Quyết định 808/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 808/QĐ-TTg

Quyết định 808/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:808/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:29/06/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2013, hoàn thiện Luật Việc làm
Nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển dịch vụ của Việt Nam, ngày 29/06/2012 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 808/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp và các Bộ liên quan nhanh chóng hoàn thiện Luật Việc Làm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, Luật Luật sư và Luật Bảo hiểm y tế; Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới doanh nghiệp dịch vụ môi trường ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020… trong năm 2013 tới đây.
Đồng thời, Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu xúc tiến đầu tư ra nước ngoài trong một số lĩnh vực dịch vụ có lợi thế cạnh tranh nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ qua biên giới; hỗ trợ đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu thúc đẩy xuất khẩu lao động có kỹ năng; phát triển và nâng cao chất lượng dạy nghề phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch và các dịch vụ xã hội khác; tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các ngành dịch vụ, khu vực dịch vụ tại một số vùng trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam để cùng cạnh tranh và phát triển…
Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh, các Bộ, cơ quan liên quan có thể chủ đồng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định kịp thời.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định808/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------------
Số: 808/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
---------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
 


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ
CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012
 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 
I. MỤC TIÊU
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động) nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và định hướng cơ bản đã được xác định tại Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chiến lược).
Chương trình hành động tập trung vào các nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Nâng cao nhận thức về khu vực dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. Hoàn thiện pháp luật, chính sách phát triển khu vực dịch vụ.
3. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển dịch vụ.
4. Nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy cạnh tranh của khu vực dịch vụ.
5. Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ và tăng cường hội nhập quốc tế về dịch vụ.
6. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khu vực dịch vụ năng động, hiện đại.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Nâng cao nhận thức về khu vực dịch vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Xây dựng, thực hiện chương trình truyền thông, vận động xã hội về khu vực dịch vụ.
2. Hoàn thiện pháp luật, chính sách phát triển khu vực dịch vụ
a) Xây dựng, điều chỉnh Chiến lược, Quy hoạch phát triển các lĩnh vực dịch vụ chủ yếu hoặc có liên quan đến các lĩnh vực chủ yếu của Việt Nam, bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm), giáo dục, logistics, vận tải, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, phân phối, môi trường, du lịch, xuất khẩu lao động và chuyên gia, pháp lý.
b) Xác định và đề xuất các văn bản chính sách để phát triển các dịch vụ kinh doanh (phân loại theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới – W/120).
c) Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
3. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển dịch vụ
a) Hoàn thiện, phát triển, xây dựng mới hệ thống thống kê về dịch vụ phù hợp thông lệ quốc tế.
b) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các lĩnh vực dịch vụ trọng điểm, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh, thuận tiện trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ.
4. Nâng cao chất lượng dịch vụ và thúc đẩy cạnh tranh của khu vực dịch vụ
a) Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trong lĩnh vực dịch vụ.
b) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
c) Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các ngành dịch vụ, khu vực dịch vụ tại một số vùng trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam để cùng cạnh tranh và phát triển.
5. Thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về dịch vụ
a) Xây dựng phương án đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong ASEAN, hướng tới mục tiêu Cộng đồng ASEAN.
b) Xây dựng Chương trình thúc đẩy xuất khẩu một số dịch vụ chủ yếu đến năm 2020.
c) Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực dịch vụ trọng điểm nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam.
d) Hỗ trợ đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu thúc đẩy xuất khẩu lao động có kỹ năng.
đ) Xúc tiến đầu tư ra nước ngoài trong một số lĩnh vực dịch vụ có lợi thế cạnh tranh nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ qua biên giới.
6. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khu vực dịch vụ năng động, hiện đại
a) Phát triển nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học và trên đại học ở những lĩnh vực tài chính - ngân hàng, phân phối, logistics, công nghệ thiết bị y tế, thương mại điện tử, môi trường.
b) Phát triển và nâng cao chất lượng dạy nghề phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dịch vụ thương mại, du lịch và các dịch vụ xã hội khác.
c) Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp nhằm tăng cường chất lượng lao động của một số dịch vụ trọng điểm như: du lịch, tài chính - ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, thương mại (bao gồm thương mại điện tử), vận tải và dịch vụ xã hội gắn với các địa phương phát triển đô thị hóa nhanh và các địa phương còn nhiều khó khăn nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
d) Đưa chương trình khởi sự kinh doanh vào trong chương trình giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp.
đ) Rà soát quy hoạch mạng lưới các trường đại học; cao đẳng; tập trung đầu tư xây dựng các trường đại học xuất sắc.
1. Căn cứ những nhiệm vụ chủ yếu được nêu trong Chương trình hành động và các nhiệm vụ cụ thể được phân công trong Phụ lục kèm theo Chương trình hành động này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đăng ký các nội dung nhiệm vụ vào Chương trình công tác hàng năm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan, địa phương mình; đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ 6 tháng kiểm điểm tình hình thực hiện Chương trình hành động, chậm nhất ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm, các đơn vị báo cáo tiến độ thực hiện công việc được giao về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, kiểm tra và tổng hợp việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Chương trình hành động, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đề nghị và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
--------

No. 808/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness

----------------

Hanoi, June 29,  2012

 

DECISION

ON PROMULGATION OF THE PROGRAM OF ACTION FOR IMPLEMENTATION OF THE OVERALL STRATEGY ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAM S SERVICE SECTOR TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government, of December 25, 2001;

Pursuant to theoverall strategy on the development of Vietnam s service sector till 2020;

At the proposal of the Minister of Planning an Investment,

DECIDES:

Article 1.Promulgating together with this Decision the Program of action for implementation oftheoverall strategy on the development of Vietnam s service sector till 2020approved by the Prime Minister in the Decision No.175/QD-TTg, of January 27, 2011.

Article 2.This Decision takes effect from the day of signing.

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, relevant organizations, units  shall implement this Decision.

 

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Trung Hai

 

THE PROGRAM OF ACTION

FOR IMPLEMENTATION OF THE OVERALL STRATEGY ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAM S SERVICE SECTOR TILL 2020
(Being promulgated together with the Decision No.808/QD-TTg, of June 29, 2012, of the the Prime Minister).

I.TARGETS

The Program of action for implementation of the overall strategy on the development of Vietnam s service (hereinafter referred to as the Program of action) aim toconcretize tasks and basic orientation defined in theDecision No.175/QD-TTg, of January 27, 2011, of the the Prime Minister, on approving the overall strategy on development of Vietnam s service sector till 2020 (hereinafter referred to as the Strategy).

The Program of action focus on groups of major task as follows:

1.Raising awareness on the service sector in international integration background

2.Improving law, policy on development of the service sector.

3.Strengthening capability and effectiveness of state management on service development.

4.Raising service quality and boosting competition of the service sector

5.Boosting export of service and strengthening international integration on service.

6.Developing human resource with high quality satisfying requirements of the dynamic and modern service sector.

II.MAJOR TASKS

1.Raising awareness on the service sector in international integration background.

Formulating, implementing programs on the service sector for social communication and mobilization

2.Improving law, policy on development of the service sector.

a) Formulating, adjusting the Strategy, Planning on development of major service sectors or relating to major sectors of Vietnam, including:Information technology and communication, finance (bank, securities, insurance), education, logistics, transport, science and technology, healthy caring, distribution, the environment, tourist,exporting the laborer and expert, legal.

b) Defining and proposing policy documents to develop the business services (classified according to the World Trading Organization – W/120).

c) Improving legal system for development of the service sector of Vietnam according to international practices.

3.Strengthening capability and effectiveness of state management on service development.

a) Improving, developing, new formulating the system of statistics on services according to international practices.

b) Formulating system of standards, regulations in priority service sectors, suitable with international standard to raising capacity of competition, be convenient in monitoring, appraising service quality.

4.Raising service quality and boosting competition of the service sector

a) Making the fair business environment in the service sector.

b) Raising capacity of competition for enterprises business service.

c) Strengthening cooperation,  linkage among service sectors, service areas in some priority regions in the Vietnam’s territory to compete and develop together.

5.Boosting export of service and strengthening international integration on service.

a) Formulating plan on negotiation to open service market of Vietnam in ASEAN, and tending to target of ASEAN community.

b) Formulating program on boosting export of some major services till 2020.

c) Improving mechanism of policy on attracting foreign investment in a few of priority service sectors aiming to boost service export of Vietnam.

d) Assisting training laborers to satisfy requirement of exporting the skill-possessing laborers.

dd) Promoting investment oversea in a few of service sectors that have a competitive edge aiming to boost Vietnamese enterprises in supply of services across the border.

6.Developing human resource with high quality satisfying requirements of the dynamic and modern service sector

a) Developing human with high quality, possessing undergraduate and postgraduate level in finance - bank, distribution, logistics, technology, medicine equipment, electronic trading, environment.

b) Developing and raising professional training quality servicing directly for operations of trade, tourist service and other social services.

c) Developing and raising quality of professional education aiming to raising quality of labor of some priority services such as:Tourist, finance-bank, healthy care, trade (inclusive of electronic trade), transport and social services in association with  localities developing fast urbanization process and localities still having many difficulties where having many minority ethnics living.

d) Bringing program on business starting into program on undergraduate education and professional secondary education

dd) Reviewing planning on network of universities, colleges, focusing on investment in construction of excellent universities.

III.ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1.Basing on major tasks stated in the Program of action and assigned specific tasks in the Annex enclosed with this Program of action, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and People s Committees of central-affiliated cities and provinces take the initiative in register contents, tasks into the annual work programs of Government, the Prime Minister and their agencies, localities; and constructing plan to develop in details, ensure timely and effectively implementation of assigned content, tasks in the Program of action.

2.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and People s Committees of central-affiliated cities and provinces 6 months-periodical review implementation of the program of action, not later than on June 15 and December 15 annually, units report progress of assigned work to the Ministry of Planning and Investment for synthesizing, reporting them to the Prime Minister.

3.The Ministry of Planning and Investment shall oversee, invest and synthesize the implementation of this Program of action.

4.In the course of implementation, if realizing it is necessary to supplement, amend  the Program of action, Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and People s Committees of central-affiliated cities and provinces take the initiative in proposal and the Ministry of Planning and Investment shall synthesize, report them to the Prime Minister for consideration and decision.

 

 

ATTACHED FILE

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 808/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất