Quyết định 984/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước 1997

thuộc tính Quyết định 984/TTg

Quyết định 984/TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước 1997
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:984/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:30/12/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 984/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 984/TTG NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Xà HỘI VÀ DỰ TOÁN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1997

 

Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ năm 1997 đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua, Thủ tướng Chính phủ quyết định một số chủ trương, biện pháp điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1997 trên một số lĩnh vực chủ yếu:

 

I. VỀ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN VỐN
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

 

Cần sửa đổi, bổ sung và ban hành một số cơ chế, chính sách mới nhằm phát huy tốt và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm lực về lao động, tiền vốn và tài nguyên phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, tập trung vào các vấn đề sau đây:

1. Kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi Pháp lệnh về lao động nghĩa vụ theo yêu cầu của tình hình mới, bảo đảm mọi công dân trong độ tuổi nghĩa vụ lao động (trừ các đối tượng được miễn) đều phải đóng góp một số ngày công nhất định trong năm để xây dựng, tu bổ các công trình cơ sở hạ tầng. Ban hành quy chế về chế độ lao động nghĩa vụ tương đương thời gian làm nghĩa vụ quân sự đối với nam thanh niên thuộc diện thi hành nghĩa vụ quân sự nhưng không được tuyển vào quân đội, chủ yếu để xây dựng một số công trình lớn về cơ sở hạ tầng. Những người thuộc diện huy động nếu không trực tiếp tham gia lao động nghĩa vụ thì phải đóng một khoản tiền tương ứng với tiền công theo giá thị trường tại địa phương. Chính phủ quy định cụ thể phương thức huy động, quản lý và sử dụng sức dân đóng góp bằng công lao động hoặc bằng tiền, bảo đảm công bằng, có hiệu quả, tránh tuỳ tiện, lãng phí. Có biện pháp huy động các nguồn lực khác để xây dựng các công trình công ích nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao... đồng thời, đa dạng hoá các nguồn đầu tư để phát triển các lĩnh vực này.

a) Ban hành chính sách khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục, y tế bán công và dân lập dưới nhiều hình thức, trong đó chú ý tới những điều kiện cần thiết cho sự thành lập và hoạt động của các cơ sở này, như chính sách cho thuê cơ sở vật chất (đất đai, trường lớp...), cho vay vốn, chế độ bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác đối với thầy giáo, thầy thuốc, công nhân viên làm việc trong các cơ sở này. Xây dựng quy chế về thành lập và hoạt động của các bệnh viện liên doanh và bệnh viện do nước ngoài đầu tư 100% vốn. Quy định cơ chế quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước đối với sự hoạt động của các cơ sở giáo dục, y tế bán công, dân lập, có vốn đầu tư nước ngoài.

Đổi mới cơ chế bảo đảm kinh phí đối với các trường công, bệnh viện công theo hướng: từng bước thực hiện việc trang trải kinh phí cho các cơ sở này, trước hết là các chi phí thường xuyên với mức lương thoả đáng cho thầy giáo, thầy thuốc, bằng học phí, viện phí được quy định chính thức và công bố rõ, đồng thời cấm chỉ các khoản thu ngoài chế độ. Đồng thời, quy định rõ chế độ và cách thức trợ giúp việc học tập, khám chữa bệnh đối với người nghèo, gia đình chính sách, bằng một phần tài trợ của ngân sách nhà nước và sự đóng góp làm việc nghĩa của các tổ chức và cá nhân. Đổi mới cơ chế bảo hiểm y tế. Chính phủ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc và hướng dẫn chính quyền địa phương áp dụng cơ chế mới trong một phạm vi thích hợp; thông qua thực tiễn, rút kinh nghiệm kịp thời để hoàn chỉnh cơ chế mới và áp dụng rộng rãi.

b) Các ngành văn hoá, thể dục thể thao chủ động nghiên cứu các hình thức xã hội hoá có thể áp dụng trong các loại hình hoạt động của ngành và tăng cường các hoạt động sự nghiệp có thu để bù đắp một phần kinh phí.

Riêng trong lĩnh vực thể dục thể thao, phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng tham gia phát triển ngành, khuyến khích thành lập các câu lạc bộ theo từng môn thể thao với kinh phí hoạt động do các thành viên tham gia tự nguyện đóng góp và Nhà nước trợ giúp một phần. Đồng thời, hết sức tranh thủ sự tài trợ hoặc đỡ đầu lâu dài của các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh lớn ở trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Bổ sung cụ thể chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đi đôi với giải quyết các vướng mắc trong việc thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nhằm khai thác tiềm năng đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế, hướng mạnh vào những lĩnh vực, những vùng cần ưu tiên và sản xuất hàng xuất khẩu. Có quy chế phối hợp giữa các cơ quan, các tổ chức kinh tế nhà nước với các hiệp hội ngành nghề để hướng dẫn, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp, trước hết là về thông tin kinh tế và tiếp thị, về vốn, về ứng dụng công nghệ mới.

Ban hành quy chế BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) và các hình thức tương tự áp dụng đối với đầu tư trong nước; thực hiện cơ chế dùng tiền thuê đất để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

Tiếp tục phát hành trái phiếu công trình đối với một số dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, tập trung trước hết cho sản xuất điện, xi măng và xây dựng công trình giao thông.

4. Triển khai thực hiện Nghị định 59/CP của Chính phủ về quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước; trong quá trình thực hiện, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những quy định chưa thật sát hợp với tình hình thực tế. Chú trọng kiểm soát việc thực hiện các quy định về hạch toán chi phí sản xuất, về phân phối lợi nhuận sau thuế, nhằm chống lãnh phí, tham ô và tăng tích luỹ, đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.

Đánh giá lại đầy đủ giá trị tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nước, kể cả giá trị quyền sử dụng đất giao cho doanh nghiệp; cho phép thực hiện khấu hao nhanh để trả nợ vốn vay đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ. Có biện pháp giải quyết vốn cho những doanh nghiệp có khả năng phát triển, đưa lại hiệu quả cao.

Giải quyết các vướng mắc để xúc tiến mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã được lựa chọn và chuẩn bị cho bước tiếp theo. Đẩy mạnh việc sắp xếp lại những doanh nghiệp đã thực hiện những biện pháp chấn chỉnh nhưng vẫn thua lỗ kéo dài; lựa chọn làm thí điểm việc bán đấu giá một số doanh nghiệp nhỏ, không thuộc lĩnh vực thiết yếu.

5. Phát triển nhiều hình thức thu hút vốn trung hạn, dài hạn và dùng một phần vốn tín dụng ngắn hạn trong giới hạn cho phép để cho vay trung và dài hạn. Nhà nước áp dụng chính sách bù một phần lãi suất huy động của ngân hàng để tăng nguồn vốn tín dụng đầu tư. Mở rộng phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, tín phiếu ngân hàng và các hình thức bảo hiểm.

Điều hành lãi suất phù hợp với chỉ số lạm pháp, giảm dần chênh lệch lãi suất cho vay giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ. Cải tiến quy chế dự trữ bắt buộc; xây dựng quỹ bảo hiểm tiền gửi, đưa bảo hiểm tín dụng vào nội dung hoạt động của các Công ty bảo hiểm nhà nước.

Tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá hợp lý, theo quan hệ cung cầu nhằm khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập khẩu. Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu bằng hình thức vay trả chậm; từng bước cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Rà soát các chế độ quản lý ngoại hối; xác định rõ phạm vi không dùng ngoại tệ để thanh toán và cho vay ở trong nước. Xây dựng tổ chức và quy chế quản lý mọi khoản vay nợ nước ngoài.

Ngân hàng nhà nước thực thi các biện pháp lành mạnh hoá hoạt động tín dụng, tích cực thu hồi nợ đến hạn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, thanh tra và xử lý những trường hợp cán bộ ngân hàng vi phạm quy chế tín dụng để mưu lợi riêng.

6. Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư của Nhà nước; đối với các dự án đầu tư thuộc điện ưu tiên, ngoài hình thức cho vay ưu đãi để thực hiện dự án (ưu đãi trước), cần áp dụng thí điểm hình thức tài trợ trên cơ sở xem xét hiệu quả thực tế sau khi dự án đã được thực hiện bằng các nguồn vốn khác (ưu đãi sau), nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Đối với những công trình hạ tầng vay vốn nước ngoài, có khả năng thu hồi vốn, lâu nay dùng vốn ngân sách để làm vốn đối ứng, nay chuyển sang vay tín dụng nhà nước và dùng nguồn thu phí để trả nợ.

7. Soát xét và bổ sung các dự án gọi vốn ODA, FDI phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành, các vùng theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng mạnh về xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước và của nền kinh tế. Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều phối nguồn vốn ODA, triển khai thực hiện Luật đầu tư nước ngoài mới được sửa đổi, khắc phục các trở lực chủ quan và khách quan để tăng nhanh mức giải ngân vốn ODA đã được cam kết, nâng cao tỷ lệ thực hiện vốn FDI.

8. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của mỗi bộ, ngành, chính quyền địa phương phải phản ảnh đầy đủ các nguồn vốn do Nhà nước chi phối và kiểm soát, bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tự đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (bằng nguồn khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế, trái phiếu công trình, cổ phiếu huy động) và vốn của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài dưới các hình thức. Thủ trưởng các ngành, các cấp chính quyền có trách nhiệm quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của ngân sách và tín dụng nhà nước; kiểm soát và giúp đỡ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và công ty nước ngoài; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế khác.

9. Việc ghi kế hoạch và cấp phát, thanh toán vốn cho các công trình được Nhà nước đầu tư thực hiện theo các nguyên tắc và điều kiện đã đề ra trong Nghị định 42/CP với một số quy định cụ thể được bổ sung thêm như sau:

a) Đối với công trình nhóm C, các Bộ, ngành Trung ương, các uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg (gọi tắt là Tổng công ty 91) phải đăng ký đúng hạn và chỉ đăng ký một lần vào quý I/1997. Nếu không đăng ký kế hoạch theo quy định sẽ không được thông báo kế hoạch vốn. Việc Bố trí vốn nhóm C phải bảo đảm dành trên 60% cho các công trình và hạng mục hoàn thành trong năm.

b) Những công trình nhóm A, B đã được ghi vào kế hoạch thì phải được thông báo kế hoạch vốn đầu tư đầu năm và cấp tạm ứng vốn theo chế độ ngay từ tháng 1 năm 1997.

c) Trên cơ sở tiến độ thi công đã duyệt của các công trình được cấp vốn ngân sách, cơ quan tài chính cải tiến thủ tục và quy trình bảo đảm việc cấp phát, thành toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phù hợp với tiến độ thi công, không để nợ đọng kéo dài về thanh toán khối lượng vốn đầu tư đã thực hiện của những công trình được ghi kế hoạch trong năm 1997.

d) Yêu cầu điều hoà, bổ sung và thay đổi cơ cấu vốn đầu tư chỉ được xem xét giải quyết hai đợt vào tháng 6 và tháng 10 năm 1997.

10. Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 53/TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình quốc gia. Xúc tiến việc thẩm định về phê duyệt những chương trình quốc gia chưa làm đủ thủ tục theo Quyết định 531/TTg. Trong việc triển khai thực hiện các chương trình đã được xét duyệt, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động bố trí lồng ghép các chương trình quốc gia trên địa bàn của mình, trên nguyên tắc bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhất các mục tiêu của từng chương trình. Phần vốn xây dựng cơ bản (kể cả vốn sự nghiệp mang tính chất xây dựng cơ bản) của các chương trình phải được quản lý theo Điều lệ Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP.

 

II. VỀ ĐIỀU HÀNH NGÂN SÁCH

 

1. Triển khai thực hiện đồng hồ các biện pháp quản lý thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ theo pháp luật, phấn đấu đạt và vượt dự toán thu ngân sách đã được Quốc hội thông qua:

a) Các bộ, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh; từ đó mà bồi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước.

b) Cơ quan thuế, hải quan cải tiến phương pháp quản lý thu và nâng cao hiệu lực bộ máy thu thuế, thu phí và lệ phí; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, nhất là trong những khu vực còn thất thu và còn tiềm năng thu như xuất nhập khẩu, kinh tế ngoài quốc doanh, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà, đất; xử lý các khoản thu tồn đọng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; công khai hoá mức thuế từng hộ sản xuất, kinh doanh, nâng cao tính tự giác nộp thuế của các đơn vị.

c) Thưởng vượt kế hoạch thu thuế xuất, nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cho các địa phương nỗ lực chống thất thu, chống buôn lậu:

- Đối với hàng xuất, nhập khẩu qua biên giới đất liền, địa phương được hưởng 100% số thu vượt kế hoạch thuế xuất, nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt được Nhà nước giao.

- Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng sản xuất nội địa và thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, địa phương được trích thưởng một phần số thu vượt kế hoạch được giao.

- Số thưởng vượt thu trên đây chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng.

2. Chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm, có hiệu quả. Nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi tương ứng; không bố trí các khoản chi khi chưa có nguồn thu; việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chế độ mới làm tăng chi trong năm chỉ thực hiện khi có nguồn bảo đảm chắc chắn.

Cơ quan tài chính bảo đảm cấp phát kinh phí đều trong năm theo kế hoạch và theo tiến độ thực hiện công việc (kể cả việc cấp phát bổ sung cho ngân sách cấp dưới theo kế hoạch). Trường hợp thu chưa kịp yêu cầu chi, Bộ Tài chính tạm ứng vốn của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm tiến độ chi theo kế hoạch của các Bộ, ngành, địa phương và phải hoàn trả trong năm. Những khoản chi đã ghi trong dự toán và có nguồn thu đảm bảo, phải thực hiện kịp thời, không được tuỳ tiện cắt giảm.

3. Khuyến khích các địa phương tạo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ các nguồn:

a) Thu về cấp quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, kể cả tiền thuê đất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (trừ tiền cho thuê đất từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí), các địa phương được sử dụng 100% để đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng.

b) Tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, các địa phương được sử dụng 100% để đầu tư phát triển quỹ nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư.

c) Thu xổ số kiến thiết: các tỉnh thu không quá 20 tỷ đồng được sử dụng 100%; các tỉnh có số thu trên 20 tỷ đồng, được sử dụng thêm 50% số thu cao hơn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi như bệnh viện, trường học...

d) Thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, các địa phương được sử dụng 50% (riêng các tỉnh miền núi được sử dụng 100%) để đầu tư cho nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

đ) Thuế tài nguyên rừng, kể cả tiền bán cây đứng (nếu có), được sử dụng để đầu tư cho bảo vệ, trồng rừng và xây dựng kết cấu hạ tầng.

4. Các khoản thu phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu phạt và tịch thu hàng buôn lậu, được đưa 100% vào ngân sách địa phương; địa phương được sử dụng 70% để chi cho các lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn (bao gồm cả lực lượng công an, giao thông vận tải, hải quan, quản lý thị trường...). Nhu cầu chi của các bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ trên được đáp ứng theo dự toán được duyệt trong kinh phí thường xuyên của cơ quan.

5. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chủ trương tiết kiệm chi ngân sách theo các biện pháp sau đây:

a) Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và đặc thù của các đơn vị hành chính, sự nghiệp; trình Chính phủ ban hành tiêu chuẩn sử dụng xe ô-tô con đối với từng cấp.

b) Hạn chế chi xây dựng mới trụ sở, mua sắm xe ô-tô con ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp phát. Các cơ quan cần sắp xếp bố trí sử dụng hợp lý trụ sở làm việc và phương tiện hiện có để phục vụ công tác. Trong trường hợp thật cần thiết phải chi, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải quyết việc xây dựng trụ sở, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết việc mua xe ô-tô con, trên cơ sở kiểm tra xem xét chặt chẽ nhu cầu và nguồn kinh phí xây dựng, mua sắm; hàng quý, hai Bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc giải quyết các trường hợp này. Việc chi xây dựng trụ sở và mua sắm xe ô-tô con phải theo đúng chế độ quản lý tài chính và trong dự toán ngân sách được giao.

c) Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ cần kiểm tra việc thực hiện biên chế, quỹ lương của các Bộ, ngành, địa phương và có biện pháp xử lý các trường hợp tăng biên chế, quỹ lương sai chế độ làm tăng chi ngân sách.

d) Các cơ quan sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước phải có chương trình cụ thể, thiết thực để triển khai chủ trương tiết kiệm, chống lãnh phí; triệt để tiết kiệm các khoản chi hội nghị, khánh tiết. Bộ Tài chính kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình chi tiêu cho hội nghị, khánh tiết của các cơ quan sử dụng tiền của ngân sách.

 

III. VỀ CƠ CHẾ KẾ HOẠCH HOÁ

 

Để bảo đảm quyền chủ động bố trí kế hoạch và nâng cao trách nhiêm chỉ đạo, điều hành thực hiện của các ngành, các địa phương, Chính phủ phân bổ một số ít chỉ tiêu cần thiết cho việc giữ vững các vùng, các ngành, các lĩnh vực; đồng thời tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế hoạch. Về các đơn vị được giao kế hoạch nhà nước, năm 1997 có thêm các tổng công ty nhà nước được thành lập theo Quyết định số 91/TTg.

 

A. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC DO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAO

1. Giao cho các bộ, cơ quan Trung ương:

a) Đầu tư xây dựng cơ bản:

- Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, trong đó vốn thực hiện dự án;

- Cơ cấu vốn thực hiện dự án theo một số ngành, lĩnh vực quan trọng;

- Danh mục và vốn đầu tư (trong đó: xây lắp, thiết bị) các công trình, dự án thuộc nhóm A (bao gồm cả các dự án ODA có mức vốn tương đương với các dự án nhóm A dùng vốn trong nước).

b) Tài chính:

- Giao cho các bộ, cơ quan Trung ương: Tổng mức chi ngân sách và chi tiết các khoản chi; trong đó chi cho các chương trình quốc gia;

- Giao cho Bộ Tài chính: Tổng mức thu ngân sách nhà nước;

- Giao cho Tổng cục Hải quan: Tổng mức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (kể cả thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu, không kể các khoản phụ thu, phí, lệ phí).

c) Xuất nhập khẩu (giao cho Bộ Thương mại): Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

d) Dự trữ quốc gia:

- Giao cho Cục Dự trữ Quốc gia: Dự trữ thóc, gạo, vật tư, thiết bị chủ yếu;

- Giao cho Quốc phòng, an ninh và một số ngành: Dự trữ hàng chuyên dùng.

2. Giao cho các Tổng công ty 91:

a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:

- Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, trong đó vốn thực hiện dự án;

- Danh mục và vốn đầu tư (trong đó: Xây lắp, thiết bị) các công trình, dự án thuộc nhóm A.

b) Tổng mức chi được ngân sách nhà nước cấp.

3. Giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tài chính:

- Tổng số thu ngân sách trên địa bàn; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nội địa; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu, trong đó hàng qua biên giới đất liền;

- Tổng số chi ngân sách địa phương; trong đó chi xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn tập trung, chi đầu tư từ các nguồn để lại địa phương;

- Tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh (%);

- Bổ sung từ ngân sách Trung ương (nếu có).

b) Đầu tư xây dựng cơ bản:

- Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, trong đó vốn thực hiện dự án;

- Cơ cấu vốn thực hiện dự án theo một số ngành, lĩnh vực quan trọng;

- Danh mục và vốn đầu tư các công trình, dự án thuộc nhóm A.

 

B. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ UỶ QUYỀN:

1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 1997 đã được Quốc hội và Chính phủ quyết định, giao cho các bộ, ngành, địa phương các chỉ tiêu hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu Chính phủ giao, tạo điều kiện cho các Bộ, địa phương và các đơn vị triển khai thực hiện đúng phương hướng, mục tiêu của kế hoạch nhà nước.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao danh mục và vốn đầu tư (trong đó: xây lắp, thiết bị) các dự án thuộc nhóm B, vốn cho công tác quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn bị thực hiện dự án; thông báo danh mục những công trình nhóm A, B của Trung ương trên địa bàn, vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch (sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng mức vốn tín dụng, đối tượng và lãi suất cho vay).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhiêm vụ sản xuất, kinh doanh của sản phẩm chủ yếu đối với từng tổng công ty 91 (điện thương phẩm, than, dầu thô, khí đốt, thép, phân đạm, xi-măng, giấy, đường, cà phê, lưu thông lương thực...); thông báo vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch. 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính được uỷ quyền giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho các cơ quan Trung ương ngoài danh mục các bộ, cơ quan do Thủ tướng Chính phủ giao; đồng thời, hướng dẫn các bộ, địa phương, tổng công ty 91 các chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ giao; thông báo chi ngân sách nhà nước trên địa bàn cho các địa phương để phối kiểm tra, giám sát thực hiện.

 

C. VỀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH

1. Trên cơ sở những chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, các bộ, các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cụ thể hoá và hướng dẫn những vấn đề thuộc Bộ, ngành và địa phương phụ trách để thực hiện thống nhất trong cả nước.

2. Theo quy chế điều hành của Chính phủ, các bộ, địa phương, tổng công ty 91 phải báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện kế hoạch trên một số lĩnh vực chủ yếu về sản xuất, xây dựng cơ bản, thu - chi ngân sách, tiền tệ, xuất nhập khẩu, lưu thông vật tư hàng hoá, lạm phát... gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Tổng cục Thống kê chậm nhất trước ngày 25 hàng tháng.

3. Thực hiện chế độ giao ban hàng tháng giữa một số cơ quan, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, về tình hình thực hiện kế hoạch, để kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------
No. 984-TTg
Ha Noi ,December 30 ,1996
 
DECISION
ON A NUMBER OF UNDERTAKINGS AND MEASURES FOR CONDUCTING THE 1997 PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND DRAFT STATE BUDGET
With a view to well implementing the tasks for 1997 approved by the 10th session of the IXth National Assembly, the Prime Minister hereby decides a number of undertakings and measures directing the implementation of the 1997 plan for socio-economic development and draft State Budget in a number of key areas:
I. IN MOBILIZING, UTILIZING AND MANAGING CAPITAL RESOURCES FOR DEVELOPMENT INVESTMENT
It is necessary to modify, supplement and adopt a number of new mechanisms and policies in order to develop effectively and use efficiently all potentials in labor, capital and resources in service of socio-economic development, focusing on the following issues:
1. To recommend to the Standing Committee of the National Assembly to amend the Ordinance on Labor Obligation in response to the requirements of the new situation, ensuring that all citizens within the age of labor duty (except for those exempted from it) will contribute a certain number of days a year to the building and repair of infrastructure projects. To issue a regulation on the labor duty period equivalent to the period of military service duty for young men who are within the age of military service but who are not drafted into the army, chiefly for them to contribute to the construction of a number of major projects in infrastructure. Those who are under the labor duty but who do not discharge it directly shall be required to pay an amount of money equivalent to the market cost of labor in their localities. The Government shall elaborate detailed provisions on the mode of mobilization, management and utilization of popular labor in terms of actual labor or money so as to ensure equity and efficiency and avoid carelessness and waste. To take measures to mobilize other resources to build public works in order to meet the needs of socio-economic development of the country.
2. To go for stepped-up engagement of communities in the fields of education, health, culture, sports, etc., and, at the same time, to diversify the investment resources to develop the following fields:
a) To issue policies encouraging the development in many forms of semi-public and people-founded establishments in education and health, in which attention is to be paid to the necessary conditions for the emergence and operation of these establishments, such as policies for leasing material bases (land, school places, etc.), lending capital, social insurance and other benefits for teachers, physicians and workers in these establishments. To draft the regulations for the foundation and operation of the joint-venture hospitals and hospitals with 100% foreign investment. To make regulations on the mechanisms for management and control by State agencies over the operation of semi-public, people-founded and foreign-invested units in education and health.
To renew the mechanism for ensuring budget provision for the public schools and hospitals along the line of step by step meeting their financial requirements, first of all the requirements of regular spending which includes a satisfactory salary for teachers and physicians, through incomes from tuition and hospital fees officially set and openly publicized and, at the same time, to impose a thorough ban on all revenues outside the provision of the regulations. At the same time, to set clear regimes and modes for the provision of assistance in education and medical treatment for the poor and families of policy entitlement through contributions from the State Budget and donations from organizations and individual citizens. To renew the mechanism of health insurance. The Government shall regulate issues of principle nature and guide local administrations in applying the new mechanisms within appropriate scopes; and through practical applications to draw experience for prompt perfection of the new mechanism and its wider application.
b) The cultural, sports and physical culture branches should take the initiative to study various forms of socialization applicable to various types of activity and increase their income-generating activities so as to cover part of their operation costs.
In the field of sports and physical culture in particular, to launch a strong popular movement to develop this branch, encouraging the formation of clubs for each sport which are to operate on voluntary financial contributions from the members and some assistance from the State. At the same time, to make full use of the financial assistance or long-term sponsorship by large domestic manufacturers and businesses as well as foreign investors in Vietnam.
3. To make specific supplements to policies encouraging domestic investment along with settling problems related to the formation and operation of businesses of all forms so as to tap the development investment potentials of all economic sectors, orienting them strongly to domains and areas of high priority and export production. To put forth regulations for coordination between State agencies and economic organizations and professional leagues and associations in guiding and assisting households and businesses, first of all in the fields of economic information and marketing, capital and application of new technologies.
To issue a regulation on BOT (Build-Operate-Transfer) and other similar forms for domestic investment; to effect the mechanism of using land rents for building infrastructure projects on the basis of re-allocation of land and simplification of administrative procedures for licensing the land-use right or renting land.
To continue issuing project bonds for a number of investment projects with capital retrievability, focusing first of all on the production of electricity and cement and the building of transport projects.
4. To implement Decree No.59-CP of October 3, 1996 of the Government on the Regulation on financial management and business accounting for State enterprises; in the course of this implementation, to modify and supplement promptly the provisions which do not entirely fit in with the practical situation. To pay attention to supervising the implementation of the provisions on cost accounting and the distribution of after-tax profits with a view to averting waste and corruption and increasing accumulation and development investment by State enterprises.
Fully to re-evaluate the value of fixed assets in the State enterprises, including the value of the land-use right over the land plots allocated to them; to allow them to apply fast-track capital depreciation to pay back the borrowed capital they have invested in renewing their technologies and equipment. To take measures to solve the problems of capital for enterprises which have the capability for high and efficient development.
To solve problems to accelerate the pace of equitization of State enterprises which have been selected and prepare for the next steps.
To step up the re-organization of enterprises which have been streamlined but which continue to make losses; to select for trial auction a number of small enterprises not in the essential areas.
5. To develop various forms for attracting medium- and long-term capital and use part of the short-term credit to an acceptable extent for medium- and long-term lending. The State shall subsidize partly the interest rate borne by the banks in their mobilization to increase their credit for investment. To broaden the issuance of Treasury bill, Government, project and bank bonds and the forms of insurance.
To regulate the interest rate in accordance with the inflation rate, gradually reducing the difference of lending interest rates for rural and urban areas and of transactions in Vietnamese and foreign currencies. To improve the mechanism of mandatory reserve; to form an insurance fund for money deposits, and integrate credit insurance into the operations of the State insurance companies.
To continue applying the policy of regulating interest rates properly in the light of demand and supply so as to encourage exports and control imports. To restrain and closely control imports on deferred payment; step by step to improve the balance of trade and international payment. To revise the regimes of managing foreign exchanges; clearly to determine the scope of payments not to be made in foreign exchanges and domestic lending. To build organizations and regulations for the management of all foreign loans and debts.
The State Bank shall take measures to make healthy the credit operations and actively to recover all due debts, reduce the percentage of overdue debts, inspect and handle all cases of banking personnel violating credit regulations for personal profits.
6. To increase the efficiency of investment credits of the State; for the investment projects of priority, apart from lending on preferential terms for project implementation (first priority), there should be pilot cases of financing on the basis of practical results after the projects have been implemented with financing from other sources (secondary priority) in order to ensure the efficiency of the investment.
With regard to infrastructure projects which are implemented on foreign loans and capable of capital recovery and which have been using budget capital as their counterpart capital, they shall now be shifted to taking State credit and pay it back with their collected fees.
7. To revise and make additions to the list of projects calling for ODA and FDI investment in line with the development plans of each branch and region within the strategy of industrialization and modernization and strong export orientation, increasing the competitiveness of domestic products and the economy as a whole. To perfect the mechanism for management and allocation of ODA capital, effect the newly-amended Law on Foreign Investment, overcome subjective and objective obstacles to the disbursement of pledged ODA capital, and increase the disbursement rate of FDI capital.
8. The plan for investment in capital construction of each Ministry, branch and local administration must reflect fully the capital sources allocated and controlled by the State, which include budget capital and investment credit allocated by the State, the self-invested capital of the State enterprises (from the capital depreciation fund, after-tax profit, project bonds and public shares) and the capital of the FDI projects of all forms. The heads of the branches and administration levels are responsible for strictly managing and economically and efficiently using the investment capital from the State budget and State credits; controlling and assisting State enterprises and foreign companies in their development investment; and guiding and creating favorable conditions for development investment by all other economic sectors.
9. The recording of the plan for capital and the provision and clearance of capital for State-invested projects shall be implemented on the principles and conditions specified in Decree No.42-CP, with some of its provisions now supplemented as follows:
a) With regard to projects in Group C, the Ministries and branches at the central level, the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, the corporations established under Decision No.91-TTg (hereafter referred to as Corporations 91) shall register them in time and only once in the first quarter of 1997. If they do not register their plans as required, they shall not be informed of the plan for capital. The allocation of capital by enterprises in Group C must ensure that over 60% of the capital be allocated to the projects and project items to be completed within the year.
b) The projects of Groups A and B which have been entered into plans shall be informed of the plan for investment capital from the beginning of the year and provisionally allocated their assigned capital right in January 1997.
c) Proportionally to the progress of the construction as approved of the projects allocated with budget capital, the financial agencies shall improve their procedures and formalities with a view to ensuring the provision and clearance of capital for capital construction in line with the pace of construction and avoiding prolonged delays in the clearance of investment capital already allotted to projects included in the plan for 1997.
d) All requests for rearrangement, supplement and changes to the structure of investment capital shall only be considered for solution on two occasions, in June and October 1997.
10. To organize well the implementation of Decision No.531-TTg of the Prime Minister on the management of national programs. To start evaluating and approving those national programs which have not been processed through procedures specified in Decision No.531-TTg. In the implementation of the approved programs, the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall take the initiative to integrate the national programs in their localities on the principle that they will carry out with the highest effectiveness the goals of each program. The capital for capital construction (including the State-assigned capital of capital construction nature) of the programs must be managed in accordance with the Regulation for Investment and Construction Management issued in conjunction with Decree No.42-CP.
II. ON BUDGET MANAGEMENT
1. To carry out synchronously measures for management of revenues with a view to ensuring right and full collection of revenue as provided by law, and strive to fulfill and over-fulfill the projected targets of budget revenue approved by the National Assembly:
a) The Ministries and localities shall concentrate on solving problems for enterprises so as to help them boost production and product sales and increase their business efficiency; and on that basis, to increase revenues of the State Budget.
b) The tax and customs agencies shall improve their managerial methods for revenue and increase the power of the agencies tasked to collect taxes, fees and dues; to closely coordinate with the local administrations in strengthening inspection work against revenue losses, especially in areas where such losses are existing and which have potentials for increased revenue such as import-export, non-State economic units, foreign-invested enterprises and real estate; to handle all uncollected revenues in line with the directive of the Prime Minister; to publicize the tax rate levied on each production and business household and promote the voluntariness in tax payment by units.
c) The bonuses for localities for over-fulfilling plans for collection of import and export and special consumption taxes and their efforts to fight against tax evasion and illicit trade:
- For the imports and exports across land border, the localities shall be entitled to 100% of the taxes collected in excess of their State-assigned plans for import, export and special consumption taxes.
- For special consumption taxes collected on domestic goods and for import, export and special consumption taxes collected on goods imported through sea and air routes, the localities shall be entitled to a percentage of the amount in excess of their assigned tax collection plans.
- The above-mentioned bonuses shall be used only for investment in the construction of infrastructure projects.
2. Budget expenditures must be made economically and efficiently. If the localities fail to collect revenues as planned, they shall have to cut their expenditures correspondingly; no expenditures shall be allocated when no revenues are made; and all amendments and supplements or new policies which entail increased expenditures within the year shall be made only when revenues are ensured.
The financial agency shall ensure the regular provision of the year’s budget as planned and proportionally with the work progress (including the provision of additional budgets for the lower levels as planned). In case the flow of revenues fails to meet in time expenditure requirements, the Ministry of Finance shall advance allocations from the capital of the State Bank to ensure the planned pace of expenditures of the Ministries, branches and localities and shall repay the allocations within the year. The allocations which are already specified in the expenditure plan and ensured with revenues must be made in a timely manner and not be cut without authorization.
3. To encourage the localities to procure their own capital for investment in infrastructure from the following sources:
a) Revenues from the licensing of the land-use right and land rents, including land rents made by foreign-invested enterprises (except for land rents collected from oil prospecting and extraction operations) shall be used wholly by localities for infrastructure construction.
b) Revenues made from selling housing owned by the State shall be used wholly by localities for investment in their housing development funds and construction of infrastructure projects for their residential areas.
c) Revenue from construction lottery: provinces which make no more than 20 billion VND are allowed to use it wholly; those which make more than 20 billion VND shall also be allowed to use an additional 50% of the amount in excess to invest in the construction of public welfare works such as hospitals and schools.
d) Taxes on use of rice-paddy land shall be used at 50% by localities (100% by the provinces in mountain areas) to invest in agriculture and restructuring the rural economy.
e) Taxes on forest resources, including revenues from sales of planted trees (if any), shall be used to invest in forest planting and protection and infrastructure construction.
4. Revenues from fines against violations of traffic rules, and fines and confiscation of goods from illicit trade shall be included wholly into the budgets of the localities; the localities are allowed to spend 70% of this amount on expenditures for the personnel operating in their areas (including the police, transport and communication, customs and market management services). The expenditure to be made by the Ministries and agencies at the central level to undertake their assigned functions shall be included in their regular budget allocations.
5. To carry out seriously and efficiently the policy of economical budget expenditures with the following measures:
a) The Ministry of Finance shall coordinate with the concerned agencies to study and issue norms, criteria and standards for expenditure in accordance with the capacity of the State Budget and the specialized characters of each administrative and public service unit; to submit to the Government for approval the criteria for use of government-issued cars by each level.
b) To restrain State-budget spending on construction of new office buildings and purchase of government-issued cars by administrative and public service agencies and agencies of the Party and people�s organizations. All agencies are to make proper use of their assigned office space and facilities for their work. In case such an expenditure is urgently needed, the Prime Minister shall authorize the Minister of Planning and Investment to issue the authorization for the building of new office space, and the Minister of Finance to issue the authorization of the purchase of new cars, after strictly examining the needs and the financial resources for such construction and purchase; every quarter, these two Ministers shall have to report to the Prime Minister the results of their handling of these expenditures. The expenditures on the building of office space and the purchase of government-issued cars must comply with the regime for financial management and be included in the assigned budget plans.
c) The Government Commission for Organization and Personnel must review the payrolls and salary funds of the Ministries, branches and localities and take measures to handle the cases of inflated payrolls and improper salary funds which result in increased budget expenditure.
d) The agencies which are drawing their fund from the State Budget have to adopt concrete practical programs to effect policies for economical practices against waste; to be strictly economical in spending on conferences and festivities. The Ministry of Finance shall monitor and report to the Prime Minister the situation of expenditures on conferences and festivities of the agencies which are funded by the State Budget.
III. PLANNING MECHANISM
In order to ensure the initiative of the branches and localities in planning and raise their responsibility in directing and materializing their plans, the Government shall make a number of allocations needed for maintaining the key balances of the economy and ensure a harmonious development among different localities, branches and domains; and at the same time step up its monitor and control of the implementation of the plans. Of the units which are assigned with plans by the State, there will be in 1997 a number of additional State-owned corporations set up by Decision No.91-TTg.
A. STATE-PLANNED NORMS ASSIGNED BY THE PRIME MINISTER:
1. To Ministries and agencies at central level:
a) Investment in capital construction:
- The total investment funding for concentrated capital construction, including the capital for project implementation;
- The structure of capital for project implementation in a number of important branches and areas;
- The list of investment projects and the capital for them (including for construction and equipment) for projects and plans for Group A (which includes ODA projects with capital equivalent to that of domestically-financed projects in Group A).
b) Finance:
- To assign to Ministries and agencies at central level: The total budget expenditure and detailed expenditure items; including expenditures for national programs;
- To assign to the Ministry of Finance: The total revenues to the State Budget;
- To assign the General Department of Customs: The total revenues from export taxes and import taxes (including the taxes on special consumption levied on imports and not including additional collections, fees and dues).
c) Import and export (to be assigned to the Ministry of Trade): The total value of imports and exports.
d) National reserve:
- To assign to the National Department of Reserve: The duty of making the necessary reserve in rice paddy, rice, materials and essential equipment;
- To assign to the National Defense and Security Services and number of other branches: The duty to maintain a reserve of special supplies.
2. To assign the Corporations 91:
a) Investment in capital construction:
- The total investment in concentrated capital construction, including the capital for project implementation;
- The list of investment projects and the capital for them (including installation and equipment) for projects and plans of Group A.
b) The total expenditures to be covered by the State Budget.
3. To assign to the provinces and cities directly under the Central Government:
a) Finance:
- The total budget revenues in the locality; the special consumption tax on domestic goods; the import-export taxes and special consumption tax on imports through the land border;
- The total budget expenditure of the locality; which include expenditures on capital construction from the concentrated funding resources and investment expenditures from resources assigned to the locality;
- The percentages in the allocation of budget revenues for the central and local budgets (%);
- Additional allocations from the central budget (if any).
b) Investment in capital construction:
- The total investment for concentrated capital construction, including the capital for project implementation;
- The structure of the capital for project implementation for a number of important branches and areas;
- The list of investment projects of Group A and the capital for them.
B. THE PRIME MINISTER MANDATES:
1. The Minister of Planning and Investment: On the basis of the plans and tasks of socio-economic development in 1997 which has been approved and assigned by the National Assembly and the Government, to assign to the Ministries, branches and localities the norms for concretizing the Government-assigned targets, and create conditions for the Ministries, localities and units to implement in compliance with the orientations and targets of the State plan.
In investment in capital construction, the Prime Minister mandates the Minister of Planning and Investment to assign the list of investment projects (including installation and equipment) of Group B and the capital to implement them, the capital for planning work, preparation of investment and for project implementation; to announce the lists of projects of Groups A and B of the central level in the locality, and the planned investment credit (after the Prime Minister has decided the total credit investment, the related subjects and the lending interest rates).
The Ministry of Planning and Investment shall provide guidance for the realization of the production and business of the main products of each Corporation 91 (commercial electricity, coal, crude oil, natural gas, steel, urea, cement, paper, sugar, coffee, food circulation, etc.); to announce the planned investment credits.
2. The Minister of Finance is mandated to assign plans for budget revenues and expenditures for the central-level agencies which are not included in the list of Ministries and agencies to be assigned directly by the Prime Minister; and the same time, to guide the Ministries, localities and Corporations 91 in the norms for budget revenues and expenditures with a view to ensuring the implementation of the State Budget already approved by the National Assembly and assigned by the Prime Minister; to announce the expenditures from the State Budget to be made in the localities for coordination in monitoring and controlling their implementation.
C. ON THE IMPLEMENTATION AND CONDUCT OF THE PLANS:
1. On the basis of the decisions and measures for conducting the implementation of the socio-economic development plan and the State Budget plan approved by the Prime Minister, the Ministries, branches, provinces and cities directly under the Government shall concretize and guide the implementation of the plans on issues within the jurisdiction of the Ministries, branches and localities so as to ensure a uniform implementation throughout the country.
2. In line with the managing procedure of the Government, the Ministries, localities and Corporations 91 shall make monthly reports on the progress of their implementation of the plans in a number of key areas such as production, capital construction, budget revenues-expenditures, money, import and export, materials and goods circulation, inflation, etc., and send them to the Office of the Government, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the General Statistical Office on the 25th of each month at the latest.
3. To effect the regime of monthly meetings among a number of offices, which shall be chaired by the Minister of Planning and Investment, to review the implementation of the plans so as to propose timely measures to solve newly-emerging problems, thus ensuring the successful implementation of the socio-economic development tasks set in the Resolution of the National Assembly.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 984/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất