Quyết định 35/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 35/1999/QĐ-TTg

Quyết định 35/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:35/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:05/03/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 35/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 35/1999/QĐ-TTG
NGÀY 05 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 35/TTr-BXD ngày 20 tháng 11 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

 

I. MỤC TIÊU:

 

Nhằm định hướng cho việc phát triển lĩnh vực thoát nước đô thị, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ môi trường; trên cơ sở đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển hệ thống thoát nước các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn.

 

A. MỤC TIÊU TRƯỚC MẮT (ĐẾN NĂM 2005):

 

Chuẩn bị tốt cho sự phát triển hệ thống thoát nước đô thị, nhanh chóng cải thiện tình hình thoát nước tại các đô thị:

1. Ưu tiên giải quyết thoát nước mưa:

- Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại I và loại II; trước hết tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

- Cải thiện một bước tình hình thoát nước mưa ở các đô thị từ loại III đến loại V; đối với các đô thị có điều kiện địa hình thuận lợi, có thể nghiên cứu cải thiện hệ thống thoát nước mưa ở mức độ cao hơn;

- Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước từ 30-40% hiện nay lên 50-60%; đối với Thủ đô Hà Nội đạt 80%.

2. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước thải:

- Ưu tiên Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các trung tâm du lịch như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long, Huế, Vũng Tàu;

- Xử lý cục bộ nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp trước khi xả vào cống chung của thành phố;

- Xoá bỏ xí thùng trong các đô thi trước năm 2005 (đối với Thủ đô Hà Nội, xoá bỏ xí thùng trước năm 2001); có đủ nhà vệ sinh công cộng tại những nơi có nhiều khách vãng lai như chợ, bến tàu, bến xe;

- Giữ gìn, chống xuống cấp hệ thống thoát nước hiện có tại các đô thị;

- Xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tại các khu vực công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới.

3. Xây dựng mô hình doanh nghiệp công ích cho các công ty thoát nước đô thị:

Từng bước khắc phục cơ chế bao cấp; ban hành chính sách thu phí thoát nước để các công ty thoát nước có nguồn thu trang trải chi phí quản lý, vận hành.

4. Chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững:

- Kiện toàn tổ chức ở các cấp và cơ sở;

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ công nhân;

- Tăng cường hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng các nguồn nước;

- Tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí;

- Sản xuất thiết bị, phụ tùng, vật tư trong nước.

 

B. MỤC TIÊU LÂU DÀI (ĐẾN NĂM 2020):

 

Giải quyết cơ bản yêu cầu về thoát nước nhằm bảo vệ và nâng cấp môi trường đô thị, phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững:

1. Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị; từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường.

Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước đô thị từ 50-60% lên 80- 90%; đối với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại II, các đô thị nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, phát triển du lịch, các khu công nghiệp, khu chế xuất, đạt 90-100%.

2. Thiết lập cơ chế tài chính bảo đảm sự phát triển bền vững cho các hệ thống thoát nước đô thị.

3. Phát triển khoa học kỹ thuật: ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, hiện đại hoá hệ thống thoát nước đô thị để đạt trình độ quốc tế hoặc tương đương các nước trong khu vực.

4. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

 

II. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU:

 

1. Kiện toàn tổ chức, tăng cường pháp chế, giáo dục cộng đồng:

- Tổ chức hợp lý chuyên ngành thoát nước của Bộ Xây dựng để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan làm tốt chức năng quản lý Nhà nước như: hoạch định chính sách, lập kế hoạch, giám sát, điều phối, đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, quản lý dự án;

- Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực đối với chuyên ngành thoát nước thuộc Sở xây dựng, Sở Giao thông công chính và các công ty thoát nước đô thị để quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoach thoát nước các đô thị trên địa bàn;

- Phân công, phân cấp và nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện công tác thoát nước đô thị trên địa bàn;

- Tăng cường pháp chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong lĩnh vực thoát nước đô thị;

- Tăng cường các hoạt động liên ngành trong tuyên truyền giáo dục cộng đồng, nâng cao dân trí, thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực thoát nước đô thị, tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh đường phố, nơi công cộng, thu gom chất thải rắn để khắc phục tình trạng tắc cống, ga thu nước thải.

2. Đổi mới chính sách tài chính, phát huy nội lực tạo nguồn vốn phát triển lĩnh vực thoát nước đô thị:

- Ngoài vốn ngân sách Nhà nước, cần huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước;

- Tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài như vốn vay và tài trợ của các Ngân hàng quốc tế, các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế khác;

- Thực hiện đa dạng hoá đầu tư, ban hành chính sách thu phí thoát nước bảo đảm cho các công ty thoát nước từng bước trang trải được các chi phí quản lý và vận hành;

- Ban hành các chính sách về thuế và tín dụng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng công trình thoát nước;

- Nhà nước quy định mức đầu tư bảo vệ môi trường có liên quan đến thoát nước đô thị đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Nghiên cứu và áp dụng biện pháp kỹ thuật đồng bộ; hiện đại hoá công nghệ sản xuất vật tư thiết bị trong nước:

- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và phân kỳ hợp lý trong việc lập quy hoạch chuyên ngành thoát nước phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị; bảo đảm diện tích hợp lý dành cho xây dựng hệ thống thoát nước trong quy hoạch sử dụng đất tại các đô thị;

- Đối với các khu đô thị mới, phải tiến hành đầu tư đồng bộ các công trình liên quan đến thoát nước và môi trường ngay từ giai đoạn đầu;

- Quy định và quản lý chặt chẽ về cốt xây dựng của từng khu vực để tránh úng ngập cục bộ trong đô thị;

- Lựa chọn và áp dụng các giải pháp thoát nước và các loại công nghệ khác nhau, từ đơn giản đến hiện đại, phù hợp với từng vùng và từng đô thị, chú ý tới các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng trũng, vùng núi và các vùng đặc trưng khác;

- Đối với phần lớn các đô thị, trong giai đoạn đầu, áp dụng công nghệ đơn giản, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên để tiêu thoát nước mưa và xử lý nước thải, như: khả năng thẩm thấu của đất, khả năng điều tiết nước mưa pha loãng và làm sạch nước thải bằng sinh vật trong hồ ao, sông ngòi, kênh rạch, thuỷ triều;

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại đối với các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch;

Phấn đấu đến năm 2010-2015 tự sản xuất được khoảng 70% vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế trong hệ thống thoát nước như máy bơm, máy khuấy, các loại ống, cống thoát nước, phụ kiện (van, tê, cút, mối nối), các vật liệu lọc, hoá chất...

4 . Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

- Đào tạo đủ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ để quản lý, vận hành tốt hệ thống thoát nước và để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại được đưa vào Việt Nam thông qua các dự án. Phấn đấu đến năm 2005 cung cấp đầy đủ cán bộ đã qua đào tạo cho tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Xây dựng chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật, kinh tế, kế hoạch, tài chính đến công nhân vận hành, bảo dưỡng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công nhân trong nước làm việc trực tiếp với chuyên gia nước ngoài để học hỏi nâng cao trình độ. Mặt khác, có chính sách khuyến khích động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia người Việt Nam đang sống ở nước ngoài.

- Phát triển các trung tâm đào tạo chuyên ngành cấp thoát nước; thành lập hoặc mở rộng chuyên ngành cấp thoát nước tại các trường Đại học: Xây dựng, Kiến trúc, Bách khoa; phát triển các Trung tâm dạy nghề đào tạo công nhân chuyên ngành cấp thoát nước có tay nghề cao;

 

Điều 2. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Y tế, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện Định hướng phát triển thoát nước đô thị đến năm 2020; cụ thể hoá những nội dung tại Điều 1 của Quyết định này để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước các đô thị trong cả nước, lập mới hoặc rà soát quy hoạch, kế hoạch trước mắt và dài hạn của từng địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị để làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư hệ thống thoát nước đô thị.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 35/1999/QD-TTg
Hanoi, March 05, 1999
 
DECISION
RATIFYING THE ORIENTATION FOR THE DEVELOPMENT OF URBAN DRAINAGE IN VIETNAM UP TO THE YEAR 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Construction in Report No. 35/TTr-BXD of November 20, 1998;
DECIDES:
Article 1.- To ratify the orientation for the development of urban drainage in Vietnam up to the year 2020 with the following main contents:
I. OBJECTIVE
The aim is to orientate the development of drainage in urban areas, serving the national industrialization and modernization and protecting the environment, which shall serve as basis for making appropriate investment to develop the drainage systems in the urban areas in a stable and sustainable way in each period.
A. IMMEDIATE OBJECTIVE (UP TO THE YEAR 2005)
To prepare well for developing the system of urban drainage and quickly improve the drainage situation in the urban areas:
1. Priority to drainage of rain-water:
- To eliminate the permanent water logging in the rainy season in the urban centers of Categories I and II, first of all in Hanoi capital and Ho Chi Minh City;
- To improve the drainage of rain-water in the urban areas from Category III to Category V; with regard to urban areas with favorable terrain conditions, study may be conducted to improve rain-water drainage at a higher level;
- To broaden the servicing scope of the drainage systems from 30- 40% at present to 50-60% and to 80% for Hanoi capital.
2. To improve and upgrade the system of drainage of waste water:
- Priority shall be given to Hanoi capital, Ho Chi Minh City and other major towns and tourist centers such as Hai Phong, Da Nang, Ha Long, Hue and Vung Tau;
- Local treatment of hospital waste water and industrial waste water before discharging it into the common sewers of the cities;
- To eliminate the system of night-soil collection into pails in the towns before 2005 (before 2001 for Hanoi capital); to secure enough public latrines at the places of big public use such as markets, train stations and bus stations;
- To preserve and act against degradation of the existing water drainage systems in the towns;
- To build the system of drainage and treatment of waste water with standards of environmental hygiene at the industrial zones, export processing zones and new urban centers.
3. To build the model of public utility enterprises for the urban drainage companies:
Step by step to overcome the mechanism of government subsidies; to issue the policy of drainage toll so that the drainage companies can have the source of income to defray the costs in management and operation.
4. To prepare the premises for long-term and sustainable development:
- To strengthen the organization at all levels and at the grassroots;
- To develop the human resource, to train officials and workers;
- To strengthen the legal system in managing and using water sources;
- To carry out education and popularization work in order to elevate the people�s knowledge;
- To produce equipment, accessories and materials in the country.
B. LONG-TERM OBJECTIVE (UP TO 2020)
To substantially settle the need in drainage aimed at protecting and upgrading the urban environment, serving well the people’s life and stepping up economic development in a speedy and sustainable way:
1. To do away with the usual water logging during the rainy season in the urban centers; each urban center shall have its own drainage system for waste water with an appropriate technology of treatment ensuring environment hygiene.
To broaden the servicing scope of the drainage systems in the urban centers from 50-60% at present to 80-90%; to 90-100% for Hanoi capital, Ho Chi Minh City, the towns of Category II and the towns lying in the key areas of economic and tourist development, as well as industrial areas and export processing zones.
2. To set up a financial mechanism to ensure the sustainable development of the urban drainage systems.
3. Scientific and technical development: To apply new technology through technology transfer and modernization of the urban drainage system in order to reach the international standard or a standard equivalent to that of the other regional countries.
4. To apply the advanced norms and rules in order to integrate Vietnam’s drainage system into other countries in the region and the world.
II. MAIN MEASURES
1. To strengthen the organization and to increase law enforcement and community education:
- To rationally organize the specialized branch of drainage under the Ministry of Construction in order to coordinate with the other relevant ministries and branches in fulfilling well the State management function such as: elaborating policies, planning, supervising, regulating, training, study of technology transfer, project management;
- To strengthen the organization and heighten the capacity of the specialized drainage service at the Construction Services, the Communication and Public Works Services and the Urban Drainage Companies in order to manage and carry out the general and specific planning of drainage of urban areas in the localities;
- To allocate jobs for different echelons and heighten the role of the local administration at various levels in directing the implementation of urban drainage in the localities;
- To strengthen law enforcement and create favorable legal environment in the domain of urban drainage;
- To intensify inter-branch activities in the community popularization and education, heighten the people’s knowledge and carry out the socialization of urban drainage; to increase measures to ensure hygiene of the streets, public places, in the collection of solid waste in order to overcome blockages of sewer and waste water collection gutters.
2. Renovation of financial policy, developing internal resources to create source of fund for development of urban drainage:
- Apart from State budget, it is necessary to mobilize other sources of fund from different economic sectors in the country;
- To secure foreign sources of fund, such as loans and aid from international banks, governments and other international organizations;
- To diversify the investments, promulgate policies of collecting drainage charges in order to ensure that the drainage companies can recover the costs of management and operation;
- To issue policies on tax and credit to encourage organizations and individuals inside and outside the country to invest in building drainage facilities.
- The State shall have to set level of investment to protect the environment related to drainage applicable to production, business and service establishments.
3. To study and apply synchronous technical measures; to modernize the technology of producing materials and equipment in the country:
- To step up and upgrade the quality and rationally program the specialized drainage planning in conformity with the common plan and detailed plans of the functional areas of the urban centers; to insure reasonable acreage for the building of the drainage facilities in the plan of land use in the urban centers;
- For the new urban centers, there must be synchronous investment in the works related to drainage and the environment right in the initial stage;
- To stipulate and closely manage the heights of constructions in each area in order to prevent local water logging in the urban areas;
- To select and apply drainage measures and different technologies from simple to modern, appropriate for each area and each urban center, with attention being paid to the urban centers in the Mekong River delta, the low-lying fields, the mountain areas and other specific regions;
- For the majority of urban centers, in the initial stage, to apply simple technology, and make the most of the natural conditions to drain rain-water and treat waste water, such as the absorption capability of the soil, the capability of regulating diluted rain-water and cleaning waste water by biological method in the ponds, lakes, rivers and canals and through sea tides;
- To apply advanced and modern technologies for major cities such as Hanoi capital, Ho Chi Minh City, industrial areas, export processing zones, tourist centers;
- To strive to produce by the years 2010-2015 about 70% of the materials and equipment and spare parts in the drainage system such as pumps, shakers, various types of pipe, drainage sluices, accessories (valves, tee, elbows, joints), filtering materials, chemicals...
4. Stepping up training and development of human resources:
- To train enough skilled personnel to manage and operate well the system of drainage system and to effectively use the fund and modern technique brought into Vietnam, through the different projects. To strive to supply enough trained workers for all levels from the center to the localities and grassroots by the year 2005. To work out a comprehensive program of training of personnel, from the leading officials and managers, scientific and technical workers, economists and financial workers to operating and maintenance personnel.
- To create favorable conditions for officials and workers in the country to work directly with foreign specialists in order to learn from the latter and improve their standard. On the other hand, to adopt policies to encourage the participation and contribution of Vietnamese specialists living abroad.
- To develop the specialized training centers for drainage; to set up or expand the drainage speciality at the higher education institutions: the College of Construction, the College of Architecture, the Polytechnic Institute; to develop the job training centers training specialized drainage workers with high skills.
Article 2.- The Ministry of Construction is assigned the task of taking the main responsibility and coordinating with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry, the Ministry of Health, the Government Commission for Organization and Personnel, and the relevant ministries and branches, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to provide guidance for the implementation of the orientation for the development of urban drainage up to the year 2020; to concretize the contents in Article 1 of this Decision in order to ensure fruitful implementation of the program of investment in building and developing the drainage system in the urban centers throughout the country; to work out or revise the new general plan, the immediate and long-term plans of each locality in conformity with the plan of urban development so as to form the basis for the deployment of the project of investment in urban drainage.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Ngo Xuan Loc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 35/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất