tiêu phải định giá hoặc điều chỉnh giá (tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hoá, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới; sự cần thiết phải thay đổi giá..).

2.2. Căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá (các văn bản quy phạm pháp luật liên quan).

2.3. Bản tính toán giá thành hàng hóa dịch vụ (nếu sản xuất trong nước), giá vốn nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu); giá bán hàng hoá, dịch vụ, cơ cấu các mức giá kiến nghị phải thực hiện theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định.

So sánh mức giá đề nghị với mức giá của hàng hóa, dịch vụ của một số nước trong khu vực và thị trường trong nước (nếu có).

2.4. Tác động của mức giá mới đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, đến ngân sách nhà nước, tác động đến đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.

2.5. Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới.

3. Hồ sơ phương án giá gửi cơ quan thẩm định:  thực hiện theo mẫu thống nhất tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này.

IV. HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC HIỆP THƯƠNG GIÁ

            1. Hồ sơ hiệp thương giá gồm:

1.1. Văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản đề nghị hiệp thương giá của một trong hai (hoặc cả hai) bên mua và bên bán gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

1.2. Phương án giá hiệp thương:

            a) Bên bán phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên bán phải lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền hiệp thương giá giải trình rõ những nội dung sau:

- Tình hình sản xuất - tiêu thụ, cung - cầu của hàng hoá, dịch vụ;

- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương:

+ Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với cơ cấu hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá).

+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh đến hoạt động tài chính, đời sống người lao động trong doanh nghiệp và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

+ Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất.

+ Các kiến nghị (nếu có).      

b) Bên mua phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên mua đề nghị hiệp thương giá thì bên mua phải lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:

- Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới mà bên bán dự kiến bán. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá).

- Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến hoạt động tài chính, đời sống của người lao động trong doanh nghiệp, giá bán của sản phẩm, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng, so sánh với giá hàng hóa, dịch vụ cùng loại trên thị trường và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.

- Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất đó.

- Các kiến nghị khác (nếu có).

            1.3. Khi có chỉ đạo hiệp thương giá bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì cả hai bên mua và bán đều phải lập hồ sơ hiệp thương giá theo hướng dẫn trên.

1.4. Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu thống nhất tại phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này và do hai bên mua và bán lập, gửi trước cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá ít nhất 3 bộ và đồng gửi cho bên đối tác mua (hoặc bán).

            2. Thủ tục và trình tự hiệp thương giá.

2.1. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại khoản 8, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

2.2. Thành phần tham gia tổ chức hiệp thương giá hàng hoá, dịch vụ bao gồm: cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá; đại diện có thẩm quyền của bên mua, bên bán và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

            2.3. Trình tự  hiệp thương giá:

            a) Sau khi nhận được đầy đủ Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại khoản 1, mục IV, phần B Thông tư này trong khoảng 5 ngày (ngày làm việc), cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá quyết định thời gian cụ thể tiến hành hội nghị hiệp thương giá, thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết.

            Trong trường hợp hồ sơ hiệp thương giá của các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá có văn bản yêu cầu các bên tham gia hiệp thương giá thực hiện đúng quy định.

            b) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ, phương án hiệp thương giá đồng thời nghe ý kiến của các cơ quan có liên quan tham gia hiệp thương giá.

            c) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá  kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của cơ quan tổ chức hiệp thương giá, đại diện bên mua, bên bán), thông báo kết quả hiệp thương và hình thức công bố kết quả  hiệp thương giá để hai bên mua và bán thi hành.

            d) Doanh nghiệp hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận với nhau về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

2.4. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức hiệp thương giá:

a) Trong thời hạn sau 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được yêu cầu hiệp thương giá của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán, đồng thời nhận được đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại khoản 1 Mục IV phần B Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức hiệp thương giá.

b) Trước thời điểm tổ chức hiệp thương giá, cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá phải tiến hành thu thập, phân tích những thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá; phân tích các yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến bên bán và bên mua, tạo điều kiện để cho hai bên mua và bán thoả thuận thống nhất với nhau về mức giá.

c) Quyết định mức giá hiệp thương thực hiện theo quy định của pháp luật để bên mua và bên bán thi hành.

V. KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ

1. Việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá thực hiện theo quy định tại Điều 22 a, khoản 10, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

2. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá gồm:

2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Nhà nước quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP.

2.2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi có biến động bất thường quy định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và phụ lục số 1a kèm theo Thông tư này.

2.3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá quy định tại khoản 1, khoản 3, Điều 22b Nghị định số 75/2008/NĐ-CP; điểm 1.3, khoản 1, Mục VI  và phụ lục số 1b kèm theo Thông tư này.

2.4. Hàng hóa, dịch vụ phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực giá thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và những quy định của pháp luật có liên quan.

VI. ĐĂNG KÝ GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá:

Hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá quy định tại Phụ lục số 1b kèm theo Thông tư này.

2. Doanh nghiệp phải đăng ký giá:

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải đăng ký giá là các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn Điều lệ doanh nghiệp.

Căn cứ tình hình biến động giá cả thị trường ở từng thời điểm cụ thể, Bộ Tài chính sẽ thông báo bổ sung các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký giá.

3. Hình thức, nội dung  và thủ tục đăng ký giá

3.1. Đăng ký giá được thực hiện dưới hình thức gửi hồ sơ đăng ký giá theo mẫu quy định thống nhất tại Phụ lục số 4 cho cơ quan tiếp nhận đăng ký giá theo quy định tại khoản 4, mục VI, phần B Thông tư này.

- Đăng ký giá lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bắt đầu đăng ký giá với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá theo quy định tại Thông tư này.

- Đăng ký lại giá được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhận  được yêu cầu phải đăng ký lại của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Nội dung hồ sơ đăng ký giá gồm:

- Mức giá đăng ký là giá do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quyết định tính theo: nguyên tắc, phương pháp Chính phủ quy định; Quy chế tính giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn cụ thể của các Bộ ngành có liên quan; phù hợp với tiêu chuẩn, quy cách, chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

- Dự kiến thời gian mức giá có hiệu lực.

- Thuyết minh cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá (kèm theo văn bản đăng ký giá).

3.3. Thủ tục đăng ký giá:

- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá theo danh mục quy định tại Phụ lục 1b của Thông tư này, lập hồ sơ đăng ký giá gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá.

- Hồ sơ  đăng ký giá được lập thành ba bộ gửi các cơ quan chức năng tài chính, ngành chuyên quản và lưu trữ tại đơn vị.

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá có trách nhiệm kiểm tra, đóng dấu đến và ghi rõ ngày tháng năm nhận hồ sơ theo đúng thủ tục hành chính.

- Khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá phát hiện giá do doanh nghiệp đăng ký có yếu tố không hợp lý phải có văn bản gửi doanh nghiệp yêu cầu phân tích rõ những yếu tố không hợp lý và yêu cầu doanh nghiệp đăng ký lại giá.

- Trong thời gian tối đa bảy ngày (theo ngày làm việc và tính từ ngày ghi trên dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ) nếu không có yêu cầu đăng ký lại giá từ phía cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã đăng ký (đối với loại hàng hóa dễ xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng hưởng chênh lệch giá sẽ có văn bản quy định cho từng trường hợp cụ thể).

4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá

4.1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục 1b Thông tư này (trừ danh mục tại điểm 20 Phụ lục 1b) của doanh nghiệp thuộc phạm vi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành quản lý quy định tại khoản 2, mục VI, phần B Thông tư này.

4.2. Bộ, ngành quản lý chuyên ngành tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục 1b Thông tư này (trừ danh mục tại điểm 20 Phụ lục 1b) của doanh nghiệp thuộc phạm vi Bộ, ngành quản lý quy định tại khoản 2, mục VI, phần B Thông tư này.

4.3. Sở Tài chính, Sở chuyên quản ngành hàng tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại  Phụ lục 1b Thông tư này đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc cấp tỉnh quản lý quy định tại khoản 2, mục VI, phần B Thông tư này.

5. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân:

5.1. Đối với cơ quan tiếp nhận đăng ký giá: cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá có trách nhiệm phải xem xét hồ sơ đăng ký giá trong thời hạn tối đa không quá 7 ngày làm việc.

- Tiếp nhận đăng ký giá do doanh nghiệp đăng ký; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ; rà soát nội dung giá đăng ký; được phép yêu cầu doanh nghiệp dừng việc bán hàng theo giá đăng ký khi phát hiện giá do doanh nghiệp đăng ký có những yếu tố không hợp lý và yêu cầu doanh nghiệp đăng ký lại.

- Thực hiện công tác bảo mật đối với hồ sơ do doanh nghiệp đăng ký giá, bảo mật bản thuyết minh cơ cấu hình thành giá, mức giá trong thời gian mức giá đăng ký mới của doanh nghiệp chưa có hiệu lực thực hiện; chỉ sử dụng mức giá doanh nghiệp đăng ký phục vụ mục tiêu bình ổn giá, kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo luật định khi cần thiết.

5.2. Đối với doanh nghiệp đăng ký giá:

- Trước khi ban hành Quyết định giá bán hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký giá phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan có thẩm quyền.

- Doanh nghiệp đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ gửi hồ sơ đăng ký giá cho cơ quan tiếp nhận đăng ký giá quy định tại điểm 4.1 và 4.2, khoản 4, mục VI, phần B Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này. Hồ sơ đăng ký giá được lập thành 3 bộ (1 bộ đơn vị lưu, 1 bộ gửi cơ quan tiếp nhận đăng ký giá của Bộ Tài chính, 1 bộ gửi Bộ ngành quản lý).

- Doanh nghiệp đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ gửi hồ sơ đăng ký giá cho cơ quan tiếp nhận đăng ký giá quy định tại điểm 4.3, khoản 4, mục VI, phần B Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 4 kèm theo Thông tư này. Hồ sơ đăng ký giá được lập thành 3 bộ (1 bộ đơn vị lưu, 1 bộ gửi Sở Tài chính, 1 bộ gửi Sở chuyên quản).

- Doanh nghiệp đăng ký giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đăng ký.

- Công bố công khai thông tin về giá; niêm yết giá bán đã đăng ký công khai trong toàn hệ thống, thực hiện đúng giá niêm yết, đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.

VII. KÊ KHAI GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê  khai giá

1.1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá bao gồm các hàng hóa, dịch vụ theo Phụ lục số 1c kèm theo Thông tư này (trừ danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP; danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1, mục VI, phần B, Thông tư này).

1.2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá theo địa bàn địa phương cho phù hợp (ngoài danh mục quy định tại Phụ lục 1c).

2. Doanh nghiệp phải kê khai giá

Tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo danh mục quy định tại điểm 1.1, khoản 1, mục VII Thông tư này đều phải kê khai giá.

3. Hình thức, nội dung và thủ tục kê  khai giá

3.1. Kê khai giá được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá (bao gồm kê khai giá lần đầu, kê khai lại giá).

3.2. Nội dung hồ sơ kê khai giá:

- Mức giá kê khai là giá bán cho khách hàng do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy định phù hợp với quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ (hoặc mức giá mà doanh nghiệp đã thỏa thuận được với khách hàng).

- Bảng giá kê khai hoặc quyết định giá.

3.3. Thủ tục kê khai giá:

- Doanh nghiệp lập hồ sơ kê khai giá gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá quy định tại Thông tư này khi có quyết định thay đổi giá.

- Kê khai giá lần đầu được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bắt đầu kê khai giá với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá theo quy định tại Thông tư này.

- Kê khai lại giá được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần kê khai trước và liền kề.

4. Cơ quan tiếp nhận kê khai giá

3.1. Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) tiếp nhận hồ sơ kê khai giá  của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Trung ương (Bộ, ngành) quản lý quy định tại điểm 1.1, khoản 1, mục VII, phần B Thông tư này.

3.2. Các Bộ, ngành tiếp nhận hồ sơ kê khai giá của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Bộ, ngành quản lý quy định tại điểm 1.1, khoản 1, mục VII, phân B Thông tư này.

3.2. Sở Tài chính tiếp nhận hồ sơ kê khai giá của các doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục VII  phần B Thông tư này.

5. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

5.1. Đối với cơ quan được nhận hồ sơ kê khai giá:

a) Khi nhận được hồ sơ kê khai giá, tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hồ sơ, không thực hiện phê duyệt giá hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp kê khai; chỉ ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản và đóng dấu đến hồ sơ kê khai theo thủ tục hành chính.

b) Chỉ sử dụng mức giá do doanh nghiệp kê khai phục vụ mục tiêu bình ổn giá khi giá thị trường có biến động bất thường và kiểm soát việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

5.2. Đối với doanh nghiệp kê khai giá:

a) Doanh nghiệp phải kê khai giá có trách nhiệm kê khai giá bán hàng hóa, dịch vụ của mình theo danh mục quy định tại phụ lục số 1c và hướng dẫn tại phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này với cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá.

b) Hồ sơ kê khai giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm 1.1, khoản 1, mục VII, phần B Thông tư này được lập thành 4 bộ: 1 bộ lưu tại doanh nghiệp kê khai giá, 1 bộ gửi Bộ, ngành quản lý, 1 bộ gửi Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), 1 bộ gửi Sở Tài chính.

Hồ sơ kê khai giá hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm 1.2 khoản 1 mục VII phần B, Thông tư này được lập thành 3 bộ: 1 bộ lưu tại doanh nghiệp kê khai giá, 1 bộ gửi Sở Tài chính, 1 bộ gửi Sở Công Thương. Sở Tài chính cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và định kỳ hàng tháng gửi báo cáo tình hình kê khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa phương về Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính).

c) Doanh nghiệp kê khai giá thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ theo giá kê khai công bố công khai thông tin về giá và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn đối với các mức giá đã kê khai.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và những quy định trước đây trái với Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà




Phụ lục số 1a

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC

ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính )

 

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN BÌNH ỔN GIÁ                            

1-     Xăng, dầu;

2-     Xi măng;

3-     Thép xây dựng;

4-     Khí hóa lỏng;

5-     Phân bón hóa học;

6-     Thuốc bảo vệ thực vật;

7-     Thuốc thú y: Vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; Các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin, Enrofloxacin dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc bột (tên gốc và tên thương mại);

8-     Muối do diêm dân sản xuất;

9-     Sữa;

         10- Đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện)

         11- Thóc, gạo;

         12- Thuốc phòng, chữa bệnh cho người bao gồm các loại thuốc thuộc danh          mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh       theo quy định của Bộ Y tế.

13- Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng;

14- Thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương.

15- Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.                                              

 

 

 

 

 


Phụ lục số 1b

 

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC

ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính )       

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ

1-     Xăng, dầu;

2-     Xi măng;

3-     Thép xây dựng;

4-     Khí hóa lỏng;

5-     Nước sạch cho sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ;

6-     Phân bón hóa học: phân U rê, DAP, NPK, phân Lân;

7-     Thuốc bảo vệ thực vật: (tên gốc và tên thương mại)

            + Thuốc trừ sâu: Fenobucarb (min 96%), Etofenrox (min 96%), Buprofezin (min 98%), Imiđaclorpi (min 96%), Fipronil (min 96%);       

            + Thuốc trừ bệnh: Isoprothiolane (min 96%), Tricyclazole (min 95%), Kasugamycin (min 70%);

            + Thuốc trừ cỏ: Glyphosate (min 95%), Pretilachlor, Quynclorac (min 99%).

8-     Thuốc thú y: Vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin, Enrofloxacin dạng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc bột (tên gốc và tên thương mại), Oxytetracycline dạng bột trộn thức ăn gia súc.

9-     Muối ăn do các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký;

10- Sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi;

11- Đường ăn: đường trắng và đường tinh luyện;

12- Gạo do các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký;

13- Thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương do

      các  doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi đăng ký;

14- Than;

15- Giấy: giấy in, giấy in báo, giấy viết;

16- Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng;

17- Dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và                          Truyền thông tại Thông tư số 02/2007/TT-BTTTT ngày 13/12/2007.

18- Sách giáo khoa;

19- Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá.

20- Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá (ngoài danh mục trên) theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 1c

 

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC

 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính)      

 

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THỰC HIỆN KÊ KHAI GIÁ

1- Vật liệu nổ công nghiệp;

2- Dịch vụ cảng biển theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng biển do                tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ cảng biển ban hành.

3-      Dịch vụ tại cảng hàng không sân bay theo danh mục trong Biểu giá dịch vụ cảng hàng không do Giám đốc cảng hàng không, sân bay ban hành.

4-      Giá vé máy bay trên các đường bay nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá.

5-      Cước vận tải bằng ôtô thực hiện theo Thông tư liên tịch số 86/TTLT/BTC-BGTVT ngày 18/7/2007 của liên Bộ Tài chính-Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về mẫu vé khách (khai giá cước, niêm yết giá cước và kiểm tra thực hiện giá cước vận tải bằng ô tô).

6-      Thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT/BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc phòng, chữa bệnh cho người.

7-      Thuốc lá điếu sản xuất, tiêu thụ trong nước.

8-      Ô tô nhập khẩu, sản xuất trong nước dưới 15 chỗ ngồi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


Phụ lục  số 2

 

(Ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC

 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính )      

 

Tên đơn vị đề nghị

 định giá, điều chỉnh giá

 

                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                                  

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ

 

 

 

           Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................

           Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................

           Địa chỉ:...............................................................................................

           Số điện thoại:......................................................................................

           Số Fax: ………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị đề nghị

 định giá, điều chỉnh giá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                              Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số ........./ .....

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

V/v: Thẩm định phương án giá

 

 

 

Kính gửi: (tên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thẩm định phương án giá, quy định giá)       

Thực hiện quy định tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11    năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.

... (tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá) đã lập phương án giá về sản phẩm…. (tên hàng hoá, dịch vụ) (có phương án giá kèm theo).

            Đề nghị …. (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định phương án giá, quy định giá) xem xét quy định giá… (tên hàng hoá, dịch vụ) theo quy định hiện hành của pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Đơn vị đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá)               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


Tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá

 

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                                  

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Đối với hàng hóa nhập khẩu)

 

Tên hàng hóa.......................................................................................................

Đơn vị nhập khẩu................................................................................................

Quy cách phẩm chất............................................................................................

Xuất xứ hàng hóa................................................................................................

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Số TT

Khoản mục chi phí

Đơn vị tính

Thành tiền

Ghi chú

1

 Giá nhập khẩu CIF

 

 

 

2

Thuế nhập khẩu (nếu có)

 

 

 

3

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

 

4

Chi phí bằng tiền khác

 

 

 

5

Giá vốn nhập khẩu

 

 

 

6

 Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

7

Giá bán dự kiến

 

 

 

II. BẢNG GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ

 ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1. Giá nhập khẩu CIF

2. Tỷ giá tại thời điểm vay ngoại tệ nhập khẩu ở ngân hàng mà doanh     nghiệp giao dịch.

3. Giá nhập khẩu bằng tiền Vỉệt Nam

4. Thuế nhập khẩu

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt

6. Phụ thu (nếu có)

7 Chi phí lưu thông (vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi, hao hụt…)

8. Các khoản chi phí khác theo luật định

9. Giá vốn

10. Lợi nhuận

11. Chi phí tiêu thụ

12. Giá bán (chưa có thuế GTGT)

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá

 

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                       

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

PHƯƠNG ÁN GIÁ

(Đối với hàng hóa, dịch vụ  sản xuất trong nước)

Tên hàng hóa, dịch vụ..........................................................................................

Đơn vị sản xuất....................................................................................................

Quy cách phẩm chất............................................................................................

I.                   BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Số TT

Khoản mục chi phí

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Chi phí sản xuất:

 

 

 

 

1.1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

1.2

Chi phí tiền công trực tiếp

 

 

 

 

1.3

Chi phí sản xuất chung:

 

 

 

 

a

Chi phí nhân viên phân xưởng

 

 

 

 

b

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

c

Chi phí dụng cụ sản xuất

 

 

 

 

d

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

đ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

 

e

Chi phí bằng tiền khác

 

 

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất :

 

 

 

 

2

Chi phí bán hàng

 

 

 

 

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng

 

 

 

 

 

Giá thành đơn vị sản phẩm

 

 

 

 

4

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

 

 

5

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

 

 

6

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

 

 

 

 

 

Giá bán (đã có thuế)

 

 

 

 

II.                GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA

1.      Chi phí sản xuất

2.      Chi phí bán hàng

3.      Chi phí quản lý doanh nghiệp

4.  Lợi nhuận dự kiến

5.  Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

6.  Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

7.  Giá bán (đã có thuế)

 

 

 

 

 

Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định

 phương án giá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                              Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số ........./ .....

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

     V/v định giá, điều chỉnh giá

 

 

 

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền định giá)

 

            Sau khi nghiên cứu, xem xét phương án giá (hoặc điều chỉnh giá) kèm theo công văn số  ...    ngày ... tháng ... năm ... của... (tên cơ quan, đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá),... (tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá) có ý kiến như sau:

            1. Về hồ sơ phương án giá (điều chỉnh giá):

 

            2. Tính khả thi của mức giá được quy định (hoặc điều chỉnh giá):

 

            3. Kiến nghị:

Sau khi xem xét,... (Tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá) đề nghị  mức giá (mức điều chỉnh giá) là ..... đồng (hoặc tại phụ lục kèm theo công văn này - đối với trường hợp có nhiều mặt hàng).

Đề nghị... (tên cơ quan có thẩm quyền định giá) xem xét, ban hành theo thẩm quyền.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN (Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục  số 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC

ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính )

Tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá

 

               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                                  

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ

 

 

 

           Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................

           Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................

           Địa chỉ:...............................................................................................

           Số điện thoại:......................................................................................

           Số Fax: ………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị đề nghị

 hiệp thương giá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                              Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số ........./ .....

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

V/v:  hiệp thương giá

 

Kính gửi: (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá)

            Thực hiện quy định tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11   năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ, ... (tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá) đề nghị ... (tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiệp thương giá) tổ chức hiệp hiệp thương giá... (tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá) do ... (tên đơn vị sản xuất, kinh doanh sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ) (kèm theo phương án giá hiệp thương), cụ thể như sau:

            1. Bên bán:…………………………………………………………….

            2. Bên mua:……………………………………………………………

            3. Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:………………………………

            - Quy cách, phẩm chất:………………………………………………….

            - Mức giá đề nghị của bên bán………………………………………….

            - Mức giá đề nghị của bên mua………………………………………….

            - Thời điểm thi hành mức giá……………………………………………

            - Điều kiện thanh toán…………………………………………………

            4. Nội dung chính của phương án giá hiệp thương:……….

            ………………………………………………………………………….

            …………………………………………………………………………

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Đơn vị mua hoặc bán:

- Lưu:

            THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá

 

                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                                  

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

PHƯƠNG ÁN GIÁ HIỆP THƯƠNG

(kèm theo công văn số ..../... ngày ..../.../... của ...)

 

Tên hàng hóa đề nghị hiệp thương giá:

Đơn vị sản xuất, kinh doanh:

Quy cách phẩm chất:

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Số TT

Khoản mục chi phí

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Chi phí sản xuất:

 

 

 

 

1.1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

1.2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

 

1.3

Chi phí sản xuất chung:

 

 

 

 

a

Chi phí nhân viên phân xưởng

 

 

 

 

b

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

c

Chi phí dụng cụ sản xuất

 

 

 

 

d

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

đ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

 

e

Chi phí bằng tiền khác

 

 

 

 

 

Tổng chi phí sản xuất :

 

 

 

 

2

Chi phí bán hàng

 

 

 

 

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

 

 

4

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

 

 

5

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

 

 

6

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

 

 

 

 

 

Giá bán (đã có thuế)

 

 

 

 

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ

1. Chi phí sản xuất:

2.      Chi phí bán hàng

3.      Chi phí quản lý doanh nghiệp

4. Lợi nhuận dự kiến

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

7. Giá bán (đã có thuế)                               

 

 

 

 

 

 

  

 

Phụ lục  số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC

ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính )

Tên đơn vị

 thực hiện đăng ký  giá

 

       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                                  

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIÁ

   

           Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................

           Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................

           Địa chỉ:...............................................................................................

           Số điện thoại:......................................................................................

           Số Fax: ………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                

 

Thực hiện từ ngày..........tháng........năm.............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị đăng ký giá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                              Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số ........./ .....

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

V/v:  đăng ký giá

 

 

Kính gửi: (Tên cơ quan tiếp nhận Hồ sơ đăng ký giá)

            Thực hiện quy định tại Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.

            ... (tên đơn vị đăng ký) gửi Hồ sơ đăng ký giá kèm theo gồm các văn bản sau:

            1. Mức giá đăng ký:…………………………………

            2. Thuyết minh cơ cấu tính giá:…………………………………….

            Mức giá tại Hồ sơ gửi kèm theo công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... / ... / ...  .

... (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã đăng ký.

            Đề nghị Quý cơ quan ghi nhận ngày nộp Hồ sơ đăng ký giá của ... (tên đơn vị đăng ký) theo quy định./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Đơn vị đăng ký giá)           

 

 

 

 

 

 

Ghi nhận ngày nộp Hồ sơ đăng ký giá

của cơ quan quản lý nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị

 thực hiện đăng ký giá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

 

BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ CỤ THỂ

 (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

           

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Quy cách,

chất Lượng

 

 

Đơn vị tính

Mức giá

 đăng ký liền kề trước

Mức giá đăng ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị

đăng ký giá

 

               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                  

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ

HÀNG HÓA, DỊCH VỤ  ĐĂNG KÝ GIÁ

 (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

 

Tên hàng hóa, dịch vụ:

Đơn vị sản xuất, kinh doanh:

Quy cách phẩm chất:

I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Số TT

Khoản mục chi phí

ĐVT

lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Chi phí sản xuất:

 

 

 

 

1.1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

 

 

 

 

1.2

Chi phí nhân công trực tiếp

 

 

 

 

1.3

Chi phí sản xuất chung:

 

 

 

 

a

Chi phí nhân viên phân xưởng

 

 

 

 

b

Chi phí vật liệu

 

 

 

 

c

Chi phí dụng cụ sản xuất

 

 

 

 

d

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

 

 

 

đ

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

 

e

Chi phí bằng tiền khác

 

 

 

 

 

Tổng chi phí  sản xuất :

 

 

 

 

2

Chi phí bán hàng

 

 

 

 

3

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

 

 

Tổng giá thành toàn bộ

 

 

 

 

4

Lợi nhuận dự kiến

 

 

 

 

 

Giá bán chưa thuế

 

 

 

 

5

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

 

 

 

 

6

Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

 

 

 

 

 

Giá bán (đã có thuế)

 

 

 

 

II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ

1. Chi phí sản xuất:

2. Chi phí bán hàng

3. Chi phí quản lý doanh nghiệp

4. Lợi nhuận dự kiến

5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

6. Thuế giá trị gia tăng (nếu có)

7. Giá bán (đã có thuế)

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục  số 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 104/2008/TT-BTC

ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính )

Tên đơn vị

thực hiện kê khai giá

 

             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             Độc lập --Tự do -- Hạnh phúc   

                                                                                  

                 .........., ngày        tháng     năm 20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒ SƠ KÊ KHAI GIÁ

 

           Tên hàng hóa, dịch vụ:.......................................................................

           Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh:........................................................

           Địa chỉ:...............................................................................................

           Số điện thoại:......................................................................................

           Số Fax: ………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                 Thực hiện từ ngày..........tháng........năm.............

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị kê khai giá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                              Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số ........./ .....

...    , ngày ...  tháng ...   năm ....

V/v:  kê khai giá

 

                

Kính gửi: (tên các cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kê khai giá)

            Thực hiện quy định tại Thông tư số ... /2008/TT-BTC ngày ...  tháng ... năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.

            ... (tên đơn vị đăng ký) gửi Hồ sơ kê khai giá kèm theo gồm các văn bản sau:

            1. Công văn gửi cơ quan tiếp nhận kê khai……………………………

            2.  Mức giá kê khai.:…………………………………….........................

            Mức giá tại Hồ sơ gửi kèm theo công văn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... / ... / 200...  .

3. Phân tích nguyên nhân điều chỉnh giá kê khai:

 

... (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn của mức giá mà chúng tôi đã kê khai.

            Đề nghị Quý cơ quan ghi nhận ngày nộp Hồ sơ kê khai giá của ... (tên đơn vị đăng ký) theo quy định./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

Ghi nhận ngày nộp Hồ sơ kê khai giá

của cơ quan tiếp nhận Hồ sơ

(Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kê khai giá

ghi ngày, tháng, năm nhận được Hồ sơ

kê khai giá và đóng dấu công văn đến)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tên đơn vị

thực hiện kê khai giá

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

 

BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ CỤ THỂ

 (Kèm theo công văn số.........ngày.......tháng.......năm........của.........)

           

1/ Mức giá kê khai:

 

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Quy cách,

chất lượng

 

Đơn vị

tính

Mức giá

   khai liền kề trước

Mức giá kê khai

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2/ Phân tích nguyên nhân điều chỉnh tăng/giảm giá kê khai:

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
 - Freedom - Happiness 

No. 104/2008/TT-BTC

Hanoi, November 13, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 170/2003/ND-CP OF DECEMBER 25, 2003, DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON PRICES AND DECREE No. 75/2008/ND-CP OF JUNE 9, 2008, AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 170/2003/ND-CP OF DECEMBER 25, 2003, DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON PRICES

Pursuant to the Governments Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Prices (below referred to as Decree No. 170/2003/ND-CP);

Pursuant to the Governments Decree No. 75/2008/ND-CP of June 9, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Governments Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Prices (below referred to as Decree No. 75/2008/ND-CP);

The Ministry of Finance guides the implementation of Decree No. 170/2003/ND-CP and Decree No. 75/2008/ND-CP as follows:

A. GENERAL PROVISIONS

This Circular guides price valorization; powers and responsibilities of agencies and units in the elaboration, submission and appraisal of price options and price decisions; dossiers and contents of price options; dossiers of and procedures for price consultation; control of price constituents; price registration; and declaration of prices of goods and service.

B. SPECIFIC PROVISIONS

I. VALORIZATION OF GOODS AND SERVICE PRICES

1. The list of goods and services subject to price valorization prescribed in Clause 2, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP are specified in Appendix 1a to this Circular and lists of goods and services subject to price valorization under the pricing competence of Peoples Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level Peoples Committees) prescribed at Point 3, Clause 2, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP.

2. Conditions for application of price valorization measures

When domestic market prices of goods and services in the below list, which are specified in Appendix 1a to this Circular, undergo abnormal fluctuations, soaring or slumping in an unreasonable manner compared to pre-fluctuation market prices due to the occurrence of natural disasters, fires, epidemics, enemy sabotages or economic crises or when organizations or individuals abuse their monopolistic positions or join monopolistic syndicates to speculate goods and cause changes in the supply-demand balance of goods and services; or due to groundless rumors of price increase or decrease which affect socioeconomic development as well as peoples life in each region or nationwide, specifically:

a/ Petrol and oil: To comply with the Governments Decree No. 55/2007/ND-CP of April 6, 2007, on petrol and oil trading and the Finance Ministrys guidance.

b/ Cement and construction steel: For at least 15 consecutive days, retail market prices rise by an average of 15% or higher over the pre-fluctuation market prices.

c/ Liquefied gas: For at least 15 consecutive days, retail market prices rise by an average of 20% or higher over the pre-fluctuation market prices.

d/ Chemical fertilizers: For at least 15 consecutive days, retail market prices rise by 20% or higher over the pre-fluctuation market prices.

e/ Plant protection drugs: For at least 15 consecutive days, retail market prices rise by 15% or higher over the pre-fluctuation market prices.

f/ Veterinary drugs: For at least 15 consecutive days, retail market prices rise by 15% or higher over the pre-fluctuation market prices.

g/ Salt: For at least 15 consecutive days, the prices of salt sold by salt producers to production or business organizations and individuals (below referred to as enterprises) drop at least 20% as compared to the pre-fluctuation market prices.

h/ Milk: For at least 15 consecutive days, retail prices rise by 20% or higher over the pre-fluctuation market prices.

i/ Table sugar: For at least 15 consecutive days, retail market prices of white sugar and refined sugar rise by 20% or higher over the pre-fluctuation market prices.

k/ Paddy rice: For at least 15 consecutive days, purchase prices drop at least 15% compared to the pre-fluctuation market prices.

l/ Ordinary rice: For at least 15 consecutive days, retail market prices rise by 20% or higher over the pre-fluctuation market prices.

m/ Preventive and curative medicines for human use (including medicines in the list of curative medicines mostly used at medical examination and treatment establishments prescribed by the Ministry of Health): For at least 15 consecutive days, retail market prices rise by 15% or higher over the pre-fluctuation market prices.

n/ Charges for transporting passengers by rail, for hard-seat tickets: For at least 15 consecutive days, the charges rise by 20% or higher over the pre-fluctuation market charges.

o/ Some types of animal feed (maize, soybean and soybean oil cakes): For at least 15 consecutive days, the sale prices rise by 20% or higher over the pre-fluctuation market prices.

p/ For goods and services on the list of those subject to price valorization prescribed by provincial-level Peoples Committees, provincial-level Finance Services shall advise provincial-level Peoples Committees to specify conditions for application of price valorization measures suitable to the local practical situation.

3. Competence to decide on price valorization measures

When goods and service prices fluctuate abnormally as provided for in Clause 1, Section I, Part B of this Circular, state management agencies in charge of prices shall decide on and announce the application of price valorization measures according to their competence.

3.1. The Ministry of Finance shall base itself on the practical situation to report and propose the Prime Minister to decide on the application of one or several price valorization measures specified at Point 1, Clause 3, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP, including:

a/ Adjusting goods supply and demand.

b/ Purchasing or selling national reserve commodities.

c/ Controlling goods in stock.

d/ Financial and monetary measures.

3.2. The Ministry of Finance shall base itself on the practical situation to decide on and announce the application of one or several price valorization measures specified at Point 2, Clause 3, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP, specifically as follows:

a/ Setting maximum prices, minimum prices and price brackets of goods and services subject to price valorization to serve as a basis for production and business enterprises to decide on specific sale or purchase prices.

b/ Controlling price constituents of goods and services subject to price valorization so that the Ministry of Finance and concerned ministries and branches shall coordinate with provincial-level Peoples Committees in implementing Article 22a in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP and Section V, Part B of this Circular.

c/ Requesting price registration and declaration under Article 22b in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP and Sections VI and VII, Part B of this Circular.

d/ Publicizing price information under Article 22c in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP.

dd/ Other economic and administrative measures according to its competence, including:

- Deciding to suspend the application of goods or service prices set by enterprises and ordering the application of the pre-fluctuation prices.

- Giving warnings, imposing fines, collecting disparities gained from the unreasonable price increase into the state budget or requesting business registration agencies to withdraw business registration certificates in accordance with law.

- Deciding on the organization of teams to examine or inspect the observance of state regulations on price management and sale of goods and services at prices set by competent agencies; examine the posting of prices and the sale of goods and services at the posted prices. Imposing sanctions on price-related administrative violations in accordance with law.

- Deciding on the application of thrift practice and waste combat measures to reduce product costs; providing financial supports in accordance with law.

3.3. Provincial-level Peoples Committee presidents shall decide on and announce the application of price valorization measures specified at Point 3, Clause 3, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP, including:

a/ Measures to regulate goods and service supply and demand according to their competence;

b/ Financial and monetary measures;

c/ Price registration and declaration under Article 22b in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP and Sections VI and VII, Part B of this Circular.

d/ Publicization of price information under Article 22c in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP.

dd/ Other economic and administrative measures according to their competence, including:

- Deciding to suspend the application of goods and service prices set by enterprises and ordering the application of the pre-fluctuation prices.

- Giving warnings, imposing fines, collecting the disparities gained from the unreasonable price increase into the state budget or revoking business registration certificates.

- Deciding on the organization of teams to examine or inspect the observance of state regulations on price management as well as the sale of goods and services at prices prescribed by competent agencies; examining the posting of prices and the sale of goods and services at posted prices. Imposing sanctions on price-related administrative violations in accordance with law.

- Deciding on the application of thrift practice and waste combat measures to reduce product costs.

4. Price valorization responsibilities of state management agencies in charge of prices

4.1. For goods and services subject to price valorization for which the Prime Minister and the Minister of Finance are competent to decide on and announce the application of price valorization measures, the Price Management Department (the Ministry of Finance) shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, promptly proposing the Minister of Finance to decide on and announce the application of price valorization measures according to his/her competence or report the situation to the Minister of Finance for the latter to propose the Prime Minister to decide on and announce the application of price valorization in each region or nationwide.

b/ Advise the Minister of Finance to propose the Prime Minister to adjust the list of goods and services subject to price valorization in response to practical developments of market prices and management requirements in each period.

c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, organizing the control of price constituents of goods items specified in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP and Section V of this Circular or advise the Minister of Finance to direct specialized agencies under the Ministry or provincial-level Finance Services to control price constituents of enterprises operating in their respective localities.

d/ Promptly report to the Minister of Finance on the implementation of price valorization measures and make reports on the implementation of these measures for submission by the Minister of Finance to the Prime Minister.

4.2. For goods and services subject to price valorization for which the Prime Minister, the Minister of Finance or presidents of provincial-level Peoples Committees are competent to decide on and announce the application of price valorization measures, provincial-level Finance Services shall:

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and units in, proposing presidents of provincial-level Peoples Committees to decide on and announce the application of price valorization measures in their localities according to their competence.

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and units in, controlling price constituents of goods items under their competence as prescribed in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP, Section V of this Circular and the Finance Ministers direction; examine the observance of legal provisions on price and other relevant regulations such as those on the examination of price posting and sale of goods and services at posted prices; price registration and declaration and posting of prices of goods and services in the list of those subject to price registration or declaration (according to their competence), detect and promptly handle violations of the Price Ordinance and relevant legal provisions; examine the observance of price valorization measures.

c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and units such as the market control force, industry and trade services, customs offices and police offices in, examining, inspecting and handling according to current laws monopolistic acts, acts of joining monopolistic syndicates, acts of competing in contravention of the price law, abusing the States policies on price administration or abusing market changes or the circumstances of natural disasters or epidemics to increase prices to unreasonable levels.

d/ Promptly report to the Ministry of Finance and provincial-level Peoples Committees on the application of price valorization measures decided by the Prime Minister, the Minister of Finance or provincial-level Peoples Committee presidents in their respective localities.

5. Enterprises producing or trading in goods and services subject to price valorization shall apply price valorization measures decided by the Prime Minister, the Minister of Finance or provincial-level Peoples Committee presidents in accordance with Decree No. 75/2008/ND-CP and this Circular.

In case of necessity, at the written request of competent state management agencies, producers or traders shall report on production costs and price constituents, cost prices and sale prices of goods and services on the list of those subject to price valorization, price registration or price declaration

II. POWERS AND RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND UNITS IN THE ELABORATION, SUBMISSION AND APPRAISAL OF PRICE OPTIONS AND PRICE DECISIONS

1. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Government:

1.1. For methods of determining land prices, price brackets for land of different categories and methods of determining land and water surface rent brackets, price options shall be elaborated and submitted to the Government for decision by the Ministry of Natural Resources and Environment, after obtaining written opinions of concerned ministries, branches and provincial-level Peoples Committees.

1.2. For price brackets or standard prices of state-owned houses for sale or lease and price brackets of social houses for lease or hire-purchase, price options shall be elaborated and submitted to the Government for decision by the Ministry of Construction, after obtaining written opinions of concerned ministries, branches and provincial-level Peoples Committees and appraisal opinions of the Ministry of Finance.

1.3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate principles and methods of pricing forests of all kinds and, after obtaining written opinions of concerned ministries and provincial-level Peoples Committees, submit them to the Government for promulgation.

2. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Prime Minister

2.1. For rent brackets for public-duty houses, the Ministry of Construction shall elaborate price options and, after obtaining written opinions of concerned ministries and branches and appraisal opinions of the Ministry of Finance, submit them the Prime Minister for decision.

2.2. For electricity retail prices, the Electricity Regulatory Authority shall elaborate and submit price options to the Ministry of Industry and Trade for consideration and, after obtaining written opinions of concerned ministries and appraisal opinions of the Ministry of Finance, subsequent submission to the Prime Minister for approval.

2.3. For charges for ordinary domestic mails weighing up to 20 grams and local telephone services, service providers shall elaborate and report charge options to the Minister of Information and Communication for summing up and, after obtaining written appraisal opinions of the Ministry of Finance, submission to the Prime Minister for decision.

2.4. For the sale price of the Nhan Dan daily, the Editorial Board of Nhan Dan newspaper shall elaborate price options and, after obtaining written opinions of concerned ministries and branches and appraisal opinions of the Ministry of Finance, submit them to the Prime Minister for decision.

3. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Finance

3.1. For sale prices or rent rates of state-owned infrastructure facilities serving national and public interests not through auction but through contractor designation or self-execution, especially under the Bidding Law, price options shall be elaborated and submitted by units assigned by competent agencies to managed these assets to asset-managing ministries for appraisal and submission to the Minister of Finance for decision.

3.2. Maximum purchase prices and minimum sale prices of national reserve commodities:

- For national reserve commodities (excluding national reserves for defense, security and cipher purposes) managed by the National Reserve Department, options on maximum purchase prices, minimum sale prices and import and export expenses in a plan year as prescribed in the Ordinance on National Reserves shall be elaborated and sent by the National Reserve Department to the Price Management Department for appraisal and submission to the Minister of Finance for decision.

- For national reserve commodities managed by ministries and branches, options on maximum purchase prices and minimum sale prices (except those for defense, security and cipher purposes); and import and export expenses (including those for defense, security and cipher purposes) in a plan year as prescribed in the Ordinance on National Reserves shall be elaborated and submitted by establishments directly managing national reserves commodities to managing ministries or branches for approval and forwarding to the Price Management Department for appraisal and submission to the Minister of Finance for decision.

3.3. For public-utility products and services ordered or planned by competent state agencies; goods and services produced and provided under state orders and paid with state budget funds through contractor designation or self-execution under the Bidding Law but not through auction (except goods and services produced and provided under orders; public products and services under the pricing competence of other ministries, branches or provincial-level Peoples Committees as prescribed by law), price options shall be elaborated and reported by units producing or providing goods and services to line ministries for approval and forwarding to the Price Management Department for appraisal and submission to the Minister of Finance for decision.

3.4. For domestic air freight rate brackets, service charge rates for takeoff and landing; controlling inbound and outbound flights; supporting flight operations; security screening; passenger services and other service charge brackets at airports and airfields under the aviation law, price options shall be elaborated and submitted by service-providing units to the Civil Aviation Administration of Vietnam for approval and forwarding to the Price Management Department for appraisal and submission to the Minister of Finance for decision.

3.5. For price brackets for daily-life clean water, price options shall be elaborated and submitted by the Prime Management Department to the Minister of Finance for decision after obtaining written opinions of the Ministry of Construction, the Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial-level Peoples Committees

3.6. For goods and services being state monopolies as prescribed by law (except those on the list specified in Clause 4, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP), price options shall be elaborated and submitted by enterprises to the Price Management Department for appraisal and subsequent submission to the Minister of Finance for decision after obtaining written opinions of concerned ministries.

3.7. The exemption from or reduction of post and telecommunications service charges in a case of emergency shall be proposed by the Ministry of Information and Communication and appraised by the Price Management Department for submission to the Minister of Finance for decision.

3.8. The Price Management Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, examining the implementation of the Finance Ministers price decisions.

4. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Industry and Trade:

The Minister of Industry and Trade shall, based on electricity retail price brackets approved by the Prime Minister, guide specific sale prices of electricity for consumers within the national power grid after obtaining written opinions of the Ministry of Finance.

The Minister of Industry and Trade shall approve price brackets for electricity generation; price brackets for electricity wholesale: service charges for electricity transmission, transmission-grid connection, electricity distribution, electricity moderation and administration of electricity market transactions; charges for services to support, regulate and participate in the electricity market; and electricity retail prices in rural, mountainous and island areas.

5. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Information and Communication:

5.1. For service charges for (ordinary) domestic basic mails weighing up to 20 grams and local telephone services, the Minister of Information and Communication shall decide on specific charge rates after the Prime Minister approves charge options.

5.2. For public-utility post services, public-utility telecommunications services and exclusive post services, charge options shall be elaborated and submitted by service-providing enterprises to the Minister of Information and Communication for decision after obtaining the written agreement of the Ministry of Finance.

5.3. For charges for some telecommunications services which occupy dominant market shares of enterprises having dominant market shares, connection charges between telecommunications enterprises and charges for some other post and telecommunications services prescribed by the Prime Minister, charge options shall be elaborated and submitted by service-providing enterprises to the Minister of Information and Communication for decision in accordance with the Prime Ministers Decision No. 39/2007/QD-TTg of February 21, 2007, on the management of post and telecommunications service charges and the Information and Communication Ministrys Circular No. 02/2007/TT-BTTTT of December 13, 2007, guiding the implementation of regulations on management of post and telecommunications service charges.

6. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Health:

The maximum prices of medicines covered by the state budget and health insurance fund comply with the Governments Decree No. 79/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing the implementation of a number of articles of the Pharmacy Law and Joint Circular No. 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCTof August 31, 2007, of the Ministry of Health, the Ministry of Finance and the Ministry of Industry and Trade guiding the performance of state management of prices of medicines for human use.

7. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Construction:

The Minister of Construction shall, based on the price brackets or sale prices or rent rates of state-owned houses for resettled people and social policy beneficiaries, the hire-purchase prices of social houses and rent rates of public-duty houses prescribed by the Government and the Prime Minister, guide provincial-level Peoples Committees in deciding on specific sale prices or rent rates of dwelling houses in their respective localities.

8. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Agriculture and Rural Development:

Based on the principles and methods of determining prices of forests of all categories prescribed by the Government, the Minister of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, guiding provincial-level Peoples Committees in deciding on the prices of forests of each category in their respective localities.

9. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Defense:

9.1. For goods and services for defense purposes produced or provided by the Defense Ministrys enterprises as ordered, planned or designated and paid with state budget funds, price options shall be elaborated and submitted by enterprises to the Finance Department (the Ministry of Defense) for appraisal and submission to the Minister of Defense for decision; price decisions shall be sent to the Ministry of Finance for examination when necessary.

9.2. For national reserve commodities for defense purposes in a plan year as prescribed by the Ordinance on National Reserves which are managed by the Defense Ministrys units, price options shall be elaborated and submitted by units assigned to manage goods to the Finance Department (the Ministry of Defense) for appraisal and submission to the Minister of Defense for decision after obtaining in-principle agreement with the Ministry of Finance; price decisions shall be sent to the Ministry of Finance for examination when necessary.

10. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Public Security:

10.1. For goods and services for political security and social order purposes produced or supplied by the Public Security Ministrys enterprises as ordered, planned or designated and paid with state budget funds, price options shall be elaborated by enterprises and appraised by the Finance Department (the Ministry of Public Security) before submitting to the Minister of Public Security for decision; price decisions shall be sent to the Ministry of Finance for examination when necessary.

10.2. For national reserves commodities, for political security and social order purposes in a plan year as prescribed by the Ordinance-on National Reserves, price options shall be elaborated by the Public Security Ministrys units which are assigned to manage these national reserve commodities and appraised by the Finance Department (the Ministry of Public Security) before submitting to the Minister of Public Security for decision after reaching in-principle agreement with the Ministry of Finance; price decisions shall be sent to the Ministry of Finance for examination when necessary.

11. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Home Affairs:

For national reserve commodities for cipher purposes in a plan year as prescribed by the Ordinance on National Reserves, sale and purchase price options shall be elaborated and submitted by the Home Affairs Ministrys units which are assigned to manage national reserve commodities to the Minister of Home Affairs for decision, after reaching in-principle agreement with the Ministry of Finance; price decisions shall be sent to the Ministry of Finance for reporting and examination when necessary.

12. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of the Minister of Natural Resources and Environment:

The Ministry of Natural Resources and Environment shall, based on the methods of determining land prices and price brackets for land of different categories prescribed by the Government, guide provincial-level Peoples Committees in deciding on land prices in their respective localities.

13. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of other ministries:

For national reserves commodities in a plan year as prescribed by the Ordinance on National Reserves, ministers or heads of agencies managing national reserve commodities shall, based on the competence of managing national reserve commodities decentralized by the Government and the maximum purchase prices and the minimum sale prices decided by the Minister of Finance, provide for specific sale and purchase prices in accordance with law and send price decisions to the Ministry of Finance for examination when necessary.

14. Powers and responsibilities of agencies and units regarding assets, goods and services under the pricing competence of provincial-level Peoples Committees:

14.1. Price options for the following goods and services shall be elaborated and submitted by specialized agencies or assigned agencies to provincial-level Peoples Committees for decision after obtaining written opinions of concerned agencies and appraisal opinions of the finance agency of the same level:

- Fare rates for by-bus passenger transit services in urban centers and industrial parks the bidding for the provision of which is organized or ordered by the State;

- Fare rates for by-train passenger transit services in urban centers;

- Sale prices of newspapers of provincial-level Party Committees under the States decisions on state budget supports;

- Sale prices or rent rates of state-owned houses; sale prices or rent rates of state-owned houses for resettled people and social policy beneficiaries; sale prices or rent rates of state-owned houses for use as working offices or for business purposes; rent rates or hire-purchase prices of social houses; and rent rates of public-duty houses;

- Retail prices of daily-life electricity in rural, mountainous and island areas where investment in electricity activities in inefficient;

- Prices of daily-life clean water and clean water for other purposes;

- Prices of public-utility products and services produced as ordered or planned; prices of local budget-funded goods and services produced under State-placed orders through contractor designation or self-execution under the Bidding Law but not through auction.

- Price and freight subsidies for goods on the list of those eligible for price or freight subsidies covered with state budget funds; prices or price brackets for retailing goods eligible for price or freight subsidies; freights for supplying essential commodities and services on the list of those eligible for price subsidies for people in mountainous, deep-lying, remote and island areas;

- Prices and rent rates of forests of all categories in their respective localities.

14.2. Price options for the following goods and services shall be elaborated and submitted by specialized agencies or assigned agencies to provincial-level Peoples Committees for decision:

- Specific prices of land of different categories, rent rates for land and water surfaces in localities.

Based on the above guidance, provincial-level Peoples Committees shall assign competent agencies to elaborate, submit and appraise price options for each specific type of goods and services in accordance with law.

III. DOSSIERS AND CONTENTS OF PRICE OPTIONS

1. A dossier of price options or price adjustment (below referred to as dossiers of price options)
comprises:

1.1. An official letter requesting competent agencies to decide on or adjust prices.

1.2. Written explanations on price options (a table of price calculation structures with price constituents and explanations on these price calculation structure).

1.3. A written summary of comments of concerned agencies (enclosed with valid copies of the comments of these agencies).

1.4. A written appraisals of price options by agencies with appraising competence as prescribed.

1.5. Other relevant documents.

2. Details of the explanations on price options:

2.1. The necessity for and objectives of price determination or adjustment (the situation of production of or trading in goods or services subject to price determination or adjustment, price developments in the domestic and world markets; the necessity for adjusting prices).

2.2. Grounds for determination or adjustment of prices (relevant legal documents).

2.3. Sheets of calculation of cost prices of goods or services (for home-made goods and services), import cost prices (for imported goods); sale prices of goods or services and structures of proposed prices, which must comply with the Regulation on price calculation issued by the Ministry of Finance.

Comparison between the proposed prices and the prices of goods or services in some regional countries and the domestic market (if any).

2.4. Impacts of the new prices on the operation of other production or business enterprises, the state budget, social life and consumer incomes.

2.5. Measures for organizing the application of new prices.

3. Dossiers of price options sent to appraising agencies shall be made according to the form in Appendix 2 to this Circular (not printed herein).

IV. DOSSIERS OF AND PROCEDURES FOR PRICE CONSULTATIONS

1. A dossier of price consultations comprises:

1.1. The written directive or request for price consultation of a competent state management agency or the written request for price consultations of either (or both) of the purchaser and the seller sent to the agency competent to hold price consultations.

1.2. Price options for consultation:

a/ The seller that must hold price consultations as requested by a competent agency or proposes by itself price consultations shall elaborate and send price options for consultation to the agency to be consulted on prices, clearly explaining the following:

- Practical goods or service production-consumption and supply-demand;

- Analysis of the prices proposed for consultation;

+ A table of price-calculation structures with price-constituting elements, analysis and explanations on price calculation structures (with an analysis of and comparison with price calculation structures of the time before price consultation is requested or proposed).

+ Analysis of the impacts of new prices on production and business activities, financial activities, life of enterprises laborers, and obligations toward the state budget.

+ Matters on which the seller and the purchaser cannot reach agreement and the sellers arguments on these matters.

+ Recommendations (if any).

b/ The purchaser that must hold price consultation as requested by a competent agency or proposes by itself price consultations shall elaborate and send price consultation options to the agency to be consulted, clearly explaining the following:

- A table of price calculation structures according to price constituents of their goods or services calculated according to the new input prices proposed by the seller. Price calculation structures (with an analysis of and comparison with input prices before consultation is requested or proposed).

- Analyzing the impacts of new prices on production and business efficiency, financial activities, life of enterprises laborers, sale prices of products, possibility of consumer acceptance, comparison with prices of similar goods and services in the market, and obligations toward the state budget.

- Matters on which the purchaser and the seller cannot reach agreement and its arguments on these matters.

- Other recommendations (if any).

1.3. When a competent agency requests the organization of a compulsory price consultation, the seller and purchaser shall both elaborate price consultation dossiers under the above guidance.

1.4. The purchaser and seller shall compile price consultation dossiers according to the form in Appendix 3 to this Circular (not printed herein) and send at least three copies of the dossiers to the agency competent to hold price consultations and a copy to its partner (seller or purchaser).

2. Procedures for and order of price consultations

2.1. Agencies competent to hold price consultations are as designed in Clause 8, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP.

2.2. Participants in goods and service price consultations include the agency competent to hold price consultations; competent representatives of the purchaser, the seller and relevant agencies as requested by the agency competent to hold price consultations.

2.3. Order of price consultations:

a/ Within five working days after receiving complete price consultation dossiers as specified in Clause 1, Section IV, Part B of this Circular, the agency competent to hold price consultations shall decide on the time for holding the, consultation conference and notify it in writing to parties to the consultation.

If enterprises price consultation dossiers are incomplete as prescribed, the agency competent to hold price consultations shall send a document to parties to the consultation, requesting them to comply with regulations.

b/ The agency competent to hold price consultations shall present the objectives, requirements and content of price consultation; request the purchaser and the seller to present their price consultation dossiers and price options for consultation and hear opinions of relevant agencies.

c/ The agency competent to hold price consultations shall draw conclusions and make a minutes (signed by representatives of the agency holding price consultations, the purchaser and the buyer) and notify the consultation results and form of publicization of consultation results to the purchaser and the seller for implementation.

d/ Enterprises involved in price consultations may withdraw their price consultation dossiers and reach agreement among themselves on the sale and purchase prices of goods and services before the competent agency holds price consultations.

2.4. Responsibilities of price consultation holders

a/ Competent agencies shall hold price consultations within 15 working days after receiving a price consultation request of the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies or presidents of provincial-level Peoples Committees; or price consultation requests of the purchaser or the seller, together with complete price consultation dossiers as prescribed in Clause 1, Section IV, Part B of this Circular.

b/ Before the time of holding price consultations, agencies competent to hold price consultations shall collect and analyze necessary information related to goods or services subject to price consultation: analyze price constituents which affect the seller and the purchaser and create conditions for them to reach agreement on prices.

c/ Decisions on the consultation prices shall be issued according to law and binding on the purchaser and the seller.

V. CONTROL OF PRICE CONSTITUENTS

1. Price constituents shall be controlled under Article 22a in Clause 10, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP.

2. Goods and services on the list of those subject to control of price constituents include:

2.1. Goods and services under the States pricing competence specified in Clause 4, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP.

2.2. Goods and services on the list of those subject to price valorization upon the occurrence of abnormal fluctuations specified in Clause 2, Article 1 of Decree No. 75/2008/ND-CP and Appendix 1a to this Circular.

2.3. Goods and services on the list of those subject to price registration specified in Clauses 1 and 3, Article 22b of Decree No. 75/2008/ND-CP; Point 1.3, Clause 1, Section VI and Appendix 1b to this Circular.

2.4. Goods and services subject to control of price constituents requested by the Prime Minister or presidents of provincial-level Peoples Committees.

3. Price-related violations shall be handled in accordance with current law on sanctioning administrative violations in the price domain and relevant laws.

VI. REGISTRATION OF GOODS AND SERVICE PRICES

1. List of goods and services subject to price registration:

Goods and services subject to price registration are specified in Appendix 1b to this Circular.

2. Enterprises subject to price registration

Production and business enterprises subject to price registration are economic groups, corporations, joint-stock companies and limited liability companies in which the state capital accounts for over 50% of charter capital.

Based on market price fluctuations at each specific point of time, the Ministry of Finance shall announce additional enterprises subject to price registration.

3. Forms and contents of and procedures for price registration

3.1. Prices shall be registered by sending price registration dossiers, which shall be made according to the form in Appendix 4 to this Circular (not printed herein), to agencies receiving price registration specified in Clause 4, Section VI, Part B of this Circular.

- First-time price registration is price registration for the first time by producers and traders with agencies receiving price registration dossiers as prescribed in this Circular.

- Prices shall be re-registered when producers and traders receive a re-registration request of a competent agency.

3.2. A price registration dossier comprises:

- The registered price, which is the price determined by a producer or trader according to the principles and methods prescribed by the Government, the Regulation on price calculation issued by the Minister of Finance and specific guidance of relevant ministries and branches in conformity with standards, specifications and quality of goods and services.

- The planned time of application of the registered price.

- Explanations on price calculation structures based on price constituents (enclosed with the price registration document).

3.3. Procedures for price registration:

- Enterprises producing or trading in goods or services subject to price registration specified in the list in Appendix 1b to this Circular shall compile and send a price registration dossier to the agency receiving price registration dossiers.

- A price registration dossier shall be made in three sets which shall be sent to the finance agency and line management agency and kept at the unit.

- The agency receiving the price registration dossier shall check, append the seal showing the date of receipt and write the date of receipt on the dossier according to administrative procedures.

- When the agency receiving the price registration dossier detects unreasonable constituents in the price registered by the enterprise, it shall send an official letter to the enterprise, requesting the latter to analyze unreasonable constituents and re-register the price.

- If no request for price re-registration is made by the agency receiving the price registration dossier within seven working days from the date of receipt of the dossiers certified by the dossier-receiving agency, the producer or trader may organize the sale of goods and services at the registered price (for goods vulnerable to speculation or hoarding for enjoying price differences, competent agencies shall issue documents to guide each specific case).

4. Agencies receiving price registration dossiers

4.1. The Ministry of Finance (the Price Management Department) shall receive price registration dossiers for goods and services specified in Appendix 1b to this Circular (except those at Point 20) of enterprises managed by the Government, the Prime Minister or ministries and branches specified in Clause 2, Section VI, Part B of this Circular.

4.2. Line ministries and branches shall receive price registration dossiers for goods and services specified in Appendix 1b to this Circular (except those at Point 20) of enterprises under their management as specified in Clause 2, Section VI, Part B of this Circular.

4.3. Provincial-level Finance Services and line management services shall receive price registration dossiers for goods and services specified in Appendix 1b to this Circular of producers and traders under provincial management as prescribed in Clause 2, Section VI, Part B of this Circular.

5. Powers and responsibilities of organizations and individuals:

5.1. Agencies receiving price registration dossiers shall consider price registration dossiers within 7 working days, specifically:

- Receiving enterprises price registration dossiers; examine the reasonability and legality of the dossiers, check the prices registered, and upon detection of unreasonable constituents in the prices registered by enterprises, request enterprises to stop the sale of goods or services at the registered prices and make re-registration.

- Keep confidential enterprises price registration dossiers, explanations on price constituents and prices pending application of the registered prices; and apply the prices registered by enterprises for the purposes of valorizing prices and controlling the performance of financial obligations in accordance with law when necessary.

5.2. Price-registering enterprises:

- Before issuing decisions on the sale prices of their goods or services, enterprises subject to price registration shall make price registration with competent agencies.

- Enterprises subject to price registration shall send to agencies receiving price registration dossiers specified at Points 4.1 and 4.2, Clause 4, Section VI, Part B of this Circular price registration dossiers, which are made under the guidance in Appendix 4 to this Circular (not printed herein). A price registration dossier shall be made in three sets (one shall be kept at the enterprise, one to be sent to the Finance Ministrys agency receiving price registration dossiers and one to the line ministry).

- Enterprises subject to registration of goods and service prices shall send price registration dossiers to agencies receiving price registration dossiers specified at Point 4.3, Clause 4, Section VI, Part B of this Circular. A price registration dossier shall be made in three sets (one shall be kept at the enterprise, one to be sent to the Finance Ministrys agency receiving price registration dossiers and another to the line ministry).

- Enterprises subject to price registration shall take responsibility before law for their registered prices.

- They shall publicize price information; publicize the registered prices within their entire system, sell goods at the registered prices and, at the same time, observe price valorization measures upon the occurrence of abnormal market fluctuations in accordance with law.

VII. DECLARATION OF GOODS AND SERVICE PRICES

1. List of goods and services subject to price declaration

1.1. Goods and services subject to price declaration include those listed in Appendix 1c to this Circular (except goods and services priced by the State specified in Clause 4, Article 1 of Decree No. 74/2008/ND-CP; and goods and services specified in Clause 1, Section VI, Part B of this Circular).

1.2. Based on local practical situations, provincial-level Peoples Committees shall issue a list of goods and services subject to price declaration in their localities (including goods and services other than those listed in Appendix 1c).

2. Enterprises subject to price declaration

All enterprises producing or trading in goods and services on the list specified at Point 1.1, Clause 1, Section VII of this Circular are required to make price declaration.

3. Forms and contents of and procedures for price declaration

3.1. Prices shall be declared by sending price declaration documents to agencies receiving price declarations (including first-time declaration and re-declaration).

3.2. Details of a price declaration dossier:

- The declared price, which is the sale price applicable to customers determined by the producer or trader in conformity with specifications, standards and quality of goods and services (or the price agreed upon between the enterprise and customers).

- A declared price table or price decision.

3.3. Procedures for price declaration:

- When deciding to change prices, enterprises shall compile and send a price declaration dossier to agencies receiving price declaration dossiers defined in this Circular.

- First-time price declaration is price declaration for the first time by producers and traders to agencies receiving price declaration dossiers as prescribed in this Circular.

- Prices shall be re-registered when producers and traders increase or reduce prices compared to those of the previous declaration.

4. Agencies receiving price declarations

4.1. The Ministry of Finance (the Price Management Department) shall receive price declaration dossiers of state enterprises producing and trading in goods or providing services under central management (by other ministries or branches) specified at Point 1.1, Clause 1, Section VII, Part B of this Circular

4.2. Line ministries and branches shall receive price declaration dossiers for of state enterprises producing and trading in goods or providing services under their respective management specified at Point 1.1, Clause 1, Section VII, Part B of this Circular.

4.3. Provincial-level Finance Services shall receive price declaration dossiers of state enterprises producing and trading in goods or providing services under provincial management specified at Point 1.2, Clause 1, Section VII, Part B of this Circular.

5. Powers and responsibilities of organizations and individuals

5.1. Agencies receiving price declaration dossiers shall:

a/ When receiving price declaration dossiers, examine the reasonableness and legality of the dossiers; not approve goods and service prices declared by enterprises but only write the date of receipt and affix stamps of receipt according to administrative procedures.

b/ Use prices declared by enterprises only for the purposes of valorizing prices upon the occurrence of abnormal fluctuations in market prices and controlling the performance of financial obligations in accordance with law.

5.2. Price-declaring enterprises:

a/ Enterprises subject to price declaration shall declare the sale prices of their goods or services listed in Appendix 1c under the guidance in Appendix 5 to this Circular (not printed herein) to the agencies competent to receive price declaration dossiers.

b/ A price declaration dossier defined at Point 1.1, Clause 1, Section VII, Part B of this Circular shall be made in 4 sets, one to be kept at the enterprise and three others to be sent to the line ministry, the Price Management Department (the Ministry of Finance) and the provincial-level Finance Service.

A dossier of goods or service price declaration specified at Point 1.2, Clause 1, Section VII, Part B of this Circular shall be made in three sets, one to be kept at the price-declaring enterprise and two others to be sent to the provincial-level Finance Service and Industry and Trade Service. Provincial-level Finance Services shall sum up and send monthly reports on the declaration of goods and service prices in their localities to the Price Management Department (the Finance Ministry).

c/ Price-declaring enterprises shall sell goods and services at the declared prices, publicize price information and take responsibility before law for the accuracy of the declared prices.

C. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Finance Ministrys Circular No. 15/2004/TT-BTC of March 9, 2004, guiding the implementation of the Governments Decree No. 170/2003/ND-CP of December 25, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Price Ordinance, and all previous regulations contrary to this Circular.

2. Any difficulties and problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Xuan Ha

 

 

APPENDIX 1A
(To the Finance Ministry’s Circular No. 104/2008/TT-BTC of November 13, 2008)

LIST OF GOODS AND SERVICES SUBJECT TO PRICE VALORIZATION

1. Petrol, oil;

2. Cement;

3. Construction steel;

4. Liquefied gas;

5. Chemical fertilizer;

6. Plant protection drugs;

7. Veterinary drugs: foot-and-mouth disease vaccine; avian influenza vaccine; antibiotics Oxytetracycline, Ampiciline, Tylosin and Enrofloxacin in the forms of injectible dose, tablet or powder (generic names and trade names)

8. Salt produced by salt makers;

9. Milk;

10. Table sugar (white sugar and refined sugar);

11. Paddy, rice;

12. Preventive and curative medicines for human use, including medicines in the list of major curative medicines used in medical examination and treatment establishments prescribed by the Ministry of Health.

13. Fare for transporting passenger by rail, for hard-seat tickets.

14. Animal feed: maize, soybean and soybean oil cakes.

15. Other goods and services specified by provincial-level Peoples Committees.

APPENDIX 1B
(To the Finance Ministry’s Circular No. 104/2008/TT-BTC of November 13, 2008)

LIST OF GOODS AND SERVICES SUBJECT TO PRICE REGISTRATION

1. Petrol, oil;

2. Cement;

3. Construction steel:

4. Liquefied gas;

5. Clean water for industrial production, business and service activities;

6. Chemical fertilizers: urea fertilizers, DAP, NPK and phosphate fertilizers

7. Plant protection drugs (generic names and trade names):

+ Pesticides: Fenobucard (min 96%); Etofenrox (min 96%), Buprofezin (min 98%), Imidaclorpi (min 96). Fipronil (min 96%);

+ Fungicides and bactericides: Isoprothiolane (min 96%), Tricyclazole (min 95%), Kasyugamycine (min 70%);

+ Herbicides: Glyphosate (min 95%), Pretilachlor, Quynchlorac (min 99%);

8. Veterinary drugs: foot-and-mouth disease vaccine; avian influenza vaccine; antibiotics Oxytetracycline, Ampiciline, Tylosin and Enrofloxacin in the forms of injectible dose, tablet or powder (generic names and trade names). Oxytetracycline in the form of powder for mixing with animal feed.

9. Table salt registered by business enterprises;

10. Formula milk for children aged under 6;

11. Table sugar: white sugar and refined sugar;

12. Rice registered by traders;

13. Animal feed: maize, soybean and soybean oil cakes registered by animal feed production and trading enterprises.

14. Coal;

15. Paper: printing papers, newspaper papers and writing papers;

16. Fare for transporting passenger by rail, for hard-seat tickets;

17. Post and telecommunications as guided by the Ministry of Information and Communication in Circular No. 02/2007/TT-BTTTT of December 13, 2007.

18. Textbooks;

19. Air fares for domestic flights outside the list of those subject to fare bracket determination by the State.

20. Goods and services on the list of those subject to price registration (other than the above list) specified by provincial-level Peoples Committees.

APPENDIX 1C
(To the Finance Ministry’s Circular No. 104/2008/TT-BTC of November 13, 2008)

LIST OF GOODS AND SERVICES SUBJECT TO PRICE DECLARATION

1. Industrial explosives;

2. Seaport services according to the list in seaport service charge rate brackets promulgated by seaport service providers.

3. Services at airports and airfields according to the list in airport service charge rate brackets promulgated by directors of airports and airfields.

4. Air tickets on domestic flights on the list of those subject to price bracket determination by the State.

5. Automobile transport fares according to Joint Circular No. 86/TTLT-BTC/BGTVTof July 18, 2007, of the Ministry of Finance and the Ministry of Transport guiding passenger transport tickets (fare declaration and publicity and examination of the application of automobile transport fares)

6. Preventive and curative medicines for human use according to Joint Circular No. 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT of August 31, 2007, of the Ministry of Health, the Ministry of Finance and the Ministry of Industry and Trade guiding the state management of prices of preventive and curative medicines for human use.

8. Under 15 seat-cars, imported and locally made.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 104/2008/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất