Quyết định 816/QĐ-TWĐTN của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội tri thức trẻ tinh nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 816/QĐ-TWĐTN
Cơ quan ban hành: | Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 816/QĐ-TWĐTN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hoàng Bình Quân |
Ngày ban hành: | 14/06/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 816/QĐ-TWĐTN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ĐOÀN
THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH BAN CHẤP HÀNH TRUNG
ƯƠNG SỐ 816QĐ/TWĐTN NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2000
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐỘI TRÍ THỨC TRẺ TÌNH NGUYỆN THAM GIA
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI
BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Quyết định số 354/QĐ-TTg ngày 28/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi";
- Căn cứ Quyết định số 775/QĐ/TWĐTN ngày 15/5/2000 của Ban Bí thưtrg Đoàn về việc thành lập Ban quản lý điều hành Dự án "Tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi";
- Xét đề nghị của Ban quản lý điều hành dự án, Vụ Tổ chức cán bộ Trung ương Đoàn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Ban chấp hành kèm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi.
Điều II: Giao cho Ban quản lý Điều hành Dự án chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Điều III: Ban quản lý Điều hành dự án, Bí thư các tỉnh Đoàn có dự án, Ban chỉ huy các đội trí thức trẻ tình nguyện của các tỉnh Đoàn; các ban, đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Trung ương Đoàn và các đội viên Đội trí thức trẻ tình nguyện căn cứ quyết định thi hành.
QUY CHẾ
TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TRÍ THỨC TRẺ TÌNH NGUYỆN THAM GIA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN,
MIỀN NÚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 816 QĐ/TWĐTN
ngày 14 tháng 6 năm 2000 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi (dưới đây gọi tắt là Đội trí thức trẻ tình nguyện) quy định trong Quy chế này được thành lập trong khuôn khổ Dự án "Tổ chức các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi" của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 354/QĐ-TTg ngày 28/4/2000.
Điều 2: Mỗi tỉnh Đoàn thành lập một đội trí thức trẻ hoạt động trong thời gian 2 năm tại các xã khó khăn của tỉnh.
Điều 3: Tất cả những thanh niên Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lính chính trị và sức khoẻ, đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung học chuyên nghiệp chưa có việc làm, tình nguyện công tác tại vùng nông thôn, miền núi khó khăn và được các tỉnh Đoàn tiếp nhận vào đội trí thức trẻ tình nguyện được gọi là đội viên Đội trí thức trẻ tình nguyện.
CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
CỦA ĐỘI TRÍ THỨC TRẺ TÌNH NGUYỆN
Điều 4: Đội trí thức trẻ tình nguyện do Ban Thường vụ các tỉnh Đoàn lập ra và tổ chức, điều hành hoạt động dưới sự chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Trung ương Đoàn.
Điều 5: Các tỉnh Đoàn được giao thực hiện Dự án thành lập Đội có từ 40 - 50 đội viên và Ban chỉ huy đội từ 5 - 7 người (mỗi tỉnh thành lập 1 đội) do đồng chí Bí thư tỉnh Đoàn trực tiếp phụ trách, Ban chỉ huy đội sử dụng con dấu và tài khoản của tỉnh Đoàn trong quá trình hoạt động.
Điều 6: Ban chỉ huy đội trí thức trẻ có các nhiệm vụ sau:
1- Khảo sát, nắm vững tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống dân cư, nhu cầu sử dụng trí thức trẻ ở các vùng nông thôn, miền núi trong tỉnh, trên cơ sở đó tham mưu cho Ban Thường vụ tỉnh Đoàn ký kết hợp đồng trách nhiệm với Uỷ ban nhân dân các xã (nơi tiếp nhận các đội viên) về việc tiếp nhận, tổ chức, sử dụng lực lượng trí thức trẻ tại địa phương.
2- Tham mưu để Ban Thường vụ tỉnh Đoàn báo cáo với Trung ương Đoàn nhu cầu cụ thể của địa phương mình; lập kế hoạch nội dung hoạt động, kế hoạch tài chính theo chỉ tiêu số lượng trí thức trẻ được Trung ương Đoàn phê duyệt; tổ chức, quản lý và điều hành trực tiếp hoạt động của Đội.
3- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách đội và đội viên.
4- Tiếp nhận kinh phí, thực hiện việc chi phí theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và Hướng dẫn của Trung ương Đoàn đảm bảo đời sống, điều kiện làm việc và hoạt động của đội viên, thanh quyết toán theo từng quý, từng năm (bằng phương pháp báo sổ) với Ban quản lý điều hành dự án Trung ương Đoàn.
5- Chủ động đề xuất và liên hệ với địa phương xây dựng và thực hiện các chính sách thu hút các đội viên tình nguyện ở lại công tác và lập nghiệp tại địa phương và các chính sách hỗ trợ cho hoạt động của đội trí thức trẻ ở địa phương.
6- Thường xuyên báo cáo diễn biến, kết quả hoạt động, nhu cầu phát sinh, đề xuất kiến nghị... với chính quyền địa phương và Trung ương Đoàn.
Điều 7: Dưới đội có các phân đội, do Ban chỉ huy đội thành lập và cử phân đội trưởng (do 1 đội viên kiêm nhiệm). Mối quan hệ công tác giữa các phân đội và Ban chỉ huy đội do các tỉnh Đoàn quy định căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương.
Điều 8: Đội trí thức trẻ tình nguyện thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn, miền núi và tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.
- Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
- Phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Xây dựng đời sống văn hoá mới và phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Tham gia xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn dân cư
CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA
ĐỘI VIÊN ĐỘI TRÍ THỨC TRẺ TÌNH NGUYỆN
Điều 9:
- Đội viên đội trí thức trẻ tình nguyện phải ký hợp đồng trách nhiệm vơí các tỉnh Đoàn theo mẫu quy định của Ban quản lý điều hành dự án Trung ương Đoàn. Đội viên có trách nhiệm thực hiện mọi nhiệm vụ quy định tại Điều 8 - Chương II của Quy chế này và được hưởng các quyền lợi đã ghi trong hợp đồng trách nhiệm.
- Đội viên trí thức trẻ tình nguyện phải thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Quy chế tổ chức và hoạt động của đội trí thức trẻ tình nguyện; Phải thực hiện nhiệm vụ đột xuất khi địa phương và Ban chỉ huy đội yêu cầu.
- Trong quá trình công tác, mỗi đội viên phải tích cực học tập, nâng cao tay nghề và rèn luyện phầm chất đạo đức, sức khoẻ.
Điều 10: Đội viên đội trí thức trẻ trong thời gian đang làm việc được hưởng các quyền lợi sau:
- Được hưởng các chế độ quy định tại Thông tư số 57/2000/TT/BTC ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cấp phát, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi.
- Mỗi năm được về phép 1 lần, thời gian nghỉ phép áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Được tạo điều kiện tham gia các sinh hoạt văn hoá - chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng nơi công tác, được tham dự các lớp bồi dưỡng về chính trị.
- Trước khi triển khai hoạt động theo chương trình dự án các đội viên được tập huấn những vấn đề cơ bản phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trong điều kiện cho phép, đội viên được hỗ trợ, tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn...
Điều 11: Quyền lợi của đội viên Đội trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại các Đội tình nguyện:
- Được Trung ương Đoàn cấp giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ trong Đội trí thức trẻ tình nguyện.
Được đề nghị chính quyền các cấp ưu tiên trong tuyển dụng, sắp xếp việc làm hoặc học tập nâng cao trình độ.
- Nếu tình nguyện ở lại lập nghiệp hoặc công tác lâu dài ở địa phương và được địa phương tiếp nhận thì được các tỉnh Đoàn đề nghị địa phương tạo điều kiện bố trí công tác thích hợp, nơi cư trú, điều kiện để làm kinh tế gia đình.
Nếu được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước thì thời gian công tác ở Đội trí thức trẻ tình nguyện được đề nghị tính vào thời gian công tác liên tục.
- Trong thời gian công tác hoặc sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nếu đội viên tình nguyện trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương, được địa phương cho phép và có dự án khả thi thì được Đoàn thanh niên bảo lãnh dưới hình thức tín chấp vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Được đề nghị miễn làm nghĩa vụ lao động công ích, (mỗi năm phục vụ trong Đội trí thức trẻ được miễn lao động công ích một năm).
Điều 12: Việc khen thưởng, kỷ luật đối với đội viên thực hiện theo quy định chung của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13: Quy chế này áp dụng cho Ban Thường vụ các tỉnh Đoàn được giao thực hiện Dự án, Ban chỉ huy các đội (của các tỉnh Đoàn), các đội viên Đội trí thức trẻ tình nguyện trong thời gian thực hiện dự án "Tổ chức Đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi" theo Quyết định số 354/QĐ-TTg ngày 28/4/2000 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần bổ sung, sửa đổi, Ban quản lý điều hành dự án có trách nhiệm tập hợp trình Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xem xét, quyết định.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây