Quyết định 86/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 86/2009/QĐ-TTg

Quyết định 86/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:86/2009/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:17/06/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 86/2009/QĐ-TTg NGÀY 17 THÁNG 06 NĂM 2009  

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; tăng cường liên kết với các tỉnh trong vùng, cả nước và hội nhập quốc tế; phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

2. Phát huy tối đa lợi thế so sánh của Cố đô Huế, xây dựng thành phố Huế thành trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh, trung tâm du lịch, văn hóa, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học của cả nước, trung tâm thương mại và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

3. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế; mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao.

4. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa (dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp); tạo bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

5. Phát triển bền vững về kinh tế, gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã công bố, đồng thời lấy phát triển công nghiệp, du lịch làm hạt nhân của phát triển kinh tế và coi trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhanh chóng biến lợi thế thành nguồn lực bên trong vững mạnh, tăng cường liên kết với các tỉnh xung quanh để tạo thành một hệ thống hợp tác phát triển bền vững trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giữa các đô thị của Vùng, các khu kinh tế, khu công nghiệp thông qua hành lang kinh tế Đông – Tây, quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc.

6. Phát huy nhân tố con người, trong đó coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng và phát triển các trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu đi đôi với việc đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo.

7. Coi trọng công tác cải cách hành chính nhất là thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy dân chủ và sức mạnh của các thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư thân thiện với các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

8. Bảo đảm phát triển bền vững về xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội đối với khu vực nông thôn, miền núi.

9. Bảo đảm phát triển bền vững môi trường sinh thái, gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa truyền thống, các giá trị văn hóa lịch sử của Cố đô Huế, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái môi trường, cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử.

10. Quốc phòng, an ninh luôn được củng cố vững chắc, bảo đảm tốt phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển. Duy trì hữu nghị quan hệ với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam – Lào. Triển khai nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm của một địa bàn xung yếu.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

a) Mục tiêu kinh tế

- Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 – 2010 đạt 15 – 16%; thời kỳ 2011 – 2020 đạt 12 – 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người tăng kịp và vượt so với mức bình quân chung của cả nước ngay trong thời kỳ 2006 – 2010 và đạt trên 1.000 USD (giá năm 2005) vào năm 2010, đến năm 2020 đạt trên 4.000 USD/người (giá thực tế);

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2010, cơ cấu kinh tế sẽ là: dịch vụ 45,9%, công nghiệp – xây dựng 42,0%, nông – lâm – ngư nghiệp 12,0%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là 45,4% - 46,6% - 8,0% và đến năm 2020 là 47,4% - 47,3% - 5,3%;

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020;

- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13 – 14% từ GDP vào năm 2010 và trên 14% vào năm 2020.

b) Mục tiêu xã hội

- Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;

- Giảm dần tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 – 2010 dưới 1,2%, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,3 – 0,4‰; sau năm 2010, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 1,1 – 1,2%.

- Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 5%; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên trên 80% vào năm 2010 và khoảng 90% vào năm 2020. Nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên trên 14 nghìn lao động/năm giai đoạn 2006 – 2010 và 16 – 17 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 – 2020. Phấn đấu đến năm 2010, lao động xuất khẩu đạt 2.000 – 2.500 lao động/năm; đến năm 2020 đạt 5.000 – 6.000 lao động/năm. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 40% vào năm 2010 và trên 50% vào năm 2020.

- Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: mẫu giáo trên 70%; tiểu học trên 99,5%; trung học cơ sở trên 99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2020, tỷ lệ như sau: nhà trẻ là 50%, mẫu giáo trên 90%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,9%, trung học phổ thông 75%. Đến năm 2010, hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục trung học ở thành phố Huế và các huyện đồng bằng;

- Đến năm 2010, có 98% số hộ có điện sử dụng; 95% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh;

- Hạn chế và giảm đáng kể, tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút HIV/AIDS và các bệnh dịch khác. Duy trì kết quả 100% trạm y tế xã có bác sỹ; đến năm 2010, đạt 12 bác sỹ/vạn dân và khoảng 15 bác sỹ/vạn dân vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt 37 giường vào năm 2010, trên 40 giường vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 5% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% vào năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020;

- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đưa các môn thể thao mũi nhọn và truyền thống của địa phương tiến kịp trình độ khu vực và cả nước.

c) Mục tiêu về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020;

- Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng nhập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá;

- Các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề phải xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường;

- Phòng chống, hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt .v.v…

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HƯỚNG ĐỘT PHÁ

1. Lựa chọn hướng phát triển đột phá

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học công nghệ của Tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Xây dựng thành phố Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm đào tạo đại học và y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao của cả nước, trung tâm dịch vụ của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung và Tây Nguyên;

- Tập trung phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trên nhiều lĩnh vực như cảng, dịch vụ cảng, khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu du lịch chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, sân golf.v.v...;

- Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả trong công nghiệp bằng cách phát triển các ngành sản xuất chủ lực: công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp điện tử, công nghiệp công nghệ cao. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với các khu, cụm công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên, có quy mô và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến đồ uống và công nghiệp thực phẩm.v.v… Xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa gắn với quá trình đô thị hóa, tạo việc làm phi nông nghiệp. Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp; xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, vừa, các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là làng nghề truyền thống và làng có nghề phục vụ xuất khẩu;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.

2. Định hướng ưu tiên phát triển đến năm 2020.

- Tập trung đầu tư, sớm hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thành xây dựng các công trình lớn;

- Chú trọng phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về an toàn môi trường ngay trong công tác quy hoạch và điều hành;

- Đầu tư phát triển thành phố Huế thành hạt nhân tăng trưởng, làm nòng cốt thúc đẩy để sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương;

- Đầu tư phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng phía Nam của Tỉnh, từng bước trở thành trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miển Trung và cả nước;

- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu A Đớt thành một trong những trung tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại đường biên giữa Việt Nam với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây;

- Cơ cấu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế nông thôn như một vành đai, vệ tinh phát triển của Khu kinh tế và các đô thị trong Tỉnh; phát triển vùng kinh tế Tam Giang – Cầu Hai;

- Hoàn thiện quy hoạch không gian lãnh thổ theo hướng tạo các đô thị gắn kết với nhau và với các khu vực nông thôn trên hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ;

- Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

- Gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo đảm an ninh – quốc phòng tạo thế ổn định vững chắc về chính trị để phát triển kinh tế và xã hội.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Dịch vụ

- Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của Vùng trên cơ sở nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục .v.v… Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với các trung tâm dịch vụ lớn là đô thị Huế, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt.

- Phát triển bền vững ngành du lịch nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010, thu hút từ 2 – 2,5 triệu lượt khách du lịch/năm, trong đó đạt 1 triệu lượt khách quốc tế/năm; tăng doanh thu di lịch 30%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010; tốc độ tăng trưởng về số lượng khách du lịch từ 15 – 20%/năm trong giai đoạn 2011 – 2020.

- Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lịch sử và văn hóa, quảng bá mạnh thương hiệu Huế trên các thị trường tiềm năng; đa dạng hóa và nâng cao các sản phẩm du lịch; xây dựng chiến lược phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển ngành du lịch.

- Xây dựng chiến lược chung về hội nhập quốc tế các lĩnh vực dịch vụ và chiến lược cạnh tranh cho các hàng hóa dịch vụ của Tỉnh phù hợp với lộ trình các cam kết hội nhập.

- Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu, hàng hóa có giá trị gia tăng cao. Chủ động tìm kiếm thị trường quốc tế, duy trì và phát triển các thị trường truyền thống EU, Nhật Bản, ASEAN, quan tâm đúng mức ngoại thương với cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

2. Công nghiệp

- Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 21% giai đoạn 2006 – 2010, 15% giai đoạn 2011 – 2015 và 14% giai đoạn 2016 – 2020.

- Khai thác tốt những nguồn lực có lợi thế của địa phương. Ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả cao, chú trọng các ngành có thị trường, công nghệ cao, thu hút nhiều lao động.

- Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng hình thành những sản phẩm công nghiệp chủ lực có trình độ công nghệ tiên tiến, có năng lực cạnh tranh. Tập trung xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tin học phần mềm, công nghiệp chế biến sâu về nông sản, thực phẩm; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.v.v…

- Phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, tạo cơ hội công ăn việc làm và tăng thu nhập của người lao động.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, hạ tầng các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền, Phú Đa, La Sơn, Quảng Vinh; các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở các huyện và thành phố Huế trở thành các trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học.

3. Nông, lâm nghiệp, thủy sản.

- Nâng giá trị bình quân 1 ha canh tác đất nông nghiệp lên trên 50 triệu đồng; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp; ổn định tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp với nhịp độ 4 – 5% giai đoạn 2006 – 2010 và khoảng 3% giai đoạn 2011 – 2020.

- Về nông nghiệp: phát triển toàn diện, bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Gắn phát triển nông – lâm – ngư nghiệp với bảo vệ tài nguyên đất, rừng và biển, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nền nông nghiệp sinh thái sạch với công nghệ cao và công nghệ sinh học. Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển ngành nghề nông thôn.

- Về lâm nghiệp: phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường. Bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. Trong 10 năm tới trồng mới khoảng 40 – 45 nghìn ha rừng; khoanh nuôi tái sinh; chăm sóc bảo vệ rừng nhằm phục hồi, làm giàu khoảng 100 nghìn ha rừng; nâng độ che phủ rừng lên 55% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020.

- Về thủy sản: khai thác tổng hợp vùng ven biển, đầm phá nước lợ và sông đầm nước ngọt; kết hợp đảm bảo tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy hải sản và môi trường sống van biển, đầm phá. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt nhịp độ tăng trưởng là 7 – 8% thời kỳ 2006 – 2010 và 8 – 9% thời kỳ 2011 – 2020.

- Chuyển đổi cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn, đến năm 2010 còn khoảng 50% lao động làm nông nghiệp và đến năm 2020 còn khoảng 13 – 15%.

4. Phương hướng phát triển văn hóa – xã hội.

a) Dân số, lao động và xóa đói giảm nghèo.

- Quy mô, cơ cấu dân số: dự báo quy mô dân số tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2020 là 1.356,6 nghìn người, dân số thành thị khoảng 949,6 nghìn người, chiếm 70% dân số. Dân số lao động (15 – 59 tuổi) là 773,3 nghìn người, chiếm 57% dân số.

- Công tác dân số, gia đình và trẻ em: đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, tăng cường hoạt động giáo dục truyền thông hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em, quan tâm nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia về dân số, gia đình và trẻ em.

- Lao động và việc làm: phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội từng vùng. Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng cơ hội việc làm cho người lao động. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

- Giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội: tập trung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo. Cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là ở vùng miền núi, vùng đầm phá, ven biển. Tổ chức tốt chính sách định canh, định cư, ổn định đời sống dân cư theo quy hoạch; lập quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp và hộ nghèo vùng đô thị.

- Thực hiện tốt các chính sách xã hội cho các đối tượng thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Quan tâm tới những người già neo đơn, người tàn tật, những người bị nhiễm chất độc màu da cam, làm tốt chính sách an sinh xã hội.

b) Y tế và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Nâng cao chất lượng sức khỏe toàn dân. Phấn đấu đến năm 2010, đạt 100% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 10 loại vắc xin; giảm tỷ lệ chết của trẻ dưới 1 tuổi còn 7‰, tỷ lệ chết của trẻ dưới 5 tuổi còn 2,5‰; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 20% vào năm 2010 và dưới 5% vào năm 2020.

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa những bệnh xã hội và bệnh mới xuất hiện. Kiểm soát, không để xảy ra dịch bệnh lớn. Chủ động ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Đầu tư khai thác vốn quý về y học cổ truyền và sản xuất dược liệu của Tỉnh. Thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất mạng lưới y tế cơ sở, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chú trọng phát triển nguồn nhân lực; phấn đấu đến năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Tiếp tục củng cố và phát triển các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện, các phòng khám đa khoa khu vực; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, giải quyết tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến trên. Kêu gọi đầu tư bệnh viện quốc tế, các bệnh viện chuyên khoa… Khuyến khích xã hội hóa y tế, phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

- Hoàn thành nâng cấp Bệnh viện Trung ương Huế - Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao cho cả vùng; ổn định hoạt động của Trung tâm y tế chuyên sâu. Nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành Trung tâm y tế dự phòng khu vực Bắc miền Trung; thành lập Trung tâm kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm và bệnh phẩm cấp vùng trên cơ sở tăng cường năng lực của Trung tâm Dược phẩm, hóa mỹ phẩm.

c) Giáo dục – đào tạo.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở từng cấp học, bậc học; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giải quyết mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao. Xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng về chuyên môn, có đạo đức sư phạm. Có chính sách thu hút, bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Quan tâm phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở các xã vùng gò đồi miền núi, vùng đầm phá ven biển; củng cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2010, hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học ở thành phố Huế và 6 huyện đồng bằng. Nâng cao tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở các cấp học, 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều được học tin học và từng bước kết nối mạng Internet trong trường học. Xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, trường học thân thiện, học sinh tích cực, trong đó, tất cả các trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010. Phát triển hệ thống trường chất lượng cao trong các cấp học. Hoàn thành kiên cố hóa trường lớp và xây nhà công vụ cho giáo viên.

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng, đa dạng hóa hệ thống trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu trong Tỉnh và vùng phụ cận. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các loại hình trường ngoài công lập.

- Mở rộng nâng cấp hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng, trung học theo hướng đa ngành hóa, công nghệ hóa; phát huy vai trò một trung tâm quan trọng về đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề kho khu vực miền Trung và cả nước. Phấn đấu đầu tư xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia trước năm 2015 với các thiết chế của trung tâm đào tạo đa ngành, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học và sau đại học cho khu vực miền Trung và cả nước. Tăng cường hợp tác quốc tế, phấn đấu xây dựng trường Đại học quốc tế tại Huế. Phát triển trường Đại học Mỹ thuật và Học viện Âm nhạc Huế. Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của các trường Đại học.

- Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Coi trọng cả đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đầu đàn, cán bộ khoa học kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và nghệ nhân lành nghề. Gắn giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật với việc mở rộng thị trường sức lao động.

- Thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục – đào tạo, coi trọng giáo dục phổ cập, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, đặc biệt là dân cư nông thôn và miền núi. Xây dựng một xã hội hướng tới học tập thường xuyên, với các hình thức giáo dục đa dạng, hiện đại. Khuyến khích phát triển hệ ngoài công lập ở tất cả các cấp, bậc học phổ thông; 100% xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng.

d) Văn hóa, thông tin, thể dục – thể thao.

- Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống; xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hóa – du lịch đậm đà bản sắc dân tộc và văn hóa Huế. Hoàn thành cơ bản công tác trùng tu, bảo tồn và tôn tạo di tích Cố đô Huế.

- Xây dựng và từng bước hiện đại hóa hệ thống thiết chế văn hóa các cấp. Nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm văn hóa. Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế về văn hóa.

- Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn học nghệ thuật, động viên năng lực sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ. Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin đại chúng, chuẩn bị các điều kiện để quản lý và sử dụng tốt mạng Internet.

- Chuyển đổi mạnh thể thao theo hướng dịch vụ, chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa. Phát triển thể thao chuyên nghiệp, thể thao quần chúng. Xây dựng các trung tâm văn hóa – thể thao cấp huyện có thiết chế đủ để chỉ đạo quản lý, phát triển phong trào thể dục thể thao cơ sở. Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm thể thao mạnh của miền Trung.

đ) Khoa học – công nghệ và môi trường

Khoa học – công nghệ:

- Nâng cao trình độ và năng lực ứng dụng khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ quốc gia và quốc tế vào sản xuất và quản lý. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn, chú trọng công tác điều tra cơ bản.

- Xây dựng và phát triển công nghệ thông tin thành một hoạt động phổ cập trong toàn xã hội. Thực hiện thành công chương trình Chính phủ điện tử, xây dựng được môi trường thông tin điện tử cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, trường học và toàn xã hội. Phát triển công nghệ thông tin thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Tăng cường hợp tác, liên kết trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học. Khuyến khích các hoạt động môi giới, chuyển giao công nghệ, đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu. Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn vốn cho khoa học – công nghệ, hình thành thị trường khoa học – công nghệ.

- Phối hợp với đại học Huế xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; xây dựng các trung tâm chuyên ngành quốc gia tại Huế. Phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm mạnh của cả nước về nghiên cứu y học, giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin, bảo tồn di tích, khoa học xã hội và nhân văn.

Bảo vệ môi trường:

- Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành. Coi trọng công tác truyền thông giáo dục và xã hội hóa việc bảo vệ môi trường. Áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Tăng cường công tác quản lý và xử lý chất thải rắn tại các đô thị, khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp tập trung và khu du lịch.

- Nghiên cứu việc chống xói lở biển Thuận An, Tư Hiền, các bờ sông; xử lý các vấn đề môi trường phát sinh do biển động của các cửa biển, chống xâm thực sông biển. Nghiên cứu bảo vệ nguồn gen động, thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã, giống thủy sản đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Xây dựng Bảo tàng thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao, không thoái hóa, không làm tổn hại đến đa dạng sinh học.

- Thực hiện quá trình “công nghiệp hóa sạch”. Thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy trình quy hoạch, kế hoạch hóa sự phát triển ở mọi cấp, Ban hành quy định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống tự giám sát về môi trường.

e) Phát triển kinh tế gắn an ninh, quốc phòng và công tác nội chính

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng – an ninh và đối ngoại; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng một số công trình phòng thủ ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn Tỉnh.

- Xây dựng phương án chủ động, kịp thời phòng chống, cứu hộ, cứu nạn nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trong trường hợp xảy ra thiên tai. Củng cố tổ chức cán bộ cho các ngành nội chính.

- Tăng cường chỉ đạo công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý nghiêm minh và kịp thời các vụ việc tiêu cực. Chỉ đạo thực hiện tốt quy chế công khai, dân chủ ở cơ sở, chế độ tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

- Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và chỉ đạo thực hiện có nề nếp các chế độ, sinh hoạt, công tác.

V. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Phấn đấu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hạt nhân, đô thị trung tâm là thành phố Huế, đô thị vệ tinh là thành phố mới Chân Mây – Lăng Cô, các thị xã Hương Thùy, Hương Trà, Thuận An, Phong Điền, và các thị trấn gắn với các điểm dân cư tập trung của các huyện, các khu công nghiệp, khu du lịch. Đẩy nhanh tiến độ hình thành cụm đô thị động lực Huế - Tứ Hạ - Phú Bài – Thuận An – Bình Điền trở thành khu vực nội thị thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai; xây dựng mới thành phố Chân Mây – Lăng Cô và các đô thị Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thanh Hà, Vinh Thanh, Vinh Hưng, A Đớt, Hồng Vân…

- Thành phố Huế là đô thị trung tâm, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam được tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại phù hợp với thành phố Di sản, thành phố Festival, một trung tâm đầu mối giao thương trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây và được phát triển tương xứng với vị trí một trung tâm văn hóa du lịch và giao dịch quốc tế, trung tâm đào tạo đại học, y tế chuyên sâu và y tế chất lượng cao của cả nước, trong một trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

- Tập trung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn, một đô thị hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế, trung tâm vận tải biển. Phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô trong mối quan hệ, phối hợp với thành phố Huế, Đà Nẵng, các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, hành lang kinh tế Đông Tây; đảm bảo hiệu quả kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Đối với vùng đồng bằng: đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để bảo đảm an ninh lương thực, tạo điều kiện vững chắc cho các ngành khác phát triển, tập trung xây dựng tốt hệ thống thủy lợi, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng nhanh giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác. Khuyến khích phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản quy mô vừa và nhỏ; từng bước phân bổ lại lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động thuần nông, tăng tỷ lệ lao động ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn. Phát triển kinh tế gắn với việc xây dựng và phát triển nông thôn mới.

- Đối với vùng biển – đầm phá: phát huy mọi tiềm lực và lợi thế, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trở thành vùng phát triển năng động toàn diện bao gồm du lịch, thủy sản, nông, lâm, công nghiệp chế biến. Mở rộng các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn, vườn rừng, phát triển mô hình kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng; giải quyết cơ bản khâu thủy lợi và nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cát.

- Đối với vùng gò đồi, miền núi; xây dựng và phát triển theo hướng bền vững, hình thành một vùng kinh tế nông – lâm – công nghiệp chế biến gắn với phát triển dịch vụ và du lịch. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng vùng căn cứ hậu cần, kỹ thuật vững chắc. Thực hiện quy hoạch phát triển dân cư, di dân vào các vùng đệm gần biên giới, vừa khai thác tốt đất trống vừa hình thành các làng bản bảo vệ biên giới tạo thành hành lang kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.

VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG

1. Mạng lưới giao thông:

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo giao thông thông suốt giữa các vùng trong Tỉnh, giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gắn với việc khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.

- Đầu tư xây dựng đường bộ, đường sắt cao tốc, đường Hồ Chí Minh phía Đông, hầm đường bộ đèo Phú Gia, Phước Tượng; nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 49A, mở rộng đường La Sơn – Nam Đông, đầu tư mới đường 71 và 74 nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A và các cảng biển; đường tới các cửa khẩu S3 và S10 nối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 49B; các cầu vượt đầm phá Ca Cút, Vĩnh Tu, Hà Trung, cầu và đập Cửa Lác; các cầu qua sông Hương, sông An Cựu; hệ thống đường ven biển, đầm phá; hoàn thành hệ thống đường tuần tra biên giới.

- Đầu tư mới gia đường sắt Lăng Cô gắn với nhu cầu phát triển khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và đô thị Chân Mây; di chuyển ga Huế ra khỏi nội đô và nâng cấp thành ga trung tâm của Thành phố; các ga hàng hóa sẽ được đầu tư xây dựng tại ga Hương Thủy, Văn Xá và Thừa Lưu. Nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài đáp ứng nhu cầu vận chuyển 2 triệu hành khách/năm và 100 nghìn tấn hàng hóa/năm.

- Khai thác có hiệu quả cảng Chân Mây, từng bước đầu tư mở rộng thành cảng trung tâm phân phối quốc tế nối Đông và Tây, cảng hành khách của tuyến cao tốc trên biển; nâng công suất cảng Chân Mây đạt 2,2 đến 2,3 triệu tấn/năm vào năm 2010, đạt 6 triệu tấn/năm vào năm 2020, đủ năng lực đón tàu 50.000 DWT. Mở rộng cảng Thuận An đạt công suất 1,5 triệu tấn/năm, vào năm 2020, đủ năng lực đón tàu 5.000 DWT. Xây dựng cáp quang vào cảng Chân Mây, nghiên cứu xây dựng hệ thống đường ống vận tải xăng dầu, khí hóa lỏng từ cảng Chân Mây đến các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.

- Tập trung mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường nội thị thành phố Huế và các thị trấn huyện lỵ; phát triển mạng lưới giao thông tiểu vùng, giao thông nông thôn. Hoàn thành nhựa hóa các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ; bê tông hóa giao thông nông thôn;

- Đầu tư nâng cấp các tuyến vận tải đường thủy, đặc biệt là các tuyến trên sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Đại Giang, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Trước mắt tiến hành nạo vét, hoàn thiện mạng lưới báo hiệu và xây dựng các trạm quản lý đường sông và đầm phá. Đầu tư xây dựng các bến tàu, thuyền trên sông, đầm phá, khu neo đậu tránh trú bão.

2. Thủy lợi:

- Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, vừa đảm bảo điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, ngăn mặn và cung cấp nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cho công nghiệp, sinh hoạt, kết hợp phòng chống cháy rừng ở những nơi có điều kiện.

- Hoàn thành công trình hồ Tả Trạch vào năm 2010; xây dựng mới hệ thống hồ đập và thủy lợi vùng cao, hồ Thủy Yên  - Thủy Cam, nâng cấp hồ Phú Bài; hoàn thành hệ thống thủy lợi Tây Nam Hương Trà, hệ thống hồ đập thủy điện gắn với thủy lợi; hệ thống tưới tiêu vùng hạ du sông Ô Lâu; nâng cấp hệ thống đê biển, đê bao vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, đê Đông – Tây Ô Lâu; nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê bao vùng, đê nội đồng; nạo vét các sông, hói tiêu úng và thoát lũ; tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống trạm bơm, các công trình thủy lợi vùng gò đồi, vùng cát; hoàn thành kiên cố hóa hệ thống kênh mương.

- Xây dựng các công trình chống xâm thực bờ biển Thuận An – Tư Hiền, các dự án chống xói lở bờ sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Hoàn chỉnh cơ bản hệ thống đê đập ngăn mặn, ngăn lũ ở vùng ven biển đầm phá, vùng cửa sông. Xây mới các công trình cảnh báo bão, lụt.

3.Mạng lưới cấp điện:

- Phát triển hệ thống truyền tải cao áp. Xây dựng mới kết hợp với cải tạo hệ thống lưới điện trung, hạ thế. Nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới cấp điện đáp ứng nhu cầu phụ tải, đảm bảo an toàn, ổn định chất lượng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; đầu tư hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng các đô thị nhằm đảm bảo thẩm mỹ cảnh quan trong các đô thị.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện Bình Điền, Hương Điều, A Lưới, A Lin và các nhà máy thủy điện nhỏ; xây dựng các trạm phát điện bằng năng lượng gió, năng lượng mặt trời nhằm đảm bảo nguồn điện cho sản xuất và đời sống của nhân dân.

4. Cấp, thoát nước:

- Đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống cấp nước các đô thị và vùng phụ cận. Nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố Huế giai đoạn II. Xây dựng hệ thống cấp nước hồ Truồi hồ, Thủy Yên – Thủy Cam, nâng cấp và cải tạo các nhà máy nước ở các huyện; nâng công suất cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt lên trên 200.000m3/ngày đêm vào năm 2010, phát triển đồng bộ mạng lưới đường ống cấp nước; đảm bảo cung cấp nước sạch cho 100% người dân thành phố Huế, 90% dân các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, khu du lịch và vùng phụ cận. Đến năm 2010, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt 95%; giải quyết cơ bản vấn đề cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng cát, ven biển.

- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị Huế, Chân Mây – Lăng Cô … Đầu tư, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn ở các khu đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề; đảm bảo nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung.

5. Bưu chính – viễn thông

- Phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới bưu chính – viễn thông theo hướng đa dạng, hiện đại, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực. Thực hiện chiến lược cáp quang hóa truyền dẫn nội Tỉnh đến các huyện, các khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch.

VII. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

1. Danh mục các chương trình ưu tiên nghiên cứu đầu tư

- Chương trình phát triển đô thị;

- Chương trình phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô;

- Chương trình trùng tu tôn tạo di tích Cố đô Huế;

- Chương trình khai thác lợi thế trục hành lang Đông – Tây;

- Chương trình phát triển dịch vụ;

- Chương trình phát triển công nghiệp;

- Chương trình khai thác tổng hợp vùng gò đồi, miền núi;

- Chương trình phát triển vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai;

- Chương trình phát triển văn hóa, y tế, giáo dục;

- Chương trình phát triển công nghệ thông tin;

- Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

2. Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (Phụ lục kèm theo)

VIII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho việc thực hiện Quy hoạch là rất lớn so với khả năng nguồn lực của Tỉnh và hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư, cần có các giải pháp huy động vốn nhằm đẩy mạnh đa dạng hóa đầu tư; trong đó, phát huy nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất, khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục, thể dục thể thao, cụ thể:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) tập trung cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội;

- Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu kinh tế .v.v.. Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp. Rà soát, thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích;

- Khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị tốt mọi điều kiện để có thể phát hành và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh;

- Thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc bê tông hóa kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn; hình thành các quỹ đầu tư của Tỉnh theo quy định hiện hành của pháp luật;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế thành lập doanh nghiệp mới và mở rộng doanh nghiệp hiện có theo Luật Doanh nghiệp; tích cực xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài;

- Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài (ODA).

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Lập kế hoạch, hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ doanh nhân, quản trị doanh nghiệp. Có chính sách thỏa đáng nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về làm việc tại Tỉnh. Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài Tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo. Xây dựng các cơ sở đào tạo phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục.

3. Giải pháp phát triển khoa học – công nghệ và bảo vệ môi trường

- Khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường. Liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.

- Tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; đồng thời nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

4. Giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tăng cường chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

5. Các giải pháp tăng cường xóa đói, giảm nghèo

- Tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển mạng lưới dạy nghề cho người lao động, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề. Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội như chăm sóc người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội .v.v.. theo hướng xã hội hóa.

6. Giải pháp tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế.

- Mở rộng hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; trong việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, nguồn nguyên liệu và thị trường; hợp tác về trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại, tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm. Khai thông thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo tính chủ động với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư viện trợ nước ngoài. Duy trì và phát huy các thị trường hiện có, chủ động tìm kiếm thị trường mới. Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường.

7. Tăng cường an ninh, quốc phòng

- Tiếp tục thực hiện chiến lược bảo vệ quốc phòng, an ninh. Phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trong cán bộ, nhân dân; công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn; kiên quyết trấn áp và xử lý các loại tội phạm. Đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình cơ sở, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân nhằm tạo niềm tin và môi trường xã hội an toàn, trong sạch.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch

- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020 cho tất cả các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh.

- Tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế, các dự án ưu tiên cho các nhà đầu tư.

2. Xây dựng chương trình hành động và xúc tiến đầu tư.

- Sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở các mục tiêu của Quy hoạch, xây dựng chương trình hành động, từng bước thực hiện đạt mục tiêu Quy hoạch.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng vào các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu Quy hoạch.

- Xây dựng một số chương trình sản phẩm chủ lực của Tỉnh và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, tạo động lực mới cho phát triển sản xuất – kinh doanh của nhân dân. Đồng thời, có các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với việc phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực về thị trường, vốn, đất đai.

- Từng bước cụ thể hóa công tác quy hoạch và đưa vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện. Tùy theo sự thay đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời cho phù hợp với quá trình phát triển.

- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị trong xã hội và nhân dân các dân tộc trong Tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch sau khi đã được phê duyệt, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực .v.v…để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

2. Lập trình kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, bố trí ưu tiên đầu tư một cách hợp lý.

3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Giao các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2009.

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009

của Thủ tướng Chính phủ)

 

A. NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I. Công nghiệp

1. Nhà máy xử lý nước thải các khu công nghiệp

2. Dự án xử lý chất thải rắn, nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.

3. Hạ tầng các cụm công nghiệp và làng nghề

II. Nông nghiệp, nông thôn

1. Dự án phát triển hạ tầng nông thôn các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn

2. Dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung.

3. Các dự án hỗ trợ sản xuất, sắp xếp dân cư

4. Chương trình trồng rừng

5. Dự án hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

6. Dự án Cảng cá Tư Hiền

7. Dự án Cảng cá Thuận An

8. Các bến neo đậu tàu thuyền Phú Hải, Thuận An, Cầu Hai

9. Hệ thống âu thuyền tránh, trú bão

10. Hồ chứa nước Tả Trạch

11. Hồ Thủy Yên – Thủy Cam

12. Hệ thống hồ đập vùng cao

13. Nâng cấp hệ thống đê biển, đê đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

14. Củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê bao vùng, đê nội đồng

15. Nạo vét các sông, hói tiêu úng và thoát lũ

16. Thủy lợi vùng cát

17. Hệ thống cấp nước ngọt ven biển, đầm phá

18. Kiên cố hóa kênh mương

19. Dự án chống xói lở bờ sông, bờ biển, chống bồi lấp cửa sông

III. Giao thông

1. Đường cao tốc Huế - Đà Nẵng

2. Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn La Sơn – hầm Hải Vân và 2 hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng (BOT)

3. Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49A (đoạn Quốc lộ 1A – Bốt Đỏ)

4. Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 49B

5. Nâng cấp, xây mới đường Tây phá Tam Giang – Cầu Hai

6. Xây mới đường ven biển Tư Hiền – Cù Dù

7. Hệ thống đường ngang vùng biển, đầm phá nối Quốc lộ 1A – Quốc lộ 49B

8. Cầu Ca Cút và đường vào cầu (Quốc lộ 49B)

9. Đường 71 (nối đường Hồ Chí Minh – Quốc lộ 1A)

10. Đường 74 (đường ngang Hồ Chí Minh – Quốc lộ 1A)

11. Đường và cầu Vĩnh Tu (Quốc lộ 49B – Quốc lộ 1A)

12. Đường và cầu Hà Trung (Quốc lộ 49B – Quốc lộ 1A)

13. Đường La Sơn – Nam Đông

14. Đường vành đai 2, 3 thành phố Huế

15. Hệ thống cầu đường bộ qua sông Hương (gồm các cầu: Bạch Hổ, Cồn Hến, cầu qua sông Hữu Trạch, qua sông Tả Trạch, cầu vành đai 3).

16. Hệ thống cầu qua sông An Cựu (Nam Giao, Kho Rèn, cầu Ga, cầu Phú Cam, Tam Tây).

17. Các cầu đô thị Huế (Kẻ Vạn, Nguyễn Hoàng, An Hòa, Bạch Yến, Ba Bến, Đông Ba…)

18. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài

19. Đường sắt cao tốc qua tỉnh

20. Nâng cấp Cảng Thuận An

21. Hệ thống đường trong Khu KT Chân Mây – Lăng Cô

22. Đường sắt nối Cảng Chân Mây

23. Đường đến trung tâm các xã (chưa được kiên cố hóa mặt đường) đảm bảo phòng tránh lũ.

24. Nhựa hóa toàn bộ các tuyến đường tỉnh, nâng cấp một số tuyến đường huyện thành đường tỉnh

25. Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn

IV. Công trình công cộng

1. Dự án di dân, tái định cư dân vùng bị ảnh hưởng thiên tai

2. Dự án định cư dân thủy điện

3. Dự án Phát triển đô thị Huế

- Dự án định cư dân vạn đò thành phố Huế

- Chỉnh trang tôn tạo hộ thành hào

- Chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà

- Chỉnh trang tôn tạo sông An Cựu

- Chỉnh trang tôn tạo Thượng thành và Eo Bầu

- Dự án chỉnh trang hai bờ sông Hương

- Dự án hạ tầng kỹ thuật nội đô và các điểm du lịch

- Di dời giải tỏa, tái định cư dân vùng di tích cố đô Huế

4. Dự án hạ tầng đô thị Chân Mây – Lăng Cô

5. Các dự án phát triển hạ tầng đô thị

6. Xóa nhà tạm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo

7. Nhà ở xã hội cho các hộ nghèo ở đô thị

V. Cấp nước:

1. Nâng cấp, mở rộng nhà máy và hệ thống cấp nước đô thị Huế

2. Nhà máy và hệ thống cấp nước hồ Truồi

3. Nhà máy và hệ thống cấp nước hồ Thủy Yên – Thủy Cam

4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt các xã ven biển, đầm phá

5. Nâng cấp hệ thống cấp nước các huyện phía Bắc (thị trấn Tứ Hạ, Phong Điền, Quảng Điền).

6. Nâng cấp hệ thống cấp nước thị trấn Phú Bài, Phú Đa.

VI. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

1. Trùng tu di tích cố đô Huế

2. Các dự án tôn tạo và phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử

3. Các dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử

4. Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung

5. Khu văn hóa lễ hội Bắc Ngự Bình

6. Bảo tàng lịch sử cách mạng

7. Xây dựng và nâng cấp hệ thống phát thanh truyền hình các huyện

8. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở.

VII. Khoa học – Công nghệ thông tin

1. Các đề tài nghiên cứu triển khai

2. Dự án hệ thống thông tin địa lý (GIS)

3. Chương trình phát triển Internet cộng đồng

4. Các dự án tin học hóa cơ quan Đảng và Nhà nước

5. Phòng thí nghiệm Quốc gia

VIII. Y tế - Xã hội

1. Bệnh viện đa khoa phía Bắc

2. Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam

3. Bệnh viện chuyên khoa (Răng Hàm Mặt, Da liễu, Tâm thần… )

4. Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội

5. Xây mới, nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực.

6. Hoàn thiện, nâng cấp các trạm y tế xã, phường

7. Y tế dự phòng

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

- Trung tâm Y tế dự phòng Bắc miền Trung

8. Xử lý chất thải y tế

9. Trung tâm Y tế chuyên sâu miền Trung

- Bệnh viện Trung ương Huế

- Đại học Y Huế

- Trung tâm kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm và bệnh phẩm miền Trung

10. Viện y học dân tộc miền Trung

IX. Giáo dục đào tạo

1. Trường THPT Quốc học (giai đoạn 2)

2. Chương trình kiên cố hóa trường học và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia

3. Hệ thống trung tâm dạy nghề các huyện

4. Hệ thống trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

5. Đại học Huế (ĐH Kinh tế, Mỹ thuật, Ngoại ngữ…)

6. Trường Đại học Du lịch

7. Dự án trường chất lượng cao Nguyễn Tri Phương

8. Dự án trường chất lượng cao bậc mầm non, tiểu học

9. Xây mới, nâng cấp hệ thống trường THPT, THCS, tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

X. Du lịch, dịch vụ

1. Các dự án hạ tầng thành phố Festival

2. Hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô

3. Hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt (S10)

4. Hạ tầng cửa khẩu Hồng Vân (S3)

5. Làng văn hóa dân tộc Pa Cô – Tà Ôi

6. Dự án đường và cầu đến các khu di tích Huế

7. Mở rộng đường lên đỉnh Bạch Mã

8. Hạ tầng khu du lịch Hải Vân (cả trùng tu Hải Vân Quan)

9. Hạ tầng du lịch đường Hồ Chí Minh và cụm du lịch A Lưới

10. Hạ tầng đến các cụm, điểm du lịch, dịch vụ

11. Xây dựng các bến thuyền du lịch vùng đầm phá

XI. Bảo vệ và phát triển môi trường bền vững

1. Dự án phòng tránh giảm nhẹ thiên tai

2. Hệ thống quan trắc, cảnh báo thiên tai

3. Dự án xử lý chất thải rắn, nước thải các khu đô thị, khu dân cư

4. Khắc phục hậu quả chất độc da cam – Dioxin

5. Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền trung

6. Xây dựng khu bảo tồn gen, bảo vệ đa dạng sinh học vùng biển, đầm phá

7. Phát triển vốn rừng, bảo vệ đa dạng sinh học

8. Xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước

XII. Quản lý Nhà nước

1. Nhà công cụ

2. Trụ sở Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

3. Trụ sở chính quyền cấp xã

4. Khu đô thị hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

XIII. An ninh Quốc phòng

1. Các dự án thuộc chương trình biển đông hải đảo

- Đường cơ động ven biển kinh tế - quốc phòng Điền Hương – Quảng Ngạn, Thuận An – Tư Hiền – Cổ Dù

- Khu vực phòng thủ đảo Sơn Chà

- Xây dựng các đồn và trạm biên phòng.

2. Khu kinh tế quốc phòng A So

3. Dự án tái định cư dân cư vùng biên

4. Dự án phát triển kinh tế - xã hội các xã dọc tuyến biên giới Việt Lào

5. Đường tuần tra biên giới

6. Nâng cao năng lực phòng chống cháy nổ

7. Xây dựng đồn công an phường, xã và các trại tại giam thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

8. Dò tìm, xử lý bom mìn vật nổ

9. Các công trình phòng thủ

B. NGUỒN VỐN DÂN, DOANH NGHIỆP

I. Công nghiệp

1. Nhà máy xi măng Đồng Lâm

2. Nhà máy xi măng Nam Đông

3. Mở rộng nhà máy xi măng Luks (Dây chuyền 5)

4. Nhà máy xi măng Long Thọ II

5. Mở rộng nhà máy Bia Huda

6. Dự án thủy điện Hương Điền

7. Dự án thủy điện Bình Điền

8. Nhà máy thủy điện A Lưới

9. Nhà máy thủy điện A Lin

10. Thủy điện Tà Lương

11. Nhà máy thủy điện A Roàng

12. Nhà máy thủy điện Thượng Nhật

13. Nhà máy thủy điện Tả Trạch

14. Các dự án thủy điện nhỏ theo quy hoạch

15. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài mở rộng

16. Khu công nghiệp Tứ Hạ

17. Khu Công nghiệp Phon Thu

18. Khu Công nghiệp La Sơn

19. Khu Công nghiệp Phú Đa

20. Khu Công nghiệp Quảng Vinh

21. Khu Công nghiệp Chân Mây và các dự án trong khu công nghiệp

22. Dự án hạ tầng các cụm công nghiệp và làng nghề

23. Các dự án phát triển sản xuất chế biến nông, lâm, hải sản

24. Các dự án phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

25. Sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô

26. Nhà máy sản xuất nước khoáng thiên nhiên

27. Các dự án chế biến cát – thủy tinh

28. Các nhà máy may xuất khẩu

29. Nhà máy sứ vệ sinh

30. Nhà máy sản xuất động cơ các loại

31. Nhà máy sản xuất dụng cụ, vật tư y tế

32. Nhà máy sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao

33. Nhà máy sản xuất đồ nhựa gia dụng

34. Nhà máy sản xuất linh kiện điện, điện lạnh, điện tử gia dụng

35. Tổ hợp nhà máy sản xuất điện tử

36. Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp vi tính

37. Các dự án sản xuất phần mềm

38. Mở rộng nhà máy sợi Huế

39. Cụm sợi – dệt may nhuộm

40. Trung tâm thiết kế thời trang

II. Nông nghiệp

1. Dự án giống, cây, con

2. Các dự án phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi

3. Trồng rừng kinh tế

4. Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững

III. Giao thông

1. Cảng hàng không quốc tế Phú Bài

2. Dự án Cảng Chân Mây

3. Đê chắn sóng kết hợp cầu cảng Chân Mây

IV. Công trình công cộng

1. Dự án xây dựng các khu đô thị mới

2. Dự án Phát triển đô thị Chân Mây – Lăng Cô

3. Chương trình phát triển nhà ở đô thị

4. Công trình dân dụng của nhân dân

5. Dự án Công viên địa đàng

V. Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

1. Trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm quốc tế

2. Dự án hãng phim cố đô Huế

3. Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Dịch vụ

4. Trung tâm giải trí, điện ảnh

VI. Khoa học – Công nghệ thông tin

1. Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc

2. Dự án Làng truyền thông và Công nghệ thông tin

VII. Y tế Xã hội

Chương trình xã hội hóa y tế

- Các bệnh viện chuyên khoa

- Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng

- Bệnh viện Quốc tế

VIII. Giáo dục đào tạo

Chương trình xã hội hóa giáo dục

- Trường công nhân kỹ thuật Chân Mây

- Trường Đại học Quốc tế

IX. Du lịch dịch vụ

1. Dự án hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Chân mây – Lăng Cô

2. Dự án Laguna VietNam

3. Dự án khu nghỉ dưỡng-sân-gôn-đầm Lập An

4. Khu du lịch Cổ Dù-Cửa Khẻm-bán đảo Sơn Chà

- Khu Nghỉ dưỡng Bãi Chuối

5. Dự án khu vui chơi giải trí bán đảo đầm lập An

6. Khu du lịch Cảnh Dương – Hải Vân – Sơn Chà

- Dự án cáp treo Bạch Mã

7. Khu du lịch – hồ Truồi – Nhị Hồ - suối Voi

8. Khu du lịch sinh thái Thuận An – Tân Mỹ

9. Khu du lịch Dã Viên

10. Các khu du lịch hàng nghề, làng cổ

11. Dự án các khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn

12. Dự án du lịch sinh thái vùng đầm phá nước lợ Tam Giang – Cầu Hai

13. Khu du lịch sinh thái tổng hợp hồ Phú Bài

14. Các dự án khai thác du lịch dọc tuyến bờ biển

15. Các dự án du lịch văn hóa A Lưới – Nam Đông

16. Khu du lịch hồ Tả Trạch, Bình Điền, Hương Điền

17. Dự án Khu sân Golf  - xã Thùy An

18. Khu giải trí Thiên An – Thủy Tiên

19. Dự án Khách sạn 5 sao – Siêu thị - Trung tâm hội nghị

20. Dự án Casino – khách sạn quốc tế

21. Kinh doanh vận tải biển

22. Kho, cảng xăng dầu trung chuyển tại Chân Mây

23. Các dự án cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông, Internet, mạng truyền thông Pháp lý

C. NGUỒN VỐN ODA

I. Công nghiệp

Dự án năng lượng điện nông thôn 2 (Re II)

II. Nông nghiệp, hạ tầng nông thôn

1. Dự án phát triển nông thôn huyện Quảng Điền

2. Dự án hỗ trợ giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội 2 huyện Phú Lộc – Phú Vang

3. Hạ tầng nghề cá

4. Dự án phát triển hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản

5. Trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển gắn với bảo vệ môi trường

6. Hệ thống cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp 2 xã: Quảng Thái – Quảng Lợi

7. Dự án đê biển, đê bao vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

8. Xây dựng công trình chống xói lở bờ biển Hải Dương – Hòa Duân và chống bồi lấp cửa biển Thuận An.

III. Công trình công cộng

1. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Huế (cải thiện môi trường nước).

2. Hệ thống cấp nước sinh hoạt các xã ven biển, đầm phá

3. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải KKT Chân Mây – Lăng Cô

4. Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Phú Bài

5. Dự án giảm nghèo dân thủy điện

6. Tái định cư và cải thiện điều kiện sống cho dân vạn đò

7. Đầu tư hạ tầng phục vụ kế hoạch định cư dân vạn đò và vùng ngập lụt nặng ở Huế góp phần bảo vệ di sản Huế

8. Giải tỏa tái định cư các hộ sống trên Thượng Thành – Eo Bầu – Kinh thành Huế

9. Chỉnh trang tôn tạo Hộ thành hào Kinh Thành

10. Chỉnh trang sông Ngự Hà

11. Phát triển hạ tầng đô thị Huế

12. Tái định cư và cải thiện đời sống của dân cư nằm trong lòng hồ thủy điện A Sáp

13. Xây dựng nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân Compost phía Bắc Thành phố Huế

14. Quy hoạch chi tiết đô thị mới Chân Mây

15. Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn

16. Hệ thống cầu đường bộ qua sông Hương

IV. Y tế - Giáo dục – Văn hóa

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế

2. Bệnh viện đa khoa Chân Mây

3. Tăng cường cơ sở vật chất trường học phổ thông

4. Đầu tư xây dựng và phát triển đào tạo trường kỹ nghệ Thừa Thiên Huế

5. Trường Đại học Du lịch

6. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm

7. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý dịch vụ

8. Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các cơ quan và cộng đồng

9. Phục nguyên Điện Cần Chánh

10. Phục hồi các lễ hội và nghề truyền thống đồng bào dân tộc CaTu

V. Môi trường

1. Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước

2. Bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

3. Bảo tồn vùng ngập mặn Bù Lu – Cù Dù

4. Bảo tồn vùng ngập mặn cửa sông Ô Lâu

5. Nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai

D. NGUỒN VỐN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

I. Công nghiệp – Xây dựng

1. Xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây

2. Khu đô thị mới Chân Mây

3. Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

4. Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị

5. Nhà máy sản xuất các sản phẩm thủy tinh cao cấp

II. Du lịch – Dịch vụ - Giáo vụ - Đào tạo – Y tế

1. Khu du lịch sinh thái Bạch Mã

2. Khu du lịch Cồn Hến

3. Khu du lịch ven biển Thuận An

4. Các dự án du lịch sinh thái ven biển và đầm phá

5. Xây dựng trường Đại học quốc tế

6. Xây dựng Bệnh viện quốc tế

Ghi chú: Về vị trí, quy mô công trình, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

---------------

No. 86/2009/QD-TTg

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence- Freedom- Happiness

--------------

Hanoi, June 17, 2009

DECISION

Approving the master plan on socio-economic development of Thua Thien-Hue province till 2020

PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s No. 92/2006/ND-CP dated of September 7, 2006, on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans and Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7, 2006;

At the proposals of the president of Thua Thien Hue province People’s Committee and the Minister of Planning and Investment,

DECIDES:

Article 1.

To approve the master plan on socio-economic development of Thua Thien-Hue, province till 2020 with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

l. To mobilize to the utmost all resources for speeding up the development and raising the economic growth quality; to intensify alignment with provinces in the region and the whole country as well as international integration; to bring into full play all potential and advantages for economic growth; to early make Thua Thien-Hue province a development center of Central Vietnam's key economic region.

2. To bring into the fullest play the comparative edges of Hue imperial city and build Hue city into an administrative, economic and political center of the province, a tourist and cultural center and a special festival city of Vietnam, a high-quality training center, an intensive healthcare center and a scientific center of the whole country, a commercial and service center of the central key economic region, Central Vietnam and the Central Highlands.

3. To intensify external economic activities, to implement persistent and long-term policies on attraction of external resources for economic development; to expand domestic and overseas markets, intensifying the export of intensively processed commodities; to ensure higher and higher competitiveness of commodities and services.

4. To actively restructure the economy towards modernization (service- industry-agriculture structure); to create breakthroughs in restructuring production in each branch, each domain, associating production with product outlets; to raise the quality, efficiency and competitiveness of products, enterprises and the entire economy.

5. To develop the economy in a sustainable manner, linking the province's socio-economic development targets with the millenary development targets announced by Vietnam, while taking industrial and tourist development as the core of economic development and attaching importance agricultural and rural development. To quickly turn advantages into strong internal resources, intensifying alignment with surrounding provinces in order to create a sustainable development cooperation system in Central Vietnam's key economic region, alignment among regional urban centers, economic zones and industrial parks through the East-west economic corridor, national highway 1A and express ways;

6. To bring into play the human factor, attaching importance to the development of high-quality human resources. To build and develop high-quality education and training centers and intensive healthcare centers in couple with stepping up the socialization of healthcare, education and training activities.

7. To attach importance to administrative form, particularly administrative procedures, raising the state management effectiveness; to promote democracy and strengths of various economic sectors, creating an investment environment friendly to enterprisers, investors and people so as to bring into play the integrated strength for socio-economic development and higher living standards of people.

8. To ensure sustainable social development, associating economic development with social justice and progress, job creation, hunger eradication and poverty reduction. To pay attention to investment in technical infrastructure and well implement welfare policies towards rural and mountainous areas.

9. To ensure the sustainable development of the ecological environment, linking socio-economic development with the conservation, promotion and development of traditional and cultural and historical values of Hue imperial city, contributing to building the Vietnamese culture into an advanced one deeply imbued with national identity. To attach importance to the protection of the ecological environment, to refrain from damaging and degenerating the environment, natural landscape, and cultural and historical relics.

10. To firmly maintain defense and security, well ensuring land and sea borderline defense. To maintain friendly relations with neighboring provinces in the Vietnam-Lao border region. To perform defense and security tasks suitable to the characteristics of a key geographical area.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To build Thua Thien-Hue province into a centrally run city, a center of Central Vietnam and a big and typical cultural, tourist, scientific-technological, intensive healthcare, high-quality multi-discipline education-training center of the whole country. To try to build Thua Thien-Hue into a national, regional and international urban center, a big economic, cultural, scientific-technological, medical and educational center of the whole country and Southeast Asia by 2020, with firmly maintained defense and security, stable and firm socio-political situation, and people's constantly improved living conditions.

2. Specific objectives and tasks

a/ Economic objectives

- To strive for the annual average economic growth rates of 15-16% in the 2006-2010 period and 12-13% in the 2011-2020 period. To quickly raise the per-capita GDP to the level equal to then higher than the national average right in the 2006-2010 period and to over US$ 1,000 (at 2005 prices) by 2010, then over US$ 4,000 (at actual prices) by 2020.

- To restructure the economy toward industrialization and modernization; by 2010, the economic structure will be service, 45% industry construction, 42%; and agriculture forestry-fishery, 12%, which will respectively be 45.4%, 46.6% and 8% by 2015 and 47.4%, 47.3% and 5.3% by 2020;

- To strive for an export turnover of at least US$ 300 million by 2010 and around US$ billion by 2020.

- To strive for a budget revenue rate of around 13-14% of the GDP by 2010 and over 14% by 2020.

b/ Social objectives

- To create substantive improvements in the fields of culture, healthcare, education and training, to raise the people's intellectual level and well settle burning social problems, step by step raising the people's material and spiritual living standards;

- To gradually lower the average population growth rate to below l.2% in the 2006-2010 period; to reduce the annual average birth rate by 0.03-0.04%; to reduce the natural population growth rate to around 1.1-1.2% after 2010.

- To try to stabilize and incrementally reduce the urban unemployment rate to around 5%; to increase the useful labor time in rural areas to over 80% by 2010 and around 90% by 2020; to create jobs for over 14,000 laborers/year in the 2006-2010 period and 16,000-17,000 laborers/year in the 2011-2020 period; to try to export 2,000- 2,500 laborers/year by 2010, and 5,000-6,000 laborers/year by 2020; to raise the percentage of trained laborers to 40% by 2010 and over 50% by 2020.

By 2010, the rates of school-goers in eligible age groups for different educational levels will be as follows: over 70% for pre-school; over 99.5% for primary school; over 99% for lower secondary school and 62% for upper secondary school. By 2020, such rates will respectively be as follows: over 90% for preschool, 100% for primary school, 99% for lower secondary school and 75% for upper secondary school. By 2010, to basically complete secondary education in Hue city and delta districts.

- By 2010, 98% of households will be supplied with electricity and 95% of the population will be supplied with clean water;

- To limit and considerably reduce, then proceed to eliminate HIV/AIDS and other epidemics. To maintain the result that 100% of commune health stations will be staffed with medical doctors; to strive for the targets of 12 medical doctors/10,000 inhabitants by 2010 and about 15 medical doctors/10,000 inhabitants by 2020; 37 patientbeds/10,000 inhabitants by 2010 and over 40 patient beds/10,000 inhabitants by 2020; to reduce the rate of malnourished under-five children to below 5% by 2020.

- To reduce the rate of poor households to below 10% by 2010 and below 3% by 2020;

- To raise the quality of cultural, physical training and sport as well as radio and television activities in the whole province; to quickly train and foster talents and to advance local spearhead and traditional sports to the national and regional levels.

c/ Environmental objectives

- The forest coverage will reach 55% by 2010 and over 60% by 2020;

- To protect the environment in ecological regions, to avoid surface and ground water pollution, to protect coastal flood plain forests and lagoon ecology;

- Urban centers, industrial parks, industrial complexes and craft villages shall treat wastewater and collect and treat solid wastes up to set standards before discharging them into the environment;

- To prevent, combat and minimize the exhaustion and pollution of natural resources and harms caused by storms and floods.

III. DEVELOPMENT ORIENTATIONS AND BREAKTHROUGH DIRECTIONS

l. Selection of breakthrough development directions

- To develop high-quality human resources, to build and promote the scientific and technological potential of the province, meeting the requirements of socio-economic development in the direction of industrialization and modernization;

To build Hue city into a cultural and tourist center, a typical festival city of Vietnam, a university training and hi-tech intensive medical center of the whole country and a service center of the central key economic region, Central Vietnam and Central Highlands;

To vigorously develop Chan May-Lang Co economic zone in various aspects such as port, services, industrial park, non-tariff zone, high-quality tourist resorts, entertainment and recreation areas and golf courses;

- To restructure the economy and raise the industrial production efficiency through developing leading manufacturing industries: mechanical engineering, electronic manufacture and assembly and hi-tech industry. To attach importance to developing support industries in association with industrial parks and complexes; to develop industries with advantages in natural resources, large scale and big contributions to the state budget such as cement; building materials production, beverage and foodstuff processing industry,... To build small- and medium-sized industrial parks and complexes in association to the urbanization process, creating non-agricultural jobs. To fill up industrial parks; to build and develop small and medium industrial complexes and craft villages in rural areas while protecting the ecological environment. To attach importance to developing cottage industry and handicrafts, particularly traditional craft villages and villages with crafts for export;

- To step up economic restructuring and raise service quality in response to market demands.

2. Development priority orientation till 2020

- To concentrate investment so as to early perfect and modernize infrastructure systems and complete the construction of big works;

- To attach importance to sustainable development, well settle matters related to environmental safety right in planning and administration work;

- To invest in developing Hue city into a core of growth playing the key role in early promoting the status of Thua Thien-Hue province into centrally run city;

To vigorously develop Chan May-Lang Co economic zone into a southern economic and urban center of the province and incrementally an economic center of the central key economic region and the whole country;

- To develop A Dot border-gate economic zone into a center boosting the borderline economic and commercial cooperation ties between Vietnam and other countries on the East-West economic corridor;

- To restructure the rural economy, considering it a development belt and satellite of the economic zone and urban centers in the province; to develop Tam Giang-Cau Hai economic area;

- To finalize the territorial space planning towards forming urban centers associated with one another and with rural areas with synchronous infrastructure systems;

- To construct and develop Thua Thien-Hue province and Hue city in the inherent relations with other provinces and cities in the central key economic region and countries in the greater sub- Mekong River region;

- To associate economic development with defense and security maintenance, creating a politically firm and stable posture for economic and social development.

IV. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES AND SECTORS

1. Service

- To build Thua Thien-Hue province into a big regional service center on the basis of raising the quality of tourist, financial, banking, post and telecommunications, information, medical and educational services. To diversify and raise the quality of service products, making service sector a motive economic branch boosting socio-economic development with big service centers of Hue city, Chan May-Lang Co economic zone and A Dot border-gate economic zone.

- To develop tourism in a sustainable manner, aiming to attain the economic, cultural, social and environmental objectives, making tourism a spearhead economic branch of the province. To strive for the targets of 2-2.5 million tourist arrivals/year, including one million international arrivals/year, by 2010; a 30% annual increase of tourist revenue in the 2006-2010 period; and a 15-20% annual increase in number of tourists in the 2011-2020 period.

To efficiently exploit natural, historical and cultural resources, strongly advertising Hue brand in potential markets; to diversify and raise the quality of tourist products; to formulate strategies for development of tourist material and technical foundations and human resources.

- To formulate a general strategy for international integration in the service sector and a competition strategy for service commodities of the province in conformity with integration commitment roadmaps.

- To step up the production of goods and provision of services for export, increasing the export of intensively processed goods items and commodities of high added value. To actively seek international markets; to maintain and develop such traditional markets as EU, Japan and ASEAN, and pay due attention to foreign trade with the Lao People’s Democratic Republic.

2. Industry

- To raise the quality and competitiveness of industrial products, trying to averagely increase the industrial production value to over 21% in the 2006-2010 period; 15% in the 2011-2015 period and 14% in the 2016-2020 period.

- To well tap local advantageous resources; to prioritize the development of products with comparative edges and high efficiency, to attach importance to industries with available outlets, high technologies and great numbers of laborers.

- To restructure industrial products towards creating leading industrial products with advanced technological levels and high competitiveness. To concentrate on promoting investment in hi-tech; new-materials; software; farm produce and food processing; mining and minerals processing; and fine-art handicraft production industries, etc.

- To develop crafts and cottage- industrial and handicraft villages in association with tourism and export, making full use of local raw materials and labor, creating jobs and increasing incomes for laborers.

- To build infrastructure systems for Chan May-Lang Co economic zone, A Dot border-gate economic zone, Phu Bai, Tu Ha, Phong Dien, Phu Da, La Son and Quang Vinh industrial parks, industrial-cottage industrial-handicraft complexes and craft villages in rural districts and Hue city to attract investment and technological and technical advance transfer.

3. Agriculture, forestry and fishery

- To increase the average value of one hectare of agricultural cultivation land to over VND 50 million; to raise the husbandry proportion to 40% of the agricultural production value; to stably maintain the agriculture-forestry-fishery production value growth rate of 4-5% in the 2006-2010 period and about 3% in the 2011-2020 period.

- Agriculture: To develop agricultural production in a comprehensive and sustainable manner towards diversification of crops and reared animals, restructuring of crop seasons suitable to natural conditions; to apply scientific and technical advances for higher economic benefits. To associate agriculture-forestry-fishery production with protecting land, forest and sea resources, firmly maintaining the environment and sea resources, firmly maintaining the environment and ecological balance.

To restructure agricultural and rural economy towards developing clean eco-agriculture involving high technology and bio-technology; to increase the husbandry proportion and ensure food security; to develop rural economic branches and crafts.

- Forestry: To develop forest economy in association with environmental protection. To protect and develop forest funds, particularly headwater protective forests, special-use forests and natural forests. Over the next decade, to develop about 40,000-50,000 hectares of forests; to zone off some 100,000 ha of forests for regeneration, tending and protection; to increase forest coverage to 55% by 2010 and over 60% by 2020.

- Fishery: To comprehensively exploit coastal areas, brackish water lagoons and fresh-water lagoons and rivers in combination with the maintenance of bio-diversity and regeneration of aquatic resources and living habitats in coastal areas and lagoons. To strive for annual fishery production growth rates of 7-8% in the 2006-2010 period and 8-9% in the 2011-2020 period.

- To restructure rural labor towards reducing agricultural labor to about 50% by 2010 and around 13-15% by 2020.

4. Socio-cultural development orientations

a/ Population, labor, and hunger eradication and poverty reduction

- Population and structure: The population of Thua Thien-Hue province is expected to stand at 1,356,600 by 2020, including 949,600 urban inhabitants accounting for 70% of the population; the working population (aged between 15 and 59) will be 773,300, accounting for 57% of the population.

- Population, family and children-related work: To step up population and family planning work, intensify education and communication activities towards achieving sustainable development targets. To organize the child care, protection and education, paying attention to disadvantaged children; to well implement the national target program on population, family and children.

- Labor and employment: To redistribute labor and population in conformity with the production restructuring direction and socio-economic development orientations of each region. To train and raise the quality of human resources in order to increase employment opportunities for laborers. To boost labor restructuring towards reducing agricultural labor and increasing non-agricultural labor; to step up labor export.

- Poverty reduction and social policies: To concentrate investment in communes meeting with exceptional difficulties and poor communes. To improve the living conditions of rural inhabitants, particularly in mountainous regions lagoon and coastal areas. To well implement policies on sedentary faming and resettlement, stabilizing people's life under planning; to establish social housing funds for low-income earners and urban poor households.

- To well implement social policies towards war invalids, war dead and families with meritorious services to the revolution. To care for poor elderlies, disabled persons, victims of agent orange; to well implement social welfare policies.

b/ Healthcare and protection of people's health

- To raise the quality of people's health. To strive for the targets that by 2010, 100% of under-one children will be fully vaccinated with 10 types of vaccines; the mortality rate among under-one children will drop to 0.7%, the mortality rate among under-five children to 025%; the rate of malnourished under-five children to below 20% by 2010 then below 5% by 2020.

- To study and apply scientific achievements and technical advances to raising the quality of community health care services, preventing social diseases and new ailments; to control and prevent the occurrence of pandemics; to actively prevent and ward off HIV/AIDS infection and spread; to invest in the exploitation of the valuable treasure of traditional medicines and pharmaceutical production of the province. To well implement the national target healthcare programs and food hygiene and safety regulations.

- To complete the system of material foundations of the grassroots healthcare network; to step up the application of scientific and technical advances and attach importance to human resource development; to strive for the target that by 2020, 100% of communes will reach the national standards on healthcare.

- To further consolidate and develop hospitals and health centers at provincial and district levels, and regional general clinics; to raise the quality of medical examination and treatment at commune health stations, reducing overload work for higher-level hospitals. To call for investment in international hospitals and specialized hospitals... To encourage the socialization of healthcare activities and develop family-based healthcare services.

- To complete the upgrading of Hue central hospital- a high regional medical examination and treatment center; to stabilize the operation of the intensive healthcare center. To upgrade and modernize the provincial preventive medicine center into one of northern Central Vietnam; to establish a regional food hygiene and safety and swab examination center on the basis of raising the capacity of the Pharmaceuticals, Chemicals and Cosmetics Center.

c/ Education and training

- To raise the quality and effectiveness of education at each grade and level; to diversify forms of training, addressing the relation between universal and advanced education. To build the contingent of teachers with professional quality and ethics. To adopt policies to attract and supply adequate teachers for difficulty-hit, deep-lying and remote regions.

- To pay heed to the development of preschool education, particularly in hilly and mountainous communes and coastal lagoon areas; to consolidate the anti-illiteracy results and universalize primary education for children of eligible age and universalize lower secondary education. By 2010, to attain the tar universalization of upper secondary education in Hue city and 6 delta districts. To raise the rate of eligible school-goers at all educational levels; informatics will be taught at 100% of primary, lower secondary and upper secondary schools and Internet will be incrementally connected at the schools. To build the system of schools up to national and international standards, friendly schools and active pupils, of which 100% of upper secondary schools will reach national standards by 2010. To develop systems of high-quality schools at all educational levels. To complete the building of permanent schools and official-duty houses for teachers.

- To upgrade, expand and diversify the systems of vocational training schools, professional secondary schools, to meet the demands of the province and its vicinity. To encourage and create conditions for the development of non-public schools of various types.

- To expand and upgrade the system of university, college and secondary training towards multi-disciplines and technological modernization; to promote the province’s role as an important university, college and secondary training center of the central region and the whole country. To invest in building Hue university into a national one before 2015 with institutions of a multi-discipline and high-quality training center, meeting the graduate and post graduate training demands of the central region and the whole country. To intensify international cooperation, striving to build an international university in Hue city to develop Hue fine-art university and conservatory. To improve the material foundations for universities.

- To link training with scientific research and application of technical advances. To attach importance to the training and re-training of leading cadres, science workers and technicians entrepreneurs and artisans. To link the training of science workers and technicians, managers to the expansion of the labor market.

- To socialize education and training, attaching importance to general education, raising people's intellectual levels, especially rural and mountainous inhabitants. To build a society of continuing learning with diverse and modern forms of education. To encourage the development of non-public schools at all general education levels and grades; 100% of communes and wards will have community study centers.

d/ Culture, information, physical training and sports

- To preserve and promote the traditional values of cultural heritages; to build Thua Thien-Hue into a cultural-tourist center deeply imbued with national identity and Hue culture. To basically complete the renovation, conservation and embellishment of Hue imperial city relics.

- To build and incrementally modernize the system of cultural institutions at all levels; to raise the quality of operation of the existing cultural institutions; to consolidate the organizational apparatus and contingent of cultural workers; to expand domestic and international cultural cooperation.

e/ To strongly develop literature and arts, mobilizing the creation capability of writers and artists; to incrementally modernize the mass media system, preparing conditions for effective management and use of Internet.

- To strongly restructure sport activities towards service, professionalism and socialization; to develop professional sports and mass sports; to build district-level culture-sport centers with adequate institutions to direct, manage and develop grassroots physical training and sport movements; to build Thua Thien-Hue into a strong sport center of Central Vietnam.

e/ Science- technology and environment

Science- technology:

- To raise the scientific- technological application level and capacity in various domains; to widely apply national and international scientific and technological achievements to production and management; to intensify research into social sciences and humanities, attaching importance to basic surveys.

- To build up and develop information technology into a universal activity in society; to successfully implement the e-government program, building up an electronic information environment for state bodies, enterprises, schools and the entire society; to develop information technology into a spearhead economic sector.

- To enhance cooperation and alignment in scientific research and application; to encourage technological brokerage and transfer, intellectual property registration and trademark registration activities; to step up the socialization of capital sources for science and technology, forming the science and technology market.

- To collaborate with Hue university in building a national key laboratory; to build national specialized centers in Hue; to try to build Thua Thien-Hue into a strong national center for medical research, education and training, information technology, relics conservation, social science and humanity.

Environmental protection:

- To well implement the Law on Environmental Protection and guiding documents; to attach importance to education communication and socialization of environmental protection. To apply synchronous measures for protection of the ecological environment; to qualitatively develop the clean water supply systems and wastewater and garbage treatment systems. To enhance the management and treatment of solid wastes in urban centers, residential quarters, industrial parks and tourist resorts.

- To combat the erosion and landslides at Thuan An and Tu Hien coasts and river banks; to handle environmental problems arising from estuary movement, combating river and sea encroachment. To study the protection of gene sources of animals and plants at Bach Ma national park and aquatic species in Tam Giang-Cau Hai lagoon; to build the central coast nature museum.

- To apply bio-technology to the development of plant varieties and animal breeds of high yield and high quality against degeneration and causing no harms to biodiversity.

- To implement the process of "clean industrialization." To institutionalize the inclusion of environmental elements in development planning and plans at all levels; to promulgate regulations requiring all enterprises to establish environment-monitoring systems.

f/ Economic development in association with security, defense and domestic affairs

- To closely combine socio-economic development with the enhancement of defense-security potential and external relations; to build up the all-people defense posture in association with the people's security disposition; to build strong armed forces and firmly maintain political stability, social order and safety; to build a number of defense works at some key positions in the province.

- To formulate plans for active and timely prevention, rescue and salvage, aiming to minimize material and human losses for people and the State in case of natural disasters; to consolidate the domestic affairs sector's organization and personnel.

- To further direct the fight against corruption, smuggling and trade fraud, and strictly and promptly handle negative practices; to direct the effective implementation of regulations on publicity and democracy at the grassroots level, reception of people and settlement of citizens’ complaints and denunciations.

- To attach importance to building a constantly strong and firm political system; to care for the training of leaders of Party organizations, administrations and mass organization at all levels; to step up administrative reform and direct the observance of working regimes and regulations.

V. SCHEME ON SOCIO-ECONOMIC SPACE ORGANIZATION

- To strive for the building of Thua Thien-Hue province into a centrally run city with core being Hue city, satellite urban centers being Chan May-Lang Co new city; Huong Thuy, Huong Tra, Thuan An and Phong Dien towns and townships linked to population quarters districts, industrial parks and tourist resorts. To speed up the formation of motive urban center of Hue-Tu Ha-Phu Bai-Thuan An-Binh Dien into an inner area of future Thua Thien-Hue city; to build Chan May-Lang Co town and the urban centers of Phu Da, Binh Dien, Phong Thu, Thanh Ha, Vinh Thanh, Vinh Hung, A Dot, Hong Van,

- A system of modern urban infrastructure will be developed in Hue city, a central urban center and a typical festival city of Vietnam, conformable to the heritage city, the festival city and a trade hub on the East-West economic corridor and commensurate to the position of a cultural, tourist and international transaction center, a university training, intensive and high-quality healthcare center of the whole country, a commercial and service center of the central region and Central Highlands.

- To concentrate on building Chan May-Lang Co economic zone into a big international trade center and a modem urban center of Central Vietnam’s key economic region, a regional and international tourist and resort center and a sea-shipping center. To develop Chan May-Lang Co economic zone in relation to and coordination with Hue and Da Nang cities, the provinces in Central Vietnam's key economic region and countries in the greater sub-Mekong giver region as well as East-West economic corridor, ensuring economic efficiency, political stability, security, defense, preserving natural landscape and protecting the environment.

- For delta region: To step up agricultural production towards industrialization and modernization. In order to ensure food security and create conditions for the steady development of other branches, efforts will be concentrated on building irrigation systems, intensifying agricultural expansion and application of scientific and technical advances and restructuring crops and husbandry for a higher production value per hectare of cultivated land. To encourage the development of cottage industries and handicrafts as well as craft villages in association with the development of industrial parks, industrial complexes; to develop medium- and small-sized farm produce-processing industry; to step by step redistribute labor towards reducing purely agricultural labor and increasing craft and service labor in rural areas; to develop economic activities in association with the building and development of a new-type countryside.

- For sea and lagoon areas: To make full use of all potential and advantages, concentrating on developing Tam Giang-Cau Hai lagoon area into a comprehensive dynamic development zone of tourism, fishery, agriculture, forestry and processing industry. To expand forms of farm economy, horticulture economy, forest garden, developing the model of farm economy in intra-field sand areas; to basically address the questions of irrigation and daily-life water for people in sand regions.

- For hilly and mountainous regions: To build and develop these regions in a sustainable manner, forming an agriculture-forestry- processing industry economic zone in association with service and tourist development; to build A Dot border-gate economic zone and develop industrial parks and complexes. To link economic development with defense and security maintenance, building firm logistical and technical bases. To implement the population development planning, relocating people to near-border buffer zones, well tapping the cultivated land while forming border defense hamlets, thus creating an economic- security-defense corridor.

VI. ORIENTATIONS FOR INFRASTRUCTURE DEVELOPMENT

1. Traffic networks:

- To build synchronous infrastructure, ensure smooth traffic between regions in the province, between the provinces in Central Vietnam's key economic region in association with the exploitation of the East-West economic corridor.

- To construct roads, express railroads, eastern Ho Chi Minh road, Phu Gia and Phuoc Tuong road tunnels; to upgrade and expand Highway 49A; expand La Son-Nam Dong road; to construct new roads 71 and 74 linking Ho Chi Minh road with Highway 1A and seaports, roads to border-gates S3 and S10, linking to countries in the sub-Mekong region; to up grade and expand Highway 49B; Ca Cut, Vinh Tu and Ha Trung lagoon overhead roads, Cua Lac bridge and dam; bridges spanning Huong and An Cuu rivers; systems of coastal and lagoon-surrounding roads; to complete the system of border patrol roads.

- To construct the new railway station of Lang Co in association with the development of Chan May-Lang Co economic zone and Chan May urban center to relocate Hue railway station from the inner city and upgrade it into a central station of the city; cargo terminals will be built at Huong Thuy, Van Xa and Thua Luu railway stations. To upgrade Phu Bai international airport for transportation of 2 million passengers/year and 100,000 tons of cargo/year.

- To efficiently tap Chan May port, with incremental investment in expanding it into an international distribution central port linking East to West and a passenger port of the sea express route; to raise its capacity to 2.2-2.3 million tons/year by 2010 and 6 million tons/year by 2020, being able to accommodate ships of 50,000 DWT. To expand Thuan An port for capacity of 1.5 million tons/year by 2020, being able to accommodate ships of 5,000 DWT. To build optical cable lines into Chan May port, to study the construction of gasoline, oil and liquefied gas pipelines from Chan May port to countries in the sub-Mekong River region.

- To concentrate on expanding, upgrading and building systems of thoroughfares in Hue city, district towns or townships; to develop networks of sub-regional and rural roads. To complete the asphalting of provincial and district roads and the concretion of rural roads.

- To upgrade waterway transport routes, especially on Huong, Bo, O Lau and Dai Giang rivers as well as on Tam Giang-Cau Hai lagoon. In the immediate future, to dredge rivers and lagoon and complete the signal networks and build riverway and lagoon management stations; to build vessel wharves on rivers and lagoon, and storm shelters.

2. Irrigation:

- To develop irrigation systems for multi-use purposes, regulating water sources, preventing floods, combating salinization and supplying water for agriculture, aquaculture, industry, daily-life activities in combination with anti-forest fires, at places where conditions permit.

- To complete Ta Trach reservoir project by 2010, to build irrigation reservoir and dam systems in highland areas, Thuy Yen-Thuy Cam reservoir, and upgrade Phu Bai reservoir; to complete the southwestern Huong Tra irrigation systems, hydro-power-cum-irrigation reservoir and dam systems; O Lau basic drainage and irrigation systems; to upgrade systems of sea dykes and Tam Giang- Cau Hai lagoon- surrounding dyke; O Lau east-west dyke; to upgrade and solidify systems of zone-surrounding and intra-field dykes; to dredge rivers and canals for water and flood drainage; to further in completing the system of pump stations and irrigation works in hilly and sand areas; to complete the building of permanent canal systems.

- To build anti-erosion and -landslide works along Thuan An-Tu Hien coast and the banks of Huong, Bo and O Lau rivers systems of dykes and dams against salt water infiltration and floods in coastal, lagoon and river-mouth areas. To build storm-and flood- warning facilities.

3. Electricity supply networks:

- To develop high-voltage transmission systems; to build and improve medium-and low- voltage power grid systems; to upgrade and modernize electricity supply systems, meeting the additional charge demands, ensuring safety and stabilizing electricity quality in service of production and daily-live activities; to complete lighting systems in urban centers, ensuring their aesthetic look.

- To build Binh Dien, Huong Dien, A Luoi and A Lin hydropower plants and small ones; to build wind and solar energy-electricity generation stations with a view to ensuring electricity sources for production and daily-life activities of people.

4. Water supply and drainage

- To expand and upgrade water supply systems; systems in urban centers and their vicinities. To upgrade Hue city water supply systems, stage II. To build Truoi and Thuy Yen-Thuy Cam reservoir water supply systems and improve water plants in districts; to raise the production and daily-life water supply capacity to over 200,000 m3/day by 2010, synchronously developing the pipeline networks; to supply clean water for 100% of the population of Hue city, 90% of the population of townships, townlets, industrial parks, tourist resorts and their vicinities. By 2010, the rate of clean water-using households will reach 95%; to basically solve the question of daily life water supply for people in sand and coastal areas.

- To basically complete the construction of water drainage and wastewater treatment systems in the urban centers of Hue, Chan May-Lang Co… To construct water drainage and solid waste treatment systems in urban centers, industrial parks, industrial complexes and craft villages; to ensure that daily-life wastewater and industrial wastewater shall be treated up to prescribed standards before being discharged into common water drainage systems.

5. Post and telecommunications

To quantitatively and qualitatively develop post telecommunication networks towards diversification modernization and synchronism up to standards of regional countries. To realize diversification, modernization and synchronism up to standards of regional countries. To realize the strategy on construction of optical cable lines from inner-provincial areas to districts, industrial parks, trade zones and tourist resorts.

VII. LISTS OR PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY

1. List of programs prioritized for investment study

- Program on urban development;

- Program on development of Chan May-Lang Co economic zone;

- Program on maintenance and re-embellishment of Hue imperial city;

- Program on exploitation of advantages of the East-West corridor axis;

- Program on service development;

- Program on industrial development;

- Program on comprehensive exploitation of hilly and mountainous regions.

- Program on development of Tam Giang-Cau Hai lagoon areas;

- Program on cultural, medical and educational development;

- Program on development of information technology;

- Program on raising the quality of human resources.

2. List of projects prioritized for investment study

(See enclosed appendix).

VIII. MAJOR SOLUTIONS

1. Investment capital mobilization solutions

- The total investment capital for realization of the master plan is estimated to be extremely great as compared to the province's resource capability and the central government's support. So, in order to meet the investment capital demand, solutions should be worked out for capital mobilization to diversify investment sources, including promoting internal resources as the key, mobilizing to the utmost capital from land funds, encouraging the attraction of investment capital from non-state economic sectors and socializing the investment in the domains of healthcare, education, physical training and sports; concretely;

- State budget capital sources (central and local budgets) will be concentrated on the development of socio-economic infrastructure;

- To continue creating additional capital sources from land funds, applying the land use right auction mechanism to attract capital sources into the construction of infrastructure, new urban centers, industrial parks, economic zones, etc.; to use land funds for generating capital for the construction of necessary infrastructure for industrial development. To scrutinize and plots left unused or used for improper purposes;

- To encourage enterprises to prepare all conditions for issuing and issuing their stocks on securities markets, aiming to attract investment capital for production and business development;

- To implement the policy of "the State and people join efforts" in building permanent canals and rural roads; to form investment funds of the province in accordance with law;

- To step up the administrative reform, creating favorable conditions for various economic sectors to set up new enterprises and expand the existing ones under the Enterprise Law; to actively carry out investment promotion activities to attract domestic and foreign investment projects;

- To take advantage of, and efficiently use, foreign official development assistance (ODA) capital sources.

2. Human resource development solutions

To formulate and implement the human resource development strategy of the province. To work out plans for, actively support and further expand the training and re-training of entrepreneurs and business administrators. To adopt policies to attract outstanding economists, science workers, technicians, experts, skilled workers and artisans to come and work in the province. To expand cooperation with prestigious training establishments inside and outside the province in training skilled laborers. To encourage enterprises to contribute capital and equipment to raising the training quality or to cooperate in training. To build training establishments suitable to the local practical conditions and requirements. To step up the socialization of education activities, mobilizing all resources in society for educational development.

3. Scientific-technological development and environmental protection solutions

- To encourage enterprises to concentrate investment on renewal of their production technologies invest in scientific and technological development, creating breakthroughs in productivity and quality of commodity products. To retrain science workers in the domains of technology, administration, business, environmental protection. To align with research institutes and universities to provide funding supports for technological research, application and transfer to enterprises.

- To increase measures to control environmental pollution, mobilizing the contributions of communities and enterprises and adopting preferential policies on mobilization of investment capital for environmental protection, while raising the responsibilities of, and enhancing the coordination among, levels, branches, production, business and service units in environmental protection and environmental pollution reduction, maintaining the ecological balance and ensuring sustainable socio-economic development.

4. Solutions to enhance state management effect and efficiency

To continue improving mechanisms and policies; to step up administrative reform, focusing on administrative procedures; to enhance the direction and administration of implementation of the planning and plans.

5. Solutions to intensify hunger elimination and poverty reduction

To continue implementing policies and measures in support of economic development and access to social services by the poor; to intensify the policy of encouraging production and development of networks of vocational training for laborers, raising the percentage of trained laborers. To further step up the implementation of such social welfare policies as caring for people with meritorious services, social relief and social evils prevention and combat toward socialization.

6. Solutions to economic cooperation expansion

To expand close cooperation and alignment with neighboring provinces and those in Central Vietnam's key economic region in the fields of infrastructure construction and urban development; in industrial park and complex planning, service provision, raw materials supply and market; cooperation in information exchange and trade promotion and organization of trade fairs and exhibitions. To open markets and raise the competitiveness of products, the taking initiative in regional and international integration; to create a favorable environment for attraction of foreign investment and aid; to maintain and fully tap the existing markets while actively seeking new ones. To disseminate in time economic information, particularly those on mechanisms and policies, creating favorable conditions for enterprises to access information and to enter and expand their markets.

7. Security and defense strengthening

To continue materializing the security and defense strategy; to launch the mass movement for protection of national security; to closely combine socio-economic development with security and defense maintenance; to intensify law education among officials and people; to enhance the state management of local security and order, resolutely suppress criminals and handle crimes; to further grasp the grassroots situation and step up the settlement of people's complaints and denunciations, aiming to create confidence and a safe and clean social environment.

IX. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF IMPLEMENTATION OF THE MASTER PLAN

1. To publicize and disseminate the master plan

- To publicize and disseminate the master plan on socio-economic development of the province till 2020 to the Party Committees and administrations at all levels, all branches, mass organizations, enterprises and people in the province.

- To introduce and advertise the potential, advantages and priority projects to investor.

2. To formulate action programs and promote investment

- After the master plan is approved by the Prime Minister, on the basis of its objectives, to formulate action programs incrementally attaining its objectives.

- To step up investment promotion, attaching importance to key projects with leading products decisive to the successful attainment of the objectives of the master plan.

- To formulate a number of programs on the province's key products and implement them in a serious manner, creating new driving forces for people's production and business. At the same time, to adopt policies to encourage with market, capital and land incentives the development of production and trading of key products.

- To step by step detail the master plan in five-year and annual plans for implementation. Depending on the socio-economic development situation in each period, to promptly review, adjust and supplement the master plan to suit the development process.

- Authorities at all levels, all branches, socio-political organizations and people of all nationalities in the province shall inspect and oversee the implementation of the master plan.

Article 2.

To assign the People's Committee of Thua Thien-Hue province, based on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan after it is approved, to coordinate with concerned ministries and branches in directing the formulation, submission for approval and implementation according to regulations of the following contents:

1. District-level master plans on socio-economic development; plans on development of systems of urban centers and residential quarters; construction planning; land use planning and plans; and planning on development of branches, domains, etc. in order to ensure comprehensive and synchronous development.

2. To draw up five-year and annual plans; key economic, cultural and social development programs and specific projects in order to concentrate investment and rationally prioritize investment.

3. To formulate and promulgate or submit to competent state agencies for promulgation (for matters beyond its competence) mechanisms and policies suitable to the province's development requirements in each period, aiming to attract and mobilize resources for implementation of the master plan.

Article 3.

To assign concerned ministries and branches to support, according to their respective functions and tasks, the People's Committee of Thua Thien-Hue province in formulating the above-said plannings and plans; to formulate and submit to competent state agencies for promulgation mechanisms and policies in response to socio-economic development requirements of Thua Thien-Hue province in each period with a view to mobilizing and efficiently using resources, encouraging and attracting investment for successful materialization of the province’s socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan. To speed up the investment in and execution of regional works and projects important to the development of Thua Thien-Hue province, which have been already decided for investment. To study adjustments and supplements to branch development plannings and investment plans to cover relevant works and investment projects stated in the master plan.

Article 4.

This Decision takes effect on September 1, 2009.

Article 5.

The president of the People’s Committee of Thua Thien-Hue province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

PRIME MINISTER

(Signed and sealed)

Nguyen Tan Dung

Appendix

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY FROM NOW TILL 2010 WITH A VISION TOWARDS 2020, THUA THIEN-HUE PROVINCE

(To the Prime Ministers Decision No. 86/2009/QD-TTg dated June 17, 2009)

A. WITH STATE BUDGET CAPITAL

I. Industry

1. Industrial park wastewater treatment plants

2. Project on treatment of solid wastes, wastewater discharged from industrial parks, industrial complexes and craft villages.

3. Infrastructure of industrial complexes and craft villages.

II. Agriculture and rural areas

l. Project on development of rural infrastructure in poor communes and communes meeting with exceptional difficulties.

2. Project on general rural development in central provinces.

3. Projects in support of production and population distribution.

4. Forestation program.

5. Aquaculture technical infrastructure project.

6. Tu Hien fishport project.

7. Thuan An fishport project.

8. Phu Hai, Thuan An and Cau Hai anchorage and moorage wharves.

9. Storm shelter dock system.

10. Ta Trach water reservoir.

11. Thuy Yen-Thuy Cam reservoir.

12. High-land reservoir and damp systems.

13. Upgrading of the sea dyke system and Tam Giang-Cau Hai lagoon dyke.

14. Consolidation and upgrading of systems of river dykes, zone-surrounding dykes and intra-field dykes.

15. Dredge of water and flood drainage rivers and canals.

16. Sand area irrigation.

17. Coastal and lagoon fresh water supply systems.

18. Building of permanent canal banks.

19. Anti-riverbank, coastal erosion and slides and river mouth sand deposit projects.

III. Transport

1. Hue-Da Nang expressway.

2. Upgrading of National Highway 1A, La Son-Hai Van tunnel section and 2 road tunnels of Phu Gia and Phuoc Tuong (BOT).

3. Upgrading and expansion of National Highway 49A (National Highway 1A-Bot Do section).

4. Upgrading and expansion of National Highway 49B.

5. Upgrading and construction of roads western of Tam Giang-Cau Hai lagoon.

6. Construction of Tu Hien-Cu Du coastal road.

7. System of transversal roads in coastal and lagoon areas, linking with National Highway 1A, Highway 49B.

8. Ca Cut bridges and road leading to the bridge (National Highway 49B).

9. Road 71 (linking with Ho Chi Minh road, National Highway 1A).

10. Road 74 (Ho Chi Minh transversal road-National Highway 1A).

11. Vinh Tu road and bridge (National Highway 49B- National Highway 1A).

12. Ha Trung road and bridge (National Highway 49B- National Highway 1A).

13. La Son-Nam Dong road.

14. Belt 2, 3 roads, Hue city.

15. System of land bridges spanning river (including Bach Ho, Con Hen bridges, bridges spanning Huu Trach river, Ta Trach river and belt 3 bridge).

16. System of bridges spanning An Cuu river (Nam Giao, Kho Ren, Ga, Phu Cam. Tam Tay bridges.

17. Hue urban bridges (Ke Van, Nguyen Hoang, An Hoa, Bach Yen, Ba Ben, Dong Ba...).

18. Phu Bai international airport.

19. Express railroad crossing the province.

20. Up grating of Thuan An port.

21. Intra-Chan May-Lang Co economic zone roads.

22. Railroad linking with Chan May port.

23. Roads leading lo commune centers (not yet surface-hardened) for flood prevention and combat.

24. Asphalting of all provincial roads, upgrading of a number of district roads into provincial roads.

25. Improvement and upgrading of rural traffic systems.

IV. Public facilities

1. Project on relocation and resettlement of population in natural disaster- prone regions.

2. Project on resettlement of people in hydro- electric plant regions.

3. Project on development of Hue city.

- Project on resettlement of Hue city is boat dwellers.

- Embellishment of citadel-surrounding ditches.

- Embellishment of Ngu Ha river.

- Embellishment of An Cuu river.

- Embellishment of upper citadel and Bau isthmus.

- Project on consolidation of Huong river banks.

- Project on intra-municipal technical infrastructure and tourist attractions.

- Relocation and resettlement of people in Hue imperial city relic area.

4. Chan May-Lang Co infrastructure project.

5. Urban infrastructure development projects.

6. Projects on elimination of makeshifts for ethnic minority people and poor households.

7. Social houses for urban poor households.

V. Water supply:

l. Upgrading and expansion of Hue city water plants and water supply systems.

2.Truoi reservoir water plant and supply system.

3. Thuy Yen-Thuy Cam reservoir water plant and supply system.

4. Coastal and lagoon commune daily-life water supply systems.

5. Upgrading of water supply systems of northern districts (Tu Ha township, Phong Dien, Quang Dien).

6. Upgrading of Phu Bai and Phu Da district town water supply systems.

VI. Culture and information, physical training and sports

l. Embellishment of Hue imperial city relics.

2. Projects on embellishment and promotion of values of historical and cultural relics.

3. Projects on preservation, improvement and promotion of cultural and historical traditions.

4. Area for commemoration of national hero- Quang Trung.

5. Northern Ngu Binh ritual cultural zone.

6. Revolutionary history museum.

7. Construction and upgrading of district radio and television systems.

8. Building of the systems of grassroots culture-sport institutions.

VII. Science-Information technology

1. Research and development schemes.

2. Geological information system (GIS) project.

3. Community Internet development program.

4. Projects on computerization of Party and State offices.

5. National laboratory.

VIII. Healthcare-social affairs

1. Northern general hospital.

2. Southern general hospital.

3. Specialized hospitals (stomatological, dermatological, mental… hospitals).

4. Social disease center.

5. Construction, upgrading of district-level hospitals, healthcare centers, regional general clinics.

6. Completion and upgrading of commune and ward healthcare centers.

7. Preventive medicine

- Provincial preventive medicine center.

- Northern Central Vietnam preventive medicine center.

8. Medical waste treatment.

9. Central Vietnam intensive healthcare centers.

- Hue central hospital.

- Hue medical university.

- Central Vietnam food hygiene and safety and swab examination center.

10. Central Vietnam traditional medicine institute.

IX. Education and training.

1. Quoc hoc (national education) upper secondary school (second stage).

2. Projects on building of permanent schools and building of schools up to national standards.

3. System of district vocational-training centers.

4. System of colleges and intermediate vocational schools.

5. Hue universities (Economics university, Fine-Arts university, Foreign Languages university,…).

6. Tourism university.

7. Project on Nguyen Tri Phuong high-quality school.

8. Projects on high-quality preschools and primary schools.

9. Construction, upgrading of upper secondary school, lower secondary schools and primary schools up to national standards.

X. Tourism and services

1. Festival city infrastructure projects.

2. Chan May-Lang Co economic zone infrastructure.

3. A Dot border-gate economic zone (S10) infrastructure.

4. Hong Van border gate (S3) infrastructure.

5. Pa Co- Ta Oi ethnic minority culture village.

6. Projects on roads and bridges leading to Hue relics.

7. Expansion of the road leading to Bach Ma mount peak.

8. Hai Van tourist resort infrastructure (including the embellishment of Hai Van post).

9. Ho Chi Minh road and A Luoi tourist complex infrastructure.

10. Infrastructures to tourist and services complex and spots.

11. Construction of lagoon tourism boat

XI. Sustainable environment protection and development

1. Natural disaster prevention and reduction project.

2. Natural disaster observation and warning systems.

3. Projects on treatment of solid wastes and wastewater discharged from urban centers and residential quarters.

4. Redressing the consequences of agent orange-dioxine.

5. Coastal nature museum of the central region.

6. Construction of coastal and lagoon genes and biodiversity conservation zones.

7. Development of forest funds, protection of biodiversity.

8. Construction of submerged land conservation zones.

XII. State management

1. Official-duty houses.

2. Offices of People’s Committees of districts, towns.

3. Offices of commune-level administrations.

4. The concentrated administrative urban center of Thua Thien-Hue province.

XIII. Security and defense

1. Projects under the East Sea and islands program

- Dien Huong-Quang Ngan and Thuan An-Tu Hien-Co Du economic-defense coastal mobility roads.

- Son Cha island defense area.

- Construction of border posts and stations.

2. A So economic-defense zone.

3. Border population relocation project.

4. Projects on socio-economic development of communes along Vietnam-Laos border.

5. Border patrol roads.

6. Fire and explosion- preventing and combating capacity raising.

7. Construction of ward and commune police posts and custody houses of Thua Thien-Hue province's Public Security Department.

8. Bomb and explosives detection and handling.

9. Defense works.

B. WITH CAPITAL OF PEOPLE AND ENTERPRISES

I. Industry

l. Dong Lam cement plant.

2. Nam Dong cement plant.

3. Expansion of Luks cement plant (Production chain 5).

4. Long Tho II cement plant.

5. Expansion of Huda Beer factory.

6. Huong Dien hydro-electric project.

7. Binh dien hydro-electric project.

8. A Luoi hydro-electric plant.

9. A Lin hydro-electric plant.

10. Ta Luong hydro-electric project.

11. A Roang hydro-electric plant.

12. Thuong Nhat hydro-electric plant.

13. Ta Trach hydro-electric plant.

14. Small hydro-electric plant projects under planning.

15. Construction of expanded Phu Bai industrial park infrastructure.

16. Tu Ha industrial park.

17. Phong Thu industrial park.

18. La Son industrial park.

19. Phu Da industrial park.

20. Quang Vinh industrial park.

21. Chan May industrial park and projects therein.

22. Projects on infrastructures of industrial.

22. Projects on infrastructures of industrial complexes and craft villages.

23. Projects on development of agricultural, forest and marine product processing and production.

24. Projects on development of fine-art handicraft article production.

25. Manufacture of automobile spart parts and automobile assembly.

26. Natural mineral water plant.

27. Sand-crystal processing projects.

28. Export garment plants.

29. Sanitary chinaware plants.

30. Motor manufacture factory.

31. Medical instrument and supplies factory.

32. Sport equipment and instrument factory.

33. Domestic plastic utensils factory.

34. Domestic electrical, electro-refrigerating and electronic components factories.

35. Electronic production complex.

36. Computer component production and assembly factories.

37. Software production projects

38. Expansion of Hue yam factory.

39. Yarn- textile- garment-dying complex.

40. Fashion designing center.

II. Agriculture

1. Projects on plant varieties and animal breeds.

2. Projects on development of crops and husbandry.

3. Planting of economic forests.

4. Sustainable development of aquaculture and exploitation of aquatic products.

III. Transport

1. Phu Bai international airport.

2. Chan May port project.

3. Chan May breakwater-cum pier.

IV. Public facilities

l. Project on construction of new urban centers.

2. Projection on development of Chan May-Lang Co urban center.

3. Urban housing development program.

4. People's civil works.

5. Burial park project.

V. Culture and information, physical training and sports

1. International convention, workshops, trade fair and exhibition center.

2. Project on Hue imperial city motion picture firm.

3. Culture, Sports, Tourism and Service Center.

4. Entertainment and cinematographic center.

VI. Science-Information Technology

1. Construction and upgrading of information and communications systems.

2. Project on Communication and Information Technology Village.

VII. Healthcare and social affairs

Healthcare socialization program

- Specialized hospitals.

- Convalescence and functional rehabilitation hospital.

- International hospital.

VIII. Education and training

Educational socialization program

- Chan May technical workers' school.

- International university.

IX. Tourism and services

1. Projects on infrastructure of non-tariff zones and industrial parks in the Chan May-Lang Co economic zone.

2. Laguna Vietnam project.

3. Lap An lagoon resort-golf court project.

4. Co Du-Cua Khen-Son Cha peninsula tourist zone.

Bai Chuoi resort zone.

5. Lap An lagoon penisula entertainment and recreation zone project.

6. Canh Duong-Hai Van-Son Cha tourist resort.

Bach Ma cable car project.

7. Truoi lake-Nhi Ho-Voi stream tourist resort.

8. Thuan An-Tan My eco-tourism resort.

9. Da Ven tourist resort.

10. Craft village, ancient village tourism zones.

11. Project on flood plain forest eco-tourism zones.

12. Tam Giang-Cau Hai brackish water lagoon eco-tourism project.

13. Phu Bai reservoir general eco-tourism zone.

14. Projects on coastal tourism.

15. A Luoi-Nam Dong cultural tourism projects.

16. Ta Trach, Binh Dien, Huong Dien reservoir tourism zones.

17. Golf court project in Thuy An commune.

18. Thien An- Thuy Tien entertainment zone.

19. Five-star hotel-supermarket-convention center project.

20. Casino-international hotel project.

21. Sea-shipping business.

22. Chan May petroleum storehouses and transshipment port entrepot.

23. Projects on provision of post, telecommunications, Internet and legal communication net services.

C. WITH ODA CAPLTAL

I. Industry

Rural electricity 2 (Re II) project.

II. Agriculture and rural infrastructure

1. Project on rural development of Quang Dien district.

2. Project in support of poverty reduction and socio-economic development in Phu Loc and Phu Vang districts.

3. Fishery infrastructure.

4. Project on development of aquaculture infrastructure.

5. Planting of protection forests in coastal sand areas in association with environmental protection.

6. Systems of water supply for agricultural production in Quang Thai and Quang Loi communes.

7. Project on sea dykes and Tam Giang-Cau Hai lagoon surrounding dykes.

8. Construction of works against erosion and landslides at Hai Duong-Hoa Duan coast and alluvium deposit at Thuan An estuary.

III. Public facilities

l. Water drainage and wastewater treatment systems in Hue city (improvement of the water environment)

2. Systems of daily-life water supply for coastal and lagoon communes.

3. Systems of water drainage and wastewater treatment for Chan May-Lang Co economic zone.

4. Phu Bai industrial park waste water treatment plant.

5. Project on poverty reduction for hydro-electric project settlers.

6. Resettlement and living condition improvement for boat dwellers.

7. Investment in infrastructure in service of resettlement of boat dwellers and heavily submerged regions in Hue, contributing to the protection of Hue heritages.

8. Removal and resettlement of households living in Thuong Thanh, Bau strait and Hue imperial city.

9. Embellishment of protective canals around the imperial city.

10. Improvement of Ngu Ha river.

11. Development of infrastructure of Hue city.

12. Resettlement and living condition improvement for people in A Sap hydro-electric reservoir area.

13. Construction of garbage treatment and product and fertilizer production plant northern of Hue city.

14. Detailed planning on the new urban center of Chan May.

15. Improvement and upgrading of rural traffic systems.

16. System of land bridges spanning Huong river.

IV. Healthcare- Education- Culture

1. General hospital of Thua Thien-Hue province.

2. Chan May general hospital.

3. Improvement of material foundations for general education schools.

4. Investment in construction and development of Thua Thien-Hue technology training school.

5. Tourism university.

6. Support for development of information and software human resources.

7. Support for raising service management capacity.

8. Support for capacity building for agencies and communities.

9. Restoration of Can Chanh temple.

10. Restoration of traditional rites and crafts of Ca Tu ethnic minority group.

V. Environment

1. Construction of submerged land nature conservation zone.

2. Conservation of biodiversity in Tam Giang-Cau Hai lagoon area.

3. Conservation of Bu Lu-Cu Du submerged area.

4. Conservation of O Lau estuary submerged area.

5. Raising the capability for adaptation to natural disasters.

D. WITH FOREIGN INVESTMENT CAPITAL

I. Industry and construction

1. Construction of Chan May port breakwater.

2. New urban center of Chan May.

3. Industrial park infrastructure construction and dealing.

4. Construction of urban infrastructure.

5. High-grade glass product factory.

II. Tourism-Service-Education-Training-Healthcare

l. Bach Ma eco-tourism zone.

2. Con Hen tourist resort.

3. Thuan An coast tourist zone.

4. Coastal and lagoon eco-tourism zones.

5. Construction of international university.

6. Construction of international hospital.

Note: The locations, work scales, land areas, total investment and investment capital sources of the above-listed projects will be calculated, selected and specified in the period of formulating and submitting for approval investment projects, depending on the demands and capability to balance and mobilize resources of each period.

(This translation is for reference only)

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 86/2009/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất