Quyết định 24/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh)

thuộc tính Quyết định 24/2002/QĐ-TTg

Quyết định 24/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001-2010 (điều chỉnh)
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:24/2002/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:31/01/2002
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 24/2002/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 24 /2002/QĐ-TTG
NGÀY 01 THÁNG 02 NĂM 2002 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH THANH HOÁ
THỜI KỲ 2001-2010 (ĐIỀU CHỈNH)

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá tại tờ trình số 3108/UB-TCTN ngày 14 tháng 11 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 8354/BKH/VPĐT ngày 10 tháng 12 năm 2001,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2001- 2010 (điều chỉnh) với những nội dung chủ yếu sau:

1- Định hướng và mục tiêu phát triển:

a) Định hướng phát triển:

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

- Tăng tốc độ phát triển trên tất cả các lĩnh vực nhằm đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức trung bình cả nước để rút ngắn dần khoảng cách so với cả nước.

- Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh; ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng lợi thế, đáp ứng yêu cầu của thị trường; chủ động cùng cả nước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Xây dựng hệ thống đô thị, các khu công nghiệp trở thành các trung tâm kinh tế với chức năng là hạt nhân thúc đẩy phát triển các vùng nông thôn trong Tỉnh.

- Quan tâm đúng mức đến địa bàn nông thôn, các vùng trung du, miền núi nơi có nhiều khó khăn.

- Tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường; tạo việc làm cho người lao động; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường và củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị.

b) Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh thời kỳ 2001 - 2010 là:

- Phấn đấu đuổi kịp mức trung bình của cả nước. Đến năm 2010 tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) tăng 2,6 đến 2,8 lần so với năm 2000; cụ thể tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau:

+ Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm trong Tỉnh (GDP) thời kỳ 2001 - 2010: 10,5% trở lên ( phương án cũ 13 - 15% ).

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch như sau (%):

Các ngành, lĩnh vực
kinh tế

Theo phương án đã duyệt năm 1996

Phương án điều chỉnh

 

 

Năm 2005

Năm 2010

Nông nghiệp

15

33,3

24 - 25

Công nghiệp

42

33,0

39 - 41

Dịch vụ

43

33,7

34 - 37

 

+ GDP bình quân đầu người: Phương án cũ: 1000 - 1200 USD/người; phương án điều chỉnh: năm 2005: 460 USD/người; năm 2010: 750 USD/người.

+ Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu; phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh đạt 160 triệu USD năm 2005 và 300 triệu USD năm 2010.

+ Giảm tốc độ phát triển dân số xuống dưới 1%/năm ( phương án cũ là 1,7% ).

+ Tạo chuyển biến về văn hoá và các vấn đề xã hội, phát triển nhanh giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao nhằm cải thiện thêm một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ.

- Nâng cao năng lực về khoa học, công nghệ đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; ứng dụng các công nghệ tiên tiến, từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.

- Phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu đón nhận các đầu tư quy mô lớn phân bố trên địa bàn. Đồng thời góp phần tích cực vào chiến lược phát triển ngành, vùng của cả nước.

2. Những nhiệm vụ chủ yếu:

a) Về phát triển nông, lâm, ngư nghiệp:

- Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng trong cơ cấu GDP bình quân thời kỳ 2001 - 2010 là 5,0 - 5,5%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế thuần nông sang kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Tập trung sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm hàng, nhóm sản phẩm trên cơ sở dự báo cung cầu thị trường nông sản trong nước, khu vực và thế giới; tích cực ứng dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành, tăng chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

+ Thực hiện thâm canh cao trên diện tích lúa được tưới tiêu chủ động. Phấn đấu đạt mục tiêu 1,5 triệu tấn lương thực ổn định từ năm 2005 trở đi.

+ ổn định diện tích cây mía 30.000 ha, thâm canh tăng năng suất, bảo đảm đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường.

+ Chăm sóc 7.800 ha cao su hiện có, hình thành vùng nguyên liệu 11.000 ha năm 2010, đạt sản lượng 10.000 - 12.000 tấn mủ cao su khô.

+ ổn định diện tích chè hiện có, khi có điều kiện điều chỉnh quy mô chè theo chương trình của Nhà nước.

+ Xây dựng vùng trồng dứa 5.000 ha, sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm; vùng trồng sắn 4.000 ha, sản lượng trên 100.000 tấn/năm, bảo đảm nguyên liệu hàng năm cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng. Phát triển mạnh các cây ăn quả gắn với yêu cầu của thị trường.

+ Cây lạc nâng diện tích lên 20.000 - 23.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm.

+ Cây cói: 4.000 ha, sản lượng 38.000 - 40.000 tấn (năm 2010).

+ Khuyến khích phát triển cây đậu tương, ngô theo hướng đẩy mạnh thâm canh, hạ giá thành, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và gắn vùng nguyên liệu với phát triển công nghiệp chế biến.

- Chăn nuôi: xây dựng vùng chăn nuôi nguyên liệu về thịt, sữa gắn với chế biến. Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong công nghiệp lên 28% năm 2005 và lên trên 30% năm 2010.

- Lâm nghiệp: phát triển lâm nghiệp toàn diện, khai thác rừng sản xuất theo hướng đa canh, đa dạng các sản phẩm nông, lâm kết hợp, gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất 100.000 - 160.000 tấn giấy và bột giấy/năm.

- Thuỷ sản: đầu tư đồng bộ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trọng tâm là nuôi tôm xuất khẩu. Đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện đánh bắt, nâng cao hiệu quả đánh bắt dở khơi, dở lộng, đánh bắt xa bờ.

Phấn đấu tăng GDP ngành thuỷ sản bình quân 10,5 - 12,0%/năm, sản lượng thuỷ sản trên 100.000 tấn vào năm 2010, trong đó khai thác 65.000 - 70.000 tấn , nuôi trồng 35.000 tấn; tôm nguyên liệu 10.500 tấn. Đạt kim ngạch xuất khẩu trên 50 triệu USD, giải quyết việc làm cho 70.000 lao động.

b) Phát triển công nghiệp:

Công nghiệp phải tạo ra sự vượt trội trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phấn đấu tăng GDP công nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2010 là 16,5- 20%.

- Thời kỳ 2001- 2005: Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp lọc hoá dầu bao gồm: Nhà máy lọc dầu số 2, công suất 7 triệu tấn/năm, Nhà máy sản xuất Polyester công suất 200.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất Polypropylene công suất 150.000 tấn/năm; công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy; nhà máy sản xuất chất tẩy rửa tổng hợp ( LAP ) công suất 50.000 tấn/năm; phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản; củng cố phát triển công nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền, sản xuất công cụ nông nghiệp; công nghiệp sử dụng nhiều lao động: dệt, may, da giầy, phục hồi nghề dệt lụa tơ tằm... tổ chức sắp xếp lại các xí nghiệp quốc doanh, thay đổi thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất; đồng thời phát triển nhanh các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Các sản phẩm chính: Xi măng trên 4 triệu tấn, đường 220.000 tấn, giấy và bột giấy 70.000- 80.000 tấn, tinh bột ngô, sắn, cà phê, cao su, nước dứa, nước cà chua cô đặc, hải sản 17.000- 18.000 tấn; trong đó, tôm đông 3.000 tấn, thịt đông 5.000 tấn, bột cá- dầu cá 1.500- 2.000 tấn.

Tiếp tục đầu tư các Khu công nghiệp, trước hết là các Khu công nghiệp tập trung. Ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm cả giao thông, cảng, điện, nước, dịch vụ đô thị, đào tạo nguồn nhân lực ở Nghi Sơn phục vụ xây dựng Nhà máy lọc hoá dầu số 2 và Khu công nghiệp liên hợp trên diện tích đã quy hoạch.

- Thời kỳ 2006- 2010: Đưa công nghiệp lọc hoá dầu vào vận hành; mở rộng công suất các ngành công nghiệp có thế mạnh như: xi măng 6-7 triệu tấn; đá ốp lát 1,5-2 triệu m2; chế biến gỗ, tre luồng, đưa sản phẩm giấy và bột giấy lên 100.000 - 160.000 tấn; đường 300.000 tấn; tinh bột ngô xuất khẩu 30.000-50.000 tấn; tinh bột sắn 30.000 tấn; cà phê 10.000 tấn; cao su 4.000- 10.000 tấn; hải sản đông lạnh 10.000 tấn, trong đó tôm đông 5.000 tấn, thịt đông, lợn sữa; phân bón 250.000 tấn; thép cán 100.000 tấn. Xây dựng tổ hợp dệt- nhuộm; nhà máy phân lân vi sinh; vật liệu nhựa xây dựng; vật liệu chịu lửa ở Khu công nghiệp Lễ Môn; xây dựng nhà máy phân bón tổng hợp ( DAP ); nhà máy nhiệt điện; thép hình; cấu kiện bê tông; đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; lắp ráp cơ khí... tại Khu công nghiệp Nghi Sơn.

c) Phát triển các ngành dịch vụ:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ trong thời kỳ 2001- 2010 bình quân hàng năm là 9,0- 11,0%, góp phần phân bố lại lao động trong các ngành kinh tế của Tỉnh.

- Thương mại: Xúc tiến các hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá xuất khẩu trong Tỉnh. Phấn đấu tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội thời kỳ 2001- 2010 tăng bình quân 25- 30%; giá trị xuất khẩu tăng 24- 26%/năm.

- Du lịch: Xây dựng chương trình du lịch của Tỉnh phù hợp với chương trình phát triển du lịch chung của cả nước; ưu tiên đầu tư các khu du lịch: Hàm Rồng, Sầm Sơn, Lam Kinh, Thành nhà Hồ.

- Điều chỉnh lại cơ cấu vận tải; phục hồi và phát triển vận tải thuỷ, chủ động tham gia lưu thông hàng hoá của Thanh Hoá với cả nước, khu vực và Quốc tế; phát triển các dịch vụ cảng biển và sông, khai thác hiệu quả cảng biển nước sâu Nghi Sơn, cảng Lễ Môn.

- Phát triển mạnh mạng lưới bưu chính - viễn thông với kỹ thuật hiện đại. Tiếp tục phát triển mạnh các bưu cục khu vực gắn liền với sự ra đời của các Khu công nghiệp, dịch vụ, các vùng kinh tế mới của Tỉnh. Đến năm 2005: 100% số xã có điện thoại, đạt 1,82 máy/100 dân, năm 2010 đạt 7,5 máy/100 dân, đảm bảo nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa nhận được báo phát hành thường xuyên.

- Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn, công nghệ thông tin, dịch vụ, kỹ thuật, đẩy mạnh thị trường vốn đặc biệt ở nông thôn.

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng:

- Đô thị: Ưu tiên xây dựng hạ tầng hệ thống đô thị thành phố Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu đô thị loại II vào năm 2005; xây dựng hạ tầng các khu đô thị mới: Nghi Sơn, Thạch Thành, Mục Sơn... theo quy hoạch, cải thiện hạ tầng các thị xã, thị tứ, thị trấn, huyện lỵ để đến năm 2010 toàn Tỉnh có dân số thành thị trên 1 triệu người, đạt tỷ lệ đô thị hoá 25- 33%.

- Giao thông: Xúc tiến nâng cấp các trục giao thông Bắc - Nam. Ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến trục chính lên phía Tây của Tỉnh; hệ thống giao thông các Khu công nghiệp, các vùng nguyên liệu. Nhựa hoá hoặc bê tông hoá mặt đường trục chính ( đối với các huyện đồng bằng 100%, miền núi 50% ), hoàn thành các cầu còn lại qua các sông lớn, 100% số xã có đường ô tô đến được trung tâm. Xây dựng các bến cảng và nạo vét các tuyến đường thuỷ chủ yếu, tiếp tục nâng cấp cảng Lễ Môn và cảng nước sâu Nghi Sơn. Xây dựng sân bay dân dụng khi có nhu cầu.

- Thuỷ lợi: Xây dựng hồ đập Cửa Đạt, đập sông Lèn, đạt mục tiêu giải úng cho một số vùng úng lớn là trọng tâm. Đồng thời hoàn chỉnh hệ thống tưới, kiên cố hoá kênh mương, mở rộng diện tích tưới cho một số cây công nghiệp, ưu tiên thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Bồi trúc, tu bổ thường xuyên đê, kè chắn sóng.

- Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho dân sinh và phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2010 có 90% dân số nông thôn và 100% dân số thành thị được sử dụng nước sạch. Hầu hết các đô thị có hệ thống cấp thoát nước, riêng thành phố Thanh Hoá đạt chỉ tiêu cấp nước 120-130 lít/người/ngày đêm. Xử lý nước thải công nghiệp và đô thị trước khi thải vào sông, biển.

- Điện: Xây dựng các trạm 110 KV theo quy hoạch được Bộ Công nghiệp phê duyệt. Đưa điện lên các huyện miền núi, cải thiện hệ thống lưới điện ở đô thị, ưu tiên thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn, khu đô thị Nghi Sơn, các Khu công nghiệp và vùng đông dân. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm 13-15%, nâng bình quân đầu người lên 359 KWh/năm vào 2005; 800 KWh/năm vào 2010.

- Hạ tầng văn hoá xã hội: Xây dựng trường Đại học Hồng Đức ngang tầm với các trường Đại học khác ở trong nước; xây dựng Viện hoặc Phân viện, Trung tâm nghiên cứu về khoa học, công nghệ ( công nghệ sinh học, công nghệ thông tin ), các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường Phổ thông và trường Mầm non. Nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện, đặc biệt là các trung tâm y tế khu vực, tăng cường cơ sở vật chất cho y tế tuyến xã, các trung tâm thể dục thể thao. Tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử như Lam Kinh, Thành nhà Hồ, các danh lam thắng cảnh như: Bến én, động Từ Thức.

e) Phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội:

- Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, xã hội, từng bước tạo chuyển biến về văn hoá, giáo dục- đào tạo, y tế và các vấn đề xã hội nhằm cải thiện thêm một bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Giảm tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,4- 0,5 0/oo. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; cơ sở vật chất cho việc khám chữa bệnh, cụ thể là: Nâng cấp, hiện đại hoá bệnh viện Đa khoa Tỉnh, xây dựng bệnh viện khu vực Ngọc Lạc phục vụ 8 huyện miền núi phía Tây của Tỉnh; xây dựng bệnh viện Nhi; cải tạo nâng cấp và bổ sung trang thiết bị khám chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.

- Giáo dục: Bắt kịp và vượt các mục tiêu quốc gia, tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện trong giáo dục. Hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở 100% số xã vào năm 2007. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, cơ bản hoàn thành đầu tư kiên cố hoá các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và các trường Mẫu giáo.

- Đào tạo: Củng cố đào tạo hệ Đại học, thành lập các Viện hoặc Phân viện nghiên cứu, mở rộng hệ Cao đẳng. Phát triển mạnh công tác đào tạo nghề, đưa lao động được qua đào tạo 30- 35% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80%, hàng năm giải quyết việc làm mới từ 3,5- 4,0 vạn lao động.

- Cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói, còn 7- 8% hộ nghèo ( theo tiêu chuẩn mới ), không còn xã nghèo, 100% số xã có cơ sở hạ tầng thiết yếu. Các chỉ tiêu hưởng thụ trên đầu người dân trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ đạt mức bình quân chung của cả nước.

- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc trong Tỉnh. Xây dựng mới mỗi năm 300 làng văn hoá để đến năm 2010 có 4.000 làng văn hoá, 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Xây dựng mới và trùng tu, tôn tạo một số công trình văn hoá trọng điểm.

- Đầu tư tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng, thời lượng phát sóng phát thanh truyền hình. Đến năm 2010: 95% số dân được xem truyền hình; phủ sóng phát thanh 100%.

g) Phát triển các vùng lãnh thổ:

- Vùng biển: Phát triển toàn diện kinh tế biển; tập trung đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trọng tâm là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và chế biến xuất khẩu. Xây dựng các vùng trồng lúa, lạc, đay, cói, rau quả...; phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm. Xây dựng Khu công nghiệp tập trung Nghi Sơn- Tĩnh Gia ( lọc hoá dầu, xi măng, vật liệu xây dựng, dịch vụ cảng biển, chế biến hải sản, cơ khí đóng và sửa chữa tàu thuyền ). Khai thác cảng biển nước sâu; đẩy mạnh đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị mới Nghi Sơn, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch.

- Vùng trung du, miền núi: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội miền núi, rút ngắn dần khoảng cách về đời sống kinh tế - xã hội so với vùng xuôi. Ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu giấy, gắn với bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nâng cao hiệu quả chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Tập trung đầu tư xây dựng công nghiệp chế biến mía đường, hoa quả, bánh kẹo, lâm sản...gắn với xây dựng vùng chuyên canh cây con; vùng cao su, cây ăn quả, quế, luồng, cánh kiến, chè, sắn, dứa; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại tạo nguồn nguyên liệu tập trung ổn định cung cấp cho các cơ sở chế biến.

Khai thác và chế biến vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, sỏi, đá hoa. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên cho việc mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông, điện, nước sạch... Đẩy mạnh hoạt động thương mại, giao lưu hàng hoá. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách xã hội để nâng cao trình độ dân trí và mức sống dân cư, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc.

- Vùng đồng bằng: Tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.

Tăng cường đầu tư xây dựng vùng lúa cao sản, vùng mía, thuốc lá, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa...gắn với công nghiệp chế biến. Đồng thời phát triển mạnh các Khu công nghiệp tập trung: Lễ Môn, Bỉm Sơn- Thạch Thành, Mục Sơn- Lam Sơn, phát triển thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ khác.

 

Điều 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá có nhiệm vụ:

- Chủ trì, có sự giúp đỡ của các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001- 2010, lập quy hoạch chi tiết, xây dựng các chương trình mục tiêu và các dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm phát huy tối đa các nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của Tỉnh.

- Nghiên cứu và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện của Tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

- Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Chỉ đạo đầu tư tập trung có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tạo điều kiện phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.

 

Điều 3. Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm cùng Tỉnh Thanh Hoá tổ chức thực hiện quy hoạch này để đạt được những mục tiêu đề ra. Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật xã hội của các Bộ, ngành phải được cụ thể hoá trên địa bàn Tỉnh bằng kế hoạch, các chương trình mục tiêu và các dự án đầu tư cụ thể trong từng giai đoạn. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá có trách nhiệm theo dõi, phối hợp để có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 24/2002/QD-TTg

Hanoi, February 01, 2002

 

DECISION

RATIFYING THE OVERALL PLANNING ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THANH HOA PROVINCE IN THE 2001-2010 PERIOD (READJUSTED)

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

At the proposal of the President of the People’s Committee of Thanh Hoa province in Report No. 3108/UB-TCTN of November 14, 2001;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No. 8354/BKH/VPDT of December 10, 2001,

DECIDES:

Article 1.-To ratify the Overall Planning on socio-economic development of Thanh Hoa province in the 2001-2010 period (readjusted) with the following main contents:

1. Development orientation and objective:

a/ Development orientation:

-To continue pushing ahead the renovation, to accelerate the economic restructuring along the industrialization and modernization direction and to form the industry-service-agriculture economic structure.

- To increase the development speed in all fields with the aim of achieving an annual growth rate higher than the average in the whole country in order to gradually narrow the gap compared to the whole country.

- To associate the economic restructuring with raising efficiency and competitiveness; to priotize the development of the branches and fields with advantageous potentials in order to meet the needs of the market; to take the initiative together with the whole country in integrating into the economy of the region and the world.

- To build the system of towns and industrial zones into economic centers functioning as nucleus for promoting development of the rural areas in the province.

-To pay adequate attention to the rural areas, the midland and mountainous areas which are still meeting with many difficulties.

- To associate economic growth with raising the living standard of the population; to protect the environment; to create jobs for the working people; to develop human resources, to highten the intellectual standard of the people and to forge talents. To closely associate socio-economic development with strengthening and consolidating national defense and security, to firmly maintain political stability.

b/ Development targets:

The overall objective of socio-economic development of the province in the period 2001-2010 is:

- To strive to catch up with the average level of the whole country. By 2010, the GDP of the province shall be 2.6 to 2.8 times that in 2000, represented in the following main targets:

+ Average GDP growth rate of the province in the 2001-2010 period shall be 10.5% and higher (13-15% in the former plan).

+ Economic restructuring (in %):

Economic branches and fields

Under plan ratified in 1996

Readjusted plan

 

 

In 2005

In 2010

Agriculture

15

33.3

24-25

Industry

42

33.0

39-41

Service

43

33.7

34-37

+ Per capita GDP: Former plan: 1,000-1,200 USD; readjusted plan: 460 USD in 2005; 750 USD in 2010.

+ To strongly develop economic relations with foreign countries, to expand the export market; to strive to get 160 million USD in export value by 2005 and 300 million USD by 2010.

+ To reduce the population growth rate to below 1%/year (1.7% in former plan).

+ To effect changes in culture and social affairs, to quickly develop education and training, healthcare, physical training and sport in order to improve a step further the material and spiritual life of the population, to ensure a safe and healthy social environment; and to protect the natural environment.

- To raise the capacity in science and technology able to meet the needs of industrialization and modernization; to apply advanced technologies and step by step catch up with the regional and international levels.

- To develop the infrastructure in order to meet the needs of large-scale investment projects in the province, at the same time to actively contribute to the development strategy of the branches and regions throughout the country.

2. Main tasks:

a/ On development of agriculture, forestry and fisheries:

- To strive to achieve the average GDP growth rate of 5.0-5.5% in the 2001-2010 period. To restructure the rural economy from pure agriculture to agriculture- industry- service economy. To focus on producing merchandise farming products according to groups of merchandises and groups of products on the basis of farming produce market supply and demand forecasts in the country, the region and the world; to actively apply science and technology to reduce the cost, raise the quality and competitiveness of goods.

+ To carry out highly intensive farming on the watered ricefields. To strive to achieve the stable target of 1.5 million tons of food from 2005 on.

+ To stabilize the sugarcane fields at 30,000 hectares, to carry out intensive planting of sugarcane in order to raise their productivity, to ensure enough raw material for the sugar plants.

+ To tend the existing 7,800 hectares of rubber trees and to form a material rubber tree area of 11,000 hectares by 2010 with an output of 10,000-12,000 tons of dry latex.

+ To stabilize the existing tea area and readjust this area according to the State program when conditions permit.

+ To build a pineapple area of 5,000 hectares with an output of about 300,000 tons/year, a cassava area of 4,000 hectares with an output of more than 100,000 tons/year in order to assure annual supply of raw materials for export processing and consumption. To strongly develop fruit trees in the light of market demand.

+ To expand the area under groundnuts to 20,000-23,000 hectares with an output of about 100,000 tons/year.

+ Jute: 4,000 hectares with an output of 38,000-40,000 tons by 2010.

+ To encourage the expansion of soya and maize by promoting intensive farming, reducing production cost, and raising the value of income per area unit and binding raw material area with development of processing industry.

- Livestock raising: To build a livestock-raising area for meat and milk linked to processing. To raise the ratio of livestock raising in industry sector to 28% by 2005 and to over 30% by 2010.

- Forestry: To develop forestry allsidedly, to exploit production forests through diversification of agriculture and forestry products associated with the processing industry, to build a material area to meet the need of producing 100,000- 160,000 tons of paper and pulp/year.

- Aquatic products: To make allround investment in developing aquaculture, focusing on shrimp farming for export. To invest in material bases and fishing equipment, to raise the efficiency of half-inshore and half-offshore and offshore fishing.

To strive to increase GDP from aquatic products by 10.5-12.0% per year on average and aquatic production to more than 100,000 tons by 2010, of which fisheries will account for 65,000-70,000 tons, aquaculture for 35,000 tons, material shrimp for 10,500 tons. To raise the export value from this branch to more than 50 million USD and provide jobs for 70,000 laborers.

b/ Industrial development:

Industry must strive for a pre-eminent position in the economic structure as well as the labor structure through industrialization and modernization. To strive to achieve the average industrial GDP growth rate of 16.5-20% per year in the 2001-2010 period.

- From 2001 to 2005: To concentrate on investment in developing petrochemistry including: the Oil Refinery No. 2 with a capacity of 7 million tons/year, the Polyester Plant with a capacity of 200,000 tons/year, the Polypropylene Plant with a capacity of 150,000 tons/year, the paper and pulp industry, the Detergent Combine Plant (LAP) with a capacity of 50,000 tons/year; to develop the construction material industry, the industry processing farming, forestry and aquatic products; to consolidate and develop the ship building and repair industry, the production of farming implements, the labor-intensive industries such as textiles, garment, leather footwear; to restore the traditional silk weaving...; to reorganize State-owned enterprises, to renovate equipment and technologies aimed at raising the quality of products and expanding production; at the same time to quickly develop the medium-and small-sized industrial establishments in the countryside in order to contribute to industrialization and modernization of agriculture and rural areas.

Main products: Cement, over 4 million tons; sugar, 220,000 tons; paper and pulp, 70,000-80,000 tons; maize and cassava starch, coffee, rubber, pineapple juice and condensed tomato juice; seafood, 17,000-18,000 tons, including 3,000 tons of frozen shrimp, 5,000 tons of frozen meat, 1,500-2,000 tons of fishmeal and fish liver oil.

To continue investing in the industrial zones, first of all industrial parks. To give priority to the construction of the infrastructural works including roads, ports, electricity, water, urban services; to train personnel in Nghi Son in service of the construction of the Petrochemical Refinery No. 2 and the Industrial Complex on the planned area.

- From 2006 to 2010: To put the petrochemical industry into operation; to raise the capacity of the industries susceptible of quick development, like: cement 6-7 million tons; ashlars: 1.5-2 million m2; to process timber and bamboo, to raise the paper and pulp output to 100,000-160,000 tons, sugar to 300,000 tons, maize starch for export to 30,000-50,000 tons, cassava starch to 30,000 tons, coffee to 10,000 tons, rubber to 4,000-10,000 tons, frozen seafood to 10,000 tons, including 5,000 tons of frozen shrimp, frozen meat and piglets; fertilizers to 250,000 tons, rolled steel to 100,000 tons. To build a weaving-dyeing complex, a micro-organic phosphorous fertilizer plant, construction plastic material and fire-proof material plants at Le Mon Industrial Park, a compound fertilizer (DAP) factory, a thermal power plant, a steel plant, a concrete structure plant; to build and repair ships and boats, a plant for mechanical assembly... at Nghi Son Industrial Park.

c/ Development of the service sector:

To strive for an annual growth rate of 9.0%-11.0% of the service sector in the 2001-2010 period in order to contribute to the redistribution of labor in different economic branches in the province.

- Trade: To promote activities in the search of markets for exports of the province. To strive for an increase by an average of 25%-30% for social goods circulation and by 24%-26%/year for export value in the 2001-2010 period.

- Tourism: To draw up the tourist plan of the province in line with the national program on tourism development; to give priority to investment in the tourist areas of Ham Rong, Sam Son, Lam Kinh and the Ho dynasty Citadel.

- To restructure the transport service; to restore and develop water transport, to actively broaden goods circulation between Thanh Hoa and the other provinces across the country, the other countries in the region and the world; to develop the sea and river port services, to exploit efficiently the deep-water port of Nghi Son and Le Mon port.

- To strongly develop the post and telecommunications network using modern technology. To continue developing strongly the area post offices associated with the emergence of Industrial and Service Parks and the new economic zones of the province. By 2005, 100% of the communes shall have telephones, with 1.82 sets per 100 inhabitants, and by 2010, 7.5 sets per 100 inhabitants, to ensure that newspapers regularly reach the deep-lying and remote communes.

- To develop quickly various forms of financial and banking service, consultancy, information technology, and technical service, to strongly develop the capital market, especially in the countryside.

d/ Building of the infrastructure:

-Urban areas: To give priority to building the infrastructure of the Thanh Hoa city so that it can reach the status of Class II cities by 2005; to build the infrastructure of the new urban areas in Nghi Son, Thach Thanh, Muc Son... according to plan; to improve the infrastructure of the towns, townships and district towns so that by 2010 the province shall have an urban population of more than one million, achieving an urbanization percentage of 25%-33%.

- Communications: To quickly upgrade the North-South arteries. To priotize investment in upgrading the main arteries to the West of the province, the roads in the industrial parks and the material areas. To lay asphalt or concrete on the main arteries (100% of the plain districts and 50% of the mountainous districts), to complete construction of the remaining bridges under plan across major rivers, 100% of the communes shall have motor roads up to their centers. To build ports and dredge the main waterways, to continue upgrading Le Mon port and Nghi Son deep-water port. To build a civilian aiport when necessary.

- Water conservancy: To build Cua Dat dam reservoir, the Len river dam, with the main aim of relieving water logging in a number of large areas. At the same time, to complete the irrigation system, to solidify the canals, to broaden the irrigated areas for a number of industrial crops, to prioritize irrigation for aquaculture. To regularly reinforce and strengthen break-water dikes and piers.

- Water supply and drainage and environmental sanitation: To build a system of clean water supply for the population and development of various socio-economic sectors. To strive that by 2010, 90% of the rural population and 100% of the urban population shall be supplied with clean water, nearly all urban centers shall have a water supply and drainage system. Thanh Hoa city in particular shall reach the target of 120-130 liters of clean water/person/day-night. To treat industrial and urban waste water before discharging it into rivers and the sea.

- Electricity: To build 110 kV stations according to the plan already endorsed by the Ministry of Industry. To transmit electricity to the mountainous districts, to improve the electric grid in the urban areas with priority given to Thanh Hoa city, Sam Son town, the Nghi Son urban area, the industrial parks, and populated areas. To achieve an annual average growth of 13-15% of commercial electricity, to raise per/capita electricity consumption to 359 kWh/year by 2005 and 800 kWh/year by 2010.

- Social and cultural infrastructure: To build Hong Duc University with the same status as the other universities in the country; to build Institutes or Sub-institutes and centers for science and technology research (bio-technology, information technology), vocational and job-training schools, general education schools and pre-schools. To upgrade provincial level hospitals, and district health centers especially regional health centers; to strengthen the material bases of the communal health stations, and physical training and sport centers. To embellish cultural and historical relics such as Lam Kinh, the Ho dynasty Citadel, and places of scenic beauty such as Ben En and Tu Thuc Grotto.

e/ Cultural and social development:

- To promote socialization of cultural and social activities, step by step effect a change in culture, education, training, healthcare and social affairs in order to further improve the material and spiritual life of the population.

- To reduce the annual birth rate by 0.4-0.5 per mille. To increase investment in material bases for family planning, for the protection of the health of mothers and children, and for medical examinations and treatment. More concretely: To upgrade and modernize the provincial Polyclinic, to build Ngoc Lac regional hospital in service of eight mountainous districts in the western part of the province; to build a pediatric hospital, to transform, upgrade and strengthen the medical examination and treatment equipment in the provincial and district hospitals.

- Regarding education: To achieve and over-achieve the national targets, creating a fundamental and overall change in education. To complete the universalization of basic secondary education at 100% of the communes by 2007. To strengthen the material bases and equipment for teaching and learning, to basically complete investment in solidifying the primary, basic secondary schools and pre-schools.

- Regarding training: To consolidate university training, to set up research, institutes or sub-institutes, to broaden the system of colleges. To strongly promote job-training, to bring the rate of trained labor to 30%-35% by 2010. To reduce the unemployment rate in the urban areas to under 4%, to increase the time used by rural labor to 80%, to create new jobs for 35,000-40,000 persons per year.

- To improve and raise the living standard of the population, to strive that by 2010 there will be no more hungry family and only 7%-8% of poor households (according to new criteria); there will be no more poor commune, 100% of the communes will have their essential infrastructure, and the per capita healthcare norms shall reach the average level of the whole country.

- To improve quality of activities in culture, physical training and sports, information and propagation, to preserve and develop the traditional cultural identity of the ethnic groups in the province. To build each year 300 new cultured villages so that by 2010 there will be 4,000 cultured villages and 90% of the households will attain the criteria of cultured family. To build new and repair and upgrade a number of key cultural projects.

- To invest in strengthening the capacity and raise the quality and increase the time of radio and television broadcasting so that by 2010 95% of the population will have access to television and 100% will be covered by the radio network.

f/ Development of the territorial areas:

- Coastal areas: To develop allsidedly the marine economy; to carry out concentrated fishing, in aquaculture to focus on intensive and semi-intensive shrimp farming and processing for export. To build areas for rice, groundnut, jute, rush, vegetable and fruit growing... To develop pig and poultry breeding. To build Nghi Son - Tinh Gia industrial park (for oil refinery, cement, construction materials, port services, sea food processing, ship building and repair). To exploit the deep-water port, to intensify investment in the system of infrastructures for the new urban center of Nghi Son and the infrastructure in aquaculture areas. To strongly develop cottage industries and handicrafts, services, trade and tourism.

- In the midland and mountainous areas: To develop allsidedly the mountainous areas economically and socially. To gradually narrow the gap in socio-economic development compared with the areas in the plain. To give priority to developing the raw material area for the paper industry linked with the protection of headwater forests and protection forests, to raise the efficiency of the program of planting 5 million hectares of forests. To concentrate investment on building processing establishments for sugar cane, vegetables, fruits, confectioneries and forestry products associated with the building of specialized areas for tree and animals, rubber, fruit tree, cinnamon, bamboo, sticklac, tea, cassava, pineapple. To strongly develop the farm economy and create concentrated and stable raw material sources to supply the processing establishments.

To exploit and process construction materials such as lime, sand, pebble, marble. To concentrate on developing the infrastructure, to give priority to the expansion and upgrading of the communication network, electricity, clean water... To promote goods trading and exchange activities. To carry out well the social policies to raise the cultural and living standard of the population, especially in the areas inhabited by ethnic minorities.

- In the plain: To concentrate on retructuring the agricultural and rural economy along the direction of industrialization aimed at raising economic efficiency and providing jobs for laborers.

To increase investment in building areas of high yield rice, sugar cane, tobacco, fruit trees, pig and poultry raising, milch cows... associated with processing. At the same time, to strongly develop the industrial parks of Le Mon, Bim Son-Thach Thanh, Muc Son-Lam Son, to develop trade, tourism and other services.

Article 2.-The People’s Committee of Thanh Hoa province has the tasks of:

- Assuming the prime responsibility and with the assistance of the concerned ministries and branches studying and elaborating socio-economic development programs in the 2001-2010 period, making detailed plans, formulating target programs and investment projects conforming with the plans already ratified by the competent authorities, at the same time proposing solutions to best exploit the resources and step up the development of the province.

- Studying and proposing to the Prime Minister the issuance of concrete mechanisms and policies suitable with the conditions of the province, in order to encourage the economic sectors to invest in production, search for and expand the market, develop the human resources, and protect the environment for the realization of the set targets for socio- economic development.

- Renovating the organization and management and promoting administrative reforms in order to create an environment favorable for attracting domestic and foreign investment.

- Directing concentrated investment in key domains with a view to achieving quick and efficient results; priotizing investment in building the technical and social infrastructures, creating conditions for developing a number of spearhead economic branches of the province.

Article 3.-The ministries and central branches shall have to join Thanh Hoa province in organizing the implementation of this overall planning with a view to achieving the set targets. The economic, technical and social development plans of the ministries and branches shall have to be concretized on the territory of the province through plans and target programs as well as concrete draft investment projects in each period. In the process of implementation, the president of the People’s Committee of Thanh Hoa province shall have to monitor and coordinate activities in order to take timely readjustment measures.

Article 4.-This Decision takes effect 15 days after its signing. The president of the People’s Committee of Thanh Hoa province, the ministers, the heads of ministerial-level agencies, and the heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 24/2002/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất