Quyết định 87/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định

thuộc tính Quyết định 87/2008/QĐ-TTg

Quyết định 87/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:87/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:03/07/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 87/2008/QĐ-TTg NGÀY 03 THÁNG 07 NĂM 2008   

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN  KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tại tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2008; ý kiến của các Bộ, ngành liên quan về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Huy động cao nhất các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

2. Phát triển tỉnh Nam Định tương xứng với vị trí, vai trò đối với Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng chung của Vùng.

3. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

4. Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, tạo cảnh quan cho phát triển du lịch.

5. Phát triển kinh tế kết hợp với đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Nam Định có bước phát triển nhanh, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển; các lĩnh vực văn hoá - xã hội phát triển tiên tiến, đời sống nhân dân ngày được nâng cao; từng bước đưa Nam Định trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình khá của vùng đồng bằng sông Hồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đến năm 2010 đạt khoảng 12%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 là 13%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 12,5%/năm;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông - lâm  - ngư nghiệp còn khoảng 25%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 39% và dịch vụ chiếm khoảng 36%; đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 19%; 44% và 37%; đến năm 2020, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm xuống còn khoảng 8%; công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 54% và dịch vụ ở mức khoảng 38%;

- Giá trị xuất khẩu đến năm 2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18%/năm;

- Tăng thu ngân sách, đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ chi của Tỉnh và từng bước phấn đấu cân bằng thu - chi. Phấn đấu tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 17%/năm giai đoạn đến năm 2010, trên 16%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và trên 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 12,5 triệu đồng vào năm 2010; 26 triệu đồng vào năm 2015 và 50 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).

b) Về xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số bình quân 0,95%/năm giai đoạn năm 2010, 0,92%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Phấn đấu đến năm 2010, toàn Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.

- Đến năm 2010, hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 15%, đến năm 2010 khoảng 10%; đến năm 2010, bình quân 10.000 dân có 16 giường bệnh, 6,5 bác sĩ và đến năm 2020, bình quân 10.000 dân có 20 - 22 giường và 8 bác sĩ.

- Phấn đấu đến năm 2010 có trên 50% lao động qua đào tạo và mỗi năm giải quyết được 35 - 40 nghìn lao động có việc làm mới, đến năm 2020 có trên 75% lao động qua đào tạo và giải quyết được 45-50 nghìn lao động có việc làm mới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị xuống 4% vào năm 2010 và ổn định ở mức 3 - 4% giai đoạn đến năm 2020;

- Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt 22,8% vào năm 2010 và 45% vào năm 2020. Đồng thời, đến năm 2010 có 100% dân số đô thị và khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh;

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 65% vào năm 2010 và khoảng 35% vào năm 2020. Nâng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đến năm 2010 lên trên 85% và năm 2020 lên trên 90%;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 6% vào năm 2010 (theo tiêu chí mới năm 2005).

c) Về bảo vệ môi trường:

- Phấn đấu đến năm 2010 đạt 100% số cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ đạt tiêu chuẩn về môi trường, đảm bảo xử lý chất thải và 50% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, đến năm 2020 về cơ bản các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Đến năm 2010 trên 80% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế, 40% các khu đô thị mới và 70% các khu công nghiệp, có hệ thống xử lý nước thải tập trung; đến năm 2020 trên 95% chất thải rắn được thu gom, xử lý được trên 90% chất thải nguy hại, 100% các khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC 

1. Phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá theo hướng sạch, bền vững, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao. Được hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, phù hợp với hệ sinh thái và điều kiện tự nhiên của địa phương.

Tập trung đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp; chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau, màu và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển chăn nuôi trở thành một trong những ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thuỷ sản để có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế. Cụ thể:

a) Đối với trồng trọt:

- Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đa thời vụ, mở rộng nhanh diện tích những cây có hiệu quả kinh tế cao;

- Tập trung đẩy mạnh sản xuất lúa đặc sản ở các huyện phía Nam, mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao ở các huyện phía Bắc; ổn định diện tích 2 vụ lúa khoảng 70 - 75 nghìn ha, năng suất 13 - 14 tấn/ha/năm, sản lượng khoảng 900 - 950 nghìn tấn;

- Mở rộng diện tích vụ Đông lên 20 - 25 nghìn ha vào năm 2010 và 30 - 40 nghìn ha vào năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng cây trồng, đa thời vụ, tập trung vào những cây có giá trị kinh tế cao như khoai tây xuất khẩu, rau bí, dưa chuột, cà chua...

- Cải tạo vườn tạp thành vườn cây có giá trị thu nhập cao, hình thành các trang trại cây ăn quả vừa và nhỏ ở những vùng đất cao. Phát triển cây cảnh, các loại cây hoa và cây hương liệu tại thành phố Nam Định, Nam Trực, Hải Hậu... để phục vụ cho thành thị, phục vụ cho công nghiệp và có thể xuất khẩu.

b) Đối với chăn nuôi:

Chuyển chăn nuôi tận dụng quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá áp dụng phương pháp công nghiệp. Mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Tăng cường công tác thú y, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia cầm, gia súc.

c) Đối với thuỷ sản:

- Tập trung khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên nước, tài nguyên biển, đất đai, lao động để phát triển ngành thuỷ sản. Cùng với nuôi trồng thuỷ sản, tăng cường năng lực đánh bắt, khai thác hải sản; phát triển hậu cần dịch vụ chế biến, xuất khẩu thuỷ sản;

- Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá; hình thành các vùng nuôi thuỷ sản có quy mô lớn để tạo nguyên liệu công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Thực hiện tốt xã hội hoá trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống;

- Tiếp tục đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước mặn, lợ; tăng cường chuyển diện tích làm muối kém hiệu quả, diện tích trồng lúa ở các vùng đất úng, trũng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Trong đó, tập trung đầu tư cao vào một số loài hải sản có hiệu quả kinh tế cao như: tôm sú, cua, ngao, cá bống bớp, tôm càng xanh và cá rô phi đơn tính thương phẩm. Dự kiến diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 17.000 ha vào năm 2010 và khoảng 18.400 ha vào năm 2020;

- Tiếp tục nâng cao năng lực khai thác hải sản, trước hết là công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng có hiệu quả đội tàu khai thác hải sản xa bờ. Phát triển nghề cá cả về số lượng và công suất đi đôi với việc đổi mới, hoàn thiện công nghệ đánh bắt. Đầu tư xây dựng một số khu neo đậu trú bão ở các cửa: Quần Vinh và Giao Thủy.

Dự kiến giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,1%/năm giai đoạn đến năm 2010, tăng 4,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 2,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Phấn đấu giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành thuỷ sản trong cơ cấu sản xuất.

2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

- Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp với nhịp độ cao; nâng cao chất lượng công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút được nhiều dự án (nhất là những dự án công nghệ cao, có quy mô lớn) tạo bước đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

- Tập trung đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm chủ lực của địa phương có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao như: đóng tàu, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy, điện tử - tin học...

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mà sản phẩm của nó có thị trường tương đối ổn định và hiệu quả cao; các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày...).

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp cơ khí, điện tử và gia công kim loại trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, đóng góp chủ yếu cho ngân sách của Tỉnh, với các sản phẩm mũi nhọn như: đóng mới, sửa chữa tàu, thuyền, sản xuất lắp ráp ôtô các loại, sản xuất hàng cơ khí xuất khẩu, cơ khí tiêu dùng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng.

- Đầu tư mạnh vào các doanh nghiệp đóng tàu, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô để có đủ năng lực đóng những loại tàu vận tải sông biển tải trọng lớn đến 15.000 DWT, các loại ôtô khách, ôtô bán tải dưới 5 tấn với chất lượng và tỷ lệ nội địa cao, làm vai trò "đầu kéo" cho các cơ sở cơ khí vừa và nhỏ phát triển theo với vị trí là cơ sở sản xuất, cung cấp sản phẩm phụ trợ.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng Nhà máy đóng tàu Thịnh Long để đóng mới tàu biển với công suất thiết kế tải trọng 6.500 - 15.000 DWT.

- Xây dựng mới, mở rộng các nhà máy đóng tàu tại các huyện: Xuân Trường, Trực Ninh và thành phố Nam Định.

- Công nghiệp dệt may phát triển theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu và tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm. Tập trung sản xuất những sản phẩm có tính chất đặc thù, lợi thế về lao động, sản phẩm may cao cấp, có hàm lượng công nghệ và chất xám cao để tạo thương hiệu riêng sản phẩm của địa phương. Tăng tỷ lệ nội địa hóa về nguyên phụ liệu của hàng dệt may. Phát triển công nghiệp dệt may tại các huyện, vùng nông thôn để giải quyết việc làm cho người lao động.

- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống gắn với phát triển nguồn nguyên liệu theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến chế biến các sản phẩm xuất khẩu. Liên doanh liên kết với các cơ sở lớn và nước ngoài để phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất.

- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tương xứng với tiềm năng sẵn có về tài nguyên, lao động, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân.

- Phát triển ngành hóa chất của Tỉnh với tốc độ nhanh, đi thẳng vào công nghệ tiên tiến, hiện đại (đặc biệt là ngành dược phẩm) nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh. Ưu tiên phát triển sản xuất dược liệu, thuốc chữa bệnh, đưa ngành sản xuất dược liệu Nam Định đóng vai trò trung tâm công nghiệp dược liệu của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

- Củng cố, phát triển các nghề và làng nghề truyền thống, mở rộng dần quy mô sản xuất sang khu vực lân cận. Tập trung các nguồn lực đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài. Chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất tập trung, kết hợp với phân tán ở các hộ gia đình. Tăng nhanh số lượng, chất lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm chỗ dựa và hạt nhân cho phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương. Từng bước giải quyết tốt vấn đề môi trường, đời sống nhân dân tại các làng nghề. Tăng hỗ trợ từ ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp các làng nghề phát triển.

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư để lấp đầy 2 khu công nghiệp: Hòa Xá và Mỹ Trung; tiếp tục triển khai các khu công nghiệp đã được phê duyệt như: Bảo Minh, Thành An, Hồng Tiến, Trung Thành, Nghĩa An.

- Hình thành thêm một số khu công nghiệp tàu thủy: Nam Định, Xuân Kiên, Thịnh Long, Mỹ Lộc, Nghĩa Bình.

Nghiên cứu có thể xây dựng thêm một số khu công nghiệp nằm dọc theo tuyến đường mới ven biển từ Thanh Hoá - Ninh Bình - Nam Định đến Quảng Ninh để phân bố lại công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, nhưng hạn chế lấy đất trồng lúa 2 vụ làm khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ.

- Xây dựng các cụm công nghiệp quy mô nhỏ để giải quyết lao động tại chỗ, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Phấn đấu để nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 25%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 17%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 15%/năm.

3. Phát triển dịch vụ

- Hoàn chỉnh hệ thống thương mại trên địa bàn Tỉnh, kết hợp giữa phát triển thương mại tại khu vực đô thị với phát triển thị trường nông thôn, phát triển các chợ đầu mối để thu mua sản phẩm của người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Nam Định và các trung tâm huyện lỵ, thị trấn... quy hoạch và nâng cấp hệ thống chợ nông thôn. Chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các khu giết mổ tập trung tại thành phố Nam Định và tại các chợ có khu giết mổ riêng.

- Hình thành các cụm thương mại - dịch vụ tại khu vực có vị trí giao lưu thuận lợi, có thể kết nối với các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung hoặc gắn với các khu, cụm công nghiệp tại các địa điểm: thành phố Nam Định, Lạc Quần, Gôi, Thịnh Long, Quất Lâm và các thị trấn: Liễu Đề, Cổ Lễ, Lâm, Yên Định, Chợ Cồn, Ngô Đồng, Mỹ Lộc.

- Phát triển du lịch tỉnh Nam Định trở thành ngành kinh tế quan trọng, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển.

- Chú trọng phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch gắn với phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, các khu du lịch biển: Thịnh Long, Quất Lâm. Nghiên cứu xây dựng khu du lịch biển Rạng Đông.

- Phát huy tiềm năng du lịch văn hoá - lễ hội, du lịch văn hoá có ý nghĩa tâm linh; tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch: Đền Trần, Phủ Dầy, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh... Phát triển du lịch thăm quê hương các doanh nhân văn hoá: Trần Tế Xương, Nguyễn Bính, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền...

- Gắn phát triển các làng nghề với phát triển du lịch tại các làng nghề nổi tiếng như: làng nghề đúc đồng Tống Xá, chạm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, cây cảnh Vị Khê...

- Nghiên cứu phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch gắn với thể thao...

- Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn để thu hút tốt đầu tư của các thành phần kinh tế.

- Phát triển đội tàu biển với số lượng và trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu vận tải trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển các dịch vụ bưu chính - viễn thông, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, các khu công nghiệp, các khu đô thị.

- Từng bước phát triển thị trường chứng khoán, xây dựng Nam Định trở thành Trung tâm dịch vụ chứng khoán của Nam đồng bằng sông Hồng để huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

- Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ bình quân giai đoạn năm 2010 là 13,5%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 là 14%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn năm 2010 là 20%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 là 18%/năm.

4. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội

- Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình. Dự kiến dân số tỉnh Nam Định đến năm 2010 là 2.060 nghìn người; năm 2015 là 2.157 nghìn người và năm 2020 khoảng 2.255 nghìn người.

- Phấn đấu trong giai đoạn 2006 - 2010 mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 35 - 40 nghìn lao động, giai đoạn 2011 - 2020 giải quyết được 45 - 50 nghìn lao động.

- Đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động, phấn đấu đến năm 2010 có trên 14 nghìn lượt, năm 2020 có khoảng 80 - 100 nghìn lượt người đi lao động ở nước ngoài.

- Phát huy truyền thống hiếu học và sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân để giáo dục và đào tạo của Tỉnh tiếp tục là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc.

- Đến năm 2010 có 100% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, toàn Tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học.

- Phấn đấu đến năm 2010 có 60%, năm 2020 có trên 80% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Trên cơ sở Trường Cao đẳng sư phạm để thành lập Trường Đại học Nam Định, nâng cấp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật nông nghiệp Nam Định lên bậc cao đẳng.

- Nâng cấp Trường Trung học Văn hoá nghệ thuật Nam Định lên Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Nam Định.           

- Thành lập thêm các trung tâm dạy nghề ở các huyện và thành phố Nam Định.

- Hình thành trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cho địa phương và phục vụ xuất khẩu lao động. Xây dựng các cơ sở đào tạo nghề quy mô Vùng để đào tạo nghề cho tỉnh Nam Định và các địa phương lân cận. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 50%, năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo.

- Quy hoạch mạng lưới bệnh viện tuyến tỉnh theo hướng giảm đầu mối, tập trung kỹ thuật cao. Hoàn thành xây dựng Bệnh viện vùng - hạng I, quy mô 700 giường bệnh.

- Xây dựng hệ thống trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện có đầy đủ năng lực về cán bộ và trang thiết bị để giám sát, phân tích và thông báo kịp thời dịch bệnh cho cả Vùng.

- Xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng.

- Phấn đấu đến năm 2010 bình quân giường bệnh đạt 16 giường/10.000 dân, đến năm 2020 đạt 20 - 22 giường/10.000 dân.

- Củng cố y tế xã, phường, phấn đấu đến năm 2010 có 100% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

- Tập trung cao cho đầu tư xây dựng Khu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Trần trên địa bàn huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định.

- Hoàn thành xây dựng quần thể khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh (tại Xuân Trường), Bảo tàng tỉnh Nam Định, Trung tâm triển lãm Tỉnh.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng quần thể Phủ Dày - chợ Viềng.

- Xây dựng khu vui chơi giải trí tại Khu công viên văn hoá Tức Mặc.

- Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thể dục thể thao cho các huyện, thành phố; phấn đấu đến năm 2008 tất cả 10 huyện, thành phố có sân vận động, nhà tập, bể bơi. Đến năm 2010 các xã, thị trấn đều có sân vận động trung tâm và có các công trình thể thao ở những nơi có điều kiện.

- Xây dựng Trung tâm đào tạo - huấn luyện thể thao thành tích cao vùng Nam đồng bằng sông Hồng tại Trung tâm đào tạo vận động viên tỉnh Nam Định.

- Tập trung nghiên cứu, tích cực ứng dụng những thành quả khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước, gắn nghiên cứu với sản xuất, giữa xây dựng năng lực khoa học nội sinh và các hoạt động chuyển giao công nghệ.

Hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm Công nghệ thông tin. Từng bước phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

5. Kết cấu hạ tầng

Phát triển giao thông vận tải đồng bộ, đảm bảo sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt.

a) Về mạng lưới quốc lộ:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình qua địa bàn Tỉnh chiều dài khoảng 21 km, sau đó tiếp tục nâng cấp toàn tuyến từ Pháp Vân - Ninh Bình lên 6 làn xe;

- Xây dựng mới tuyến đường bộ Phủ Lý -  Nam Định đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) trước năm 2015;

- Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng quốc lộ 21 đoạn Nam Định - Hải Thịnh dài 60 km, quy mô đường cấp III và cấp IV đồng bằng;

- Xây dựng đường quốc lộ ven biển với quy mô cấp II đồng bằng, đoạn Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh sau năm 2010;

- Xây dựng tuyến đường bộ mới từ thành phố Nam Định đến thị trấn Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng), song song với đường 490 (đường 55 cũ) trong giai đoạn đầu với quy mô đường cấp II đồng bằng;

- Nghiên cứu chuyển đường tỉnh lộ 487 (38 A), đường tỉnh lộ 490 (55) thành đường quốc lộ. Điểm đầu tuyến từ bến phà Yên Lệnh (Hà Nam) theo đường tỉnh lộ 972 (Hà Nam) qua đường 52 m - khu đô thị Thống Nhất – thành phố Nam Định (đường thay thế TL 38A), theo tỉnh lộ 490 mới đến cảng Hải Thịnh với tiêu chuẩn cấp III đồng bằng;

- Nâng cấp đường tỉnh lộ 482 (56) thành đường quốc lộ từ tỉnh Hà Nam qua Nam Định đến cảng Diêm Điền (tỉnh Thái Bình), đoạn qua tỉnh Nam Định dài khoảng 73 km với quy mô cấp III đồng bằng.

b) Về đường giao thông tỉnh lộ:

- Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 490 (TL 55 cũ), đường tỉnh 489 (TL 54 cũ), đường tỉnh 481 (gồm các đường 51A, 51B cũ, một đoạn đường 54 và 21), đường tỉnh 486 (TL 12 cũ) đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Mở rộng đoạn đường qua các thị trấn;

- Nâng cấp đường tỉnh 480 (TL 53A, 53B cũ), đường tỉnh 484 (TL 64 cũ), đường tỉnh 485 (TL 57A cũ) đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

- Xây dựng mới đường tỉnh 488 có điểm đầu tuyến tại cầu Vòi (Km 155 trên quốc lộ 21, dự kiến sau này tuyến nối tiếp đến đầu cầu qua sông Đào thẳng đê Quán Chuột sang), điểm cuối tuyến tại thị trấn Thịnh Long với quy mô đường cấp IV đồng bằng, dài 45 km;

- Xây dựng tuyến đường đê ven biển nối khu du lịch sinh thái rừng ngập nước Xuân Thuỷ qua khu du lịch Quất Lâm, Thịnh Long và đến khu du lịch Rạng Đông.

c) Về giao thông đô thị:

Hoàn thành đường vành đai 2 và nghiên cứu, xây dựng đường vành đai 3 của thành phố Nam Định. Chọn trục giao thông chính huyết mạch và các nút giao thông quan trọng ra vào thành phố với quy mô hiện đại tương xứng với đô thị loại II và tiến tới đô thị loại I. Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông các thị trấn.

d) Về giao thông nông thôn:

Phấn đấu đến năm 2020, nhựa hoá hoặc bê tông hoá được trên 90% đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn Tỉnh.

 đ) Về đường sắt:

- Quy hoạch và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, trong đó có đoạn chạy qua Nam Định, đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc tế;

- Xây dựng ga Đặng Xá hiện đại phục vụ hành khách và ga Trình Xuyên hiện đại phục vụ trung chuyển hàng hóa;

- Nghiên cứu mở tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

 e) Về đường thủy:

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng 4 sông lớn gồm: sông Hồng, sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ với tổng chiều dài 251 km đạt cấp kỹ thuật quy định. Chỉnh trị, nạo vét luồng lạch cửa sông Lạch Giang, cửa sông Đáy để tàu có trọng tải lớn ra vào thuận tiện, đưa vận tải ven biển vào đến Hà Nội;

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, cảng sông, bến bãi bốc xếp hàng hoá;

- Mở rộng, nâng cấp cảng Hải Thịnh và xây dựng thành khu cập cảng tàu LASH, khu lắp ráp tàu có trọng tải lớn. Tổ chức vận tải biển với các cảng khu vực Đông Nam Á và quốc tế;

- Di chuyển cảng sông Nam Định ra khỏi trung tâm thành phố, cải tạo, nâng cấp cảng sông Nam Định cũ thành cảng hành khách, du lịch. Đầu tư xây dựng cảng mới hiện đại quy mô trên 1 triệu tấn/năm;

- Đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện than tại khu vực cửa Lạch Giang sông Ninh Cơ (huyện Hải Hậu), công suất 1.200 MW, hoàn thành trong giai đoạn 2011 - 2015;

- Phát triển mạng lưới cấp điện, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân và phục vụ sản xuất. Chú trọng cung cấp các dịch vụ cho các khu đô thị mới, các khu cụm công nghiệp, các làng nghề...;

- Thường xuyên tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê sông nhất là những nơi xung yếu. Sớm hoàn thành các dự án tu bổ, nâng cấp đê biển thuộc Chương trình nâng cấp đê biển Quảng Ninh - Quảng Nam, trong đó đoạn qua Nam Định dài 91,5 km. Đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển khi có bão cấp 10, tần suất 5%.

Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ nông phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Ưu tiên nâng cấp các công trình đầu mối, nạo vét và kiên cố hoá hệ thống kênh mương; kiên cố kênh và trạm bơm Nam Hà, kênh chính Tây Cổ Đam, hệ thống thuỷ lợi Hải Hậu, hệ thống thuỷ lợi Đông Giao Thuỷ, Nam Nghĩa Hưng...

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ

1. Phát triển theo các tiểu vùng

Dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của Tỉnh, tiến hành phân thành các tiểu vùng phát triển kinh tế - xã hội như sau:

- Vùng kinh tế biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và các xã, trị trấn nằm ở phía Nam huyện Nghĩa Hưng (từ đường 56 xuống biển);

- Vùng kinh tế công nghiệp - dịch vụ: gồm thành phố Nam Định và khu vực phụ cận;

- Vùng sản xuất nông nghiệp, kết hợp với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: gồm các huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực, Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và các xã, trị trấn nằm ở phía Bắc huyện Nghĩa Hưng.

Phương hướng phát triển các tiểu vùng:

a) Vùng kinh tế biển:

- Ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ, hải sản; xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ, hải sản;

- Xúc tiến đầu tư hình thành Khu kinh tế tổng hợp Ninh Cơ gắn với Trung tâm đóng tàu biển Thịnh Long, Nhà máy nhiệt điện Hải Hậu, cụm cảng tổng hợp, tổng kho xăng dầu, chế biến thủy sản và sản xuất dược...;

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải, xây dựng tuyến đường chiến lược ven biển; tuyến đường mới từ thành phố Nam Định đến thị trấn Rạng Đông. Nâng cấp 2 khu du lịch nghỉ mát: Quất Lâm, Thịnh Long và khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.

- Từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng nâng cấp các thị trấn: Thịnh Long, Quất Lâm lên thị xã, tạo thành các trung tâm du lịch - dịch vụ của khu vực duyên hải.

b) Vùng công nghiệp - dịch vụ thành phố Nam Định và phụ cận:

Phát triển thành phố Nam Định trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, làm hạt nhân phát triển của Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại II và tiến đến phấn đấu các tiêu chí của đô thị loại I. Thành phố Nam Định phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận.

c) Vùng sản xuất nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đảm bảo giữ vững an ninh lương thực. Phát triển các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, các cụm công nghiệp - làng nghề để tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân;

- Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, đầu tư phát triển thị trấn Lâm lên thị xã và các khu công nghiệp: Hồng Tiến, Bảo Minh, Nghĩa An, Ý Yên II.

2. Phát triển đô thị

- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, mở rộng các đô thị hiện có và xây dựng thêm một số đô thị mới. Khu đô thị mới phải gắn với phát triển các khu công nghiệp, đầu mối giao thông, các trung tâm thương mại, dịch vụ.

- Phát triển thành phố Nam Định trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng; xem xét thành lập thêm một số phường của thành phố Nam Định khi đáp ứng đủ tiêu chí theo quy định.

- Tập trung nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nâng cấp thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) lên thành phố trước năm 2015. Hạt nhân của thành phố Thịnh Long là Khu kinh tế Ninh Cơ.

- Xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ theo hướng khu kinh tế tổng hợp gồm: khu cảng tổng hợp, khu chế tạo tàu thủy, khu lọc dầu, khu công nghệ cao, khu liên hợp sản xuất dược, khu chế biến thủy sản và các dự án khác.

- Xây dựng thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy) và thị trấn Lâm (huyện Ý Yên) lên thị xã giai đoạn sau năm 2015. Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí của thị xã thì có thể xem xét công nhận trước năm 2015.

- Nâng cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng cho các thị trấn. Dự kiến hình thành các thị trấn mới ở những xã, khu vực liên xã có sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại phát triển.

V. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU

1. Huy động các nguồn vốn đầu tư

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 khoảng 296.000 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó giai đoạn đến năm 2010 là 35.967 tỷ đồng.

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư nêu trên phải thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn đầu tư, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể, tích cực để đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, trong đó phát huy nội lực là chủ yếu; huy động tốt nguồn vốn từ quỹ đất để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dân cư và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, sớm xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các công trình bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo...

2. Thực hiện cơ chế, chính sách

- Cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù, do tỉnh Nam Định có tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cao trong cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo an ninh lương thực của Vùng.

 - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, nhân dân và tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất một cách hợp lý để tạo vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng tại các làng nghề, thúc đẩy các làng nghề phát triển.

3. Phối hợp phát triển giữa Nam Định với các tỉnh trong Vùng

Xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là với các tỉnh thuộc Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng về phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng các tuyến du lịch; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác hệ thống thuỷ nông, chuyển giao công nghệ...          

4. Phát triển nguồn nhân lực

 - Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu về thị trường lao động và phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Cải thiện môi trường làm việc, có chính sách thu hút nhân tài, lao động có tay nghề kỹ thuật cao đến công tác, làm việc lâu dài ở Nam Định.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, sắp xếp lại và nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Xây dựng các cơ chế khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp. Có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp.

5. Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường

- Thực hiện tốt biện pháp gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh việc ứng dụng các thành tựu của khoa học- kỹ thuật, công nghệ tin học vào sản xuất, quản lý, điều hành...

- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thuỷ sản, các ngành công nghiệp chế tác khác. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đưa công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

- Có các biện pháp quản lý chặt chẽ chất thải ở cơ sở sản xuất, làng nghề; đồng thời, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, làng nghề đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, lỏng, khí trước khi thải ra môi trường.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, cần khẩn trương công bố công khai nhằm phổ biến để các cơ quan, đơn vị và nhân dân nắm được. Đồng thời, tiếp hành cụ thể hoá các nội dung của Quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

- Thực hiện tốt các biện pháp giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch và trong kỳ kế hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện Quy hoạch. Cuối các năm (2010, 2015, 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng chương trình hành động và các chương trình phát triển từng thời kỳ theo định hướng của Quy hoạch.

- Xây dựng quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết.

- Chú trọng đầu tư các công trình quy mô Vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 109/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển thành phố Nam Định trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư.

- Quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn theo Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt.

Điều 3. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch trên đến năm 2020 với một số nội dung chủ yếu sau:

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Quy hoạch.

- Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch. 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng


DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg

 ngày 03 tháng 07 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

I. KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Giao thông

- Dự án đường ven biển (Hải Hậu - Giao Thuỷ), dài 68 km.

- Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, trên địa phận Ý Yên dài 21 km.

- Dự án quốc lộ 21 đoạn Nam Định - Thịnh Long (Nam Định), dài 60 km.

- Dự án xây dựng 3 cầu qua sông Đào (TP Nam Định), H30-XB80.

- Dự án xây dựng mới đường nối Phủ Lý - thành phố Nam Định.

- Dự án xây dựng đường mới nối thành phố Nam Định - thị trấn Rạng Đông.

- Dự án đường 490 (Nam Trực - Nghĩa Hưng).

- Dự án đường 56 (ý Yên - Giao Thuỷ), dài 47 km.

- Dự án Đường 481 (Xuân Trường - Giao Thuỷ), dài 14 km.

- Dự án đường 481 (Xuân Trường - Hải Hậu), dài 7 km.

- Dự án đường 487 (38A), thành phố Nam Định, dài 5 km.

- Dự án đường 480 (53A, B), tại Trực Ninh, dài 18 km.

- Dự án đường 485 (57A), Ý Yên, dài 15 km.

- Dự án đường 486 (TL 12), Vụ Bản - Ý Yên, dài 10 km.

- Dự án đường 482 (TL 56), Vụ Bản - Ý Yên.

- Dự án đường 488, Trực Ninh - Hải Hậu, dài 45 km.

- Dự án đường 64 (Ý Yên), dài 7 km.

- Dự án nối đường Trần Hưng Đạo (TP Nam Định) với quốc lộ 21.

- Dự án di chuyển cảng Nam Định ra khỏi khu vực trung tâm thành phố.

- Dự án chỉnh trị cửa Lạch Giang và nâng cấp cảng Hải Thịnh.

2. Hạ tầng đô thị, cấp thoát nước và công cộng

- Dự án cấp nước Nam Định pha 3 (thành phố Nam Định), công suất 75.000 m3/ngày đêm.

- Dự án cấp nước Nam Định (Nam Định), 2.500 m3/ngày đêm.

- Dự án cơ sở hạ tầng khu dân cư thu nhập thấp thành phố Nam Định (thành phố Nam Định).

- Dự án kè hồ thành phố Nam Định, diện tích 50 ha.

- Dự án kè sông Đào (thành phố Nam Định), dài 6 km.

- Dự án cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới tại thành phố Nam Định.

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng cấp thị trấn Thịnh Long lên thị xã.

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để nâng cấp thị trấn Lâm, thị trấn Quất Lâm lên thị xã.

3. Hạ tầng các khu công nghiệp

- Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Hoà Xá (TP Nam Định), diện tích 327 ha.

- Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp An Xá (TP Nam Định),diện tích 51 ha.

- Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Trung (TP Nam Định, Mỹ Lộc).

- Dự án xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp mới của tỉnh.

4. Thuỷ lợi và đê điều

- Kè đê biển Xuân Hà (Hải Hậu).

- Dự án kè đê sông Hồng Hữu Bị (Mỹ Lộc).

- Dự án nạo vét sông Ninh Cơ (Xuân Trường).

- Dự án cải tạo hệ thống thuỷ lợi Đông Giao Thuỷ (Giao Thuỷ).

- Dự án cải tạo hệ thống thuỷ lợi lưu vực sông Sò.

- Dự án xây dựng trạm bơm Nam Hà (Nam Trực).

- Nâng cấp hệ thống tiêu huyện Hải Hậu (Hải Hậu).

- Dự án mở rộng, nâng cấp kênh Cồn Nhất (Giao Thuỷ).

- Dự án nâng cấp đê biển tỉnh Nam Định kết hợp đường du lịch.

- Dự án nâng cấp hệ thống đê, kè sông tỉnh Nam Định.

- Dự án thuỷ lợi Nam Nghĩa Hưng (Nghĩa Hưng).

II. NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

- Dự án Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Giao Thuỷ).

- Dự án nuôi thuỷ sản nông trường Bạch Long (Giao Thuỷ), diện tích 100 ha.

- Dự án nuôi tôm công nghiệp Bạch Long (Giao Phong-Giao Thuỷ), diện tích 150 ha.

- Dự án vùng đệm vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Giao Thuỷ).

- Dự án chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản (Hải Hậu), diện tích 140 ha.

III. DỊCH VỤ

- Dự án cơ sở hạ tầng tuyến du lịch bến Hữu Bị - Tức Mạc (thành phố Nam Định).

- Dự án cơ sở hạ tầng quần thể Phủ Dày - Chợ Viềng (Vụ Bản).

- Dự án khu dịch vụ tổng hợp (Vụ Bản), diện tích 120 ha.

- Dự án khu du lịch Quất Lâm - Thịnh Long (Giao Thuỷ - Hải Hậu), diện tích 315 ha.

- Dự án khu du lịch Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

- Dự án cơ sở hạ tầng làng du lịch sinh thái Điền Xá giai đoạn I (Nam Trực).

- Dự án cụm thương mại - dịch vụ tổng hợp thành phố Nam Định.

- Dự án trung tâm dịch vụ - thương mại tại xã Yên Bằng ÍYYên).

- Dự án nâng cấp hệ thống chợ.

IV. CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI VÀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

- Dự án Khu văn hoá Trần (TP Nam Định).

- Dự án bệnh viện 700 giường (TP Nam Định).

- Dự án trường THCS Hoàng Văn Thụ (TP Nam Định), diện tích 3.950 m2.

- Dự án trường THCS Lương Thế Vinh (TP Nam Định), diện tích 4.017 m2.

- Trường THCS Trần Đăng Ninh (TP Nam Định), diện tích 4.552 m2

- Dự án trường Nguyễn Đức Thuận.

- Dự án bệnh viện Lao (TP Nam Định), quy mô 150 giường.

- Dự án bệnh viện Phụ sản (TP Nam Định), rộng 7.095 m2

- Dự án mở rộng trường Cao đẳng Nghề Nam Định.

- Mở rộng trường Trung học Cơ điện (Nam Định).

- Dự án trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật nông nghiệp (Nam Định).

- Dự án nâng cấp trang thiết bị ngành y tế.

- Dự án Đài PTTH Nam Định (TP Nam Định), Angten 180 m.

- Dự án Bảo tàng tỉnh Nam Định (TP Nam Định).

- Dự án trung tâm điện ảnh sinh viên Nam Định, diện tích 1.380 m2.

- Dự án Đài tưởng niệm Liệt sỹ tỉnh Nam Định (TP Nam Định).

- Dự án Trung tâm giáo dục - LĐXH huyện Xuân Trường, diện tích 2,2 ha.

- Dự án Trung tâm quản lý, giải quyết việc làm cho người cai nghiện Xuân Trường, diện tích 3,5 ha.

- Dự án Trung tâm cai nghiện thành phố Nam Định.

- Dự án khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh (Xuân Trường).

- Dự án Trung tâm triển lãm tỉnh Nam Định (TP Nam Định).

- Dự án di chuyển trường Văn hoá nghệ thuật (TP Nam Định).

- Dự án Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh Nam Định (TP Nam Định), diện tích 50.000 m2.

V. AN NINH - QUỐC PHÒNG

- Dự án cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão cửa sông Ninh Cơ (Hải Hậu), quy mô 256 m cầu cảng.

- Dự án Trung tâm huấn luyện sử dụng chó nghiệp vụ và doanh trại huấn luyện lực lượng cảnh sát cơ động (TP Nam Định), diện tích 3.000 m2.

- Dự án phòng cháy, chữa cháy tại Khu công nghiệp Hoà Xá.

VI. CÔNG NGHIỆP

1. Công nghiệp tàu thuỷ và ô tô

- Dự án đầu tư mới nhà máy đóng tàu Thịnh Long, đóng mới tàu vận tải biển tải trọng 6.500 -15.000 DWT.

- Dự án xây dựng mới nhà máy đóng tàu của Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Trường Xuân, đóng mới tàu sông biển, tại Xuân Tân, huyện Xuân Trường.

- Dự án nâng cấp và mở rộng giai đoạn I nhà máy đóng tàu Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, đóng mới và sửa chữa tàu pha sông biển tải trọng đến 3.000 DWT tại Xuân Hùng, huyện Xuân Trường.

- Dự án xây dựng mới xưởng sản xuất đồ nội thất tàu thủy tại Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.

- Dự án nâng cấp đầu tư chiều sâu Nhà máy đóng tàu Nam Hà, đóng mới tàu vận tải pha sông biển chất lượng cao tải trọng từ 3.000 DWT trở xuống, tại thành phố Nam Định.

- Dự án nâng cấp đầu tư chiều sâu Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy đóng tàu Sông Đào, đóng mới tàu sông biển đến 1.000 DWT, tại thành phố Nam Định.

- Dự án đầu tư mới nhà máy sản xuất các loại tủ bảng điện tàu thủy, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Dự án đầu tư mở rộng Công ty cổ phần Vận tải Ô tô, lắp ráp xe chở khách và sản xuất linh kiện cho lắp ráp ôtô, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện cho ôtô, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp xe tải nhẹ và xe mini bus Sông Hồng, công suất giai đoạn I: 5.000 xe/năm, tại Khu công nghiệp Hòa Xá.

- Dự án lắp ráp ôtô tải nhẹ và ôtô nông dụng công ty TNHH Đức Phương, Công suất giai đoạn I: 5.000 xe/năm, tại Khu công nghiệp Hòa Xá.

- Dự án nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ôtô của công ty HONLEI Việt Nam, công suất giai đoạn I lắp ráp xe tải nhẹ và bán tải 5.000 xe/năm, tại Khu công nghiệp Hòa Xá.

- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ghế cho ôtô, công suất: 150.000 ghế/năm, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung - huyện Mỹ Lộc.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các loại chi tiết bắt chặt chất lượng cao phục vụ công nghiệp ôtô, đóng tàu, xe máy, công suất: 500 T/năm, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Dự án đầu tư mới nhà máy sản xuất thiết bị cơ khí phụ trợ cho tàu thủy, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xích neo cho tàu thủy, công suất: 300 km/năm, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo các loại van cho tàu thủy, công suất 5.000 bộ van/năm, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Đầu tư mới nhà máy sản xuất thiết bị, máy móc phụ trợ cơ khí cho tàu thủy (thiết bị tời neo, thiết bị lái, phần hộp số cho thiết bị nâng của các loại trục chân vịt, trục truyền dẫn...), tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo hộp số và ly hợp cho ôtô, công suất mỗi loại 50.000 bộ/năm, tại Khu công nghiệp Mỹ Trung.

2. Công nghiệp dệt may - da giày

- Dự án di chuyển Công ty Dệt Nam Định vào Khu công nghiệp Hoà Xá.

- Dự án di chuyển Công ty Dệt Lụa Nam Định vào Khu công nghiệp Hoà Xá.

- Dự án xây dựng Trung tâm phát triển dệt may; dạy nghề dệt may, triển lãm và biểu diễn thời trang, thiết kế mẫu mốt, trung tâm giao dịch, sản xuất phụ liệu cho ngành may, tại thành phố Nam Định.

- Đầu tư cho máy kéo sợi hiện đại, có mức độ tự động hóa cao, sản xuất các loại sợi chỉ số cao, chải kỹ. Công suất 3.000 tấn/năm.

- Đầu tư cho nhà máy dệt vải mộc khổ rộng, công suất 12 triệu mét/năm.

- Đầu tư nhà máy liên hợp dệt kim - nhuộm - hoàn tất - may, công suất 1.500 tấn/năm.

- Đầu tư nhà máy sản xuất phụ liệu may: khóa kéo, dệt nhãn mác, chun, bông lót, cúc các loại....

- Đầu tư chiều sâu các nhà máy tơ tằm hiện có, phát huy công suất, nâng cao chất lượng dâu tằm, chế biến tơ.

- Đầu tư nhà máy may công suất 2 triệu sản phẩm/năm tại các huyện có điều kiện.

- Đầu tư nhà máy nhuộm hoàn tất vải dệt thoi, công suất 20 triệu mét/năm.

- Nhà máy sợi chất lượng cao, công suất 3.000 tấn/năm.

- Nhà máy dệt thoi, công suất 12 triệu mét/năm.

- Nhà máy dệt kim, công suất 1.500 tấn/năm.

3. Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng công suất chế biến thịt đông lạnh xuất khẩu lên 4.000 tấn/năm của Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Nam Định.

- Đầu tư mới cơ sở giết mổ gia súc, sản xuất thịt hun khói, xúc xích, lạp sườn, công suất 4.000 - 6.000 tấn/năm.

- Đầu tư mới cơ sở chế biến thịt lợn, gia cầm đóng hộp, công suất 2.000 - 3.000 tấn/năm tại thành phố Nam Định.

- Đầu tư xưởng đông lạnh, sơ chế thịt lợn, gà, vịt... tại phía Nam tỉnh, công suất 2.000 - 3.000 tấn/năm.

- Đầu tư xây dựng 3 cụm chế biến gạo tại Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, công suất mỗi cụm 3.000 - 4.000 tấn/năm.

- Đầu tư xây dựng khu chế biến thủy hải sản tại thị trấn Thịnh Long (dây chuyền chế biến bột cá nhạt công suất 2.000 tấn thành phẩm/năm, xưởng sơ chế thủy hải sản và xưởng sản xuất nước đá 50 - 100 tấn/ngày, dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và cho tôm công suất 5.000 tấn/năm, nhà máy chế biến thủy sản, công suất 3.000 - 5.000 tấn/năm).

- Đầu tư, mở rộng sản xuất nước mắm, cá khô và bột cá khô tại các xã ven biển Hải Hậu, Giao Thủy.

- Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hải Hậu, công suất 4.000 - 5.000 tấn/năm.

- Xây dựng phân xưởng chế biến thức ăn gia súc của Công ty Trường Xuân tại cụm CN Thịnh Lâm.

- Đầu tư sản xuất nước mắm Sa Châu (Giao Thủy) 1 triệu lít/năm.

- Xây dựng phân xưởng chế biến nước mắm, cá khô ở cụm công nghiệp Rạng Đông.

- Xây dựng nhà máy chế biến ngao xuất khẩu.

- Mở rộng xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Xuân Thủy lên 2.000 tấn/năm.

- Đầu tư mở rộng, nâng công suất nhà máy bia NADA lên 50 - 60 triệu lít/năm..

- Đầu tư mở rộng, nâng công suất bia nhà máy bia Ba Lan lên 10 triệu lít/năm.

- Đầu tư sản xuất rượu từ gạo tại Lạc Quần, công suất 1 triệu lít/năm.

- Đầu tư nhà máy bia sản xuất nước khoáng tại Hải Hậu, công suất 15 triệu lít/năm.

- Xây dựng dây chuyền chế biến rau quả tại Lạc Quần, công suất 10.000 tấn/năm.

- Đầu tư chiều sâu, mở rộng nâng công suất nhà máy bột dinh dưỡng lên 18.000 tấn/năm.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền công suất 3.000 tấn/năm tại thành phố Nam Định.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất muối công nghiệp, công suất 5.000 tấn/năm tại Hải Hậu.

- Xây dựng nhà máy chế biến muối và các sản phẩm từ muối tại cụm CN Thịnh Lâm.

- Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định.

- Đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất các đơn vị chế biến gỗ mỹ nghệ: công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Phương, Lệ Phương, 27 - 7...

- Đầu tư dây chuyền gỗ ván nhân tạo Công ty Vật liệu và Xây lắp Nam Định, công suất 5.000 m3/năm.

- Đầu tư dây chuyền in nhãn mác cho may xuất khẩu, công suất 300 tấn/năm, tại thành phố Nam Định.

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu quy mô lớn tại thành phố Nam Định (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài).

4. Công nghiệp vật liệu xây dựng

- Đầu tư chiều sâu, nâng công suất các cơ sở gạch tuy-nen hiện có.

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở gạch tuy-nen công suất nhỏ ở Ý Yên, Vụ Bản, Trực Ninh, công suất từ 5 - 10 triệu viên/năm.

- Khôi phục sản xuất nhà máy gạch granit, công suất 1 triệu m2/năm.

- Đầu tư mở rộng, nâng công suất xí nghiệp gạch lát Nam Định, xí nghiệp gạch lát men sứ Vụ Bản lên 0,51 - 1 triệu m2/năm.

- Đầu tư chiều sâu, nâng công suất xí nghiệp sản xuất bê tông tươi Công ty Xây lắp I Nam Định lên 15.000 triệu m3/năm.

- Đầu tư sản xuất vải thủy tinh, công suất 100.000 m2/năm.

- Xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu mới composit từ keo hữu cơ và sợi thủy tinh.

5. Công nghiệp hoá chất

- Đầu tư chiều sâu trang thiết bị Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Định, thu hút dự án sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh.

- Đầu tư mới dây chuyền sản xuất sơn, các chất tẩy rửa công nghiệp phục vụ dệt may và các ngành công nghiệp khác, công suất 3.000 tấn/năm, tại thành phố Nam Định.

- Đầu tư mở rộng sản xuất công ty trách nhiệm hữu hạn khí công nghiệp Nam Hà.

- Đầu tư cơ sở sản xuất chai PET và sản phẩm bao bì khác phục vụ cho nhà máy nước khoáng, chế biến nước mắm..., công suất 20 triệu chai/năm.

- Xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, công suất 500 tấn/năm.

- Xây dựng Nhà máy sản xuất ống và phụ tùng nhựa các loại, công suất 3.000 tấn/năm.

Ghi chú: Vị trí, quy mô, tổng vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư cho phù hợp với thực tế ./.

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence
- Freedom - Happiness
----------

No. 87/2008/QD-TTg

Hanoi, July 3, 2008

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF NAMDINHPROVINCE UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Governments Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on formulation, approval and management of master plans on socio-economic development, and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006;
At the proposal of the Peoples Committee of Nam Dinh province in Report No. 51/TTr-UBND of April 11, 2008; and opinions of concerned ministries and branches on the master plan on socio-economic development of Nam Dinh province up to 2020,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on socio-economic development of Nam Dinh province up to 2020 (below referred to as the master plan), with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. To mobilize to the utmost resources for accelerating, and raising the quality of, economic growth; to step up economic restructuring towards reducing the share of agriculture and increasing that of industries and services in GDP.

2. To develop Nam Dinh province to deserve its role and position in the southern Red river delta sub-region and make greater contributions to the regions overall growth.

3. To associate economic development with social development, eradication of hunger and reduction of poverty, creation of jobs and narrowing of the gap in living standardsbetween regions; to continuously improve the-peoples material and spiritual lives.

4. To closely combine economic development with rational exploitation and utilization of natural resources and protection of the eco-envfronment, ensuring sustainable development and creating beautiful scenes for tourism development.

5. To combine economic development with maintenance of security and defense and firm preservation of stability, political security and social order and safety.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Overall objectives

To strive to develop Nam Dinh provinces eeonomy in a rapid and sustainable manner, with an economic structure of industry-service-agriculture, an increasingly modernized economic and social infrastructure network, a relatively developed network of urban centers, advanced cultural and social domains and increasingly improved peoples living standards; to step by stop make Nam Dinh a province with an above-average development level in the Red river delta.

2. Specific objectives

a. Economic development:

- Average GDP growth rate will be about 12%/ year from now to 2010; 13%/year in the 2011-2015 period, and 12.5% in the 2016-2020 period;

- To promote economic restructuring so that by 2010 the share of agriculture, forestry and fisheries will decrease to about 25%; the share of industries and construction account for 39%, and the share of services about 36% by 2010; these shares will be 19%; 44% and 37% respectively by 2015, and 8%, 54% and 38% respectively by 2020;

- Export value will increase 20%/year on average from now to 2010, and 18% in the 2016-2020 period;

- To increase budget revenues to be able to cover most spending tasks of the province and step by step balance revenues and expenditures. To strive to increase collected budget revenues in the locality over 17% from now to 2010, over 16% in the 2011-2015 period and over 15% in the 2016-2020 period;

- Per capita GDP will reach about VND 12.5 million by 2010; VND 26 million by 2015, and VND 50 million by 2020 (at actual prices).

b. Social domains:

- The average population growth rate will be 0.95%/year from now to 2010,0.92%/year in the 2011-2015 period and about 0.9%/year in the 2016-2020 period.

- To strive to achieve the target that the whole province will reach secondary education universalization standards by 2010.

- To reduce the malnutrition rate among under-five children to about 15% by 2010 and about 10% by 2020. Every 10,000 persons will have an average of 16 hospital beds and 6.5 physical doctors by 2010, and 20-22 hospital beds and 8 physical doctors by 2020;

- To strive to provide job training for over 50% of laborers and create 35,000-40,000 new jobs by 2010 and over 75% of laborers and 45,000-50,000 new jobs by 2020. To reduce the urban unemployment rate to 4% by 2010 and keep it at 3^% in the period up to 2020;

- To increase the urbanization rate, striving to bring this rate to 22.8% by 2010 and 45% by 2020. At the same time, 100% of urban population and about 80% of rural population will have access to hygienic water; by 2020,100% of rural population will have access to hygienic water;

- To rapidly promote the movement of laborers from low-productivity to high-productivity sectors, reduce the percentage of agricultural laborers in the total number of laborers to about 65% by 2010 and about 35% by 2020. To increase the working time in rural areas to over 85% by 2010 and over 90% by 2020;

- To.reduce the poor household rate to below 6% by 2010 (according to the new poverty line promulgated in 2005).

c. Environmental protection:

- To strive to achieve the target that 100% of new production establishments will apply technologies up to environmental standards, ensuring waste treatment, and 50% of existing production and business establishments will satisfy environmental standards by 2010. By 2020, basically all production and business establishments will satisfy environmental standards;

- By 2010, over 80% of solid wastes will be collected, with over 60% of hazardous wastes and 100% of hospital wastes treated. 40% of new urban centers and 70% of industrial parks will have centralized wastewater treatment systems. By 2020, over 95% of solid wastes will be collected, with over 90% of hazardous wastes treated, and 100% of urban centers and industrial parks will have centralized wastewater treatment systems.

III. DEVELOPMENT ORIENTATIONS FOR SECTORS AND DOMAINS

1. Development of agriculture, forestry and fisheries

To build a clean and sustainable commodity production agriculture of high productivity, quality and competitiveness. To support the building of infrastructure and application of advanced scientific and technological achievements suitable to the local eco-system and natural conditions.

To concentrate on accelerating the restructuring of agriculture, forestry and fisheries, switch land areas currently under inefficient rice cultivation to production of vegetables and subsidiary crops and aquaculture; to develop husbandry into a mainstay in agriculture; to promote the exploitation and rearing of aquatic resources so as to make great contributions to economic growth. Specifically:

a. For cultivation:

- To continue the strong restructuring of plants and crops towards diversifying plants and increasing crops, and quickly expanding areas under trees of high economic value;

- To concentrate on production of specialty rice in southern districts, expand production of high-quality rice in northern districts; to stabilize an area of about 70,000-75,000 ha under two rice crops with a productivity of 13-14 tons/ha/year and an output of 900,000-950.00 tons;

- To expand the winter crop area to 20,000-25,000 ha by 2010 and 30,000-40,000 ha by 2020 in the direction of commodity production, diversification of plants and increase of crops, concentrating on plants of high economic value such as export potato, pumpkin buds, cucumber and tomato:...

- To renovate miscellaneous gardens into gardens of high-value trees and form small- and medium-sized fruit tree farms in upland areas. To develop bonsai, flowers and aromatic trees in Nam Dinh city, Nam True, Hai Hau..., to cater for the demands of urban areas, industrial production and export

b. For husbandry:

To switch small-scale and scattered husbandry to commodity production-oriented husbandry using industrial methods. To expand the model of small- and medium-sized husbandry farms. To intensify veterinary work to control and prevent epidemics in poultry and cattle.

c. For aquaculture:

- To focus on properly tapping water resources, marine resources, land and labor potential to develop fisheries. Together with aquaculture, to increase the fishing capacity; to develop aquatic product export and processing service logistics;

- To vigorously develop aquaculture along the line of commodity production; to form large aquaculture areas to create raw materials for processing industries and export. To properly implement socialization in aquaculture and aquatic product processing. To expand the size of aquatic animal breeding establishments and encourage different economic sectors to invest in developing breeding establishments;

- To continue promoting aquaculture in salt and brackish water areas; to intensify the switch of inefficient salt-making areas and waterlogged low-productivity rice cultivation areas to aquaculture, concentrating investment in marine products of high economic value such as tiger prawn, crab, oyster, goby, blue-legged prawn and unisexual tilapia. It is projected that the aquaculture area will increase to 17,000 ha by 2010 and about 18,400 ha by 2020;

- To continue increasing the fishing capacity, first of all improving the organization of production, management and efficient utilization of off-shore fishing fleets. To develop fishing trades in both quantity and capacity along with renovating and perfecting fishing technologies. To invest in building storm shelter zones in Quan Vinh and Giao Thuy river estuaries.

It is projected that the value of agricultural production, forestry and fisheries will increase 5.1%/year on average from now to 2010, 4.1 % in the 2011 -2015 period and 2.9%/year in the 2016-2020 period. To strive to reduce the share of agriculture and increase that of fisheries in the production structure.

2. Development of industries and cottage industries

- To properly tap potential and strengths in order to develop industries at high growth rates; to raise the quality of investment promotion work, build an investment environment to attract many projects (especially hi-tech and large ones) so as create a breakthrough in the provinces economic development and restructuring.

-To concentrate investment in developing key local industries and products which are competitive on the market and bring about high socio-economic benefits, such as shipbuilding, mechanical engineering, automobile, motorcycles, electronics-informatics...

- To prioritize development of industries that turn out products with relatively stable markets and high profit; industries with strengths in raw-material sources (processing of agricultural foodstuffs) and labor (textiles and garments, leather and footwear, etc.).

-To strongly develop mechanical engineering, electronics and metal processing into key industries to make major contributions to the provincial budget, with such spearhead products as ship building and repair, automobile manufacture and assembly, and production of mechanical goods for export, household use, agricultural production and construction.

- To increase investment in shipbuilding enterprises and automobile manufacture and assembly enterprises so that they can build seagoing and river-going vessels of up to 15,000 DWT, and make high-quality and highly localized passenger cars and trucks of under 5 tons, which will play the "locomotive" role in developing small- and medium-sized mechanical establishments to manufacture and supply auxiliary products.

- To intensify investment in building Thinh Long shipbuilding factory to build seagoing ships with a design capacity of 6,500-15,000 DWT.

- To build new and expand shipbuilding factories in Xuan Truong and Truc Ninh districts and Nam Dinh city.

-To develop the textiles and garment industry toward producing export goods and increasing added value in products. To focus on producing products which are unique and labor-intensive, high-grade garment products with hi-tech and gray-matter content so as to create distinctive trademarks for local products. To increase local raw and auxiliary materials in textile and garment products. To develop the textile and garment industry in rural districts and areas so as to create jobs for laborers.

- To vigorously develop food and foodstuffs processing and beverages industries along with developing raw-material sources in order to diversify products and process more export products. To enter into partnerships and joint ventures with large and foreign establishments to develop market, renew technologies and increase production scale.

- To develop the construction materials industry in order to fully tap the existing potential in natural resources and labor, create jobs and improve peoples living conditions.

- To develop the chemical industry in the province at a high rate, quickly applying advanced and modern technologies (especially in pharmacy), in order to produce high-quality, cheap and competitive products. To prioritize development of the production of pharmaceuticals and medicines so that the provinces pharmaceutical production will play the central role in the pharmaceutical industry in the southern Red river delta region.

- To consol idate and develop traditional trades and trade villages, incrementally expand production to adjacent areas. To concentrate resources on renovating technology, raising production level, quality and competitiveness of products on domestic and international markets. To attach importance to building large production establishments in combination with household-based ones. To quickly increase the number and quality of small- and medium-sized enterprises as the foundation and core for developing rural trades in the locality. To step by step tackle environmental issues and improve the living standards of people in trade villages. To increase budget supports for infrastructure building in order to help trade villages develop.

- To perfect infrastructure and attract investment in Hoa Xa and My Trung industrial parks; to continue building industrial parks already approved such as Bao Minh, Thanh An, Hong Tien, Trung Thanh and Nghia An.

- To form some more shipbuilding parks of Nam Dinh, Xuan Kien, Thinh Long, My Loc and Nghia Binh.

- To study the possibility of building industrial parks along the new coastal road from Thanh Hoa, Ninh Binh, Nam Dinh to Quang Ninh in order to rearrange industries in the province while restricting the use of two-crop rice land areas for building industrial parks and clusters and urban and service centers.

- To build small-sized industrial clusters to create jobs for locals and promote industrialization and modernization in agriculture and rural areas.

- To strive to achieve the target that the industrial production value will increase 25%/ year, 17%/year and 15%/year on average in the 2006-2010, 2011-2015 and 2016-2020 periods respectively.

3. Development of services

- To perfect the trade system in the province, combining trade development in urban areas with development of rural markets and wholesale markets to purchase farmers products, and creating favorable conditions for the development of supermarkets and trade centers in Nam Dinh city, district centers and townships...; to plan and upgrade the system of rural markets. To attach importance to ensuring food safety and hygiene. To build consolidated slaughter zones in Nam Dinh city and separate slaughter places in markets.

- To form trade-service clusters in areas at convenient exchange positions which can be linked with consolidated commodity agricultural production zones or industrial parks and clusters in Nam Dinh city, Lac Quan, Goi, Thinh Long and Quat Lam and Lieu De, Co Le, Lam, Yen Dinh, Cho Con, Ngo Dong and My Loc townships.

- To develop the provinces tourism into an important industry in order to promote economic restructuring and create conditions for the development of other industries.

- To attach importance to developing eco-tourism and sea resorts in order to prolong tourists stay and develop tourism in Xuan Thuy national park and Thinh Long and Quat Lam sea tourist sites. To study the building of Rang Dong sea tourist resort.

- To bring into play the potential of cultural and festival tourism and cultural tourism of spiritual significance, concentrate investment in building tourist attractions: Tran dynasty temple, Phu Day, the memorial zone of late General Secretary Truong Chinh... To develop tours to the native places of cultural personalities: Tran Te Xuong, Nguyen Binh, Luong The Vinh. Nguyen Hien, etc.

- To combine development of trade villages with development of tourism in famous trade villages such asTong Xa copper casting. La Xuyen wood carving. Cat Dang lacquer paiting, Vi Khe bonsai, etc.

- To study development of new types of tourism such as MICE tourism, sports tourism, etc.

- To concentrate on developing financial, banking and consultancy services so as to attract investment from all economic sectors.

- To develop seagoing fleets with many ships of big tonnage to meet the transportation demand in the process of international economic integration.

To develop post and telecommunications services and services serving production, industrial parks and urban centers.

- To step by step develop the securities market. build Nam Dinh into a securities service center of the southern Red rive delta in order to mobilize investment capital for socio-economic development.

- It is projected that the growth rates of total volume of retailed goods and service turnover will be 13.5% and 14%/year on average in the period up to 2010 and the 2011 -2020 period, respectively.

- The growth rate of export value will be 20%/ year and 18% on average from now to 2010 and in the 2011-202 period, respectively.

4. Cultural and social domains

- To well implement the population and family planning program. It is projected that the population of Nam Dinh province will be 2.060 million by 2010, 2.157 million by 2015 and about 2.255 million by 2020.

- To strive to create 35,000-40.000 new jobs and 45,000-50,000 new jobs in the 2006-2010 and 2011-2020 periods respectively.

-To promote labor export, striving to have over 14,000 and 80,000-100,000 persons working abroad by 2010 and 2020 respectively.

- To promote the tradition of studiousness and the attention of Party committees, administration and people so that the province continues to be one of the leading units in education and training in the country.

- By 2010,100% of primary schools will reach national standards and the whole province will reach secondary education universalization standards.

- To strive to have 60% and 80% of lower secondary schools reaching national standards by 2010 and 2020 respectively.

- To establish Nam Dinh university on the basis of the teachers college and upgrade Nam Dinh agricultural economic-technical secondary school into a college.

- To upgrade Nam Dinh cultural and arts secondary school into Nam Dinh cultural and arts college.

- To establish new vocational training centers in districts and Nam Dinh city.

- To form standardized vocational -training colleges and secondary schools in order to meet local and export needs for highly qualified technical laborers. To build regional vocational training establishments to provide vocational training for Nam Dinh province and neighboring provinces. To strive to achieve the target that trained labor will account for over 50% and over 75% by 2010 and 2020 respectively.

- To plan the network of provincial hospitals in the direction of reducing the number of hospitals and focusing on high technologies. To complete the building of a grade-I regional hospital with 700 hospital beds.

- To build a system of provincial- and district-level preventive medicine centers which are fully staffed and equipped to supervise, analyze and prompdy announce epidemics and diseases in the region.

- To build and upgrade the eye hospital, maternity hospital, mental disease hospital, tuberculosis and lung diseases hospital, traditional medicine hospital, and convalescence and functional rehabilitation hospital.

- To strive to achieve the target that there will be an average of 16 hospital beds/10,000 persons and 20-22 hospital beds/10,000 persons by 2010 and 2020 respectively.

- To consolidate commune and ward health stations, striving to have 100% of commune health stations reaching national health standards.

- To continue implementing the campaign "All people unit to build a cultured life."

- To concentrate resources on building a zone for conserving and promoting the values of Tran dynasty culture in My Loc district and Nam Dinh city.

- To complete the building of the memorial zone of late General Secretary Truong Chinh (in Xuan Truong), Nam Dinh provinces museum and the provincial exhibition center.

- To invest in building infrastructure in Phu Day and Vieng market area.

- To build an entertainment center in Tuc Mac cultural park.

- To increase investment in building physical training and sports facilities in districts and cities; to strive to achieve the target that in 2008 all 10 districts and cities will have a stadium, gyms and swimming pools. By 2010, all communes and townships will have a central stadium and sports facilities in places where conditions permit.

- To build a high-achievement sports training center of the southern Red river delta in the provinces athletes training center.

- To concentrate on researching and actively applying scientific and technological achievements, especially information technology and biotechnology, to production and daily life, raising the effectiveness of scientific and technological activities. To promote scientific research cooperation with domestic and foreign research establishments, combine research with production, and building of domestic scientific capacity with technology transfer.

To complete and put into use the information technology center. To step by step develop the software industry. At the same time, to develop mechanisms and policies to support enterprises in technology renewal.

5. Infrastructure

To develop transport in an all-sided manner, ensuring connectivity between and uninterrupted operation of different modes of transport, forming a smooth transport network.

a. Regarding national highways:

- To speed up the building of the 21-km Cau Gie - Ninh Binh expressway section within the province before expand the entire section from Phap Van to Ninh Binh to 6 lanes;

- To build a new road from Phu Ly to Nam Dinh, which will reach grade-I delta road standards (4 motor vehicle lanes and 2 rudimentary vehicle lanes) before 2015;

- To speed up the upgrading and expansion of national highway 21 from Nam Dinh to Hai Thinh, which will be 60 km long and reach grade-Ill and grade-IV delta road standards.

- To build a national coastal highway of grade-II delta road standards from Thanh Hoa-Ninh Binh-Nam Dinh- Thai Binh-Hai Phong-Quang Ninh after 2010;

- To build a new road of grade-II delta road standards from Nam Dinh to Rang Dong township (Nghia Hung district) running parallel with road 490 (former road 55) in the first stage.

- To study the upgrading of provincial highways 487 (38A) and 490 (55) into national ones of grade-Ill delta road standards, starting from Yen Lenh ferry landing (Ha Nam) running along provincial highway 972 (Ha Nam) through road 52 m- Thong Nhat urban center - Nam Dinh city (replacing provincial highway 38A) along provincial highway 490 to Hai Thinh port.

- To upgrade provincial highway 482 (56) into a national one, from Ha Nam province through Nam Dinh to Diem Dien port (Thai Binh province), with the 73-km section running through Nam Dinh province reaching grade-Ill delta road standards.

b. Regarding provincial roads:

- To upgrade and expand provincial highway 490 (former provincial highway 55), provincial highway 489 (former provincial highway 54), provincial highway 481 (including former roads 51A and 51B, and a section of roads 54 and 21), provincial highway 486 (former provincial highway 12) to reach. grade-Ill delta road standards. To expand the sections running through townships;

- To upgrade provincial highway 480 (former provincial highways 53A and 53B), provincial highway 484 (former provincial highway 64), provincial highway 485 (former provincial highway 57A) to reach IV-grade delta road standards.

- To build a new provincial highway 488 of grade-FV delta road standards and 45 km in length, starting from Voi bridge (km 155 on national highway 21, which is projected to span Dao river at Quan Chuot dike) and ending at Thinh Long township;

- To build a costal dike road section linking Xuan Thuy submerged forest eco-tourist site, through Quat Lam and Thinh Long tourists zones, with Rang Dong tourist resort.

c. Regarding urban roads:

To complete belt road 2 and study and build belt road 3 of Nam Dinh city. To select trunk roads and important roads for traffic in and out of the city, which will be built into modem ones suitable to a city of grade II and later grade I. To upgrade and expand the network of roads in townships.

d. Regarding rural roads:

To strive to achieve the target that over 90% of rural roads throughout the province will be asphalted or concreted.

e. Regarding railways:

- To plan and build a north-south express railway, including a section running through Nam Dinh. which will reach international standards;

- To build modern Dang Xa station for passengers and modem Trinh Xuyen station for cargo handling;

- To study the building a railway from Nam Dinh to Thai Binh, Hai Phong and Quang Ninh.

f. Regarding waterways:

- To renovate and upgrade the channels on four big rivers: Red, Dao, Day and Ninh Co, with a total length of 251 km, up to prescribed technical standards. To dredge channels at Lach Giang and Day river estuaries to enable the passage of large-tonnage ships and costal transportation up to Hanoi;

- To renovate, upgrade and build seaports, river ports and cargo-handling yards;

- To expand and upgrade Hai Thinh port and build it into a landing port for LASH ships and a zone for assembling big-tonnage ships. To organize sea shipping with Southeast Asian and international ports;

- To relocate Nam Dinh river port out of the city center, renovate and upgrade the existing Nam Dinh river port into a passenger and tourist port. To build a new modern port with an annual handling capacity of over 1 million tons;

-To build a coal-fired thermal power plant with a capacity of 1,200 MW in the area of Lach Giang essuary, Ninh Co river (Hai Hau district), which will be completed in the 2011-2015 period;

- To develop networks of electricity supply, post, telecommunications, water supply and drainage, and wastewater treatment to meet the increasing demands of the people and production. To attach importance to providing services for new urban centers, industrial parks and clusters and trade villages...;

- To regularly repair, upgrade and consolidate the systems of sea and river dikes, especially in important areas. To complete soon sea dike repair and upgrading projects under the Quang Ninh-Quang Nam sea dike upgrading program, including a 91.5-km section running through Nam Dinh. To ensure safety for the sea dike system when they are hit by wind force-10 typhoons at a frequency of 5%.

To continue upgrading the irrigation system serving intensive cultivation and production restructuring. To prioritize the upgrading of key works, dredge and embank canals and ditches; embank Nam Ha canal and upgrade Nam Ha pump station, western Co Dam main canal, Hai Hau, eastern Giao Thuy and southern Nghia Hung irrigation systems...

IV. TERRITORY-BASED DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Development in different areas

On the basis of the characteristics of natural conditions, socio-economic development conditions and development orientations of industries and domains in the province, the province is divided into the following socio-economic development areas:

- Marine economic area, covering Giao Thuy and Hai Hau districts and communes and townships located in the south of Nghia Hung district (from road 56 seawards);

- Industrial and service area: covering Nam Dinh city and its vicinities;

- Area of agricultural production combined with industries and cottage industries, covering Xuan Truong, True Ninh, Nam True, Y Yen, Vu Ban and My Loc districts and communes and townships located in the north of Nghi Hung district.

Development orientations of areas:

a. Marine economic area:

- To prioritize investment in the development of aquatic and marine resources; to build aquatic and marine product processing establishments;

- To promote investment in the formation of Ninh Co general economic zone linked with Thinh Long seagoing ship building center, Hai Hau thermal power plant, a cluster of general port, oil and gas depots, aquatic product processing and pharmaceutical production...;

- To invest in upgrading transport infrastructure, construction of a new strategic coastal road; a new road from Nam Dinh city to Rang Dong township. To upgrade Quat Lam and Thinh Long tourist resorts and Xuan Thuy national park eco-tourist resort.

- To step by step build infrastructure in and upgrade Quat Lam and Thinh Long townships into towns functioning as tourist-service centers in the coastal area.

b. Industrial and service area of Nam Dinh city and its vicinities

To develop Nam Dinh city into an economic, cultural and social center acting as. the development core of the southern Red river delta sub-region; to build the infrastructure network in the city so that it will meet the criteria of a grade-II city and then a grade-I one. Nam Dinh city will be developed and expanded in association with its vicinities.

c. Area of agricultural production combined with industries and cottage industries:

- To promote agricultural development toward commodity production and ensuring food security. To develop agricultural product and food processing establishments, industrial clusters and trade villages in order to create more jobs and increase incomes for farmers;

- To accelerate the process of urbanization, invest in and develop Lam township into a town and Hong Tien, Bao Minh, Nghia An and Y Yen II industrial parks.

2. Urban development

- To speed up the process of urbanization, expand existing urban centers and build new ones. New urban centers must be associated with developing industrial parks, trunk roads and trade and service centers.

- To develop Nam Dinh city into an economic, cultural and social center of the southern Red river delta sub-region; to study the establishment of additional wards of Nam Dinh city when prescribed criteria are fully met.

- To concentrate resources, especially those from major big business groups and domestic and foreign investors, on building material-technical infrastructure in Thinh Long township (Hai Hau) in order to upgrade it into a city before 2015. The core of Thinh Long city will be Ninh Co economic zone.

- To build Ninh Co economic zone into a general one, including a general port zone, a shipbuilding yard, an oil refinery zone, a hi-tech zone, a pharmaceutical production complex, an aquatic product processing zone and other projects.

- To build Quat Lam township (Giao Thuy) and Lam township (Y Yen district) into towns after 2015. If criteria of a town are fully met, these townships may be recognized as towns before 2015.

- To upgrade infrastructure networks in townships. It is projected to form new townships in communes and inter-commune areas with developed cottage industries, services and trade.

V. MAJOR DEVELOPMENT SOLUTIONS

1. Mobilization of in vestment capital sources

The investment capital demand by 2020 is projected at about VND 296 trillion (according to current prices), including VND 35,967 billion for the period from now to 2010.

In order to meet the above investment demand, it is necessary to implement various measures for raising investment capital, studying and developing specific and favorable mechanisms and policies to encourage different sectors to make investment in various forms, with internal resources regarded as major ones; to properly mobilize resources from land funds for developing urban infrastructure, industries and cottage industries. To further strongly improve the investment environment to attract investment from non-state enterprises, the population and foreign direct investment.

To continue making use of ODA sources, formulate soon a strategy on attraction and use of ODA capital, particularly in the building of technical infrastructure in economic centers and areas with difficult socio-economic conditions, environmental protection works, hunger eradication and poverty alleviation, etc.

2. Implementation of mechanisms and policies

- To permit implementation of specific mechanisms and policies because the economic structure of Nam Dinh province has high shares of agriculture, forestry and fisheries, in order to ensure food security in the region.

- To further step up administrative reform to create a favorable environment, reduce troubles for enterprises and people and provide the best conditions for all economic conditions to participate in development investment.

- To develop and implement mechanisms and policies to encourage rice field accumulation in a rational manner so as to form large commodity production areas. To study and promulgate policies to support the construction of infrastructure in trade villages to promote their development.

3. Development coordination between Nam Dinh and other provinces in the region

To make plans on cooperation and coordination among provinces and cities in the Red river delta region, especially with provinces in the southern sub-region, on infrastructure development, building of tourist routes, trade promotion, exploitation of irrigation systems, technology transfer...

4. Human resources development

- To promote training of local human resources to meet the demand of the labor market and suit the provinces socio-economic structure.

-To improve the working environment, adopt policies to attract talents and highly skilled laborers to work permanently in Nam Dinh.

- To intensify training of business managers. To rearrange, and improve the qualifications of, state management personnel. To attach importance to training technical and qualified personnel for production and business.

- To increase investment in education and training, especially professional education and vocational training. To develop mechanisms to encourage development of vocational training institutions and expand vocational training in appropriate forms. To adopt policies on vocational training to help laborers switch to work in non-agricultural trades.

5. Scientific and technological development and environmental protection

- To properly implement measures of combining scientific and technological development with production and business; to step up the application of scientific and technological achievements and information technology to production, management, execution...

- To apply advanced technologies to agricultural and aquatic product processing and other processing industries. To adopt incentive policies for enterprises to apply new and advanced technologies to production and business.

- To build and expand good and highly efficient production and business models, especially in agriculture, fisheries and cottage industries.

- To take measures to strictly manage wastes in production establishments and trade villages; at the same time to develop mechanisms to encourage enterprises and trade villages to build establishments treat solid, liquid and gaseous wastes before being discharged into the environment.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF THE MASTER PLAN

- After the master plan is approved, it is necessary to expeditiously announce and disseminate it among all agencies, units and people. At the same time, to concretize its contents into five-year and annual socio-economic development plans in line with realities.

- To properly implement measures to supervise and appraise development investment according to the master plan and plans. To raise the responsibility of all levels, branches and localities in the implementation of the master plan. At the end of 2010, 2015 and 2020, to evaluate the implementation of the master plan, add and adjust its objectives as appropriate to realities.

- To formulate a program of action and development programs in each period in line with the orientations laid down in the master plan.

- To formulate sector and domain development plannings and detailed planning.

- To attach importance to investment in regional works already approved by the Prime Minister in Decision No. 109/2006/QD-TTg of May 19, 2006, approving the Scheme on the master plan on development of Nam Dinh city into an economic, cultural and social center in the southern Red river delta region.

Article 2. To assign the Peoples Committee of Nam Dinh province to base itself on the provinces socio-economic development objectives, tasks and orientations specified in the master plan to coordinate with concerned ministries and branches in directing the formulation submission for approval and implementation of:

- A master plan on socio-economic development of districts; a planning on development of the system of urban centers and population quarters.

- A construction planning, a land use planning and plan, and a planning on development of industries and domains to ensure uniformity and synchrony.

- To study, formulate and promulgate or submit to competent agencies for promulgation mechanisms and policies meeting the provinces development requirements in each period under the approved socio-economic master plan and other plans.

Article 3. To assign concerned ministries and branches to assist the Peoples Committee of Nam Dinh province in the process of organizing the implementation of this mater plan up to 2020, focusing the following major contents:

- Studying, formulating and promulgating or submitting to competent agencies for promulgation mechanisms and policies meeting the provinces socio-economic development requirements in each period in order to mobilize and effectively utilize resources, and encourage and attract investment for the fulfillment of the objectives and tasks stated in the master plan.

- Studying, adjusting and adding to their sector development plannings and investment plans relevant works and projects to be invested under the master plan.

Article 4. This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 5. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the president of the Peoples Committee of Nam Dinh province shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

LIST

OF PRIORITY INVESTMENT PROJECTS IN NAM DINH PROVINCE UP TO 2020
(Attached to the Prime Ministers Decision No. 87/2008/QD-TTg of July 3, 2008)

I. TECHNICAL INFRASTRUCTURE

1. Transport

- Project on an 68-km coastal road (Hai Hau-GiaoThuy).

- Project on Cau Gie- Ninh Binh expressway, the 21-km section in Y Yen.

- Project on national highway 21, the 60-km Nam Dinh- Thinh Long section (Nam Dinh).

- Project on building 3 bridges over Dao river (Nam Dinh city), H30-XB80.

- Project on building a new road linking Phu Ly and Nam Dinh city.

- Project on building a new road linking Nam Dinh city and Rang Dong township.

- Project on road 490 (Nam Truc - Nghia Hung).

- Project on 47-km road 56 (Y Yen - Giao Thuy).

- Project on 14-km road 481 (Xuan Truong-GiaoThuy).

- Project on 7-km road 481 (Xuan Truong-Hai Hau).

- Project on 5-km road 487 (38A), Nam Dinh city.

- Project on 18-km road 480 (53A, 53B), in Truc Ninh.

- Project on 15-km road 485 (57A), Y Yen.

- Project on 10-km road 486 (provincial highway 12), Vu Ban- Y Yen.

- Project on road 482 (provincial highway 56), Vu Ban Y Yen.

- Project on 45-km road 488, Truc Ninh - Hai Hau.

- Project on 7-km road 64 (Y Yen).

- Project on linking Tran Hung Dao avenue - (Nam Dinh city) with national highway 21.

- Project on relocation of Nam Dinh port out of the city center.

- Project on renovation of Lach Giang estuary and upgrading of Hai Thinh port.

2. Urban infrastructure, water supply and drainage and public facilities

- Nam Dinh water supply project, phase 3 (Nam Dinh city), with a capacity of 75,000 m3/ day and night.

- Nam Dinh water supply project (Nam Dinh), with a capacity of 2,500 m3/day and night.

- Project on infrastructure in Nam Dinh citys low-income population quarters (Nam Dinh city).

- Project on embankment of Nam Dinh city lake, with an area of 50 ha.

- Project on embankment of 6-km Dao river (Nam Dinh city).

- Project on infrastructure in new urban centers in Nam Dinh city.

- Project on construction of infrastructure in Thinh Long township to upgrade it into a town.

- Project on construction of infrastructure in Lam and Quat Lam townships to upgrade them into towns.

3. Industrial park infrastructure

- Project on construction of infrastructure of 327-ha Hoa Xa industrial park (Nam Dinh city).

- Project on construction of infrastructure of 51 -ha An Xa industrial park (Nam Dinh city).

- Project on construction of infrastructure of My Trung industrial park (Nam Dinh city and My Loc).

- Project on construction of infrastructure of new industrial parks in the province.

4. Irrigation and dikes

- Embankment of Xuan Ha sea dike (Hai Hau).

- Project on embankment of Hong Hu Bi river dike (My Loc).

- Project on dredging of Ninh Co river (Xuan Truong).

- Project on renovation of the irrigation system in eastern Giao Thuy.

- Project on renovation of the irrigation system in the So river basin.

- Project on building of Nam Ha pump station (Nam Truc).

- Upgrading the Hau Hau district drainage system (Hai Hau).

- Project on expansion and upgrading of Con Nhat canal (Giao Thuy).

- Project on upgrading Nam Dinh provinces sea dikes for combined use as tourist roads.

- Project on upgrading of the dike system and embankment of rivers in Nam Dinh province.

- Southern Nghia Hung irrigation project (Nghia Hung).

II. AGRICULTURE, FORESTRY AND FISHERIES

- Xuan Thuy national park project (Giao Thuy).

- Project on aquaculture in Bach Long farm (Giao Thuy) on 100 ha.

- Bach Long industrial shrimp rearing project (Giao Phong- Giao Thuy) on 150 ha.

- Xuan Thuy national park buffer zone project (Giao Thuy).

- Project on aquaculture (Hai Hau) on 140 ha.

III. SERVICES

- Project on infrastructure of Huu Bi landing stage-Tuc Mac tourist route (Nam Dinh city).

- Project on infrastructure in Phu Day-Vieng market complex (Vu Ban).

- Project on a general service zone (Vu Ban) on 120 ha.

- Quat Lam - Thinh Long tourist resort project (Giao Thuy - Hai Hau) on an area of 315 ha.

- Rang Dong tourist resort (Nghi Hung).

- Project on infrastructure of Dien Xa eco-tourist village, stage I (Nam Truc).

- Project on Nam Dinh city general trade-service cluster.

- Project on a service-trade center in Yen Bang commune (Y Yen).

- Project on upgrading of markets.

IV. SOCIAL, SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL DOMAINS

- Project on Tran dynasty cultural zone (Nam Dinh city).

- Project on a 700-bed hospital (Nam Dinh city).

- Project on Hoang Van Thu lower secondary school (Nam Dinh city) on 3,950 m2

- Project on Luong The Vinh lower secondary school (Nam Dinh city) on 4,017 m2

- Project on Tran Dang Ninh lower secondary school (Nam Dinh city) on 4,552 m2

- Project on Nguyen Duc Thuan school.

- Project on a 150-bed tuberculosis hospital (Nam Dinh city).

- Project on a maternity hospital (Nam Dinh city) on 7,095 m2.

- Project on expansion of Nam Dinh vocational training college.

- Expansion of the mechanical-electricity secondary school (Nam Dinh).

- Project on an agricultural economic and technical college (Nam Dinh).

- Project on upgrading of healthcare equipment and facilities

- Project on Nam Dinh radio and television station (Nam Dinh city), with an antenna tower of 180m.

- Project on Nam Dinh provinces museum (Nam Dinh city).

- Project on Nam Dinh students cinema center on 1,380 m2.

- Project on a monument to Nam Dinh provinces fallen heroes (Nam Dinh city).

- Project on Xuan Truong district education, labor and social affairs center on 2.2 ha.

- Project on Xuan Truong center for management and employment for drug detoxifiers on 3.5 ha.

- Project on Nam Dinh city detoxification center.

- Project on late General Secretary Truong Chinhs memorial zone (Xuan Truong).

- Project on Nam Dinh provinces exhibition center (Nam Dinh city).

- Project on relocation of the cultural and arts school (Nam Dinh city).

- Project on Nam Dinh provinces information technology center (Nam Dinh city) on 50,000 m2

V. SECURITY AND DEFENSE

- Project on a fishing port and a storm sheltering zone at Ninh Co estuary (Hai Hau), with 256-m piers.

- Project on a center for training police dogs and a garrison for training mobile police (Nam Dinh city) on 3,000 m2.

- Project on fire prevention and fighting in Hoa Xa industrial park.

VI. INDUSTRIES

1. Ship and automobile industries

- Project on building of Thinh Long shipbuilding plant to build seagoing ships of 6,500-15,000 DWT.

- Project on building of a new shipbuilding plant of Truong Xuan shipbuilding industry joint-stock company to build river-going and seagoing ships, in Xuan Tan. Xuan Truong district.

- Project on stage-I upgrading and expansion of the shipbuilding plant of Hoang Anh shipbuilding industry joint-stock company to build river-going cum seagoing ships of up to 3,000 DWT, in Xuan Hung. Xuan Truong district.

- Project on building of a new ship furniture workshop of Hoang Anh shipbuilding industry joint-stock company.

- Project on upgrading of and in-depth investment in Nam Ha shipbuilding plant to build high-quality river-going cum seagoing ships of up to 3,000 DWT in Nam Dinh city.

- Project on upgrading of and in-depth investment in Dao river shipbuilding industry joint-stock company to build river-going cum seagoing ships of up to 1,000 DWT in Nam Dinh city.

- Investment project on building of a new factory to manufacture electric cabinets and boards of ships, in My Trung industrial park.

- Investment project on expansion of the automobile transport joint-stock company to assemble passenger cars and manufacture automobile details for assembly, in My Trung industrial park.

- Investment project on building of a factory to manufacture electric equipment for cars, in My Trung industrial park.

- Investment project on building of Red river light truck and mini bus assembly plant with a capacity of 5,000 cars/year in the first stage, in Hoa Xa industrial park.

- Project on assembly of light trucks and agricultural cars. Duc Phuong limited liability company, with a capacity of 5,000 cars/year in the first stage, in Hoa Xa industrial park.

- Project on a plant to manufacture car parts and assemble cars, HONLEI Vietnam company, to assemble light trucks and pick-up vans, with a capacity of 5,000 cars/year in the first stage, in Hoa Xa industrial park.

- Project on building of a factory to manufacture car seats, with a capacity of 150,000 seats/year, in My Trung industrial park, MyLoc district.

- Investment project on building of a plant to manufacture high-quality tightening details for automobile, motorcycle and shipbuilding industries, with a capacity of 500 tons/year, in My Trung industrial park.

Investment project on building of a plant to manufacture mechanical details for ships, in My Trung industrial park.

- Investment project on building of a plant to manufacture anchor chains for ships, with a capacity of 300 km/year, in My Thing industrial park.

- Investment project on building of a plant to manufacture valves for ships, with a capacity of 5,000 valve units/year, in My Thing industrial park.

- Investment in a plant to manufacture equipment, machines and mechanical details for ships (anchor winching devices, steering devices, gear boxes for lifting equipment of propeller shafts and transmission shafts...), in My Trung industrial park.

- Investment project on building of a plant to manufacture gear boxes and clutches for cars, with a capacity of 50,000 sets (each type)/year, in My Trung industrial park.

2. Textile and garment - footwear industries

- Project on relocation of Nam Dinh textile company into Hoa Xa industrial park.

- Project on relocation of Nam Dinh silk weaving company into Hoa Xa industrial park.

- Project on construction of a center for textile and garment development; textile and garment vocational training; fashion exhibition and shows, model design, a center for trading and production of accessories for the garment industry, in Nam Dinh city.

- Investment in modern yarn spinning machines to produce high-grade combing yarns at a high automation level and with a capacity of 3,000 tons/year.

- Investment in a factory to produce plain fabrics of wide sizes, with a capacity of 12 million m/year.

- Investment in a combined knitting, dying, finishing and sewing factory, with a capacity of 1,500 tons/year.

- Investment in a factory to produce garment accessories: zippers, marks, elastic strings, lining materials, buttons...

- In-depth investment in existing silk factories to fully tap their existing capacity and raise the quality of mulberry and silkworms, and silk.

- Investment in sewing factories with a total capacity of 2 million products/year in districts where conditions permit.

- Investment in a dying factory to finish shuttle-woven fabrics, with a capacity of 20 million m/year.

- A high-quality yarn factory, with a capacity of 3,000 tons/year.

- A weaving factory, with a capacity of 12 million m/year.

- A knitting factory, with a capacity of 1,500 tons/year.

3. Agricultural, forest and aquatic product processing industry

- In-depth investment in renovating machinery and equipment of Nam Dinh export food processing company to increase the capacity of processing frozen meat for export to 4,000 tons/ year.

- To build a new establishment to slaughter cattle, produce smoked meat and sausages, with a capacity of 4,000-6,000 tons/year.

To build a new establishment to process canned pork and poultry, with a capacity of 2,000-3,000 tons/year, in Nam Dinh province.

- To build a workshop to freeze and preliminarily process pork, chicken and duck meat... in the south of the province, with a capacity of 2,000-3,000 tons/year.

- To build 3 rice-processing clusters in Giao Thuy, Hai Hau and Nghia Hung districts, with a capacity of 3,000-4,000 tons/cluster/year.

- To build an aquatic and marine product processing zone in Thinh Long township (a fish powder processing line with a capacity of 2,000 tons of finished products/year, an aquatic and marine product preliminary processing workshop and an ice-making factory with a capacity of 50-100 tons/day, a line of production of cattle, poultry and shrimp feeds, with a capacity of 5,000 tons/year and an aquatic product processing plant with a capacity of 3,000-5,000 tons/year).

- To expand the production of fish sauce, dried fish and dried fish powder in coastal communes of Hai Hau and Giao Thuy.

- To build a line of production of animal feed in Hai Hau animal feed joint stock company, with a capacity of 4,000-5,000 tons/year.

- To build a cattle feed processing workshop in Truong Xuan company in Thinh Lam industrial cluster.

- To produce fish sauce in Sa Chau (Giao Thuy), 1 million liters/year.

- To build a fish sauce and dried fish processing workshop in Rang Dong industrial cluster.

- To build an export oyster processing plant.

-To expand Xuan Thuy export aquatic product processing plant to have a capacity of 2,000 tons/ year.

- To increase the capacity of NADA beer factory to 50-60 million liters/year.

- To increase the capacity of Ba Lan beer factory to 10 million liters/year.

- To invest in the production of rice liquor in Lac Quan, with a capacity of 1 million liters/year.

- To build a mineral water factory in Hai Hau, with a capacity of 15 million liters/year.

- To build a vegetable and fruit processing line in Lac Quan, with a capacity of 10,000 tons/year.

- To expand the capacity of the nutritious powder factory to 18,000 tons/year.

- To build an instant noodle and porridge factory with a capacity of 3,000 tons/year in Nam Dinh city.

- To build an industrial salt production line, with a capacity of 5,000 tons/year in Hai Hau.

- To build a salt and salt product processing factory in Thinh Lam industrial cluster.

- To increase the production capacity and expand the export market of Nam Dinh forest product joint stock company.

- To expand the production capacity of fine-arts wood processing units: Hoa Phuong, Le Phuong, July 27 limited liability companies...

- To build an artificial board production line in Nam Dinh materials, construction and installation company, with a capacity of 5,000 m3/year.

- To build a line to print marks for export garments, with a capacity of 300 tons/year in Nam Dinh city.

- To build a large export wood furniture plant in Nam Dinh city (joint venture or with 100% of foreign capital).

4. Building materials industry

- To make in-depth investment to increase the capacity of existing tunnel brick factories.

- To build several new small brick tunnel factories in Y Yen, Vu Ban and True Ninh, with a capacity of 5-10 million bricks/year.

- To restore the operation of the granite brick factory, with a capacity of 1 million/year.

- To expand and increase the capacity of Nam Dinh flooring tile factory and Vu Ban enameled flooring tile factory to 0.51-1 million m2/year.

- To increase the capacity of the concrete factory of Nam Dinh construction and installation company I to 15,000 million m3/year.

- To invest in the production of glass fabric, with a capacity of 100.000 m2/year.

- To build an establishment to produce new composite materials from organic glue and glass fiber.

5. Chemical industry

- To make in-depth investment in equipment of Nam Dinh pharmaceutical joint stock company to aaract projects to produce antibiotic materials.

- To build new lines to produce paints and industrial detergents for textile and garments and other industries, with a capacity of 3,000 tons/year in Nam Dinh city.

- To expand the production capacity of Nam Ha industrial gas limited liability company.

- To build a plant to produce PET bottles and other packaging products for mineral water and fish sauce plants..., with a capacity of 20 million bottles/year.

- To build a factory to produce hi-tech plastic products, with a capacity of 500 tons/year.

- To build a plastic pipe and parts factory, with a capacity of 3,000 tons/year.

Note: The size, scale and total investment capital of each project will be calculated, selected and determined in the stage of formulation and submission for approval of investment projects as appropriate to realities.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 87/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư 03/2008/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu

Chính sách

văn bản mới nhất