Quyết định 1959/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1959/QĐ-TTg

Quyết định 1959/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1959/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:29/10/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sơn La: Đến 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,5%/năm

Ngày 29/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1959/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020.
Nhằm mục tiêu đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân tỉnh Sơn La đạt 11,5%/năm; thu nhập đầu người đạt 1.000 USD/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 30%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2% - 3%; 95% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất; 75% xã có đường ô tô tới trung tâm đô thị, đặc biệt là các đô thị trọng điểm Thành phố Sơn La, thị xã Mộc Châu... Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư, về cơ chế chính sách và cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực, về khoa học công nghệ và khuyến nông...
Cụ thể như: Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút đầu tư nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế; cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở lợi thế về phát triển kinh tế của địa phương và phù hợp với các quy định của pháp luật; có chính sách ưu đãi đối với con em dân tộc thiểu số it người học nghề, đào tạo trình độ đại học, cao đẳng; tiếp tục triển khai mạnh công tác khuyến nông thông qua đào tạo nghề cho nông dân trong tỉnh, nhất là vùng nghèo...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1959/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------------------------
Số: 1959/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2013
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
 TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước.
2. Khai thác, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh về nguồn nhân lực, đất đai, nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác bằng cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện tái cấu trúc đầu tư, đổi mới mô hình tăng trưởng tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội.
3. Phát triển và xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực với chất lượng cao, có sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng và phát triển cụm tương hỗ về nông sản, du lịch và điện năng để khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai tại Mộc Châu, Mường La... nguồn nước hệ thống sông Đà, các hồ thủy điện.
4. Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội để giảm nghèo nhanh, bền vững; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm dần chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong tỉnh, thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc và các chính sách về thuế tài nguyên, phát triển vùng biên giới khó khăn.
5. Phát triển kinh tế - xã hội gắn bó chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và vệ sinh an toàn thực phẩm, củng cố tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc để xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, phấn đấu trở thành trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc vào năm 2020 trên cơ sở tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng để khai thác các tiềm năng, lợi thế vùng Tây Bắc.
Thu hút đầu tư có chất lượng, có trọng điểm, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, gắn với phát triển toàn diện văn hóa xã hội; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực để tham gia chuỗi giá trị hàng hóa; tích cực giảm nghèo đồng thời đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh, môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ đến năm 2015 là 11,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 8,5%/năm.
- Đến năm 2015: Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.000 USD/năm; cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tương ứng là 37%, 25%, 38%; sản lượng lương thực có hạt đạt 59,5 vạn tấn; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 65.000 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 11.000 tỷ đồng; năng suất lao động là 41,6 triệu đồng/người/năm.
- Đến năm 2020: Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800 USD/năm; cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tương ứng là 32,5%, 28,5%, 39%; sản lượng lương thực có hạt đạt 57,9 vạn tấn; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 90.000 tỷ đồng; thu ngân sách đạt khoảng 22.000 tỷ đồng; năng suất lao động là 62,9 triệu đồng/người/năm.
- Đến năm 2015: Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,72%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 30%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 18,5%; số giường bệnh/10.000 dân là 23 giường; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2% - 3%; 95% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất; trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo vùng Tây Bắc; có 17 xã đạt từ 14 - 18 chỉ tiêu nông thôn mới.
- Đến năm 2020: Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,59%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 10%; số giường bệnh/10.000 dân là 26 giường; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2% - 3%; tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất là 98%; là trung tâm giáo dục - đào tạo vùng Tây Bắc; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Thái và các dân tộc khác.
c) Về hệ thống kết cấu hạ tầng:
- Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, đạt 0,91 km/km2 vào 2020; đến năm 2015, 75% xã có đường ô tô tới trung tâm xã đi được 4 mùa và đạt 100% vào năm 2020; tập trung xây dựng hệ thống đô thị, đặc biệt là các đô thị trọng điểm thành phố Sơn La, thị xã Mộc Châu, thị xã Hát Lót.
- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản tại khu vực nông thôn, ưu tiên đặc biệt đối với các xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và các khu tái định canh, định cư thủy điện.
d) Về bảo vệ môi trường:
- Đến năm 2015: Nâng độ che phủ của rừng là 45,7%; tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh là 85%; tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đô thị đạt 100%; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đến năm 2020: Độ che phủ của rừng là 55%; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý; tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh là 90%.
III. KHÂU ĐỘT PHÁ
1. Về cơ chế, chính sách: Nghiên cứu cụ thể điều kiện của Sơn La để đưa chính sách thuế thủy điện, phí môi trường rừng... chính sách đổi đất, trụ sở cũ lấy hạ tầng vào thực tiễn, tích cực triển khai chính sách đầu tư PPP, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp miền núi sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực.
2. Về phát triển, thu hút nhân lực: Ưu tiên đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo vùng Tây Bắc gồm trường Đại học Tây Bắc, trường Cao đẳng nghề và trung tâm dạy nghề và phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đào tạo, thu hút gắn liền với việc thực hiện tốt công tác khuyến nông.
3. Về phát triển kết cấu hạ tầng: Phát triển đô thị trọng điểm, hệ thống giao thông huyết mạch nhằm điều phối và kết nối hiệu quả với các địa phương trong Vùng và xây dựng khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực (cụm tương hỗ, khu công nghiệp, khu du lịch).
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 4,2%/năm giai đoạn đến 2015 và đạt 3,3%/năm giai đoạn đến 2020. Phát triển đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu dùng; đổi mới tổ chức không gian sản xuất, mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị đồng thời đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực.
- Nông nghiệp: Phát triển vành đai rau xanh, cây trái, hoa theo mô hình tập trung tại các khu vực tiềm năng gắn với sản xuất các sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu nhân dân và xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển các vùng cây công nghiệp đã và đang phát triển chè, cà phê, cao su, mía, bông tạo ra thế và lực mới. Tập trung xây dựng Cụm tương hỗ nông sản chất lượng cao (sữa và sản phẩm các loại, chè và sản phẩm các loại, cá chất lượng và sản phẩm, hoa, quả các loại) tại Mộc Châu, phấn đấu đưa Sơn La trở thành nơi cung cấp nguyên liệu, hàng hóa trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản Việt Nam.
Phát triển chăn nuôi hàng hóa giá trị kinh tế cao, gồm trâu, bò, lợn nạc, baba, cá tầm, tôm càng xanh, gà, vịt... để cung cấp cho thị trường trên cơ sở tận dụng ưu thế của một tỉnh miền núi có điều kiện diện tích chăn thả, nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn.
- Lâm nghiệp: Quản lý bền vững tài nguyên rừng, tập trung xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, đầu nguồn sông Mã đồng thời bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng Xuân Nha, Sốp Cộp, Cô Pia, Tà Xùa. Đẩy mạnh khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên, tái sinh có kết hợp trồng bổ sung; khuyến khích phát triển hệ thống rừng sản xuất, trọng tâm là rừng nguyên liệu, đồng thời xây dựng cơ sở chế biến lâm sản. Tập trung hoàn thiện, triển khai chính sách thu phí môi trường rừng nhằm góp phần giảm nghèo và phát triển thủy điện bền vững.
- Thủy sản: Khai thác, sử dụng và bảo vệ hiệu quả diện tích thủy sản tại sông chính, các hồ thủy điện, thủy lợi và ao của dân để phát triển hàng hóa thủy sản chất lượng. Phát triển nuôi cá nước lạnh như: Cá hồi, cá tầm chất lượng cao... tại một số khu vực có điều kiện tự nhiên thích hợp như hồ thủy điện Sơn La và một số suối nước lạnh ở Mộc Châu....
2. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 12,5%/năm giai đoạn đến 2015 và đạt 12,3%/năm giai đoạn đến 2020. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào phát triển sản phẩm chủ lực có tiềm năng, lợi thế gắn với đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý nhằm gia tăng giá trị của chúng.
Một số ngành công nghiệp chủ lực như: Điện và thủy điện, chế biến nông sản cao cấp, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến sâu khoáng sản, may mặc...
Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát triển đồng bộ về nhân lực, kết cấu hạ tầng; trước hết ưu tiên phát triển khu công nghiệp Mai Sơn, các cụm công nghiệp, cụm tương hỗ nông sản (chế biến các sản phẩm nông, lâm sản chất lượng cao), dịch vụ gắn liền với hoàn chỉnh các công trình xử lý nước thải và chất thải rắn. Nâng cấp nhà máy xi măng Mai Sơn, nhà máy xi măng Chiềng Sinh với công nghệ thân thiện môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng như tấm lợp, gạch không nung, khung nhà thép, đá xây dựng; từng bước chắc chắn tạo dựng khu gang thép Mường La.
3. Phát triển thương mại và dịch vụ
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 14,3%/năm giai đoạn đến 2015 và đạt 9,2%/năm giai đoạn đến 2020.
- Thương mại, dịch vụ: Đầu tư xây dựng Sơn La, Mộc Châu trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ vùng Tây Bắc, cung cấp các dịch vụ đào tạo, khám chữa bệnh, viễn thông, thương mại....
Phát triển đồng bộ hệ thống chợ, ưu tiên đảm bảo các nhu cầu cơ bản cho đồng bào các dân tộc vùng biên giới, vùng cao đồng thời triển khai mạnh mẽ các giải pháp chống buôn bán trái phép, đặc biệt là buôn bán chất ma túy.
Phát triển thương mại, dịch vụ quốc tế trên cơ sở nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, Mộc Châu và cửa khẩu Chiềng Khương, Sông Mã để khai thác tiềm năng, củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào.
- Du lịch: Đổi mới chính sách đầu tư, quản lý về du lịch nhằm thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, cùng hợp tác phấn đấu xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch tại Mộc Châu;
Hình thành và phát triển tuyến du lịch Hà Nội - Tây Bắc - Lào - Thái Lan với khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao...
4. Các lĩnh vực xã hội
a) Giáo dục - đào tạo
Nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời mở rộng quy mô trường lớp, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trình độ giáo viên theo chuẩn quốc gia và đa dạng hình thức đào tạo, tạo điều kiện cơ hội học tập cho mọi người gắn với đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập.
Đưa Sơn La trở thành một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo nhân lực đa ngành vùng Tây Bắc với hạt nhân là trường Đại học Tây Bắc, hình thành hệ thống một số trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động của các địa phương trong Vùng. Triển khai phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015.
b) Y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
Phát triển hệ thống y tế từng bước hiện đại, đồng bộ; phấn đấu đưa Sơn La trở thành một trong những trung tâm y tế vùng Tây Bắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong vùng;
Tiếp tục đầu tư nâng cấp các bệnh viện, nhất là bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc 500 giường, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh, huyện đến cấp xã cùng hệ thống y tế dự phòng, nâng cao trình độ, y đức đội ngũ cán bộ y tế.
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng tham gia, đầu tư phát triển các dịch vụ y tế phục vụ nhân dân phát triển kinh tế - xã hội.
c) Văn hóa và Thể dục, thể thao
Xây dựng nền văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc Thái, góp phần phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần đồng bào các dân tộc trong tỉnh; tập trung đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ các cấp.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục thể thao, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đào tạo vận động viên thành tích cao. Phát động phong trào toàn dân tập thể dục và phát triển các môn thể thao giải trí dân tộc, môn thể thao hiện đại, góp phần nâng cao tầm vóc, sức khỏe nhân dân.
d) Giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo; xây dựng các giải pháp, mô hình giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo, phối hợp chặt chẽ các chương trình dạy nghề với doanh nghiệp trong việc dạy nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn và lao động sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực.
Tiếp tục triển khai công tác khuyến nông thông qua đào tạo nghề cho các hộ nông dân, xây dựng mô hình trình diễn; có chính sách hỗ trợ và đào tạo cần thiết đối với những người muốn chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng
a) Giao thông
- Phát triển hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, tăng cường tính kết nối liên vùng, các trung tâm đô thị lớn và các khu vực quan trọng trong tỉnh đảm bảo vận chuyển hàng hóa, hành khách an toàn và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng cao, vùng biên giới. Cụ thể:
- Đường bộ: Phối hợp cùng với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ huyết mạch như quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279, quốc lộ 4G tới Sốp Cộp và một số tuyến tỉnh lộ tạo hệ thống giao thông thông suốt, kết nối hiệu quả trong tỉnh.
Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn và đường tuần tra biên giới đảm bảo đi tới các xã vùng cao, vùng sâu và vùng biên giới trong cả 4 mùa. Đổi mới chính sách để quản lý giao thông và phát triển dịch vụ vận tải hiệu quả;
- Đường thủy: Từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy, khai thác có hiệu quả các tuyến vận tải, du lịch đường thủy trên sông Đà.
- Đường không: Đầu tư chuyển dần mục đích để sân bay Nà Sản phục vụ quốc phòng, an ninh và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
b) Cấp điện
Đầu tư xây dựng nhà máy điện và mạng lưới phân phối điện đồng thời đổi mới việc khai thác, quản lý hiệu quả hệ thống này nhằm cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;
Chú trọng phát triển lưới điện nông thôn; nhanh chóng hoàn thành trạm 500KV (Pi Tong), trạm 220kV (Mường Bằng) và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu cấp điện.
c) Thông tin truyền thông
Xây dựng đồng bộ hạ tầng bưu chính, viễn thông, chú trọng phát triển vùng dọc Quốc lộ 6; nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới đi đôi với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo an ninh thông tin, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
d) Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường
Đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, trước tiên tại các khu đô thị trọng điểm và các khu vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực.
Đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành các khu xử lý nước thải công nghiệp và chất thải rắn các loại khu đô thị đảm bảo quy chuẩn quốc gia.
đ) Thủy lợi
Đầu tư nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống kênh mương đồng bộ, đảm bảo đến năm 2015, cơ bản cung cấp đủ nguồn nước tưới cho các vùng thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã.
Đồng thời khai thác có hiệu quả vùng bán ngập nước hồ thủy điện; tập trung xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ đối với vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.
6. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng nhất là đa dạng sinh học, khoáng sản để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và bền vững đến năm 2020.
Tập trung giải quyết các vấn đề môi trường cốt lõi như cân bằng nước, thoái hóa, lãng phí đất đai, đa dạng sinh học, chất thải rắn và không khí trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị.
7. Quốc phòng, an ninh.
- Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đặc biệt khu vực biên giới; tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân.
- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các phương án phòng thủ, quản lý chặt chẽ quân dự bị động viên đảm bảo về số lượng và chất lượng; gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn, trong công tác quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo vùng biên giới hòa bình và hữu nghị.
1. Phát triển không gian kinh tế - xã hội.
a) Vùng dọc Quốc lộ 6: Nằm chủ yếu trên các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, thành phố Sơn La và một phần các huyện Thuận Châu, Vân Hồ.
Định hướng phát triển chính trở thành vùng động lực trên hành lang kinh tế Tây Bắc, trung tâm vùng Tây Bắc và của tỉnh Sơn La về dịch vụ và nông, công nghiệp chất lượng. Cụ thể, tập trung xây dựng 3 khu đô thị là thành phố Sơn La với các khu trọng điểm; thị xã Mộc Châu với khu du lịch và Cụm tương hỗ nông sản; thị xã Hát Lót để tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế cho Tỉnh. Sớm hình thành trung tâm dịch vụ Tây Bắc, nhằm cung cấp các dịch về du lịch, giáo dục đào tạo (khu Đại học Tây Bắc), y tế (bệnh viên đa khoa vùng); phát triển hàng hóa nông sản chất lượng cao thông qua Cụm tương hỗ nông sản; sản xuất hàng hóa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu thành huyện Mộc Châu và Vân Hồ gắn liền xây dựng mới khu hành chính tại xã Vân Hồ, mở rộng địa giới hành chính thành phố Sơn La xuống phía Nam.
b) Vùng sông Đà: Chủ yếu các huyện Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai và một phần trên các huyện Mai Sơn, Mộc Châu và Thuận Châu, Vân Hồ.
Định hướng chung khai thác, phát huy thế mạnh về nguồn nước, đất đai, khí hậu và khoáng sản... để phát triển các ngành công nghiệp thủy điện, gang thép và nông sản chất lượng cao. Xây dựng các đô thị Ít Ong, Phù Yên, Bắc Yên; cụm thủy điện, khu gang thép Mường La tạo điểm nhấn đô thị, đảm bảo điều phối phát triển vùng này và tăng trưởng kinh tế. Phát triển bền vững các sản phẩm về thủy điện, gang thép, bông, may mặc..., gắn liền với các vùng nguyên liệu; đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, trường, trạm điện và chợ... để nâng cao mức sống người dân nhất là vùng mới định cư.
c) Vùng cao, biên giới Việt - Lào: Nằm chủ yếu ở các huyện Sông Mã, Sốp Cộp và một phần các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Vân Hồ.
Định hướng chung là phát triển kinh tế nông nghiệp, thương mại gắn liền đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; đầu tư xây dựng các đô thị Sốp Cộp, Sông Mã, cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, khu thương mại cửa khẩu Chiềng Khương để phát triển thương mại vùng biên; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng biên giới (đường tuần tra biên giới, trường học...) tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Hoàn thiện khu tái định cư và xây dựng nông thôn mới
a) Hoàn thiện khu tái định cư: Giải quyết dứt điểm các khâu tồn tại để ổn định và nâng cao mức sống của người dân tại các điểm di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững.
b) Xây dựng nông thôn mới: Tạo ra bộ mặt nông thôn mới thông qua việc nâng cao thu nhập, dân trí của người dân, giải quyết việc làm, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở và xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa.
VI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư
- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn đến 2020 khoảng 155 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến 2015 khoảng 65 nghìn tỷ đồng và giai đoạn đến 2020 khoảng 90 nghìn tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, Tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, dự án trọng điểm; đồng thời cần có các giải pháp cụ thể để huy động hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện thực tế của người dân và yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn nhằm thu hút đầu tư, tạo ra đột phá phát triển hạ tầng như đô thị, cụm tương hỗ, khu dịch vụ và khu du lịch trọng điểm.
- Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, PPP... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản; đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút đầu tư nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế....
2. Giải pháp về cơ chế chính sách và cải cách hành chính
- Thu hút các doanh nghiệp bằng chính sách ưu đãi thuế tài nguyên, thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp khai thác:.., phát huy tiềm năng, lợi thế sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực, tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đầu quy hoạch.
- Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh, tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở lợi thế về phát triển kinh tế của địa phương và phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Có chính sách ưu đãi đối với con em dân tộc thiểu số ít người học nghề, đào tạo trình độ đại học, cao đẳng... và khuyến khích các doanh nghiệp lớn tự đào tạo và sử dụng lao động song cùng với hỗ trợ đào tạo cán bộ cấp xã, cấp huyện và cán bộ kỹ thuật.
- Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại; đẩy nhanh xây dựng chợ đầu mối, trung tâm du lịch Mộc Châu, khu dịch vụ tổng hợp, khu cửa khẩu quốc tế, hệ thống chợ các huyện, thị... và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các đơn vị kinh tế.
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của nhà đầu tư.
- Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các trung tâm đào tạo, dạy nghề tại các thành phố lớn; tập trung phát triển và có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về công tác tại địa phương, nhất là trong các ngành sản xuất, kinh doanh hàng hóa chủ lực.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến nông
- Đẩy mạnh đổi mới cơ chế, hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, thực hiện tốt chính sách đãi ngộ các nhà khoa học, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học; mở rộng liên kết, hợp tác với các viện, trường đại học trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đổi mới công nghệ trong sản xuất.
- Tiếp tục triển khai mạnh công tác khuyến nông thông quan đào tạo nghề cho nông dân trong tỉnh, nhất là vùng nghèo.
5. Giải pháp về hợp tác và điều phối phát triển tiểu vùng Tây Bắc
Ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên, Lai Châu chỉ đạo và giám sát, đánh giá việc hợp tác phát triển tiểu vùng Tây Bắc, tập trung vào điện năng, khoáng sản, nông lâm sản chất lượng và đảm bảo quốc phòng, an ninh, quan hệ đặc biệt Việt - Lào.
VIII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Sau khi Quy hoạch của Tỉnh giai đoạn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tỉnh cần tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh; đồng thời, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Quy hoạch.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện quy hoạch có hiệu quả. Hàng năm có đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ.
3. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, thị xã, thành phố theo quy định.
2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và luật pháp của Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La trong quá trình thực hiện Quy hoạch; trường hợp cần thiết phối hợp với Tỉnh nghiên cứu xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nêu trong Quy hoạch.
- Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến trong Quy hoạch này sau khi được phê duyệt; hỗ trợ Tỉnh trong việc bố trí và huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 384/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020, TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 

I
CÁC DỰ ÁN DO BỘ NGÀNH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
1
Dự án tiếp tục xây dựng hồ chứa bản Mòng, thành phố Sơn La
2
Dự án nâng cấp Quốc lộ: 6, 32, 37, 43, 279, 4G, đường tránh thành phố Sơn La,…; nâng cấp sân bay Nà Sản.
3
Các dự án Giao thông nông thôn 3, vốn vay WB/DFID
II
CÁC DỰ ÁN DO TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ:
1
Dự án phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực thương hiệu Sơn La: Chè, sữa, cà phê, hoa, rau sạch, ...
2
Dự án quản lý, bảo vệ và xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
3
Các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương; hệ thống kè chống lũ, chống sạt lở.
4
Cải tạo hệ thống điện các huyện, xã
5
Quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị dân cư
6
Dự án phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và Cụm tương hỗ Mộc Châu
7
Dự án xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ: Bến, bãi, trạm dừng nghỉ,...
8
Dự án đại lộ từ Tỉnh ủy đến Sân vận động tỉnh
9
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ, đường huyện, đường tuần tra biên giới, đường đô thị.
10
Dự án cầu Vạn Yên; cảng Vạn Yên, cảng Tạ Bú.
11
Xây dựng công trình văn hóa tiêu biểu của tỉnh Sơn La: Tượng đài Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tây Bắc, quảng trường, công viên, làng văn hóa Tây Bắc,…
12
Dự án thiết chế văn hóa cơ sở; khôi phục các khu di tích, văn hóa lịch sử; hệ thống thư viện,...
13
Dự án bảo tồn và phát triển các điệu múa, làn điệu dân ca các dân tộc trong tỉnh
14
Phát triển hệ thống phát thanh truyền hình
15
Dự án khu văn hóa, thể thao các huyện, thành phố.
16
Dự án xây dựng khu di tích cách mạng lịch sử Lào - Việt bản Lao Khô, Yên Châu.
17
Xây dựng, nâng cấp: Bệnh viện đa khoa tỉnh; các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh; trung tâm y tế các huyện.
18
Xây dựng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, các huyện
19
Thành lập mới các trường Trung cấp ngành, nghề
20
Dự án đào tạo nguồn nhân lực theo ngành, lĩnh vực chất lượng cao.
21
Dự án tiếp tục nâng cấp trường Đại học Tây Bắc Dự án xây dựng Trường Cao đẳng Y tế, Đại học Sơn La.
22
Các dự án công nghệ thông tin
23
Phát triển hệ thống phát thanh truyền hình
24
Dự án xây dựng khu cơ quan Đảng, Chính quyền, khối đoàn thể tỉnh Sơn La
25
Dự án xây dựng khu trung tâm hành chính thành phố Sơn La tại Chiềng Sinh, trung tâm hành chính huyện mới Vân Hồ.
26
Hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn tỉnh.
27
Dự án quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh: Trường Quân sự tỉnh, khu tập trung bí mật, thao trường, đồn biên phòng,...
28
Xây dựng hạ tầng các cửa khẩu Chiềng Khương, Lóng Sập
29
Dự án xây dựng trạm quan trắc cảnh báo phóng xạ môi trường Sơn La
C
CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ:
1
Dự án Hạ tầng khu du lịch Mộc Châu; hạ tầng dịch vụ, du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình.
2
Dự án Cụm tương hỗ du lịch Mộc Châu, cụm tương hỗ nông sản cao cấp Mộc Châu.
3
Dự án khu dịch vụ tổng hợp thành phố Sơn La, đô thị Mộc Châu, đô thị Hát Lót
4
Dự án xây dựng nhà máy thủy điện tích năng Đông Phù Yên; Đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và vừa.
5
Dự án đào tạo, xây dựng nhân lực ngành cho lĩnh vực, sản phẩm chủ lực
6
Xây dựng khu văn hóa ven suối Nậm La
7
Dự án trồng rừng kinh tế
8
Dự án chăn nuôi, phát triển đại gia súc cung cấp thịt
9
Dự án phát triển vùng chuyên canh bông Bắc Yên - Phù Yên
10
Dự án phát triển vùng chuyên canh cao su
11
Phát triển nuôi trồng thủy sản trên các lòng hồ thủy điện và ao hồ, sông, suối,...
12
Dự án xây dựng khu thương mại 2 cửa khẩu Lóng Sập, Chiềng Khương
13
Dự án Trung tâm công nghệ cao sinh học Mộc Châu
14
Dự án Bệnh viện đa khoa vùng Tây Bắc; các trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao.
15
Dự án khai thác, chế biến khoáng sản: Đồng, gang, thép, …; khai thác vật liệu xây dựng.
16
Hệ thống chợ nông thôn; hệ thống cung cấp xăng dầu, khí hóa lỏng,...; hạ tầng thông tin, viễn thông.
Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 1959/QD-TTg of October 29,2013, approving the master plan on socio-economic development of Son La province through 2020

Pursuant to the December 25, 2001  Law on Organization of the Government; Pursuant to the Governments Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, formulation, approval and management of socio-economic development master plans; and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ ND-CP;

At the proposal of the Chairperson of the Son La Provincial People’s Committee,

DECIDES:

Article 1:To approve the master plan on socio-economic development of Son La province through 2020 (below referred to as the master plan), with the following principal contents:

I.      DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1                   The master plan on socio-economic development of Son La province through 2020 meet be in line with the national socio- economic development strategy and the master plan on socio-economic development in the northern midland and mountainous region; ensure synchronicity and consistency with sectoral raster plan of the whole country.

2                  To exploit, make use of all resources, potential and strengths regarding human resources, land, water and other natural resources with suitable mechanisms and policies to restructure investment and renovate growth models to create breakthroughs in socio-economic development.

3                   To develop and create brand names for major high-quality, competitive products in domestic and foreign market economies; to promote the research, construction and development of combined farm products, tourism and electricity clusters to effectively exploit and use land in Moc Chau, Muong La...., water resources of the Da River system and hydropower reservoirs.

4                   To combine economic development with social progress and equality for fast and sustainable poverty reduction; to gradually improve residents’ living conditions, narrow the gap in living standards among stratas of people and areas in the province, better implement ethnic policies and policies on natural resource tax, develop difficult border areas.

5                   To closely combine socio-economic development with ensuring defense, security and maintaining social order and safety, protecting the ecological environment and food safety and hygiene, and strengthening the Vietnam-Laos special friendship.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1.    Overall objectives

To bring into play democracy and the strength of unity of ethnic groups to build Son La into a relatively developed province in the northern midland and mountainous region, strive to become a center of the northwestern sub-region by 2020 based on economic restructuring and renovation of growth models to tap the northwestern region’s potential and advantages.

To attract investment with quality and focuses, build a synchronous transport and urban infrastructure system associated with comprehensive socio-cultural development; to focus on the development of high-quality human resources, create brand names for major products to participate in the commodity value chain; to actively reduce poverty along with ensuring defense, security, social order and safety and environmental sanitation.

2.    Specific objectives:

a/ Economic targets:

- To attain an annual average growth rate of 11.5% to 2015, and 8.5% in the 2016-2020 period;

- By 2015, the average per-capita annual income will reach USD 1,000; the proportions of agriculture, industry-construction and services will be 37%, 25%, and 38%, respectively, of the economic structure; the grain output will reach 595,000 tons; the total development investment capital in the locality will be VND 65 trillion; the budget collection will reach VND 11 trillion; labor productivity will be VND 41.6 million/person/year.

- By 2020, the average per-capita annual income will reach USD 1,800; the proportions of agriculture, industry-construction and services will be 32.5%, 28.5%, and 39%, respectively, of the economic structure; the grain output will reach 579,000 tons; the total development investment capital in the locality will be VND 90 trillion; the budget collection will reach around VND 22 trillion; labor productivity will be VND 62.9 million/person/year.

b/ Social targets:

- By 2015, the annual population growth will be 1.72%, the rate of trained laborers will be more than 30%, the malnutrition rate of under-five children will be 18.5%, the ratio of hospital beds will be 23/10,000 people, the rate of poor households will be cut 2%-3%; 95% of households will have access to electricity for daily-life activities and production; to become an education-training center in the northwestern region; 17 communes will achieve 14-18 new rural standards.

- By 2020, the annual population growth will be 1.59%, the rate of trained laborers will be more than 52%, the malnutrition rate of under-five children will be 10%, the ratio of hospital beds will be 26/10,000 people, the rate of poor households will be cut 2%-3%; 98% of households will have access to electricity for daily-life activities and production; to remain an education-training center in the northwestern region; to preserve and bring into play the cultural heritages of the Thai ethnic people and other ethnic groups.

c/ Infrastructure system:

- To synchronously develop the transport system to reach 0.91 km/km2 by 20207 the percentage of communes having roads leading to their centers all the year around will be 75% by 2015 and 100 percent by 2020; to focus on building the urban system, especially key urban centers in Son La city, Moc Chau and Hat Lot town.

- To increase investment in essential infrastructure construction in rural areas, with special priority given to poor communes in deep-lying, remote, border and resettlement areas of hydropower plants.

c/ Environmental targets:

- By 2015, the forest coverage will be 45.7%; the rate of households have access to hygienic water will be 85%; 100% of urban daily waste will be collected; food hygiene and safety will be ensured.

- By 2020, the forest coverage will be 55%; 100% of seriously polluting establishments will be handled; the rate of households having

access to hygienic water will be 90%.

III. BREAKTHROUGHS

1.    Mechanisms, policies: To studying detail Son La’s conditions to turn into reality policies on hydropower tax, forest environment charges, and policies to exchange land and old working offices for infrastructure, actively implement policies on PPP investment and supporting mountainous enterprises in manufacturing and trading in major products.

2.    Human resources development and attraction: To prioritize investment in building the northwestern training center comprising the northwestern university, the vocational college and vocational training centers, and strongly develop high-quality human resources through training, combine attraction with effective agricultural promotion.

3.    Infrastructure development: To develop key urban centers and the lifeline transport system to effectively regulate and connect with localities in the region and develop the life major product production and business areas (combined clusters, industrial parks, tourist areas).

IV. ORIENTATIONS FOR SECTORAL DEVELOPMENT

1. Agriculture, forestry and fisheries development

- To strive to attain an annual growth rate of 4.2% by 20l5 and 3.3% from 2016 to 2020. To develop in a diversified and sustainable manner toward commodity production associated with consumption market; to reorganize production space and renovate growth models to raise the competitiveness of major products in the value chain and concurrently ensure food security.

-Agriculture: To combine the development of belts of vegetables, plants and flowers after the centralized model in potential areas to produce major products serving people’s demand and exports; to promote the development of industrial tree zones under tea, coffee, rubber, sugarcane and cotton to create new posture and strengths. To focus on developing the combined high-quality farm product cluster (Milk and dairy products, tea and tea products, quality fish and various flower and fruit products) in Moc Chau, turning Son La into a supplier of materials and commodities in Vietnam’s agricultural commodity value chain.

To develop high-economic value husbandry of buffaloes, cows, lean pigs, tortoise, sturgeons, blue-legged shrimps, chickens, ducks, etc, for the market based on taking advantage of the advantages of a mountainous province favorable for pasture and material sources for food processing.

- Forestry: To sustainably manage forest resources, focus on developing the protection forest system in the upper reaches of the Hoa Binh and Son La hydropower plants and the Ma river and concurrently preserve and sustainably develop the Xuan Nha, Sop Cop, Co Pia and Ta Xua special-use forests. To promote the zoning off and regeneration of natural forests, combine regeneration with supplementary planting; to encourage the development of the production forest system with a focus on material forests, and concurrently build forest product processing establishments. To focus on completing and implementing the policy to collect forest environment charges so as to contribute to poverty reduction and sustainable hydropower development.

- Fisheries: To effectively exploit, use and protect fisheries areas in major rivers, hydropower irrigation and reservoirs, and locals’ ponds to develop quality fisheries commodities. To develop cold-water fish farming such as high-quality salmons and sturgeons in a number of areas with suitable natural conditions like the Son La hydropower reservoir and coldwater streams in Moc Chau.

2. Industrial and handicraft development

To strive to attain an annual growth rate of 12.5% from now to 2015, and 12.3% from 2016 to 2020. To focus investment on the development of potential and advantageous major products associated with technology renovation and improvement of managerial knowledge so as to raise their value.

Major industries will include power and hydropower, high-class farm produce and animal feed processing, cement and construction material production, mining and intensive mineral processing, and garment.

Industrial development will be based on synchronous development of human resources and infrastructure with priority given to the development of the Mai Son industrial park, industrial clusters and combined farm product clusters (processing high-quality farm and forestry products), services associated with the completion of wastewater and solid waste treatment works. To upgrade the Mai Son and Chieng Sinh cement plants by using environment friendly technologies, manufacture construction materials such as roofing panels, non-baked bricks, steel house frames, construction stones; to step by step establish the Muong La iron and steel complex.

3.Trade and service development

To strive to attain an annual growth rate of 14.3% from now to 2015, and 9.2% from 2016 to 2020.

-        Trade and services: To invest in turning Son La and Moc Chau into trade and service centers of the northwestern region providing training, health care, telecommunications and trade services.

To synchronously develop the market system primarily to meet basic needs of ethnic groups in border and highland areas and concurrently implement drastic solutions to combat illegal trading, especially drug trafficking.

To develop international trade and services through upgrading the Long Sap, internal border gate Moc Chau and the Chieng Khuong border gate, Ma river, to tap the potential of, and strengthen the Vietnam-Laos special friendship.

-        Tourism: To renew tourism management and investment policies to attract large enterprises’ investment and cooperation to create brand names for tourist products in Moc Chau;

To establish and develop the Hanoi- I Northwest-Laos-Thailand tourist route, encouraging the development of tourist products such as cultural, historical, ecological, recreational and sports tourism.

4.    Social fields

a/ Education-training

To improve education quality, increase schools and classes, improve their physical facilities and teachers’ knowledge to meet national standards, diversify training forms, create conditions for all people to have access to learning opportunities associated with promoting the campaign to build beaming society.

To turn Son La into one of the northwestern region’s multi-disciplinary human resources education and training centers having the Northwestern University as the core, create a system of high-quality human resource  training schools to support the local labor restructuring in the region. To universalize primary school education among children of eligible age at grade 2, and strive to meet the national standard on pre-school education universalization for five-year-old children by 2015.

b/ Public health, health care and protection:

To develop a modern and synchronous medical system; to strive to turn Son La into one of the northwestern health centers, meeting the people’s increasing and diverse healthcare demands in the region;

To continue investing in upgrading hospitals, particularly the northwestern region’s 500-bed general hospital, health centers, and clinics from provincial, district to communal levels together with the preventive health system, improving health workers’ professional qualifications and ethics.

To promote the socialization of medical work, encouraging and creating conditions for medical sectors to join in investing in developing medical services to serve the people and socioeconomic development.

c/ Culture and sports and physical training

To build a healthy culture imbued with national-identity, preserve and bring into play the Thai ethnic group’s cultural heritages, contributing to developing tourism and improving the spiritual life of ethnic groups in the province; to focus investment on building the system of synchronous cultural institutions at all levels.

To accelerate the socialization of sports physical training, focusing investment on developing technical infrastructure and training high-achievement athletes. To launch a campaign Everyone does exercise and develop ethnic groups’ entertaining games as well as modem sports, contributing to improving people’s stature and health.

d/ Poverty reduction and human resource development

- To implement poverty reduction and hunger eradication programs in a synchronous, comprehensive and efficient manner; to adopt sustainable poverty reduction solutions and models, create conditions for poor people to develop production; to adopt policies to encourage businesses’ vocational training and job placement for the poor.

- To focus on the development of human resources, particularly high-quality human resources; to study the renewal of training work, closely combine vocational training programs with enterprises in vocational training for laborers, particularly rural workers and laborers engaged in manufacturing and trading in major products.

To continue with agricultural promotion through vocational training for farmer households, build demonstration models; to adopt necessary support and training policies for those who want to shift from agricultural production to other trades during the economic restructuring process.

5. Infrastructure development

a/ Transport

- To develop a modern transport infrastructure, increase the linkage among regions, major urban centers and important areas in the province to ensure safe goods and passenger transport and defense and security in highland and border areas. In particular:

- Roads: To coordinate with the Ministry of Transport in studying the upgrade of the lifeline highways such as national highways 6, 37, 43, 279 and 4G to Sop Cop and a number of provincial routes to create a continuous transport system for effective connection in the province.

To develop the system of rural roads and border patrol roads to ensure access to highland, deep-lying and border communes in four seasons. To renovate policies for effective transport management and transport service development;

- Waterways: To gradually improve the waterway transport network, efficiently exploit waterway tourism and transport routes on the Da river.

- Airways: To invest in changing the purpose of Na San airport to serve defense, security and assure social order and safety.

b/ Power supply

To invest in building power plants and the electricity distribution network and renew the effective exploitation and management of this system so as to supply sufficient power for daily-life, production and business activities.

To focus on the development of the rural power network; to quickly complete and put into use the 500 KV Pi Tong station and 220 kV Muong Bang station to meet electricity demands.

c/ Information and communications

To build a synchronous post and telecommunications infrastructure, focusing on the development along National Highway 6; to improve the quality and diversify the forms of services.

To modernize and expand the network in couple with the application of cutting-edge technologies, ensure information security and meet socio-economic development requirements.

d/ Water supply and drainage and environmental sanitation

To invest in building the water supply and drainage system, first of all in major urban areas and commodity production and business areas.

To invest in building and putting in centers to treat industrial wastewater and urban centers’ solid waste up to national standards.

dd/ Irrigation

To invest in upgrading and consolidating a complete canal and ditch system to basically supply sufficient water to the Da and Ma river basin areas by 2015.

To effectively tap semi-submerged areas of hydropower reservoirs; to focus on building small- and medium-sized irrigation works for border, remote and deep-lying areas.

6.      Natural resource and environment protection

To effectively and sustainably exploit and use land, water and forest resources, especially biodiversity and minerals, to serve effective and sustainable socio-economic development by 2020.

To focus on the settlement of key environmental issues such as water balance, degradation, land waste, biodiversity solid and air in industrial production, agriculture, service and urban development.

7. Defense, security

- To further strengthen defense and security and ensure social order and safety, especially in border areas; to continue bringing into play the combined strength of the whole political system so as to build all-people defense associated with people’s security posture.

- To formulate and well implement defensive schemes, strictly manage reserve troops with assured quality and quantity; to closely combine defense and security with socio- economic development in each locality, in planning work and plans, ensuring the border of peace and friendship.

V. ORIENTATIONS FOR ORGANIZATION OF SPACE DEVELOPMENT

1. Socio-economic development

a/ The area along National Highway 6 embraces Moc Chau, Yen Chau and Mai Son districts, Son La city and parts of Thuan Chau and Van Ho districts.

Its major development orientations are to become a dynamic area on the northwestern economic corridor and a quality service and farm and industrial center in the northwestern region and Son La province. In particular, to focus on building three urban centers, namely Son La city with major centers; Moc Chau town and a tourist zone and the combined farm product cluster; and Hat Lot town to create momentums for provincial economic development. To soon form a northwestern service center in order to provide tourism, education and training services (the Northwestern university campus), public health (regional general hospital); to develop high-quality farm commodities through the combined farm product cluster; to produce industrial and handicraft products; to divide Moc Chau district into Moc Chau and Van Ho districts associated with building a new administrative area in Van Ho commune, expand Son La city to the south.

b/ Da River area embraces Muong La, Bac Yen, Phu Yen, and Quynh Nhai districts and parts of Mai Son, Moc Chau, Thuan Chau and Van Ho districts.

Its overall orientations aim to tap and bring into play the strengths of water, land, climate and mineral resources to develop hydropower and steel and iron industries and high-quality farm products. To build It Ong, Phu Yen and Bac Yen urban centers; the hydropower cluster and Muong La steel and iron zone to create an attractive urban point and ensure coordination in regional development and economic growth. To sustainably develop hydropower, steel and iron, cotton and garment products associated with material zones; to invest in infrastructure facilities such as roads, schools, power stations and markets to improve residents’ living conditions in new resettlement areas.

c/ The Vietnam-Laos border highland area embraces mainly Ma river and Sop Cop districts and parts of Moc Chau, Yen Chau, Phu Yen, Bac Yen, Mai Son, Muong La, Quynh Nhai, Thuan Chau and Van Ho districts.

Its overall orientations aim to develop farm economy and trade associated with ensuring defense, security and social order and safety; to invest in building Sop Cop and Ma river urban centers, the Long Sap international border gate, the Chieng Khuong border gate trade zone to develop trade in border areas; to focus investment on border infrastructure (border patrol roads, schools, etc) to facilitate socio-economic development and ensure defense and security.

1.      Completion of resettlement areas and building of new rural areas.

a/ Completion of resettlement areas: To definitely settle shortcomings to stabilize and improve residents’ living conditions in relocation and resettlement areas for Son La and Hoa Binh hydropower plants to ensure fast and sustainable socio-economic development.

b / Building of new rural areas: To create a new rural facelift by increasing residents’ income and intellectual standards, generating jobs, training grassroots cadres and building infrastructure, and shifting to commodity production.

VI. LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT

(enclosed Appendix)

VII. SOLUTIONS FOR IMPLEMENTING THE MASTER PLAN

1. Investment capital mobilization solutions

- Investment capital demand for the period to 2020 will be around VND 155 trillion, including around VND 65 trillion for the period to 2015 and around VND 90 trillion for the period to 2020. Based on the annual budget balance, the province shall formulate plans and divide appropriate investment stages to ensure capital for major works and projects; have specific solutions for effectively mobilizing domestic and foreign resources to ensure the implementation of set targets.

- To study, formulate or submit to competent state agencies for promulgation specific mechanisms and policies suitable to the locals’ practical conditions and development requirements in each period to attract investment and create breakthroughs in infrastructure development of urban centers, combined clusters, service areas and major tourist sites.

- To expand the BOT, BT, PPP investment forms to facilitate capital market development; to facilitate the development of capital markets and forms of investment venture and contribution of assets as capital; to lure investment through socialization, particularly in education, training, public health.

2. Mechanism and policy and administration reform solutions

- To attract businesses with natural resource tax, income tax, mining enterprise incentives, bring into play the potential and advantages of the production and business of major products, effectively participate in the global value and a production network to create momentums for socio-economic development in the initial period of the master plan.

- To improve the investment and production and business environment, continue simplifying and making transparent investment procedures; to issue investment support mechanisms and policies based on the advantages of local economic development and in line with regulations.

- To adopt preferential policies for ethnic minority children to learn crafts and tertiary training and encourage large enterprises to provide training and employ laborers, together with support the training of communal and district cadres and technical workers.

- To encourage the development of various trade forms; to speed up the construction of wholesale markets, the Moc Chau tourism center, the complex service zone, the international border gate zone, the system of district and communal markets, and improve the market accessibility of economic units.

3. Human resources development solutions

- To formulate human resource training plans to meet labor market demands; to encourage the development of direct training; forms in businesses and training on investors’ demand.

- To promote cooperation between training institutions and vocational training centers in big cities; to focus on the development and adopt policies to attract high-quality human resources to work in the locality, especially in key product manufacturing and trading sectors.

4. Science and technology and agricultural promotion solutions

- To speed up the renovation of mechanisms and the state management system of science and technology; to work out training plans for science workers and properly implement policies for scientists and policies to encourage the socialization of scientific research; to expand technology research and transfer cooperation with institutes and universities, encourage businesses to renovate production technology.

- To continue with agricultural promotion work through vocational training for fanners the province, especially poor areas.

5. Solutions on cooperation and coordination of north western sub-regional development

The Northwestern Steering Committee and Hoa Binh, Son La and Dien Bien and Lai Chau provinces shall instruct, supervise and assess the cooperation for northwestern sub-regional development with focuses on electric minerals, high-quality farm and forestry products and ensure defense, security and the Vietnam-Laos special relations.

VIII. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. After the provincial master plan through 2020 is approved by the Prime Minister, the province shall disseminate it to all-level Party committees, authorities, sectors, mass organizations, businesses and people in the province; and devise specific action programs to implement the master plan.

2. To concretize the objectives and tasks of the master plan into five-year and annual plans for effective implementation. To make annual assessments of the implementation of the r plan to review and propose according to competence adjustments and supplements to the master plan in conformity with the provincial socio-economic development in each period.

3. All levels, branches, socio-political organizations and people shall examine and supervise the implementation of the master plan.

Article 2.The master plan on socio-economic development of Son La province through 2020 is the foundation for formulating, submitting for approval, and implementing sectoral plans (construction master plan, land use master plan and plans and other sectoral plans) and investment projects in the province.

Article 3. To assign the People’s Committee of Son La province, based on contents of the approved master plan, in guiding under regulations the formulation, approval and implementation of:

1. The master plan on development of sectors and products; master plan on the urban center and residential area system; land use master plan and plans; district, township and city level socio-economic development master plans under regulations.

2. Formulating annual and five-year plans; key social, cultural and economic development programs; and specific projects to implement the master plan.

3. Studying, formulating and promulgating or submitting to competent authorities for promulgation mechanisms and policies suitable to the province’s development requirements and the State’s laws in each period in order to attract and mobilize resources to implement the master plan.

Article 4.Related ministries and sectors within their functions, tasks and powers shall:

- Guide and assist the People’s Committee of Son La province in implementing the master plan; in necessary cases coordinate with the province in studying, formulating and submitting to competent authorities for promulgation appropriate mechanisms and policies in order to effectively tap resources; and encourage and attract investment according to the socio-economic development targets and tasks set out in the master plan.

- Study, review, adjust and supplement sectoral development master plans and plans to invest in related works and projects mentioned in the approved master plan. Support the province to arrange and mobilize domestic and foreign investment capital sour implement the master plan.

Article 5.This Decision takes effect on the date of its signing and replaces the Prime Minister’s Decision No. 384/2006/QD-TTg of March 9, 2006, approving the master plan on socio-economic development of Son La province for the 2006-2020 period.

Article 6.The Chairperson of the People’s Committees of Son La province, ministers, and Heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies shall implement this Decision.

Prime Minister

NGUYEN TAN DUNG

 

Appendix

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN SON LA PROVINCE THROUGH 2020

(To the Prime Minister s Decision No. 1959/QD-TTg of October 29, 2013)

I

Projects invested by ministries and sectors in the province

1

A project to build the Mong hamlet reservoir in Son La city

2

A project to upgrade National Highways 6, 32, 37, 43, 279, and 4G and a bypass in Son La city; and to upgrade the Na San airport

3

The WB/DFID-funded rural transport projects No. 3

II

Projects invested by the province

1

A project to develop major farm products with Son La brand names like tea, milk, coffee, flowers and vegetables

2

A project to manage, protect and create the system of protective and special-use forests

3

Irrigation works and canal and ditch consolidation; the system of anti-flood and erosion embankments

4

Upgrading the district and commune electricity systems

5

Zoning off and building infrastructure, residential urban areas

6

A project to develop the infrastructure of industrial parks and industrial clusters and the Moc Chau combined cluster

7

A project to build road transport infrastructure: bus stations, parking lots and roadside stations

8

A project to build boulevard from the Party’s provincial committee to the provincial stadium

9

To continue investing and upgrading provincial, district, border patrol and urban roads

10

Yen bridge and Van Yen and Ta Bu port project

11

Building provincial typical cultural projects namely a statue of Uncle Ho with ethnic groups northwestern region, a square, parks, and a northwestern culture village

12

A grassroot cultural institution project; restoring cultural and historical relics; the library system

13

Project to preserve and develop dances and ethnic groups’ folk songs in the province

14

Developing the radio and television system

15

A district and city sports and culture zone project

16

A project to build the Laos-Vietnam historical revolutionary relic in Lao Kho village, Yen

17

Building and upgrading the provincial general hospital, the provincial specialized hospital and district health centers

18

Balding provincial and district ethnic boarding schools

19

Establishing new professional and vocational intermediate schools

20

A project to train high- quality human resources according to sectors

21

A project to continue upgrading the Northwestern University; a project to build the Medical College and Son La University

22

Information technology projects

23

Developing the radio and television system

24

A project to build the complex of Son La provincial Party and administration agencies and bloc of organizations

25

A project to build the Son La city administration center in Chieng Sinh and the Van Ho district administration center

26

A water supply and drainage system and the rubbish and wastewater treatment system in the province

27

A provincial defense and security project, including a provincial military school, a secret concentration zone, a training ground and border posts

28

Building the infrastructure of Chieng Khuong and Long Sap border gates

29

A project to build an observation center giving radioactive warnings of Son La environment

C

Projects calling for investment of economic sectors

1

A Moc Chau tourist site infrastructure project; Son La and Hoa Binh hydropower reservoir tourist and service infrastructure

2

The Moc Chau combined tourist and high-quality farm product cluster project

3

The Son La City and Moc Chau and Hat Lot urban center cum service zone project

4

A project to build the Dong Phu Yen pumped-storage hydropower plant and to invest in building small- and medium-sized hydropower works

5

A project to train and develop human resources for major fields and products

6

Building the Nam La stream bank culture site

7

A project to plant economic forests

8

A cattle breeding and development project for meat

9

A project to develop the Bac Yen-Phu Yen cotton cultivation zone

10

A rubber cultivation zone development project

11

Developing aquaculture on hydropower reservoirs and ponds, rivers and stream, etc…

12

A project to build the Long Sap and Chieng Khuong border gate trade zones

13

The Moc Chau biological hi-tech center project

14

The Northwestern General Hospital project; high-quality health centers

15

A project to exploit and process minerals such as copper, iron and steel; exploit construction minerals

16

A rural market system; a petrol and liquefied gas supply system; information and telecommunications infrastructure

Note:The locations, sizes, land areas and total investment amounts for the above works and projects will be calculated, selected and specified in the stages of formulation and submission of investment projects, depending on the capacity of balancing and raising investment capital in each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 1959/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe