Quyết định 581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 581/QĐ-TTg

Quyết định 581/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:581/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:20/04/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------------
Số: 581/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020
--------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.
2. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương và huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Kon Tum thoát khỏi tỉnh nghèo.
3. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng và đô thị hóa; đẩy mạnh phát triển một số vùng kinh tế động lực để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các khu vực khó khăn trên địa bàn Tỉnh phát triển.
4. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Quan tâm hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển toàn diện; bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc.
5. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác trong Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung phát triển, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với các tỉnh vùng Tây Nguyên và cả nước; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu thời kỳ phát triển tiếp theo; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 14,7%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,0% và đạt 14,5% giai đoạn 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 27,9 triệu đồng/người, (gấp 2 lần so với năm 2010) và năm 2020 đạt 53,2 triệu đồng/người (gấp 1,9 lần so với năm 2015);
- Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 31,5%, 35,5% và 33,0% và đến năm 2020 là 38,5%, 36,4% và 25,1%;
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 125 - 130 triệu USD và năm 2020 khoảng 300 - 320 triệu USD;
- Tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 13,5 - 14,0% từ GDP vào năm 2015 và khoảng 14,0 - 15,0% vào năm 2020.
b) Về phát triển xã hội:
- Đến năm 2015 quy mô dân số đạt 510 nghìn người và năm 2020 khoảng 600 nghìn người; tỷ lệ dân số thành thị khoảng 46,1% đến năm 2015 và 53,3% vào năm 2020;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) mỗi năm từ 3 - 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 45%, trong đó đào tạo nghề đạt 33%; đến năm 2020 đạt 55 - 60%, đào tạo nghề đạt trên 40%;
- Phấn đấu đến năm 2015 có từ 10 - 11 bác sỹ, 41,5 giường bệnh/1 vạn dân và từ 11 - 12 bác sỹ, 46,3 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2020. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 22% vào năm 2015 và dưới 17% vào năm 2020;
- Đến năm 2020, số huyện, thành phố được công nhận phổ cập bậc trung học đạt 40%;
- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng 90% và đến năm 2020 cơ bản giải quyết đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho dân cư nông thôn.
c) Về bảo vệ môi trường
- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 68% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020; tăng diện tích cây xanh ở khu vực các đô thị;
- Đến năm 2020 thu gom và xử lý khoảng 80% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;
- Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức, năng lực quản lý bảo vệ môi trường.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Về nông lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn
Trên cơ sở phát huy tốt tiềm năng về tài nguyên đất đai, khí hậu để phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 8,4%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 8,7% và 7,9% giai đoạn 2016 - 2020.
- Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu diện tích một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, mía và cây ăn quả; phát triển một số loại cây thực phẩm, dược liệu, rau, hoa xứ lạnh phù hợp với điều kiện tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu) của từng vùng và nhu cầu thị trường gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung;
- Đẩy nhanh xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung với quy mô phù hợp; nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo hướng tăng trọng, không qua mô hình chăn nuôi trang trại tập trung và hộ gia đình; tăng nhanh số lượng đàn trâu, bò, dê; phát triển đàn ong mật;
- Phát huy lợi thế về rừng để phát triển mạnh kinh tế rừng; đẩy mạnh trồng rừng, tăng diện tích, nâng cao chất lượng và độ che phủ rừng; chú trọng làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; phòng, chống cháy rừng và ngăn chặn phá rừng trên địa bàn;
- Hình thành nghề nuôi trồng thủy sản theo mô hình cá lồng, cá bè ở các hồ chứa có mặt nước lớn của các công trình thủy lợi, hồ chứa công trình thủy điện YaLy, Plei Krông, Sê San 3A, Sê San 4A, Thượng Kon Tum và các ao hồ, sông suối nhỏ quy mô hộ gia đình;
- Từng bước xây dựng nông thôn mới phù hợp với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, tạo điều kiện cho người dân nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng tốt nhất với các phúc lợi xã hội.
2. Về công nghiệp - xây dựng
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 18,7%, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 20%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 17,5/năm. Mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp - xây dựng đóng góp 38,5% GDP, giải quyết việc làm cho 25% lao động xã hội.
- Từng bước hình thành và phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, khoáng sản, thủy điện; liên doanh, liên kết trồng, khai thác, bào chế, nhất là dược liệu quý hiếm. Phấn đấu đến năm 2015, phát triển mạnh thương hiệu một số sản phẩm như sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm, cà phê Đăk Hà; rau, hoa Măng Đen;
- Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình thủy điện đã có chủ trương đầu tư;
- Phát triển hạ tầng đô thị và bố trí dân cư theo quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp và làng nghề để bảo đảm các nhu cầu về nhà ở xã hội và sinh hoạt cho lực lượng lao động làm việc tại địa phương.
3. Thương mại, dịch vụ
Phát triển mạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như sắn lát và tinh bột sắn, mủ cao su, cà phê; đồ gỗ; sản phẩm may mặc. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân 16 - 17% giai đoạn 2011 - 2015 và 18 - 19% giai đoạn 2016 - 2020.
- Đẩy mạnh hoạt động thương mại, củng cố hệ thống chợ, siêu thị và các trung tâm thương mại tại thành phố Kon Tum, các huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi; phát triển các chợ biên giới các huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy; chợ cửa khẩu Khu Kinh tế Cửa khẩu Bờ Y; tổ chức mạng lưới thương nghiệp vùng nông thôn, miền núi;
- Mở rộng giao lưu hàng hóa qua các cửa khẩu; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển thương mại khu vực cửa khẩu biên giới;
- Đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ du lịch và phát triển kinh doanh du lịch gắn với bảo vệ môi trường; hình thành và đưa vào khai thác khu du lịch sinh thái Măng Đen, rừng đặc dụng Đăk Uy, lòng hồ thủy điện Ya Ly, Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đường Hồ Chí Minh và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia;
- Phát triển mạnh các dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.
4. Phát triển các lĩnh vực xã hội
a) Dân số, lao động và giải quyết việc làm
- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 1,47% vào năm 2015 và 1,18% vào năm 2020;
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản; tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ;
- Nghiên cứu mở rộng hình thức đào tạo nghề, tạo thêm việc làm mới cho người lao động. Phấn đấu mỗi năm đào tạo khoảng 3.500 - 4.000 lao động; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 45%, trong đó đào tạo nghề đạt 33%; đến năm 2020 đạt 55 - 60%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 40%.
b) Giáo dục và đào tạo
- Phát triển giáo dục toàn diện từ giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; tiếp tục thực hiện chủ trương kiên cố hóa trường học và đầu tư thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa. Phấn đấu đến năm 2020 có 25% số trường mầm non, 50% trường tiểu học, 24% trường trung học cơ sở, 33% trường trung học phổ thông và 05 trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia;
- Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo phù hợp với loại hình các trường phổ thông dân tộc nội trú; hình thành một số trường trung học phổ thông liên xã vùng dân tộc thiểu số ở những nơi có đủ điều kiện theo quy định;
- Nâng cao chất lượng đào tạo các trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trung học Y tế; tăng cường chất lượng đối với Trung tâm hướng nghiệp kỹ thuật tổng hợp; phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên ở một số huyện, Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn và phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo chất lượng cao trên địa bàn.
c) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
- Từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hệ thống y tế hướng tới công bằng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Đến năm 2015 có 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã;
- Phấn đấu đến năm 2020 mỗi huyện hoặc liên huyện có một bệnh viện đa khoa huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực đạt tiêu chuẩn; từng bước củng cố Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng; xây dựng các bệnh viện Y dược học cổ truyền, Lao và Bệnh phổi và nâng cấp trường Trung học Y tế phù hợp với nguồn lực trong từng giai đoạn;
- Xã hội hóa công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân; khuyến khích đầu tư các cơ sở y tế, bệnh viện chất lượng cao.
d) Văn hóa, thể dục thể thao
- Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% đạt gia đình văn hóa; 70% làng văn hóa; 90% xã, phường và 70% thôn làng có nhà văn hóa;
- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho văn hóa, thể dục thể thao. Phấn đấu hoàn thành xây dựng khu liên hợp thể thao Tỉnh vào năm 2015. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên thể thao tại Măng Đen, Ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể và thư viện điện tử phù hợp với quy hoạch và nguồn lực trong từng thời kỳ;
- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.
đ) Khoa học và công nghệ
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ sinh học tập trung trước hết vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh như chế biến nông lâm sản, dược liệu quý hiếm, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế;
- Lựa chọn ứng dụng một số công nghệ cao, kỹ thuật mới trong khám, điều trị bệnh nhất là ở bệnh viện tuyến tỉnh, huyện.
e) Xóa đói, giảm nghèo và các chính sách xã hội
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo; cải thiện đời sống của hộ nghèo nhằm thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào các dân tộc;
- Sắp xếp ổn định dân cư, tái định cư cho nhân dân ở vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất do lũ quét, ngập úng; các điểm dân di cư tự do gắn với Quy hoạch nông thôn mới;
- Giải quyết tốt đất ở, đất sản xuất, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với cơ chế chính sách, phong tục tập quán từng dân tộc;
- Thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội, chính sách đối với gia đình người có công, thực hiện tốt việc hỗ trợ xây dựng quỹ tình nghĩa, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
g) Bảo vệ môi trường
- Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường nguồn nước, các làng nghề, khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp; quản lý và xử lý chất thải rắn các đô thị, khu dân cư; chấm dứt tình trạng đào, đãi vàng trái phép;
- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, các điểm nóng về môi trường; bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
h) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, nhất là khu vực vùng biên giới; xây dựng lực lượng và đảm bảo trang bị, cơ sở vật chất cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; phòng cháy, chữa cháy và phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn.
5. Hệ thống kết cấu hạ tầng
a) Mạng lưới giao thông
Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại. Cụ thể:
- Đối với các công trình giao thông thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn Tỉnh: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để từng bước đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh (đoạn còn lại), đường tuần tra biên giới (đoạn qua địa bàn tỉnh Kon Tum), các quốc lộ 40, 24, 14C; đường Đông Trường Sơn qua huyện Kon Plông;
- Đối với các công trình giao thông thuộc địa phương quản lý: Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư các đường vào trung tâm các xã chưa có đường ô tô; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường tránh lũ, đường gom dọc quốc lộ theo quy hoạch; cải tạo, nâng cấp đường nội thành phố, thị trấn phù hợp với khả năng và nguồn lực của địa phương; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường có tính chiến lược để khai thác tốt các vùng có tiềm năng phát triển; các tuyến đường kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
b) Mạng lưới cấp điện
Tiếp tục phát triển mạng lưới cung cấp điện, nhất là đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, nâng cấp đường dây và các trạm biến áp, các lưới điện cao thế, trung thế, hạ thế trên địa bàn, phấn đấu 100% số hộ dân được sử dụng điện.
c) Hệ thống thủy lợi
Phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ổn định cho các loại cây trồng chính của địa phương; chủ động tưới cho trên 75% diện tích đất trồng lúa các vụ chính.
d) Hệ thống cấp thoát nước và xử lý thu gom chất thải rắn
- Phấn đấu đến năm 2015 cung cấp đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho khu vực đô trị, đến năm 2020 cơ bản giải quyết nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho dân cư vùng nông thôn;
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước thải, nước mưa ở các đô thị và các khu tập trung đông dân cư; xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng tại các khu cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường;
- Trên cơ sở quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nghiên cứu xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn có quy mô phù hợp đối với khu kinh tế cửa khẩu, các thị trấn, điểm dân cư.
đ) Thông tin, truyền thông và phát thanh, truyền hình
- Phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã, phát triển bưu chính theo hướng hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Hiện đại hóa thiết bị, nghiên cứu xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân;
- Tăng thời lượng, chương trình phát sóng; mở thêm chương trình phát thanh, truyền hình bằng các thứ tiếng dân tộc. Phấn đấu phủ sóng truyền hình đến tất cả các địa bàn.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
Phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng, xây dựng đô thị văn minh, sạch đẹp và nông thôn mới toàn diện; thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng trong Tỉnh.
1. Phát triển đô thị và dân cư nông thôn
- Phát triển mạng lưới đô thị:
Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa khoảng 46,1% và khoảng 53,3% vào năm 2020. Phấn đấu xây dựng thành phố Kon Tum trở thành đô thị loại 2 trước năm 2020; nâng cấp mạng lưới đô thị chính như cửa khẩu Bờ Y, các thị xã (Plei Kần, Đắk Tô); các thị trấn (Đắk Hà, Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Plông, Tu Mơ Rông; Đăk Tân, Mô Rai) và một số thị trấn thuộc huyện khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định.
- Phát triển ổn định dân cư nông thôn:
Từng bước phân bố lại dân cư trên các địa bàn; nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung, các xã mới chia tách gắn với Quy hoạch nông thôn mới.
2. Phát triển các vùng kinh tế động lực
- Vùng trung tâm: Tập trung đầu tư, phát triển thành phố Kon Tum gắn với các khu công nghiệp (Hòa Bình, Sao Mai) và các khu đô thị mới thành trung tâm công nghiệp - dịch vụ của Tỉnh;
- Vùng Tây Bắc: Phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với nâng cấp xây dựng thị trấn Plei Kần thành trung tâm liên kết kinh tế của Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Cămpuchia;
- Vùng phía Đông: Xây dựng và phát triển trung tâm huyện Kon Plông với Khu du lịch sinh thái Măng Đen thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng hiện đại mang đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
3. Phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực khó khăn
- Tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nâng cao dân trí và thu nhập của dân cư; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống ở vùng khó khăn với các khu vực phát triển của Tỉnh;
- Tổ chức, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đã được ban hành đối với vùng khó khăn, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư phát triển kinh tế khu vực này.
V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Huy động các nguồn vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư cho thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 103 - 105 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 32 - 33 nghìn tỷ đồng và 70 - 71 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020.
Ngoài nguồn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước, Tỉnh cần có các giải pháp cụ thể để huy động có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:
- Trên cơ sở danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020; đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút tốt các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Tỉnh, chú trọng khai thác nguồn vốn ODA và nguồn vốn của các nhà tài trợ khác;
- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, làng nghề truyền thống để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư;
- Ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn, minh bạch phù hợp với quy định của pháp luật để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính;
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.
2. Phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ; có chính sách khuyến khích nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đến làm việc tại địa phương. Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức và lực lượng lao động hiện đang làm việc để thích ứng những yêu cầu mới về nhân lực;
- Ưu tiên đào tạo lao động là đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức tốt việc dạy nghề cho thanh niên nông thôn để đẩy nhanh chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn; giải quyết tốt việc làm cho người lao động sau đào tạo;
- Kết hợp hài hòa giữa đào tạo, nâng cao chất lượng với thể trạng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách, các chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống;
- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ; thu hút các chuyên gia giỏi đầu ngành chuyển giao các chương trình, dự án khoa học, kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vào các ngành, lĩnh vực có nhiều lợi thế;
- Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường, không ngừng nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện tốt và giám sát chặt chẽ việc thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Liên kết, hợp tác phát triển
- Tiếp tục thực hiện tốt chương trình liên kết, hợp tác với các địa phương vùng Tây Nguyên và cả nước, trong đó chú trọng đẩy mạnh hợp tác phát triển toàn diện với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Trung;
- Tập trung hợp tác với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Cămpuchia để phát triển kinh tế trên tuyến cửa khẩu nối liền Cămpuchia với cửa khẩu quốc tế Bờ Y; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, nông nghiệp, thủy điện tại vùng liên kết Tam giác phát triển ba nước; phối hợp với các tỉnh Attapư, Sekong (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Cămpuchia) để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh ở khu vực biên giới; tăng cường hợp tác trao đổi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch;
- Nghiên cứu xây dựng tuyến du lịch Kon Tum với các tỉnh Ubon Ratchathaii, Mukdahan (Thái Lan); kêu gọi các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến vật liệu xây dựng và một số lĩnh vực khác có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển.
VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch
Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh trên cơ sở các nội dung, mục tiêu của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để từng bước thực hiện đạt mục tiêu Quy hoạch.
2. Xây dựng chương trình hành động
- Sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở các nội dung, mục tiêu của quy hoạch, Tỉnh cần xây dựng chương trình hành động để thực hiện Quy hoạch;
- Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện Quy hoạch có hiệu quả. Hàng năm có đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ;
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm phát triển tổng thể, đồng bộ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn vốn một cách hợp lý.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum trong quá trình thực hiện Quy hoạch; nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum trong việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2010 - 2020 TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)

TT
Tên dự án
I
CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ
1
Đường Hồ Chí Minh (đoạn còn lại từ huyện Đăk Tô đến Gia Lai; đoạn tránh TP Kon Tum và thị trấn Đăk Glei);
2
Quốc lộ 40; quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đến TP Kon Tum;
3
Quốc lộ 14 C đoạn qua tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2);
4
Dự án đường Đông Trường Sơn qua huyện Kon Plông;
5
Dự án cơ sở điều dưỡng người có công khu vực Tây Nguyên.
II
CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
1
Nông nghiệp
a
Các cụm công trình thủy lợi Đắk Lon - Đắk Trui (ĐắkGlei), Ya Mô-Ya Tri (Kon Rẫy), Đắk Rơ Ngát (Đắk Tô);
b
Các kè chống sạt lở sông Đắk La (TP Kon Tum), sông Pô Kô (Đăk Glei), sông ĐăkPNe (Kon Rẫy), Đăk Sịa (Sa Thầy).
2
Giao thông
a
Nâng cấp tỉnh lộ 672 (qua trung tâm huyện Tu Mơ Rông); đường Nam Quảng Nam (giai đoạn 2 và đoạn tránh đèo Văn Rơi);
b
Đường Sa Thầy-Ya Ly (tỉnh lộ 674); đường Ngọc Hoàng-Măng Bút-Tu Mơ Rông-Ngọc Linh; đường Ya Tăng đi Sê San 3A;
c
Đường từ Sê San 3 đi quốc lộ 14 C;
d
Đường giao thông khu vực biên giới; đường cứu hộ, cứu nạn vùng lũ;
đ
Các dự án nâng cấp tỉnh lộ và nâng cấp huyện lộ; đường đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô.
3
Hạ tầng đô thị và môi trường
a
Xây dựng trung tâm hành chính Tỉnh và TP Kon Tum;
b
Nâng cấp kết cấu hạ tầng TP Kon Tum; các thị trấn (Plei Kần, Đăk Tô, Đăk Hà);
c
Kết cấu hạ tầng thị trấn các huyện Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Nam Sa Thầy;
d
Dự án dâng nước sông Đăk Bla (đoạn qua TP Kon Tum); mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước TP Kon Tum;
đ
Đầu tư hệ thống cấp nước Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y;
e
Các dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Kon Tum; hệ thống cấp nước và trạm xử lý nước thải tại một số thị trấn, khu công nghiệp;
g
Xử lý, chôn lấp chất thải rắn đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung.
4
Giáo dục, Y tế
a
Dự án phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum;
b
Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên quốc gia tại Măng Đen;
c
Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành; Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú Tu Mơ Rông;
d
Trường dạy nghề tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2); dự án nâng cấp Trường Trung học y tế thành Trường Cao đẳng y tế;
đ
Đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.
e
Các dự án nâng cấp bệnh viện Đa khoa Tỉnh; đa khoa khu vực Ngọc Hồi; bệnh viện Sa Thầy; đầu tư xây dựng Bệnh viện huyện Tu Mơ Rông;
g
Bệnh viện y học cổ truyền.
5
Văn hóa - Thể thao
a
Dự án Trung tâm đào tạo vận động viên thể thao tại Măng Đen;
b
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề truyền thống gắn với du lịch văn hóa KonKlor (TP Kon Tum);
c
Nhà làm việc và trung tâm sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình tỉnh Kon Tum;
d
Dự án nhà thi đấu đa năng và sân vận động Tỉnh;
đ
Trung tâm văn hóa, thông tin và triển lãm Tỉnh;
e
Dự án xây dựng thư viện điện tử Tỉnh;
g
Dự án đầu tư di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; tôn tạo ngục Đăk Glei; Khu di tích căn cứ tỉnh ủy Kon Tum.
III
CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KÊU GỌI ĐẦU TƯ
1
Xây dựng kết cấu hạ tầng và công nghiệp
a
Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp Hòa Bình, Sao Mai, Đắk Tô và khu công nghiệp thuộc Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (giai đoạn 1) và cụm công nghiệp Đắk La;
b
Khu đô thị Nam cầu Đăk Bla; Khu dân cư phía Tây Bắc phường Duy Tân;
c
Đường trục chính phía Tây TP Kon Tum;
d
Dự án xây dựng sân bay tại TP Kon Tum;
đ
Dự án các nhà máy sản xuất bột giấy Tân Mai; chế biến súc sản Kon Tum; sản xuất phân bón NPK; chế biến mủ cao su; gỗ xuất khẩu; sản xuất săm lốp xe và các sản phẩm cao su;
e
Dự án sản xuất xi măng lò quay huyện Sa Thầy; chế biến đá Granit; khai thác, chế biến Dolomit;
g
Các dự án thủy điện Thượng Kon Tum; Đăk Re, Đăk Ring (KonPlông); Đăk Mi 1 (Đăk Glei); Đăk Psi 3 (Tu Mơ Rông).
2
Thương mại - dịch vụ - du lịch
a
Các dự án kinh doanh du lịch tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen;
b
Xây dựng sân bay taxi tại Măng Đen;
c
Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng Đăk Bla, TP Kon Tum;
d
Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch và dịch vụ tại Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng suối nước nóng Đắk Lung - Đắk Tô.
3
Nông lâm nghiệp
a
Các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy; trồng và chăm sóc cao su; phát triển cây sâm Ngọc Linh.
4
Lĩnh vực văn hóa - xã hội
a
Các trường phổ thông chất lượng cao tại TP Kon Tum, huyện Đăk Hà, huyện Ngọc Hồi;
b
Bệnh viện chuyên khoa; đa khoa chất lượng cao tại TP Kon Tum.
Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên, sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng giai đoạn./.
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 581/QD-TTg

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

Hanoi, April 20, 2011

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF KON TUM PROVINCE THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government s Decree No. 92/ 2006/ND-CP of September 7, 2006, on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the proposal of the People s Committee of Kon Tum province,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on socio-economic development of Kon Tum province through 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The master plan on socio-economic development of Kon Tum province through 2020 must conform to the national socio-economic development strategy and the socio-economic development master plan of the Central Highlands; ensure synchronism and consistency with sectoral master plans.

2. To effectively tap local potential and advantages and to properly mobilize and use every resource for fast and sustainable socio-economic development and environmental protection; to speed up economic growth, early lifting Kon Tum province from the poverty status.

3. To incrementally complete infrastructure and urbanization; to step up the development of a number of economic zones as a motive force for boosting the development of difficulty-hit areas in the province.

4. To achieve social progress and justice in each step of development. To pay attention to supporting deep-lying, remote and ethnic minority areas in comprehensive development; to conserve and bring into play the traditional cultures of ethnic groups.

5. To combine socio-economic development with defense and security maintenance; to firmly defend the national border sovereignty; to firmly maintain political security and social order and safety; to enhance friendly and cooperative relations within the Vietnam- Laos- Cambodia development triangle,

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To mobilize to the utmost every resource for development, gradually narrow the average per-capita income gap with other provinces in the Central Highlands and nationwide; to step by step build synchronous and modern infrastructure, meeting development requirements of subsequent periods; to continuously raise the people s material and spiritual standards.

2. Specific objectives

a/ Economically:

- The average annual economic growth in the 2011-2020 period will be 14.7%, with 15% during 2011-15 and 14.5% during 2016-20. The average per-capita GDP will reach VND 27.9 million by 2015 (doubling the 2010 level) and VND 53.2 million by 2020 (1.9 times over the 2015 level);

- The shares of industry-service-agriculture in the economic structure will be 31.5%, 35.5% and 33% by 2015, and 38.5%, 36.4% and 25.1 % by 2020;

- Export turnover will reach around USD 125-130 million by 2015 and USD 300-320 million by 2020;

- The budget revenue will represent 13.5-14% of the GDP by 2015 and 14-15% by 2020.

b/ Socially:

- The population will reach 510,000 by 2015 and some 600,000 by 2020; the urban population will represent about 46.1% of the total population by 2015 and 53.3% by 2020;

- The rate of poor households (under current standards) will annually drop 3-4%; the rate of trained laborers will reach 45% by 2015, of which vocationally trained laborers will reach 33%, and respectively 55-60% and over 40% by 2020;

- To strive for 10-11 medical doctors and 41.5 hospital beds for every 10,000 people by 2015 and 11.-1,2 and 46.3 by 2020 respectively. To reduce the malnutrition rate among under-5 children to below 22% by 2015 and below 17% by 2020;

- By 2020, districts and cities recognized for upper secondary education universalization will account for 40%;

- Households having access to clean water will represent some 90% by 2015 and clean water will be adequately supplied to rural population by 2020.

c/ Environmentally:

- To raise the forest coverage to 68% by 2015 and over 70% by 2020; to expand the green coverage in urban centers;

- By 2020, some 80% of daily-life wastes will be collected and treated; 100% of hazardous industrial wastes and hospital wastes will be managed and treated up to standards before discharge into the environment;

- To rationally use natural resources and protect biodiversity; to intensify education and training in environmental protection, and raise environmental protection awareness and managerial capability.

III. ORIENTATIONS FOR SECTORAL DEVELOPMENT

1. Forestry, fishery and rural development

While bringing into full play the potential of land resources and climate, to develop agriculture comprehensively towards commodity production in association with processing industry. To strive for an average annual growth of around 8.4% during the 2011-2020 period, with about 8.7% during 2011-15 and 7.9% during 2016-20.

- To restructure areas under industrial plants of high economic value such as coffee, rubber, sugar cane and fruit; to develop food crops, herbal plants and cold-region vegetables and flowers suitable to the natural conditions (land, soil and climate) of each area and the market demands in accordance with raw-material zone master plans;

- To speed up the construction of consolidated husbandry zones of suitable sizes; to raise the quality of cattle herds and poultry flocks towards weight increase through the models of farm- and household-based raising; to quickly increase the herds of buffaloes, cows and goats; to develop honey bee keeping;

- To bring into play the forest advantage for vigorous development of silviculture; to step up afforestation, expanding forest areas, raising forest quality and coverage; to attach importance to the management and protection of watershed protection forests; to prevent and fight forest fires and ward off deforestation in the locality;

- To develop aquaculture after the model of cage- or raft-fish rearing in major reservoirs of irrigation works and reservoirs of YaLy, Plei Krong, Se San 3A, Se San 4A and Thuong Kon Turn hydropower plants as well as small ponds, streams and lakes of households;

- To step by step build a new countryside according to the national criteria for new countryside, creating conditions for rural inhabitants, particularly those in deep-lying, remote and ethnic minority areas, to enjoy to the utmost social welfare.

2. Industry and construction

To strive for an average annual industrial-construction growth of 18.7% during 2011-2020, with 20% during 2011-15 and 17.5% during 2016-20. By 2020, the industrial-construction sector will represent 38.5% of the GDP and jobs will be created for 25% of social laborers.

- To step by step form and develop advantageous industries such as agricultural and forest product processing, building materials, minerals and hydroelectricity; to enter into joint ventures or cooperation for growing, exploiting and preparing material medica, particularly rare and precious ones. To strongly develop the brands of Ngoc Linh and Hong Dang ginsengs; Dak Ha coffee; and Mang Den vegetables and flowers;

- On the basis of the approved master plans, to speed up the construction of hydropower projects in which investment has been approved;

- To develop urban infrastructure and distribute population according to master plans on industrial parks, complexes and spots and craft villages in order to meet workers demand for social houses and lodgings in the locality.

3. Trade and services

To strongly develop such leading exports as manioc slices and starch, latex, coffee, furniture and garments and textiles. To strive for an average export value growth rate of 16-17% during 2011-15 and 18-19% during 2016-20.

- To step up trade, consolidating the system of marketplaces, supermarkets and trade centers in Kon Turn city and Dak To and Ngoc Hoi districts; to develop border markets in DakGlei, Ngoc Hoi and Sa Thay districts; Bo Y border-gate economic zone market; to properly organize rural and mountain trade networks

- To expand trade via border gates; to prepare necessary conditions to boost trade in border-gate zones;

- To diversify tourist products and develop tourist business in association with environmental protection; to form and exploit Mang Den eco-tourism resort. Dak Uy special-use forest, Ya Ly hydropower reservoir, Bo Y international border-gate economic zone, Ho Chi Minh road, nature reserves and national parks;

- To strongly develop transport, financial, banking, insurance, scientific and technical advance transfer services and technical-supply services to serve production and people s life.

4. Development of social affairs

a/ Population, labor and employment

- To reduce the natural population growth rate to 1.47% by 2015 and 1.18% by 2020;

- To further restructure the labor force toward reducing the percentage of agricultural, forestry and fishery labor and raising that of industrial and service labor;

- To study the expansion of forms of vocational training and employment. To train 3,500 - 4,000 laborers annually; to raise the rate of trained laborers to 45% by 2015, including 33% of vocationally trained laborers, and 55-60% by 2020, including over 40% of vocationally trained laborers.

b/ Education and training

- To comprehensively develop education from preschool to primary, lower and upper secondary education; to further realize the policies on school building solidification and teaching aid investment towards standardization. To strive for the target that by 2020, 25% of preschools, 50% of primary schools, 24% of lower secondary schools, 33% of upper secondary schools and 5 ethnic minority boarding general education schools will reach the national standards;

- To expand the scale and forms of training suitable to different types of ethnic minority general education boarding schools; to establish a number of inter-commune upper secondary schools in ethnic minority areas where prescribed conditions are met;

- To raise the quality of training at pedagogical college, techno-economic colleges and intermediate-level medical school; to qualitatively improve the general technical instruction center; to develop continuing education centers in some districts and community learning centers in communes and townships, and Da Nang University branch in Kon Turn;

- To encourage various economic sectors to invest in high-quality education and training institutions in the locality.

c/ Public health and people s health care

- To incrementally modernize and complete the health network towards fairness and effectiveness, satisfying increasing demands for people s health care. By 2015, 100% of communes will reach the national standards on commune health;

- To strive that by 2020, each district or inter-district area will have a general hospital or a regional general hospital up to standards; to step by step consolidate the convalescence and functional rehabilitation hospital; to build a traditional medicine hospital and a tuberculosis and lung disease hospital and upgrade the intermediate-level medical school, depending on local resources in each period;

- To socialize people s health care and protection activities; to encourage investment in high-quality medical establishments and hospitals.

d/ Culture, physical training and sports

- To further step up the campaign "All people unite to build a cultured life." To strive that by 2020, 80% of families will be recognized as cultured families, and 70% of villages as cultured villages; 90% of communes and wards and 70% of villages will have cultural houses;

- To develop material and technical foundations for culture, physical training and sports. To complete the construction of a provincial sport complex by 2015. To study the construction of an athlete-training center in Mang Den, an intangible culture data bank and an electronic library in conformity to planning and resources in each period;

- To effectively realize the policy of socialization of cultural and sports activities.

e/ Science and technology

- To apply advanced and modern technologies as well as biotechnology, focusing primarily on advantaged sectors such as agricultural and forest product processing, rare and precious herbs, minerals, building materials, and industries with potential and advantages;

- To selectively apply a number of high technologies and techniques to medical examination and treatment, particularly in provincial and district hospitals.

f/ Hunger elimination, poverty reduction and social policies

- To further implement effectively the program on hunger elimination and poverty reduction; to improve the living conditions of poor households with a view to narrowing the living standard gap between urban and rural areas and between ethnic groups;

- To stably distribute population and relocate people out of areas with high risks of land slide and erosion due to flash floods; and build residential spots for free migrants in accordance with the master plan on a new countryside;

- To well ensure residential land, production land and houses for ethnic minority people in conformity with the mechanism and policy and suitable to customs and practices of each ethnic group;

- To properly implement the social security policy and policies towards families of people with meritorious services to the country, to support the establishment of gratitude funds and houses for social policy beneficiaries meeting with difficulties.

g/ Environmental protection

- To concentrate on treating water-source contamination, and pollution in craft villages, residential quarters, industrial parks and complexes; to manage and treat solid wastes discharged from urban centers and residential areas; to put an end to illegal gold mining and sorting;

- To carry out professional training in environmental protection. To intensify environmental protection inspection and examination of investment projects and environmental pollution hot-spots; to protect the ecological environment and biodiversity.

h/ Defense, security, social order and safety

To closely combine socio-economic

development with defense and security maintenance and consolidation; to build up firm defense postures in key areas, particularly border areas; to build up forces and ensure equipment and material foundations for combat readiness, fire, storm and flood control and search and rescue activities.

5. Infrastructure system

a/ Transport networks

To strive for complete construction of modern transport infrastructure by 2020. Specifically:

- For centrally managed transport works in the province: To coordinate with the Ministry of Transport in incrementally building Ho Chi Minh road (the remaining section), border patrol roads (sections running through Kon Turn province), national highways 40, 24 and 14C; and eastern Truong Son road running through Kon Plong district;

- For locally managed transport works: To take the initiative in formulating investment plans on building roads leading to commune centers without motor roads; to study the construction of flood diversion roads, and feeding roads along national highways according to planning; to improve and upgrade urban roads depending on local capability and resources; to study the construction of strategic roads to properly develop areas with development potential; socio-economic development-cum-defense and security maintenance roads.

b/ Electricity supply networks

To further develop electricity supply networks, particularly to rural, deep-lying, remote and ethnic minority areas; to build and upgrade-transmission lines and transformer stations arid high-voltage and low-voltage power grids in the locality, striving that 100% of households will have access to electricity.

c/ Irrigation system

To ensure by 2020 water sources for stable irrigation and drainage of main crops in the locality, and for active irrigation of over 75% of the areas under main rice crops.

d/ Water supply and drainage and solid waste collection and treatment systems

- To adequately supply clean water for daily-life activities in urban centers by 2015 and supply clean daily-life water for rural population;

- To upgrade and transform waste and rainwater drainage systems in urban centers and populous quarters; to build separate wastewater drainage systems in industrial parks and border-gate economic zones for wastewater treatment up to standards before discharge into the environment;

- On the basis of approved master plans, to study the construction of solid waste dumping sites of suitable size for border-gate economic zones, townships and population quarters.

e/ Information, communications, radio and television

- To universalize multi-services to post offices, commune post-culture spots, to develop post services of better quality. To modernize equipment and study the construction of an information technology and communications center satisfying people s communications needs;

- To increase broadcasting time volumes and programs, additionally open radio and television programs in ethnic minority languages. To expand television coverage to all areas.

IV. ORIENTATIONS FOR ORGANIZATION OF DEVELOPMENT SPACE

To ensure harmonious and sustainable development between regions, building civilized, clean and beautiful urban centers and comprehensively new countryside; to narrow the development gap between areas in the province.

1. Urban development and rural population

- Development of urban networks:

To strive for an urbanization rate of around 46.1% by 2015 and around 53.3% by 2020. To strive for building Kon Turn city into a grade-2 urban center before 2020; to upgrade principal urban networks such as Bo Y border-gate and towns (Plei Kan and Dak To), townships (Dak Ha, Dak Glei, Sa Thay, Kon Plong, Tu Mo Rong, Dak Tan and Mo Rai) and a number of townships when prescribed conditions are met.

- Stable rural population development

To step by step re-distribute population in different areas; to study the construction of infrastructure for centers of commune clusters, population quarters and newly formed communes in accordance with the master plan on a new countryside.

2. Development of motive economic regions

- Central region: To concentrate investment on the development of Kon Turn city in association with industrial parks (Hoa Binh and Sao Mai) and new urban centers into industrial-service centers of the province;

- Northwestern region: To develop Bo Y international border-gate economic zone in association with the upgrading of Plei Kan township into an economic cooperation center of the Vietnam-Laos-Cambodia economic development triangle;

- Eastern region: To build and develop Kon Plong district center linking to Mang Den eco-tourism resort into a modem tourist resort center fully imbued with cultural identities of different ethnic groups, striving to be a major tourist center of the Central Highlands.

3. Socio-economic development in difficulty-hit areas

- To further invest in building socio-economic infrastructure; to raise the people s intellectual level and incomes; to step by step narrow the living standard gap between disadvantaged and developed areas in the province;

- To properly organize the implementation of promulgated regimes and policies towards disadvantaged areas; to call on organizations, individuals and enterprises of all economic sectors to invest in the economic development of these areas.

V. LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR

INVESTMENT STUDY (see. enclosed appendix)

VI. SOLUTIONS FOR IMPLEMENTING THE MASTER PLAN

1. To mobilize investment capital sources

The investment capital for the 2011-2020 period is estimated at VND 103-105 trillion, with VND 32-33 trillion during 2011-15 and VND 70-71 trillion during 2016-20.

In addition to state budget funds, the province needs to work out specific solutions for mobilizing to the utmost domestic and foreign resources for development investment, such as:

- On the basis of the list of programs and projects calling for investment through 2020, to step up investment promotion with a view to attracting enterprises and investors to the province, attaching importance to ODA capital sources and other donors funding sources;

- To create favorable conditions in terms of infrastructure in industrial parks and complexes, tourist resorts and traditional craft villages to be ready to receive investment projects;

- To adopt attractive and transparent investment support policies in accordance with law in order to attract investment capital of all economic sectors; to simplify administrative procedures;

- To step up investment socialization, particularly education, training, health, culture, sports, radio and television, science and technology, and environmental protection.

2. To develop human resources

- To effectively carry out the training and development of local human resources; to adopt policies to encourage human resources with high professional and technical qualifications to come and work in the locality. To attach importance to the training and retraining of civil servants and laborers to satisfy new personnel requirements;

- To prioritize the training of ethnic minority laborers; to organize vocational training for rural youth with a view to speeding up the restructuring of agricultural and rural economy; to create jobs for trained laborers;

- To harmonize training and quality raising with the physical status of human resources in order to meet the development requirements of sectors in the locality.

3. Scientific, technological and environmental solutions

- To work out mechanisms, policies and programs on transfer of scientific and technological advances for production and daily life;

- To step up scientific and technological application and transfer; to attract prominent specialists to transfer scientific and technical programs and projects in production and business activities to advantageous sectors.

- To propagate and disseminate legal documents on environment, and unceasingly raise public awareness about environmental protection; to implement and strictly supervise the enforcement of environmental protection law.

4. Development alliance and cooperation

- To further implement the programs on cooperation with localities in the Central Highlands and throughout the country, attaching importance to stepping up the comprehensive development cooperation with Ho Chi Minh City and central coastal provinces;

- To focus on cooperation with provinces in southern Laos and northeastern Cambodia for economic development along the border-gate route linking Cambodia with Bo Y international border-gate; to step up the development of processing industry, agriculture and hydroeiectricity in the development triangle of the three countries; to coordinate with Attapu and Sekong provinces of Laos and Ratanakiri province of Cambodia in controlling and preventing epidemics in border areas; to intensify cultural, sport and tourist exchanges;

- To study a tourist route linking Kon Turn with Ubon Ratchathaii and Mukdahan provinces of Thailand; to call on Thai enterprises to invest in agricultural and forest product processing, exploitation and processing of building materials and some other businesses with great development potential and advantages.

VII. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Publicization and dissemination of the master plan

To publicize and disseminate the province s socio-economic development master plan through 2020 to party committees and administrations at all levels, to sectors, mass organizations, enterprises and people in the province, based on the contents and objectives of the master plan; to formulate specific action programs for incremental achievement of the objectives of the master plan.

2. Formulation of action programs

- After the master plan is approved by the Prime Minister, based on its contents and objectives, the province needs to formulate action programs for implementation of the master plan;

- To concretize the master plan s objectives into five-year and annual plans for effective implementation. To annually evaluate the implementation of the master plan, thereby reviewing and proposing according to its competence adjustments and supplements to the master plan in accordance with the province s socio-economic development in each period;

- Authorities at all levels, and all sectors, socio-political organizations and people shall inspect and supervise the implementation of the master plan.

Article 2.The master plan on socio-economic development of Kon Turn province through 2020 serves as the basis for the formulation, approval and implementation of sectoral master plans (construction, land use and other relevant master plans) and investment projects in the province.

Article 3.The People s Committee of Kon Turn province, based on the province s socio-economic development objectives, tasks and orientations in the approved master plan, shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, directing the formulation, submission for approval and implementation of the following contents:

1. District-level socio-economic development master plans; construction and land- use master plans and plans, and sectoral development master plans, in order to ensure comprehensive socio-economic development in synchronism with defense and security.

2. Long-, medium- and short-term plans, key socio-economic development programs and specific projects for concentrated investment and rationally prioritized allocation of funding sources.

3. Formulation, promulgation or submission to competent state bodies for promulgation (if matters go beyond its competence) of mechanisms and policies meeting the province s development requirements in each period, aiming to attract and mobilize resources for implementation of the master plan.

Article 4.Concerned ministries and sectors, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, shall:

1. Guide and assist the People s Committee of Kon Turn province in implementing the master plan; formulate, promulgate or submit to competent authorities for promulgation mechanisms and policies meeting the province s socio-economic development requirements in each period, aiming to effectively utilize resources; encourage and attract investment according to the province s socion economic development objectives and tasks set out in the master plan.

2. Coordinate with the People s Committee of Kon Turn province in adjusting and supplementing the sectoral master plans, ensuring their synchronism and consistency with the master plan; consider and support the province in mobilizing domestic and foreign investment capital sources for implementation of the master plan.   

Article 5.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 6.The chairperson of the People s Committee of Kon Turn province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF KON TURN PROVINCE S PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY DURING 2011-2020
(To the Prime Minister s Decision No. 581/QD-TTg of April 20, 2011)

No.

Project name

I

Centrally invested projects

1

Ho Chi Minh road (remaining section from Dak To district to Gia Lai; section bypassing Kon Turn city and Dak Glei township);

2

National highway 40; national highway 24 from Quang Ngai to Kon Turn city;

3

National highway 14C section running through Kon Turn province (second phase);

4

Project on eastern Truong Son road running through Kon Plong district;

5

Project on convalescence establishment for people with meritorious services to the country in the Central Highlands.

II

Locally managed projects

1

Agriculture

a

Dak Lon-Dak Trui (Dak Glei), Ya Mo- Ya Tri (Kon Ray) and Dak Ro Ngat (Dak To) irrigation complexes;

b

Anti-landslide embankments of Dak La (Kon Turn city), Po Ko (Dak Glei), Dak PNe (Kon Ray) and Dak Sia (Sa Thay) rivers.

2

Transport

a

Upgrading of provincial road 672 (running through Tu Mo Rong district center); southern Quang Nam road (second phase and section bypassing Van Roi pass);

b

Sa .Thay- Ya Ly road (provincial road 674); Ngoc Hoang- Mang But- Tu Mo Rong-Ngoc Linh road; Ya Tang- Se San 3A road;

c

Road from Se San 3 to national highway 14C;

d

Border road; rescue and salvage roads in flooded areas;

e

Projects on upgrading provincial and district roads; roads leading to commune centers without motor roads.

3

Urban infrastructure and environment

a

Construction of a provincial administrative center and Kon Turn city;

b

Upgrading of infrastructure works in Kon Turn city and townships (Plei Kan, Dak To and Dak Ha);

c

Infrastructure works in townships of Tu Mo Rong, Kon Ray and South Sa Thay;

d

Project on raising Dak Bla river water level (for the section running through Kon Turn city); expanding and upgrading the water supply system in Kon Turn city;

e

Investment in the water supply system in Bo Y international border-gate economic zone;

f

Projects on water drainage and wastewater treatment in Kon Turn city; water supply systems and wastewater treatment stations in some townships and industrial parks;

8

Treatment and burial of solid wastes of urban centers and rural residential quarters.

4

Education, health

a

Project on Da Nang University branch in Kon Turn

b

Project on construction of a national athlete training center in Mang Den;

c

Nguyen Tat Thanh upper secondary school for gifted pupils; Tu Mo Rong boarding upper secondary school for ethnic minority pupils;

d

Kon Turn province s vocational training school (second phase); project on upgrading of the medical secondary school into a medical college;

e

Investment in raising scientific and technological research and application capacity;

f

Projects on upgrading of the provincial general hospital; Ngoc Hoi general hospital; Sa Thay hospital; construction of Tu Mo Rong district hospital;

8

Traditional medicine hospital.

5

Culture - Sports

a

Project on construction of an athlete training center in Mang Den;

b

Project on development of infrastructure works in Kon Klor traditional craft village in association with cultural tourism (Kon Turn city);

c

Kon Turn province s offices and radio-television program production center;

d

Project on provincial gymnasium and stadium;

e

Provincial cultural, information and exhibition center;

f

Project on construction of a provincial e-library;

g

Investment project on historical relics of Dak To- Tan Canh victorious battle; renovation of Dak Glei prison; relics of Kon Turn provincial Party Committee s resistance base.

III

Production and business projects calling for investment

1

Infrastructural and industrial development

a

Projects on construction of infrastructure works in Hoa Binh, Sao Mai, Dak To industrial parks and the industrial park of Bo Y international border-gate economic zone (first phase) and Dak La industrial complex;

b

Urban center south of Dak Bla bridge; residential quarter northwest of Duy Tan ward;

c

Main axial road west of Kon Turn city;

d

Project on construction of an airport in Kon Turn city;

e

Projects on Tan Mai pulp factory; Kon Turn meat processing mill; NPK fertilizer factory; latex processing mill; export timber factory; vehicle inner tube and tire and rubber factory;

f

Projects on Sa Thay district rotary-kiln cement production; granite processing; and dolomite exploitation and processing;

g

Thuong Kon Turn, Dak Re and Dak Ring (Kon Plong), Dak Mi 1 (Dak Glei) and Dak Psi 3 (Tu Mo Rong) hydroelectric projects.

2

Trade- service- tourism

a

Projects on tourist business in Mang Den eco-tourism resort;

b

Construction of a taxi-plane airport in Mang Den;

c

Dak Bla convalescence tourism center, Kon Turn city;

d

Investment projects on tourist business and services in Bo Y international border-gate economic zone and Dak Lung- Dak To spa eco-tourism resort.

3

Agriculture and forestry

a

Projects on paper raw materials forest planting; rubber planting and tending; Ngoc Linh ginseng development;

4

Culture-social affairs

a

High-quality general education schools in Kon Turn city, and Dak Ha and Ngoc Hoi districts;

b

High-quality specialized hospital and general hospital in Kon Turn city

Note: The locations, sizes, land areas, total investment and investment capital sources of the above-said projects will be calculated, selected and specified at the stage of formulation and submission for approval of the investment projects, depending on the demand, budget capability and mobilization of resources in each period.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 581/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Thông tư 07/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn

Lao động-Tiền lương, Chính sách

văn bản mới nhất