Quyết định 668/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, biện pháp giảm nhẹ thiên tai và những chương trình chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển miền Trung
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 668/TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 668/TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 22/08/1997 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 668/TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 668/TTg NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ THIÊN TAI VÀ NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI
CÁC TỈNH VEN BIỂN MIỀN TRUNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và các kiến nghị trong Hội nghị "Phòng chống lụt bão, phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển miền Trung" tổ chức tại thành phố Huế từ ngày 20-22 tháng 6 năm 1997,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1- Các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận cần đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế so sánh và những khó khăn của mình, từ đó có giải pháp khắc phục, phòng tránh và thích nghi với thiên tai, tận dụng thời cơ, tổ chức chỉ đạo thực hiện để khai thác cho được tiềm năng, lợi thế tự nhiên và con người nhằm từng bước ổn định và phát triển cùng với các vùng trong cả nước, đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lợi thế nổi bật của các tỉnh ven biển miền Trung trong thời kỳ công nghiệp hoá là có địa hình và hệ sinh thái đa dạng; điều kiện địa chất, thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển nhiều ngành công nghiệp; là điểm giao lưu giữa các vùng kinh tế trong nước; là đầu mối giao thông với các nước trong khu vực; có hệ thống cảng biển, đường bộ, đường sắt, sân bay đã và đang tiếp tục được xây dựng; có nguồn lao động đồi dào.
Bên cạnh những lợi thế đó, nhìn chung các tỉnh ven biển miền Trung có điểm xuất phát thấp so với một số vùng khác trong cả nước. Điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, lụt, bão, hạn hán... xẩy ra thường xuyên, diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, tới phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ven biển miền Trung từ nay đến năm 2000 là đạt cho được nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm từ 10-12%; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá các sản phẩm, bảo đảm môi trường sinh thái bền vững, xử lý tốt các vấn đề xã hội trên cơ sở phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực ngoài vùng và nước ngoài.
Điều 2.- Phương hướng phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai là "Chủ động phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi", bảo đảm an toàn cho đời sống của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân; nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, từng bước thích nghi với tiên tai để phát triển kinh tế.
Trên cơ sở tổng kết công tác phòng chống lụt bão ở các tỉnh miền Trung, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cần hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh để:
- Có các qui định, hướng dẫn cụ thể về các giải pháp trong những tình huống khác nhau nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Tiếp tục hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và xây dựng các công trình mới sao cho các công trình này tạo thành hệ thống góp phần ngăn chặn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, đồng thời không bị thiên tai lặp đi lặp lại tàn phá gây lãng phí.
- Bố trí cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ sản xuất để né tránh, thích nghi với bão lũ, lụt lội.
Điều 3.- Một số chương trình phát triển kinh tế chủ yếu, giảm nhẹ và hạn chế dần do thiên tai gây ra.
1. Chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng:
Rừng ở các tỉnh ven biển miền Trung nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển có vai trò quyết định ngăn chặn và hạn chế tác hại của lụt bão, giữ nước, chống sói mòn sa mạc hoá đất đai, bảo vệ đê biển, giảm nhẹ thiên tai và cân bằng môi trường sinh thái ổn định để phát triển.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 phải đạt cho được độ che phủ của rừng và các cây công nghiệp là trên 40% bằng cách phát triển 650.000 ha rừng mới gồm: khoanh nuôi phục hồi 200.000 ha rừng hiện có, trồng mới trên đất trống đồi núi trọc 450.000 ha rừng và các cây công nghiệp lâu năm có độ che phủ tốt. Đến năm 2010 độ che phủ của rừng và cây công nghiệp lâu năm đạt 60-65%, nhằm nâng cao năng lực phòng hộ, cân bằng môi trường sinh thái, góp phần hạn chế thiên tai.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị số 286/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cùng các Bộ ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh sớm hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định lâu dài cho tổ chức cá nhân và hộ gia đình theo Nghị định số 02/CP ngày 05 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ và theo đúng tinh thần Chỉ thị 286/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Từng tỉnh phải nắm chắc quỹ đất các loại và tình hình sử dụng đất trên địa bàn để có quy hoạch, kế hoạch sử dụng và điều chỉnh hợp lý. Nhất thiết phải đảm bảo các hộ nông dân có đủ đất để trồng cây ngắn ngày đáp ứng nhu cầu lương thực, có đất để trồng cây ăn quả, làm kinh tế vườn, chăn nuôi gia súc. Đây chính là điều kiện tiên quyết, là giải pháp cơ bản để đồng bào định cư, định canh, không phá rừng để trồng cây lương thực mà tham gia bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng trên diện tích đất và rừng được giao.
2. Chương trình chuyển đổi cơ cấu và chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, phát huy cho được tiềm năng, lợi thế về đất đai, hệ sinh thái, tập quán, kinh nghiệm sản xuất của từng địa phương để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Cần tập trung giải quyết thuỷ lợi để tăng quỹ đất canh tác, chọn các giống có năng suất, chất lương; bố trí mua vụ hợp lý, phấn đấu đến năm 2000 đạt sản lượng lương thực 4,2 - 4,5 triệu tấn, cùng các vùng sản xuất lúa trọng điểm trong cả nước bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh cây lúa, cần có quy hoạch, kế hoạch và chính sách giải pháp cụ thể huy động cho được mọi nguồn nhân lực để phát triển cây công nghiệp có giá trị, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng;
- Cần gắn nhà máy chế biến đường với phát triển vùng nguyên liệu, nhân nhanh các giống mía mới có năng suất và hàm lượng đường cao, đảm bảo đến năm 2000 toàn vùng định hình trồng khoảng 100.000 ha mía và có đủ các cơ sở chế biến đường góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Có quy hoạch, kế hoạch phát triển các cây cao su, cà phê, bông, tiêu, ca cao... ở những nơi có điều kiện; cây nho, thanh long ở Bình Thuận, Ninh Thuận, gắn liền với việc xây dựng các cơ sở chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả, đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất lâu dài.
- Khai thác triệt để tiềm năng và thế mạnh của vùng để phát triển chăn nuôi đàn gia súc, đặc biệt là bò, cứu, dê. Giải quyết tốt về giống và phòng, chống các dịch bệnh gia súc, đặc biệt là bệnh lở mồm, long móng. Sớm có quy hoạch đất đồng cỏ cho hộ gia đình hoặc cho nông dân thuê để chăn nuôi bò theo quy mô trang trại.
Các tỉnh ven biển miền Trung có lợi thế, tiềm năng lớn về đất đai, nước biển, thời tiết và lao động để sản xuất muối đáp ứng đủ nhu cầu dân sinh, nhu cầu công nghiệp, tiến tới xuất khẩu. Tổng cục Địa chính cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần đánh giá và quy hoạch vùng có điều kiện đất đai để chuyển sang sản xuất muối công nghiệp có hiệu quả nhất. Riêng hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, trong năm 1997 phải hoàn thành các thủ tục khảo sát, xây dựng và phê duyệt dự án khả thi các đồng muối Phương Cựu, Quán Thẻ; mở rộng đồng muối Cà Ná để khởi công xây dựng trong năm 1998. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bảo đảm vốn cho các dự án phát triển muối công nghiệp này.
3. Xây dựng các công trình thuỷ lợi và đê điều.
Việc xây dựng các công trình thuỷ lợi và đề điều ở các tỉnh ven biển miền Trung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng tránh thiên tai, ngăn mặn, chống hạn, cung cấp nước cho sinh hoạt và nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với các vùng khó khăn, nhưng phải phù hợp với địa hình, khí tượng thuỷ văn của vùng và phải được tổ chức làm từng bước theo quy hoạch chung.
- Về đê điều:
+ Các đê sông ở các tỉnh ven biển miền Trung phải bảo đảm phòng lũ chính vụ, lũ lớn và cho thu hoạch an toàn lúa đông xuất và hè thu ở các tỉnh phía Nam ven biển miền Trung.
+ Phải quy định cao trình cần thiết cho các tuyến đê biển để ngăn triều cường, hạn chế nước mặn vào đồng, có kế hoạch phát triển trồng cây chắn sóng ở những vùng đê biển xung yếu.
+ Các tuyến đê ven đầm phá phải chống đỡ được mức triều cao nhất trong vụ hè thu và có biện pháp gia cố mặt mái, không để lũ tàn phá khi đê bị ngập.
+ Phải có chương trình nghiên cứu, để ra biện pháp và có kế hoạch cụ thể để xử lý những đoạn sông, vùng cửa sông, vùng bờ biển đang có diễn biến phức tạp (bồi, xói, không ổn định) gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
- Về hồ chứa nước và kênh mương:
+ Tiếp tục xây dựng mới hồ chứa kể cả các hồ chứa ở thượng nguồn, nâng cấp và hoàn thiện các hồ chứa hiện có để giảm lũ và giữ nước chống hạn, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân và cải thiện môi trường sinh thái cho toàn vùng.
+ Từng bước kiên cố hoá hệ thống kênh mương dẫn nước và các công trình đầu mối thuỷ lợi nhỏ, nhằm tiết kiện đất đai, giảm tổn thất nước, phát huy hiệu quả những công trình đã được đầu tư.
+ Cần tổ chức nghiên cứu và có kế hoạch thực hiện chương trình chỉnh trị dòng sông, cửa sông bảo vệ bờ sông, như cửa Tư Hiền, Thuận An, (Thừa Thiên Huế), cửa Đại, cửa An Hoà (Quảng Nam), cửa Đà Rằng, cửa Đà Nông (Phú Yên), cửa sông Cái (Ninh Thuận), cửa Phan Rí (Bình Thuận); xử lý một số đoạn sông, cửa sông đang bị sạt lở; ngăn chặn lấn đất bãi sông để làm nhà, xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến việc thoát lũ các dòng sông.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân các tỉnh xây dựng đề án cụ thể thực hiện các nội dung nêu trên, xác định các công trình cấp bách đang xây dựng dở dang để tập trung đầu tư hoàn chỉnh ngay trong năm 1998. Trong quý IV năm 1997 phải xác định các công trình cần xây dựng mới trong giai đoạn từ 1998-2000 và những công trình trọng điểm cần được khởi công xây dựng sau năm 2000 trình Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở danh mục các dự án được duyệt, các Bộ chức năng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh lập dự án cụ thể, huy động các nguồn vốn đầu tư từ Trung ương, địa phương và huy động nguồn tại chỗ của dân để thực hiện.
4. Chương trình phát triển thuỷ sản
Khai thác hải sản là nghề truyền thống, tiền năng và thế mạnh của các tỉnh ven biển miền Trung, Bộ Thuỷ sản phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình này một cách bền vững để tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu.
- Phấn đấu đến năm 2000 đạt sản lượng thuỷ sản 450.000-500.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 250 triệu USD.
- Đẩy mạnh việc khai thác hải sản gắn với đầu tư chiều sâu tăng cường năng lực đánh bắt - nhất là đánh bắt xa bờ, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở chế biến, xác định và tổ chức khai thác hiệu quả các ngư trường mới.
- Cùng với khai thác hải sản, cần tổ chức tốt việc nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ đặc biệt là ở các đầm phá).
- Đẩy mạnh khâu chế biến để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ sản phục vụ tiêu dùng trong nước, chú trọng các mặt hàng chế niến cao cấp cho xuất khẩu và phục vụ các trung tâm đô thị lớn và các khu công nghiệp.
- Từng địa phương cần tổ chức các đội tàu gồm các tàu có công suất lớn, có trang thiết bị phục vụ cứu nạn làm nòng cốt cho các tàu thuyền có công suất vừa, nhỏ cùng ra khơi đánh bắt hải sản. Có biện pháp đảm bảo tất cả các thuyền ra khơi đều có phao và các phương tiện phòng hộ cần thiết. Trong mùa bão lụt phải làm tốt việc dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, trang bị phao cứu sinh, phương tiện thông tin, bến bãi neo đậu an toàn cho tầu thuyền và ngư dân và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 39/TTg ngày 18 tháng 01 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ để bảo đản an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển.
- Tổ chức lại đời sống nhân dân ở các làng chài, trên các vùng đầm phá, vùng dân cư ven biển chuyên về đánh bắt hải sản. Cần có kế hoạch, tạo điều kiện để tất cả các hộ ngư dân định cư trên bờ, chấm dứt tình trạng "du cư" trên đầm, phá... và có kế hoạch đầu tư cải tạo, xây dựng nâng cấp các cảng cá, dịch vụ nghề cá nhằm tạo điều kiện cho tầu thuyền của ngư dân hoạt động đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm.
5- Chương trình phát triển giao thông
- Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng quy định tổng thể, chiến lược phát triển giao thông vận tải các tỉnh ven biển miền Trung theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2000, 2005 và những năm tiếp theo, trong đó xác định các công trình trọng điểm chủ yếu và có các bước đi cụ thể, cơ chế, chính sách đầu tư, huy động vốn, trách nhiệm của Trung ương, địa phương đối với từng công trình theo từng giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó lập các dự án đầu tư để triển khai dứt điểm từng công trình, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không đủ vốn, công trình dở dang kéo dài, kém hiệu quả.
- Trước mặt, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương đánh giá hết ảnh hưởng của lụt bão đối với tuyến đường bộ, đường sắt và ngược lại ảnh hưởng của các tuyền giao thông đến việc thoát lũ, chống úng. Cần mở thêm các tuyền đường tránh ở các đoạn thường xuyên bị ngập làm ùn tắc giao thông, các giải pháp gia cố mặt đường, mái đường để chống lũ tàn phá khi tràn qua, bảo đảm an toàn cho các tuyến đường Đông Tây, đặc biệt là đường dân sinh, đường lên miền núi, các tuyến đường dễ bị sạt trượt trong mùa mưa bão.
- Việc cải tạo, nâng cao cấp quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngành thuỷ lợi để có giải pháp tối ưu bảo đảm tiêu thoát lũ, tiêu úng nhanh, không bị phá hoại, sạt lở trong mùa mưa bão, bảo đảm giao thông suốt trong mọi tình huống.
- Ngoài các trục đường Bắc - Nam, phải có quy hoạch và từng bước xây dựng các trục đường xương cá Đông Tây, cảng hàng không và đường nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, bảo đảm giao thông thông suốt trong cả mùa khô và mùa mưa giữa các huyện trong vùng, miền núi và ven biển (kể cả đường cho xe hai bánh, đường dân sinh...) để thục đẩy sản xuất, giao lưu hàng hoá.
Điều 4.- Phát triển nông nghiệp, đô thị và du lịch
Các tỉnh ven biển miền Trung có tiềm năng to lớn và lợi thể về hệ thống các cảng biển, đất đại, địa hình cho phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch.
- Về công nghiệp: Ngoài các ngành công nghiệp hoá dầu, cơ khí sửa chữa và đóng tàu, vật liệu xây dựng, khai thác khoảng sản, phải chú ý phát triển, đầu tư chiều sâu cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản, hải sản, muối công nghiệp, nước khoảng, rượu nho và nước giải khát sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ; đồng thời nghiên cứu phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng; nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việc quy hoạch và xây dựng các cụm, khu công nghiệp, vùng kinh tế phát triển phải gắn liền với việc từng bước nâng cấp hệ thống các cảng biển, đường dây chuyền tải điện, đường vào các cảng và các khu công nghiệp, phù hợp với quy hoạch chung toàn cùng nhằm hỗ trợ và thục đẩy lẫn nhau. Cần sớm có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp như Dung Quất (Quảng Ngãi), Liên Chiểu, Hoà Khánh (Đà Nẵng), Chu Lai, Tam Kỳ, Tràng Nhật (Quảng Nam), Suối Dầu, Suối Hiệp, Hòn Rớ (Khánh Hoà), Tháp Chàm (Ninh Thuận), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), Vũng áng (Hà Tĩnh), Nghi Sơn, Lam Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Hoàng Mai, Nghĩa Đàn (Nghệ An)... nhằm thu hút vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước tham gia đầu tư và phát triển các khu công nghiệp đã được xác định, từ đó hình thành các trung tâm kinh tế và các đô thị mới của địa phương, thúc đẩy các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp truyền thống, dịch vụ, thương mại phát triển.
Ngoài việc quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, khu công nghiệp cần khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp - nhất là công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản với qui mô thích hợp ở những địa điểm gần vùng nguyên liệu, có nhiều lao động và phát triển các ngành nghề truyền thống.
- Về phát triển đô thị: Phải sớm quy hoạch lại các đô thị hiện có, nhất là các thành phố, thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh; chú ý gìn giữ, tôn tạo những khu di tích và phố cổ; xây dựng các khu dân cư tập trung gắn với các khu công nghiệp như những đô thị vệ tinh của các thành phố, thị xã hiện nay. Từng bước hình thành một hệ thống hoàn chỉnh bao gồm các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm xã, liên xã, các cụm dân cư... rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Việc xây dựng đô thị mới và mở rộng đô thị hiện có phải bảo đảm đúng quy định, quy hoạch đã được phê duyệt. Nhất thiết phải có diện tích cây xanh, khu vui chơi giải trí, không làm phá vỡ cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Ưu tiên sử dụng diện tích được giải toàn trong các thành phố, thị xã để trồng cây xanh, làm các khu vui chơi công cộng.
- Về du lịch: Cần tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cho cả khu vực duyên hải miền Trung và cho từng tỉnh. Gắn liền việc khai thác các di sản văn hoá dân tộc trong vùng phục vụ du lịch với việc duy tu, tôn tạo các di sản này. Chú ý phát triển du lịch ven biển, du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch đầm phá - một thế mạnh đặc thù của miền Trung. Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch như khách sạn, bãi tắm, khu vui chơi... cần chú ý phát triển hệ thống dịch vụ để kéo dài ngày ở của khách du lịch và tăng thu từ du lịch cho các ngành sản xuất khác. Có quy định cụ thể và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Điều 5.- Phân bố lại lao động dân cư, định canh, định cư, xoá đói giản nghèo.
Xoá đói, giảm nghèo phải gắn liền với định canh, định cư, phân bổ lại lao động, dân cư trong phạm vi của từng tỉnh để khai thác tốt tiềm năng tự nhiên. Đây là vấn đề quan trọng, phải được coi là một nhiệm vụ thường xuyên của các tỉnh ven biển miền Trung. Cần bố trí đủ đất đai để ổn định cho được sản xuất, đời sống của đồng bào, nhất là đồng bào các dân tộc ít người ở vùng cao, vùng căn cứ kháng chiến cũ.
Riêng hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận đất rộng, dân cư còn ít, nếu được đầu tư làm các công trình thuỷ lợi thì có thể mở rộng diện tích canh tác, tiếp nhận thêm lao động để khai thác tiềm năng đất đai. Vì vậy, cần có kế hoạch làm thuỷ lợi, xây dựng hạ tầng cơ sở để một mặt bố trí hợp lý dân cư trong tỉnh (kể cả số dân đã đến từ tỉnh khác), mặt khác chuẩn bị điều kiện để có thể tiếp nhận thêm lao động từ các tỉnh khác đến theo kế hoạch.
Từng tỉnh cần có thời gian cụ thể xoá hết hộ đói. Cần nắm chắc và cập nhật tình hình, nguyên nhân dẫn tới thiếu đói của từng hộ gia đình trong từng xã, từng huyện và phải có kế hoạch giải quyết dứt điểm từng hộ, từng loại đối tượng theo một lịch trình thời gian cụ thể. Thường xuyên kiểm điểm tình hình thực hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đảm bảo chậm nhất là tới năm 2000 không còn hộ đói.
Cần phân loại các hộ gia đình nghèo, xác định nguyên nhân nghèo để có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả. Đối với những hộ nghèo do thiếu đất, thiếu phương tiện sản xuất và vốn, thì cần đảm bảo đủ đất, cho vay đủ vốn bằng tín chấp để bà con có điều kiện ổn định được sản xuất tự ra khỏi cái nghèo. Cần giải quyết tập trung, dứt điểm từng hộ, từng địa phương, không dàn đều, bình quân. Chú trọng công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng kỹ thuật canh tác mới. Tổ chức tốt việc phổ biến kinh nghiệm sản xuất của những hộ làm ăn khá, giỏi để đông đảo đồng bào tham khảo, vận dụng. Cử cán bộ giúp đỡ, hướng dẫn cụ thể những hộ gia đình nghèo đói do thiếu kinh nghiệp sản xuất. Thực hiện tốt phương thức giáo dục cộng đồng với những đối tượng nghèo, đói do lười biếng.
Đối với những hộ nghèo ở đô thị, cần nắm chắc tình trạng, nguyên nhân nghèo của từng hộ để có biện pháp tạo công ăn việc làm, hỗ trợ vốn và tạo các điều kiện phù hợp với từng đối tượng. Đối với những hộ nghèo thuộc khu vực giải toả, tái định cư cần có chính sách ưu tiên cho họ nhận đất, nhà ở có điều kiện thuận lợi, thích hợp với ngành nghề của từng đối tượng.
Đối với hộ ngư dân nghèo, ngoài việc giải quyết định cư trên bờ, có đất ở, đất vườn như đối với các hộ nông dân, cần có chính sách tín dụng phù hợp để tạo điều kiện cho từng hồ ngư dân nghèo tự vay hoặc tham gia cùng một số hộ ngư dân khác vay được vốn để đóng tàu, thuyền, mua sắm ngư cụ đánh cá xa bờ và được giãn nợ nếu chưa có khả năng trả do thiên tai gây ra "mất mùa" đánh bắt.
Tổng cục Địa chính chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh thống kê, nắm lại toàn bộ quỹ đất của địa phương cụ thể đến từng xã, huyện đặc biệt là diện tích đất có khả năng trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao và thực trạng sử dụng đất để có kế hoạch khai phá, sử dụng tiết kiện và hợp lý.
Điều 6.- Về y tế, giáo dục, văn hoá - xã hội.
- Về y tế: Cung cấp đủ muối i-ốt cho dân, nhất là vùng cao, giảm tỷ lệ bướu cổ xuống dưới 10%, cơ bản thanh toán bệnh bại liệt ở trẻ em, ngăn chặn, tiến tới thanh toán bệnh phong ở vùng Nam Trung Bộ, xoá xã trắng về cơ sở dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho dân, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 2% vào năm 2000.
Đầu tư nâng cấp các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện đủ sức khám, chữa bệnh cho dân, củng cố các trạm vệ sinh phòng dịch ở tỉnh, khu vực và huyện, chú trọng kiện toàn mạng lưới y tế nông thôn, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho dân.
Đối với các cơ sở y tế của Trung ương hiện có ở Đà Nẵng, Huế, Đồng Hới v.v... Bộ Y tế cần có kế hoạch đầu tư, nâng cấp cả về quy mô và trang thiết bị tiên tiến, đủ năng lực giải quyết công tác chữa bệnh ở tuyến khu vực, tiến tới hình thành các trung tâm y tế vùng, khu vực vào năm 2000.
- Về giáo dục: Đẩy mạnh công tác xoá mù chữ và phổ cấp giáo dục tiểu học và phát triển trung học cơ sở. Khuyến khích xây dựng các trường lớp theo phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và xã hội hoá giáo dục. Đổi mới những nơi chưa có điều kiện xây dựng kiên cố thì tận dụng nguyên liệu tại chỗ để xây dựng nhưng phải khang trang, gọn dẹp, ấm về mùa đông, mát về mùa hè và nhất thiết các trường phải có sân chơi cho học sinh, trồng cây xanh tạo đẹp môi trường học đường. Mở rộng mô hình các trường dân tộc nội trú để đào tạo cán bộ từ con em đồng bào dân tộc đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt và lâu dài ở địa phương; đổi mới nội dung đào tạo gắn việc học văn hoá với dạy nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội miền núi.
Cần có kế hoạch khẩn trương xây dựng các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng, nhất là cho các khu công nghiệp tập trung, các cụm và cơ sở công nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các Trường Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đảm bảo vai trò là trung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho cả vùng.
- Về văn hoá - xã hội, thể thao: Tập trung bảo vệ, giữ gìn và từng bước tôn tạo các di tích lịch sử, cách mạng, danh lam thắng cảnh như: Xô viết Nghệ Tĩnh, Lam Sơn, Thành cổ Quảng Trị, Cố đô Huế, phố cổ Hội an, di tích Chàm v.v... và các di tích kháng chiến. Tăng cường các trường văn hoá nghệ thuật tổng hợp, đào tạo kịp thời nguồn nhân lực cho các loại hình văn hoá, nghệ thuật nhằm giữ gìn, bảo tồn các giá trị truyền thống, phát triển văn hoá hiện đại kết hợp với bản sắc dân tộc.
Phấn đầu đến năm 2000; bảo đảm 80-95% vùng dân cư nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam. Trung ương đầu tư máy phát sóng trung AM và các trạm phát sóng FM tại một số điểm trung tâm. Tại Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Hải Vân, Vũng Chùa. Các tỉnh đầu tư hoàn thành các đài phát sóng tại địa phương.
Tiếp tục triển khai chương trình chuyển tiếp sóng truyền hình Quốc gia bảo đảm cho 80-90% vùng dân cư được xem trên truyền hình Việt Nam.
Thông qua chương trình quốc gia về thể thao, từng bước hình thành 3 Trung tâm thể thao lớn ở Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà để thúc đẩy phong trào thể thao toàn vùng. Các tỉnh sẽ đầu tư dần từng bước để hình thành các Trung tâm thể thao của tỉnh, trước hết là 3 công trình cơ bản là: sân vận động, nhà thi đấu thể thao tổng hợp, bể bơi.
Điều 7.- Tổ chức thực hiện.
- Các nội dung trong Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp chính quyền địa phương, phải được cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch hàng năm của từng ngành chuyên môn, từng cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã và được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành ở Trung ương căn cứ vào chức năng và quyền hạn của mình phối hợp chặt chẽ với các tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc phạm vị chỉ đạo của ngành, địa phương mình được nêu trong Quyết định này.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các chương trình, dự án của các Bộ, ngành và các tỉnh duyện hải miền Trung, cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm, với các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện Quyết định này. Trên cơ sở các chương trình dự án được phê duyệt, có kế hoạch cụ thể hàng năm, bắt đầu tư năm 1998.
Điều 8.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh ven biển miền Trung chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness ------------ |
No. 668/TTg
|
Hanoi, August 22, 1997
|
|
THE PRIME MINISTER
Vo Van Kiet |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây