Quyết định 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 221/QĐ-TTg

Quyết định 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:221/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/02/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------
Số: 221/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
 TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020
--------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
2. Phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước củng cố nội lực, tăng dần tỷ lệ tích lũy cho nền kinh tế; tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực; phát triển cân đối, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
3. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông. Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
4. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa những ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu cơ bản trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quyết tâm đưa Bạc Liêu sớm trở thành một trong những tỉnh phát triển khá trong vùng và cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,5 – 14%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và đạt 12 – 12,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 38,8 triệu đồng vào năm 2015 và khoảng 82,1 triệu đồng vào năm 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp; đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản đạt 36,4%, các ngành phi nông nghiệp đạt 63,6%; đến năm 2020 tương ứng là 31% và 69%.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 380 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 900 – 1.000 triệu USD vào năm 2020; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 22%/năm; thu ngân sách theo giá hiện hành tăng bình quân khoảng 16 – 16,5%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 19,5%/năm thời kỳ 2016 – 2020; nâng dần tỷ lệ thu ngân sách so GDP lên 8,1% năm 2015 và 8,2% năm 2020.
b) Về xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011 – 2015 đạt 1,12%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 1,0% - 0,9%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm khoảng 1,5% - 2%.
- Phấn đấu đến năm 2015, mỗi năm tạo việc làm mới cho khoảng 13.500 – 14.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống 15%; có 25 giường bệnh/vạn dân; 20% số xã đạt đủ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 98%.
- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn 90%; phổ cập giáo dục trung học phổ thông đúng độ tuổi quy định đạt mức 90%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 65 – 70%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 10%; đạt 7 bác sĩ và 1 dược sỹ đại học/vạn dân; có 32 giường bệnh/vạn dân; 95% trẻ em được tiêm chủng đủ 8 – 10 loại vacxin; 95% số khóm ấp được công nhận đạt chuẩn văn hóa; 50% số xã đạt đủ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 100%.
c) Về môi trường:
- Phấn đấu đến năm 2015, 70% dân số được sử dụng nước sạch; 85% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý.
- Phấn đấu đến năm 2020, 85% dân số được sử dụng nước sạch; 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý; 100% cơ sở sản xuất công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn; hoàn thành cơ bản việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và xử lý nước thải của thành phố và các thị trấn, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LĨNH VỰC
1. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
Phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, hiệu quả, gắn với công nghiệp chế biến sâu, thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị nông sản. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 6,5%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 5%/năm giai đoạn 2016 – 2020.
- Nông nghiệp: Phát triển theo hướng đầu tư thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất hàng năm đạt mức khoảng 2,5 lần; xác định cây lúa vẫn là cây chủ lực, hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao; chuyển đổi mô hình sản xuất, kết hợp luân canh lúa – tôm, lúa – rừng … phù hợp với hệ sinh thái của từng tiểu vùng; tăng dần tỷ trọng các loại rau màu trong trồng trọt, phấn đấu đạt tỷ lệ 2,7% vào năm 2020; hình thành các vùng sản xuất cây thực phẩm, cây ăn quả tập trung, nghiên cứu phát triển một số cây công nghiệp phù hợp phục vụ cho công nghiệp chế biến sâu; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; tiến hành cơ giới hóa đồng bộ, chú trọng khâu chọn giống.
Tổ chức lại chăn nuôi theo hướng trang trại với quy mô phù hợp, đảm bảo an toàn về vệ sinh phòng dịch bệnh; nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 28% năm 2015 và 30 – 31% vào năm 2020.
- Thủy sản: Mở rộng quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản trên cơ sở đảm bảo nguồn lực đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu nuôi thâm canh, phát triển các mô hình nuôi kết hợp tôm – cá, tôm – lúa; đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi trồng như: Tôm, cá, cua, nghêu, sò huyết … mở rộng quy mô sản xuất giống, lựa chọn loại giống tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu cho các địa phương trong vùng; phát triển ngành thủy sản cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến. Từng bước hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ; tổ chức tốt các dịch vụ hậu cần nghề cá, nhất là các loại hình dịch vụ trên biển để giảm chi phí sản xuất.
- Lâm nghiệp: Đảm bảo ổn định diện tích rừng khoảng 8.300 ha, trong đó, bao gồm 389 ha rừng đặc dụng sân chim Bạc Liêu, dải rừng phòng hộ ngoài đê biển, khoanh nuôi 2.780 ha rừng ngập mặn bãi bồi ven biển.
- Ổn định diện tích làm muối tập trung với quy mô 2.500 ha đến năm 2020. Tập trung ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là mô hình sản xuất muối trải bạt, nhằm tăng năng suất sản xuất muối trắng.
2. Phát triển ngành công nghiệp:
- Phát triển dựa trên lợi thế về nguồn lao động dồi dào, điều kiện đất đai và nguồn nguyên liệu nông, thủy sản. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng trong GDP đạt khoảng 31,7% và năm 2020 là 35 – 36%; đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển công nghiệp đồng thời tăng cường củng cố, phát triển các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ của địa phương nhằm tạo tiền đề hình thành nên các cơ sở công nghiệp có quy mô sản xuất lớn.
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: Công nghiệp chế biến nông, thủy sản, công nghiệp năng lượng, công nghiệp muối và sản phẩm từ muối, may mặc, cơ khí chế tạo nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; củng cố và nâng cao các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp tại trung tâm xã, sản xuất các nguyên liệu cung cấp cho khu công nghiệp tập trung.
- Phát triển các khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch, đảm bảo đầy đủ các dịch vụ, điều kiện sinh hoạt cho người lao động; phấn đấu đến năm 2020 thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp hiện có; nghiên cứu hình thành các khu công nghiệp Láng Trâm, Ninh Quới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
3. Phát triển thương mại, dịch vụ:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khoảng 19,4%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 16 – 17%/năm giai đoạn 2016 – 2020.
- Hoàn chỉnh hệ thống thương mại, chú trọng phát triển thị trường nông thôn; huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống chợ đầu mối, dân sinh, siêu thị tạo mạng lưới phân phối đáp ứng nhu cầu của người dân; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là thị trường xuất khẩu.
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, trong đó đẩy mạnh loại hình du lịch sinh thái, văn hóa – lịch sử, lễ hội; gắn du lịch với quảng bá, giới thiệu truyền thống lịch sử, tiềm năng của Tỉnh; kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư hạ tầng du lịch; liên kết với các địa phương hình thành mạng lưới du lịch trong nội vùng, mạng lưới du lịch quốc gia; phấn đấu đến năm 2015, thu hút khoảng 1 triệu lượt khách du lịch; đến năm 2020, thu hút khoảng 02 triệu lượt khách.
- Phát triển các loại hình vận tải hàng hóa, vận tải hành khách nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng; tăng cường phát triển các dịch vụ vận chuyển đường bộ, đường thủy kết hợp với xây dựng hệ thống kho bãi, bến cảng.
- Phát triển đa dạng dịch vụ tài chính – ngân hàng, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc thị trường nhằm phục vụ tốt các thành phần kinh tế và nhân dân.
4. Các lĩnh vực xã hội:
a) Lao động, việc làm:
Chú trọng phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề, đặc biệt là các loại hình kinh doanh thu hút nhiều lao động; phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động cho các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế.
b) Giáo dục – đào tạo:
- Khuyến khích phát triển hệ thống giáo dục mầm non theo cả hình thức công lập và dân lập; phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; tập trung, đầu tư trang thiết bị học tập, phấn đấu đến năm 2015, 30% trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia, bậc trung học cơ sở là 20%; bậc trung học phổ thông là 17%; đến năm 2020, các tỷ lệ này tương ứng là: 70%, 50% và 40%. Quan tâm đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao.
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề; chú trọng các hình thức dạy nghề trực tiếp, dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề nội trú cho thanh niên dân tộc; tổ chức mô hình dạy nghề đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng; hoàn thành hệ thống trường dạy nghề.
c) Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho mọi người; giảm tỷ lệ nhiễm mắc bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tiếp tục củng cố tuyến y tế cơ sở, có chính sách đối với y, bác sỹ ở tuyến xã; thực hiện chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, chủ động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
d) Văn hóa, thể dục thể thao:
- Thực hiện đồng bộ giữa việc quy hoạch, xây dựng hệ thống thiết chế, nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa thông tin. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các huyện, thành phố có trung tâm văn hóa – thể thao, thư viện, sân bãi thể thao, nhà truyền thống và khu vui chơi giải trí, đáp ứng yêu cầu phục vụ tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin và thể thao.
- Phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các tầng lớp, cơ quan, đoàn thể của xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thể thao thành tích tham gia các giải thi đấu cấp vùng, cấp quốc gia.
đ) Giảm nghèo và các vấn đề an sinh xã hội khác:
- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo; xây dựng các giải pháp, mô hình giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất; có chính sách khuyến khích xã, hộ gia đình thoát nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo; chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp sang lao động khu vực phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, tăng cường và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”; thực hiện xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, vận động toàn dân cùng tham gia; chăm sóc người có công với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách.
e) Khoa học công nghệ:
- Nghiên cứu triển khai các giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững; ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, tạo bước đột phá về giống cây, con có năng suất, giá trị cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới phục vụ cơ giới hóa trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ trong các làng nghề truyền thống để tạo sự chuyển biến căn bản về năng suất, chất lượng, hiệu quả ở một số ngành kinh tế quan trọng như: Nuôi trồng thủy sản và chế biến sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp. Phát triển thị trường công nghệ, triển khai thực hiện chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ cao và hình thành một số ngành công nghiệp công nghệ cao.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng:
a) Giao thông:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhất là hệ thống đường “trục ngang”, đường ven biển, đường giao thông nông thôn, hệ thống cầu nhằm tạo sự thông suốt trong toàn tỉnh. Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nâng cấp và đầu tư một số tuyến giao thông quan trọng, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông đô thị; nghiên cứu xây dựng đường tránh các đô thị, các cầu vượt kênh, vượt sông để tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết mật độ giao thông quá cao ở khu vực Giá Rai, Hộ Phòng; đầu tư nâng cấp một số đường cho các thị trấn mới.
b) Thủy lợi:
- Xây dựng hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; kết hợp với phát triển giao thông, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; đồng thời đảm bảo kiểm soát mặn, tiêu úng xổ phèn, giữ và dẫn ngọt cho tiểu vùng chuyên lúa; nghiên cứu xây dựng các hệ thống lấy nước và tiêu nước hợp lý, để phòng và hạn chế lây lan dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường cho nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
- Phân vùng thủy lợi phải gắn kết chặt chẽ với phân vùng sản xuất nông, ngư, diêm nghiệp, với đặc thù sản xuất của từng tiểu vùng.
c) Cấp điện:
Hoàn thành nhà máy điện gió theo đúng tiến độ dự án; nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện và hệ thống lưới điện cao thế theo quy hoạch; tiếp tục hoàn thiện mạng lưới điện trung thế và hạ thế nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp, vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung, các khu du lịch …
d) Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin:
- Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại đồng bộ có độ bao phủ rộng với thông lượng lớn, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ và ứng dụng công nghệ thông tin; bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, an toàn an ninh; triển khai tự động hóa trong cung cấp một số loại hình dịch vụ cấp tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015, mật độ thuê bao dịch vụ internet đạt 15 thuê bao/100 dân, đạt 129 máy điện thoại/100 dân, 100% điểm bưu điện văn hóa xã được cung cấp dịch vụ internet băng rộng; ngầm hóa 35 – 45% hạ tầng mạng ngoại vị; đến 2020 đạt 20 thuê bao dịch vụ internet/100 dân, ngầm hóa 60 – 70% hạ tầng mạng ngoại vị và đạt khoảng 150 máy điện thoại/100 dân.
đ) Cấp, thoát nước và bảo vệ môi trường:
- Đầu tư hệ thống cấp thoát nước đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất tại các khu đô thị và khu công nghiệp; phát huy hiệu quả những dự án cấp nước sạch hiện có trên địa bàn; nghiên cứu mô hình cấp nước nông thôn phù hợp với từng tiểu vùng.
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho thành phố Bạc Liêu, các khu công nghiệp, một số khu đô thị và khu dân cư tập trung; nhà máy xử lý và tái chế rác thải cho thành phố Bạc Liêu; xử lý rác thải cho các bệnh viện và các cơ sở y tế; triển khai các dự án đầu tư thuộc Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
6. An ninh, quốc phòng:
- Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân; phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động ngăn ngừa và xử lý kịp thời với các tình huống phức tạp.
- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các phương án phòng thủ, quản lý chặt chẽ quân dự bị động viên đảm bảo về số lượng và chất lượng; gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án đầu tư phát triển.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
1. Phát triển đô thị - nông thôn:
Quy hoạch không gian đô thị thành 04 vùng, mỗi vùng gắn với một đô thị lớn trung tâm và các đô thị vệ tinh; trong đó các đô thị trung tâm của mỗi vùng là thành phố Bạc Liêu; thị xã Hộ Phòng, thị xã Gành Hào và thị trấn Ninh Quới - Phước Long; dự kiến thành lập một số thị trấn mới tại các huyện Vĩnh Lợi, huyện Giá Rai, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải. Hình thành khu dân cư tập trung ở các trung tâm cụm xã theo các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2015 lên 30% và năm 2020 là 40%; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để đến năm 2015 các đô thị cơ bản đạt chuẩn tối thiểu theo chuẩn phân loại đô thị và đến năm 2020 đạt các tiêu chí theo chuẩn phân loại đô thị.
2. Phát triển các vùng kinh tế:
a) Vùng Bắc quốc lộ 1A: Được quy hoạch thành hai tiểu vùng:
- Tiểu vùng sản xuất lúa ổn định: Là phần diện tích nằm ở phía Đông kênh Quản Lộ - Giá Rai, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Ngan Dừa, có diện tích tự nhiên khoảng 80.000 ha; đến năm 2015, diện tích lúa ổn định khoảng 54.800 ha, đến năm 2020 là 54.400 ha. Vùng này sẽ được ngăn mặn triệt để, canh tác từ 2 – 3 vụ lúa – màu kết hợp với nuôi trồng thủy sản nước ngọt; xen kẽ là các vùng nhỏ nuôi tôm hay tôm – lúa; hình thành một số tiểu vùng chuyên canh lúa chất lượng cao.
- Tiểu vùng sản xuất tôm – lúa và nuôi tôm quảng canh cải tiến là phần diện tích còn lại; đến năm 2015 có khoảng 33.000 ha theo mô hình lúa – tôm, năm 2020 tăng lên khoảng 35.000 – 40.000 ngàn ha; dự kiến nuôi trồng thủy sản (tôm càng xanh) khoảng 6.000 ha, còn lại trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao.
- Xây dựng Vùng Bắc quốc lộ 1A thành vùng sản xuất nông nghiệp có trình độ công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa; phát triển đô thị trung tâm của vùng là thị trấn Phước Long, phát triển dịch vụ và du lịch sinh thái.
b) Vùng Nam quốc lộ 1A:
- Phát triển sản xuất theo hướng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, nuôi trồng với kỹ thuật canh tác cao; ổn định diện tích nuôi tôm đến năm 2020 khoảng 15.000 ha, quy hoạch tại các vùng thành phố Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải; dự kiến đến năm 2020, còn khoảng 2.700 ha trồng lúa 1 vụ ở những vùng nuôi tôm không có hiệu quả, cần chú trọng hệ thống thủy lợi cho vùng này.
- Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của vùng bao gồm vùng biển và lãnh thổ ven biển, xây dựng thành một vùng kinh tế phát triển năng động, thu hút các nguồn đầu tư trong tỉnh, trong nước và nước ngoài, đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến có trình độ công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng ngoài con tôm.
- Phát triển các ngành kinh tế biển và ven biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đạt yêu cầu hiệu quả cao và bền vững; gắn chặt sản xuất với chế biến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm; phát triển du lịch, dịch vụ cảng biển; phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
c) Nghiên cứu đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và các điều kiện cần thiết, nếu đáp ứng đủ các tiêu chí thì tiến tới hình thành Khu kinh tế biển Gành Hào tại huyện Đông Hải nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của Tỉnh.
V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn đầu tư của toàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 170.000 tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2011 – 2015 khoảng 52.000 tỷ đồng, thời kỳ 2016 – 2020 là 118.000 tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm. Tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, dự án trọng điểm của địa phương; đồng thời, cần có các giải pháp cụ thể để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển như:
- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, chú trọng khai thác nguồn vốn ODA.
- Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh, tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở lợi thế về phát triển kinh tế của địa phương và phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư để thu hút đầu tư nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, …
- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, PPP, … tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.
2. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính:
Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử; tập trung cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển thị trường nông thôn; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính.
3. Giải pháp về khoa học, công nghệ:
- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, sáng chế cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện đúng quy định quyền sở hữu công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp dành vốn cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động; hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học để thực hiện tốt việc nghiên cứu gắn với ứng dụng vào sản xuất, đời sống.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người lao động và có kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ; thực hiện tốt chính sách đãi ngộ các nhà khoa học, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát triển thị trường khoa học công nghệ.
- Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ; tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ, chất lượng và ô nhiễm môi trường.
4. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
- Phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh theo hướng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về lao động trong các ngành nghề, kết hợp hài hòa giữa đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động; có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia, lao động có trình độ cao.
- Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ là cán bộ, công chức và các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, chú trọng công tác đào tạo nghề chuyên sâu; nâng cao chất lượng đào tạo; sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với ngành, nghề chuyên môn được đào tạo.
- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo nhằm tăng cường hơn nữa đầu tư cho giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động xã hội về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
5. Tăng cường hợp tác và phát triển thị trường:
- Tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từng địa phương; khuyến khích liên doanh, liên kết trong đầu tư, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Chú trọng củng cố và mở rộng thị trường ngoài nước, tạo thị trường lâu dài về các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, giảm dần thị trường trung gian.
- Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ; nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu hàng hóa trên thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, thực hiện đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; mở rộng thị trường nông thôn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Công bố, phổ biến Quy hoạch:
- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Căn cứ nội dung của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để có kế hoạch thực hiện đạt kết quả.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư; giới thiệu các chương trình, dự án cần được ưu tiên đầu tư, trong đó chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm tạo ra những sản phẩm chủ lực.
2. Xây dựng chương trình hành động:
- Tỉnh cần cụ thể hóa nội dung của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong Tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong Tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn gắn với các dự án cụ thể để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành (nếu vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Phối hợp với tỉnh Bạc Liêu trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b)
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012
 của Thủ tướng Chính phủ)
 

TT
Các lĩnh vực
I
TRUNG ƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1
Lĩnh vực giao thông:
Đường cao tốc Hà Tiên – Bạc Liêu;
Cảng biển Gành Hào.
2
Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi:
Hệ thống công trình phân gianh mặn, ngọt Bạc Liêu – Sóc Trăng;
Kênh dẫn ngọt Sóc Trăng – Bạc Liêu; Âu tàu Ninh Quới (Hồng Dân);
Đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào;
Cụm kho dự trữ muối Quốc gia tại xã Điền Hải.
3
Lĩnh vực năng lượng:
Trung tâm điện lực Bạc Liêu (Nhà máy Nhiệt điện – huyện Đông Hải);
Các dự án đường điện Trung, hạ thế và trạm biến áp phân phối điện.
II
TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
1
Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp:
Hạ tầng phục vụ nuôi tôm công nghiệp 15.000 ha;
Các khu neo đậu tàu và tránh trú bão Nhà Mát – Hiệp Thành, Cái Cùng, Gành Hào;
Hạ tầng đồng muối 2.500 ha;
Âu tàu 2 trên Sông Bạc Liêu (tại Rạch Bà Già và Cầu sập);
Khu sản xuất tôm giống tập trung;
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
02 mô hình thí điểm trồng lúa và nuôi trồng thủy sản; phát triển giống thủy sản chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015;
Dự án thí điểm “đê mềm” để gây bồi tạo bãi khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển;
Dự án thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học;
Dự án bố trí sắp xếp lại dân cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển (giai đoạn 2011 – 2015);
Dự án bố trí sắp xếp lại dân cư khu vực ngoài đê biển vào định cư phía trong đê biển Đông (giai đoạn 2016 – 2020);
Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng (giai đoạn 2011 – 2020).
2
Lĩnh vực thủy lợi:
Kè chống sạt lở cửa sông Gành Hào;
Kè hai bên bờ sông (đoạn qua thành phố Bạc Liêu);
Hệ thống ô thủy lợi Hòa Bình (Dự án WB2 giai đoạn 2);
Các cống ngăn triều cường trên đê biển Đông;
Dự án thủy lợi Vĩnh Phong;
Tiểu dự án Hệ thống thủy lợi Đông Nàng Rền;
Các trạm bơm điện;
Các kênh trục: Cầu Sập – Ninh Quới, Cầu số 2 – Phước Long và Hòa Bình;
Hệ thống thủy lợi Ninh Thạnh Lợi;
Kênh Lái Viết, Xẻo Rô.
3
Lĩnh vực giao thông vận tải:
Đường Hộ Phòng – Gành Hào;
Đường Cao Văn Lầu, đường Hòa Bình, đường Nguyễn Thị Minh Khai (thành phố Bạc Liêu);
Đường Bờ Tây kênh Láng Trâm;
Đường và cầu tuyến Xóm Lung – Cái Cùng;
Đường vành đai ngoài – thành phố Bạc Liêu;
Đường Cầu Sập – Ninh Quới – Ngan Dừa – Vĩnh Lộc;
Đường Gành Hào – Giá Rai – Phó Sinh – Cạnh Đền;
Đường Hộ Phòng – Chủ Chí – Ranh Kiên Giang (đi Chợ Hội);
Đường bờ Tây kênh 30 – 4;
Tuyến đường thị trấn Hòa Bình – Minh Diệu – Vĩnh Phú Đông;
Đường Cầu Hiệp Thành;
Đường Bạc Liêu – Hưng Thành;
Đường Phước Long - Vĩnh Lộc;
Các đoạn Quốc lộ tránh thành phố, thị xã;
Đường đến trung tâm 22 xã;
Cầu Bạc Liêu 4 và Đường đến đê biển Đông; cầu Bạc Liêu 5; cầu Hộ Phòng; cầu giao thông nông thôn trên kênh cấp II vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp; đường nối cầu Tôn Đức Thắng đến đê biển Đông;
Cầu qua kênh Chùa Phật, Cái Cùng, Huyện Kệ.
4
Lĩnh vực đô thị, công cộng, môi trường
Khu công nghiệp: Láng Trâm, Ninh Quới;
Trung tâm điện lực Bạc Liêu (Nhà máy Nhiệt điện – huyện Đông Hải);
Hạ tầng khu hành chính: huyện Vĩnh Lợi, huyện Phước Long, huyện Đông Hải;
Hạ tầng thị xã Hộ Phòng – Giá Rai;
Trụ sở Ban CHQS huyện Vĩnh Lợi, huyện Đông Hải; Công an các phường;
Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ Công an tỉnh Bạc Liêu;
Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn đến năm 2015.
5
Lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo
Bệnh viện đa khoa tỉnh giai đoạn II (kể cả thiết bị đồng bộ);
Bệnh viện đa khoa các huyện: Phước Long, Đông Hải, Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Giá Rai (kể cả thiết bị đồng bộ);
Bệnh viện tâm thần kinh;
Bệnh viện Sản – Nhi (kể cả thiết bị đồng bộ);
Bệnh viện lao và bệnh phổi (kể cả thiết bị đồng bộ);
Bệnh viện y học cổ truyền – phục hồi chức năng;
Nhà ở sinh viên;
Sân vận động tỉnh và nhà thi đấu đa năng;
Trung tâm văn hóa và triển lãm nghệ thuật tỉnh;
Các Trường trung cấp nghề Bạc Liêu; Trường cao đẳng nghề; Trường cao đẳng kinh tế; Trường dân tộc nội trú tỉnh Bạc Liêu; Trường đại học Bạc Liêu; nâng cấp Trường trung cấp văn hóa nghệ thuật;
Trùng tu nâng cấp Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh và các huyện.
III
KÊU GỌI THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
1
Lĩnh vực công nghiệp
Nhà máy sản xuất bao bì;
Nhà máy sản xuất bê tông đúc sẵn;
Vật liệu xây dựng gạch tuynel;
Nhà máy chế biến muối chất lượng cao;
Nhà máy thuộc da và sản xuất sản phẩm da, dày;
Nhà máy sản xuất chất tẩy rửa, chế phẩm nuôi thủy sản;
Nhà máy xay xát lúa xuất khẩu và kho dự trữ lương thực;
Nhà máy chế biến sản phẩm từ nuôi chim Yến;
Nhà máy sản xuất mì ăn liền;
Nhà máy điện năng lượng gió;
Cảng sông Hộ Phòng;
Cảng trung chuyển Gành Hào;
Nhà máy chiết nạp gas.
2
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, văn hóa, thể thao và du lịch
Trung tâm thương mại thành phố Bạc Liêu; trung tâm thương mại – dịch vụ - siêu thị các huyện; các chợ trung tâm, chợ đầu mối;
Hệ thống kho xăng dầu;
Hạ tầng khu du lịch Gành Hào; Khu du lịch sinh thái ven biển; Khu du lịch trên biển Nhà Mát; Khu du lịch resort và nghỉ dưỡng; Khu du lịch nhân tạo trên biển; Khu du lịch sinh thái Vườn chim;
Khu Thương mại – khách sạn – cao ốc – Văn phòng;
Bệnh viện Mắt.
3
Lĩnh vực đô thị, công cộng, môi trường và các ngành khác
Khu tái định cư khu công nghiệp Trà Kha + nhà ở công nhân;
Nhà máy tái chế rác thải – thành phố Bạc Liêu;
Nhà máy xử lý rác thải thị xã mới Hộ Phòng – Giá Rai;
Nhà máy Cấp nước sạch Thị trấn Gành Hào;
Khu đô thị mới nam cầu Tôn Đức Thắng;
Khu dân cư nam vành đai ngoài thành phố Bạc Liêu;
Khu đô thị mới Đông Bến xe Bạc Liêu;
Khu đô thị Bắc đường Cách Mạng.
 
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án trong Danh mục nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 221/QD-TTg

Hanoi, February 22, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF BAC LIEU PROVINCE THROUGH 2020

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and the Government s Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11. 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7. 2006;

At the proposal of the People s Committee of Bac Lieu province,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on socio-economic development of Bac Lieu province through 2020 (below referred to as the master plan) with the following principal contents:

I. GUIDING VIEWPOINTS

1. The master plan must comply with the national strategy on socio-economic-development and the master plan on socio­economic development in the Mekong River delta region and ensure synchrony and consistency with sectoral master plans.

2. To promote lo the utmost the province s potential and advantages; to step up international economic integration: to step by step consolidate the internal strength and incrementally increase the rate of savings for the economy: to create a breakthrough in economic and production restructuring in each sector and field; lo aim at balanced and harmonious development both in depth and width and ensure competitiveness in domestic and overseas markets.

3. To completely develop infrastructure facilities, especially urban and transport infrastructure facilities. To associate economic development with health, education and training development; to ensure social progress and justice, protect the environment, improve the quality of people s life and gradually reduce the rate of poor households; to focus on training quality human resources to meet market requirements, and associate human resource development with science and technology development and application.

4. To closely combine socio-economic development with building a strong political system, consolidating defense and security and maintaining social order and safety. To take the initiative in preventing the impacts of climate change and sea level rise.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To build Bac Lieu into a province with a sustainably developing hi-tech agriculture in association with development of industries and services; a comprehensive and modern infrastructure system: increasingly improved people s material and spiritual lives; an advanced culture deeply imbued with national identity; and strong national defense and security and social order and safety; to be determined to turn Bac Lieu into a relatively developed province in the region and the whole country.

2. Specific objectives

a/ Economically:

- The average economic growth rate will reach 13.5-14%/year during 2011-2015 and 12-12.5% during 2016-2020. Per-capita average income will reach around VND 38.8 million by 2015 and around VND 82.1 million by 2020.

- To restructure the economy through gradually increasing the proportions of non-agricultural sectors; the proportions of agriculture-forestry-fisheries and non-agricultural sectors will be 36.4% and 63.6% by 2015 and 31% and 69% by 2020.

- To strive to attain an export turnover of over USD 380 million by 2015 and USD 900-1,000 million by 2020; the total goods and service flow will grow 22%/year on average; budget revenues based on the current price will increase by 16-16.5%/year during 2011-2015 and 19.5%/year during 2016-2020 on average; to gradually increase the ratio of budget revenues to the GDP to 8.1% by 2015 and 8.2% by 2020.

b/ Socially:

- The natural population growth rate will be 1.12%/year during 2011-2015 and 1-0.9%/year during 2016-2020; to reduce the rate of poor households by 1.5-2% on annual average.

- By 2015, to create 13.500-14,000 new jobs every year; the rate of trained labor will be 50%; to reduce the rate of malnutrition among under-5 children to 15%; there will be 25 patient beds per 10,000 people, 20% of communes will satisfy new-countryside criteria, and 98% of households will have access to electricity.

- By 2020, the rate of urban unemployment will be below 4%, the rate of used working time in rural areas will reach 90%; to universalize upper secondary education for 90% of pupils of eligible age; to increase the rate of trained labor to 65-70%; to reduce the rate of malnutrition among under-5 children to 10%; there will be 7 medical doctors, 1 university pharmacist and 32 patient beds per 10,000 people; 95% of children will be immunized with 8-10 vaccines; 95% of villages will be recognized as satisfying cultured standards; 50% of communes will satisfy new-countryside criteria; and 100% of households will have access to electricity.

c/ Environmentally:

- By 2015,70% of the population will have access to clean water; 85% of solid waste and 100% of medical waste will be collected and treated.

- By 2020, 85% of the population will have access to clean water; 100% of solid waste will be collected and treated; 100% of industrial production establishments will have wastewater treatment systems up to standards: to basically complete the renovation and upgrading of rainwater drainage and wastewater treatment systems of the city and townships, and implement the national target program on rural clean water and environmental sanitation; to relocate polluting establishments into industrial parks, complexes and points.

III. SECTORAL DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Agriculture, forestry and fisheries

To comprehensively develop agriculture, forestry and fisheries through effectively producing high-quality commodities in association with deep processing and consumption markets to raise the value of farm produce. To strive for an average growth rate of the agriculture, forestry and fisheries sector of over 6.5%/year during 2011-2015 and 5%/ year during 2016-2020.

- Agriculture: To develop agriculture through investment in intensive farming of more crops, and increase the annual land use coefficient by around 2.5 times; to still regard rice as a key crop and form high-quality rice production zones; to change production models, grow rice and rear shrimp or grow rice and plant forests alternately suitable to the ecosystem of each sub-zone; to gradually increase the proportion of vegetables and crops to 2.7% by 2020. To form consolidated production zones of subsidiary crops and fruit trees and study development of appropriate industrial trees to serve the deep processing industry; to step up science and technology application for reducing production costs and raising productivity and product quality; to carry out comprehensive mechanization, attaching importance to plant variety selection.

To reorganize husbandry by building farms of appropriate sizes and sanitation against epidemics; to increase the proportion of husbandry in the value of agricultural production to around 28% by 2015 and 30-31% by 2020.

- Fisheries: To expand the area under aquaculture on the basis of ensuring resources for synchronous investment in infrastructure to meet the need for intensive aquaculture and develop models of combining shrimp and fish rearing or shrimp rearing and rice growing: to diversify aquatic species such as shrimp, fish, crab, clam, blood cockle, etc. To expand the scale of breed production and select good and high-yield breeds for meeting the demands of localities in the region. To develop fisheries in terms of fishing, rearing and processing. To incrementally modernize the offshore fishing fleet; to encourage different economic sectors to make investment in increasing the number of offshore fishing ships; to properly organize fishing logistics services, especially at-sea services, for reducing production costs.

- Forestry: To stabilize the forest area at around 8,300 ha, including 389 ha of Bac Lieu bird special-purpose forests, protection forest range outside the sea dikes, and zone off for tending 2,780 ha of coastal submerged forests.

- To stabilize consolidated salt-making areas at 2,500 ha through 2020. To focus on applying technical advances to salt production, especially the model of making salt on canvas, for increasing the productivity of white salt.

2. Industrial development

- To develop industries based on abundant labor, land conditions and agricultural and fishery materials. To strive for the target that the proportion of industries to GDP will reach around 31.7% by 2015 and 35-36% by 2020. To further attract domestic and overseas investment for industrial development while consolidating and developing local medium- and small-sized industrial establishments as a prerequisite for forming large-scale industrial establishments.

- To focus on developing advantageous industries such as agricultural and aquatic product processing, energy, salt and salt products, garments, and mechanical manufacture of agricultural tools for agricultural production. To consolidate and increase small and cottage industry activities, form small and cottage industry complexes in communal centers, and produce raw materials for industrial parks.

- To develop industrial parks under planning, ensuring sufficient services and daily-life conditions for laborers. By 2020, to attract investment in all existing industrial parks. To study the establishment of Lang Tram and Ninh Quoi industrial parks when all conditions under regulations are met.

3. Trade and service development

To strive for a growth rate of around 19.4%/ year during 2011 -2015 and 16-17%/year during 2010-2020.

- To complete the trade system, attaching importance to developing rural markets; to mobilize different economic sectors to invest in building wholesale and retail marketplaces and department stores to form a distribution network meeting people s needs; to expand markets, especially export markets.

- To diversify types of tourism and develop eco-tourism, tourism at cultural-historical relics and festival tourism; to associate tourism with introducing the province s historical traditions and potential; to attract investment from different economic sectors inside and outside the province in building tourist infrastructure; to cooperate with other localities in forming regional and national tourist networks; to strive to attract around 1 and 2 million tourist arrivals by 2015 and 2020, respectively.

- To develop forms of cargo and passenger transportation with a view to increasingly improving service quality; to develop road and waterway transportation services in combination with building warehouses, storing yards and wharves.

- To develop diversified finance-banking services, raise operation quality and competitiveness of credit institutions based on market principles with a view to providing quality services for all economic sectors and people.

4. Social fields

a/ Labor and employment:

To attach importance to developing and widely applying models of job creation, supporting the development of medium- and small-sized enterprises and craft villages, especially labor-intensive businesses; to develop job placement centers and enhance job transaction activities on the market. To work out vocational training plans to meet the labor needs of industrial parks and complexes and economic zones.

b/ Education-training:

- To encourage development of both public and people-founded pre-schools; to universalize education among 5-year children; to furnish learning equipment so that by 2015. 30% of primary schools, 20% of lower secondary schools and 17% of upper secondary schools in the province will satisfy national standards; by 2020, these figures will be 70%, 50% and 40%, respectively. To pay attention to training scientists and technicians with high qualifications.

- To raise the quality of vocational training; to attach importance to direct forms of vocational training, vocational training for rural labor and boarding vocational training for minority young people: to provide diversified models of vocational training suitable to characteristics of different group of trainees; to complete the vocational training school system.

c/ Health and community health care:

To strive that all people will have access to primary healthcare services and step by step improve the quality of healthcare services for all; to reduce the morbidity rate and improve the quality of medical examination and treatment. To further consolidate grassroots health stations and adopt policies toward communal medical doctors and doctor assistants; to implement the population and family planning program.

To step up preventive medicine; to take the initiative in epidemic prevention and control, environmental sanitation, and enhance adminis­tration of food quality and hygiene and safety.

d/ Culture, physical training and sports

- To comprehensively plan and build institutions with a view to facilitating cultural and information activities. By 2020, all districts and the city will have culture-sports centers, libraries, sports fields and grounds, tradition houses and entertainment and recreation centers to serve cultural, information and sports activities.

- To develop physical training and sports movements among people of all strata, agencies and mass organizations; to step up socialization to increase resources for investment in physical foundations: to promote physical education at schools; to attach importance to training and retraining high-achievement athletes to attend regional- and national-level competitions.

e/ Poverty reduction and other social security issues:

- To synchronously, comprehensively and effectively implement hunger elimination and poverty reduction programs; to develop poverty reduction solutions and models to help the poor develop production; to adopt policies to encourage communes and households to get rid of poverty and businesses to train and create jobs for the poor; to shift labor from the agricultural sector to non-agricultural sectors in both rural and urban areas.

- To step up prevention and control of social evils, raise the effectiveness of the " Build healthy and social evil-free communes/wards" campaign in association with the "All people unite to build a new cultured life" campaign. To socialize gratitude work and mobilize all people to take part in this work: to take care of people with meritorious services to the country: to attend to training, job training and employment for children of policy-benefiting families.

f/ Science and technology:

- To study and apply solutions to exploiting and using natural resources in a sustainable manner; to widely apply new scientific and technological achievements such as biotechnology and post-harvest technology, creating a breakthrough in plant varieties and animal breeds of high yield and value; to step up application of new technologies to mechanization in agricultural production.

- To assist businesses in renewing and applying technologies in traditional craft villages so as to create fundamental changes in productivity, quality and efficiency in some important economic sectors such as aquaculture and processing of agricultural and fishery products. To develop the technology market and implement the strategy on hi-tech application and development and form a number of hi-tech industries.

5. Infrastructure development

a/ Transport:

- To further invest in building and upgrading road infrastructure, especially the systems of "horizontal" axial roads, coastal roads, rural roads and bridges, to ensure uninterrupted transport in the whole province. To coordinate with ministries and central sectors in upgrading and building some important transport routes to facilitate socio-economic development.

- To step by step improve and modernize urban transport infrastructure: to study and build by-pass roads in urban centers and canal and river bridges to facilitate population re­distribution and regulate too high traffic density in Gia Rai and Ho Phong areas; to upgrade some roads for new townships.

b/ Irrigation:

- To build a multi-purpose irrigation system to gradually adapt to climate change and sea level rise in combination with transport development and natural disaster prevention and mitigation; to control salinity, drain alum and retain and supply fresh water for specialized rice sub-zones; to study the building of appropriate water supply and drainage systems for preventing and limiting the spread of epidemics and ensuring environmental sanitation for sustainable aquaculture.

- Irrigation zoning must closely be associated with zoning of agricultural, fishery production and salt making and suit production characteristics of each sub-zone.

c/ Electricity supply:

To complete the wind power plant according to the project schedule; to study and build a thermo-power plant and a high-voltage power grid under planning; to further complete the medium- and low-voltage power networks for supplying electricity for agricultural and industrial production, especially in industrial parks, consolidated shrimp rearing zones and tourist zones, etc.

d/ Post, telecommunications and information technology:

- To further build a modern and synchronous post and telecommunications infrastructure with wide coverage and large capacity and advanced technologies to meet the needs of service development and information technology application; to ensure smooth communication in all circumstances and ensure safety and security; to provide some automatic services at provincial level. To strive that by 2015, there will be 15 internet subscribers and 129 telephone sets per 100 people, 100% of communal post-cultural points will be provided with broadband internet services; 35-40% of peripheral network infrastructure will be laid underground. By 2020. there will be 20 internet subscribers and 150 telephone sets per 100 people, 60-70% of peripheral network infrastructure will be laid underground.

e/ Water supply and drainage and environmental protection:

- To invest in water supply and drainage systems to meet daily-life and production needs in urban centers and industrial parks: to promote the effectiveness of existing clean water supply projects in the province; to study a rural water supply model suitable to each sub-zone.

- To study and build a wastewater treatment plant for Bac Lieu city, industrial parks and some urban centers and consolidated population areas; a garbage treatment and recycling plant for Bac Lieu city; to treat garbage of hospitals and health establishments; to implement investment projects under the program in response to climate change and sea level rise.

6. Defense-security

- To further strengthen defense and security; to promote the aggregate strength of the entire political system with a view to building all- people defense in combination with people s security disposition; to promote the mass movement to safeguard national security, constantly uphold revolutionary vigilance, proactively prevent and promptly handle complicated circumstances.

- To prepare and properly implement defensive plans, closely manage reserve mobilization forces in both quantity and quality; to closely link this work with socio-economic development in each area in planning work, plans as well as development investment programs and projects.

IV. DEVELOPMENT SPACE ORGANIZATION ORIENTATIONS

1. Urban-rural development

To plan the urban space into 4 zones, each of them associated with a central large urban center and satellite urban centers. The central urban centers of these zones are Bac Lieu city. Ho Phong town. Ganh Hao town and Ninh Quoi-Phuoc Long township; to establish some new townships in Vinh Loi, Gia Rai, Hoa Binh and Dong Hai districts. To form consolidated residential areas in commune cluster centers according to new-countryside criteria.

To strive to raise the urbanization rate in the whole province to 30% by 2015 and 40% by 2020; to concentrate investment in infrastructure so that urban centers will basically satisfy essential urban classification criteria by 2015 and fully satisfy urban classification criteria by 2020.

2. Development of economic zones

a/ The zone to the north of national highway 1A will have 2 sub-zones:

- A sub-zone for stable rice production: It is an area of around 80,000 ha to the east of Quan Lo-Gia Rai canal, Quan Lo-Phung Hiep canal and Ngan Dua canal; the rice area will be kept stable at around 54.800 ha by 2015 and 54,400 ha by 2020. This area will be thoroughly protected against saiinization for cultivation of 2-3 rice and subsidiary crops in combination with fresh water aquaculture, intermingled with small zones for shrimp rearing or shrimp rearing-rice cultivation; to form some quality rice intensive farming sub-zones.

-A sub-zone for shrimp-rice production and extensive shrimp rearing: It is the remaining area with around 33,000 ha for rice-shrimp production by 2015 and 35,000-40,000 ha by 2020. Some 6,000 ha will be reserved for aquaculture (blue-legged prawn rearing) and the remaining area for trees of high economic value.

- To build the zone to the north of national highway 1A into a hi-tech agricultural production zone in association with processing industry and commodity farm produce sale: to develop Phuoc Long township into the region s central urban center with developed services and eco-tourism.

b/ The zone to the south of national highway 1A:

- To develop production through industrial and semi-industrial shrimp rearing with high technologies: to stabilize the shrimp rearing area at around 15,000 ha by 2020 in the areas of Bac Lieu city, Hoa Binh district and Dong Hai district: by 2020, there will remain around 2,7(K) ha under one-crop rice cultivation in areas in which shrimp rearing is inefficient, and attention should be paid to the irrigation system in this zone.

- To promote the zone s potential and advantages such as sea and coastal areas; to build the zone into a dynamic development economic zone for attracting investment from the province, other localities and overseas; to build hi-tech production and processing establishments to create added-value products other than shrimp.

- To develop marine and coastal economic sectors toward industrialization and modernization, ensuring effectiveness and sustainability: to closely associate production with processing, sale and export of products; to develop tourism and seaport services; to associate economic development with socio-cultural development, defense and security maintenance, eco-environmental protection and aquatic resource regeneration.

c/ To study and make comprehensive investment in infrastructure and necessary conditions to establish Ganh Hao marine economic zone in Dong Hai district when it fully meets the set criteria in order to create a momentum for the province s economic restructuring.

V. LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY (see attached appendix)

VI. MAJOR SOLUTIONS

1. Raising investment capital

During 2011-2020, the province will need an investment capital amount of around VND 170 trillion, including around VND 52 trillion during 2011-2015 and VND 118 trillion during 2016-2020. Based on its annual budget-balancing capacity, the province should take the initiative in planning and appropriately phasing investment to ensure capital for the province s key works and projects, and at the same time take specific measures to effectively mobilize domestic and foreign resources for development investment through:

- Making and issuing a list of investment-calling programs and projects through 2020, as a basis for promoting and calling investment from all economic sectors, attaching importance to ODA.

- Improving the investment environment and production and business environment, further reforming investment procedures to be simple, transparent and public; improving infrastructure facilities ready to receive investment projects; issuing investment support mechanisms and policies on the basis of the province s economic development, advantages and in pursuance to laws.

- Further socializing investment, especially in education, training, health care, culture, sports, broadcasting, television, science and technology, and environmental protection, etc.

- Expanding forms of investment such as BOT, BT, BTO, PPP, etc., to facilitate the development of capital markets: developing forms of joint venture, joint investment and contribution of assets as investment capital.

2. Reforming administrative procedures

To raise the operation capacity of the state management apparatus; to modernize the administrative system and step by step build an e-government; to focus on reforming administrative procedures to attract investment and create a favorable environment for all economic sectors to develop production and business; to develop rural markets: to pay attention to training and retraining cadres and civil servants for improving their professional qualifications, capacity and ethical qualities to meet administrative reform requirements.

3. Science and technology

- To step up the movement of promoting technical initiatives, patents and innovations in production and business and complying with regulations on industrial property rights: to encourage businesses to earmark capital for technology renewal and technical innovation for higher productivity; to closely cooperate with research institutes and universities in conducting research in combination with application to production and daily life.

- To renew mechanisms and policies for training, retraining and employing laborers and plan to rejuvenate science and technology workers; to properly implement preferential treatment policies toward scientists and policies to encourage socialization of scientific research and development of the science and technology market.

- To invest in physical foundations for science and technology management work; to control more strictly technology transfer, technology and quality inspection, and environmental pollution.

4. Human resource training and development

- To develop the province s human resources to basically meet labor needs in all trades and sectors, and harmoniously combine vocational training and employment for laborers; to adopt policies to attract highly qualified specialists and laborers.

- To attach importance to training, retraining, planning and employment, especially for management personnel; to discover and foster young talents among cadres, civil servants, managers and scientific and technological researchers; to diversify forms of training, paying attention to intensive vocational training; to raise the quality of training; to employ cadres and civil servants based on their trained disciplines.

- To further socialize investment in education and training; to encourage social activities in study and talent promotion and building a learning society.

5. Enhancing cooperation and market development

- To increase alignment with other provinces and cities in the Mekong river delta region with a view to better exploiting the potential and advantages of each locality; to encourage joint venture and alignment in investment, production, processing and sale of products and commodities. To attach importance to consolidating and expanding overseas markets, form sustainable markets for major export commodities and gradually reduce intermediary markets.

- To develop the goods and service markets; to improve the quality and trademarks of commodities on the market. To promote trade promotion and diversify export markets; to expand rural markets for product sale.

VII. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Publicization and dissemination of the master plan

- To publicize and disseminate the master plan among Party organizations and administrations at all levels, sectors, mass organizations, businesses and people in the province immediately after it is signed by the Prime Minister. Pursuant to the master plan, to formulate specific action programs for effective implementation.

- To step up investment promotion activities. introduce and advertise the province s potential and advantages to investors; to introduce prioritized investment programs and projects, attaching importance to calling investment in key projects to create key products.

2. Formulation of action plans

- To concretize the master plan into 5-year and annual plans for implementation and evaluate their implementation results. On that basis, to review the master plan and submit to competent authorities timely adjustments and supplements in line with local socio-economic development tasks in each period.

- All levels, sectors, socio-political organizations and people in the province shall examine and supervise the master plan implementation.

Article 2.The master plan serves as a basis for the formulation, approval and implementation of sectoral master plans (construction master plan, land use master plan and plans and other relevant master plans) and investment projects in the province.

Article 3.Based on the approved master plan, the People s Committee of Bac Lieu province shall:

1. Direct under regulations the formulation, approval and implementation of district-level master plans on socio-economic development; construct master plans; land use master plans and plans; and master plans on development of different sectors in the province in conformity with socio-economic development tasks and in association with security and defense maintenance.

2. Formulate long-, medium- and short-term plans in combination with specific projects for properly allocating investment capital.

3. Elaborate, issue or submit to competent authorities for promulgation (for issues falling beyond its competence) a number of mechanisms and policies meeting the province s socio-economic development requirements.

Article 4.Within the ambit of their functions, tasks and powers, related ministries and sectors shall:

1. Guide and assist the People s Committee of Bac Lieu province in implementing the master plan.

2. Coordinate with Bac Lieu province in reviewing, adjusting and supplementing sectoral master plans to ensure completeness and consistency of the master plan: consider and assist the province in raising domestic and foreign investment capital sources for the master plan implementation.

Article 5.This Decision lakes effect on the date of its signing.

Article 6.The chairperson of the People s Committee of Bac Lieu province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN BAG LIEU PROVINCE THROUGH 2020
(To the Prime Minister s Decision No. 221/QD-TTg of February 22. 2012)

No.

Domains

I

PROJECTS TO BE STUDIED AND INVESTED BY THE CENTRAL GOVERNMENT IN THE PROVINCE

1

Transport

Ha Tien-Bac Lieu expressway; Ganh Hao seaport.

2

Agriculture and irrigation

Bac Lieu-Soc Trang freshwater-scawater separator works:

Soc Trang-Bac Lieu freshwater-conducting canal; Ninh Quoi (Hong Dan) dry dock;

Upgrading and expanding Ganh Hao fish port:

National sail reserve warehouse complex in Dien Hai commune.

3

Energy

Bac Lieu electricity center (thermo-power plant in Dong Hai district);

Projects on medium- and low-voltage power lines and electricity distribution transformer stations.

II

PROJECTS TO BE INVESTED BY THE PROVINCE

1

Agriculture, forestry and fisheries

Infrastructure facilities for 15,000 ha of industrial shrimp rearing;

Ship moorage and storm shelter zones in Nha Mat-Hiep Thanh, Cai Cung and Ganh Hao;

Infrastructure facilities for 2,500 ha of salt fields;

Dry dock 2 on Bac Lieu river (in Rach Ba Gia and Cau Sap);

Concentrated breed shrimp production zone:

Hi-tech agricultural zone;

Two pilot models of rice cultivation and aquaculture; development of high-quality aquatic breeds during 2011-2015;

"Soft dike" pilot project to create banks for restoring and developing coastal protection forests;

Project on adaptation to climate change through biodiversity promotion;

Project to rearrange inhabitants in important coastal protection forest areas (during

2011-2015);

Project to relocate inhabitants from outside to inside the embankments of the East Sea

(during 2016-2020);

Forest protection and development investment project (during 2011-2020).

2

Irrigation

Anti-landslide embankments at Ganh Hao river estuary:

Riverside embankments (at the section running through Bac Lieu city);

Hoa Binh irrigation system (WB2 project, phase 2);

High tide-preventing sluices on the East Sea dike;

Vinh Phong irrigation project;

East Nang Ren irrigation system sub-project;

Electric pump stations;

Major canals: Cau Sap-Ninh Quoi; Bridge 2-Phuoc Long and Hoa Binh:

Ninh Thanh Loi irrigation system;

Lai Vict. Xeo Ro canal.

3

Transport

Ho Phong-Ganh Hao road;

Cao Van Lau road, Hoa Binh road and Nguyen Thi Minh Khai road (Bac Lieu city);

Road on the west bank of Lang Tram canal;

Roads and bridges in Xom Lung-Cai Cung;

Outer belt road - Bac Lieu city;

Cau Sap-Ninh Quoi-Ngan Dua-Vinh Loc road;

Ganh Hao-Gia Rai-Pho Sinh-Canh Den road;

Ho Phong-Chu Chi-Ranh Kien Giang road (to Hoi market);

Road on the west bank of April 30 canal;

Hoa Binh township-Minh Dieu-Vinh Phu Dong road;

Hiep Thanh bridge road;

Bac Lieu-Hung Thanh road;

Phuoc Long-Vinh Loc road;

National highway sections bypassing Bac Lieu city and towns:

Roads to the centers of 22 communes;

Bac Lieu bridge 4 and road running to the East Sea dike; Bac Lieu bridge 5; Ho Phong bridge; rural bridges spanning grade-II canal in Quan Lo-Phung Hiep zone; road linking Ton Duc Thang bridge with the East Sea dike:

Bridges spanning Chua Phat. Cai Cung and Huyen Ke canals.

4

Urban, public and environmental sectors

Lang Tram and Ninh Quoi industrial parks;

Bac Lieu electricity center (thermo-power plant in Doug Hai district);

Infrastructure facilities in administrative zones in Vinh Loi. Phuoc Long and Dong Hai districts;

Infrastructure facilities in Ho Phong town - Gia Rai;

Head offices of Military Commands of Vinh Loi and Dong Hai districts; public security offices of wards;

Professional training center of Bac Lieu province s Public Security Department;

Master project on establishing a cadastral dossier system and land management database through 2015.

 

5

Cultural, social, healthcare, education-training sectors

Provincial general hospital, phase II (including complete equipment);

General hospitals of Phuoc Long. Dong Hai, Vinh Loi, Hoa Binh and Gia Rai districts (including complete equipment);

Psychiatric hospital;

Obstetrics-Pediatrics hospital (including complete equipment);

Tuberculosis and lung disease hospital (including complete equipment);

Traditional medicine-functional rehabilitation hospital;

Student dormitories;

Provincial stadium and multi-function competition hall;

Provincial cultural and art exhibition center;

Bac Lieu vocational secondary school; Vocational college; Economics college: Bac Lieu province s boarding school for ethnic minority pupils; Bac Lieu university; upgrading the Culture and Arts Secondary School;

Renovating and upgrading martyrs cemeteries of the province and districts

III

PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT FROM ALL ECONOMIC SECTORS

1

Industrial sector

Package factory:

Pre-cast concrete factory;

Tunnel bricks as construction material;

High-quality salt-processing plant;

Tanning, leather and footwear factory;

Detergents and aquaculture preparations factory;

Export rice mills and food reserve warehouses;

Factory processing products from reared swallow birds nests;

Instant noodle factory:

Wind power mills;

Ho Phong river port;

Ganh Hao transshipment port;

Gas factory.

 

2

Trade, service, culture, sports and tourism

Bac Lieu city trade center; trade-service centers and supermarkets in districts; central

and wholesale marketplaces;

Petrol and oil depot system;

Infrastructure facilities in Ganh Hao tourist zone; coastal eco-tourist zone; Nha Mat

tourist zone; tourist resorts; at-sea artificial tourist zones; bird garden eco-tourist zone;

Trade-hospital-apartment building-office zone;

Ophthalmology hospital.

3

Urban, public, environmental and other sectors

Resettlement area in Tra Kha industrial park and worker dormitories;

Garbage recycling factory - Bac Lieu city;

Garbage treatment factory in new Ho Phong town - Gia Rai;

Clean water supply plant in Ganh Hao township;

New urban center to the south of Ton Duc Thang bridge;

Residential area to the south of the belt road of Bac Lieu city;

New urban center to the east of Bac Lieu bus station;

Urban center to the north of Cach Mans road.

Notes:The locations, sizes, land areas and total investment amounts for the above works and projects shall be calculated, selected and specified in the stages of formulation and approval of investment projects, depending on the demand for and capacity of balancing and raising investment capital in each period.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 221/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe