Quyết định 231/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển

thuộc tính Quyết định 231/1999/QĐ-TTg

Quyết định 231/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:231/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:17/12/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 231/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 231/1999/QĐ-TTG
NGÀY 17THÁNG 12 NĂM 1999 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển kèm theo Quyết định này.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Bãi bỏ Quyết định số 462/TTg ngày 09 tháng 7 năm 1996 về việc phê duyệt Điều lệ Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia và Quyết định số 82/1998/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Điều lệ Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

 

Điều 3. Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 


ĐIỀU LỆ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QŨY HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 231/1999/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Điều 1. Quỹ hỗ trợ phát triển được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

Tên giao dịch quốc tế của Quỹ hỗ trợ phát triển: The Development assistance Fund, viết tắt là DAF.

 

Điều 2. Quỹ hỗ trợ phát triển (sau đây viết tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính Nhà nước, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua việc cho vay, thu nợ các dự án đầu tư; bảo lãnh vay vốn đối với các chủ đầu tư; tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh đối với các quỹ đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án ưu đãi của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Quỹ được tiếp nhận vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay nợ và viện trợ nước ngoài của Chính phủ; huy động vốn trung và dài hạn của các thành phần kinh tế và vốn nước ngoài; tổ chức việc thanh toán với khách hàng có quan hệ trực tiếp với các hoạt động của Quỹ.

Quỹ thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

 

Điều 3. Hoạt động của Quỹ không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo đảm hoàn vốn và bù đắp chi phí. Quỹ được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh. Quỹ được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, bố trí vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, được bù đắp rủi ro do nguyên nhân khách quan khi thực hiện cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.

 

Điều 4. Quỹ có tư cách pháp nhân, hạch toán tập trung, có vốn Điều lệ, có bảng cân đối kế toán, có con dấu, được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước, nước ngoài. Trụ sở của Quỹ đặt tại thủ đô Hà Nội. Quỹ thực hiện chế độ tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 5. Tổ chức của Quỹ

1. Bộ máy tổ chức của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và cơ quan điều hành của Quỹ.

2. Cơ quan điều hành của Quỹ gồm có:

a) Bộ máy giúp việc Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc ở Trung ương;

b) Các Chi nhánh Quỹ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Văn phòng giao dịch ở trong nước và nước ngoài.

 

CHƯƠNG II
NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG

 

Điều 6. Vốn Điều lệ khi thành lập của Quỹ là 3.000 tỷ đồng (ba ngàn tỷ đồng chẵn) do ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm:

1. Tiếp nhận vốn Điều lệ do ngân sách Nhà nước đã cấp cho Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.

2. Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho đến khi đủ vốn Điều lệ.

Việc thay đổi mức vốn Điều lệ do Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 7. Nguồn vốn huy động và tiếp nhận của Quỹ

1. Vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho các mục tiêu:

a) Tăng nguồn vốn cho vay đầu tư ;

b) Cấp bù chênh lệch lãi suất;

c) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;

d) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có).

2. Vốn do Quỹ huy động:

a) Vay các quỹ: Tích luỹ trả nợ nước ngoài, Tiết kiệm bưu điện và nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

b) Tiếp nhận các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế để đầu tư theo kế hoạch Nhà nước (bao gồm vốn khấu hao cơ bản và các quỹ đầu tư);

c) Các khoản vốn huy động khác theo quy định.

3. Vốn thu hồi nợ gốc các khoản cho vay trong nước của Quỹ.

4. Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ.

5. Toàn bộ vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư phát triển theo ủy nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính (trừ các khoản vay thực hiện chương trình tín dụng của Ngân hàng Thương mại).

6. Vốn nhận ủy thác của các quỹ đầu tư, các tổ chức trong và ngoài nước để cho vay hoặc cấp vốn theo hợp đồng ủy thác.

7. Các nguồn khác.

 

CHƯƠNG III
LẬP VÀ GIAO KẾ HOẠCH

 

Điều 8. Kế hoạch cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư là một bộ phận của kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao hàng năm cho Quỹ về nguồn vốn, tổng mức vốn, danh mục và mức vốn cho vay các dự án nhóm A theo các hình thức hỗ trợ đầu tư và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế.

 

Điều 9. Hàng năm, Quỹ lập và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính các kế hoạch sau:

1. Kế hoạch tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng; kế hoạch trả nợ gốc và lãi các nguồn vốn đã huy động.

2. Kế hoạch nguồn vốn bao gồm:

a) Vốn ngân sách Nhà nước cấp vốn Điều lệ cho Quỹ;

b) Vốn ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các mục tiêu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Điều lệ này;

c) Vốn thu hồi nợ vay;

d) Vốn huy động các nguồn.

3. Hàng năm, Quỹ có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; việc huy động các nguồn vốn với lãi suất cao phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp. Quỹ được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất, mức cấp bù được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hòa đồng các nguồn vốn theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt với lãi suất cho vay theo quy định và phí được hưởng. Số tiền này được bố trí trong dự toán chi hỗ trợ đầu tư của ngân sách Nhà nước hàng năm.

 

Điều 10. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển cho Quỹ, Quỹ phải thông báo bằng văn bản kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức có liên quan.

 

Điều 11. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Quỹ, các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức có liên quan phải đăng ký kế hoạch với Quỹ. Việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch năm được thực hiện một lần vào quý III năm đó.

 

Điều 12. Các dự án được ghi vào kế hoạch vay vốn đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư phải có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ.

 

 

 

 

CHƯƠNG IV
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

MỤC I. CHO VAY ĐẦU TƯ

 

Điều 13. Đối tượng, điều kiện, thời hạn, lãi suất cho vay, hồ sơ và trình tự vay vốn, đảm bảo tiền vay, trả nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

 

Điều 14. Mức vốn cho vay

 

1. Mức vốn cho vay đối với dự án thuộc nhóm A theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mức vốn cho vay đối với các dự án thuộc nhóm B,C theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), cụ thể như sau:

a) Dự án đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, cải thiện sinh thái, môi trường, vệ sinh đô thị mức vốn cho vay đến 70% tổng số vốn đầu tư;

b) Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các tỉnh, thành phố khác mức vốn cho vay đến 50% tổng số vốn đầu tư;

c) Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và sản xuất hàng xuất khẩu mức vốn cho vay đến 70% tổng số vốn đầu tư.

 

Điều 15. Thẩm quyền quyết định cho vay

1. Tổng Giám đốc Quỹ quyết định hoặc ủy quyền cho Giám đốc các Chi nhánh Quỹ quyết định cho vay các dự án đủ điều kiện vay vốn được quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quy định tại Điều lệ này.

2. Các dự án vượt quá các quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của Chính phủ và quy định tại Điều lệ này, thì Hội đồng quản lý Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Điều 16. Rủi ro và xử lý rủi ro

1. Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan được xử lý như sau:

a) Do chính sách Nhà nước thay đổi, do biến động bất thường của giá cả thị trường trong và ngoài nước vượt xa dự kiến tính toán trong dự án khả thi mà chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ vay, thì được xem xét gia hạn; miễn, giảm lãi tiền vay; khoanh nợ;

 

b) Do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm tổn thất tài sản, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà chủ đầu tư không trả được nợ, thì chủ đầu tư phải chuyển toàn bộ số tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) cho Quỹ; số nợ còn lại được xem xét xoá một phần hoặc toàn bộ. Trường hợp còn có khả năng trả nợ thì xử lý như điểm (a) khoản này.

2. Khoản bù đắp rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ. Quỹ dự phòng rủi ro được tính bằng 2% tổng số thu lãi cho vay hàng năm và được hạch toán vào chi phí nghiệp vụ của Quỹ. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp, thì Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Thẩm quyền xử lý rủi ro:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ và Bộ trưởng Bộ Tài chính;

b) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định miễn, giảm lãi tiền vay các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Quỹ;

c) Tổng Giám đốc Quỹ quyết định gia hạn nợ các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Thời hạn gia hạn nợ tối đa bằng 1/3 thời hạn trả nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

 

Điều 17. Quỹ được ủy thác cho các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tượng vay vốn của Quỹ thông qua hợp đồng ủy thác giữa Quỹ và tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng nhận ủy thác được hưởng phí dịch vụ tính trên số dư nợ vay, không kể số dư nợ vay quá hạn và dư nợ đã được khoanh nợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Mức phí dịch vụ được thoả thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.

 

Điều 18. Quỹ được nhận ủy thác cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các chương trình, dự án từ các tổ chức trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Quỹ với các tổ chức ủy thác. Quỹ được hưởng phí dịch vụ tính trên số dư nợ vay, không kể số dư nợ vay quá hạn và dư nợ đã được khoanh nợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Mức phí nhận ủy thác được thoả thuận và ghi trong hợp đồng nhận ủy thác.

MỤC II. HỖ TRỢ LàI SUẤT SAU ĐẦU TƯ

 

Điều 19. Đối tượng, phạm vi, điều kiện được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, mức hỗ trợ lãi suất, trình tự và thủ tục hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Điều 20. Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được bố trí trong dự toán chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước hàng năm; nếu hết năm chưa sử dụng thì được sử dụng tiếp để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo hợp đồng đã ký.

 

Điều 21. Quỹ được ngân sách Nhà nước cấp vốn để hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo tiến độ cấp tiền hỗ trợ lãi suất cho các chủ đầu tư.

Quỹ có trách nhiệm quyết toán với Bộ Tài chính về số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thực nhận, thực cấp cho các chủ đầu tư.

 

MỤC III. BẢO LàNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

 

Điều 22. Đối tượng, điều kiện được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, hồ sơ xin bảo lãnh thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

 

Điều 23. Mức bảo lãnh

1. Mức vốn bảo lãnh đối với các dự án nhóm A theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Mức vốn bảo lãnh đối với các dự án thuộc nhóm B, C theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), cụ thể như sau:

a) Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được bảo lãnh đến 70% khoản tiền vay để đầu tư;

b) Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được bảo lãnh đến 80% khoản tiền vay để đầu tư;

c) Dự án đầu tư khác được bảo lãnh đến 50% khoản tiền vay để đầu tư.

Địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) của Chính phủ.

 

Điều 24. Thẩm quyền quyết định bảo lãnh tín dụng đầu tư

1. Tổng Giám đốc Quỹ quyết định hoặc ủy quyền cho Giám đốc các Chi nhánh Quỹ quyết định bảo lãnh các dự án đủ điều kiện được bảo lãnh theo quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quy định tại Điều lệ này.

2. Các dự án vượt quá các quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quy định tại Điều lệ này, thì Hội đồng quản lý Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

 

Điều 25. Chủ đầu tư được bảo lãnh phải trả cho Quỹ một khoản phí bảo lãnh là 0,5%/ năm tính trên số tiền đang bảo lãnh. Nếu chủ đầu tư được bảo lãnh chậm trả phí cho Quỹ thì sẽ bị phạt chậm trả với mức phạt là 1%/tháng trên số tiền phí chậm thanh toán. Chủ đầu tư được sử dụng các nguồn sau đây để trả phí bảo lãnh:

a) Các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, chủ đầu tư được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp để trả phí bảo lãnh;

b) Dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, phí bảo lãnh được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.

 

Điều 26. Hàng năm, Quỹ được trích 5% tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (trừ vốn ODA cho vay lại) để dự phòng trả cho các tổ chức tín dụng khi chủ đầu tư được bảo lãnh không trả nợ đúng hạn. Nếu cuối năm số vốn dự phòng trên không sử dụng hết, thì được chuyển thành nguồn vốn cho vay năm sau. Trường hợp số vốn dự phòng không đủ để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì Hội đồng quản lý Quỹ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 27. Tổng mức bảo lãnh tín dụng hàng năm của Quỹ tối đa bằng 05 lần nguồn dự phòng bảo lãnh. Trường hợp bảo lãnh vượt mức quy định trên, phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 

Điều 28. Tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh

1. Quỹ tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư đối với các dự án vay vốn đầu tư phát triển.

2. Mức phí tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh do Quỹ và các quỹ đầu tư thoả thuận.

3. Nguồn vốn nhận tái bảo lãnh, tổng mức nhận tái bảo lãnh được tính trong nguồn vốn bảo lãnh, tổng mức bảo lãnh của Quỹ.

 

CHƯƠNG V
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

MỤC I. QUYỀN HẠN CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

Điều 29. Quỹ có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài sản và các nguồn lực khác của Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được Nhà nước giao.

 

Điều 30. Tổ chức quản lý, điều hành của Quỹ

1. Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ Nhà nước giao.

2. Đặt Chi nhánh, Văn phòng giao dịch ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Được tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo, đề bạt, nâng lương cho cán bộ, viên chức trong hệ thống Quỹ. Trả lương, thưởng, phụ cấp và các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định khác của pháp luật.

4. Được hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan đến hoạt động của Quỹ. Quyết định cử cán bộ, viên chức của Quỹ ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan khảo sát; đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng Giám đốc phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Phó Tổng giám đốc và các chức danh khác trong bộ máy giúp việc ra nước ngoài do Tổng Giám đốc quyết định; Trưởng ban và các thành viên của Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định.

 

Điều 31. Tổ chức công tác kế toán, thanh toán và quản lý tài chính của Quỹ

1. Tổ chức công tác kế toán theo Pháp lệnh thống kê - kế toán và các quy định khác của pháp luật.

2. Mở tài khoản cho khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

3. Thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ trong hệ thống và dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng.

4. Tổ chức thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng theo quy định hiện hành.

5. Thực hiện thu chi tài chính, lập và sử dụng các quỹ theo quy chế tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

Điều 32. Quyền hạn của Quỹ đối với chủ đầu tư

1. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

2. Từ chối và kiến nghị với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc cho vay, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án không đúng đối tượng được hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, không có hiệu quả, không đảm bảo điều kiện theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

3. Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính, tín dụng của doanh nghiệp. Có quyền kiểm tra việc thực hiện dự án và những vấn đề liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước. Nếu phát hiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh, Quỹ có quyền từ chối hoặc đình chỉ cấp tiếp tiền vay, hủy bỏ hợp đồng bảo lãnh, tiến hành thu hồi vốn vay, đồng thời báo cáo với cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan liên quan để có biện pháp xử lý theo pháp luật.

4. Khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo pháp luật hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng kinh tế và các cam kết với Quỹ.

5. Thực hiện việc xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

 

Điều 33. Quỹ có quyền từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.

 

MỤC II. NGHĨA VỤ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

Điều 34. Nghĩa vụ huy động vốn, tiếp nhận vốn và sử dụng nguồn lực

1. Quỹ có nhiệm vụ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.

2. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ, đất đai, tài sản và các nguồn lực khác Nhà nước giao cho Quỹ để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao.

 

Điều 35. Nghĩa vụ quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ

1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm và hàng năm phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao.

3. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác (bao gồm cả đối tác trong và ngoài nước).

4. Sử dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải tiến phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của Quỹ.

5. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

6. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

7. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo.

8. Tuân thủ các quy định về thanh tra của Bộ Tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

 

Điều 36. Việc công bố các thông tin về hoạt động của Quỹ, báo cáo kiểm soát tài chính, báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính của Quỹ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

 

Điều 37. Nghĩa vụ của Quỹ đối với chủ đầu tư

1. Thực hiện cho vay đầu tư và thu hồi nợ, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư theo đúng quy định của Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và quy định tại Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các nghiệp vụ do Quỹ thực hiện.

2. Quỹ chịu trách nhiệm thực hiện đúng các cam kết cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với chủ đầu tư; các tổ chức tín dụng nhận ủy thác cho vay và các tổ chức ủy thác cho Quỹ cấp phát, cho vay vốn, hoặc được Quỹ tái bảo lãnh tín dụng đầu tư; giữ bí mật số liệu, tạo thuận lợi cho hoạt động của khách hàng với Quỹ theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN

 

Điều 38. Tổ chức quản lý và điều hành của Quỹ

1. Hội đồng quản lý Quỹ.

2. Ban kiểm soát.

3. Cơ quan điều hành.

 

Điều 39. Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng quản lý Quỹ

1. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung, sửa đổi Điều lệ, chính sách cơ chế hoạt động của Quỹ và những vấn đề về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vượt quá thẩm quyền.

2. Ban hành quy chế thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Quy chế cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, Quy chế bảo lãnh, tái bảo lãnh, nhận tái bảo lãnh tín dụng đầu tư, các quy chế về hoạt động nghiệp vụ khác của Quỹ; Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ.

3. Xem xét và thông qua phương hướng hoạt động, kế hoạch huy động vốn, cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư; kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán của Quỹ do Tổng Giám đốc trình.

4. Quyết định cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với những dự án có thời hạn vay vốn trên 10 năm; quyết định miễn, giảm lãi tiền vay đối với những dự án vay vốn đầu tư bị rủi ro bất khả kháng.

5. Xem xét và chấp thuận đề nghị của Tổng Giám đốc Quỹ về tổ chức bộ máy, biên chế; thành lập, giải thể các Phòng, Ban nghiệp vụ, các Chi nhánh, Văn phòng giao dịch; bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó các Phòng, Ban, Giám đốc, Phó giám đốc các Chi nhánh và Văn phòng giao dịch.

6. Nhận vốn thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ Tài chính giao cho Quỹ.

7. Phê duyệt chương trình hoạt động của Ban kiểm soát, xem xét báo cáo kết quả kiểm soát và báo cáo thẩm định quyết toán tài chính của Ban kiểm soát; quyết định đầu tư xây dựng các dự án nhóm B,C thuộc hệ thống Quỹ.

8. Giám sát kiểm tra cơ quan điều hành tác nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Điều lệ của Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ.

9. Xem xét, giải quyết các khiếu nại của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động của Quỹ. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

10. Được sử dụng con dấu của Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ.

11. Chịu trách nhiệm về các quyết định của Hội đồng quản lý trước Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

Điều 40. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ

1. Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ 3 tháng một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý.

2. Hội đồng quản lý họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách do Chủ tịch Hội đồng quản lý, hoặc Tổng Giám đốc, hoặc Trưởng Ban kiểm soát hoặc do đa số các thành viên Hội đồng quản lý đề nghị.

3. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải có ít nhất 3 trong số 5 thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự, do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch (nếu vắng Chủ tịch) làm chủ toạ. Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề theo đa số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; trường hợp số phiếu ngang nhau, bên nào có phiếu của người chủ toạ cuộc họp là quyết định. Nội dung và kết luận các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ đều phải được ghi thành biên bản và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ.

4. Hội đồng quản lý quy định quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ đối với các thành viên.

 

Điều 41. Hội đồng quản lý có bộ phận giúp việc và được sử dụng bộ máy điều hành của Quỹ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Phương tiện làm việc và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ. Các thành viên chuyên trách được hưởng lương, chế độ phụ cấp, trợ cấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức danh, tiêu chuẩn, ngạch bậc, bảng lương và chế độ phụ cấp, trợ cấp của Quỹ. Các thành viên bán chuyên trách được hưởng phụ cấp thù lao công vụ và các quyền lợi khác theo quy định như thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt.

 

Điều 42. Ban kiểm soát

1. Ban kiểm soát Quỹ có từ 3 đến 5 thành viên chuyên trách (trừ Trưởng và Phó ban). Thành viên Ban kiểm soát là người không phải vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh chị em ruột của Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; là các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tài chính kế toán, tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, hiểu biết pháp luật. Có thâm niên công tác về các chuyên ngành không dưới 05 năm; không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.

Phó ban và các thành viên Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban kiểm soát. Trưởng, Phó Ban kiểm soát và các thành viên được hưởng lương, chế độ phụ cấp, trợ cấp theo quy định về chức danh, tiêu chuẩn, ngạch bậc, bảng lương và chế độ phụ cấp, trợ cấp của Quỹ.

2. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ kiểm soát toàn bộ hoạt động của Quỹ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, chế độ thể lệ nghiệp vụ trong hoạt động của Quỹ nhằm bảo đảm thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ, bảo đảm an toàn tài sản Nhà nước, tài sản của Quỹ và của khách hàng; báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ và người có thẩm quyền về kết quả kiểm tra, giám sát và kiến nghị các biện pháp xử lý;

b) Tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng quản lý Quỹ thông qua;

c) Có trách nhiệm trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, báo cáo kiểm tra quyết toán tài chính cho Hội đồng quản lý;

d) Xem xét trình Hội đồng quản lý giải quyết các khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Quỹ;

đ) Trưởng Ban kiểm soát được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý, được tham gia ý kiến các nội dung Hội đồng quản lý thảo luận nhưng không được biểu quyết;

e) Trưởng Ban kiểm soát được báo cáo những ý kiến còn khác nhau về nội dung kiểm soát hoạt động của Quỹ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính;

g) Ban kiểm soát được sử dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và phương tiện làm việc của Quỹ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Kinh phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí hoạt động của Quỹ.

 

Điều 43. Cơ quan điều hành

1. Quỹ có Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng Giám đốc và các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Quỹ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.

3. Tổng Giám đốc Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động của Quỹ theo đúng quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; theo Điều lệ Quỹ và các Quyết định của Hội đồng quản lý;

b) Ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Quỹ;

c) Trình Hội đồng quản lý quyết định đầu tư xây dựng các dự án nhóm B, C thuộc hệ thống Quỹ. Giao trách nhiệm chủ đầu tư các dự án thuộc hệ thống Quỹ;

d) Quyết định việc thành lập, giải thể các Phòng, Ban nghiệp vụ, Chi nhánh và Văn phòng giao dịch; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó các Phòng, Ban thuộc Quỹ ở Trung ương, Giám đốc, Phó giám đốc các Chi nhánh và Kế toán trưởng sau khi được Hội đồng quản lý Quỹ chấp thuận; bổ nhiệm, miễn nhiệm các Trưởng phòng của các Chi nhánh theo đề nghị của Giám đốc Chi nhánh;

đ) Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch huy động, tiếp nhận nguồn vốn đầu tư; cho vay, thu hồi nợ; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; bảo lãnh, tái bảo lãnh, thu phí bảo lãnh và các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ với Hội đồng quản lý, các Bộ, ngành có liên quan và Thủ tướng Chính phủ;

e) Đại diện cho Quỹ trong các quan hệ quốc tế có liên quan đến hoạt động của Quỹ;

g) Quyết định về biên chế, tiền lương và các chế độ khác của Quỹ sau khi được Hội đồng quản lý chấp thuận;

h) Quản lý tài sản, vốn hoạt động và chịu trách nhiệm bảo đảm hoàn vốn; phát triển vốn của Quỹ.

 

Điều 44. Bộ máy điều hành của Quỹ

1. Bộ máy điều hành Quỹ ở Trung ương bao gồm một số Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Quỹ hỗ trợ phát triển ở địa phương là các Chi nhánh Quỹ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mỗi Chi nhánh có Giám đốc, một số Phó giám đốc và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Chức năng, quyền hạn của các Phòng, Ban ở Trung ương, của Chi nhánh ở tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Quỹ quy định.

3. Văn phòng giao dịch ở nước ngoài thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó trưởng phòng tại các Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quyết định trên cơ sở chấp thuận của Tổng Giám đốc.

 

Điều 45. Tổng Giám đốc được quyết định áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, sự cố) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó; đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội đồng quản lý và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tiếp.

 

CHƯƠNG VII
QUAN HỆ CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VỚI CÁC CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC TỔ CHỨC CÓ
LIÊN QUAN

 

Điều 46. Quan hệ của Quỹ với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

1. Chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung, sửa đổi Điều lệ, chính sách, cơ chế hoạt động của Quỹ và những vấn đề về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước vượt quá thẩm quyền.

3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hàng năm do Thủ tướng Chính phủ giao cho Quỹ bao gồm: kế hoạch huy động, tiếp nhận các nguồn vốn để cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

4. Thực hiện quy hoạch, chiến lược phát triển Quỹ trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

5. Chấp hành các quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ, các chi nhánh, văn phòng giao dịch; các chính sách về tổ chức cán bộ; chế độ tài chính, tín dụng, các chế độ về kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.

6. Chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách chế độ của Nhà nước tại Quỹ.

 

7. Được quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Quỹ để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao và phải bảo đảm hoàn vốn, phát triển các nguồn lực đó.

8. Được bù đắp rủi ro và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.

 

Điều 47. Quan hệ của Quỹ với Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Chịu sự giám sát của Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hoạt động của Quỹ.

2. Mời Bộ trưởng Bộ Tài chính tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Bộ trưởng Bộ Tài chính về các vấn đề: Nghị quyết của Hội đồng quản lý, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao cho Quỹ; báo cáo kiểm soát của Ban kiểm soát; báo cáo quyết toán tài chính, các kiến nghị, đề xuất các vấn đề giải quyết khó khăn vướng mắc trong các hoạt động tài chính của Quỹ.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính có thể yêu cầu Hội đồng quản lý Quỹ và Tổng Giám đốc Quỹ, Trưởng Ban kiểm soát báo cáo giải trình những vấn đề liên quan khác khi cần thiết.

 

Điều 48. Quan hệ của Quỹ với Bộ Tài chính

1. Tuân thủ các chế độ tài chính, kế toán, tổ chức hạch toán, kế toán.

2. Chịu sự kiểm tra, thanh tra tài chính của Bộ Tài chính.

3. Báo cáo Bộ Tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung, sửa đổi Quy chế quản lý tài chính của Quỹ.

4. Báo cáo Bộ Tài chính dự toán ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho Quỹ (bao gồm cấp vốn Điều lệ, cấp tiền hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất) và các nguồn vốn khác của Nhà nước giao cho Quỹ thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

5. Tiếp nhận, quản lý các nguồn vốn của Nhà nước do Bộ Tài chính giao hoặc ủy nhiệm cho Quỹ cho vay lại và thu hồi nợ hoàn trả vốn cho ngân sách Nhà nước.

6. Báo cáo Bộ Tài chính xem xét, bổ sung và hỗ trợ tài chính khi Quỹ gặp rủi ro.

 

Điều 49. Quan hệ của Quỹ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch nguồn vốn, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm cho Quỹ.

2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giao cho Quỹ.

 

Điều 50. Quan hệ của Quỹ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

1. Chịu sự kiểm tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối và thanh toán.

2. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Quỹ trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng, thực hiện nhận ủy thác cho vay của Quỹ; cho vay các dự án do Quỹ bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

 

Điều 51. Quan hệ của Quỹ với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

1. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trong việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật các thành viên Hội đồng quản lý, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc.

2. Thực hiện đúng các chế độ, chính sách quản lý và đào tạo cán bộ viên chức theo hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

 

Điều 52. Quan hệ của Quỹ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp cho cán bộ, viên chức của Quỹ.

2. Thực hiện đúng các chính sách, chế độ về lao động, tiền lương và phụ cấp theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

3. Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các chế độ, chính sách về lao động, tiền lương và phụ cấp theo quy định.

 

Điều 53. Quỹ chịu sự kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành chức năng khác theo quy định của pháp luật

1. Thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan.

2. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

3. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư theo chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ.

4. Thực hiện các quy định về quan hệ đối ngoại.

5. Bảo đảm thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Quỹ chịu sự kiểm tra, giám sát theo chức năng đã được pháp luật quy định cho Bộ, ngành đó.

 

Điều 54. Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương trong việc chấp hành các quy định hành chính, các nghĩa vụ đối với Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.

 

Điều 55. Quan hệ với các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính

1. Theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi trên cơ sở hợp đồng.

2. Uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính cho vay và thu hồi nợ, làm đại lý nhận vốn ủy thác cho vay hưởng phí; tái bảo lãnh hoặc nhận tái bảo lãnh cho các Quỹ đầu tư.

3. Hợp tác, thúc đẩy và hỗ trợ nhau phát triển bằng việc sử dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý.

 

Điều 56. Quan hệ với các tổ chức quốc tế, quốc gia, các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân trong và ngoài nước

Quỹ được trực tiếp đàm phán, ký kết các hợp đồng vay vốn, nhận vốn ủy thác cấp phát hoặc cho vay đầu tư phát triển, nhận tài trợ, đào tạo nhân viên, tham gia các hoạt động hỗ trợ đầu tư phát triển các ngành, nghề và các vùng khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi theo đúng pháp luật của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

 

CHƯƠNG VIII
HẠCH TOÁN - THU NHẬP - LẬP QUỸ

 

Điều 57. Quỹ tổ chức công tác kế toán, thanh toán và ngân quỹ theo đúng các quy định của Nhà nước và Quy chế quản lý tài chính của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 

Điều 58. Năm tài chính của Quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.

 

Điều 59. Hàng năm, Quỹ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu chi tài chính trên cơ sở các chế độ tài chính Nhà nước quy định đối với Quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính.

 

Điều 60. Quỹ được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ, cho vay hỗ trợ đối với các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước tạm thời thiếu vốn, cho vay vốn sản xuất ban đầu đối với các dự án đầu tư được vay vốn của Quỹ.

Tổng mức vốn sử dụng cho vay theo quy định của Điều này không vượt quá 20% tổng số vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ.

 

Điều 61. Kết quả tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển là số chênh lệch giữa tổng số thu nhập và tổng chi phí.

1. Chênh lệch thu chi tài chính của Quỹ sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật, được phân phối như sau:

a) Trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ;

b) Trích lập quỹ đầu tư phát triển;

c) Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc;

d) Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước;

Sau khi trích lập các quỹ trên nếu còn sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển. Việc trích lập, quản lý, sử dụng các quỹ trên thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của Quỹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Trường hợp thu nhỏ hơn chi, Hội đồng quản lý xem xét báo cáo Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền.

3. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ hoạt động trong 5 năm đầu mới thành lập, Quỹ được phép chi theo kế hoạch tài chính được Hội đồng quản lý thông qua và báo cáo Bộ Tài chính. Kế hoạch tài chính của Quỹ được xây dựng trên cơ sở Quỹ được hưởng phí quản lý với mức 0,2%/tháng trên số dư nợ vay bình quân vốn tín dụng trong nước và 0,3%/năm trên số dư nợ vay bình quân vốn tín dụng ngoài nước. Trường hợp thu không đủ chi theo kế hoạch, Quỹ báo cáo Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền.

 

Điều 62. Cuối năm, Quỹ hỗ trợ phát triển lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính trình Hội đồng quản lý thông qua và gửi cho Bộ Tài chính xem xét kiểm tra theo chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính.

 

CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 63. Điều lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Điều lệ này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 231/1999/QD-TTg
Hanoi, December 17, 1999
 
DECISION
RATIFYING THE ORGANIZATION AND OPERATION CHARTER OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State’s development investment credit;
Pursuant to the Government’s Decree No.50/1999/ND of July 8, 1999 on organization and operation of the Development Assistance Fund;
At the proposals of the Finance Minister and the chairman of the Management Board of the Development Assistance Fund,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the Organization and Operation Charter of the Development Assistance Fund issued together with this Decision.
Article 2.- This Decision takes effect as from January 1st, 2000.
To annul Decision No.462/TTg of July 9, 1996 on ratification of the Charter of the National Investment Support Fund and Decision No.82/1998/QD-TTg of April 15, 1998 of the Prime Minister amending the Charter of the National Investment Support Fund from the date this Decision takes effect.
Article 3.- The chairman of the Management Board and the general director of the Development Assistance Fund shall have to implement this Decision.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
CHARTER
ON ORGANIZATION AND OPERATION OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 231/1999/QD-TTg of December 17, 1999)
Article 1.- The Development Assistance Fund is established, organized and operating under Decree No.50/1999/ND-CP of July 8, 1999 of the Government on organization and operation of the Development Assistance Fund and relevant legal documents currently in force.
Its international transaction name is The Development Assistance Fund, abbreviated to DAF.
Article 2.- The Development Assistance Fund (hereafter referred to as Fund for short) is a State financial organization which implements the State’s policy of development investment support through provision of loans to and recovery of debts from investment projects; guarantees loans for investors; re-guarantees and undertakes the re-guarantee for investment funds; provides post-investment interest rate support for preferential projects of various economic sectors of a number of branches, domains, major economic programs of the State and difficult regions where investment should be encouraged. The Fund is entitled to receive the State budget capital, loan capital and foreign aid of the Government; to mobilize medium- and long-term capital of various economic sectors and foreign capital; and to organize the payment to clients having direct ties with the Fund’s operations.
The Fund shall perform a number of other tasks assigned by the Prime Minister.
Article 3.- The Fund’s operation is not for the benefit purpose, but must ensure the recovery of capital and the coverage of expenses. The Fund is exempt from taxes and State budget remittances in order to reduce the lending interest rates and guarantee charges. The Fund is subsidized by the State budget for the interest rate differences, allocated capital in support of post-investment interest rates, is subsidized for risks incurred due to objective causes when providing investment loans and/or investment credit guarantee.
Article 4.- The Fund has the legal person status, conducts concentrated accounting, has its charter capital, the accounting balance sheet, its own seal and may open accounts at the State Treasury system, domestic and foreign banks. The Fund is head-quartered in Hanoi capital. The Fund follows the financial regime submitted by the Finance Minister to the Prime Minister for decision.
Article 5.- The Fund’s organizational structure
1. The Fund’s organizational apparatus consists of: The Management Board, the Control Board and the executive body.
2. The Fund’s executive body consists of:
a) The apparatus assisting the Management Board and the general director at the head-office;
b) The Fund’s branches in provinces and centrally-run cities;
c) Its transaction offices at home and overseas.
Chapter II
OPERATING CAPITAL SOURCES
Article 6.- The Fund’s charter capital at the time of its establishment is 3,000 billion dong (three thousand billion dong) allocated by the State budget, including:
1. The charter capital already allocated by the State budget to the National Investment Support Fund.
2. The State budget allocations added annually till the charter capital reaches the prescribed level.
The change of the charter capital level shall be proposed by the Fund’s Management Board and submitted by the Finance Minister to the Prime Minister for decision.
Article 7.- Sources of mobilized and received capital of the Fund
1. Capital allocated annually by the State budget for the objectives:
a) To increase the source of investment loan capital;
b) To subsidize interest rate differences;
c) To support post-investment interest rates;
d) To fulfill the guarantee obligations (if any).
2. Capital mobilized by the Fund:
a) Borrowing from various funds: Accumulation for Foreign Debt Payment, Postal Savings and sources of temporarily idle capital of Vietnam Social Insurance;
b) Receiving sources of capital from economic organizations for investment under the State plans (including basic depreciation capital and investment funds);
c) Other sources of mobilized capital as prescribed.
3. Capital from recovery of the principals of domestic loans lent by the Fund.
4. Capital from the issuance of Government bond.
5. All the Government’s foreign loans and aid re-lent to development investment projects under the authorization of the Finance Minister (except for loans to implement credit programs of the commercial banks).
6. Capital entrusted by investment funds as well as domestic and foreign organizations for capital lending or allocation under entrusting contracts.
7. Other sources.
Chapter III
ELABORATION AND ASSIGNMENT OF PLANS
Article 8.- Plans for investment loans, post-investment interest rate support and investment credit guarantee constitute part of the State’s development investment plan, which, by the Prime Minister’s decisions, shall be assigned annually to the Fund in term of capital sources, the total capital amount, the list of Group A projects and the levels of capital to be lent thereto in forms of investment support and according to the structure of branches, fields and/or economic regions.
Article 9.- Annually, the Fund shall elaborate and report to the Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry the following plans:
1. The plan on the total development investment credit capital of the State in support form (investment loan, post-investment interest rate support, investment credit guarantee) and under branch, field and/or region structures; the plan on repayment of principals and interests of mobilized credit loan capital.
2. The plan on capital sources including:
a) The State budget capital allocated to the Fund’s charter capital;
b) The State budget capital allocated for the achievement of targets as defined in Clause 1, Article 7 of this Charter;
c) The recovered loan capital;
d) The capital mobilized from other sources.
3. Annually, the Fund shall have to balance the capital sources and demands for development investment credit capital of the State; the mobilization of capital from various sources at high interest rates must ensure the principle that the mobilization shall be effected only after making the fullest use of non-interest capital sources or at low interest rates. The Fund shall be subsidized for the interest rate differences and the subsidy level shall be determined on the basis of the combined interest rate of all capital sources under the plan ratified by the Government with the prescribed lending interest rates and collectible charges. This money amount shall be included in the annual State budget expenditure estimate in support of investment.
Article 10.- Within 30 days after the Prime Minister decides to assign the development investment credit plan to the Fund, the Fund shall have to notify in writing the State’s development investment credit plan to the ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the concerned organizations.
Article 11.- Within 30 days after receiving the Fund’s notices, the ministries, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and concerned organizations shall have to register their plans with the Fund. The supplement to and adjustment of the annual plan shall be made once in the third quarter of that year.
Article 12.- The projects to be included in the plan for investment capital loans, post-investment interest rate support and/or investment credit guarantee must fully meet the conditions prescribed in Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on development investment credit of the State and the Investment and Construction Management Regulation issued together with Decree No.52/1999/ND-CP of July 8, 1999 of the Government.
Chapter IV
OPERATIONS OF DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
Section I. INVESTMENT LOAN PROVISION
Article 13.- The subjects, conditions, lending terms and interest rates, dossiers and procedures for capital loans, loan security, loan debt repayment, adjustment of debt payment schedule shall comply with the provisions of Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit.
Article 14.- Capital lending levels
1. The amount of capital lent to Group A projects shall comply with the Prime Minister’s decisions.
2. The amount of capital lent to Group B and C projects shall comply with the provisions of the Domestic Investment Promotion Law (amended); more concretely as follows:
a) For investment projects on removal of production establishments from cities, ecological and environmental improvement, urban sanitation, the capital lending level may be up to 70% of the total investment capital;
b) For investment projects in localities confronted with difficult socio-economic conditions and other provinces as well as cities, the capital lending level may be up to 50% of the total investment capital;
c) For investment projects in localities confronted with particularly difficult socio-economic conditions and producing goods for export, the capital lending level may be up to 70% of the total investment capital.
Article 15.- Competence to decide loan provision
1. The Fund’s general director decides or authorizes directors of the Fund’s branches to decide loan provision for projects eligible for capital borrowing as stipulated in Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit and in this Charter.
2. Projects which go beyond the provisions of Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit and the provisions of this Charter, the Fund�s Management Board shall report them to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 16.- Risks and handling risks
1. Projects which borrow the State’s development investment credit capital and have been hit with risks due to objective causes shall be handled as follows:
a) If due to changes in the State policies or abnormal fluctuation of domestic and foreign market prices beyond anticipation in the feasibility projects which make the investors meet with difficulties in repaying their loan debts, they shall be considered for debt extension, loan interest exemption or reduction, debt freezing;
b) If due to natural calamities, fire or unexpected accidents, which cause property losses with certification by competent State bodies, the investors are unable to pay their debts, the investors shall have to transfer the entire insurance indemnity amounts (if any) to the Fund; the remainder shall be considered for partial or full debt remission. Where they are still capable of paying their debts, Point (a) of this Clause shall apply.
2. The risk coverage amount defined in Clause 1, this article, shall be taken from the Fund’s risk reserve fund. The risk reserve fund is calculated being equal to 2% of the total annual loan interest and accounted into the professional expenses of the Fund. Where the risk reserve fund is not enough to offset the risks, the Fund’s Management Board shall report it to the Finance Minister for further report to the Prime Minister for consideration and decision.
3. Competence to handle risks:
a) The Prime Minister shall decide debt freezing or remission for projects which borrow the State’s development investment credit capital, at the proposals of the Fund’s Management Board and the Finance Minister;
b) The Fund’s Management Board shall decide the loan interest exemption or reduction for projects which borrow the State�s development investment credit capital, at the proposal of the Fund’s general director;
c) The Fund’s general director shall decide debt extension for projects which borrow the State’s development investment credit capital. The maximum extension duration is equal to 1/3 of the debt payment duration inscribed in the credit contract.
Article 17.- The Fund may entrust credit institutions to provide loans and recover debts with regard to a number of projects of subjects eligible to borrow the Fund’s capital through entrusting contacts between the Fund and the credit institutions. The entrusted credit institutions are entitled to service charges calculated on loan debit balance, excluding the overdue debt balance and the frozen debt balance under the decisions of the competent authorities. The service charge levels shall be agreed upon and inscribed in the entrusting contracts.
Article 18.- The Fund may take the entrustment to provide loans, recover debts and/or allocate investment capital to programs and/or projects from domestic and foreign organizations, and investment funds through entrustment-taking contracts between the Fund and the entrusting organizations. The Fund shall be entitled to service charges calculated on the loan debt balance, excluding overdue debt balance and frozen debt balance by decisions of the competent authorities. The service charge levels shall be agreed upon and inscribed in the entrusting contracts.
Section II. POST-INVESTMENT INTEREST RATE SUPPORT
Article 19.- The subjects, scope and conditions for post-investment interest rate support and the order and procedures therefor shall comply with the provisions of Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit.
Article 20.- The source of capital for post-investment interest rate support shall be included in the development investment expenditure estimate of the annual State budget; if at the end of the year, it is not yet used, it shall continue to be used for post-investment interest rate support according to the signed contracts.
Article 21.- The Fund shall be allocated capital by the State budget for post-investment interest rate support according to the tempo of allocation of interest rate support money to investors.
The Fund shall have to make the final account settlement with the Finance Ministry regarding the post-investment interest rate support amounts actually received and actually allocated to investors.
Section III. INVESTMENT CREDIT GUARANTEE
Article 22.- The guarantee subjects and conditions, the guarantee duration and the dossiers of application for guarantee shall comply with the provisions of Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit.
Article 23.- The guarantee levels.
1. The guarantee capital level for Group A projects shall comply with the Prime Minister’s decisions.
2. The guarantee capital levels for Group B and C projects shall comply with the provisions of the Domestic Investment Promotion Law (amended). Concretely as follows:
a) Projects on investment in areas confronted with difficult socio-economic conditions are entitled to the guarantee level of up to 70% of the loan for investment;
b) Projects on investment in areas confronted with particularly difficult socio-economic conditions are entitled to the guarantee level of up to 80% of the loan for investment;
c) Other investment projects are entitled to the guarantee level of up to 50% of the loan for investment.
For areas meeting with difficult or particularly difficult socio-economic conditions, the provisions of the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of the Domestic Investment Promotion Law (amended) shall apply.
Article 24.- The competence to decide the investment credit guarantee
1. The Fund’s general director shall decide or authorize the directors of the Fund’s branches to decide the guarantee for projects satisfying the guarantee conditions as prescribed by Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit and the provisions of this Charter.
2. For projects which go beyond the provisions of Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit and the provisions of this Charter, the Fund’s Management Board shall report them to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 25.- The guaranteed investors shall have to pay the Fund a sum of guarantee charge equal to 0.5%/ year of the guaranteed money amount. If the guaranteed investors delay the payment of such charge to the Fund, they shall be subject to a fine for late payment, equal to 1%/month of the late paid charge amount. The investors may use the following sources to pay for the guarantee charge:
a) For investment projects on production expansion, renovation of technologies and equipment, the investors may use the lawful capital sources of the enterprises to pay for the guarantee charge;
b) For investment projects on establishment of new enterprises, the guarantee charges shall be calculated in the total investment of the projects.
Article 26.- Annually, the Fund may deduct 5% of the State’s total development investment credit capital (excluding re-lent ODA capital) as reserve to pay to credit institutions when the guaranteed investors fail to pay their debts on time. If by the year-end such reserve capital amount is not used up, it shall be transferred into the source of lending capital of the following year. Where the reserve capital amount is not enough to fulfill the guaranteed obligation, the Fund’s Management Board shall report such to the Finance Minister for further report to the Prime Minister for decision.
Article 27.- The total annual credit guarantee amount of the Fund is at most five times the guarantee reserve source. Where the guarantee exceed the above-prescribed level, it must be permitted by the Prime Minister.
Article 28.- Re-guarantee and taking re-guarantee
1. The Fund shall provide re-guarantee and take re-guarantee for investment funds with regard to projects borrowing development investment capital.
2. The levels of re-guarantee provided and taken shall be agreed upon between the Fund and the investment funds.
3. The capital sources for taking re-guarantee and the total taken re-guarantee amount shall be calculated in the guarantee capital sources and the total guarantee amount of the Fund.
Chapter V
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
Section I. RIGHTS OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
Article 29.- The Fund is entitled to manage and use the capital, land, property and other resources assigned by the State according to the provisions of law in order to achieve the objectives and fulfill the tasks assigned by the State.
Article 30.- Organizing the management and administration of the Fund
1. To organize a managerial and executive apparatus suited to the objectives and tasks assigned by the State.
2. To set up branches and/or transaction bureaus at home and abroad according to the provisions of law.
3. To be entitled to recruit, hire, employ, train, promote, raise wages for, officials and employees within the Fund’s system. To pay wages, bonuses, allowances and other benefits to the laborers according to the provisions of the Labor Code and other provisions of law.
4. To be entitled to cooperate with foreign countries and/or international organizations involved in the operations of the Fund. To decide the sending of officials and employees of the Fund abroad for working missions, study, survey tours. For the chairman of the Management Board and the general director, such must be permitted by the Prime Minister. Overseas trips of deputy general director(s) and other titles in the assisting apparatus shall be decided by the general director. For the chairman and other members of the Control Board, it shall be decided by the chairman of the Management Board.
Article 31.- Organizing the work of accounting, financial settlement and management of the Fund.
1. To organize the accounting work according to the Ordinance on Statistics and Accounting and other provisions of law.
2. To open accounts for customers and effect the payment transactions related to the Fund’s operations.
3. To conduct treasury transactions within the system and provide treasury services for customers.
4. To organize the internal payment and join the banks’ payment system according to the current regulations.
5. To effect the financial revenue and expenditure, set up and use various funds according to the financial regulations promulgated by the Prime Minister and the guidance of the Ministry of Finance.
Article 32.- The Fund’s rights towards investors
1. To assess the financial plans and debt payment plans of investment projects which borrow the development investment credit capital of the State.
2. To refuse and propose to the levels competent to decide the investment the provision of loan, the post-investment interest rate support and/or the investment credit guarantee for projects which are ineligible for the development investment support of the State and inefficient and which fail to meet the conditions as stipulated by the Government for the development investment credit of the State.
3. To request investors to supply information on the production, business, financial and credit situation of the enterprises. To be entitled to inspect the implementation of projects and matters related to the management and use of the State’s development investment support capital. If detecting that investors breach the credit contracts, the interest rate support contracts and/or the guarantee contracts, the Fund is entitled to refuse or suspend the loan provision, cancel contracts, recover loan capital and at the same time report them to the agencies competent to decide the investment and concerned bodies for handling measures according to law.
4. To initiate lawsuit to the competent authorities for settlement according to law or to lodge complaints according to the provisions of law against organizations and/or individuals that breach the economic contracts and commitments with the Fund.
5. To handle risks and settle loan security properties according to the Government’s regulations on the State’s development investment credit.
Article 33.- The Fund is entitled to refuse all requests of any individuals or organizations to supply resources not prescribed by law, except for voluntary contributions for humanitarian and public- interest purposes.
Section II. OBLIGATIONS OF THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND
Article 34.- Obligation to mobilize capital, receive capital and use resources
1. The Fund is obliged to mobilize medium- and long-term capital, receive the State capital (including both the domestic and overseas capital) in order to implement the State’s policy of development investment support.
2. To use for the right purposes and with efficiency all capital sources of the Fund, land, property and other resources assigned to the Fund by the State for attainment of the objectives and fulfillment of tasks assigned by the State.
Article 35.- Obligation to manage and run the operations of the Fund
1. To strictly observe the State’s laws and other regulations related to the Fund’s operation.
2. To work out the development strategy, five-year and annual plans in conformity with the objectives and tasks assigned by the State.
3. To sign and perform economic contracts with various partners (including domestic and foreign partners).
4. To apply scientific and technical advances to the improvement of the managerial mode with a view to raising the quality and efficiency of the Fund’s operations.
5. To fulfill all obligations towards the laborers according to the provisions of the Labor Code.
6. To observe the State’s regulations on the protection of natural resources, environment, national defense and security.
7. To observe the regime of statistical, accounting and periodical reports as prescribed by the State and take responsibility for the accuracy of such reports.
8. To abide by the inspection regulations of the Finance Ministry and competent State bodies as prescribed by law.
Article 36.- The disclosure of information on the operations, financial inspection reports, auditing reports and financial reports of the Fund shall comply with the regulations of the Government.
Article 37.- The Fund’s obligations towards the investors.
1. To provide investment loans and recover debts, provide post-investment interest rate support and guarantee for investors to borrow capital in strict accordance with the provisions of Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State development investment credit and the provisions of this Charter; to take responsibility before the investors for the transactions performed by the Fund.
2. The Fund shall have to fulfill its commitment to provide loan capital, post-investment interest rate support and investment credit guarantee for investors; credit institutions undertaking the entrusted loan provision and entrusting the Fund to allocate or provide loans, or being re-guaranteed by the Fund for investment credit; to keep secret figures and creates favorable conditions for customers’ transactions with the Fund according to provisions of law.
Chapter VI
DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND MANAGEMENT AND ADMINISTRATION ORGANIZATION
Article 38.- The Fund’s managerial and executive organization
1. The Fund Management Board.
2. The Control Board.
3. The Executive Body.
Article 39.- Tasks and powers of the Fund Management Board
1. To submit to the Prime Minister for approval the supplements and amendments to the Charter, operation policy and mechanism of the Fund and matters related to the State’ development investment credit beyond its competence.
2. To promulgate regulations on assessment of financial plans and debt repayment plans of projects using the State’s development investment credit capital, the regulations on the provision of investment loans, post-investment interest rate support, the regulations on investment credit guarantee, re-guarantee, re-guarantee taking, regulations on other professional operations of the Fund; the regulations on organization and operation of the Fund Management Board.
3. To consider and approve the operation orientation, capital mobilization plans, investment loan provision, post-investment interest rate support, investment credit guarantee; the Fund’s financial plans and final account settlement reports submitted by the general director.
4. To decide the provision of investment loans and investment credit guarantee for projects with the capital-borrowing term of over 10 years; to decide loan interest exemption or reduction for investment capital-borrowing projects subject to force majeure risks.
5. To consider and approve the Fund’s general director’s proposals on organization and personnel, payroll; establishment and dissolution of functional bureaus or departments, branches, transaction offices; appointment and dismissal of heads and deputy-heads of functional bureaus or departments, deputy-directors of branches and transaction offices.
6. To receive State-owned capital assigned to the Fund by the Finance Ministry.
7. To approve the activity program of the Control Board, to examine the Control Board’s reports on control results and financial settlement evaluation; to decide the construction investment in Group B and C projects of the Fund’s system.
8. To oversee and inspect the operation administering bodies in the implementation of the Government’s regulations on development investment credit of the State, the Charter of the Fund and decisions of its Management Board.
9. To consider and settle complaints of organizations and individuals, which are related to the Fund’s operations. Where complaints are beyond its competence, they must be reported to the Prime Minister for consideration and settlement.
10. To be entitled to use the Development Assistance Fund’s seal for the performance of its tasks and exercise of its power.
11. To take responsibility before the Prime Minister and the Finance Minister for its decisions.
Article 40.- The working regime of the Fund Management Board
1. The Fund Management Board works according to the collective regime, meeting regularly once every three months to consider and decide matters falling within its tasks and powers.
2. The Management Board holds irregular meetings to settle urgent issues, to be convened by its chairman at the request of the general director, the chairman of the Control Board or the majority of the members of the Management Board.
3. The Fund Management Board’s meetings must be attended at least by 3 of its 5 members under the chairmanship or its chairman of deputy-chairman (if the chairman is absent). The Fund Management Board shall decide issues according to the majority of its members; where the number of votes is split equal, the party with the vote of the person in the chair at the meeting shall be decisive. The contents and conclusions of all meetings of the Fund Management Board must be recorded in minutes and sent to all of its members.
4. The Management Board shall prescribes the working regulations and assign tasks to its members.
Article 41.- The Management Board has an assisting body and may use the executive apparatus of the Fund to perform its tasks. The Management Board’s working facilities and operation funding shall be calculated in the operation expenditure of the Fund. Its full-time members shall be salaried and entitled to allowance and/or subsidy regimes under the Prime Minister’s decisions stipulating the titles, criteria, salary grades, payroll and allowance as well as subsidy regimes of the Fund. The part-time members shall enjoy public-duty allowances and other prescribed benefits like members of the Management Boards of State enterprises of special grade.
Article 42.- The Control Board
1. The Fund’s Control Board shall consist of from 3 to 5 full-time members (excluding its chairman and deputy-chairman). Members of the Control Board must not be the wife or husband, parents, children and/or brothers and sisters of the general director, deputy-general director(s), chief accountant; must be experts knowledgeable about the fields of accounting finance, credit, investment, guarantee as well as about law; have the working seniority and experience in specialized fields for not less than 5 years; have no previous criminal records or incidents regarding offenses related to economic activities.
The deputy-chairman and members of the Control Board shall be appointed and dismissed by the chairman of the Fund Management Board at the proposal of the chairman of the Control Board. The chairman, deputy-chairman and members of the Control Board shall be salaried and entitled to allowance and subsidy regimes according to regulations on titles, criteria, grades, salary scales as well as the Fund’s allowance and subsidy regimes.
2. The Control Board is answerable before the Fund Management Board for the control of the entire operations of the Fund, having the following tasks and powers:
a) To inspect and supervise the observance of the guidelines, policies, regimes and professional regulations on the Fund’s operation with a view to ensuring the better implementation of the State’s policy on development investment support, raising the efficiency of the Fund’s activities, ensuring the safety for the properties of the State, the Fund and customers; to report to the Fund Management Board and competent persons on the inspection and supervision results and propose handling measures;
b) To carry out work independently under the programs already approved by the Fund Management Board;
c) To present its report and proposals on the control results, report on examination of financial settlement to the Management Board;
d) To consider and submit to the Management Board for settlement complaints of organizations and/or individuals related to the Fund’s operations;
e) The Control Board chairman may attend meetings of the Management Board, make comments on matters discussed by the Management Board but shall not be entitled to vote;
f) The Control Board chairman may use the internal inspection and control system as well as the working facilities of the Fund to perform its tasks. The Control Board’s operation funding shall be calculated in the Fund’s operation expenditure.
Article 43.- Executive body
1. The Fund has the general director, deputy-general directors who assist the general director, and specialized and professional bureaus and departments.
2. The general director is the legal person representative of the Fund, being answerable before the Prime Minister, the Management Board and before law for the entire operations of the Fund.
3. The general director shall have the following tasks and powers:
a) To organize, run and manage activities of the Fund in strict accordance with the Government’s regulations on development investment credit of the State, the Fund’s Charter and decisions of the Management Board;
b) To promulgate documents on professional guidance of the Fund;
c) To report to the Management Board for decision the construction investment in Group B and C projects of the Fund’s system. To assign responsibilities to investors of projects of the Fund’s systems;
d) To decide the establishment and dissolution of professional bureaus or departments, branches and transaction offices; the appointment and dismissal of heads and deputy-heads of bureaus or departments under the Fund’s head-office, the directors and deputy-directors of branches and the chief accountant after obtaining the consent of the Management Board; the appointment and dismissal of heads of bureaus of branches at the proposal of the branch directors;
e) To periodically report on the situation of implementation of the plans for mobilization and reception of investment capital sources, loan provision, debt recovery; the post-investment interest rate support; guarantee, re-guarantee, collection of charges for guaranteeing and professional operations of the Fund to the Management Board, the concerned ministries and branches and to the Prime Minister;
f) To represent the Fund in its international relations related to activities of the Fund;
g) To decide the payroll, wages and other regimes of the Fund after they are approved by the Management Board;
h) To manage the properties and operation capital and take responsibility to ensure the capital reimbursement, develop the Fund’s capital.
Article 44.- The Fund’s executive apparatus
1. The Fund’s executive apparatus at the central level is composed of a number of specialized and professional bureaus and departments.
2. The Development Assistance funds in localities are the Fund’s branches in the provinces and centrally-run cities. Each branch has a director, a number of deputy-directors and specialized and professional bureaus. The functions and powers of the bureaus and departments at the central office and of branches in the provinces and centrally-run cities shall be stipulated by the general director.
3. The overseas transaction offices shall comply with the Prime Minister’s decisions.
4. The appointment or dismissal of deputy-heads of bureaus at the branches shall be decided by the branch directors based on the approval of the general director.
Article 45.- The general director is entitled to decide the application of measures ultra vires in case of emergency (natural disasters, enemy danger, fires, incidents) and bear responsibility for such decisions; and at the same time must immediately report to the Management Board and the competent State bodies for further settlement.
Chapter VII
THE DEVELOPMENT ASSISTANCE FUND’S RELATIONS WITH STATE BODIES, LOCAL ADMINISTRATION AND CONCERNED ORGANIZATIONS
Article 46.- The Fund’s relations with the Government and the Prime Minister
1. To observe law, strictly abide by the Government’s regulations on development investment credit of the State and the organization and operation of the Development Assistance Fund.
2. To submit to the Prime Minister for approval the supplements and amendments to the Charter, policies and mechanism on operation of the Fund and matters on the State’s development investment credit which fall beyond competence.
3. To direct the implementation of the annual State plans on development investment credit, assigned by the Prime Minister to the Fund, including plans on mobilization and reception of capital sources for loan provisions, post-investment interest rate support, investment credit guarantee and implement other tasks assigned by the Prime Minister.
4. To materialize the planning and strategy on the Fund’s development in the State’s overall planning and strategy on socio-economic development.
5. To abide by the regulations on the establishment, splitting, merger and dissolution of specialized and professional bureaus and departments, branches and transaction bureaus; policies on organization and personnel; the financial and credit regime as well as regimes on accounting and statistics as prescribed by law.
6. To be subject to the control and inspection of the observance of law, guidelines, policies and regimes of the State at the Fund.
7. To be entitled to manage and use capital, properties, land and other resources assigned to the Fund by the State for the performance of tasks assigned by the Government and to ensure the capital reimbursement and develop such resources.
8. To be entitled to compensation for risk-related damage and other regimes as prescribed by the Government.
Article 47.- The Fund’s relations with the Finance Minister
1. To be subject to the supervision of the Finance Minister over the Fund’s activities.
2. To invite the Finance Minister to attend meetings of the Management Board. To observe the regime of regular and irregular report to the Finance Minister on: the resolutions of the Management Boards, the situation of implementation of the State plan for development investment credit and other tasks assigned to the Fund by the Prime Minister; the control report of the Control Board; the financial settlement reports, recommendations and proposals on solution of difficulties and problems in the financial activities of the Fund.
3. The Finance Minister may request the Fund’s Management Board, general director and Control Board chairman to send reports explaining other relevant matters when necessary.
Article 48.- The Fund’s relations with the Finance Ministry
1. To observe the financial and accounting regimes, organize accountancy and accounting.
2. To be subject to the financial control and inspection by the Finance Ministry.
3. To report to the Finance Ministry for consideration and submission to the Prime Minister for approval the supplements and amendments to the Fund’s Regulation on Financial Management.
4. To report to the Finance Ministry the State budget estimate allocated annually to the Fund (including the allocation of Charter capital, interest rate support, interest rate difference subsidies) and other sources of capital assigned to the Fund by the State for carrying out the State plans on development investment credit.
5. To receive and manage sources of State capital assigned or entrusted to the Fund by the Finance Ministry for sub-lending and recovery of loan debts for the State budget.
6. To report to the Finance Ministry for consideration, supplement and financial support when the Fund meets with risks.
Article 49.- The Fund’s relation with the Ministry of Planning and Investment
1. To report to the Ministry of Planning and Investment on capital source plans, the total development investment credit capital of the State in forms of support (provision of investment loans, post-investment interest rate support, investment credit guarantee and according branch, field and region structure so that the Ministry of Planning and Investment synthesizes and reports them to the Prime Minister for assignment of annual plans on development investment credit to the Fund.
2. To observe the regime of regularly reporting to the Ministry of Planning and Investment on the situation of fulfilling the development investment credit plan norms assigned to the Fund by the State.
Article 50.- The Fund’s relations with the State Bank of Vietnam
1. To be subject to the inspection and supervision by the State Bank over the implementation of monetary policies, foreign exchange management and payment.
2. The State Bank shall coordinate with the Fund in directing the credit institutions to undertake the loan provision entrusted by the Fund; provide loans for projects guaranteed and provided with post-investment interest rate support by the Fund.
Article 51.- The Fund’s relations with the Government’s Commission for Organization and Personnel
1. To be subject to the inspection and supervision by the Government’s Commission for Organization and Personnel over the implementation of the Prime Minister’s decisions on appointment and dismissal, commendation and discipline of Management Board members, Control Board chairman, general director and deputy-general directors.
2. To strictly observe the regime and policy on personnel management and training under the guidance of the Government Commission for Organization and personnel.
Article 52.- The Fund’s relations with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. To submit to the inspection and supervision by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs over the implementation of the Prime Minister’s decisions on wage and allowance regimes for the Fund’s officials and employees.
2. To strictly observe the policies and regimes on labor, wages and allowances under the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. To observe the regime of reporting to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs on the implementation of labor, wage and allowance regimes and policies as prescribed.
Article 53.- The Fund is subject to the inspection and supervision by ministries and other specialized branches according to the provisions of law.
1. To fulfill the relevant techno-economic norms.
2. To abide by the regulations on environmental protection.
3. To participate in the assessment of investment projects under the strategies and planning for branch or regional development.
4. To abide by the regulations on external relations.
5. To ensure the interests for and fulfill the obligations towards the laborers according to the provisions of law.
6. The Fund is subject to the inspection and supervision by ministries and branches according to their respective functions prescribed by law.
Article 54.- The Fund is subject to the State management by the local administration in the observance of administrative regulations and the fulfillment of obligations towards the People’s Councils and the People’s Committees according to the provision of law.
Article 55.- The Fund’s relations with credit institutions and financial organizations
1. According to the principle of voluntariness, equality and mutual benefits on the basis of contracts.
2. To entrust credit institutions and/or financial organizations to provide loans and recover debts, to act as agents to receive entrusted loan capital and enjoy commissions; to provide or undertake re-guarantee for investment funds.
3. To cooperate, help and support each other for development through the application of scientific and technical advances and professional management.
Article 56.- The Fund’s relations with international organizations, states, non-governmental organizations and individuals at home and abroad
The Fund may directly negotiate and conclude contracts on loan provisions, reception of capital for entrusted allocation or provision of development investment loans, reception of financial support, personnel training, participation in activities in support of development investment of branches, trades and regions meeting with difficulties and enjoying investment privileges under the Government’s regulations on the principles of voluntariness, cooperation and mutual benefits in accordance with the provisions of Vietnamese laws and international practices.
Chapter VIII
ACCOUNTING, REVENUE, FUND ESTABLISHMENT
Article 57.- The Fund shall organize the work of accounting, settlement and treasury in strict accordance with the State regulations and its Regulation on financial management approved by the Prime Minister.
Article 58.- The Fund’s fiscal year commences on January 1st and ends on December 31st of the calendar year.
Article 59.- Annually, the Fund has to draw up plans on financial revenue and expenditure on the basis of the financial regimes prescribed by the State for the Fund and submits them to its Management Board for approval and report to the Finance Ministry.
Article 60.- The Fund may use the temporarily idle capital for investment in credit bills, bonds of the Government, for loan provision in support of investment projects funded by the State budget and temporarily running short of capital, provision of loan capital for initial production with regard to investment projects entitled to borrow the Fund’s capital.
The total capital amount used for lending under this Article shall not exceed 20% of the total temporarily idle capital of the Fund.
Article 61.- The financial result of the Development Assistance Fund is the difference between its total revenue and total expenditure.
1. The difference of the Fund’s revenue and expenditure, after the payment of fines for violations of law provisions, shall be distributed as follows:
a) Deduction for setting up operational risks reserve fund;
b) Deduction for setting up development investment fund;
c) Deduction for setting up severance allowance reserve fund;
d) Deduction for setting up reward and welfare funds according to the State’s current regulations for State enterprises;
After the deduction for setting up the above funds, the remainder, if any, shall be supplemented to the development investment fund. The deduction for establishment, management and use of the above funds shall comply with the Fund’s Regulation on Financial Management approved by the Prime Minister.
2. Where the revenue is smaller than the expenditure, the Management Board shall consider and report such to the Finance Ministry for settlement according to competence.
3. In order to create favorable conditions for the Fund to operate in the first 5 years after its establishment, the Fund may spend according to the financial plans approved by the Management Board and report it to the Finance Ministry. The Fund’s financial plans are drawn up on the basis of the management charge enjoyed by the Fund at the level of 0.2%/month of the average foreign credit capital debt balance. Where the revenue is not enough to cover the expenditure according to plans, the Fund shall report such to the Finance Ministry for settlement according to competence.
Article 62.- At the year-end, the Development Assistance Fund shall make report on financial revenue-expenditure settlement and submit it to the Management Board for approval and further submission to the Finance Ministry for consideration and examination according its function as a State body in charge of the financial management.
Chapter IX
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 63.- This Charter takes effect as from January 1st, 2000.
The amendment and supplement to the Charter on organization and operation of the Fund shall be submitted by the Management Board to the Prime Minister for approval.
The Management Board chairman and the general director of the Development Assistance Fund shall have to organize the implementation of this Charter
 
 
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 231/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất