Quyết định 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 46/2008/QĐ-TTg

Quyết định 46/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:46/2008/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:31/03/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 46/2008/QĐ-TTg NGÀY 31 THÁNG 3 NĂM 2008

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tại các văn bản số l09/TTr-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2007, số 01/UBND-TH ngày 02 tháng 01 năm 2008 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 583/BKH-TĐ&GSĐT ngày 23 tháng 01 năm 2008, số 1820/ BKH-TĐ&GSĐT về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với chất lượng tăng trưởng và tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách chênh lệch về mức sống, giàu nghèo, khó khăn giữa các tầng lớp dân cư và các vùng trong Tỉnh.

2. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực đi liền với ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc vùng cao biên giới, vùng khó khăn của Tỉnh.

3. Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước; gắn với sự phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Vùng), với quá trình đổi mới của đất nước để phát triển kinh tế có chất lượng cao.

4. Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của Tỉnh để phát triển; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của Tỉnh, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên.

5. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.

6. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, nền hành chính vững mạnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và là tỉnh khá của cả nước; thành phố Lào Cai trở thành Trung tâm kinh tế lớn, đô thị hiện đại, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế của Vùng và cả nước với Trung Quốc và quốc tế; giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên; giữ vững ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,5%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,5%/năm;

- Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, đạt 31,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và đạt 63,1 triệu đồng/người/năm vào năm 2020;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 34,1%, dịch vụ đạt 38,0% và nông - lâm - thuỷ sản giảm xuống còn 27,9% trong GDP; đến năm 2015 cơ cấu tương ứng của các ngành đạt 40,1% - 43,6% - 16,3% và đến năm 2020 đạt 40,7% - 49,6% - 9,7%.

b) Mục tiêu xã hội

- Phấn đấu giảm mức sinh bình quân hàng năm khoảng 0,4‰ để ổn định quy mô dân số khoảng 703,6 nghìn người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 1,4%, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 1,3%;

- Tốc độ tăng tỷ lệ dân số đô thị bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 8,2%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,4%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,0%/năm; tỷ lệ dân số đô thị đến năm 2010 đạt 27,5%, năm 2015 đạt 38,9% và năm 2020 đạt 53,6%;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 20% vào năm 2010, dưới 5% vào năm 2015 và đến năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo;

- Tạo việc làm mới bình quân hàng năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 cho khoảng 9,5 nghìn người, giai đoạn 2011 - 2020 cho khoảng 5,5 nghìn người;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2010 đạt 36%, năm 2015 đạt trên 55%, năm 2020 đạt trên 75%;

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, năm 2015 giảm còn 20%, năm 2020 giảm còn 15%;

- Giữ vững ổn định chính trị, xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia.

c) Mục tiêu bảo vệ môi trường:

- Cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng, đạt 48% vào năm 2010, 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020;

- Giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệt, khu vực khai thác khoáng sản..., bảo đảm môi trường sạch cả khu vực đô thị và nông thôn;

- Đến năm 2010 đạt 100% dân cư thành thị và trên 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; đến năm 2015 đạt 85%, năm 2020 đạt 98% dân số nông thôn được dùng nước sạch;

- Đến năm 2010 đạt 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trên 75% chất thải rắn được thu gom, xử lý, chất thải y tế được xử lý cơ bản; đến năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 100% chất thải rắn được thu gom, xử lý.

III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Nông - lâm - thuỷ sản

a) Mục tiêu phát triển:

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 6,2% và giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 6,1%; trong đó: tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt 6,1% và ngành thuỷ sản đạt 9,8%;

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5% và giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 5,1%; trong đó: tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt 5,0%, ngành thuỷ sản đạt 6,2%;

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,0% và giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 4,0%; trong đó: tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt 4,0%, ngành thuỷ sản đạt 3,1%;

- Năng suất lao động ngành nông - lâm - thuỷ sản bình quân đạt 8 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 15 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 20 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

b) Phương hướng phát triển:

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ. Phát triển các vùng sản xuất lập trung, chuyên canh, thâm canh cao đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có thị trường ổn định. Phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản và chuyển nhanh sang phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của rừng; trong đó: ưu tiên phát triển rừng kinh tế và chú trọng bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng.

c) Định hướng sử dụng đất:

- Đất nông nghiệp đến năm 2010, diện tích khoảng 92.231 ha, chiếm 14,5% tổng diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 103.044 ha, chiếm 16,2% diện tích tự nhiên;

- Đất lâm nghiệp đến năm 2010, diện tích khoảng 306.000 ha, chiếm 48,1% tổng diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 353.658,2 ha, chiếm 55,6% diện tích đất tự nhiên;

- Đất ở đến năm 2010, diện tích khoảng 5.407 ha, chiếm 0,9% diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 7.951 ha, chiếm 1,25% diện tích tự nhiên;

- Đất chuyên dùng đến năm 2010, diện tích khoảng 54.703 ha, chiếm 8,6% diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích khoảng 130.396 ha, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng đến năm 2010, diện tích còn khoảng 164.426 ha, chiếm 25,85% diện tích tự nhiên; đến năm 2020, diện tích còn khoảng 41.027 ha, chiếm 6,45% diện tích tự nhiên.

d) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Quy hoạch và quản lý sử dụng đất, bố trí hợp lý kế hoạch sử dụng đất ở các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm;

- Xây dựng các chương trình, dự án trọng điểm để khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh;

- Xây dựng hệ thống lai tạo, chọn lọc và sản xuất cây, con giống có năng suất cao; bảo tồn và phát triển các giống con, cây trồng có nguồn gen quý hiếm như: giống gà đen, lợn Mường Khương, bò vàng Si Ma Cai, trâu Bảo Yên, lúa Sén Cù, lúa Khẩu Nậm Xít, lúa Tàu Bay, đậu tương vàng Mường Khương v.v...;

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; trong đó: ưu tiên thuỷ lợi, giống cây, sống con, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và phát triển ngành nghề nông thôn;

- Sắp xếp, củng cố bộ máy quản lý nhà nước ngành nông - lâm - thuỷ sản;

- Chuyển đổi và thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại;

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm v.v...

2. Công nghiệp - xây dựng

a) Mục tiêu phát triển:

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt trên 20,7%; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 14,3%;

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 16,5%; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 13,4%;

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành công nghiệp - xây dựng bình quận hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 13%; tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 10,5%;

- Năng suất lao động ngành công nghiệp bình quân đạt 22 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 30 triệu đồng/người/năm vào năm 2015 và 45 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

b) Phương hướng phát triển:

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện, phân bón, hóa chất. Chú trọng phát triển ngành các công nghiệp phụ trợ gắn với các khu, cụm, điểm công nghiệp. Hình thành các điểm cụm công nghiệp nhỏ và vừa. Phát triển công nghiệp, gắn với quá trình đô thị hóa. Phát triển nghề, làng nghề tiểu, thủ công nghiệp. Khai thác có hiệu quả các nhà máy còn năng lực cạnh tranh. Ưu tiên đổi mới công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

c) Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

- Đầu tư phát triển các ngành dệt, may, thêu hàng thổ cẩm truyền thống theo làng nghề tại Sa Pa, Bắc Hà, Văn Bàn v.v.:.; khuyến khích đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ và cơ giới hoá một số khâu, công đoạn sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; tạo thương hiệu cho một số sản phẩm, như: rượu ngô (Bắc Hà), rượu San Lung (Bát Xát) và các sản phẩm dệt, may, thêu truyền thống để phục vụ khách du lịch và xuất khẩu;

- Tập trung quản lý, khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương, trong nước và xuất khẩu;

- Phát triển ngành công nghiệp hóa chất, phân bón theo hướng hiện đại;

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, luyện kim, chế biến nông - lâm sản, vật liệu xây dựng, điện, nước và một số ngành công nghệ và sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao.

3. Dịch vụ

a) Mục tiêu phát triển:

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 13%/năm; trong đó: nhóm dịch vụ kinh doanh đạt 16,23%/năm; nhóm dịch vụ sự nghiệp đạt 16,5%/năm và nhóm dịch vụ công đạt 7,5%/năm;

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,1%/năm ; trong đó: nhóm dịch vụ kinh doanh đạt 19,74%/năm, nhóm dịch vụ sự nghiệp đạt 17%/năm và nhóm dịch vụ công đạt 7%năm;

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14,8%/năm; trong đó: nhóm dịch vụ kinh doanh đạt 15,24%/năm, nhóm dịch vụ sự nghiệp đạt 15,2%/năm và nhóm dịch vụ công đạt 6,5%/năm;

- Năng suất lao động ngành bình quân đạt 18 triệu đồng/người/năm vào năm 2010, 25 triệu đồng/nguời/năm vào năm 2015 và 40 triệu đồng/nguời/năm vào năm 2020.

b) Phương hướng phát triển:

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ; chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành dịch vụ. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ mang tính đột phá, phục vụ phát triển giao lưu ngoại thương, kinh tế cửa khẩu, như: xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch, thông tin liên lạc, tài chính, giáo dục, tư vấn pháp lý, tư vấn kinh doanh, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản, Internet. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ, phục vụ phát triển các ngành công nghiệp và xã hội như: vận tải, xuất nhập khẩu, thương mại, thông tin liên lạc; trong giai đoạn 2011 - 2020, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chủ đạo, có cơ hội và vị thế cạnh tranh trên các lĩnh vực giao lưu thương mại, kinh tế cửa khẩu, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, du lịch.

c) Phương hướng phát triển một số ngành chủ yếu:

- Thương mại

+ Mục tiêu phát triển:

Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 23,5%, đạt 4.309 tỷ đồng vào năm 2010; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 22,5%, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 24,5%, đạt 299 triệu USD vào năm 2010.

Giai đoạn 2011 - 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,2%, đạt 12.736 tỷ đồng vào năm 2015; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23,4%, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 25,1%, đạt 917 triệu USD vào năm 2015.

Giai đoạn 2016 - 2020, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,4%, đạt 26.065 tỷ đồng vào năm 2020; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 16,2%, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 15,5%, đạt 1.884 triệu USD vào năm 2020.

+ Phương hướng, nhiệm vụ phát triển chủ yếu:

Quy hoạch, đầu tư phát triển dịch vụ thương mại từ tỉnh tới các trung tâm xã. Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về kinh tế đối ngoại. Tăng cường hợp tác kinh tế với tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Nâng cao chất lượng dịch vụ cửa khẩu. Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu; xây dựng Cửa khẩu quốc gia Mường Khương - Kiều Đầu, các cửa khẩu phụ có tiềm năng giao lưu trao đổi hàng hoá với Trung Quốc như: Cửa khẩu Bát Xát, Na Mo v.v... Xây dựng Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành thuộc phạm vi Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai thành khu kinh tế đặc biệt. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ và đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.

- Du lịch

+ Mục tiêu phát triển:

Giai đoạn từ nay đến năm 2010, công suất sử dụng phòng của các khách sạn đạt 65%; tổng lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 9,4%, đạt trên 782 nghìn lượt khách vào năm 2010, trong đó: khách nội địa tăng bình quân hàng năm đạt 9%, khách quốc tế tăng bình quân hàng năm đạt 10%; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 26%.

Giai đoạn 2011 - 2015, công suất sử dụng phòng của các khách sạn đạt 80%; tổng lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 8,3%, đạt 1.163 nghìn lượt khách vào năm 2015, trong đó: khách nội địa tăng bình quân hàng năm đạt 7,5%, khách quốc tế tăng bình quân hàng năm đạt 9,5%; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 18,5%.

Giai đoạn 2016 - 2020, công suất sử dụng phòng của các khách sạn đạt 90%; tổng lượt khách du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 5,2%, đạt trên 1,5 triệu lượt khách vào năm 2020, trong đó: khách nội địa tăng bình quân hàng năm đạt 3,5%, khách quốc tế tăng bình quân hàng năm đạt 7,6%; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân hàng năm đạt 8,5%.

+ Phương hướng phát triển:

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với các sản phẩm tiêu biểu: du lịch nghỉ mát, leo núi, văn hoá dân tộc, lễ hội truyền thống, sinh thái. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch. Phát triển mạnh du lịch, gắn với bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, di tích văn hóa, khu bảo tồn thiên nhiên. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Chú trọng đầu tư phát triển các tuyến, điểm, khu du lịch và các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực du lịch.

- Vận tải, thông tin liên lạc

Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 14,1%, đạt 143 tỷ đồng vào năm 2010; giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 18,2%, đạt 330 tỷ đồng vào năm 2015; giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,2%, đạt 669 tỷ đồng vào năm 2020.

- Tài chính - ngân hàng

Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 26,9%, đạt 198 tỷ đồng vào năm 2010; giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 25,8%, đạt 623 tỷ đồng vào năm 2015; giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,6%, đạt 1.343 tỷ đồng vào năm 2020.

- Khoa học - kỹ thuật

Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hàng năm đạt 12,4%, đạt 3 tỷ đồng vào năm 2010; giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,2%, đạt 6 tỷ đồng vào năm 2015; giai đoạn 2016 - 2020, tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,2%, đạt 10 tỷ đồng vào năm 2020.

Nâng cao các loại hình dịch vụ về vệ sinh môi trường, nước sinh hoạt, phục vụ công cộng.

4. Các lĩnh vực xã hội

a) Giáo dục - đào tạo

- Mục tiêu phát triển:

+ Đến năm 2010, tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường đạt 99,5%, đến năm 2015 đạt 100%;

+ Đến năm 2010, có 30% số trường mầm non, 25% số trường tiểu học, 20% số trường trung học cơ sở và 20% số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2015, các chỉ tiêu tương ứng đạt 60%, 55%, 50% và 50%; đến năm 2020 đạt 80%, 85%, 85% và 85%;

+ Đến năm 2010, có đủ giáo viên tất cả các bộ môn; đạt trên 10% giáo viên mầm non, 30% giáo viên tiểu học, 20% giáo viên trung học cơ sở và 5% giáo viên trong học phổ thông trên chuẩn; đến năm 2015 và 2020, các mục tiêu tương ứng đạt 40% và 85% giáo viên mầm non, 60% và 90% giáo viên tiểu học, 75% và 90% giáo viên trung học cơ sở, và 45% và 90% giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn;

+ Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở cào lớp 10 và các trường dạy nghề đạt trên 70%; đến năm 2015 đạt 85% và đến năm 2020 đạt 98%;

+ Đến năm 2010, trên 20% trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ, nhóm trẻ; đến năm 2015 đạt 30% và năm 2020 đạt 50%. Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến lớp mẫu giáo đạt 95% vào năm 2010; đến năm 2015 đạt 99% và năm 2020 đạt 100%. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em mầm non suy dinh dưỡng còn dưới 12%; đến năm 2015 còn dưới 10% và năm 2020 còn dưới 5%;

+ Đến năm 2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông đạt 50% và tỉnh đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

- Phương hướng phát triển:

Huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm bảo đảm đủ trường, lớp học và đội ngũ giáo viên. Hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường lớp học. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm học tập cộng đồng phủ kín tới xã (xã, phường, thị trấn). Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú. Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở trường chuyên nghiệp trong Tỉnh với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Xây dựng trường Đại học Cộng đồng tại thành phố Lào Cai.

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Mục tiêu phát triển:

+ Đến năm 2010, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm xuống 29,7‰; tiêm chủng vacxin phòng bệnh đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi hàng năm đạt 95%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 26%; khám chữa bệnh bình quân trên 2 lần/người/năm; có trên 70% các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến năm 2015, các mục tiêu tương ứng đạt 27‰; 98%; 22%; 2,6 lần/người/năm và 90%. Đến năm 2020, các mục tiêu tương ứng đạt 25‰; 100%; 18%; 3 lần/người/năm và 95%.

+ Đến năm 2010, bệnh viện tuyến huyện đạt quy mô trên 80 giường bệnh; 60% phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cả về cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực y tế; 60% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Đến năm 2015, 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

- Phương hướng phát triển:

Tăng cường đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở khám, chữa bệnh, hệ thống y tế dự phòng; cơ bản hoàn thành hệ thống khám, chữa bệnh các tuyến theo quy hoạch ngành. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và y đức cho cán bộ y tế các tuyến.

c) Văn hoá, thông tin và thể dục, thể thao

- Mục tiêu phát triển:

+ Đến năm 2010, phấn đấu đạt 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, trong đó ở đô thị đạt 85%, nông thôn vùng thấp đạt 75% và vùng cao đạt 65%. Đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 90%, trong đó: ở đô thị đạt 95%, nông thôn vùng thấp đạt 85% và vùng cao đạt 75%.

+ Đến năm 2010, phấn đấu đạt 40% số làng, bản văn hoá; đạt 75% tổ dân phố văn hoá. Đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 55% làng, bản văn hoá, đạt 85% tổ dân phố văn hoá.

+ Đến 2010, phấn đấu đạt 35% thôn, bản có nhà văn hoá thôn, bản được xây dựng đồng bộ, trong đó vùng biên giới, khó khăn đạt 20%. Đến năm 2020 tỷ lệ trên đạt 65%, trong đó vùng biên giới, khó khăn đạt 35%.

+ Đến năm 2010, đạt 95% số xã có quỹ đất xây dựng các công trình thể dục, thể thao; đạt 50% số xã/phường được xây dựng các điểm tập luyện thể dục, thể thao. Đến năm 2020, các tỷ lệ tương ứng đạt 98% và 80%.

- Phương hướng phát triển:

Xây dựng các thiết chế văn hóa. Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Xây dựng làng (làng, thôn, bản) văn hoá, gia đình văn hoá. Đưa bản sắc và sự đa dạng văn hoá của các dân tộc trong Tỉnh là nguồn lực phát triển. Xây dựng các thiết chế thể thao tại thành phố Lào Cai: nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động; khu luyện tập thể thao tại Sa Pa. Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm thể thao vùng Tây Bắc và đối ngoại.

d) Phát thanh, truyền hình, tuyên truyền báo chí:

- Mục tiêu phát triển:

+ Đến năm 2010, phân đấu đạt 95% số hộ nghe được đài, 90% số hộ xem được truyền hình; đến năm 2020, tỷ lệ tương ứng đạt 100%.

+ Đến năm 2010, phấn đấu thời lượng phát thanh địa phương tăng gấp 1,5 lần; thời lượng truyền hình địa phương tăng gấp 8 lần (trung bình 15 giờ/ngày); số báo phát hành tăng gấp 3 lần; thời lượng phát thanh, truyền hình, báo vùng cao bằng tiếng dân tộc tăng ít nhất 2 lần so với năm 2005.

- Phương hướng phát triển:

Tiếp tục nâng thời lượng tiếp sóng, phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam; phát triển dịch vụ truyền hình cáp, số vệ tinh và kỹ thuật số mặt đất để truyền hình phủ sóng cho các vùng, địa bàn khác nhau trong tỉnh.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng

a) Phát triển mạng lưới giao thông

- Đường bộ

+ Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Lào Cai - Nội Bài. Cầu Kim Thành nối thành phố Lào Cai (Việt Nam) với thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc).

+ Phát triển các đường vành đai: vành đai 1A (vành đai biên giới): hướng tuyến cơ bản trùng với đường hành lang biên giới nối tiếp từ thị xã Hà Giang đi theo quốc lộ 4  đến Mường Khương - đi theo quốc lộ 4D đến Bản Phiệt - theo quốc lộ 70 đến thành phố Lào Cai - theo quốc lộ 4D đến đỉnh đèo Trạm Tôn (Sa Pa) sau đó đi sang Lai Châu. Đến năm 2010 đầu tư, nâng cấp kết nối toàn bộ quốc lộ 4C, 4D v.v... thành vành đai quốc lộ 4 để thống nhất việc quản lý và đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp IV. Vành đai 1B gần biên giới: xuất phát từ thành phố Lào Cai (từ điểm cuối của quốc lộ 4E) đi theo tỉnh lộ 156 qua thị trấn Bát Xát đến Bản Vược - Trịnh Tường - A Mú Sung - Ý Tý - Dền Sáng - sang huyện Phong Thổ (Lai Châu). Tuyến đường này đi sát biên giới vừa là đường hành lang, đường vành đai, nhiều đoạn là đường tuần tra biên giới nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cần sớm được đầu tư nâng cấp. Nghiên cứu chuyển đổi đoạn tuyến này thành Quốc lộ 4E kéo dài qua 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu và nâng cấp tuyến này để việc đầu tư xây dựng và quản lý được thuận tiện.

+ Phát triển tuyến giao thông nội tỉnh: nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ: xây dựng cầu Cốc Ly nối tỉnh lộ 153 (đường Bắc Ngầm - Bắc Hà) với tỉnh lộ 154 (đường Hoàng Liên Sơn 2), nâng cấp tỉnh lộ 155 (đường Ô Quý Hồ - Bản Xèo); nâng cấp tỉnh lộ 153 (Bắc Ngầm - Bắc Hà - Si Ma Cai) đoạn còn lại; triển khai xây dựng đường D2 (thành phố Lào Cai) theo quy mô đường cấp II đô thị; nâng cấp tỉnh lộ 151 (đường 79). Đến năm 2010, hoàn thành chương trình đầu tư đường giao thông đến trung tâm các xã chưa có đường giao thông và hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới.

- Đường sắt

Giai đoạn từ nay đến năm 2010, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai hiện tại để đáp ứng nhu cầu vận tải đến năm 2015; giai đoạn 2016 - 2020, nghiên cứu xây dựng đường sắt đôi, khổ ray rộng 1.435mm đạt tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu vận tải trong tương lai.

- Đường hàng không

Giai đoạn từ nay đến năm 2010, nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay Taxi, đồng thời hoàn thành công tác chuẩn bị để đến giai đoạn 2011 - 2015 triển khai xây dựng sân bay Lào Cai (nhà ga, đường hạ cất cánh) cho loại máy bay ATR72/F70, quy mô đáp ứng 2 chuyến/1 tuần.

- Đường thuỷ

Đoạn từ thành phố Lào Cai đến giáp địa phận tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư nâng cấp chỉnh trị gềnh thác, xây dựng âu tầu để khai thác vận tải bằng sà lan trên 100 tấn; xây dựng một cảng sông khu vực thành phố Lào Cai.

b) Phát triển mạng lưới thủy lợi

Nâng cấp, tư bổ các công trình thuỷ lợi hiện có; đẩy mạnh việc kiên cố hoá kênh, mương và các công trình thủy lợi; xây dựng các hồ chứa nước nhỏ và vừa. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp công trình thuỷ lợi Cốc Ly, huyện Bắc Hà và hệ thống kênh mương hiện có. Xây dựng mới các công trình thuỷ lợi Văn Bàn, Sa Pa, Bảo Thắng, Mường Khương, Bảo Yên, Tây Bát Xát. Ưu tiên đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt cho toàn vùng, đặc biệt là vùng cao, vùng núi đá vôi có dân cư và địa bàn thiếu nguồn nước về mùa khô như: Mường Khương, Bắc Hà v.v... Xây dựng các công trình kè bờ sông biên giới chống xói lở, bảo đảm an toàn đường biên giới và sản xuất, đời sống của nhân dân.

c) Phát triển mạng lưới điện

- Xây dựng đường dây 220KV và trạm biến áp 110 - 220 KV theo Quy hoạch điện VI (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2007).

- Tập trung đầu tư, nâng cấp cho các xã hiện chưa có điện lưới, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện cho các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp, khu thương mại. Đầu tư khai thác có hiệu quả thuỷ điện nhỏ và vừa.

6. Quốc phòng, an ninh

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Triển khai xây dựng kiên cố các đồn, trạm biên phòng; đầu tư xây dựng đường vành đai biên giới, đường tuần tra biên giới, củng cố và phát triển toàn diện Khu kinh tế - quốc phòng huyện Bát Xát; xây dựng vững chắc khu vực phòng thủ tỉnh, huyện trên địa bàn. Từng bước xây dựng các xã phường biên giới mạnh về kinh tế, vững về an ninh, quốc phòng. Duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tạo môi trường xã hội ổn định.

 

IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ- XÃ HỘI

1. Phương hướng tổ chức phát triển trung tâm kinh tế, trục, tuyến động lực phát triển kinh tế

a) Vùng trung tâm, động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm: thành phố Lào Cai, khu kinh tế cửa khẩu, Trung tâm thương mại Kim Thành, sân bay Lào Cai.

b) Hành lang đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại và du lịch: thành phố Lào Cai, thị trấn Bắc Ngầm, Bảo Hà, Phố Lu, Phố Ràng.

c) Trục phát triển kinh tế du lịch, nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến bao gồm: thành phố Lào Cai - Sa Pa, Bảo Thắng (Phố Lu, Tằng Loỏng) - Bắc Hà.

d) Trục phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng bao gồm: Bát Xát - thành phố Lào Cai - Mường Khương - Si Ma Cai.

2. Phát triển hệ thống đô thị, bố trí dân cư, nông thôn

a) Định hướng phát triển hệ thống đô thị đến năm 2020: thành phố Lào Cai nâng cấp trở thành đô thị loại II - trung tâm của Tỉnh và vùng biên giới Việt - Trung.

b) Phát triển nâng cấp thêm 4 thị xã bao gồm: thị xã du lịch Sa Pa, thị xã Phố Ràng, thị xã Phố Lu, thị xã Bát Xát; nâng cấp thêm đô thị trung tâm huyện: thị trấn Khánh Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai; phát triển đô thị trung tâm tiểu vùng kinh kế cơ sở: Phong Hải, Tằng Loỏng, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Bản Vược; phát triển các đô thị chuyên ngành: Sa Pa, Phố Ràng, Phố Lu, Bát Xát, Phong Hải, Tằng Loỏng, Bắc Ngầm, Bảo Hà, Bản Vược; khu kinh tế quốc phòng: Khánh Yên - Văn Bàn; phát triển khu đô thị biên giới: Bản Phiệt, Bản Lầu, Pha Long, thành phố Lào Cai, Ý Tý, Bản Vược, Mường Khương, Si Ma Cai; phát triển 2 đô thị trung tâm vùng huyện: Phố Ràng và Bắc Hà.

c) Xây dựng các trung tâm cụm xã, vùng xã, đặc biệt là các xã biên giới gắn với việc bố trí lại dân cư trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

d) Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, bố trí lại dân cư ở các xã vùng cao, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: đường giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước sinh hoạt v.v...

3. Quy hoạch không gian phát triển công nghiệp

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung đầu tư hạ tầng và lấp đầy các cụm công nghiệp Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải và Khu công nghiệp Tằng Loỏng.

b) Giai đoạn 2011 - 2020, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với các trục giao thông như quốc lộ 70, 4D, đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội.

4. Phương hướng tổ chức không gian ngành thương mại

a) Đến năm 2020, xây dựng được một sàn - trung tâm giao dịch hàng hoá với quy mô vừa, diện tích sàn từ 5.000 - 10.000m2, phục vụ giao dịch cho 200 đối tác trong một phiên giao dịch.

b) Giai đoạn từ nay đến năm 2010, tập trung khai thác hiệu quả Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Trung tâm thương mại Kim Thành; giai đoạn 2011 - 2020, phát triển thêm 2 trung tâm thương mại tại đô thị mới Lào Cai - Cam Đường và thị trấn Sa Pa.

c) Siêu thị: giai đoạn từ nay đến năm 2010, cải tạo, nâng cấp các siêu thị hiện có, phát triển mới các siêu thị tại các khu vực đô thị tập trung dân cư (thành phố Lào Cai và một số trung tâm huyện); giai đoạn 2011 - 2020, phấn đấu các thị trấn huyện, thị trấn khu công nghiệp đều có siêu thị đạt tiêu chuẩn.

d) Thực hiện kiên cố hoá hệ thống chợ, phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xoá các chợ tạm. Giai đoạn từ nay đến năm 2010, cải tạo nâng cấp 11 chợ, xây dựng mới 18 chợ đang hoạt động, phát triển 8 chợ mới. Giai đoạn 2011 - 2020, cải tạo nâng cấp 20 chợ, phát triển 15 chợ mới.

đ) Quy hoạch xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm ở khu ngoại ô của thành phố Lào cai và các thị trấn; quy hoạch mạng lưới kho vận đầu mối, mạng lưới xăng dầu.

5. Phương  hướng tổ chức không gian phát triển du lịch

a) Tổ chức không gian các vùng động lực phát triển du lịch:

Vùng 1: thành phố Lào Cai - đây là vùng động lực, là nơi trung chuyển đến các khu, điểm du lịch khác;

- Vùng 2: phía Tây Bắc, bao gồm: huyện Sa Pa, Bát Xát - đây là vùng núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có khí hậu mát mẻ và hệ động thực vật phong phú, còn nguyên sinh rất thuận lợi cho đầu tư phát triển các khu nghỉ mát chất lượng cao, khu du lịch sinh thái, văn hoá;

- Vùng 3: phía Đông Bắc, bao gồm: huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương;

- Vùng 4: phía Tây Nam, bao gồm: huyện Bảo Yên, Bảo Thắng và Văn Bàn - vùng này tập trung phát triển du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử.

b) Quy hoạch các tuyến, điểm du lịch:

- Phát triển trung tâm du lịch Sa Pa. Quy hoạch phát triển Sa Pa trở thành một thị xã du lịch, đô thị loại IV của Lào Cai. Tại đây sẽ quy hoạch xây dựng trung tâm du lịch của quốc gia, đầu tư xây dựng các khu du lịch có tầm cỡ quốc tế, xây dựng trung tâm huấn luyện và phục hồi sức khỏe cho các vận động viên của các đoàn thể thao trong nước và nước ngoài; trung tâm hội nghị, hội thảo tầm cỡ quốc gia;

- Quy hoạch tuyến du lịch nội tỉnh: tuyến thành phố Lào Cai - Sa Pa - thành phố Lào Cai; tuyến thành phố Lào Cai - Bắc Hà - thành phố Lào Cai; tuyến Sa Pa - thành phố Lào Cai - Bắc Hà;

- Quy hoạch phát triển tuyến du lịch ngoại tỉnh: tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội - Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Hải Phòng - Quảng Ninh - Lào Cai;

- Quy hoạch phát triển tuyến du lịch quốc tế: Lào Cai - Vân Nam và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.

6. Tổ chức không gian sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

a) Quy hoạch mở rộng quy mô sản xuất các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: chè chất lượng cao ở huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát; sản xuất rau an toàn và hoa hàng hoá ở huyện Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai; trồng cây thuốc lá ở huyện Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát, Bắc Hà; sản xuất và cung ứng giống lúa lai F1 ở huyện Bát Xát, Bảo Thắng.

b) Quy hoạch diện tích trồng cỏ khoảng 1.500 ha để cải tạo và phát triển chăn nuôi tại chỗ giống bò vàng vùng cao ở huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa; phát triển đàn bò lai Zêbu vùng thấp ở huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn; phát triển đàn trâu trong 8 huyện (trừ thành phố Lào Cai).

c) Phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.500 ha vào năm 2010, trong đó chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Khai thác lợi thế phát triển các loại thủy sản đặc sản: cá hồi, cá tầm v.v...

d) Phát triển mạnh 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng kinh tế kết hợp phát triển rừng sản xuất, rừng đặc dụng): Đầu tư các cơ sở chế biến sản phẩm từ rừng như: gỗ, trúc, đặc sản rừng v.v... Bảo tồn và phát huy các nguồn gen quý hiếm tại Vườn quốc gia Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn - Văn Bàn.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Huy động vốn đầu tư phát triển

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho việc thực hiện Quy hoạch là rất lớn so với khả năng nguồn lực của Tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư như trên, Tỉnh cần có hệ thống các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó: huy động nguồn nội lực và nguồn vốn từ quỹ đất là chủ yếu; có cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao v.v..., tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) dành chủ yếu cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

b) Tiếp tục tạo thêm nguồn vốn từ quỹ đất, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất để thu hút các nguồn vốn vào xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, khu công nghiệp v.v...; sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp. Rà soát, thu hồi các khu đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.

c) Tiếp tục nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy hệ thống doanh nghiệp của Tỉnh phát triển mạnh hơn cả về số lượng, chất lượng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh có thể phát hành và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán; thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để bê tông hóa kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn.

d) Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tích cực xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào đầu tư tại Tỉnh.

đ) Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của nước ngoài (ODA).

2. Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Lập kế hoạch, hỗ trợ tích cực và mở rộng hơn nữa việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ doanh nhân, quản trị doanh nghiệp. Có chính sách thoả đáng nhằm thu hút cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về Tỉnh làm việc. Mở rộng hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài Tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo. Xây dựng các cơ sở đào tạo phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục.

3. Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường

Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh tập trung đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường. Liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp.

4. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

5. Lao động, việc làm và các chính sách xã hội

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình (Chương trình giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn II...), các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển mạng lưới dạy nghề cho người lao động, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề. Thực hiện tốt các chính sách xã hội như: chăm sóc người có công, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội v.v... theo hướng xã hội hoá.

6. Phát triển kinh tế đối ngoại

Mở rộng hợp tác, liên kết kinh tế với các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, các vùng kinh tế trọng điểm để phát triển. Xây dựng thành phố Lào Cai thành Trung tâm kinh tế quốc tế mở. Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phối hợp trong quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, nguồn nguyên liệu và thị trường. Hợp tác về trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ và triển lãm. Khai thông thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo tính chủ động với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tạo môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn đầu tư, viện trợ nước ngoài. Duy trì, mở rộng các thị trường xuất khẩu Trung Quốc, chủ động tìm kiếm thị trường quốc tế mới. Cung cấp kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội của các thành phần kinh tế. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường.

7. Bảo đảm an ninh, quốc phòng

Tiếp tục thực hiện chiến lược quốc phòng, an ninh, xây dựng tỉnh khu vực phòng thủ. Phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã  hội với bảo đảm an ninh quốc phòng. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật trong cán bộ, nhân dân; công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn; kiên quyết trấn áp và xử lý các loại tội phạm. Đẩy mạnh công tác nắm tình hình cơ sở, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhằm tạo niềm tin và môi trường xã hội an toàn, trong sạch.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT QUY HOẠCH

1. Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch

a) Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 cho các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh.

b) Tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế, các dự án ưu tiên đầu tư trong các dịp mời gọi, xúc tiến đầu tư để các nhà đầu tư ngoài tỉnh tìm đến và đầu tư.

2. Xây dựng chương trình hành động và xúc tiến đầu tư

a) Sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở các mục tiêu của Quy hoạch, xây dựng chương trình hành động, từng bước thực hiện đạt mục tiêu Quy hoạch. Trước mắt, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện đạt được các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII.

b) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng vào các dự án trọng điểm có sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định đến sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu Quy hoạch.

c) Xây dựng một số chương trình sản phẩm chủ lực của Tỉnh và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, tạo động lực mới cho phát triển sản xuất - kinh doanh của nhân dân. Đồng thời có các chính sách thực sự khuyến khích, ưu đãi đối với việc phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực này về thị trường vốn, đất.

d) Từng bước cụ thể hóa công tác quy hoạch và đưa vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện. Tùy theo sự thay đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời cho phù hợp với quá trình phát triển.

đ) Các cấp, các ngành và nhân dân trong Tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch sau khi đã được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, bố trí ưu tiên đầu tư một cách hợp lý.

3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Lào Cai đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

   THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2008/QĐ-TTg
ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

 

STT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN

ĐỊA ĐIỂM

I

CÔNG NGHIỆP

 

1

Dự án nâng công suất nhà máy tuyển quặng apatit Tằng Loỏng giai đoạn II và xây dựng nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn, Làng Phúng……

Huyện Bảo Thắng, thành phố Lào Cai

2

Dự án xây dựng nhà máy gang thép Lào Cai

Huyện Bảo Thắng

3

Dự án khai thác và chế biến quặng sắt Quý Sa

Huyện Văn Bàn

4

Dự án xây dựng nhà máy luyện đồng kim loại

Huyện Bát Xát

5

Dự án xây dựng nhà máy xi măng lò quay

Huyện Bảo Thắng

6

Dự án xây dựng nhà máy gạch không nung

Huyện Bảo Thắng

7

Dự án xây dựng nhà máy luyện gang Công ty Khoáng sản III

Huyện Bảo Thắng

8

Dự án xây dựng nhà máy DAP và hoá chất cơ bản

Thành phố Lào Cai, Huyện Bảo Thắng

9

Dự án xây dựng cảng cạn ICD khu Đông Phố Mới

Thành phố Lào Cai

10

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Tằng Loỏng

Huyện Bảo Thắng

11

Dự án xây dựng đường điện 220KV Yên Bái - Lào Cai

Lào Cai - Yên Bái

12

Dự án xây dựng đường dây tải điện 110KV

Toàn Tỉnh

13

Dự án xây dựng trạm biến áp 220/110/35KV-125MVA

Thành phố Lào Cai

14

Dự án xây dựng cấp điện khu đô thị mới Lào Cai, khu công nghiệp Đông Phố Mới, khu công nghiệp - thương mại Kim Thành

Thành phố Lào Cai

15

Dự án xây dựng đường dây 220KV Bắc Hà - Lào Cai

Bắc Hà - Lào Cai

16

Dự án xây dựng đường vận chuyển quặng 151, 156

Các huyện: Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát

17

Dự án xây dựng các xưởng sản xuất chế biến nông - lâm sản

Các huyện

18

Dự án xây dựng các cơ sở nhỏ khai thác, chế biến khoáng sản

Các huyện

19

Dự án xây dựng đầu tư lưới điện trung + hạ áp

Các huyện

20

Dự án khai thác, phát triển năng lượng điện các xã vùng cao

Các huyện

21

Dự án chế biến gỗ rừng trồng

Các huyện

22

Dự án bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp: ngô, đỗ, đậu tương, thuốc lá

Các huyện

23

Dự án xây dựng nhà máy chế biến chè tinh chế

Phong Hải (Huyện Bảo Thắng)

24

Dự án khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống

Các huyện

II

GIAO THÔNG

 

25

Dự án cải tạo đường sắt Hà Nội - Lào Cai (địa phận Lào Cai)

Lào Cai - Yên Bái

26

Dự án xây dựng mới đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai

Hà Nội - Lào Cai

27

Dự án cải tạo QL70, đoạn km109 - km188

Lào Cai - Yên Bái

28

Dự án xây dựng sân bay Lào Cai

Thành phố Lào Cai

29

Dự án xây dựng cầu Giang Đông

Thành phố Lào Cai

30

Dự án xây dựng cảng sông Hồng

Thành phố Lào Cai

31

Dự án xây dựng cầu Làng Giàng

H. Bảo Thắng

32

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Hà - Si Ma Cai

Bắc Hà - Si Ma Cai

33

Dự án xây dựng đường Mường Hum - Ý Tý - Cốc Mỳ - Bản Vược

Huyện Bát Xát

34

Dự án xây dựng đường QL4E, đoạn km0 - km36

Thành phố Lào Cai

35

Dự án xây dựng đường QL4D, đoạn km89 - km103

Thành phố Lào Cai

36

Dự án xây dựng đường QL279, đoạn km36 - km148

Bảo Yên - Văn Bàn

37

Dự án xây dựng cầu Cốc Lếu (nâng cấp, cải tạo)

Thành phố Lào Cai

38

Xây dựng 12 tuyến tỉnh lộ

Các huyện

39

Xây dựng đường đến trung tâm các xã, liên xã

Các huyện

40

Xây dựng 6 tuyến đường ra biên giới

Các huyện

41

Xây dựng 11 tuyến đường tuần tra biên giới

Các huyện

42

Dự án xây dựng, nâng cấp đường liên thôn (570 thôn, bản)

Các huyện

III

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

43

Xây dựng mới và nâng cấp 242 công trình thuỷ lợi

Các huyện

44

Dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn

Các huyện

45

Dự án xây dựng cửa hàng vật tư nông nghiệp

Các huyện

46

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trung tâm cụm xã

Các huyện

47

Dự án xây dựng chợ nông thôn

Các huyện

48

Dự án xây dựng cơ sở nhân giống cây trồng, chăn nuôi, thuỷ sản

Các huyện

49

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng sắp xếp dân cư

Các huyện

50

Dự án trồng 5 triệu ha rừng

Các huyện

51

Dự án hỗ trợ đầu tư định canh định cư

Các huyện

52

Dự án xây dựng kè 2 bên bờ sông Hồng, đoạn từ cầu Cốc Lếu đến cầu Phố Mới

TP. Lào Cai

53

Dự án trồng cây ăn quả chất lượng cao

Các huyện: Sa Pa, Bắc Hà

54

Dự án trồng rau an toàn

Các huyện: Sa Pa, Bắc Hà

55

Dự án phát triển trồng hoa cao cấp, hoa xuất khẩu

Các huyện: Sa Pa, Bắc Hà

56

Dự án bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

Các huyện: Sa Pa, Văn Bàn

57

Dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Các huyện

IV

BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG

 

58

Dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống bưu chính - viễn thông

Toàn tỉnh

V

THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH

 

59

Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu thương mại - công nghiệp Kim Thành

Thành phố Lào Cai

60

Dự án xây dựng Trung tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Thành phố Lào Cai

61

Dự án xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành

Thành phố Lào Cai

62

Dự án xây dựng chợ trung tâm cụm xã, trung tâm xã

Các huyện

63

Dự án xây dựng chợ khu đô thị

Toàn tỉnh

64

Dự án xây dựng khu nhà ở đô thị

Thành phố Lào Cai

65

Dự án xây dựng khu chung cư nhà ở cho công nhân

KCN Tằng Loỏng, Đông Phố Mới

66

Dự án xây dựng siêu thị, cửa hàng

Toàn tỉnh

67

Dự án xây dựng Trung tâm đo lường giám định chất lượng hàng hoá Lào Cai

Thành phố Lào Cai

68

Dự án xây dựng khách sạn, nhà nghỉ

Thành phố Lào Cai; các huyện: Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Thắng

69

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch khác

Toàn tỉnh

VI

CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ

 

70

Dự án cấp nước sinh hoạt khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường, huyện Bảo yên, huyện Văn Bàn, thị trấn Tằng Loỏng

Thành phố Lào Cai; các huyện: Bảo Yên, Văn Bàn, Bảo Thắng

VII

CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

 

71

Dự án xây dựng mạng đường nội thị khu đô thị mới Lào Cai - Tam Đường

Thành phố Lào Cai

72

Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật sau kè sông Hồng, đoạn từ cầu Cốc Lếu đến cầu Phố Mới

Thành phố Lào Cai

73

Dự án xây dựng hệ thống điện chiếu sáng khu đô thị mới Lào Cai - Tam Đường

Thành phố Lào Cai

74

Dự án xử lý nước thải, rác thải đô thị

Thành phố Lào Cai, H.Sa Pa

VIII

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG

 

75

Dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin các cơ quan tỉnh Lào Cai

Toàn tỉnh

76

Dự án xử lý nước thải khu đô thị mới, khu công nghiệp

Thành phố Lào Cai; các huyện: Bảo Thắng, Bát Xát

77

Dự án xây dựng công viên trung tâm khu đô thị mới Lào Cai - Tam Đường

Thành phố Lào Cai

78

Dự án phát triển hệ thống cây xanh đô thị khu đô thị mới Lào Cai - Tam Đường

Thành phố Lào Cai

IX

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

 

79

Dự án xây dựng Trường Đại học Cộng đồng Lào Cai

Thành phố Lào Cai

80

Trường Trung cấp Văn hoá - Nghệ thuật - Du lịch

Thành phố Lào Cai

81

Trường Trung cấp nghề Lào Cai

Thành phố Lào Cai

82

Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Lào Cai

Thành phố Lào Cai

83

Trường Đại học Sư phạm Lào Cai

Thành phố Lào Cai

84

Dự án kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn 2 (2.000 phòng)

Các huyện

85

Dự án cải tạo, nâng cấp trung tâm giáo dục thường xuyên

Các huyện, thành phố

86

Dự án xây dựng các trường nội trú, trung tâm dạy nghề, các trường mầm non

Các huyện, thành phố

87

Dự án đào tạo giáo viên dạy nghề tỉnh Lào Cai

Các huyện, thành phố

X

Y TẾ - DỊCH VỤ XÃ HỘI

 

88

Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa 500 giường Lào Cai

Thành phố Lào Cai

89

Xây dựng Bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng Lào Cai

Huyện Bắc Hà

90

Dự án nâng cấp Bệnh viện Bảo Thắng

Huyện Bảo Thắng

91

Dự án nâng cấp giai đoạn 2 các bệnh viện Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà và các huyện khác

Các huyện

92

Dự án cung cấp trang thiết bị cho bệnh viện tỉnh, huyện

Toàn tỉnh

93

Dự án xây dựng, nâng cấp trạm y tế xã, phòng khám…

Các huyện

94

Dự án nâng cấp và đầu tư thiết bị trạm y tế cụm xã

Các huyện

95

Dự án đào tạo y tế thôn bản, bà đỡ dân gian xã đặc biệt khó khăn

Các huyện

96

Dự án ngăn ngừa và phòng chống HIV/AIDS, chống nhiễm khuẩn cấp

Các huyện, thành phố

XI

VĂN HOÁ THÔNG TIN - THỂ DỤC THỂ THAO

 

97

Dự án Làng văn hoá dân tộc

Thành phố Lào Cai

98

Dự án xây dựng trung tâm văn hoá - nhà bảo tàng - thư viện

Thành phố Lào Cai

99

Dự án trùng tu, tôn tạo và xây mới các công trình văn hoá

Các huyện, thành phố

100

Dự án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Lào Cai

Các huyện, thành phố

101

Dự án xây dựng nhà văn hoá + trung tâm văn hoá + thể thao

Các huyện, thành phố

102

Dự án xây dựng nhà thi đấu đa năng

Thành phố Lào Cai

103

Dự án xây dựng sân vận động

Thành phố Lào Cai

104

Dự án xây dựng khu thể thao dưới nước

Thành phố Lào Cai

105

Dự án xây dựng trung tâm huấn luyện và phục hồi sức khoẻ vận động viên

Huyện Sa Pa

106

Dự án xây dựng tuyến đường thể thao leo núi chinh phục đỉnh Fasipan

Huyện Sa Pa

107

Dự án xây dựng Trung tâm huấn luyện bóng bàn phía Bắc

Thành phố Lào Cai

108

Dự án xây dựng hệ thống thiết chế TDTT cấp huyện

Các huyện

XII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 

109

Dự án xây dựng các trụ sở cơ quan tỉnh tại Khu đô thị mới

Thành phố Lào Cai

110

Dự án xây dựng Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai

Thành phố Lào Cai

111

Dự án xây dựng các trụ sở cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn tại khu đô thị mới

Thành phố Lào Cai

112

Dự án xây dựng Đài phát thanh và truyền hình tại khu đô thị mới Lào Cai

Thành phố Lào Cai

113

Dự án kiên cố trụ sở các xã, phường

Các huyện, thành phố

XIII

PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

 

114

Dự án xây dựng các trạm phát lại truyền hình

Các huyện, thành phố

115

Dự án nâng cấp các trạm phát thanh FM và trạm truyền thanh

Các huyện, thành phố

XIV

CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC

 

116

Dự án xây dựng kè Quang Kim

Huyện Bát Xát

117

Dự án xây dựng kè xã Trịnh Tường

Huyện Bát Xát

118

Dự án xây dựng kè Tùng Sáng 1 - A Mú Sung

Huyện Bát Xát

119

Dự án xây dựng kè Tùng Sáng 2 - A Mú Sung

Huyện Bát Xát

120

Dự án xây dựng kè Ma Cò - Nậm Chạc

Huyện Bát Xát

121

Dự án xây dựng kè Bản Mo - Trịnh Tường

Huyện Bát Xát

122

Dự án xây dựng kè Bản Trang - Cốc Mỳ

Huyện Bát Xát

123

Dự án xây dựng kè Na Mo - Bản Phiệt

Huyện Bảo Thắng

124

Dự án xây dựng kè khu vực cầu Phố Lu

Huyện Bảo Thắng

125

Dự án xây dựng kè khu vực Nhà máy nước Lào Cai

Thành phố Lào Cai

 

* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 46/2008/QD-TTg
Hanoi, March 31, 2008
 
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF LAO CAI PROVINCE UNTIL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the People’s Committee of Lao Cai province in Document No. 109/TTr-UBND dated January 2, 2008, and opinions of the Ministry of Planning and Investment in Documents No. 583/BKH-TD&GSDT, dated January 23, 2008 and No. 1820/BKH-TD&GSDT on approval of the master plan on socio-economic development of Lao Cai province until 2020.
DECIDES:
Article 1: - To Approve the master plan on socio-economic development of Lao Cai province until 2020, with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS
1. To accelerate economic growth closely associated with growth quality and social progress and equity, reduce the gap in living standards and income and difficulties between various strata of the population and different areas in the province.
2. To concentrate on and prioritize investment in developing spearhead economic sectors and dynamic economic areas in conjunction with prioritizing investment in socio-economic development, hunger eradication and poverty alleviation and improvement of material and spiritual lives for the people living in mountainous, border and difficulty-stricken areas in the province.
3. To place Lao Cai province’s development in the context of international integration and close cooperation and association with other provinces and cities nationwide; to combine Lao Cai province’s development with the development of the northern midland and mountainous region and the renewal process of the country for the purpose of high-quality economic development.
4. To bring into play the potential and comparative advantages of the province for development; to economically and effectively utilize resources in the province, especially natural resources.
5. To associate economic development with environmental protection and ecological balance without adversely affecting and degrading natural landscape.
6. To closely combine economic development with strengthening security and defense and building strong political and administrative systems.
II. DEVELOPMENT OBJECTIVES
1.General objectives
To strive to build Lao Cai into a developed province in the northern midland and mountainous region and a relatively developed province in the whole country by 2020, turning it into a major economic hub, a modern city and an important location for international cooperation and economic exchange between the region and the country and China and other countries. To properly deal with cultural, social and environmental protection issues and preserve political stability, security, social order and safety and national sovereignty in the province.
2. Specific objectives
a/ Economic objectives
- Annual GDP growth rate will reach 13% on average from now to 2010, 14.5% in the 2011-2015 period, and 12.5% in the 2016-2020 period;
- Annual per capita GDP will reach VND 13 million by 2010, VND 31.8 million by 2015 and VND 63.1 million by 2020;
- Economic restructuring will be directed at increasing the share of non-agricultural sectors. By 2010, industries and construction will account for 34.1 %, services 38.0%, and agriculture, forestry and fisheries 27.9% in GDP. The GDP shares of these sectors will be 40.1% - 43.6% - 16.3% and 40.7% - 49.7% by 2015 and 2020 respectively.
b/ Social objectives
- To strive to reduce the birth rate by 0.4% on average annually in order to have a stable population of around 703,600 by 2020; the annual natural population growth rate will be 1.4% from now to 2010 and 1.3% in the 2011-2020 period;
- The annual urban population growth rate will be 8.2% from now to 2010; 8.4% in the 2011-2015 period; and 8.0% in the 2016-2020 period. The proportion of urban population will reach 27.5% by 2010, 38.9% by 2015 and 53.6% by 2020;
- The poor household percentage will be reduced to below 20% by 2010, below 5% by 2015, and 0% by 2020;
An annual average of about 9,500 jobs will be created from now to 2010, and about 5,500 jobs in the 2011-2020period;
- The trained labor percentage will reach 36% by 2010, over 55% by 2015, and over 75% by 2020;
- The child malnutrition rate will be reduced to 26% by 2010, 20% by 2015, and 15% by 2020;
- Political and social stability, border security and national sovereignty will be maintained.
c/ Environmental protection targets:
- To plant trees on basically all uncultivated land and bare hills; to raise the quality of forests and forest coverage to 48% by 2010, 55% by 2015, and 60% by 2020;
- To ensure environmental sanitation in urban areas, border-gate economic zones, industrial parks, mining areas, etc.; to ensure a clean environment in both urban and rural areas;
- By 2010, 100% of urban dwellers and over 75% of rural dwellers will have clean water; 85% and 98% of rural dwellers will have clean by 2015 and 2020, respectively;
- By 2010, 100% of industrial parks will have a consolidated wastewater treatment system, over 75% of solid wastes will be collected treated and basically all hospital wastes will be treated; 90% and 100% of solid wastes will be collected and treated by 2015 and 2020 respectively.
III. DEVELOPMENT OBJECTIVES AND ORIENTATIONS OF SECTORS AND DOMAINS
1. Agriculture, forestry and fisheries
a/ Development objectives:
- The rate of increase of added value in agriculture, forestry and fisheries will reach 6.2% and the production value will increase by 6.1% on an annual average from now to 2010, in which the average annual rates of increase of added value in agriculture and forestry and in fisheries will reach 6.1% and 9.8% respectively;
- The rate of increase of added value in agriculture, forestry and fisheries will reach 5% and the production value will increase by 5.1% on an annual average in the 2010-20/5 period, in which the rates of increase of added value in agriculture and forestry and in fisheries will reach 5% and 6.2% on an annual average;
- The rate of increase of added value in agriculture, forestry and fisheries will reach 4% and the production value will increase by 4% on an annual average in the 2016-2020 period, in which the rates of increase of added value in agriculture and forestry and in fisheries will reach 4% and 3.1% on an annual average;
- Productivity in agriculture, forestry and fisheries will reach VND 8 million/person/year on average by 2010, VND 15 million by 2015, and VND 20 million by 2020.
b/ Development orientations:
To accelerate economic restructuring in agriculture toward commodity production; to reduce the share of cultivation while increasing that of husbandry and services. To develop consolidated production areas and specialized and intensive cultivation areas for plants and crops of high economic value and with stable markets. To develop the raising of cattle and aquaculture and quickly switch to industrial and semi-industrial modes. To develop forestry toward sustainability and increase the quality and economic benefits of forests, with priority given to developing economic forests and attaching importance to protecting and developing headwater protection forests and special-use forests.
c/ Land use orientations:
- Agricultural land will reach about 92,231 ha by 2010, accounting for 14.5% of total land area; by 2020, these figures will be 103,044 ha and 16.2%;
- Forest land will reach about 306,000 ha by 2010, accounting for 48.1% of total land area; by 2020, these figures will be 353,658.2 ha and 55.6%;
- Residential land will reach about 5,407 ha by 2010, accounting for 0.9% of total land area; by 2020, these figures will be 7,951 ha and 1.25%;
- Special-use land will reach about 54,703 ha by 2010, accounting for 8.6% of total land area; by 2020, these figures will be 130,396 ha and 20.5%;
- Unused land will shrink to about 164,426 ha by 2010, accounting for 25.85% of total land area; by 2020, these figures will be 41,027 ha and 6.45%.
d/ Major tasks and solutions:
- To zone and manage the use of land and arrange reasonable land use plans in communes, wards and townships with key projects;
- To formulate key programs and projects to effectively tap and use and bring into play the potential and comparative advantages in the province's agricultural production;
- To build a system of cross-breeding, selection and production of saplings and breeder animals of high yield; to preserve and develop animal and plant species with rare and precious gene sources such as black chicken, Muong Khuong pig, Si Ma Cai yellow cow, Bao Yen buffalo, Sen Cu rice, Khau Nam Xit rice, Tau Bay rice, Muong Khuong yellow soybean, etc.;
- To invest in developing infrastructure works to serve the development of agriculture, forestry and fisheries, with priority given to irrigation, plant and animal species, post processing and preservation of products development of rural trades;
- To reorganize and strengthen the state management apparatus in charge of agriculture, forestry and fisheries;
- To transform and set up agricultural cooperatives, develop household economy and farm economy;
- To step up agricultural and forestry extension activities.
2. Industries and construction
a/ Development objectives:
The rate of increase of added value in industries and construction will reach over 20.7% on an annual average from now to 2010; the rate of increase in industrial production value will reach over 14.3% on an annual average;
- The rate of increase of added value in industries and construction will reach over 16.5% in the 2010-2015 period; and the rate of increase in industrial production value will reach over 13.4% on an annual average;
- The rate of increase of added value in industries and construction will reach over 13% in the 2016-2020 period; and the rate of industrial production value will reach over 10.5% on an annual average;
- Productivity in industries will reach VND 22 million/person/year on average by 2010; VND 30 million by 2015, and VND 45 million by 2020.
b/ Development orientations:
To prioritize the development of mineral exploitation and processing, production of construction materials, hydropower, fertilizer and chemical industries. To attach importance developing support industries linked with industrial parks, clusters and spots. To form small- and medium-sized industrial spots and clusters. To develop industries in association with the process of urbanization. To develop trades and cottage industries and trade and cottage industry villages. To effectively exploit factories with competitive capacity. To prioritize technology renewal to raise products' added value.
c/ Major tasks and solutions:
- To invest in developing traditional brocade textile, garment and embroidery in trade villages in Sa Pa, Bac Ha, Van Ban, etc.; to encourage in-depth investment, technology renewal and mechanization of some production stages and processes in order to increase productivity and product quality; to build brand names for certain products such as corn liquor (Bac Ha), San Lung liquor (Bat Xat) and traditional textile, garment and embroidery products for tourist and export purposes;
- To focus on managing, exploiting and deeply processing minerals to increase their economic value, ensure adequate supply of materials for industrial production establishments inside and outside the province and for export;
- To develop chemical and fertilizer industries toward modernization;
- To step up the development of mechanical engineering, metallurgy, agricultural and forestry product processing, construction materials, power and water industries, and a number of technologies and products with a high brain content.
3. Services
a/ Development objectives:
- The rate of increase of added value in services will reach 13% on an annual average from now to 2010; in which business services will reach 16.23%, non-business services will reach 16.5%,and public services 7.5%;
- The rate of increase of added value in services will reach 18.1% on annual average in the 2011-2015 period; in which business services will reach 19.74%, non-business services 17%, and public services 7%;
- The rate of increase of added value in services will reach 14.8% on annual average in the 2016-2020 period; in which business services will reach 15.24%, non-business services 15.2%, and public services 6.5%;
- Productivity in services will reach VND 18million/person/year on average by 2010; VND 25 million by 2015, and VND 40 million by 2020.
b/ Development orientations:
To diversify, and improve the quality of, services; to vigorously restructure services. To give precedence to developing breakthrough services that serve the development of foreign trade and border-gate economy such as import and export, trade, tourism, information and communication, finance, education, legal counseling, business consultancy, notary public, survey, property auction and Internet. From now through 2010, to concentrate on developing services to support the development of industries and society, such as transportation, import and export, trade and information and communication. In the 2011-2020 period, to concentrate on developing key services which have development opportunities and an competitive edge in the areas of trade exchange, border-gate economy, information and communication technologies, science and technology, and tourism.
c/ Development orientations of key sectors:
- Trade
+ Development objectives:
In the period from now to 2010, total retail volume of goods and social services will increase by 23.5% on an annual average and reach VND 4,309 billion by 2010; total import and export value will increase by 22.5% on an annual average, in which export value will increase by 24.5% on annual average to reach US$ 299 million by 2010.
In the 2011-2015 period, total retail volume of goods and social services will increase by 24.2% on an annual average and reach VND 12,736 billion by 2015; total import and export value will increase by 23.4% on an annual average, in which export value will increase by 25,1% on annual average to reach US$ 917 million by 2015.
In the 2016-2020 period, total retail volume of goods and social services will increase by 15.4% on an annual average and reach VND 26,065 billion by 2020; total import and export value will increase by 16.2% on an annual average, in which export value will increase by 15.5% on an annual average to reach US$ 1,884 million by 2020.
+ Major development orientations and tasks:
To plan and invest in the development of trade services from the province to commune centers. To effectively exploit the potential and advantages in foreign trade. To promote economic cooperation with China’s Yunnan, Szechuan, Kweichow and southwestern provinces. To increase the quality of border-gate service. To invest in building, renovating and upgrading material foundations of Lao Cao – Ha Khau international border gate; build Muong Khuong – Kieu Dau national border gate and auxiliary border gates that have potential of exchanging goods with China, such as Bat Xat and Na Mo border gates. To build Kim Thanh trade and industrial zone within Lao Cai border-gate economic zone into a special economic zone. To promote trade, service and investment promotion activities, to seek product outlets and register product brands and trademarks.
- Tourism
+ Development objectives:
From now to 2010, the hotel room occupancy rate will reach 65%; total number of tourist arrivals will increase 9.4% on an annual average to reach 782,000 by 2010, in which the number of domestic tourist arrivals will increase 9%, the number of international tourist arrivals will increase by 10% tourism turnover will increase by 26% on an annual average.
In the 2011-2015 period, the hotel room occupancy rate will reach 80%; total number of tourist arrivals will increase 8.3% on an annual average to reach l,163,000 by 2015, in which the number of domestic tourist arrivals will increase 7.5%, the number of international tourist arrivals will increase by 9.5% and tourism turnover will increase by 18.5% on an annual average.
In the 2016-2020 period, the hotel room occupancy rate will reach 90%; total number of tourist arrivals will increase 5.2% on an annual average to reach over 1.5 million by 2020, in which the number of domestic tourist arrival will increase 3,5%, the number of international tourist arrivals will increase by 7.6% and tourism turnover will increase by 8.5% on an annual average.
+ Development orientations:
To develop tourism into a spearhead economic sector with the following typical products; vocation, mountain climbing, ethnic minority culture, traditional festival and ecological tourism. To enhance the state management of tourism. To vigorously develop tourism in combination with protecting and embellishing historical and cultural relics and nature reserves. To increase the quality of human resources for tourist activities. To attach importance to investment in developing tourist routes, spots and resorts and tourist services. To promote domestic and international cooperation in tourism.
- Transportation, information and communication
From now to 2010, the rate of increase of added value will reach 14.1% on an annual average to reach VND 143 billion by 2010; in the 2010-2015 period, the rate of increase of added value will reach 18.2% on an annual average to reach VND 330 billion by 2015; and in the 2016-2020 period, the rate of increase of added value will reach 15.2% on an annual average to reach VND 669 billion by 2020.
- Finance-banking
From now to 2010, the rate of increase of added value will reach 26.9% on an annual average to reach VND 198 billion by 2010; in the 2011-2015 period, the rate of increase of added value will reach 25.8% on an annual average to reach VND 623 billion by 2015; and in the 2016-2020 period, the rate of increase of added value will reach 16.6% on an annual average to reach VND 1,343 billion by 2020;
- Science and technique:
From now to 2010, the rate of increase of added value will reach 12.4% on an annual average to reach VND 3 billion by 2010; in the 2011-2015 period, the rate of increase of added value will reach 13.2% on an annual average to reach VND 6 billion by 2015; and in the 2016-2020 period, the rate of increase of added value will reach 10.2% on an annual average to reach VND 10 billion by 2020.
- To improve environmental sanitation, clean water and other public services.
4. Social domains
a/ Education and training
- Development objectives:
+ The rate of school attendance among children aged between 6-14 years will reach 99.5% by 2010 and 100% by 2015;
+ 30% of preschools, 25% of primary schools, 20% of lower secondary schools and 20% of upper secondary schools will reach national standards by 2010; these figures will be 60%, 55%, 50% and 50% by 2015, and 80%, 85%, 85% and 85% by 2020 respectively;
+ There will be sufficient teachers for all subjects, with over 10% of preschool teachers, 30% of primary teachers, 20% of lower secondary teachers and 5% of upper secondary teachers obtaining qualifications above standards by 2010; these targets will be 40%, 60%, 75% and 45% by 2015 and 85%, 90%, 90% and 90% by 2020 respectively;
+ The rate of students completing lower secondary education and continuing study at the 10th grade and in vocational training schools will reach 70% by 2010, 85% by 2015, and 98% by 2020;
+ Over 20%, 30% and 50% of under-3 children will attend nurseries and daycare centers by 2010, 2015 and 2020 respectively. The rate of kindergarten attendance among five-year children will reach 95% by 2010, 99% by 2015 and 100% by 2020. To strive to reduce the malnutrition rate among preschool children to below 12% by 2010, below l0% by 2015 and below 5% by 2020;
+ The rate of attendance to primary schools among children of eligible age will reach 99%, the rate of attendance to upper secondary schools will reach 50% and the province will attain primary education universalization standards by 2010.
- Orientation orientations:
To mobilize all resources for and step up socialization of education in order to ensure adequate schools, classrooms and teachers. To complete the program on building permanent schools and classrooms. To develop the network of preschools and community learning centers in all communes (communes, wards and townships). To consolidate boarding schools for ethnic minority students, to encourage the development of semi-boarding schools for ethnic minority students. To promote vocational training; to diversify forms of training and expand the scale and forms of training at professional schools in trades and occupations in response to production development demand in the province. To build a community university in Lao Cai city.
b/ Health and community healthcare
- Development objectives:
+ By 2010, the mortality rate of under-1 children will be reduced to below 29.7%o; the annual rate of full immunization among under-1 children will reach 95%; the malnutrition rate of under-5 children will drop to 26%; the annual number of health checks-up will be more than 2, per person, over 70% of food processing and trading establishments will reach food hygiene and safety standards. These targets will reach 27%, 98%; 22%; 2.6 per person and 90% by 2015 and 25%; l00%; 18%;3 per person, and 95% by 2020.
+ By 2010, district-level hospitals will have over 80 patient beds each; 60% of local general clinics and commune health stations will have adequate material foundations, equipment and health workers; 60% of communes will reach national standards of commune health service. By 2015, 100% of communes will reach these national standards.
- Development orientations:
To increase investment in building and upgrading healthcare establishments and the system of preventive medicine; to basically complete the healthcare system at all levels according to the health sector’s plan. To step up socialization of people's healthcare activities. To raise professional and management qualifications and medical ethics for health workers at all levels.
c/ Culture, information, physical training and sports
- Development objectives:
+ By 2010, to strive for the targets that 80% of families will reach the standard of cultured family, including 85% of families in urban areas, 75% of families in low-lying rural areas and 65% of families in mountain areas. These rates will reach 90%, 95%, 85% and 75% by 2020 respectively.
+ By 2010, to strive to achieve the targets that the rate of cultured villages and hamlets will reach 40% and the rate of cultured street population groups will reach 75%. By 2020, these rates will be 55% and 85% respectively.
+ By 2010, to strive to achieve the targets that 35% of villages and hamlets will have cultures with adequate facilities, in which this rate will be 20% in border and difficulty stricken areas. By 2020, these rates will be 65% and 35% respectively.
+ By 2010, 95% of communes will have land funds for the construction of physical training and sports facilities; and 50% of communes and have physical training and sports points. These rates will be 98% and 80% by 2020.
- Development orientations:
To build cultural institutions. To promote ethnic minority traits. To build cultured villages (village and hamlets) and cultured families. To regard ethnic minority traits and cultural diversity as a development resource. To build sports facilities in Lao Cai city: competition halls, swimming pools, stadiums and a sports training complex in Sa Pa. To build Lao Cai into a sports center of the northwestern region in which international sports can occur.
d/ Radio, television and press:
- Development objectives:
+ By 2010, to strive to achieve the targets that 95% of households will have access to radio broadcast and 90% of households will have access to television broadcast; by 2020, these rates will reach 100%.
+ By 2010, to strive for the target that local radio broadcasting time will increase 1.5 times and local television broadcasting time will increase 8 times (a daily average of 15 hours); the number of circulated newspapers will increase 3 times; and the time of radio and television broadcasts and the number of newspapers in ethnic minority languages will increase 2 times over 2005.
- Development orientations:
To continue increasing the time of relaying and transmitting programs of Vietnam Television Station and Voice of Vietnam Radio Station; to develop cable and satellite-digital and terrestrial-digital television services to expand television coverage to different areas in the province.
5. Infrastructure development
a/ Development of the transport network
- Roads
+ To invest in building Lao Cai - Noi Bai expressway and Kim Thanh bridge linking Lao Cai city (Vietnam) with Ha Khau township (China).
+To develop ring roads: 1A (border ring), which will basically run in the same direction with the border corridor road running from Ha Giang town along national highway 4 to Muong Khuong, further running along national highway 4D to Ban Phiet – running along national highway 70 to Lao Cai city, further running along national highway 4D to the top of Tram Ton (Sa Pa) into Lai Chau province. From 2010, to invest in upgrading and connecting all national highways 4C, 4D... into a ring road of national highway 4, which then be uniformly managed and upgraded to grade-IV road; ring road 1B close to the border line: starting from Lao Cai city (from the end of national highway 4E), running along provincial highway 156 through Bat Xat town to Ban Vuoc – Trinh Tuong – A Mu Sung – Y Ty – Den Sang into Phong Tho district (Lai Chau). Because of the importance of this road, which will be close to the border line and serve both as a corridor road and a ring road, with many sections to be used for border patrol purposes, it should be invested and upgraded soon. To study and transform this road into national highway 4E running through Lao Cai and Lai Chau provinces and upgrade it to facilitate investment, construction and management.
+ To develop intra-provincial roads: To upgrade provincial highways, build Coc Ly bridge linking provincial highway 153 (Bac Ngam – Bac Ha road) with provincial highway 154 (Hoang Lien Son 2 road); to upgrade provincial highway 155 (O Quy Ho - Ban Xeo road); to upgrade the remaining section of provincial highway 153 (Bac Ngam - Bac Ha - Si Ma Cai); to build road D2 (Lao Cai city) into grade-II urban road; to upgrade provincial highway 151 (road 79). By 2010, to complete the program on investment in roads leading to the centers of communes in which roads are not available yet, and complete the building of border patrol paths.
- Railway
From now to 2010, to upgrade the existing Hanoi - Lao Cai railway to meet transport demand up to 2015; in the 2016-2020 period, to study and build a double track railway with a gauge of 1.435 mm up to international standard to meet future transport demand.
- Airway
From now to 2010, to study, invest and build a taxi airport and complete preparatory work so as to build in the 2011-2015 period Lao Cai airport (terminal and take-off and landing runways) for ATR72/F70 aircraft with 2 flights/week.
- Waterway
The waterway from Lao Cal city to the boundary of Yen Bai province will be invested and upgraded; a dry lock will be built for the operation of barges of more than 100 tons; to build a river port in the area of Lao Cai city.
b/ Development of the irrigation network
To upgrade and consolidate existing irrigation works; to step up the embankment of channels and canals and other irrigation works, build small and medium reservoirs. To continue investment in upgrading Co Ly irrigation works in Bac Ha district, and the existing network channels and canals. To build Van Ban, Sa Pa, Bao Thang, Muong Khuong, Bao Yen and Tay Bat Xat irrigation works. To prioritize investment in clean water supply works for the whole province, especially inhabited highland and limestone mountain areas and areas facing shortage of water in the dry season, such as Muong Khuong, Bac Ha, etc. To embank border rivers to prevent landslide and ensure and ensure safety for the national boundaries as well as people’s production and life.
c/ Development of the electricity network
- To build a 220 kV electricity grid and a 110-220 kV transformer station according to electricity plan VI (approved by the Prime Minister in Decision No. 110/2007/QD-TTg dated July 18, 2007).
- To concentrate on investment in building electricity grids in communes without and electricity grid, complete the building of electricity systems in urban centers, industrial parks and commercial zones. To invest in and effectively exploit small and medium hydropower projects.
6. Defense and security
To closely combine socio-economic development with strengthening the all-people defense disposition and the people's security disposition. To build permanent border stations and posts; to build border ring roads and border patrol paths, consolidate and develop comprehensively the economic-defense zone in Bat Xat district; to firmly build provincial and district defense areas in the province. To step by step border communes and wards which are strong in economy and firm in security defense. To maintain social order, discipline and safety, reduce crimes and social evils; to promptly settle citizens' complaints and denunciations; to create a stable social environment.
IV. ORIENTATIONS FOR ORGANIZATION OF SOCIO-ECONOMIC SPACE
1. Orientations for organizing and developing economic centers and dynamic economic development axes and lines.
a/ The central area serving as a driving force for socio-economic development in the province, covering Lao Cai city, the border-gate economic, Kim Thanh trade center and Lao Cai airport.
b/ A corridor of urban centers of industry, trade service and tourism: Lao Cai city, and Bac Ngam, Bao Ha, Pho Lu and Pho Rang townships.
c/ An axis of development of tourism, agriculture, forestry and processing industries, including: Lao Cai city – Sa Pa, Bao Thang (Pho Lu, Tang Loong) - Bac Ha.
d/ An axis of economic development combined with security and defense, including Bat Xat - Lao Cai city - Muong Khuong – Si Ma Cai.
2. Development of urban centers, population redistribution, rural areas.
a/ Orientations for development of a system of urban centers by 2020: Lao Cai city will be upgraded into a grade-II urban center – the center of the province and the Vietnam- China border region.
b/ To develop and upgrade 4 more towns: Sa Pa tourist town, Pho Rang town, Pho Lu town and Bat Xat town; to upgrade more district urban centers: Khanh Yen, Bac Ha, Muong Khuong and Si Ma Cai townships; to develop urban centers of grassroots economic sub-zones: Phong Hai, Tang Loong, Bac Ngam, Bao Ha and Ban Vuoc; to develop specialized urban centers: Sa Pa, Pho Rang, Pho Lu, Bat Xat, Phong Hai, Tang Loong, Bac Ngam, Bao Ha and Ban Vuoc; an economic-defense zone: Khanh Yen –Van Ban; to develop border urban centers: Ban Phiet, Ban Lau, Pha Long, Lao Cai city, Y Ty, Ban Vuoc, Muong Khuong and Si Ma Cai; to develop two district urban centers: Pho Rang and Bac Ha.
c/ To build centers of commune clusters and commune areas, especially border communes, in association with redistributing population in the process of industrialization and modernization.
d/ From now to 2010, to further step up the redistribution of population in highland, border and extreme difficulty-stricken communes. To invest in developing rural infrastructure: roads, irrigation, electricity supply, clean water supply, etc.
3. Planning on industrial development space
a/ From now to 2010, to concentrate on investment in infrastructure and increase the occupancy rate in Dong Pho Moi and Bac Duyen Hai industrial clusters and Tang Loong industrial park.
b/ In the 2011-2020 period, to plan industrial clusters and parks in conjunction with such main roads as national highways 70 and 4D and the Lao Cai – Hanoi motorway.
4. Orientations for organization of the trade sector space
a/ By 2020, to build a goods exchange of a medium size, with a floor area of 5,000- 10,000 m2, to serve transactions of 200 parties per transaction session.
b/ From now to 2010, to concentrate on effectively exploiting Lao Cai international border-gate trade center and Kim Thanh trade center; in the 2011-2020 period, to develop two more trade centers in the new Lao Cai – Cam Duong urban center and Sa Pa township.
c/ Supermarkets: From now to 2010, to renovate and upgrade existing supermarkets, develop new ones in urban centers (Lao Cai and some district centers); in the 2011-2020 period, to strive for the target that all district townships and industrial park townships will have standard supermarkets.
d/ To build permanent markets, strive to reach the target that by 2010 all makeshift markets will be abolished. From now to 2010, to renovate and upgrade 11 markets, build 18 new markets from existing ones and develop 8 new markets. In the 2011-2020 period, to renovate and upgrade 20 markets and develop 15new ones.
e/ To plan the building of cattle and poultry slaughterhouses in the suburbs of Lao Cai and townships; to plan a network of petrol a oil entrepots and stations.
5. Orientations for organization of tourism development space
a/ Organization of space for dynamic tourism development zones:
- Zone 1: Lao Cai city - a dynamic zone and a gathering place for tourists to visit other tourist places and spots;
Zone 2: the northwestern area, covering Sa Pa district and Bat Xat, a mountainous area belonging to Hoang Lien Son mountainous range with cool climate and diversified primary fauna and flora favorable for development of high-quality resorts and eco-tourist and cultural tourist places;
Zone 3: the northeastern area, covering Bac Ha, Si Ma Cai and Muong Khuong
- Zone 4: the southwestern area, covering Bao Yen, Bao Thang and Van Ban districts. In this zone, eco-tourism and visits to historical relics will be mostly developed.
b/ Planning on tourist routes and spots:
- To develop the Sa Pa tourist center. To plan the development of Sa Pa into a tourist town, a grade-IV urban center of Lao Cai. To plan the building of a national tourist center in Sa Pa, the building of international tourist resorts and a training and health restoration center for athletes of Vietnamese and international sports teams; and a national convention center;
- To plan intra-provincial tourist routes: Lao Cai city - Sa Pa - Lao Cai city route, Lao Cai city -Bac Ha-Lao Cai city route; and Lao Cai city - Bac Ha route;
- To plan the development of inter-provincial Lao Cai - Yen Bai – Phu Tho – Hanoi – Hai Phong - Quang Ninh route; and Lao Cai -
Yen Bai - Phu Tho - Hanoi - Ho Chi Minh - Tien Giang - Hai Phong - Quang Ninh – Lao Cai route;
- To plan the development of international tourist routes: Lao Cai - Yunnan and southwestern provinces of China.
6. Organization of space for agriculture, forestry and fisheries.
a/ To plan the expansion of the production of fruit trees and industrial plants of high economic value, such as high-quality tea in Bao Thang, Muong Khuong, Bac Ha and Bat Xat districts and Lao Cai city; the growing of tobaco in Muong Khuong, Si Ma Cai, Bat Xat and Bac Ha districts; and the production and supply of hybrid rice strain in Bat Xat and Bao Thang districts.
b/ To plan a cultivation area of about 1,500 ha for renovation and development of the raising of yellow cows in highland areas in Bac Ha, Si Ma Cai, Muong Khuong, Bat Xat and Sa Pa districts; to develop Zebu cross-bred cow herds in lowland areas in Bao Thang, Bat Xat, Bao Yen and Van Ban districts; to develop buffalo herds in 8 districts (excluding Lao Cai city).
c/ To develop areas under aquaculture to 1,500 ha by 2010, including areas currently under ineffective rice cultivation. To tap advantages in the development of specialty aquatic species such as salmon and sturgeon.
d/ To strongly develop forests of three types (protection forests, economic-production forests and special-use forests). To invest in establishments engaged in processing forest products such as timber, ivory bamboo, forest specialties, .etc. To conserve and promote rare and precious gene sources in Hoang Lien Son national garden and Hoang Lien Son –Van Ban nature reserve.
V. MEASURES FOR IMPLEMENTING THE MASTER PLAN
1.Mobilization of development investment capital
It is projected that total investment capital needed for the implementation of the master plan will be much greater than the province's available resources and the central government's support. Therefore, to meet this investment capital need, the province should have a system of active fund-raising measures, including mobilization of internal resources, with the raising of funds from land funds as a major measure; adopting appropriate mechanisms and policies for attracting capital from non-public economic sectors; stepping up socialization in the health, education, cultural, sports and other domains, concentrating on the following major measures:
a/ State budget capital (from the central and local budgets) will be mainly used for investment in developing economic and social infrastructure works.
b/ To continue creating additional funding sources from land funds, implement the mechanism of auctioning land use rights to attract capital from different sources for building infrastructure, new urban centers, industrial parks, etc.; to use land funds for raising capital for building essential infrastructure in service of industrial development. To scrutinize and recover land areas which are left unused or are used for improper purposes.
c/ To continue studying, promulgate, or propose the promulgation of, mechanisms and policies to promote enterprises in the province to develop more strongly in both quantity and quality; to create conditions for enterprises in the province to issue and stocks their stocks on the securities market; to implement the guideline "the State and people join efforts" in embanking channels and canals and building permanent rural roads.
d/ To accelerate administrative reform, formulate incentive policies and mechanisms to create a favorable investment environment and actively conduct investment promotion to attract domestic and foreign investments into the province.
e/ To mobilize and effectively use foreign official development assistance (ODA) capital.
2. Development of human resources
To elaborate and implement a strategy on development of human resources in the province. To plan, actively support and expand new training and retraining of entrepreneurs and business managers. To adopt appropriate policies to attract people with economic, scientific and technical expertise, outstanding specialists, skilled workers and artisans to work in the province. To expand cooperation and association with prestigious training institutions inside and outside the province in training skilled workers. To encourage enterprises to contribute capital and equipment to improving training quality or to conduct joint training. To build training establishments to meet practical conditions and requirements. To step up education socialization in order to mobilize all resources in society for education development.
3. Scientific and technological development and environmental protection
To encourage enterprises in the province to concentrate on investment in renovating production technologies. To invest technological and scientific development to create a breakthrough in productivity product quality. To retrain scientific in the areas of technology, business management and environmental protection. To associate with research institutes and universities financial supports for researches, application and transfer of technologies to enterprises.
4. Raising of the effect and effectiveness of state management
To further improving mechanisms and policies; to accelerate administrative reform, with a focus on administrative procedures; to promote the direction and management of the implementation of plans.
5. Labor, employment and social policies
To effectively implement programs (poverty reduction program 135's state II, etc.), policies and measures to support economic development and help the poor have access to social services. To study, elaborate and promulgate policies to encourage and develop vocational training for laborers, and increase the trained labor percentage. To properly implement social policies such as care for people with meritorious services to the country, social relief, prevention and combat of social evils, and so on, along the of socialization.
6. Development of external economy
To expand economic cooperation association with other provinces in the northern midland and mountains region and key economic regions for development. To build Lao Cai city into an open international economic center. To promote cooperation in building infrastructure and developing urban centers and coordination in drawing up plans on industrial parks and clusters, provision of services, sources of raw materials and market. To cooperate on information exchange and trade promotion and organization of fairs and exhibitions. To seek product outlets, increase product competitiveness and ensure proactive integration in the region and the world. To create and open environment to attract foreign investments and aid. To maintain and expand export markets in China, to take the initiative in seeking new international markets. To supply in time economic information, especially on mechanisms and policies, to facilitate social and economic activities of all economic sectors. To create conditions for enterprises to access information, enter and expand markets.
7. Assurance of security and defense
To continue implementing defense and security strategies and building a provincial defense zone. To launch mass movements to involve the people in protecting national security. To closely combine socio-economic development tasks with security and defense assurance. To promote law propaganda among state employees and the people and enhance the state management of security and order in the province; to resolutely suppress and punish crime. To intensify the collection of information on the grassroots situation, the settlement of citizens' complaints and denunciations in order to build confidence and maintain a safe and clean social environment.
VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND SUPERVISION OF THE MASTER PLAN
1. Publicization and dissemination of the master plan
a/ To publicize and disseminate the master plan on socio-economic development of Lao Cai province from now to 2020 among all Party committees and administrations at all levels, branches, mass organizations, enterprises and the people in the province.
b/ To widely introduce the potential, advantages and priontized investment projects at investment calling and promotion events to investors outside the province to attract their investments in the province.
2. Contents of a plan of action and investment promotion:
a/ After the master plan is approved by the Prime Minister, on the basis of its objectives, to make a plan of action to step by step achieve the master plan's objectives. In the coming time, to make detailed plans to achieve the objectives set forth in the resolution of the XIIIth Party Congress of Lao Cai province.
b/ To promote investment promotion activities, attach importance to key projects to turn out main products which are decisive to the successful achievement of the master plan's objectives.
c/ To build a number of programs on main products of the province and organize the strict implementation of these programs, creating a new motive force for the people's production and business development. At the same time, to adopt policies to provide practical market-, capital- and land-related incentives and preferences for the development of the production and trading of these main products.
d/ To concretize planning work and implement annual and 5-year plans. Depending on changes in the situation of socio-economic development in each period, to review, adjust and supplement the master plan in time to suit the development process.
e/ Local administrations at all levels, branches and the people in the province shall examine and supervise the implementation of the master plan.
Article 2. - To assign the People’s Committee of Lao Cai province to base themselves on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations laid down in the approved master plan, in coordination with concerned ministries and branches, to direct the elaboration, submission for approval and implementation of the following:
1. A master plan on socio-economic development at the district level; plan on development of a system of urban centers and residential areas, a construction plan; a land use plan; a plan on development of branches and domains to ensure comprehensive and coordinated development.
2. Five-year and annual plans; key economic, cultural and social development programs; specific projects for making concentrated and prioritized investment in a rational manner.
3. To study, elaborate and promulgate or submit to competent state agencies for promulgation (for issues beyond the province's competence) mechanisms and policies meeting the province's development requirements in each period with a view to attracting and mobilizing resources for the implementation of the master plan.
Article 3.
- To assign concerned ministries and central agencies, depending on their respective functions and tasks, to assist the People's Committee of Lao Cai province in studying and making the above plans; to study, elaborate and submit to competent state agencies for promulgation mechanisms and policies meeting the province's socio economic development requirements in each period, in order to mobilize and effectively utilize resources to encourage and attract investments for the fulfillment of the province’s socio-economic development objectives, tasks and orientations specified in the mater plan. To speed up the investment in and implementation of works and projects of a size and nature significant to the province's development in which investment has been decided. To study and consider adjustments and supplements to branch development master plans investment plans to cover works and projects expected to be invested under the master plan.
Article 4.
This Decision takes effect 15 days after its publication in ''CONG BAO".
Article 5.
- The president of the People’s Committee of Lao Cai province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.
 

 
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
APPENDIX
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY FROM NOW TO 2020
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 46/2008/QD-TTg dated March 31, 2008)

NO.
NAMES OF PROGRAMS AND PROJECTS INDUSTRIES
LOCATIONS
I
INDUSTRIES
 
1
Project on increasing the capacity of Tang Loong apatite ore sorting plant, phase II, and building sorting plants of Bac Nhac Son, Lang Phung, etc.
Bao Thang district, Lao Cai city
2
Project on building Lao Cai iron and steel plant
Bao Thang district
3
Project on exploitation and processing iron ores from Quy Sa mine
Van Ban district
4
Project on building a copper refining plant
Bat Xa district
5
Project on building a reverter furnace cement plant
Bao Thang district
6
Project on building a non-baked brick plant
Bao Thang district
7
Project on building an iron refining plant of Mineral Company III
Bao Thang district
8
Project on building a DAP and base chemical plant
Lao Cai city, Bao Thang district
9
Project on building an inland container depot in Dong Phu Moi zone
Lao Cai city
10
Project on building infrastructure of Tang Loong industrial cluster
Bao Thang district
11
Project on building 220 kV electricity transmission line from Yen Bai to Lao Cai
Lao Cai – Yen Bai
12
Project on building a 110 kV electricity transmission line
Across the province
13
Project on building a 220/110/35 kV- 125 MVA transformer station
Lao Cai city
14
Project on supplying electricity for Lao Cai New urban center, Dong Pho Moi industrial park and Kim Thanh industrial – trade zone
Lao Cai city
15
Project on building 220 kV electricity transmission line from Bac Ha to Lao Cai
Bac Ha – Lao Cai
16
Project on building ore transportation roads 151 and 156
Van Ban, Bao Thang and Bat Xat districts
17
Project on building agricultural and forestry product production and processing workshops
Districts
18
Project on building small mineral exploitation and processing establishments
Districts
19
Project on building medium- and low-voltage electricity grids
Districts
20
Project on use and development of electric power in highland communes
Districts
21
Project on processing timber from forest plantations
Districts
22
Project on preservation and process of agricultural products: corn, bean, soybean and tobacco
Districts
23
Project on building a refined tea processing plant
Phong Hai (Bao Thang district)
24
Project on restoration and development of some traditional trade villages
Districts
II
TRANSPORT
 
25
Project on renovating Hanoi – Lao Cai railway (the section in the territory of Lao Cai)
Lao Cai – Yen Bai
26
Project on building Hanoi – Lao Cai motorway
Hanoi-Lao Cai
27
Project on renovating national highway 70, section km 109 – km 188
Lao Cai – Yen Bai
28
Project on building Lao Cai airport
Lao Cai city
29
Project on building Giang Dong bridge
Lao Cai city
30
Project on building Red River port
Lao Cai city
31
Project on building Lang Giang bridge
Bao Thang district
32
Project on renovating and upgrading Ba Ha – Si Ma Cai road
Bac Ha – Si Ma Cai
33
Project on building Muong Hum – Y Ty – Coc My – Ban Vuoc road
Bat Xat district
34
Project on building national highway 4E, section km 0 – km 36
Lao Cai city
35
Project on building national highway 4D, section km 89 – km 103
Lao Cai city
36
Project on building national highway 279, section km 36 – km 148
Bao Yen – Van Ban
37
Project on building Coc Leu bridge (upgrading and renovation)
Lao Cai city
38
Building 12 provincial roads
Districts
39
Building roads running to commune centers and linking communes
Districts
40
Building 6 roads running to the borderline
Districts
41
Building 11 border patrol roads
Districts
42
Project on building and upgrading roads linking villages (570 villages and hamlets)
Districts
III
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
 
43
Building and upgrading 242 irrigation works
Districts
44
Project on supplying rural clean water
Districts
45
Project on building agricultural supplies shops
Districts
46
Project on building infrastructure of centers of commune clusters
Districts
47
Project on building rural marketplaces
Districts
48
Project on building plant variety multiplication, animal raising and aquaculture establishments
Districts
49
Project on building infrastructure for population redistribution
Districts
50
Project on planting 5 million ha of forests
Districts
51
Project on assistance for sedentarization and settlement
Districts
52
Project on embanking the Red River section from Coc Leu bridge to Pho Moi bridge
Lao Cai city
53
Project on growing high-quality fruit trees
Sa Pa and Bac Ha districts
54
Project on growing safe vegetables
Sa Pa and Bac Ha districts
55
Project on developing the growth of high-grade flowers and flowers for export
Sa Pa and Bac Ha districts
56
Project on conserving the eco-system of Hoang Lien Son national park and Hoang Lien – Van Ban nature reserve
Sa Pa and Van Ban districts
57
Project on developing aquaculture
Districts
IV
POST – TELECOMMUNICATIONS
 
58
Project on building and upgrading the post- telecommunications system
Across the province
V
TRADE – SERVICE – TOURISM
 
59
Project on building technical infrastructure of Kim Thanh trade and industrial park
Lao Cai city
60
Project on building a trade center at Lao Cai international border gate
Lao Cai city
61
Project on building and exhibition and trade center in Kim Thanh trade and industrial park
Lao Cai city
62
Project on building marketplaces for centers of commune clusters and communes
Districts
63
Project on building marketplaces in urban centers
Across the province
64
Project on building residential quarters in urban centers
Lao Cai city
65
Project on building dwelling houses for workers
Tang Loong and Dong Pho Moi industrial parks
66
Project on building supermarkets and shops
Across the province
67
Project on building Lao Cai goods quality measurement and survey center
Lao Cai city
68
Project on building hotels and guest houses
Lao Cai city; Sa Pa, Bac Ha and Bao Thang districts
69
Project on building other tourist infrastructure
Across the province
VI
URBAN WATER SUPPLY
 
70
Project on supplying clean water Lao Cai – Cam Duong new urban center, Bao Yen and Van Ban districts and Tang Loong township
Lao Cai city, Bao Yen, Van Ban and Bao Thang districts
VII
URBAN INFRASTRUCTURE
 
71
Project on building roads within Lao Cai – Cam Duong new urban center
Lao Cai city
72
Project on building technical infrastructure after embanking the Red river section from Coc Leu bridge to Pho Moi bridge
Lao Cai city
73
Project on building an electric lighting system in Lao Cai – Cam Duong new urban center
Lao Cai city
74
Project on treating urban wastewater and garbage
Lao Cai city, Sa Pa district
VIII
SCIENCE – TECHNOLOGY – ENVIRONMENT
 
75
Project on building and information technology system for Lao Cai province’s agencies
Across the province
76
Project on treating wastewater of new urban centers and industrial parks
Lao Cai city; Bat Xat and Bao Thang districts
77
Project on building a central park in Lao Cai – Cam Duong new urban center
Lao Cai city
78
Project on planting trees in Lao Cai – Cam Duong new urban center
Lao Cai city
IX
EDUCATION – TRAINING
 
79
Project on building Lao Cai Community University
Lao Cai city
80
Culture-arts-tourism intermediate-level school
Lao Cai city
81
Lao Cai intermediate-level vocational training school
Lao Cai city
82
Lao Cai economic – technical secondary school
Lao Cai city
83
Lao Cai teachers’ university
Lao Cai city
84
Project on building permanent school building and classrooms, stage 2 (2,000 rooms)
Districts
85
Project on renovating and upgrading continuing education centers
Districts and cities
86
Project on building boarding schools, vocational training centers and preschools
Districts and cities
87
Project on training vocational training teachers in Lao Cai province
Districts and cities
X
HEALTH – SOCIAL SERVICES
 
88
Project on building Lao Cai general hospital with 500 beds
Lao Cai city
89
Project on building a convalescence and functional
Bac Ha district
90
Project on upgrading Bao Thang hospital
Bao Thang district
91
Project on upgrading Muong Khuong, Bat Xat, Van Ban, Bac Ha and other districts, stage 2
Districts
92
Project on supplying equipment for provincial and district hospitals
Across the province
93
Project on building and upgrading commune health stations, clinics, etc.
Districts
94
Project on building and quipping commune clusters’ health stations
Districts
95
Project on training village health workers and midwives in communes facing extreme difficulties
Districts
96
Project on controlling HIV/AIDS and acute bacterial contaminations
Districts and cities
XI
CULTURE AND INFORMATION – PHYSICAL TRAINING AND SPORTS
 
97
Project on an ethnic minority cultural village
Lao Cai city
98
Project on building a cultural – museum – library center
Lao Cai city
99
Project on repairing, embellishing and building cultural works
Districts and cities
100
Project on conserving and promoting cultural identities of ethnic minority people in Lao Cai province
Districts and cities
101
Project on building cultural houses and cultural and sports centers
Districts and cities
102
Project on building a multi-purpose competition shall
Lao Cai city
103
Project on building a stadium
Lao Cai city
104
Project on building an aquatic sports complex
Lao Cai city
105
Project on building an athletes’ training and recuperation center
Sa Pa disitrct
106
Project on building a Fansipan mountain top climbing path
Sa Pa district
107
Project on building a northern table tennis training center
Lao Cai city
108
Project on building a system of district-level physical training and sport establishments
Districts
XII
STATE MANAGEMENT
 
109
Project on building provincial agencies’ offices in the new urban center
Lao Cai city
110
Project on building Lao Cai province’s convention center
Lao Cai city
111
Project on building branch offices of central agencies in the new urban center
Lao Cai city
112
Project on building a radio and television station in Lao Cai new urban center
Lao Cai city
113
Project on building permanent offices of communes and wards
Districts and cities
XIII
RADIO – TELEVISION
 
114
Project on building television relay stations
Districts and cities
115
Project on upgrading FM radio stations and radio transmission stations
Districts and cities
XIV
OTHER WORKS AND PROJECTS
 
116
Project on building Quang Kim embankment
Bat Xat district
117
Project on building Trinh Tuong commune embankment
Bat Xat district
118
Project on building Tung Sang 1 – A Mu Sung embankment
Bat Xat district
119
Project on building Tung Sang 2 – A Mu Sung embankment
Bat Xat district
120
Project on building Ma Co – Nam Chac embankment
Bat Xat district
121
Project on building Ban Mo – Trinh Tuong embankment
Bat Xat district
122
Project on building Ban Trang – Coc My embankment
Bat Xat district
123
Project on building Na Mo – Ban Phiet embankment
Bao Thang district
124
Project on building embankment in Pho Lu bridge area
Bao Thang district
125
Project on building embankment in Lao Cai water plant area
 
Lao Cai city
* Note: The locations, sizes, land areas, total investment amounts and sources of investment capital of the above projects will be calculated, selected and identified during the process of elaboration, submission and approval of investment projects depending on the demand and capability of balancing and mobilizing resources in each period.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 46/2008/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất