Quyết định 20/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 20/2004/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 20/2004/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 18/02/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định20/2004/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 20/2004/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 20/2004/QĐ-TTG
NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 2004 VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC
ĐIỀU PHỐI PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ở cấp Trung ương để phối hợp các hoạt động phát triển giữa các ngành, các địa phương nhằm tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đồng bộ trong triển khai đầu tư để đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội của các vùng KTTĐ.
Tổ chức điều phối không phải là một cấp quản lý; không ra quyết định hành chính; có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng KTTĐ nhằm phát triển có hiệu quả các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta.
Điều 2. Cơ cấu, bộ máy của Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ
Cơ cấu, bộ máy của Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ bao gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương trong vùng KTTĐ.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển vùng KTTĐ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo)
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo:
a) Chỉ đạo phối hợp thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, vùng, trước mắt rà soát các quy hoạch cho phù hợp thực tế và yêu cầu phát triển. Chỉ đạo thực hiện các vấn đề có ý nghĩa vùng như đầu tư xây dựng hạ tầng, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đối ngoại, liên kết vùng.
b) Đề xuất với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội của các vùng KTTĐ.
c) Xây dựng chương trình phối hợp phát triển của các Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng KTTĐ.
d) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phối hợp phát triển giữa các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng KTTĐ.
đ) Theo dõi, đôn đốc và giải quyết các vấn đề điều phối thuộc thẩm quyền của các Bộ, ngành và các địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo trong quá trình thực hiện phối hợp phát triển.
e) Tổ chức phối hợp giữa các vùng KTTĐ với các vùng khác.
g) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ 06 tháng và cả năm về tình hình phát triển và phối hợp phát triển của các vùng KTTĐ.
2. Thành phần của Ban Chỉ đạo:
a) Trưởng ban: 01 Phó Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo và điều hành chung.
b) Phó Trưởng ban thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phó Trưởng ban thường trực có nhiệm vụ:
- Giúp Trưởng ban chuẩn bị chương trình và nội dung hoạt động của Ban Chỉ đạo, chủ trì các cuộc giao ban của tổ chuyên viên các Bộ, ngành của Ban Chỉ đạo.
- Thay mặt Trưởng ban chủ trì các cuộc họp, các hội nghị giao ban khi được Trưởng ban uỷ quyền.
- Thay mặt Trưởng ban chủ trì các buổi làm việc với các Bộ, ngành, các địa phương trong vùng KTTĐ để giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến tổ chức phối hợp phát triển trong các vùng KTTĐ.
- Ký các văn bản điều hành chung của Ban Chỉ đạo, các báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
c) Các thành viên Ban Chỉ đạo là Thứ trưởng hoặc tương đương của các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu chính, Viễn thông, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại, Công nghiệp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Văn hoá - Thông tin, Công an, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ; Phó Tổng cục trưởng các Tổng cục, Cục: Du lịch, Hàng không Dân dụng Việt Nam, Hàng hải Việt Nam; Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc các vùng KTTĐ.
Các thành viên Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ:
- Tham gia chỉ đạo chung theo chương trình của Ban Chỉ đạo.
- Đại diện cho Bộ, ngành, địa phương mình trong Ban Chỉ đạo.
- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình phối hợp phát triển của các Bộ và các địa phương trong các vùng KTTĐ đã được Ban Chỉ đạo thông qua.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn có liên quan đến ngành mình, địa phương mình để tạo điều kiện cho phát triển của các vùng KTTĐ.
- Báo cáo theo định kỳ (06 tháng, cả năm) và đột xuất về tình hình phát triển và phối hợp phát triển của ngành mình, địa phương mình với các ngành và các địa phương khác trong các vùng KTTĐ.
- Đề xuất ý kiến của Bộ, ngành và các địa phương về các vấn đề có liên quan đến phát triển và phối hợp phát triển trong các vùng KTTĐ.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp và các công việc chung của Ban Chỉ đạo. Trường hợp thuyên chuyển công tác, phải báo cáo và đề nghị người thay thế với Trưởng Ban Chỉ đạo.
Điều 4. Thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo
Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế hoạt động của bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo theo nguyên tắc: thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo bao gồm Chánh Văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng và một số cán bộ chuyên trách theo dõi các vùng KTTĐ thuộc biên chế Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phương trong vùng KTTĐ (gọi tắt là Tổ điều phối)
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ điều phối (danh sách ở Điều 3 mục 2 khoản c):
a) Tổ điều phối là tổ chức giúp việc cho các Bộ, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ phối hợp giữa Ban Chỉ đạo với các Bộ, ngành và địa phương.
b) Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương trong việc lập, tổ chức thực hiện quy hoạch; xây dựng báo cáo các vấn đề về quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển của ngành, địa phương trình Ban Chỉ đạo gửi về Văn phòng Ban Chỉ đạo (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia).
c) Phát hiện các khó khăn, vướng mắc trong phát triển và phối hợp phát triển của ngành mình, địa phương mình và các giải pháp tháo gỡ.
d) Cung cấp thông tin liên quan tới chủ trương phát triển ngành, tác động của các cơ chế, chính sách đang thực thi tới ngành, địa phương.
đ) Trên cơ sở các cơ chế điều hành, cơ chế phối hợp chung, các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch triển khai thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo.
2. Tổ chức của Tổ điều phối:
a) Mỗi Bộ, ngành và địa phương trong vùng KTTĐ có một Tổ điều phối giúp Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ điều phối trong phạm vi chức năng.
b) Tổ điều phối do 01 đồng chí Thứ trưởng hoặc Phó Chủ tịch tỉnh, thành phố tham gia thành viên Ban Chỉ đạo làm Tổ trưởng và một số thành viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Số lượng thành viên của Tổ điều phối do Tổ trưởng Tổ điều phối quyết định trên cơ sở khối lượng công việc của mỗi Bộ, ngành, địa phương.
Điều 6. Nội dung và Quy chế điều phối
1. Nội dung điều phối:
a) Tổ chức các cuộc tiếp xúc, các cuộc gặp mặt bàn bạc hoặc thông tin về kết quả phát triển và phối hợp phát triển trong các vùng KTTĐ:
- Mỗi quý họp giao ban vùng một lần, luân phiên tổ chức tại các tỉnh.
- Định kỳ hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương trong vùng để có giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả phối hợp, hợp tác trong năm tiếp theo.
b) Nội dung phối hợp:
Các địa phương, các ngành căn cứ vào chương trình phối hợp của Ban Chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động cụ thể của Bộ, ngành, địa phương theo các hướng phối hợp chủ yếu sau đây:
- Phối hợp sử dụng tài nguyên, nhất là tài nguyên nước.
- Phối hợp xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là trong việc xây dựng các tuyến trục giao thông huyết mạch, các cảng biển và phát triển đô thị.
- Phối hợp sử dụng lao động cho các khu công nghiệp.
- Phối hợp ban hành cơ chế, chính sách, nhất là đối với chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách thu hút vốn đầu tư,...
- Phối hợp quảng bá và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Phối hợp triển lãm, hội chợ và xuất khẩu.
- Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả công nhân kỹ thuật cao.
- Phối hợp phòng bệnh, khám, chữa bệnh.
2. Quy chế điều phối:
a) Điều phối theo Chương trình hành động đã được Trưởng Ban Chỉ đạo thông qua.
Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo điều hành trực tiếp việc điều phối thông qua Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Các thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm cụ thể về nội dung phối hợp và thực hiện nhiệm vụ điều phối theo phân công của Trưởng ban.
b) Nội dung điều phối, phương thức điều phối và trách nhiệm điều phối được bàn bạc và thống nhất ở các hội nghị giao ban vùng.
c) Mỗi thành viên trong Ban Chỉ đạo, mỗi Bộ, ngành và địa phương chịu trách nhiệm phối hợp giữa Bộ, ngành, địa phương mình với Bộ, ngành và địa phương khác theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo.
d) Trong quá trình phối hợp có vấn đề gì nảy sinh và có vấn đề gì không thống nhất được giữa các bên phối hợp thì Văn phòng Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo lên Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo để xin ý kiến của Trưởng ban và nếu cần thì báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và của Văn phòng Ban Chỉ đạo được bố trí chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được quản lý, thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Kinh phí hoạt động được cấp về Văn phòng Ban Chỉ đạo. Văn phòng được phép sử dụng tài khoản và bộ máy tài vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Kinh phí hoạt động của các Tổ điều phối ở các Bộ, ngành và địa phương được cấp từ ngân sách của Bộ, ngành và địa phương.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các vùng KTTĐ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ hoạt động có hiệu quả và chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 20/2004/QD-TTg | Hanoi, February 18, 2004 |
DECISION
ON THE ESTABLISHMENT OF THE COORDINATING ORGANIZATION FOR DEVELOPMENT OF KEY ECONOMIC REGIONS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECIDES:
Article 1.- To set up the Coordinating Organization for development of key economic regions at the central level for coordination of development activities among branches, localities with a view to creating unity in directing and organizing the implementation and synchronism in investment in order to achieve high efficiency in socio-economic development of key economic regions.
The Coordinating Organization is not a management level; does not issue administrative decisions and is tasked to assist the Prime Minister in coordinating ministries, branches and localities in the key economic regions in order to efficiently develop key economic regions of our country.
Article 2.- The structure and apparatus of the Coordinating Organization for development of key economic regions
The apparatus of the Coordinating Organization for development of key economic regions is structured to comprise: The Steering Board for coordination in development of key economic regions and the Coordination Teams of the ministries, branches and localities in the key economic regions.
Article 3.- Tasks, powers and composition of the Steering Board for coordination in development of key economic regions (called the Steering Board for short)
1. Tasks and powers of the Steering Board:
a) To direct coordination in implementation strictly according to socio-economic, branch, regional development plannings, in the immediate future revise the plannings to suit reality and development requirements. To direct the implementation of matters of regional significance such as investment in infrastructural construction, environment, human resource development, external affairs, regional alignment.
b) To propose the Government to promulgate mechanisms and policies to remove difficulties for socio-economic development of key economic regions.
c) To draw up development coordination programs of the ministries, provinces and centrally-run cities in key economic regions.
d) To propose solutions to boosting development coordination among the ministries, branches, provinces and centrally-run cities in key economic regions.
e) To monitor, urge and settle coordinating matters falling under the competence of the ministries, branches and localities being members of the Steering Board in the course of development coordination.
f) To organize the coordination between key economic regions and other regions.
g) To make biannual and annual sum-up reports on the situation of development and coordination in development of key economic regions to the Prime Minister.
2. Composition of the Steering Board:
a) The head: a deputy-prime minister in charge of general direction and administration.
b) The standing deputy-head: The Minister of Planning and Investment.
The standing deputy-head has the tasks:
- To assist the head in preparing programs and contents of activities of the Steering Board, preside over the briefings of the specialists’ teams of the ministries, branches of the Steering Board.
- To preside over meetings, briefing conferences on behalf of the head of the Board when authorized by him/her.
- To preside over, on behalf of the Board’ head, working sessions with ministries, branches and/or localities in key economic regions to settle specific matters related to organization of development coordination in key economic regions.
- To sign general administration documents of the Steering Board, reports to be submitted to the Prime Minister and the head of the Steering Board for settlement of matters under his/her competence.
- To perform other tasks assigned by the Board’s head.
c) Members being vice-ministers or the equivalent posts of the ministries and ministerial-level agencies, including the Ministry of Construction, the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Post and Telematics, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Trade, the Ministry of Industry, the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Health, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Culture and Information, the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Vietnam State Bank, the Government Office; the deputy-general directors of Vietnam National Administration of Tourism, Vietnam Civil Aviation Administration, Vietnam Maritime Administration; vice-presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in key economic regions.
The Steering Board’s members have the tasks:
- To participate in general administration under the Steering Board’s programs.
- To represent their ministries, branches or localities in the Steering Board.
- To organize the realization of development coordination programs of the ministries and localities in the key economic regions, which have been already adopted by the Steering Board.
- To propose mechanisms and policies to remove difficulties related to their respective branches or localities so as to create conditions for development of key economic regions.
- To make periodical (biannual, annual) and unexpected reports on development situation and development coordination of their respective branches or localities with other branches and/or localities in key economic regions.
- To propose opinions of ministries, branches and localities on matters related to development and coordination of development in key economic regions.
- To fully participate in meetings and common activities of the Steering Board. In case of work transfer, to report thereon and recommend substitutes to the head of the Steering Board.
Article 4.- Setting up the section assisting the Steering Board
The head of the Steering Board shall decide to set up a section assisting the Steering Board and issue Regulation on operation of the section assisting the Steering Board on the principle: Setting up the Steering Board’s Office consisting of the director of the Office, 01 deputy-director of the Office and a number of full-time key economic region-monitoring officials on the payroll of the Development Strategy Institute of the Ministry of Planning and Investment. The Steering Board’s Office is located at the Ministry of Planning and Investment.
Article 5.- Tasks, powers and composition of the Coordination Teams of the ministries, branches or localities in key economic regions (called Coordination Teams for short).
1. Tasks and powers of the Coordination Teams (the list in Article 3, Clause 2, Item c):
a) To be organizations assisting the ministries, branches or localities in performing the task of coordination between the Steering Board and the ministries, branches as well as localities.
b) To ensure close coordination among ministries, branches and localities in formulation and organization of implementation of plannings; to make reports on matters related to the plannings, plans and development situation of branches and localities for submission to the Steering Board, and send them to the Steering Board’s Office (excluding matters classified as State secrets).
c) To detect difficulties and obstacles in development and development coordination of their respective branches or localities and the remedial solutions.
d) To supply information related to undertakings on branch development, impacts of mechanisms and policies, which are currently being in force, on branches and/or localities.
e) On the basis of mechanism for administration and mechanism for coordination, the ministries, branches and localities shall draw up plans for materialization of the Steering Board’s conclusions.
2. Organization of Coordination Teams:
a) Each ministry, each branch or locality in key economic regions has one coordination team to assist the minister or the president of the provincial/municipal People’s Committee in the performance of coordination tasks within the scope of its functions.
b) A Coordination Team is headed by a vice-minister or a vice-president of the provincial/municipal People’s Committee and composed of a number of members having professional capabilities and working experiences. The number of members of a Coordination Team shall be decided by its head on the basis of the work load of each ministry, branch or locality.
Article 6.- Coordination contents and regulations
1. The coordination contents:
a) Organizing meetings, get-togethers to discuss or brief on development results and development coordination in key economic regions:
- Holding regional briefings once a quarter, alternately in provinces.
- Annually holding review and evaluation of socio-economic development coordination among localities in the region so as to work out appropriate solutions, raise the efficiency of coordination and cooperation in the subsequent year.
b) The coordination contents:
The localities and branches shall base themselves on the coordination programs of the Steering Board to draw up specific action programs of the ministries, branches or localities along the following major coordination directions:
- Coordinating in the use of natural resources, chiefly water resources.
- Coordinating in infrastructural construction, chiefly in the construction of lifeline communica-tions lines, seaports and urban development.
- Coordinating in employment of labor for industrial parks.
- Coordinating in the promulgation of mechanisms and policies, chiefly policies on ground clearance compensations, policies to attract investment capital, etc.
- Coordinating in propagating for and attracting foreign investment.
- Coordinating in exhibitions, fairs and export.
- Coordinating in training of human resource, chiefly the training of human resource of high quality, including hi-tech workers.
- Coordinating in disease prevention, medical examination and treatment.
2. The coordination regulations:
a) Coordinating under action programs already approved by the head of the Steering Board.
The standing deputy-head of the Steering Board directly administers the coordination via the Office of the Steering Board.
The members of the Steering Board bear specific responsibilities for the coordination contents and performance of the coordination tasks as assigned by the Board’s head.
b) The coordination contents, the coordination modes and coordination responsibilities shall be discussed and agreed upon at regional briefing conferences.
c) Each member of the Steering Board, each ministry, each branch or each locality shall have to ensure the coordination between his/her ministry, branch or locality with other ministries, branches and/or localities under the direction of the head of the Steering Board.
d) If in the course of coordination any problems arise or any issues which cannot be agreed upon among the coordinating parties, the Steering Board’s Office shall have to synthesize and report them to the standing deputy-head of the Steering Board in order to ask for the head’s opinions and, if necessary, to the Prime Minister.
Article 7.- Operation funding
1. The funding for the operation of the Steering Board and its Office shall be included in the annual budget estimates of the Ministry of Planning and Investment, be managed and settled according to the provisions of the State Budget Law.
2. The operation funding shall be allocated to the Steering Board’s Office which is allowed to use the accounts and accountancy apparatus of the Ministry of Planning and Investment.
3. The operation funding of the Coordination Teams of the ministries, branches or localities shall be allocated from the budgets of the ministries, branches or localities.
Article 8.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article 9.- Implementation organization
The ministers, the heads of the ministerial-level organizations, the heads of the Government-attached agencies, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in the key economic regions shall have to create favorable conditions for the coordination organizations for development of key economic regions to operate efficiently and have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây